You are on page 1of 19

Quy trình kỹ thuật đốn chè

Bài viết hướng dẫn quy trình kỹ thuật đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh,
thực hiện các phương pháp đốn chè tại các thời kỳ đúng qui trình kỹ thuật, làm cho cây chè có
bộ khung tán đồng đều, sinh trưởng, phát triển tốt, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái.
1. Cở sở khoa học của việc đốn chè
- Dựa vào giai đoạn phát dục của cây chè
Các vị trí của cành trên cây khác nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao
thường có tuổi phát dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần
được đốn đi để kích thích các mầm phía dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng khỏe hơn,
chậm ra hoa hơn.
- Dựa vào quá trình sinh trưởng của cây chè
Thông thường, ở bất kỳ loại cây trồng nào cũng có hiện tượng: khi chồi ngọn (chồi đỉnh) còn
tồn tại thì chồi nách (chồi bên) ngừng sinh trưởng, nếu ngắt bỏ chồi ngọn thì chồi nách sẽ đua
nhau mọc ra. Hiện tượng đó gọi là tương quan ức chế sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng được
ưu tiên vận chuyển đến chồi đỉnh nên chồi đỉnh sinh trưởng mạnh hơn (ưu thế sinh trưởng
ngọn). Ở cây chè cũng vậy, các cành ở phía mặt tán có ưu thế sinh trưởng mạnh đã kìm hãm
sự phát triển của cành dưới. Đốn chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, các chồi nách sẽ phát
triển mạnh tăng số lượng cành và búp chè.
- Toàn bộ cây chè là một thể thống nhất. Bộ tán lá là nơi quang hợp để sản xuất ra chất dinh
dưỡng (gọi là chất hữu cơ hay nhựa nguyên). Chất nhựa nguyên này được vận chuyển trong
vỏ cây xuống nuôi rễ. Ngược lại, bộ rễ cây lại hút nước và các chất dinh dưỡng (nhựa nguyên)
trong đất để vận chuyển trong phần gỗ lên nuôi thân lá cây. Nếu như vì một lí do nào đó mà rễ
không nhận được chất nhựa luyện từ lá vận chuyển tới; hoặc lá không nhận được các thứ mà
rễ hút được từ đất đưa lên thì cây sẽ dần dần héo úa mà chết. Nhìn vào tán lá cây chúng ta có
thể biết được bộ rễ cây đang sinh sống tốt hay xấu. Nếu cây có bộ tán lá tươi tốt, rậm rạp thì
chứng tỏ bộ rễ cây đang sống rất tốt. Ngược lại tán lá vàng úa, thưa thớt thì chứng tỏ bộ rễ cây
đang sống trong tình trạng rất tồi tệ. Như vậy, lá cây là cơ quan kích thích rễ cây sinh trưởng,
phát triển và ngược lại. Mối quan hệ như vậy giữa bộ phận trên với bộ phận dưới đất gọi là
tương quan kích thích. Giữa bộ phận trên và dưới mặt đất của cây chè luôn có tỷ lệ cân đối,
đốn chè là hình thức phá vỡ thế cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho bộ phận trên
mặt đất phát triển.
- Dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng. Miền Bắc nước ta về mùa đông khí hậu
khô, nhiệt độ và ẩm độ thấp, cây bị bốc thoát nước nhiều nếu cây có cành lá rậm rạp. Đốn là
biện pháp nhằm giảm bớt số cành lá nhất định để hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
2. Tác dụng của việc đốn chè
2.1. Mặt tốt
- Làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa, kết quả.
- Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những
cành búp tươi.
- Tăng đường kính tán chè, tăng mật độ cành và búp trên tán tạo cơ sở cho sản lượng búp cao.
- Đối với những nương chè già cỗi, đốn nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán tăng
cường sức sống cho cây.
- Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động.
- Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể đốn tạo cho cây chè có các dạng tán cây chủ yếu như sau:

