You are on page 1of 38

Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Lời nói đầu

Thiết kế khuôn thường là phần khó với nhiều người học thiết kế cơ khí, do phần khuôn
cần nhiều kiến thức liên quan tới quy trình tạo khuôn ngoài thực tế, không phải ai cũng
có điều kiện tiếp xúc thiết kế khuôn ngoài thực tế.

Phần mềm Solidworks cũng không mạnh về mảng thiết kế khuôn, và thường chỉ dùng
để thiết kế các bộ khuôn vừa phải, không quá phức tạp, và với kiến thức nền tảng
khuôn tương đối để có thể được những nội dung truyền tải.

Giáo trình thiết kế khuôn 2017 tập trung chủ yếu vào việc thiết kế và tách khuôn,
không hướng dẫn lại phần thiết kế, do đó người học cũng cần tìm hiểu trước về thiết
kế cơ bản và nâng cao để thiết kế sản phẩm, sử dụng các công cụ hiệu chỉnh mô hình
trong khuôn.
Áp dụng được cho các phiên bản Solidworks 2014, 2015, 2016 nên bạn không cần
phải cài lại phiên bản mới. Mọi hướng dẫn đều cặn kẽ, kèm bài tập để thực hành nhanh
các lệnh, việc tự học tài liệu này khá hiệu quả, nếu có chỗ nào khó khăn, bạn chỉ cần
thực hành lại trên máy tính là sẽ giải quyết được vấn đề.

Tài liệu thuộc sở hữu bởi trung tâm Advance CAD. Mọi đóng góp ý kiến xin gởi về
tivicad@gmail.com

HCM Tháng 08 năm 2017

1
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Nộ i dung
1. Công cụ thiết kế khuôn ............................................................................................. 3
1. Bắt đầu các công cụ thiết kế khuôn ....................................................................... 3
2. Phân tích mô hình ..................................................................................................... 6
1. Phân tích góc nghiêng ........................................................................................ 6
2. Undercut Analysis .............................................................................................. 9
3. Parting Line Analysis ....................................................................................... 11
3. Chuẩn bị mô hình tạo khuôn................................................................................ 13
1. Chia mặt dùng lệnh Splitting Faces .................................................................. 13
2. Thêm góc nghiêng bằng lệnh Draft ...................................................................... 17
3. Tăng/giảm chiều dày thành bằng lệnh Move Face ........................................... 18
4. Thu phóng mô hình để đảm bảo tỉ số co ngót .................................................. 20
5. INSERTING MOLD FOLDER ........................................................................ 20
4. Mặt SHUT-OFF .................................................................................................... 22
5. Mặt phân khuôn (PARTING SURFACES) ......................................................... 24
6. TOOLING SPLIT ................................................................................................ 25
7. Tạo lõi .................................................................................................................. 27
8. Bài tập 1 ............................................................................................................... 30
2. Phần 2: Thiết kế khuôn ............................................................................................ 31
1. Giới thiệu ............................................................................................................. 31
2. Lắp ráp khuôn ...................................................................................................... 33
3. Tách khuôn .......................................................................................................... 35
4. Bài thực hành 1........................................................................................................ 61
5. Bài tập 2 ................................................................................................................. 79
6. Bài tập tự luyện .................................................................................................... 96

2
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

1. Công cụ thiết kế khuôn

1. Bắt đầu các công cụ thiết kế khuôn

Để vào các lệnh thiết kế khuôn, bạn cần phải mở sẵn một file mô hình hoặc nhập
chúng. Để mở hoặc nhập file mô hình, thực hiện các bước như dưới.

• Vào File menu và chọn tùy chọn Open hoặc nhấp vào nút lệnh Open từ Menu Bar
hoặc nhấp link Open a Document trên SolidWorks Resources Task Pane; như
Hình-1. Hộp thoại Open được hiển thị như Hình-2.

3
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-1. Phương pháp mở file hoặc nhập mô hình

Hình-2. Hộp thoại Open

• Nhấp chọn SolidWorks Files xổ xuống ở phía dưới bên phải của hộp thoại. Danh
sách các tên file được hỗ trợ bởi SolidWorks sẽ được hiển thị; như Hình-3.
• Nhập chọn loại file và tìm tới thư mục mà bạn lưu file.
• Nhấp đúp chọn file bạn muốn mở hoặc nhập. file sẽ được mở ra trên đồ họa;
như Hình-4.

