You are on page 1of 2

4/10/2017 6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI | NHẬT KÝ CHÚ CUỘI

6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I. Tỷ giá hối đoái và sự lựa chọn của doanh nghiệp


Ngoài các yếu tố như lãi suất và lạm phát , tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự ổn định
nền kinh tế của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái không những có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, mà là rất
quan trọng đối với hầu hết tất cả các thị trường tự do của các nền kinh tế trên thế giới. Vì lý do này, tỷ giá hối đoái là một
trong những biện pháp kinh tế được chính phủ xem xet, phân tích và có những quyết định vĩ mô đúng đắn. Ở đây chúng ta
hảy xem xét một số các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá tăng sẻ có lợi gì?

Trước hết chúng ta hảy có một cách nhìn tổng quát, xem xét các biến động tỷ giá ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của
một quốc gia với các quốc gia khác. Một đồng tiền nội tệ mạnh hơn sẻ làm cho quốc gia đó có lợi thế khi nhập khẩu và bất lợi
khi xuất khẩu, ngược lại một đồng tiền nội tệ yếu hơn sẻ làm cho xuất khẩu của một nước rẻ hơn và nhập khẩu đắt đỏ hơn ở
thị trường nước ngoài.

II. Yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái


Có nhiều yếu tố để xác định tỷ giá hối đoái, và tất cả đều liên quan đến các mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Hãy nhớ
rằng, tỷ giá hối đoái là giá tương đối, và được thể hiện như là một cách so sánh các loại tiền tệ của hai nước. Sau đây là một
số yếu tố chính quyết định tỷ giá hối đoái (được xếp ngẫu nhiên chứ không phân theo thứ tự quan trọng).

2.1. Sự khác biệt trong lạm phát


Theo nguyên tắc chung, một đất nước có tỷ lệ lạm phát thấp luôn thể hiện một giá trị tiền tệ mạnh, vì sức mua của nó tăng so
với các đồng tiền khác. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, các quốc gia có lạm phát thấp bao gồm Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ,
trong khi Mỹ và Canada mãi về sau mới đạt mức lạm phát thấp. Và đồng tiền của những nước có lạm phát cao hơn thường
mất giá so với những nước có lạm phát thấp. và lạm phát cao thường dẫn đến lãi suất cao hơn.

2.2. Sự khác biệt trong lãi suất


Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau một cách gián tiếp , chứ không phải mối quan hệ trực tiếp và
nhân quả. Các yếu tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động quan hệ cung cầu vốn
vay, còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối.
Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái đều liên quan chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, ngân hàng trung ương gây ảnh
hưởng trên cả hai yếu tố là lạm phát và tỷ giá hối đoái, khi lãi suất thay đổi thì tác động đến lạm phát và giá trị của dòng tiền.
Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẻ mang lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác, do đó sẻ hấp
dẫn đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Có điều, tác động của lãi suất cao sẻ có tác động
tiệu cực làm đồng nội tệ mất giá, dẫn đến lạm phát. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi
suất nươc ngoài, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá, tỷ giá gối đoái sẻ giảm.
(theo thuyết ngang giá lãi suất có phòng ngừa IRP).

2.3. Thâm hụt -Tài khoản Vãng lai


Một sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai cho thấy quốc gia này đang nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, hay đầu tư nhiều hơn
tiết kiệm. Nói cách khác đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì thông qua xuất khẩu.
Thâm hụt thương mại trong tài khoản vãng lai có thể gây ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp
lực lên , nợ nước ngoài, lạm phát, và tỷ giá.
Nhưng việc thâm hụt tài khoản vãng lai không hoàn toàn mang hàm ý xấu mà chỉ trở nên xấu trong từng trường hợp kinh tế
vĩ mô và cơ cấu kinh tế nhất định. Có thể nói trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng
dư thương mại là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, thâm hụt cao và thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, thực tế cho thấy

http://www.nhatkychucuoi.com/2016/08/6-yeu-to-anh-huong-en-ty-gia-hoi-oai.html 1/2
4/10/2017 6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI | NHẬT KÝ CHÚ CUỘI

thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai đã gây ra nhiều vấn đề ở một số quốc gia. Và dĩ
nhiên là tỷ giá hối đoái của một nước sẻ chịu ảnh hưởng không nhỏ trong trường hợp này.

