You are on page 1of 2

Thực hiện định hướng đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện cũng như đổi

mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2010
– 2011, toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, nhân viên và học sinhtrường THPT
Bình Giang đã hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Và giáo dục KNS là một nội dung trong 5 nội dung của
phong trào thi đua trên. Chính vì vậy mà cán bộ quản lý và giáo viên của trường đã
bước đầu được tiếp cận và làm quen với thuật ngữ “Kỹ năng sống”, mặc dù mức
độ hiểu biết còn chưa nhiều và thể hiện khác nhau ở từng người. Tuy nhiên hoạt
động đó lại được đặt trong bối cảnh thi đua nên kết quả đạt được về mảng giáo dục
KNS còn rất mờ nhạt.
Do còn thiếu một chủ trương rõ ràng và có tính toàn diện về giáo dục KNS
nên đến nay vẫn chưa có những hướng dẫn cần thiết và thích hợp cho các nhà
trường nói chung và trường THPT Bình Giang nói riêng để tiến hành hoạt động
GD này, một lĩnh vực vốn có những đặc điểm riêng so với các lĩnh vực khác.

Do còn thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo dục KNS trong nhà
trường, trước hết là tài liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí
đánh giá… nên nhìn chung đại bộ phận giáo viên của trường còn nhiều lúng túng
trong việc thực hiện hoạt động giáo dục này.

Trong thực tế giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều kĩ năng sống đã được
hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kĩ
năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là kĩ năng sống mà chỉ ở
dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn, chẳng hạn kĩ năng phát hiện và giải
quyết vấn đề, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp cùng các kĩ năng phòng chống thiên
tai, dịch bệnh... Chẳng hạn trong nội dung giáo dục của môn GDCD có nhiều nội
dung liên quan tới giáo dục kĩ năng sống, chẳng hạn như chủ đề tình yêu và gia
đình (bài 12), các phạm trù cơ bản của đạo đức (bài 11) hay vấn đề bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai, dịch bệnh (bài 15) đã chứa đựng các kĩ năng: kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ kinh nghiệm học tập và rèn luyện, kĩ năng cùng
tham gia các hoạt động tập thể... Thực tế cho thấy các kĩ năng này đã được giáo
viên chuyển tải cho học sinh và các em dần chiếm lĩnh được chúng, song giáo viên
lại không nghĩ rằng mình đang thực hiện công việc giáo dục kĩ năng sống.

Chính vì vậy mà trong giáo án của người giáo viên vẫn chưa có nội dung
giáo dục KNS, các bước lên lớp vẫn theo trình tự: Ổn định tổ chức – kiểm tra bài
cũ – dạy bài mới – Củng cố, luyện tập và dặn dò. Giáo viên vẫn là người độc
quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh.Trong hoạt động giáo dục, người giáo
viên vẫn nặng về truyền thụ kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng
xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên...). Chính vì
vậy mà trong nhà trường vẫn xảy ra các hiện tượng học sinh vô lễ với giáo viên,
coi thường bảo vệ và các nhân viên phục vụ trong trường, xem nhẹ nội quy trường
lớp, vẫn xảy ra các vụ xô xát, đánh nhau giữa các học sinh, trong đó có cả học sinh
nữ, nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao
tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã
hội…

You might also like