You are on page 1of 7

CHU VĂN AN

(Phan Thượng Hải)

Trần Anh Tông (1276-1320) làm vua 21 năm (1293-1314) và làm Thái Thượng Hoàng 6
năm (1314-1320). Trần Minh Tông (1300-1357) làm vua 15 năm (1314-1329) và làm
Thái Thượng Hoàng 27 năm (1330-1357) tên là “Mạnh”, là con trai độc nhất của Anh
Tông sống đến tuổi trưởng thành nhờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật nuôi ở trong phủ
của mình từ lúc nhỏ (Ba người con trai kia của Anh Tông nuôi ở cung vua đều chết rất
sớm). Minh Tông là cháu ngoại của ông Trần Bình Trọng, sinh ngày 21-8-1300 một
ngày sau khi ông Trần Hưng Đạo qua đời. Do đó Vua Trần Minh Tông là dòng dõi của
nhà Trần, nhà Lý và nhà (Tiền) Lê. Nước Đại Việt cường thịnh và yên bình dưới thời 2
vị vua nầy.
Nhà Trần ngoại giao rất tốt với nhà Nguyên bên Tàu và luôn đánh thắng Chiêm Thành và
Ai Lao.

BẮC SỨ TÚC KHÂU ÔN DỊCH (*)


(Đi sứ phương Bắc ở trạm dịch ở Khâu Ôn)
Vãn tận thiên hà tẩy giáp binh Kéo cả Ngân Hà rửa giáp binh
Miếu đường vô ý sự biên chinh Triều đình đâu muốn việc giao tranh
Giang sơn hữu hạn phân nam bắc Núi sông mốc đã chia nam bắc
Hồ Việt đồng phong các đệ huynh Hồ Việt thói cùng kết đệ huynh
Nguyệt mãn man thôn nhàn dạ tích Trăng sáng thôn làng đêm kiếm củi
Vũ dư dạ thiếu lạc xuân canh Mưa chan nội cháy vụ xuân canh
Quân ân vị hiệu quyên trần báo Ơn vua một chút còn chưa báo
Nhất cá ninh từ vạn lý hành. Đâu dám chối từ cuộc viễn chinh.
(Nguyễn Trung Ngạn) (Điệp Luyến Hoa dịch)
(*) Khâu Ôn hay Ôn Khâu là tỉnh lỵ Lạng Sơn ngày nay, ở gần biên giới Việt Hoa.

Triều đình gồm những người tài giỏi như môn khách của ông Trần Hưng Đạo là các ông
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Trần Thì Kiến (1260-1330) và Trương Hán Siêu (?-1354);
bạn của Anh Tông là ông Đoàn Nhữ Hài (1280-1335); các nhà khoa bảng như Trạng
Nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) và Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370),
cùng đậu năm 1304; ông Chu Văn An (1292-1370) và hai học trò là ông Lê Bá Quát (?-?)
và ông Phạm Sư Mạnh (?-?); và hai anh em Phạm (Tông) Mại (?-?) và Phạm (Tông) Ngộ
(?-?).
Vua Trần Minh Tông có 3 bà vợ chính và có 4 con trai được làm vua.
Hiến Từ hoàng hậu Trần thị (?-1370) là con của chú vua Minh Tông (Huệ Vũ
Vương Trần Quốc Chẩn) có con là Hạo (sau nầy là Trần Dụ Tông).
Minh Từ quý phi Lê thị (?-1365) có Thái tử Vượng (sau nầy là Trần Hiến Tông)
và Cung Định Vương Phủ (sau nầy là Trần Nghệ Tông).
Đôn Từ quý phi (?-1347) là em của Minh Từ có con là Cung Tuyên Vương Kính
(sau nầy là Trần Duệ Tông).
Ông Lê Quý Ly, cháu kêu Minh Từ và Đôn Từ bằng cô ruột, nhờ đó được làm quan.
Năm 1329, Trần Minh Tông làm Thái Thượng Hoàng (9 năm sau khi Thượng Hoàng
Anh Tông qua đời), Thái tử Trần Vượng làm vua là Trần Hiến Tông (1319-1341). Hiến
Tông qua đời lúc 23 tuổi, Thượng Hoàng Minh Tông lập người con thứ 10 là Trần Hạo
(con Hiến Từ hoàng hậu) đang 6 tuổi làm vua là Trần Dụ Tông (1336-1369). Thượng
Hoàng Minh Tông là người sáng suốt, luôn nắm chính quyền cho đến khi qua đời (1357).
Đây là bài thơ lúc về già hối tiếc việc giết oan chú và cha vợ của mình là Huệ Vũ Vương
Trần Quốc Chẩn và bài thơ nói với quan Thái Y (Trâu Công) về bệnh của mình:

DẠ VŨ MƯA ĐÊM
Thu khí hòa đăng thất thự minh Giọt mưa tàu chuối tiễn đêm dài
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh Hiu hắt tàn thu trước ban (buổi) mai
Tự tri tam thập niên tiền thác Ba chục năm rồi lầm lỗi bấy !
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh. Đành ôm sầu hận lắng mưa rơi.
(Trần Minh Tông) (Nam Trân dịch)

CHẨN MẠCH CHẨN MẠCH


Chẩn mạch hưu luân phiền muộn đa Xem mạch đừng nên nói muộn phiền
Trâu Công lương tễ yếu điều hòa Trâu Công hãy liệu thuốc cho yên
Nhược ngôn phiền muộn vô hưu yết Bảo rằng phiền muộn không sao dứt
Chỉ khủng trùng chiêu phiền muộn đa. Chỉ sợ càng tăng phiền muộn thêm.
(Trần Minh Tông) (Cao Huy Giu dịch)

Trần Dụ Tông vẫn tiếp tục làm vua (chứ không truyền ngôi lên làm Thái Thượng Hoàng).
Vua Dụ Tông tuy giỏi về văn học nhưng thích tửu sắc và không lo chính trị.

Thời 65 năm Anh Minh chi trị nầy (1293-1357) có 2 đặc điểm.
Thứ nhất là Nho Giáo bắt đầu thịnh hành với:
Trung (Loyalty), Hiếu (Filial piety), Tiết (Continency), Nghĩa (Righteousness).
Nhân (Humaneness) Nghĩa (Righteousness or Justice) Lễ (Proper Rite) Trí
(Knowledge) Tín (Integrity).
Thứ hai là chữ Nôm bắt đầu thịnh hành được dùng song song với chữ Hán.
Nho Giáo và chữ Hán Nôm là căn bản của nền văn hóa nước Việt cho đến cuối thế kỷ 19
trong thời Pháp thuộc.

Chữ Nôm được triều đình biết đến qua câu chuyện ông Nguyễn Thuyên làm “(bài) văn
bằng chữ Nôm đuổi cá sấu” được chép trong ĐVSKTT như sau: “Mùa thu nhâm ngọ
(1282), có cá sấu ở sông Hồng, vua (Nhân Tông) sai (Nguyễn) Thuyên làm (bài) văn ném
xuống sông, cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc nầy như việc ông Hàn Dũ làm năm
830 ở Triều Châu (bên Tàu) vào đời Đường nên ban cho họ là Hàn (nên gọi là Hàn
Thuyên)”.
Đến nay chúng ta mới biết bài văn như thế này:

VĂN ĐUỔI CÁ SẤU


“Này hỡi ngạc ngư mày có hay. Biển Đông rộng rãi chẳng nơi nầy. Phú Lương (*) thánh
vực ngươi không biết. Lạc lối lầm đường mới đến đây. Ngươi có biết rằng Đại Việt xưa.
Dân quen chày lưới chẳng tay vừa. Ngư dân đã được vua Hùng dạy (**). Xuống nước
giao long cũng phải chừa. Nối dõi ngôi trời triều đại nầy. Dấy từ Hải ấp lẫy lừng thay
(***). Võ công hiển hách bốn phương tịnh. Biển lặng sông trong mới có rày. Thú dữ
vào đây sẽ đường cùng. Dân cày đánh đuổi khó ung dung. Ý trời đã định đừng ương
ngạnh. Hãy đến biển Đông chốn vẫy vùng.”
(Nguyễn Thuyên) 1282
(*) Phú Lương là tên cũ của khúc sông Hồng ở Thăng Long
(**) Vua Hùng Vương dạy dân Lạc Việt vẽ hình thủy tộc lên thân mình, khi xuống biển
loài thủy quái ngỡ là chung loài nên không tấn công.
(***) Tổ tiên nhà Trần là người đánh cá.

Nếu đọc kỹ thì bài văn xuôi nầy là 4 bài Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú:

Này hỡi ngạc ngư mày có hay


Biển Đông rộng rãi chẳng nơi nầy
Phú Lương thánh vực ngươi không biết
Lạc lối lầm đường mới đến đây

Ngươi có biết rằng Đại Việt xưa


Dân quen chày lưới chẳng tay vừa
Ngư dân đã được vua Hùng dạy
Xuống nước giao long cũng phải chừa

Nối dõi ngôi trời triều đại nầy


Dấy từ Hải ấp lẫy lừng thay
Võ công hiển hách bốn phương tịnh
Biển lặng sông trong mới có rày

Thú dữ vào đây sẽ đường cùng


Dân cày đánh đuổi khó ung dung
Ý trời đã định đừng ương ngạnh
Hãy đến biển Đông chốn vẫy vùng.