2.4. Nợ công
Hầu như các quốc gia trên thế giới đều là những con nợ của các tổ chức tài chính trên thế giới như quỷ tiền tệ quốc tế (IMF),
ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), vai trò của các tổ chức này nhằm phối hợp chính sách tiền tệ
của các thành viên nhằm tạo ra sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế; tạo dựng một tỷ giá hối
đoái hợp lý, thể hiện tính công bằng và tính hợp tác của các nước; Cung cấp các khoản cho vay cho các nước đang phát
triển để phát triển kinh tế-xã hội ở các nước này.
Nếu một quốc gia nào có thâm hụt nợ lớn ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân? Một món nợ lớn sẻ
khuyến khích lạm phát, trong trường hợp xấu nhất, một chính phủ có thể in thêm tiền để trả một phần món nợ lớn, nhưng
việc tăng cung tiền không tránh khỏi gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu một chính phủ có thể bù đắp việc thâm hụt ngân sách
thông qua chính sách tiền tệ (bán trái phiếu , tăng cung tiền), hay tăng nguồn cung chứng khoán là bán trái phiếu cho người
nước ngoài thông qua đồng tiền trong nước hay bằng đồng ngoại tệ có giá (USD), theo đó giá chứng khoán sẻ giảm. Cuối
cùng, một món nợ lớn có thể chứng minh là đáng lo ngại không những cho nhà đầu tư trong nước mà cả nhà đầu tư nước
ngoài nếu họ tin rằng đất nước có nguy cơ vỡ nợ. Vì lý do này, xếp hạng nợ của quốc gia (theo quyết định của Moody hay
Standard & Poor , là một yếu tố quyết định quan trọng đến tỷ giá hối đoái.

2.5. Trao đổi Thương mại


Là tỷ lệ so sánh giá xuất khẩu và giá nhập khẩu, trong trao đổi thương mại thường liên quan đến tài khoản vãng lai và cán
cân thanh toán . Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn so với giá nhập khẩu, việc trao đổi thương mại
đã được cải thiện. Việc gia tăng trao đổi thương mại cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu trong nước đang tăng, dẫn đến
doanh thu đồng ngoại tệ tăng (giá trị của đồng nội tệ mạnh hơn). Nếu giá trị xuất khẩu tăng thêm một tỷ lệ nhỏ hơn so với giá
nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm trong mối quan hệ so với các đối tác kinh doanh của mình.

2.6. Sự ổn định chính trị và Hiệu quả Kinh tế


Yếu tố chính trị vững vàng và sự ổn định của một đất nước có nền kinh tế hoạt động mạnh mẻ luôn là sự ưu tiên hàng đầu
của các nhà đầu tư. Một đất nước có bất ổn về chính trị cùng với các chính sách kinh tế kém hiệu quả thì không thể nào thu
hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bỡi vì lợi nhuận trong tương lai không thể đánh đổi với ruổi ro ở hiện tại.

III. Lời Kết


Các nhà đầu tư đều hiểu rằng "tỷ giá hối đoái" đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ vẫn biết
rằng tỷ giá hối đoái chỉ là một chất xúc tác trong phản ứng dây chuyền mang đậm bản sắc vĩ mô của nền kinh tế như: Lãi
suất, lạm phát, thị trường tài chính...Nhưng, trong nền kinh tế hiện đại, nếu chất xúc tát này không có tác dụng thì phản ứng
sẻ không xảy ra, điều này đồng nghĩa với khủng hoảng kinh tế. Do vậy các nhà đầu tư luôn thận trọng trong việc xác định
quy mô đầu tư, thời điểm đầu tư cũng như bối cảnh của một nền kinh tế mà mình muốn hướng đến trước khi có quyết định
cuối cùng.

http://www.nhatkychucuoi.com/2016/08/6-yeu-to-anh-huong-en-ty-gia-hoi-oai.html 2/2

You might also like