You are on page 1of 9

HORMONE

1. hormone GH:

a. Nguồn gốc, bản chất:

- tế bào ưa acid ở thùy trước tuyến yên.

- polypeptide: 191 aa, KLPT 22000.

b. Tác dụng:

- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: Tăng số lượng, kích thước tế bào các mô, đặc biệt là sự pt
của sụn liên hợp hệ thống xương.

+ Tăng phân chia tế bào  cơ thể lớn lên  phát triển phủ tạng

+ Tăng quá trình cốt hóa xương  xương dài ra.

- Tác dụng lên các quá trình chuyển hóa

+ Chuyển hóa protid:

 Tăng vận chuyển aa vào tế bào  tăng tổng hợp pr


 Tăng hoạt động của mARN  tăng dịch mã tổng hợp pr
 Tăng hoạt động phiên mã của AND  ARN  tăng tổng hợp pr, cung cấp năng lượng, vitamin.
 Giảm quá trình thoái hóa pr, aa.

+ Chuyển hóa lipid:

 Tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ  giải phóng acid béo  tăng sd acid béo để cung cấp năng
lượng.
 Ức chế chuyển hóa glucid thành lipid.

 Tăng sd acid béo làm năng lượng, tiết kiệm pr.

+ Chuyển hóa glucid:

 Giảm sử dụng glucose làm năng lượng


 Tăng dự trữ glycogen trong tế bào đến mức bão hòa
 Giảm vận chuyển Glu vào tế bào  nồng độ Glu trong máu tăng  đái đường.

- Tăng nồng độ phosphor trong máu nên kéo theo Ca2+ vào máu.

- Kích thích tạo hồng cầu.

- Tăng hấp thu Ca2+ ở ruột, dạ dày.

c. Điều hòa:

- Điều hòa chủ yếu bởi GRH và GIH ở vùng dưới đồi.

- Điều hòa bởi somatostatin


- Một số yếu tố thể dịch: nồng độ glu và acid béo trong máu giảm, thiếu pr  kích thích bài tiết
GH

- Yếu tố stress, luyện tập gắng sức  tăng tiết.

Câu 2: HORMON TSH: hormone kích thích tuyến giáp.

a. Nguồn gốc, bản chất:

- tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên

- bản chất glycoprotein, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bị phân giải bởi protease.

b. Tác dụng:

- Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp:

+ Kích thích tuyến phát triển

+ tăng số lượng và kích thước tế bào ở mỗi nang giáp.

+ Phát triển hệ thống mao mạch ở nang giáp

+ Tăng biến đổi các tế bào nang giáp từ dạng khối sang dạng trụ.

- Tác dụng lên chức năng tuyến giáp:

+ Kích thích sự hoạt động của tuyến

+ tăng khả năng iod kết hợp tyrosin

+ tăng phân giải thyroglobulin dự trự trong nang

- Cơ chế: thông qua cAMP.

c. Điều hòa:

- Điều hòa bởi TRH ở vùng dưới đồi.

- Điều hòa ngược âm tính bởi nồng độ hormone tuyến giáp, nông độ iod hữu cơ và thyrosin.

- estrogen, testosterone ức chế bài tiết TSH.

3. HORMON ACTH : kích thích tuyến vỏ thượng thận

a. Nguồn gốc, bản chất:

- tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên.

- polypeptide 39 aa, KLPT 5000.

b. Tác dụng:
- Lên cấu trúc tuyến vỏ thượng thận: tăng sinh tế bào lớp vỏ, đặc biệt là lớp bó và lớp lưới 
tuyến nở to.

- Lên chức năng vỏ thượng thận: tăng sinh hormone cortisol.

- Sử dụng làm nghiệm pháp chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến vỏ thượng thận nguyên
phát hay thứ phát.

- Tác dụng lên não: tăng trí nhớ, liên quan đến nỗi sợ hãi.

- Tác dụng lên tế bào sắc tố: có vai trò như MSH của thùy giữa tuyến yên. Thiếu: Bạch tạng.
Thừa: mang sắc tố da.

c. Điều hòa:

- Điều hòa bởi nồng độ CRH ở vùng dưới đồi.