Đây là 4 bài ĐLTNTT đầu tiên bằng chữ Hán Nôm ? Nhiều người sau nầy nghi ngờ vì
lời thơ có vẻ tân kỳ không hợp thời đó ?

Tục truyền rằng ông Hàn Thuyên (1229-?) có cải cách thơ Đường bằng những luật mới
như dùng câu 6 chữ hay ngắt nhịp 3,4 (thay vì 4,3) hoặc dùng thủ vỹ ngâm. Hậu thế gọi
là Hàn Luật. Các ông Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An và Lê Quý Ly có làm thơ Hán Nôm
như ông Hàn Thuyên nhưng đều thất lạc vì Bắc thuộc thời nhà Minh. Thơ Hán Nôm mới
thấy lại vào đời nhà Hậu Lê bắt đầu từ ông Nguyễn Trãi.
Đây là một những bài thơ Hán Nôm của ông Nguyễn Trãi dùng Hàn Luật (mà sau nầy
cũng thấy trong thơ Hồng Đức và thơ của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm).

HOA SEN
Lầm nhơ chẳng bén, tốt hòa thanh
Quân tử không kham được thửa danh
Gió đưa hương, đêm nguyệt lạnh
Riêng làm của, có ai tranh.
(Nguyễn Trãi)

THỦ VỸ NGÂM
Góc thành Nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn (*)
Con đòi trốn dường ai quyến
Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn (**)
Chẳng phải triều quan chẳng phải ẩn
Góc thành Nam, lều một gian.
(Nguyễn Trãi)
(*) Thú thứa=xú xứa=xuề xòa=xuềnh xoàng. Vằn=chó vằn, con chó
(**) Bà ngựa=con ngựa, như gọi là ông voi thay vì con voi.

Ngôn ngữ và Văn tự của nước Việt chúng ta có một lịch sử khá dài.
Ngôn ngữ là lời nói (Ngôn là lời nói, Ngữ là lời nói). Tự là chữ, Văn tự là chữ viết. Âm
là tiếng. Ngữ âm là tiếng nói. Một Ngôn Ngữ có thể có những Ngữ Âm (cách phát âm)
khác nhau. Loài người dùng lời nói và chữ viết để diễn đạt cái “nghĩa” cho người khác
hiểu mình.

Ngôn ngữ Tàu (tạm gọi là Hoa Ngữ) có những Ngữ Âm khác nhau. Nó thay đổi theo
thời gian và khác nhau theo không gian. Nước Tàu từ thời triều đại Hán thì có Hán Âm
và Hán Tự. Tiếng Tàu chính thức thay đổi theo thời gian từ Hán Âm (tiếng Hán, dùng
vào thời nhà Hán) cho đến Đường Âm (tiếng Đường, dùng vào thời nhà Đường) rồi tiếng
Quan Thoại (quan Thoại Âm) dùng từ thời nhà Minh nhà Thanh cho đến bây giờ. Ngoài
ra cũng có những tiếng địa phương không biết xuất phát từ thời điểm nào như tiếng
Quảng (ngữ âm dùng ở vùng Lưỡng Quảng), tiếng Tiều (ngữ âm dùng ở vùng Tiều
Châu)…
Văn tự Tàu (chữ Tàu) từ Hán Tự (của đời Hán, viết từ thời nhà Hán) gần như vẫn không
thay đổi cho đến bây giờ tuy rằng có “Giản Thể” từ giữa thế kỷ 20.