4
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

vn
u.
Hình-3. Các loại file được hỗ trợ
ed
d.
ca
ce
an
dv
.a
w
w
w

Hình-4 File được mở

• Nhấp chọn Mold Tools CommandManager trên Ribbon để hiện thị các lệnh thiết kế
khuôn, nếu Mold Tools CommandManager không được hiển thị mặc định thì
nhấp phải chọn bất kỳ tab nào trên Ribbon. Trên menu được nhấp sẽ hiển thị
như Hình-5.
5
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-5. CommandManager menu

• Nhấp chọn Mold Tools từ danh sách này, Mold Tools CommandManager sẽ được
thêm vào Ribbon. Khi chọn Mold Tools CommandManager, Mold Tools sẽ được
hiển thị như Hình-6.

Hình-6. Mold tools tab

• Hầu hết các công cụ này đã được học ở tài liệu thiết kế, giờ ta chỉ học cách ứng dụng nó trong
thiết kế khuôn.
Giờ ta có một mô hình đã mở sẵn, và ta cần phân tích nó có phù hợp cho thiết kế khuôn.

2. Phân tích mô hình


Có 3 công cụ phân tích trên Mold Tools tab để phân tích mô hình cần tạo khuôn: Draft
Analysis, Undercut Analysis và Parting Line Analysis. Những lệnh này sẽ được học
ở dưới

1. Phân tích góc nghiêng


Draft Analysis được dùng để kiểm tra các góc nghiêng trên mặt của mô hình. Góc
nghiêng là phần quan trọng khi tạo khuôn, và phần nghiêng ngày được thêm vào các mặt
để cho việc đẩy sản phẩm từ khuôn an toàn và dễ hơn ( từ lõi và lòng khuôn).
Góc nghiêng tùy thuộc vào hình học và vật liệu tạo khuôn. Thường thì góc nghiêng được
cho từ 1° đến 3° trên tất cả các mặt của khuôn. Còn nếu có bậc tại mặt phân khuôn thì
6
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

góc nghiên sẽ yêu cầu là 5° tới 7° ( mặt phân khuôn còn gọi là shutoff). (Shutoff là mặt
mà lõi và lòng khuôn gặp nhau.) Để tiến hành phân tích góc nghiêng, thực hiện các
bước cho dưới .
• Nhấp chọn Draft Analysis, Draft Analysis PropertyManager sẽ được hiển thị bên
trái màn hình; như Hình-7.
• Một ô sẽ được nổi bật màu xanh dương trên mục Analysis Parameters của
PropertyManager. Bạn được yêu cầu chọn mặt tương ứng với góc cần đo, và
hướng đẩy khuôn cũng được xác định.
• Chọn mặt phẳng từ mô hình. Chú ý mặt này là giao giữa mặt lõi và mặt lòng khuôn.
Hình-8 thể hiện mặt được chọn là mặt trung hòa.

Hình-7. Quản lý thuộc tính Draft analysis

Hình-8. Mặt được chọn

7
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

• Khi bạn chọn mặt, tất cả các mặt của mô hình sẽ được tô màu với màu chỉ định ở mục
dưới PropertyManager. Mặc định mặt màu xanh là sẽ thể hiện mặt lõi, và mặt màu
đỏ sẽ thể hiện mặt lòng khuôn. Màu vàng thể hiện các vùng Undercut. Nhẵng mặt màu
vàng này phải được chia để phân định mặt lõi và lòng khuôn hoặc bạn phải tạo lõi
trượt cho nó.
• Bạn có thể thay đổi màu của mặt này theo ý của bạn bằng cách chọn Edit
Color hiển thị ở mục phía dưới PropertyManager.
• Chú ý là khi bạn rê chuột qua các mặt của mô hình, giá trị góc vát của mặt hiện tại sẽ
được hiển thị trên con trỏ; như Hình-9.