Các dạng tán chè: 1. Đứng thẳng, 2. Trung gian, 3. Nằm ngang
Các dạng hình của tán cây chè
2.2. Mặt xấu:
Thường chỉ xảy ra khi khi chúng ta đốn sai quy trình. Ví dụ như làm tổn thương cây, những
vết thương đó sẽ là nơi sâu hại, bệnh hại dễ dàng xâm nhập. Hay khi đốn không đúng mùa vụ,
đốn sai mục đích...
3. Kỹ thuật đốn chè
3.1. Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản
3.1.1. Ý nghĩa
Đốn chè là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thời kỳ nương chè KTCB, nhằm tạo cho cây
chè có bộ khung tán vững chắc, rộng, nhiều cành, hình dáng cân đối, nương chè mau khép
tán, có khả năng cho năng suất cao và nhiệm kỳ kinh tế dài.
3.1.2. Kỹ thuật đốn
- Mức đốn:
Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 - 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên ta bắt đầu
đốn lần 1:
+ Đốn lần I (2 tuổi): Thân chính cách mặt đất 13 - 15cm, đốn cành bên cách mặt đất 30 -
35cm, giữ bộ lá.
+ Đốn lần II (3 tuổi): Cách mặt đất 30 - 35cm, giữ bộ lá.
+ Đốn lần III (4 tuổi): Cách mặt đất 40 - 45cm, tán bằng hay mâm xôi tùy theo đốn máy hoặc
đốn cưa.
Về thực chất đốn lần 1 là hình thức trẻ lại, đốn lần 2 và 3 là đốn lửng mà ta sẽ áp dụng ở thời
kỳ chè KD.
- Dụng cụ: Dao đốn, kéo đốn, máy đốn.
- Thời vụ đốn: Đốn trước khi đốn chè sản xuất vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản
- Kỹ thuật đốn:
Khi đốn vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung
quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm
tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật.
Chú ý: Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc.
3.2. Đốn chè thời kỳ kinh doanh
3.2.1. Ý nghĩa
- Phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành
nhiều cành non mới.
- Tạo ra bộ khung tán trẻ, khỏe, tăng diện tích bề mặt tán cho nhiều búp, vừa tầm hái, tăng
năng suất lao động.
- Làm cho cây trẻ lâu, hạn chế sự ra hoa, kết quả, kích thích sinh trưởng búp non, tăng mật độ
búp và trọng lượng búp.
3.2.2. Thời vụ đốn chè
Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Tập
trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 - 15 ngày.
Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm
cho chè bị khô đầu cành.
Ở vùng có ẩm độ tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn 1 phần diện tích
vào tháng 4 - 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch.
Đốn chè thời kỳ kinh doanh
3.2.3. Các dạng đốn chè
- Đốn phớt: 2 năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 3 - 5 cm. Sau đó mỗi
năm đốn cao thêm 2 - 3cm, khi vết đốn cuối cùng cao 70cm, hàng năm đốn cao thêm 1 - 2cm
- Đốn lửng: Những nương chè đốn phớt nhiều năm cao quá 90cm và chè bị sâu bệnh nhiều,
búp chè nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 - 65cm, nếu năng suất còn khá
nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất 65 - 70cm.
Chú ý: Hái đợt đầu sau đốn cần chừa lại 3 - 4 lá chừa để cây duy trì bộ lá cho quang hợp.
- Đốn đau: Những nương chè đã đốn lửng nhiều năm, cây phát triển kém, năng suất thấp,
giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 45cm. Trước khi đốn đau cần phải bón lót định kỳ theo
quy trình. Sau khi đốn cần hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái những búp chè cao hơn
60cm.
- Đốn trẻ lại: Những nương chè già cỗi, đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm thì đốn trẻ
lại cách mặt đất 10 - 12cm. Trước khi đốn phải bón phân chuồng, lân theo quy trình trước 1
năm.
Chú ý: Đốn đau trước, đốn phớt sau; đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau
 Quy trình đốn chè kiến thiết cơ bản
Bước 1: Xác đinh vị trí đốn
Tuỳ thuộc vào tuổi chè và năng suất chè mà ta xác định vị trí đốn cho phù hợp.
Bước 2: Đốn chè
Dựa vào vị trí đốn đã xác định ở bước 1 ta tiến hành đốn. Dùng dao đốn, kéo sắc hoặc máy
đốn.
Vết đốn dứt khoát, không bị dập xước.
 Giới thiệu kỹ thuật đốn chè bằng máy:
Hiện nay trên thị trường đã có một số loại máy đốn, hái chè. Các loại máy này đều là máy
nhập ngoại từ Trung Quốc, Nhật hay Đài Loan. Sử dụng máy thì năng suất lao động cao. Tuy
nhiên, chỉ nên áp dụng cho những nương chè có độ đồng đều cao.
Thường có 2 loại máy đốn phớt kiêm hái chè và máy đốn cành la (đốn lửng, đốn đau)
Máy đốn phớt

