You are on page 1of 13

Chương VI.

Quá điện áp tạm thời

Sử dụng kỹ thuật tự động đóng lại một pha (SPAR) để duy trì ổn định của hệ thống sau khi có
sự cố một pha chạm đất thoáng qua cũng có thể tạo ra quá điện áp lớn trong trường hợp bảo vệ
tác động sai. Ngoài ra sự cố một pha chạm đất còn có thể tạo ra quá điện áp trên các pha không
bị sự cố đặc biệt là đối với đường dây có hai mạch song song chạy trên cùng một cột. Trong
chương này sẽ nghiên cứu khả năng tạo ra cũng như giá trị của quá điện áp tạm thời trên
đường dây 500 kV Quảng Ninh - Thường Tín nhằm đưa ra các khuyến nghị cần thiết cho thiết
bị của đường dây. Các khả năng tạo ra quá điện áp tạm thời sẽ được xem xét bao gồm:

 Hệ thống tự động đóng lại một pha (SPAR) tác động sai.
 Phóng điện đường dây vào sự cố một pha chạm đất vĩnh cửu ở cuối đường dây.
 Quá điện áp do tách lưới

Ngoài ra chống sét van của đường dây cũng được kiểm tra dựa vào các giá trị quá điện áp tạm
thời được xác định ở trên .

I. Quá điện áp do hư hỏng hệ thống tự động đóng lại một pha (SPAR)

Việc sử dụng công nghệ cắt và tự động đóng lại một pha trên hệ thống tải điện 500 kV để nâng
cao ổn định cho hệ thống sau những sự cố một pha thoáng qua có thể tạo ra quá điện áp tạm
thời và quá điện áp quá độ cao khi sơ đồ bảo vệ hoạt động sai. Quá điện áp có thể xuất hiện
trong các trường hợp sau:

I.1. Tự động đóng lại một pha chỉ đóng ở một đầu đường dây.

Khi một pha của đường dây được cắt ra sau khi có sự cố chạm đất thoáng qua, dòng điện tải
trên pha đó tạm thời không còn. Nếu đầu đường dây được đóng nối với nguồn (đầu đang
truyền công suất) thì hiệu ứng Ferranti sẽ tạo ra quá điện áp cao hơn so với khi đóng tại đầu
đường dây nối với tải (đầu nhận công suất).
Các giá trị quá điện áp được nghiên cứu khi có một và hai mạch đường dây vận hành song
song, lần lượt thực hiện đóng ở Quảng Ninh và Thường Tín, trong hai chế độ cực đại và cực
tiểu khi có đầy đủ các phần tử cũng như khi thiếu kháng bù ngang của đường dây.

Khi tự động đóng lại một pha chỉ thực hiện đóng lại đầu Quảng Ninh, giá trị quá điện áp cao
nhất ghi nhận được là 1.47 pu khi có đầy đủ các phần tử và 1.54 pu khi thiếu kháng bù ngang
tại Thường Tín (1pu = 449 kV) trong trường hợp chỉ có đường dây Quảng Ninh - Thường Tín
ở chế độ cực đại như trên hình 6.1 và hình 6.2 Chi tiết các giá trị quá áp khi thực hiện đóng lại
một pha ở đầu Quảng Ninh được thống kê trong bảng 6-1.
Còn khi tự động đóng lại chỉ thực hiện ở đầu Thường Tín, giá trị quá áp là 1.36 pu khi có đầy
đủ các phần tử và 1.6 pu (1pu = 449 kV) khi thiếu kháng bù ngang tại Quảng Ninh trong
trường hợp có hai đường dây Quảng Ninh - Thường Tín ở chế độ cực tiểu như trên hình 6.3 và
hình 6.4 Chi tiết các giá trị quá áp khi thực hiện đóng lại một pha ở đầu Thường Tín được
thống kê trong bảng 6.2

Biên độ quá điện áp tính bằng pu (1pu = 449 kV)

Khi có đầy đủ các phần tử Thiếu kháng bù ngang tại Thường Tín

Một mạch Hai mạch Một mạch Hai mạch


Cực Cực Cực Cực
Cực đại Cực đại Cực đại Cực đại
tiểu tiểu tiểu tiểu
1.47 1.35 1.33 1.28 1.54 1.49 1.55 1.47

Bảng 6.1 Giá trị biên độ quá điện áp tạm thời (giá trị quá độ) khi tự động đóng lại một pha chỉ
thực hiện đóng lại tại Quảng Ninh

Biên độ quá điện áp tính bằng pu (1pu = 449 kV)

Khi có đầy đủ các phần tử Thiếu kháng bù ngang tại Quảng Ninh

Một mạch Hai mạch Một mạch Hai mạch


Cực Cực Cực Cực
Cực đại Cực đại Cực đại Cực đại
tiểu tiểu tiểu tiểu
1.2 1.36 1.24 1.36 1.30 1.55 1.50 1.60