Người (Âu) Lạc Việt bắt đầu tiếp xúc với người Tàu vào thời nhà Hán gồm có ngôn ngữ
là Hán Âm (tiếng Hán) và văn tự là Hán Tự (chữ Hán). Người Tàu đem Hán Âm và Hán
Tự sang nước ta từ đó.
Hán Tự dùng ở nước Việt cũng như ở nước Tàu, không thay đổi cho đến đầu thế kỷ 20.
Ngôn ngữ Tàu (tạm gọi là Hoa Ngữ) mà người Việt chúng ta dùng cho đến bây giờ
không biết là giống Hán Âm hay Đường Âm (vì Bắc Thuộc thời đại chính là trong thời
Hán và Đường) hay là một tiếng địa phương (như tiếng Quảng, tiếng Tiều...). Từ thế kỷ
14, nước Tàu chính thức dùng tiếng Quan Thoại (Quan Thoại Âm) nên không còn ai biết
Hán Âm và Đường Âm phát âm ra sao vì không có máy thu thanh để lưu giữ lại. Điều
chắc chắn là tiếng Tàu của người Việt chúng ta nói cho đến ngày nay khác tiếng Tàu
chính thức từ thế kỷ 14 (Quan Thoại Âm) hay những tiếng địa phương bây giờ (như tiếng
Quảng…).
Ông bà chúng ta vẫn gọi “tiếng Tàu mà người Việt nói” là Hán Âm (tiếng Hán). Người
miền Nam hay gọi chữ Hán (Hán Tự) là chữ Nho.
Người (Âu) Lạc Việt cũng có Ngôn Ngữ riêng của mình, ta có thể gọi là “Việt Ngữ”. Có
thể nói Việt Ngữ chỉ có một ngữ âm (Việt Âm=tiếng Việt của người Việt) tuy Việt Âm
có thể thay đổi chút ít hay phong phú hơn theo thời gian và không gian (Bắc, Nam, Trung)
nhưng người Việt ở đâu cũng hiểu Việt Âm.
Tuy nhiên từ thời Hồng Bàng, người (Âu Lạc) Việt ta hình như không có Văn Tự (chữ
viết). Có lẽ từ thời Bắc Thuộc, người Việt mới bắt đầu tạo ra Văn Tự để viết Việt Ngữ và
Việt Âm. Văn Tự nầy gọi là Chữ Nôm. Các học giả cho rằng “Nôm” là trại từ “Nam”.
Theo học giả Nguyễn Văn Tố thì 2 chữ Bố Cái viết cho Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
(chết năm 791) trong thời Bắc Thuộc là 2 chữ Nôm xưa nhứt được tìm thấy. Bố là Cha,
Cái là Mẹ; nếu là Hán Âm và Hán Tự thì là “Phụ Mẫu”.
Chữ Nôm cũng như chữ Hán (Hán Tự) là ký tự và biểu ý (tượng nghĩa) chứ không phải là
tượng thanh. Mỗi một chữ có một ý nghĩa và không liên quan đến tiếng nói (không
tượng thanh).
Chữ Nôm được triều đình công nhận từ đời nhà Trần (vua Trần Nhân Tông) với câu
chuyện “Văn đuổi cá sấu” của ông Nguyễn Thuyên. Tuy nhiên Chữ Nôm chỉ được chính
thức dùng trong thi cử và chính quyền vào đời nhà Hồ (1400-1407) và thời vua Quang
Trung và Cảnh Thịnh (1788-1802).

Thế là ngôn ngữ và văn tự của nước Việt ta phong phú hơn Tàu nhiều vì ngoài Hán Âm
và Hán Tự chúng ta còn có thêm Việt Âm và Chữ Nôm. Học giả ngày nay gọi chung là
Hán Việt Âm (gồm có tiếng Hán và tiếng Việt của người Việt) và chữ Hán Nôm (gồm có
Hán Tự với Chữ Nôm). Từ thời Hồng Đức dùng “Quốc Âm” cho “Hán Việt Âm” và đôi
khi sau nầy còn gọi chung chữ “Nôm” cho chữ “Hán Nôm”.

Đến thời Pháp Thuộc, người Pháp thay thế chữ Hán Nôm bằng chữ Quốc Ngữ để viết
Hán Việt Âm. Chữ Quốc Ngữ là tượng thanh, “Âm sao thì viết vậy”. Chữ Quốc Ngữ
dùng cách ghép 24 mẫu tự La Tinh và 5 dấu với nhau. Vì không là tượng nghĩa nên một
chữ có thể có nhiều nghĩa, tuy nhiên đơn giản và rất dễ học.