Máy đốn chè cành la


Các máy này có nguyên lý hoạt động tương tự như chiếc tông đơ của thợ cắt tóc hoặc máy cắt
cỏ. Chỉ khác là máy được lắp một động cơ xăng để cắt thay vì lực cơ học của bàn tay.
Thông thường, trước khi cho máy hoạt động người thợ phải lắp các linh kiện vào khung máy,
động cơ máy. Cho nhiên liệu, dầu máy. Dật dây cho máy nổ. Điều chỉnh tay ga để thay đổi tốc
độ cắt. Tốc độ cắt càng nhanh thì vết cắt càng gọn, năng suất càng cao. Nâng tầm cắt đến độ
cao theo mức đốn của quy trình và cắt sao cho đồng đều trên mặt tán chè.
Khi sử dụng máy đốn phớt hoặc hái chè, máy được lắp một chiếc bao thu gom sản phẩm. Cần
có thêm một người đi theo phía sau để nâng chiếc bao lên, tránh làm tổn hại tán lá chè. Mở
đáy bao để lấy sản phẩm ra khi đầy bao.
Sau khi không sử dụng, cần tháo rời các linh kiện ra khỏi giá máy, lau chùi sạch, bôi dầu mỡ
và xếp vào hộp máy. Bảo quản nơi khô ráo.