Bảng 6.2 Giá trị biên độ quá điện áp tạm thời (giá trị quá độ) khi tự động đóng lại một pha chỉ
thực hiện đóng lại tại Thường Tín
Hình 6.1 Điện áp tại Thường Tín khi SPAR chỉ đóng tại Quảng Ninh

Hình 6.2 Điện áp tại Thường Tín khi SPAR chỉ đóng tại Quảng Ninh khi thiếu kháng bù ngang
tại Thường Tín
Hình 6.3 Điện áp tại Quảng Ninh khi SPAR chỉ đóng tại Thường Tín

Hình 6.4 Điện áp tại Quảng Ninh khi SPAR chỉ đóng tại Thường Tín khi thiếu kháng bù ngang
tại Quảng Ninh

I.2. Tự động đóng lại một pha chỉ cắt ở một đầu đường dây.
Một trong các trường hợp tác động sai của hệ thống tự động đóng lại một pha là mở máy cắt
một đầu đường dây khi không có sự cố. Tính toán trong các chế độ cho thấy, tính huống này
không tạo ra quá điện áp do đường dây 500 kV Quảng Ninh - Thường Tín có chiều dài không
lớn và không có tụ bù dọc.

I.3. Các giải pháp hạn chế quá áp

Để hạn chế quá áp trong trường hợp hệ thống tự động đóng lại một pha (SPAR) tác động
nhầm, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng cho đường dây 500 kV Quảng Ninh -
Thường Tín:

 Để hạn chế biên độ quá điện áp khi đóng, có thể sử dụng hệ thống tự động đóng lại một
pha theo thứ tự, nghĩa là nên đóng ở đầu Thường Tín (hay đầu nhận công suất) trước
khi đóng ở đầu đường dây Quảng Ninh (đầu truyền công suất) với thời gian cách nhau
từ 0.05  0.1 sec.
 Để điều khiển thời gian xuất hiện quá áp trên mỗi pha, mạch đo lường quá áp của bảo
vệ quá áp tại mỗi trạm phải được lắp cho từng pha riêng biệt.
 Có thể bổ sung tính năng nhận biết khi một pha tại một đầu đường dây mở mà không có
một bảo vệ đường dây nào tác động thì truyền tín hiệu cắt ba pha ở cả hai đầu đường
dây vào mạch bảo vệ dự phòng cho đường dây.

II. Phóng điện vào sự cố một pha vĩnh cửu ở đầu đường dây kia.

Quá điện áp tạm thời cao có thể xuất hiện trên các pha không bị sự cố khi phóng điện vào
đường dây đang hở mạch mà có sự cố một pha vĩnh cửu ở đầu đối diện. Giá trị quá điện áp cao
nhất là 1.65pu (1pu = 449 kV) khi phóng điện từ Thường Tín vào sự cố một pha chạm đất vĩnh
cửu tại Quảng Ninh trong chế độ thấp điểm có đầy đủ các phần tử (hình 6.7), còn khi thiếu
kháng bù ngang Quảng Ninh thì giá trị này là 1.84 như trên hình 6.8. Các giá trị quá áp được
thống kê trong các bảng 6.3 và 6.4

Biên độ quá điện áp tính bằng pu (1pu = 449 kV)

Khi có đầy đủ các phần tử Thiếu kháng bù ngang tại Thường Tín
Một mạch Hai mạch Một mạch Hai mạch
Cực Cực Cực Cực
Cực đại Cực đại Cực đại Cực đại
tiểu tiểu tiểu tiểu
1.46 1.40 1.5 1.47 1.3 1.4 1.63 1.57

Bảng 6.3 Giá trị biên độ quá điện áp tạm thời (giá trị quá độ) khi phóng điện từ Quảng Ninh
vào sự cố một pha vĩnh cửu tại Thường Tín

Biên độ quá điện áp tính bằng pu (1pu = 449 kV)

Khi có đầy đủ các phần tử Thiếu kháng bù ngang tại Quảng Ninh

Một mạch Hai mạch Một mạch Hai mạch


Cực Cực Cực Cực
Cực đại Cực đại Cực đại Cực đại
tiểu tiểu tiểu tiểu
1.69 1.82 1.56 1.65 1.71 1.84 1.67 1.77

Bảng 6.4 Giá trị biên độ quá điện áp tạm thời (giá trị quá độ) khi phóng điện từ Thường Tín
vào sự cố một pha vĩnh cửu tại Quảng Ninh
Hình 6.5 Điện áp tại Thường Tín khi phóng điện từ Quảng Ninh vào sự cố vĩnh cửu một pha
tại Thường Tín