Hình-9. Góc nghiêng trên mặt được chọn

• Bạn cần phải hiệu chỉnh hướng đẩy, chọn tick Adjustment Triad . Khi làm vậy, bộ ba
hướng sẽ được hiển thị quanh mũi tên của hướng đẩy; như Hình-10. Sử dụng bộ ba
này bạn có thể thay đổi hướng đẩy.

Hình-10. Cụm hiệu chỉnh


8
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

• Giờ thì kiểm tra của mô hình. Mặc định màu xanh lá thể hiện góc nghiêng dương, nghĩa
là mặt này là phần lõi ( Core ), Màu đỏ thể hiện góc nghiêng âm, thể đây là mặt nằm
trên lòng khuôn (Cavity). Màu vàng là mặt mà chư có góc nghiêng được thêm vào.
Bạn cần phải thêm góc nghiêng cho những mặt màu này. Phương pháp thêm góc
nghiêng sẽ được hướng dẫn ở phần sau.

2. Undercut Analysis
Undercut Analysis được dùng để kiểm tra các mặt của sản phẩm, thuộc về undercut.
SolidWorks phân loại các mặt undercut thành 5 vùng: Direction1 undercut,
Direction2 undercut, Occluded undercut, Straddle undercut, và No undercut.
Direction1 undercut: Những mặt ở mục này được đưa vào phần lõi
Direction2 undercut: Những mặt ở mục này được đưa vào phần lòng khuôn. Occluded
undercut: Những mặt nằm ở mục này thì không thuộc cả lõi và lòng khuôn và cần phải tạo
lõi trượt cho nó. Trong SolidWorks, đôi lúc những mặt này được đưa qua mục No
undercut.
Straddle undercut: Những mặt nằm trong mục này có thể đưa vào phần nào cũng được, cả
lõi hoặc lòng khuôn.

No undercut: Những mặt nằm trong mặt này không được xem là undercut. Nhưng trong
SolidWorks, đôi lúc chúng được xem là mặt kín. Trong hầu hết các trường hợp, bạn
phải chia nó thành lõi/lòng khuôn.

Giờ ta sẽ tiến hành phân tích Undercut- Undercut Analysis trên sản phẩm. Các bước
được cho ở dưới.
• Thoát tất cả các công cụ phân tích được mở, và Nhấp chọn Undercut Analysis.
Undercut Analysis PropertyManager sẽ được hiển thị; như Hình-11.
• Bạn có thể chọn mặt đẩy hoặc mặt phân khuôn (nếu có)
• Khi chọn mặt đẩy, sản phẩm sẽ được hiển thị như Hình-12.

9
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

vn
u.
ed
d.
Hình-11. Undercut analysis PropertyManager
ca
ce
an
dv
.a
w
w
w

Hình-12. Mô hình với phần báo cáo Undercut

• Bạn có thể xem từ mô hình là có 10 mặt, được phân vào danh mục No undercut.
Nếu bạn muốn hiển thị các mặt khác và chỉ muốn hiển thị mặt No undercut thì Nhấp
chọn Show/Hide kế bên các dang mục khác trong PropertyManager; như Hình-
13.

10
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-13. Sản phẩm sau khi ẩn các danh mục khác

• Đôi lúc, ta cần chia những mặt này vào phần nửa khuôn phù hợp. Ta sẽ học nó trong
chương này.

3. Parting Line Analysis


Parting Line được dùng để kiểm tra các đường phân khuôn trên sản phẩm. khi dùng lệnh
này, bạn có thể kiểm tra đường phân khuôn cho nhiều hướng đẩy. Các bước thực hiện
Parting Line Analysis cho ở dưới

• Kiểm tra sản phẩm cho ở Hình-14 và cố gắng tìm ra các đường phân khuôn thủ
công (đường phân khuôn là nơi mà lõi và lòng khuôn gặp nhau.)

11
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-14. Sản phẩm dùng để kiểm tra đường phân khuôn

• Giờ ta sẽ kiểm tra xem đâu sẽ là đường sẽ chia khuôn thành hai nửa, lõi và lòng khuôn.
Để thực hiện, Nhấp chọn Parting Line Analysis để tiến hành phân tích. Parting
Line Analysis PropertyManager sẽ được hiển thị như Hình-15.