Máy đốn chè Nhật Bản


Sử dụng máy đốn, hái chè

Đồi chè đốn máy


Nguồn: Giáo trình nghề trồng chè - Bộ NN&PT NT

Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo cho cây chè sinh
trưởng khoẻ, bền vững.
Năng suất búp chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của cây chè mỗi
một búp sinh ra từ 1 nách lá, do vậy nhiều lá mới có nhiều búp, năng xuất cao . Cho
nên hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất chè.
1. Tầm quan trọng của kỹ thuật thu hái .
Búp chè là sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu khởi đầu cho
quá trình chế biến, do vậy số lượng búp, năng xuất búp là mối quan tâm của người
thu hái , còn chất lượng nguyên liệu, phẩm cấp búp và tiêu chuẩn búp lại liên quan
đến chè thành phẩm sau chế biến.
Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo cho cây chè sinh
trưởng khoẻ, bền vững.
Năng suất búp chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của cây chè mỗi
một búp sinh ra từ 1 nách lá, do vậy nhiều lá mới có nhiều búp, năng xuất cao . Cho
nên hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất chè.
Thu hái búp hàng năm chiếm tới 60% lao động làm chè vì thế có biện pháp thu hái
hợp lý không chỉ điều tiết tốt sinh trưởng cây chè, tăng năng suất, chất lượng búp mà
còn tăng hiệu quả lao động thu hái.
2. Nguyên tắc hái
Để đáp ứng yêu cầu thu hái hợp lý cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Cân đối hái đi và chừa lại, đảm bảo tăng số lứa, tăng năng suất đồng thời đảm bảo
hệ số lá chừa và sinh trưởng của cây (nguyên tắc hái chừa hợp lý)
+ Căn cứ đặc điểm của từng giống, căn cứ tình trạng sinh trưởng của cây ở mỗi
nương đồi, căn cứ vào yêu cầu chất lượng chè thành phẩm để xác định phẩm cấp hái
cho mỗi loại hình năng suất, không hái già quá hoặc non quá (nguyên tắc hái đúng
phẩm cấp)
3. Kỹ thuật hái chè.
Trong kỹ thuật hái chú trọng 2 khâu chủ yếu là kỹ thuật chừa và kỹ thuật thu búp.
3.1. Kỹ thuật chừa: Có các hình thức chừa như sau:
+ Chừa theo thời vụ: Vụ xuân (tháng 3-4) chừa 1 lá cá + 2 lá thật ,tạo tán bằng .
Những đọt vựot cao hôn mặt tán thì háI sát lá cá.
Vụ hè thu (tháng 5 – 10) chừa 1 lá cá + 1 lá thật. tạo tán bằng . Những đọt vựơt cao
hôn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ đông(tháng 11-12): Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.
+ Chừa theo tình trạng sinh trưởng nương chè.
Nương chè sinh trưởng tốt chừa ít, sinh trưởng xấu chừa nhiều - Nương chè đốn thấp
chừa nhiều hơn chè đốn cao. Những vùng có độ ẩm cao, nương chè sinh trưởng tốt có
khả năng chủ động tưới nước có thể áp dụng chừa ngay từ đầu vụ với độ cao cách vết
đốn từ 10 - 15 cm tuỳ theo khung đốn sau đó hái liên tục không chừa.
3.2. Kỹ thuật thu búp: Căn cứ vào yêu cầu chế biến mà có các hình thức thu búp như
sau:
+ Hái nguyên tôm: Trong điều kiện Việt Nam chưa áp dụng nhưng một số nước chế
biến chè đặc sản đã áp dụng.
+ Hái 1 tôm + 1 lá.
+ Hái 1 tôm + 1,2 lá.
+ Hái 1 tôm + 2 lá.
+ Hái 1 tôm + 2,3 lá.
+ Hái 1 tôm + 3 lá.
+ Hái chè già (thường tận thu lá trắng, chè cuối vụ ít dùng)
Các hình thức hái khác nhau đã cho búp nguyên liệu có độ dài ngắn khác nhau và
làm cho độ non già của búp cũng khác nhau, tuy nhiên, mức độ non già của búp còn
được quyết định bởi tỷ lệ bánh tẻ. vì vậy trong phân loại phẩm cấp chè búp tươi có
qui định mức độ non già và tiêu chuẩn phẩm cấp búp như sau:
Tiêu chuẩn búp chè:
Chè loại 1: (chè A): Có từ 0 - 10% là già, bánh tẻ.
Loại 2: (chè B): Có từ 10 - 20% lá già, bánh tẻ.
Loại 3: (chè C): có từ 20 - 30% lá già, bánh tẻ.
Loại 4: (chè D): có từ 30 - 40% lá già, bánh tẻ.
Xác định % bánh tẻ bằng phương pháp bấm bẻ và cân trọng lượng.
Trên cơ sở chừa hợp lý và đảm bảo phẩm cấp búp kỹ thuật hái được áp dụng cụ thể
cho các loại tuổi chè khác nhau như sau:
3.4. Hái chè SXKD:
Hái san trật 7 – 10 ngày/lứa khi trên mặt tán có 30% búp đủ tiêu chuẩn.
Ở những vùng chè sinh trưởng tốt, chủ động nước tưới có thể áp dụng hái chừa theo
tình trạng sinh trưởng nương chè (tại 1 số công ty chè như Văn Hưng, Đoan Hùng đã
áp dụng hái chừa theo đốn như sau).
Đốn 60 - 65cm: Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 15 cm.
Đốn 65 - 75 cm: Hái chừa đầu vụ cách vết đốn 10cm.
Đốn >75cm: Hái chừa cách vết đốn 7-10cm.
Cách hái này đảm bảo hệ số lá ngay từ đầu vụ, thao tác hái dễ hơn hái chừa theo vụ
mà sinh trưởng chè tốt về nguyên liệu chè non tuy nhiên chúng tôi xin nhấn mạnh là
biện pháp này chỉ áp dụng tốt cho những nương chè chủ động tưới nước hoặc những
vùng có độ ẩm cao, sinh trưởng chè tốt.
3.5. Hái chè phục hồi: Chè đốn đau, đốn trẻ lại hái như chè KTCB tuổi 1,2
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và PT Chè –
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Nguyên tắc thu hoạch chè
Để hái chè, người thu hoạch cũng cần có những kinh nghiệm nhất định. Tùy vào từng
giống cây chè sẽ có những phương thức hái chè khác nhau. Không chỉ có thế, người
ta còn dựa vào nơi cây chè sinh trưởng, tình trạng trạng đất, khả năng sinh trưởng
của cây mà sẽ lựa chọn các phương thức hợp lý nhất để cho ra các sản phẩm đúng
với giá trị phẩm cấp của chè.
Thêm vào đó người thu hoạch cũng cần phải cân đối một cách hợp lý loạt lá mà mình
thu hoạch, không nên hái các loại lá quá già hoặc các loại lá quá non, cần phải đảm
bảo đủ hệ số lá để cây chè có thể sinh trưởng được tươi tốt hơn.