- Do nồng độ cortisol trong máu: + hoặc –

- Do stress: điều hòa +

- Điều hòa theo nhịp sinh học: cao từ 6-8h, giảm đến thấp nhất lúc 23h.

4. HORMON PROLACTIN: kích thích bài tiết sữa.

a. Nguồn gốc, bản chất:

- tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên.

- Polypeptide 198 aa, KLPT 22500.

b. Tác dụng:

- Ở nữ giới: Kích thích phát triển tuyến vũ, kích thích bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác dụng
của estrogen.

- Nam giới: kết hợp với testosterone kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.

c. Điều hòa:

- Hoạt hóa bởi PRH và PIH ở vùng dưới đồi.

- Dopamin ở vùng dưới đồi ức chế

- Kích thích núm vú gây tăng bài tiết.

5. HORMON FSH, LH: Kích thích tuyến sinh dục.

a. Nguồn gốc, bản chất:

- tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên.


- Là glycoprotein: + FSH: 236 aa, 32000

+ LH: 215 aa, 30000.

b. Tác dụng:

- Nữ giới:

+ FSH:

 Kích thích phát triển nang trứng


 Kích thích tăng sinh tế bào hạt lớp áo trong làm tế bào này tăng sản xuất và tiết dịch nang.

+ LH:

 Phối hợp FSH làm nang trứng phát triển, tiết estrogen
 Làm tế bào lớp áo trong và tế bào hạt biến thành thể vàng  bài tiết estrogen, progesterone.

- Nam giới:

+ FSH:

 Tác dụng lên biểu mô sinh tinh, tăng sản sinh tinh trùng.
 Kích thích ống sinh tinh phát triển  tăng kích thước tinh hoàn.
 Kích thích tế bào sertoli

+ LH: tăng số lượng kích thước tế bào kẽ Leydig  tăng bài tiết testosterone.

c. Điều hòa:

- Điều hòa ngược âm tính bởi hormone sinh dục

+ Testosteron tác dụng lên GnRH ở vùng dưới đồi là chủ yếu

+ Estrogen, Progesteron tác dụng trực tiếp lên tuyến yên.

- Tác dụng điều hòa ngược dương tính của estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt

- Inhibin do tế bào sertoli và tế bào hạt của hoàng thể ức chế bài tiết FSH.

6. HORMON TUYẾN GIÁP:

a.Quá trình tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp:

- Quá trình tổng hợp:

muối iodua (thức ăn)  vc tích cực vào tế bào tuyến giáp(màng đỉnh) ---peroxydase----- dạng
oxy hóa ---iodinase--- gắn iod vào tyrosin ----- MIT, DIT  trùng hợp theo cặp thành T3, T4
 MIT, DIT, T3, T4 gắn với thyroglobulin đi vào lòng nang giáp

- Quá trình bài tiết:


Màng đình thò tua ra(chân giả) vây bắt chất kéo tạo túi ẩm bào  đi vào tế bào  lysosome
tiếp cận, giải phỏng enzyme thủy phân protein  giải phóng T3, T4 khuếch tán vào mao mạch.
MIT, DIT được tách iod để tái sử dụng.

- Vận chuyển hormone:

+ Gắn vào pr huyết tương, chủ yếu là globulin, một phần nhỏ gắn với albumin.

+ T4 nhanh chóng mất 1 Iod chuyển thành T3

+ T3, T4 bị bất hoạt rồi thải qua phân.

b. Tác dụng :

- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể :

+ Kích thích sụn liên hợp hoạt động sinh xương, tăng nhanh cốt hóa xương dài.

+ Tăng phát triển tổ chức thần kinh và tổ chức cơ

 Thúc đẩy phát triển não trong thời kỳ bào thai và những năm đầu sau sinh
 Kết hợp GH điều hòa sự phát triển cân đối của các cơ quan trong cơ thể.