Hình-15. Parting Line Analysis PropertyManager


• Chọn các mặt vuông góc với hướng đẩy. Như Hình-16.
12
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-16. Các mặt được chọn để phân tích đường phân khuôn

• Kiểm tra các đường đậm và sáng. Như trên hình, có 3 loại đường: Đường đậm, đường
gạch đứt và đường chấm chấm. Đường đậm thể hiện phần lõi và lòng khuôn. Đường
nét gạch, và chấm thể hiện các phần insert của khuôn hoặc những biên mà bộ phận
khuôn cần được chia.

3. Chuẩn bị mô hình tạo khuôn


Sau khi tiến hành 3 phân tích trên, chúng ta cần hiệu chỉnh chi tiết khuôn để quá trình làm
khuôn dễ hơn. Có 4 tùy chọn trong SolidWorks Mold Tools CommandManager để
chuẩn bị chi tiết cho việc tạo khuôn: Split Line, Draft, Move Face, và Scale. Ta sẽ
học chúng ở dưới.

1. Chia mặt dùng lệnh Splitting Faces


Trong vài trường hợp, một mặt của sản phẩm không thể hoàn toàn biết là lõi hay lòng khuôn.
Và chúng ta cần chia những mặt đó thành 2 hoặc 3 phần để có thể nằm trong lõi hoặc lòng
khuôn. Các bước tiến hành như dưới.
• Tiến hành Undercut Analysis để tìm ra các vùng mà bạn cần chia mặt và đưa nó vào
mặt của lõi hoặc lòng khuôn.
• Sau khi tìm được các mặt cần phải chia, Nhấp chọn Split Line từ Ribbon. Split Line
PropertyManager sẽ được hiển thị như Hình-17.

13
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-17. Split Line PropertyManager


• Theo mặc định, Projection được chọn để bạn chọn phần phác thảo dùng để chia
mặt. Hình-18 thể hiện chi tiết có mặt chia nằm chính giữa.

Hình-18. Sản phẩm được chia

• Một đường phác thảo được vẽ chính giữa chi tiết để có thể chia chi tiết này thành 2;
như Hình-19.

Chú ý là để vẽ phác thảo, bạn cần hủy lệnh Split Line , chọn Sketch tab từ Ribbon và
sau khi vẽ sketch, bạn cần chọn lại lệnh Split Line.
14
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-19. Đường phác thảo vẽ tại tâm

vn
• Chọn đường thẳng phác thảo, nó sẽ được hiển thị trong ô chọn đầu tiên trên Split
Line PropertyManager.

u.
• Nhấp vào ô chọn tiếp theo. Bạn sẽ được yêu cầu chọn các mặt được chia.
ed
• Chọn tất cả các mặt của chi tiết mà bạn muốn chia nó theo hướng chiếu của đường
d.
phác thảo; như Hình-20.
ca

• Chọn OK từ PropertyManager, chi tiết sẽ được hiển thị như Hình-21.


ce
an
dv
.a
w
w
w

Hình-20. Các mặt được chọn

15
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-21. Chi tiết sau khi chia

• Bạn cũng có thể chia chi tiết này bằng cách dùng nút lệnh Silhouette. Chọn tick ô,
mục chọn đầu tiên sẽ chuyển sang mục chọn Direction of Pull.
• Chọn một mặt phẳng, một mặt hoặc cạnh xác định hướng đẩy.
• Nhấp vào ô chọn tiếp theo và chọn tất cả các mặt yêu cầu của chi tiết mà bạn muốn
chia. Như Hình-22.

Hình-22. Chọn cho silhouette split

• Nhấp chọn OK, chi tiết sẽ được chia dựa vào phân tích Undercut và hướng đẩy;
như Hình-23.

16
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Nguyễn Phước Hải Thiết kế khuôn Solidworks 2017 cơ bản

Hình-23. Silhouette split

• Bằng cách tương tự, bạn có thể chia chi tiết bằng cách sử dụng ô tick Intersection.

2. Thêm góc nghiêng bằng lệnh Draft

Sau khi tiến hành góc nghiêng, vài mặt của chi tiết sẽ hiển thị ở màu vàng, nghĩa là nó yêu
cầu cần thêm góc nghiêng. Trong trường hợp này, ta dùng lệnh Draft để thêm góc nghiêng
cho những mặt này. Cách thực hiện như dưới.
• Nhấp chọn Draft để thêm phần góc nghiêng. DraftXpert PropertyManager sẽ
được hiển thị như Hình-24.