Kỹ thuật hái chè thu búp


Kỹ thuật hái chè thu búp là kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi tại các nông trường
hoặc trang trại trồng chè. Kỹ thuật này đảm bảo hệ số lá cho từng thời vụ thu hoạch
cũng như phát triển của cây chè. Thao tác hái chè thu búp cũng dễ dàng hơn. Tuy
nhiên phương pháp này cũng một nhược điểm quan trọng. Đó chính là chỉ những
vùng đồi chè có độ ẩm cao, hoặc chủ vườn trè lắp đặt các hệ thống tưới tiêu tự động
thì cây chề mới có thể phát triển tốt. Phương phát hái chè thu búp mới có thể mang
lại hiệu quả cao nhất được. Tuy nhiên không phải chủ vườn trà nào cũng chịu chi trả
một chi phí tương đối lớn cho hệ thống tưới tiêu tự động, thế nên người ta sẽ tính đến
việc sử dụng phương pháp hái chè khác, phương pháp này gọi là phương pháp hái
chừa

Kỹ thuật hái chè chừa


Kỹ thuật hái chè chừa tức là thu hoạch chè theo mùa vụ. Ví dụ như vào vụ xuân, thời
điểm rơi vào khoảng thoáng 3 và tháng 4, người ta sẽ thu hoạch chè để tạo tán bằng,
cụ thể là họ sẽ chừa một lá cá và thêm hai lá thật. Cây chè nào có đọt cao vượt mặt
tán thì người thu hoạch chỉ được hái sát lá cá mà thôi.
Thông thường để sử dụng phương phái hái chừa, người ra sẽ căn cứ vào tình hình
phát triển của cây chè. Nếu cây chè phát triển tốt tươi thì người ta sẽ hái nhiều hơn,
chừa lại ít đi. Còn nếu cây chè phát triển không tốt thì ngược lại sẽ chừa nhiều hơn.
Với những vùng có độ ẩm cao thì thu hoạch sẽ lớn hơn ngay từ đầu vụ xuân.
http://btea.vn/tin-tuc/quy-trinh-hai-che.html
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Tea
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
Ngành hạt kín Angiospermae
Lớp song tử diệp Dicotyledonae
Bộ chè Theales
Họ chè Theaceae
Chi chè Camellia (Thea)
Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học: Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia
sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
Hơn một trăm năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Có 20 cách đặt
tên khoa học cho cây chè. Diễn biến chủ yếu như sau (Click để xem chi tiết...)
Nguồn gốc cây chè trên thế giới
Các công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao
nguyên Vân nam Trung quốc.
Năm 1823, các học giả người Anh cho rằng quê hương của cây chè là ở Ấn Độ chứ không
phải ở Trung quốc.
Từ sự biến đổi sinh hoá của các lá cây chè mọc hoang dại và các cây chè được trồng trọt,
chăm sóc, Dejmukhatze cho rằng, nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam.
Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau
Nguồn gốc cây chè ở Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình
vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và
sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Đại thể cây chè phát nguyên từ một
vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường
biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo
hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ
kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.
Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia.
Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis (L) O.
Kuntze.
Đặc điểm thực vật học cây chè (mô tả về cây chè)
 Thân và cành chè
- Chè chỉ có một thân chính và sau đó mới phân ra các cấp cành.
- Do hình dạng phân cành khác nhau nên người ta chia thân chè ra làm 3 loại: Thân gỗ, thân
nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi.

Các dạng tán chè: 1. Đứng thẳng, 2. Trung gian, 3. Nằm ngang
- Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành.
Trên cành chia làm nhiều đốt.
- Từ thân chính cành chè được chia ra làm nhiều cấp: I, II,III.
- Thân và cành chè đã tạo nên khung tán của cây chè.Số lượng cành thích hợp và cân đối trên
khung tán, chè sẽ cho sản lượng cao.
 Mầm chè
Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát
triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả.
Mầm chè cắt dọc
Phía trái: Phía phải:
1. Lá vẩy ốc 1. Lá vẩy ốc
2. Mầm lá cá 2. Mầm lá cá
3. Mầm lá thật 3. Mầm lá thật
4. Mầm nách 4. Mầm nách thứ 4
5. Điểm sinh trưởng 5. Mầm nách thứ 5
6. Điểm sinh trưởng