- Tác dụng lên chuyển hóa năng lượng

+ Tăng hoạt động chuyển hóa : tăng tốc độ pứ, tăng sử dụng oxy, tăng chuyển hóa cơ
sở

+ Tăng số lượng, kích thước và hoạt động các ty lạp thể.

+ Tăng vận chuyển ion qua màng do hoạt hóa Na+ K+ ATPase.

- Tác dụng lên chuyển hóa glucid : Gây tăng trên các mặt :

+ Tăng thoái hóa Glucose ở các tế bào.

+ Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan

+ Tăng hấp thu glucose ở ruột.

+ Tăng tân tạo đường từ acid béo và acid amin.

+ Tăng bài tiết insulin.

- Tác dụng lên chuyển hóa lipid : Tăng trên các giai đoạn :

+ Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ dự trữ  acid béo, tăng oxy hóa acid béo sinh năng
lượng

+ Giảm nồng độ cholestoron, phospholipid, Triglicerid ở huyết tương.

- Tác dụng lên chuyển hóa protid:

+ Tăng tổng hợp protein


+ Tăng thoái hóa protein

+ Tăng tổng hợp mARN  tăng tổng hợp pr, tăng hoạt động chức năng của tế bào, phát
triển cơ thể.

- Tác dụng lên hệ tim mạch

+ Tác dụng lên mạch máu: dãn mạch ngoại vi

+ Tăng nhịp tim

+ tác dụng tăng huyết áp (do tim đập nhanh và mạnh)

- Tác dụng lên hệ thần kinh cơ:

+ Lên hệ thần kinh TW:

 Tăng hưng phấn hệ tk.


 Phát triển tổ chức thần kinh về kích thước và chức năng.

+ Lên chức năng cơ: tăng hoạt hóa synap  rút ngắn thời gian dẫn truyền xung động qua
synap: run.

- Tác dụng lên giấc ngủ

- Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác: tăng bài tiết

- Tác dụng lên cơ quan sinh dục, hô hấp, tiêu hóa…

c. Điều hòa:

- Do nồng độ TSH  TRH

- Nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp cao  ức chế bài tiết T3, T4.

- Lạnh, tác nhân stress gây giải phóng nhiều TRH, TSH.

7. HORMON INSULIN

a. Tác dụng lên chuyển hóa glucid:

- Tăng thoái hóa glu ở cơ: bình thường, tb cơ thấm yếu, insulin làm tăng tính thấm glu của tb cơ
 tăng sử dụng glu của tb.

- Tăng dự trữ glycogen ở cơ: glu trong tế bào không sử dụng  glycogen

- Tăng sự thu nhập, dự trữ, sử dụng glucose ở gan:

 sau ăn, nồng độ glu trong máu cao  kích thích tụy bài tiết insulin bất hoạt phosphorylase,
tăng glu vào gan  tăng hoạt tính glucogen synthease tổng hợp glycogen.
 Khi cơ thể hoạt động: C(glu) giảm  giảm tiết insulin  tăng phosphorylase  tăng phân giải
glycogen.
 Quá nhiều glu về gan: insulin chuyển glucose  acid béo  lipoprotein tích trữ ở mô mỡ.

- Ức chế quá trình tân tạo đường do làm giảm hoạt tính các men tham gia quá trình này.

b. Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

- Tăng tổng hợp acid béo từ glucid (chỉ khi glucose quá dư thừa)

- Tăng tổng hợp triglyceride từ acid béo để dự trữ lipid ở mô mỡ: sau tổng hợp triglyceride,
insulin ức chế men lipase để giảm quá trình thoái hóa triglyceride, giảm giải phóng acid béo vào
máu.

c. Tác dụng lên chuyển hóa protein và sự phát triển cơ thể:

- Tăng tổng hợp và dự trữ protein ở các tế bào:

 Tăng vận chuyển aa vào tế bào (phối hợp với GH)


 Tác dụng lên ribosom: tăng tổng hợp pr
 Tăng sao chép AND để tạo mARN  tăng tổng hợp pr chức năng.
 Ức chế thoái hóa pr và aa

- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: Do làm tăng tổng hợp pr  cơ thể phát triển.

d. Cơ chế điều hòa:

- Cơ chế thể dịch:

+ Ảnh hưởng của nồng độ glucose trong máu: điều hòa ngược âm tính.