Hình-24. DraftXpert PropertyManager


17
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
• Chọn mặt được xem là mặt trung hòa để rồi chọn mặt cần thêm góc nghiêng; như
Hình-25.

Hình-25. Những mặt được chọn để thêm góc nghiêng

• Thay đổi giá trị góc bằng cách sử dụng nút tăng giảm trong PropertyManager rồi
Nhấp chọn

3. Tăng/giảm chiều dày thành bằng lệnh Move Face

Vì thường khuyến nghị chiều dày của sản phẩm là đồng nhất, tại một số vị trí bạn cần
thay đổi chiều dày của sản phẩm, các bước thực hiện cho như dưới.

• Nhấp chọn Move Face t ừ Ribbon. Move Face PropertyManager sẽ được hiển
thị như Hình-26.

18
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-26. Move Face PropertyManager
• Chọn mặt mà bạn muốn di chuyển và nhập giá trị khoảng cách ΔX, ΔY, hoặc ΔZ
tương ứng theo yêu cầu.
• Nếu bạn muốn xoay mặt thì Nhấp chọn Rotate và xác định giá trị góc tương ứng ở
mục phía dưới PropertyManager.
Hình-27 Thể hiện mô hình khi tăng chiều dày thành.

Hình-27. Mô hình với chiều dày thành được tăng

19
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
4. Thu phóng mô hình để đảm bảo tỉ số co ngót

Khi tạo khuôn cho chi tiết, ta cần phải tăng kích thước mô hình theo tỉ số phần trăm xác định để
chúng không bị nhỏ kích thước sau khi nguội. (Trong quá trình làm nguội sản phẩm, nhựa sẽ
co lại theo một tỉ lệ nhất định. Tỉ lể này được gọi là độ co ngót ( shrinkage). Các bước
tăng tỉ lệ sản phẩm.

• Nhấp chọn Scale, Scale PropertyManager sẽ được hiển thị như Hình-28.
• Mặc định, Centroid được chọn trong Scale about xổ xuống. Bạn có thể chọn
Origin hoặc Coordinate System (hệ tọa độ) tham chiếu cho đối tượng scale từ
PropertyManager.
• Sau khi chọn các tùy chọn từ phần xổ xuống, xác định giá trị hệ số vào ô.

vn
u.
ed
d.
ca
ce
an

Hình-28. Scale PropertyManager


dv

• Giá trị độ co ngót được cho kèm trong các tài liệu của nhà thiết kế khuôn hoặc cung
cập nhựa. Bạn không cần thêm giá trị co ngót nếu giữ là 1.
.a

. Ví dụ giá trị độ co ngót của nhựa ABS là 0.004, vậy thì ta sẽ nhập hệ số tỉ
w

lệ là1.004 vào ô
w
w

Sau khi tiến hành phân tích và thực hiện một số tùy chỉnh, ta sẽ bắt đầu quy trình tạo
khuôn

5. INSERTING MOLD FOLDER

Đây là bước đầu tiên để tạo dự án khuôn trong SolidWorks. Để bắt đầu dự án, Nhấp
chọn Insert Mold Folders thư mục yêu cầu cho các chi tiết của khuôn sẽ được tạo
cho dự án hiện tại
Đường phân khuôn (PARTING LINE)
Trong bước này ta sẽ tạo đường phân khuôn bằng các tiêu chuẩn cơ bản trong Solidworks
dựa vào phân tích góc nghiên. Thực hiện theo các bước để tạo đường phân khuôn

20
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
• Nhấp chọn Parting Line từ Ribbon. Parting Line PropertyManager sẽ hiển thị ,
như Hình-29.

Hình-29. Parting Line PropertyManager


• Nhấp chọn mặt trung hòa, ví dụ một mặt phẳng tương quan với mặt mà bạn cần đo góc
nghiêng.
• Thiết lập giá trị góc vát vào ô và Nhấp chọn Draft Analysis. Mô hình sẽ được tô
màu cho phần lõi và lòng khuôn. Cùng lúc, đường phân khuôn sẽ được
hiển thị màu tím; như Hình-30.