Mầm dinh dưỡng gồm có: Mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định (mầm ở cổ rễ)
Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trục chính của
các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng
của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế sinh trưởng ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành
búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ
các mầm đỉnh là các búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.
Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do sự ức
chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búp mới. Tùy theo vị trí
của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác
nhau. Những mầm ở nách lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp
có chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình thành từ mầm nách
của các lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù.
Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một năm hoặc già hơn.
Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm trên, cho nên sự hình thành
búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn. Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức
sinh trưởng mạnh. Búp được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù.
Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường ở sát cổ rễ. Nó
chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại. Trong trường hợp ấy cành chè
tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được hình thành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp
bình thường và búp mù.
Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai mầm sinh
thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi đó ở nách lá có một chùm
hoa. Các mầm sinh thực cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh
dưỡng ở giữa, mầm sinh thực ở hai bên, vì vậy, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực thường có những mâu thuẫn nhất định. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở
trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các
chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả. Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thích đáng để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực.
 Búp chè
- Là một đoạn non của 1 cành chè.
- Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có tôm và hai hoặc ba lá non.
- Kích thước của búp thay đổi tùy thuộc vào giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ
thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
- Búp chè có hai loại: búp bình thường (búp có lá non và có tôm chè) và búp mù xòe (búp
phát triển không bình thường có lá non nhưng không có tôm chè).
 Lá chè
- Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá.
- Lá chè có gân rất rõ, những gân chính của lá chè thường không phát triển ra tận rìa lá.
- Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy thuộc vào
giống,
- Người ta thường dựa vào số đôi gân lá để phân biệt các giống chè.
Các dạng lá chè

Các loại lá trên cành chè


- Lá vẩy ốc: có vẩy rất nhỏ, màu nâu, cứng.
- Lá mẹ: lá này nuôi dưỡng các chồi mới mọc do đó được gọi là "lá mẹ"
- Lá cá: là lá thật thứ nhất nhưng không phát triển bình thường.
- Lá thật (lá bình thường): mọc trên cành chè theo các thế khác nhau.
- Tôm chè: Là phần non tận cùng của cành chè chưa xoè và bao bọc nhiều lá non khác
Quá trình hình thành búp xảy ra theo đợt (đợt sinh trưởng)
Mầm ngủ -> mầm được phát động -> lá vảy ốc mở -> lá cá xuất hiện -> các lá thật xuất hiện
-> cành chè ngừng hoạt động … -> mầm được phát động
Trong một năm cây chè có 4- 5 đợt sinh trưởng. Nếu hái búp đi thì số đợt sinh trưởng tăng
thành 6- 7 đợt trong năm
- Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng dài ngắn khác nhau tuỳ theo vụ chè
 Rễ chè
Hệ rễ chè gồm: rễ trụ, rễ bên và rễ hấp thu.

* Quá trình sinh trưởng và phát triển của bộ rễ có đặc điểm:


- Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh. Khoảng 3- 5 tháng sau rễ trụ phát triển
chậm lại và rễ bên phát triển.
- Sự phát triển của thân chè và rễ chè có hiện tượng xen kẽ nhau. Khi thân lá phát triển mạnh
thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại.
- Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1m. Ở những nơi đất tơi xốp thì rễ thường ăn
sâu từ 2 - 3m.
- Rễ hấp thu phân bố tập trung ở lớp đất từ 10- 40 cm thời kì cây chè lớn rễ tập trung giữa hai
hàng chè.
- Sự phân bố của rễ chè phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh
tác.
- Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ nhất là lượng
đạm.
- Rễ chè kị vôi nên yêu cầu đất có phản ứng chua .
- Canxi cần cho cây chè vì thế nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như mút rễ,
ngọn cây, là thành phần của màng tế bào…
- Chè trồng ở những nơi đất có phản ứng kiềm, dễ bị hại và không sinh trưởng được.
 Hoa và quả chè
* Hoa chè
Hoa được hình thành từ mầm sinh trưởng sinh thực và hoa thường hình thành từng chùm ở
nách lá. Nụ hoa được hình thành từ tháng 6 và nở rộ vào tháng 11- 12.