+ Nồng độ aa tăng  tăng bài tiết yếu, nếu phối hợp glu thì tăng mạnh hơn

+ Vai trò của một số hormone: gastrin, secretin, cck (hormone tiêu hóa)  giúp hấp thu
glucose tốt hơn

+ Hormon nội tiết: glucagon, GH, cortisol,… kích thích bài tiết yếu.

- Cơ chế thần kinh: kích thích giao cảm và phó giao cảm gây tăng tiết nhẹ.

8. HORMON ALDOSTERON:

a. Tác dụng :

- Tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ống thận : asdosteron  hoạt hóa hệ gen nhân tế bào 
tăng tổng hợp enzym và pr vận chuyển  tăng kênh Na+ K+ ATPase

- Tác dụng lên thể tích dịch ngoại bào và huyết áp động mạch :

+ Do tăng hấp thu Na+  áp suất thẩm thấu tăng  kéo nước vào dịch ngoại bào  V
tăng, Huyết áp tăng.
+ Giảm bài tiết asdosteron : Na+ mất nhiều  thế tích dịch ngoại bào, máu giảm 
shock

K+ dịch ngoại bào tăng  tim đập yếu

- Tác dụng lên tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, sự hấp thu ở ruột : tăng hấp thụ Na+

b. Điều hòa :

- Nồng độ Na+ : điều hòa ngược âm tính

- Nồng độ K+ dịch ngoại bào : Nồng độ K+ tăng  tăng tiết aldosteron.

- Vai trò hệ Renin Angiotensin Aldosteron :

Huyết áp động mạch thận giảm  tb cận cầu thận tăng tiết renin  tạo angiotensin II có tác
dụng co mạch và tăng tiết aldosteron  huyết áp tăng lại.

9. CORTISOL :

a. Tác dụng lên chuyển hóa glucid :

- Kích thích tân tạo glucid, do :

+ tăng hoạt tính enzyme chuyển aa thành glucose và glycogen trong tb

+ Tăng huy động aa từ các mô ngoài gan  tăng aa trong gan  tăng tân tạo đường.

- Giảm sử dụng glucose ở tế bào: giảm vừa phải, do ức chế sự oxy hóa NADH thành NAD+ 
ức chế ngược quá trình đường phân.

 Cortisol gây tăng nhẹ đường máu.

b. Tác dụng lên chuyển hóa protein: giảm pr ở tb ngoài gan, tăng pr ở gan

- Giảm pr ở tế bào ngoài gan: giảm tổng hợp và tăng thoái hóa pr, ức chế hình thành ARN,
giảm vc aa vào tế bào.

- Tăng vận chuyển aa từ máu vào tb gan  tăng tổng hợp pr ở gan, tăng tân tạo đường.

- Tăng nồng độ aa huyết tương.

c. Tác dụng lên chuyển hóa lipid:

- Tăng huy động mỡ ở gan và mô mỡ  tăng nồng độ acid béo trong máu

- Tăng oxy hóa acid béo để tạo năng lượng  phân bố lại mỡ trong cơ thể.

d. Các tác dụng khác:

- Tác dụng chống viêm: giảm tất cả các giai đoạn của quá trình viêm, ức chế từ sớm

+ Ổn định màng lysosome: giảm giải phóng enzyme


+ Ức chế enzyme phospholipase A2: enzyme tổng hợp prostaglandin, leutrokin…

+ Giảm sốt do ức chế interleukin-1.

- Tăng chống dị ứng: do cortisol ức chế tổng hợp histamine, serotoninm …

- Tác dụng chống stress:

- Tác dụng lên chuyển hóa muối nước: tăng hái hấp thu Na+ ở ống thận

- Tác dụng lên tế bào máu và hệ miễn dịch:

- Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác

e. Điều hòa bài tiết:

Vùng dưới đồi (CRH)  thùy trước tuyến yên (ACTH)  tuyến vỏ thượng thận(cortisol)

You might also like