You are on page 1of 2

NHÓM 7

Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO CHẤT THẢI CÔNG NGHỆP

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Tại các thành phố lớn, lượng nước
thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đã xả thẳng ra môi trường
là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nguồn nước
* Vai trò:
Nước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người mà nó còn có vai trò
thiết yếu trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm. Các ngành sản xuất sẽ phải giải thể hoặc đóng cửa và bị thiệt hại lớn về tài sản nếu
như nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp không có nguồn nước sạch để sử dụng. Để xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống cho người dân, sản xuất ra các sản phẩm phục vụ
đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người thì không thể không có nguồn nước sạch.
*Nguyên nhân:
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hoá chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp
thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý, các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư
thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ, nước thải sinh hoạt
được thải ra các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ
của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là
nguyên nhân xẩy ra hiện tượng “Thuỷ triều đỏ”, gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các
sinh vật sống ở môi trường nước.
Điển hình như vào Tháng 6 năm 2016, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề môi trường
lớn nhất liên quan đến tài nguyên nước, đó là công ty sắt và thep Formosa thải ra chất
thải công nghiệp và hoá chất vào biển Vũng Áng.
Không dừng lại ở đó, vụ việc này cũng đã lan rộng ra các tỉnh miền Trung khác. Gây thiệt
hại nghiêm trọng cho các ngành thuỷ sản, tiếp theo là kinh doanh, dịch vụ và du lịch, đặc
biệt là cuộc sống của người dân.
*Hậu quả:
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính
liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày
càng cao. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
*Biện pháp khắc phục:
- Con người phải có ý thức trong việc xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
- Các nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường cần phải qua hệ thống xử lý thật kỹ
để giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường nước.

- Các cấp liên ngành cần phải thường xuyên giám sát các công ty có chất thải phải thải
ra môi trường nước. Bên cạnh đó, cần có thêm những hình phạt thật nghiêm ngặt để xử
lý các công ty sai phạm.

- Xây dựng dự án quản lý môi trường một cách dài hạn, có hệ thống, kết hợp với các
phương tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nước, ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại vào quan trắc môi trường, cảnh báo để theo dõi thường xuyên cũng
như xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra
*Kết luận:
Thông qua những biện pháp này chúng ta 1 phần nào giúp cải thiện được nguồn nước.
Và hơn hết chúng ta cần phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và điều quan trọng
hơn hết là chúng ta cần có sự chung tay của cả cộng đồng để giúp khôi phục môi trường
nước trong sạch.

You might also like