Nhà Trần thịnh trị nhất vào đời Trần Anh Tông và Minh Tông và bắt đầu suy yếu ngay
sau đời Trần Minh Tông. Ông Chu An (1292-1370), một nhà tiền phong của thơ Hán
Nôm, có một cuộc đời giống như của đức Khổng Tử của Nho Giáo là điển hình của thời
kỳ nầy.
Tước phong của ông Chu An là Văn Trinh Công nên còn được gọi là Chu Văn An (đáng
lẽ phải gọi là Chu Văn Trinh ?). Ông đậu Thái Học Sinh nhưng không ra làm quan chỉ
mở trường dạy học. Học trò như các ông Lê (Bá) Quát, Phạm Sư Mạnh… đều làm quan
lớn. Cuối cùng Vua Trần Minh Tông mời được ông ra dạy ở Quốc Tử Giám và làm quan.
Đến đời Trần Dụ Tông ông dâng “Thất Trảm Sớ” khuyên vua nên giết 7 gian thần nhưng
không được chấp thuận. Do đó ông từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng (nay thuộc Chí
Linh, Hải Dương). Sau khi qua đời ông Chu Văn An được thờ trong Văn Miếu ở Thăng
Long.
Các thi sĩ nổi danh của nhà Trần (Trần Nguyên Đán), nhà Lê (Nguyễn Du) và nhà
Nguyễn (Cao Bá Quát) đều có thơ về ông:
HẠ TIỀU ẨN CHU AN BÁI QUỐC TỬ GIÁM TU NGHIỆP
(Mừng Chu An Tiều Ẩn được trao chức Tư Nghiệp Quốc Tử Giám)

Học hải hồi lan tục tái thuần Thói thuần biển học sóng tài xoay
Thượng trường Sơn Đẩu đắc tư nhân Sơn, Đẩu trường cao được đón thầy (*)
Cùng kinh bác sử công phu đại Rộng sử thông Kinh công dụng lớn
Kính Lão sùng Nho chính hóa tân Sùng Nho kính Lão kỷ cương hay
Bố miệt mang hài quy vĩnh nhật Ngày về núi cũ hài rơm bước
Thanh đầu bạch phát dục Nghi xuân Xuân tắm giòng Nghi tóc trắng bay
Huân Hoa chỉ thị hoàng trường thị Nghiêu Thuấn rủ xiêm thời thịnh trị (*)
Tranh đắc Sào Do tác nội thần. Sào Do đâu có chịu ra tay (*)
(Trần Nguyên Đán) (Duy Phi dịch)
(*) Sơn, Đẩu=sao Thái Sơn và sao Bắc Đẩu là hai vì sao chánh.
Vua Nghiêu tên là Phóng Huân, vua Thuấn tên là Trọng Hoa (2 vị Vua Thánh của
Nho Giáo)
Sào, Do=Hứa Do và Sào Phủ (2 ẩn sĩ). Hứa Do nghe vua Nghiêu muốn truyền ngôi
cho mình thì ra suối rửa tai (cho sạch). Sào Phủ thấy vậy không cho con trâu của mình
uống nước suối (sợ uống nước dơ) !

PHƯỢNG HOÀNG SAN


Phượng Hoàng sơn thượng tịch thôn khư Trên núi Phượng Hoàng thôn vắng thưa
Tiều Ẩn tiên sinh cổ bích dư Tiên sinh Tiều Ẩn chốn tiêu sơ (*)
Phiến thạch quang mang minh nguyệt phủ Đá nhô lưỡi búa trăng ngời chiếu
Bản tường phiêu diểu bạch vân lư Tường lửng lư hương mây trắng lùa
Phương tông tự tích bi vô tác Bia mất, tích thơm đâu dấu cũ
Thắng cảnh vu kim tận bất như Núi còn, cảnh thấy khác ngày xưa
Lẫm liệt anh phong thiên cổ tại Anh linh lẫm liệt còn muôn thuở
Trùng san dung bộ phỏng u cư. Lần bước núi non hỏi ẩn cư.
(Nguyễn Du) (Duy Phi dịch)
(*) Tiều Ẩn là tên hiệu của ông Chu Văn An

VỊNH CHU AN
Kính tiết thanh tu khí phách đương Tiết cứng lòng trong khí phách hùng
Dục tương chích thủ vãn đồi dương Một tay muốn kéo lại vừng hồng
Lôi đình bất tỏa cô trung phẫn Cô trung sấm sét không sờn chí
Quỷ mỵ do kinh thất trảm chương Thất trảm yêu ma phải rộn lòng
Hạo khí dĩ bằng thiên địa bạch Trời đất soi chung vầng hạo khí
Cao phong do đối dĩ sơn trường Nước non còn mãi nếp cao phong
Lâm toàn cực ẩn kim hà tại Suối rừng nơi ẩn nay đâu tá
Văn Miếu duy dư tính tự lương. Văn Miếu còn tên hương khói nồng.(*)
(Cao Bá Quát) (Vũ Mộng Hùng dịch)
(*) Văn Miếu thờ Khổng Tử và môn đệ, lập năm 1070 (Lý Thánh Tông). Quốc Tử Giám,
lập năm 1076 (Lý Nhân Tông), để dạy con hoàng tộc và những người dân học giỏi (Coi
như là trường Đại Học đầu tiên của nước ta).

PHAN THƯỢNG HẢI

You might also like