Hình-30. Đường phân khuôn xem trước

• Nhấp chọn OK từ Parting Line PropertyManager để tạo đường phân khuôn.

21
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
• Nếu bạn muốn tạo đường phần khuôn thủ công thì bỏ chọn mục Parting Lines bằng
cách nhấp chuột phải chọn shortcut menu; như Hình-31. Giờ, lần lượt chọn các cạnh
liên tiếp của mô hình mà bạn muốn dùng nó làm đường phân khuôn; như Hình-32.

Hình-31. Tùy chọn Clear Selections

Hình-32. Các cạnh được chọn làm đường phân khuôn theo cách thủ công

4. Mặt SHUT-OFF

Tất cả những phần hở trên mô hình phải được đóng kín bằng mặt, để lõi và lòng khuôn có
thể gặp nhau tại một mặt xác định. Lệnh Shut-off Surfaces sẽ thực hiện công việc này
cho chúng ta, cách sử dụng công cụ này xem ở dưới.
• Nhấp chọn Shut-off Surfaces từ Ribbon. Shut-off Surface PropertyManager sẽ
hiển thị và các đường của mặt hở sẽ được chọn một cách tự động; như Hình-
33.

22
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-33. Shut-Off Surface PropertyManager

• Nhấp chọn All Tangent từ mục Reset All Patch Types để tạo các phần vá phẳng.
• Nhấp chọn OK để tạo các mặt shut off, những mặt sẽ được tạo, như Hình-32.
• Chú ý là bạn có thể tạo các mặt shuttoff một cách thủ công, theo cách tương tự như tạo
đường phần khuôn thủ công ở bài trước.

Hình-34. Mặt Shut-off surface được tạo cho chi tiết

23
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
5. Mặt phân khuôn (PARTING SURFACES)

Mặt phân khuôn là mặt mà ở đó lõi và lòng khuôn được phân định. Mặt phân khuôn
được tạo dựa vào đường phân khuôn. Chú ý là mặt phân khuôn luôn là mặt liên tục.
Các bước tạo mặt phân khuôn được cho ở dưới
• Nhấp chọn lệnh Parting Surfaces từ Ribbon. Parting Surface PropertyManager
sẽ hiển thị. Cùng lúc, xem trước của mặt phân khuôn sẽ hiển thị; như Hình-35.

Hình-35. Mặt phân khuôn

• Tăng chiều dài của mặt phân khuôn bằng ô tinh chỉnh đâu tiên trên mục Parting Surface
tại PropertyManager.

• Bạn có thể đổi hướng của mặt phân khuôn thông qua các ô chọn trên mục Mold
Parameters.

• Nếu ô Perpendicular to pull được chọn thì Nhấp chọn tick Manual Mode để thay
đổi hướng thủ công của mặt bằng cách kéo các điểm chính; như Hình-36.

• Nhấp chọn OK từ PropertyManager.

24
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-36. Hiệu chỉnh mặt phân khuôn thủ công

6. TOOLING SPLIT

vn
u.
Giờ, chúng ta muốn tách lõi và lòng khuôn từ mô hình bằng cách sử dụng mặt phân
ed
khuôn. Để chia và xuất lõi và lòng khuôn, tiến hành các bước bên dưới.
d.
• Nhấp chọn Tooling Split từ Ribbon. Bạn được yêu cầu tạo phác thảo làm công cụ
cho phần tách lõi và lòng khuôn.
ca

• Chọn một mặt phẳng song song với mặt phân khuôn để tạo công cụ; như Hình-37.
ce
an
dv
.a
w
w
w

Hình-37. Mặt được chọn cho công cụ

• Khi chọn mặt, môi trường phác thảo sẽ được hiển thị.
• Tạo phác thảo cho công cụ. Bạn có thể thay đổi kiểu hiển thị Hidden Lines Visible
để xem kỹ hơn; như Hình-38. Chú ý là phác thảo của công cụ phải chứa đủ không gian
cho toàn bộ thành phần.

25
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-38. Sketch cho công cụ

• Exit môi trường sketch và thay đổi kiểu hiển thị sang bóng mờ shaded và hướng
sang isometric; như Hình-39.