Hình 6.6 Điện áp tại Thường Tín khi phóng điện từ Quảng Ninh vào sự cố vĩnh cửu một pha
khi thiếu kháng bù ngang tại Thường Tín

Hình 6.7 Điện áp tại Quảng Ninh khi phóng điện từ Thường Tín vào sự cố vĩnh cửu một pha
tại Quảng Ninh
Hình 6.8 Điện áp tại Quảng Ninh khi phóng điện từ Thường Tín vào sự cố vĩnh cửu một pha
khi thiếu kháng bù ngang tại Quảng Ninh

Thời gian xuất hiện quá áp trong trường hợp này được hạn chế do tác động nhanh của bảo vệ
đường dây. Tuy nhiên phải khoá hệ thống tự động đóng lại một pha (SPAR) khi phóng
điện đường dây để tránh tự đóng lại vào sự cố một pha vĩnh cửu.

III. Quá điện áp do tách lưới

Tính toán trong các chế độ cho thấy, các kịch bản cho tách lưới không tạo ra quá điện áp do
đường dây Quảng Ninh - Thường Tín ngắn và không có tụ bù dọc.

IV. Kiểm tra chống sét van đường dây

Mục đích chính của chống sét van này là bảo vệ đường dây khi có quá điện áp khí quyển cũng
như khi có các quá điện áp đóng cắt lớn. Do vậy chống sét van phải được chọn sao cho không
tác động đối với quá điện áp tạm thời và phải có mức hấp thụ năng lượng đủ lớn trong quá
điện áp đóng cắt. Thông số chống sét van được công ty Tư vấn điện 4 chọn như sau:

 Chống sét van loại ôxít - kẽm đặt ngoài trời.


 Điện áp làm việc liên tục (Uc) : 336 kV
 Điện áp định mức (Ur) : 420 kV
 Khả năng chịu quá áp tạm thời trong 1 sec : 481 kV
 Khả năng chịu quá áp tạm thời trong 10 sec : 447 kV
 Khả năng hấp thụ nhiệt : 8.8 kJ/kV Ur
 Điện áp dư đối với sóng 8/20 µsec : 1089 kV crest
 Điện áp dư đối với sóng 30/70 µsec : 857 kV crest
 Mức cách điện xung sét cơ bản BIL : 1550 kV
 Mức cách điện xung thao tác cơ bản BSL : 1175 kV

Trong phần này sẽ tính toán kiểm tra các thông số sau của chống sét van:

 Khả năng chịu quá điện áp tạm thời.


 Khả năng hấp thụ nhiệt khi có quá điện áp đóng cắt.
 Điện áp tại đầu đường dây khi chống sét tác động (voltage at protected equiment).

a. Kiểm tra khả năng chịu quá điện áp tạm thời

Chống sét van 420 kV (Ur) có thể chịu được quá điện áp là 1.17 pu (491 kV với 1pu = 420 kV)
trong vòng 1 sec và 1.1 (462 kV với 1 pu = 420 kV) trong vòng 10 sec. Khi chuyển sang hệ
thống có điện áp cơ bản là 550/ 3 thì mức quá áp này là 1.55 pu trong vòng 1 sec và 1.46 pu
trong vòng 10 sec.

Quá điện áp tạm thời đã được nghiên cứu ở các mục I, II và III trong chương này có thể tổng
kết như sau:

 Tự động đóng lại chỉ đóng ở một đầu đường dây: Quá điện áp lớn nhất khi có đầy đủ
các phần tử là 1.47 pu (giá trị đỉnh) và xấp xỉ 1.1 pu lúc gần xác lập (trong vòng 1 sec).
 Phóng điện vào sự cố một pha vĩnh cửu ở đầu đối điện: Quá điện áp lớn nhất khi đầy đủ
các phần tử xấp xỉ 1.1 pu lúc gần xác lập (trong vòng 1 sec).

Căn cứ vào kết quả tính toán giá trị quá áp trên, có thể kết luận rằng chống sét van 420 kV (U r)
là phù hợp đường dây 500 kV Quảng Ninh - Thường Tín.

b. Kiểm tra khả năng hấp thụ nhiệt của chống sét.