Hoa chè
Trên cây chè có 100- 200 hoa
Hoa chè là hoa lưỡng tính, có từ 5- 7 cánh màu trắng, có từ 200 - 400 nhị đực
Chè là cây giao phấn, hiện tượng tự thụ chiếm tỷ lệ thấp 2- 3%.
* Quả chè
Quả chè
- Quả thuộc loại quả nang. Mỗi quả có 3 ngăn và có từ 2- 3- 4 hạt. Quả khi chín có màu nâu
và có thể nẻ làm bắn hạt ra ngoài.
 Hạt chè
Hạt chè có vỏ dày và cứng, có khối lượng diệp tử lớn (chiếm ¾ khối lượng tử diệp), hàm
lượng dầu và chất béo trong hạt khá cao (>30%) dễ bị phân giải làm giảm sức nảy mầm.

Hạt chè
Hạt chè thường chín sinh lý trước chín hình thái vì vậy cần thu hoạch sớm
Phân loại cây chè
Cơ sở của việc phân loại chè thường dựa vào:
- Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước
của các loại lá, số đôi gân lá...
- Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.
- Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin
biến động trong phạm vi nhất định.
Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này được nhiều người
chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (varietas):
 Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
Đặc điểm:
- Cây bụi thấp phân cành nhiều.
- Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5 cm.
- Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.
- Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.
- Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC.
Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng khác.
 Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
Đặc điểm:
- Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.
- Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa
sâu không đều, đầu lá nhọn.
- Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ.
- Năng suất cao. Phẩm chất tốt.
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
 Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan):
- Thân gỗ, cao từ 6 đến 10 m.
- Lá to và dài 15 - 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.
- Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết.
- Có khoảng 10 đôi gân lá.
- Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất
thuộc loại tốt nhất.
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.
 Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):
- Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.
- Lá dài tới 20 - 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá
gợn sóng, đầu lá dài.
- Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá.
- Rất ít hoa quả.
- Không chịu được rét hạn.
- Năng suất, phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.
Bốn loại (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là
hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
- Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với các tên gọi
của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v... Tỷ lệ
trồng các giống chè trung du ở miền bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi
chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha.
Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọ cánh tơ..., ở
vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường để chế biến chè xanh, chè đen đều
cho phẩm chất tốt.
- Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở miền nam Tây
Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau như: Shan Mộc Châu, Shan
Tham Vè, Shan Trấn Ninh ... Năng suất búp thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết,
dùng chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè
xanh hơn.
Thành phần hóa học trong lá chè (trà)
- Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở
nhiệt độ cao.
- Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè,
chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.
- Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt
đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.
- Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có
chất tạo ra vị.
- Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo,magiê, canxi,..
- Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá
trị như thuốc bổ.
- Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và
màu hồng đỏ.
- Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị
chát…
- Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này
rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).
- Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.
- Nhóm ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..
- Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.
- Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể
sống.
Tác dụng của lá chè xanh thể hiện qua thành phần hóa học
- Diệt khuẩn.
- Chống chất phóng xạ.
- Giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui.
- Thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết.
- Giúp cho hô hấp và tim mạch.
- Phòng bệnh đau răng.
- Hạ cholesterol và chất béo trong máu.
- Bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson...
Tác dụng của bã chè
- Phơi khô bỏ túi giấy treo trong nhà vệ sinh khử mùi hôi. Để trong tủ lạnh khử mùi khó chịu
của nhiều loại thực phẩm.
- Cho vào xoong, chảo rang trong ≈ 15’ khử mùi tanh của cá
- Lấy bã trà xát lên gương, kính bị ố, rồi lau bằng khăn lạnh thì gương, kính sẽ sáng bóng
- Lấy bã trà khô đốt lên sẽ đuổi được gián, kiến
- Đổ bã trà vào chậu cây cảnh sẽ giữ được độ ẩm

Đồi chè Tâm Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng


Nguồn: Admin sưu tầm và tổng hợp
http://camnangcaytrong.com/cay-che-tra-cd59.html