Hình-39. Công cụ đùn chia

• Xác định chiều cao đùn mong muốn.


• Click OK từ PropertyManager để tạo công cụ chia.
• Lõi và lòng khuôn được thêm vào thư mục Solid Bodies của FeatureManager
Design Tree; như Hình-40.

26
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-40. Lõi và lòng khuôn trong thư mục Solid Bodies
Nhấp phải và chọn công cụ chia rồi chọn tùy chọn Isolate từ menu để chia chi tiết tách
biệt

7. Tạo lõi

Có vài nơi trên lõi và lòng khuôn phải thêm insert, chẳng hạn như phần trượt, để tạo
phần trược, thực hiện các bước cho dưới.
• Tách phần công cụ tại nơi mà bạn muốn xuất lõi trượt.
• Nhấp chọn Core từ Ribbon.
• Chọn mặt bên của công cụ tại vị trí bạn muốn tạo lõi trượt. Thay đổi kiểu hiển thị
sang Hidden Lines Visible để nhìn rõ; như Hình-41.

27
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-41. Mặt được chọn tạo lõi trượt

• Tạo sketch cho lõi trượt; như Hình-42. Có thể dùng lệnh offset để tạo nhanh
sketch này.

Hình-42. Sketch cho lõi trượt


• Thoát môi trường phác thảo và đùn sketch cho tới mặt bên trong lõi trượt.
• Nhấp chọn OK từ PropertyManager để tạo lõi trượt; như Hình-43.

Để di chuyển các thành phần riêng lẻ trong khuôn, Nhấp chọn Move/Copy từ
Features menu xổ ra trên Insert menu; như Hình-44. Move/Copy Body
PropertyManager sẽ hiển thị. Chọn bộ phận bạn muốn di chuyển. Cụm 3 sẽ được
hiển thị để giúp bạn di chuyển bộ phận. Nhấp chọn Translate/Rotate ở phía dưới
PropertyManager nếu cụm 3 không được hiển thị. Di chuyển đối tượng được
chọn tới vị trí mong muốn và lick OK từ PropertyManager. Tương tự bạn cũng có
thể di chuyển các đối tượng khác của công cụ chia. Như Hình-45.

Hình-43. Lõi trược được tạo

28
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
Hình-44. Lệnh di chuyển hoặc copy đối tượng

Hình-45. Công cụ chia sau khi di chuyển


29
www.advancecad.edu.vn -www.ungdungmaytinh.com
0983.973.593 (Mrs Yến)

Khai giảng liên tục hàng tháng, lịch mới nhất tại
www.advancecad.edu.vn/khoa-hoc
Tại sao bạn nên chọn Advance CAD

- Giảng viên là những người đi làm thực tế và đứng lớp lâu năm nên có thể truyền đạt tốt nhất nội dung
đào tạo, khóa học luôn bám sát vào nhu cầu ngoài thực tế
- Học phí cạnh tranh so với các trung tâm khác.
- Số lượng học viên mỗi lớp luôn dưới 20 người để đảm bảo chất lượng đào tạo, kèm theo đó là đội
ngũ trợ giảng support liên tục trong lớp.
- Hệ thống giáo trình, bài tập khoa học nhằm đảm bảo sự tiếp thu liên tục và rút ngắn thời gian học
- Có nhiều chương trình, sự kiện offline dành riêng cho học viên Advance Cad để bổ sung kỹ năng. -
Nhân viên hỗ trợ luôn năng động, linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh cũng như hỗ trợ học viên
hợp lý nhất.
- Ưu đãi học phí, quà tặng nhiều nhất quả đất. - Và điều đặc biệt nhất thể hiện được năng lực đào tạo
của trung tâm là tỉ lệ giới thiệu việc làm cho học viên luôn đạt 100%, trung tâm cam kết hoàn trả học
phí nếu đào tạo không đạt chất lượng.

- Học viên được cấp chứng nhận Anh-Việt khi hoàn tất khóa học, được các công ty tin tưởng.
Nhà sách Quảng Đại - www.cachdung.com

Cung cấp sách kỹ thuật, chuyên ngành mới nhất, cập nhật nhất

You might also like