Như đã nói ở trên chống sét van hạn chế quá điện áp đóng cắt bằng cách hấp thụ năng lượng
nhiệt của xung điện áp đóng cắt. Khả năng hấp thụ năng lượng của chống sét phải lớn hơn mức
năng lượng lớn nhất mà quá điện áp đóng cắt có thể tạo ra trong hệ thống.
Mức năng lượng lớn nhất mà chống sét van phải hấp thụ được tính đối với trường hợp mở cả
hai đầu của một pha khi không sự cố trong trường hợp chỉ có một mạch đường dây vận hành
thiếu một kháng trung tính (mạch đường dây còn lại được tách ra và đã được nối đất) trong chế
độ cực đại. Hiện tượng cộng hưởng điện áp cao sẽ xảy ra trong trường hợp này và sẽ được loại
trừ bởi bảo vệ dự phòng sau 0.1 sec (bảo vệ quá áp). Kết quả tính toán được thể hiện trong
hình 6.9.
nh toán được thể hiện trong hình 6.9.
Hình 6.9 Năng lượng tích lũy và dòng điện phóng qua chống sét van đường dây

Như kết quả tính toán cho thấy, mức dẫn dòng của chống sét van là 42 A và mức hấp thụ năng
lượng là 0.25 MJ sau 0.2 sec. Mức năng lượng này thấp hơn khả năng hấp thụ nhiệt của chống
sét van là 3.693 MJ. Tuy nhiên trong trường hợp mạch đường dây còn lại đã được tách ra
nhưng chưa được nối đất đồng thời sự cố được loại trừ bởi bảo vệ dự phòng (bảo vệ chống từ
chối máy cắt) sau 1.5 sec thì mức cộng hưởng sẽ rất cao, mức hấp năng lượng rất lớn lên đến
xấp xỉ 11 MJ (hình 6.10). Do vậy để đảm bảo an toàn trong vận hành khi tách đường dây ra
khỏi vận hành, nhất thiết phải thực hiện nối đất ngay sau khi tách ra khỏi vận hành đặc
biệt khi mạch đường dây đang vận hành bị thiếu một kháng trung tính đồng thời nên đặt
bảo vệ quá áp cho từng pha như đã khuyến cáo ở Chương III mục II.5.
Hình 6.10 Năng lượng tích lũy trong chống sét van đường dây đối với trường hợp mở
cả hai đầu của một pha khi không sự cố trong trường hợp chỉ có một mạch
đường dây vận hành thiếu một kháng trung tính (mạch đường dây còn lại
được tách ra và chưa được nối đất) và sự cố được loại trừ bằng bảo vệ dự phòng
(bảo vệ chống từ chối máy cắt) sau 1.5 sec trong chế độ cực đại.

c. Điện áp tại đầu đường dây khi chống sét tác động

Như trên đã trình bày, mục đích chính của chống sét van là bảo vệ cách điện của đường dây.
Do vậy điện áp tại đầu đường dây hay nói cách khác là điện áp đặt lên thiết bị được bảo vệ
trong trường hợp xuất hiện quá điện áp đóng cắt lớn nhất phải nhỏ hơn mức cách điện của thiết
bị đó.
Theo mục b quá điện áp đóng cắt lớn nhất được tính đối với trường hợp mở một pha không sự
cố khi chỉ có một mạch đường dây vận hành thiếu một kháng trung tính trong chế độ cực đại.
Hiện tượng cộng hưởng điện áp cao sẽ xảy ra trong trường hợp này và sẽ được loại trừ bởi bảo
vệ dự phòng sau 1.5 sec. Điện áp tại đầu đường dây khi chống sét van tác động được thể hiện
trên hình 6.11.
Hình 6.11 Điện áp trên đường dây khi chống sét van phóng điện

Từ hình 6.11 nhận thấy rằng điện áp tại đầu đường dây khoảng 700 kV (494 kV rms). Điện áp
này thấp hơn mức cách điện cơ bản của đường dây được là 1550 kV và mức cách điện xung
thao tác cơ bản (BSL) của bản thân chống sét là 1175 kV. Như vậy với chống sét van này
hoàn toàn có khả năng bảo vệ đường dây đối với quá điện áp thao tác.
Với mức cách điện cơ bản (BIL) của đường dây là 1550 kV và chống sét van được chọn như
trên, ta sẽ có hệ số biên bảo vệ (protection margin) là 42 %

V. Kết luận

 Tự động đóng lại chỉ đóng ở một đầu đường dây: Quá điện áp lớn nhất khi có đầy đủ
các phần tử là 1.47 pu (giá trị đỉnh) và xấp xỉ 1.1 pu lúc gần xác lập (trong vòng 1 sec).
 Phóng điện vào sự cố một pha vĩnh cửu ở đầu đối điện: Quá điện áp lớn nhất khi đầy đủ
các phần tử là 1.82 và xấp xỉ 1.1 pu lúc gần xác lập (trong vòng 1 sec).
 Hai kịch bản tự động đóng lại chỉ cắt ở một đầu đường dây và tách lưới không tạo ra
quá điện áp tạm thời.
 Chống sét van mà công ty Tư vấn thiết kế điện 4 chọn là phù hợp với đường dây 500
kV Quảng Ninh - Thường Tín.

You might also like