Một Số Lưu Ý Trong Kỹ Thuật Đốn


Chè
Ngày đăng: 22/07/2013

Hiện nay cây chè đang bước vào thời vụ đốn thích h ợp. Để các n ương,
đồi chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao ổn định, bà con nông
dân cần lưu ý một số biện pháp trong kỹ thuật đốn chè sau:
1.Thời vụ đốn: Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau,
khi cây chè ngừng sinh trưởng. Đốn khi trời râm mát ho ặc có m ưa nh ỏ
là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm cho chè b ị khô
đầu cành.
2. Đốn chè kiến thiết cơ bản (Chè trồng bằng cành)
Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm làm tăng năng suất, tạo cho cây
chè có bộ khung tán rộng, đều, cành cơ bản to khoẻ, tăng bề m ặt hái
chè, chiều cao tán hợp lý cho việc thu hái.
Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 - 70 cm, đ ường kính g ốc 1,0
cm trở lên ta bắt đầu đốn lần 1:
* Đốn chè lần 1 (chè tuổi 2). Đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm,
cành bên 30 - 35cm.
* Đốn chè lần 2 (chè tu ổi 3): Đốn thân chính cách m ặt đất 30 - 35 cm,
cành bên 40 - 45 cm tạo tán bằng.
* Đốn chè lần 3 (chè tu ổi 4): Đốn thân chính cách mặt đất 45 cm, t ạo
tán bằng hoặc mâm xôi tuỳ theo đốn máy hoặc đốn tay.
* Chú ý: Khi đốn vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đ ều.
Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn vát quay v ề tâm cây
chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm tra vết đ ốn,
nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật.
3. Đốn chè kinh doanh
Là biện pháp cắt bỏ một phần sinh khối (thân, cành lá) nh ằm thúc đ ẩy
sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sinh trưởng sinh thực, kích thích quá
trình bật búp. Đốn chè có mục đích cắt bỏ những cành chè già c ỗi,
tăm hương sâu bệnh, để thay bằng những cành non sung sức h ơn.
Nhằm tạo cho cây chè có bộ khung tán to khoẻ, có nhiều vị trí b ật
búp, tạo tán cao hợp lý, tăng năng suất thu hái búp.
- Tuỳ theo độ cao mức đốn, ở từng giai đoạn của thời kỳ kinh doanh
cây chè mà ta áp dụng các biện pháp đốn hợp lý:
* Đối với những nương chè có bộ tán còn khoẻ, ít cành tăm h ương ta
áp dụng biện pháp đốn phớt, đốn trên vết đốn cũ 3 - 5 cm. Với nh ững
cây vết đốn đã cao trên 60 cm, đốn cách vết đốn cũ chỉ 1 cm ho ặc
sửa nuôi tán không đốn nhằm hạn chế độ cao tán chè.
* Đối với những nương chè có bộ tán kém phát tri ển, nhi ều cành t ăm
hương, năng suất có dấu hiệu giảm sút ta áp dụng biện pháp đ ốn l ửng
cách mặt đất 55 - 60 cm. Những nương chè năng suất còn khá nh ưng
cây cao quá cũng đốn lửng các mặt đất 70 - 75 cm.
* Sau vài lần đốn lửng cây chè có triệu chứng suy yếu, nhiều cành t ăm
hương, xuất hiện nhiều u bướu, búp thưa, búp mọc ra chóng mù xoè
cần áp dụng kỹ thuật đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm đ ể l ợi d ụng
những mầm ngủ thấp hơn tạo ra bộ khung tán chè mới.
* Những nương chè già cỗi mật độ còn trên 70 % đã đ ược đ ốn đau
nhiều lần năng suất giảm thì áp dụng biện pháp đốn trẻ lại, đốn cách
mặt đất 10 - 12 cm. Trước khi đốn 1 năm phải bón phân chu ồng, lân
theo quy trình. Trong quá trình đốn kết hợp trồng dặm, đào rạch bón
phân đánh gốc chè và trồng cây cốt khí cải tạo đất như chè KTCB.
Chú ý:
+ Khi đốn trẻ lại cần chú ý phòng trừ sâu b ệnh khi các m ầm m ới n ẩy
và giữ không cho trâu bò, gia súc phá hại.
+ Tốt nhất đối với những nương chè mà diện tích mất khoảng l ớn, n ăng
suất thấp, tán yếu ta nên tiến hành cải tạo trồng mới theo kỹ thuật
trồng cải tạo những nương chè cũ.

Nguồn: Khuyến Nông Quốc Gia, 02/06/2011

You might also like