You are on page 1of 10

Tiếng Việt đây:

Những phần mềm, phần cứng tốt, hay, cần thiết cho dân cơ khí và cơ điện tử:

AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy
nhất là thiết kế 2D; Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm
thiết kế 2D và 3D bao gồm phần mềm Autodesk Inventor và Autodesk
Mechanical Desktop; EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho
các ngành cơ khí chế tạo chính xác và khuôn mẫu;...

1. AutoCAD Mechanical

AutoCAD Mechanical là một giải pháp thiết kế cơ khí cho mục đích duy nhất là thiết kế
2D. Được xây dựng trên nền tảng AutoCAD, AutoCAD Mechanical là lựa chọn tốt nhất
cho thiết kế cơ khí 2D dựa trên AutoCAD. Nó được tối ưu hoá cho thiết kế cơ khí thông
minh, liên kết với bản vẽ và chi tiết sản xuất và nội dung 2D dựa trên các tiêu chuẩn.
AutoCAD Mechanical đưa ra cho khách hàng chức năng điều khiển để để người sử dụng
đổi mới trong việc thiết kế 2D, giảm thời gian tạo và thay đổi bản vẽ 2D và đưa nội dung
3D vào môi trường 2D quen thuộc.

AutoCAD Mechanical dành cho các kỹ sư, người thiết kế và người vẽ cơ khí trong tất cả
các ngành công nghiệp chế tạo bao gồm động cơ, không gian, máy móc công nghiệp và
thương mại, thiết bị điện, thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng và nhiều hơn nữa. Nó
cũng là một giải pháp thích hợp nhất cho người sử dụng AutoCAD thiết kế và vẽ cơ khí
2D.

2. Autodesk Inventor Series

Autodesk Inventor Series là một tập hợp phần mềm thiết kế 2D và 3D bao gồm phần
mềm Autodesk Inventor và Autodesk Mechanical Desktop. Nó đưa ra cho bạn tính linh
hoạt cho việc sử dụng các chức năng của AutoCAD, AutoCAD Mechanical hay Autodesk
Mechanical Desktop, trong khi bạn kham phá ra sức mạnh của kỹ thuật thiết kế 3D mới
nhất với Autodesk Inventor. Autodesk Inventor Series đưa ra chức năng chuyển đổi giữa
các phần mềm mà vẫn bảo vệ sự đầu tư của bạn trong các chương trình 2D bạn đang sử
dụng.
Phần mềm Autodesk Inventor là phần thiết kế 3D đổi mới của Autodesk Inventor Series,
công cụ thiết kế cơ khí chất lượng cao giúp các kỹ sư và nhà thiết kế cơ khí rút ngắn thời
gian thiết kế và đạt được các sản phẩm tốt hơn đưa ra thị trường nhanh hơn. Phần mềm
thiết kế CAD 3D thuận tiện nhất với mức giá trung bình, Autodesk Inventor được biết
đến vì dễ sử dụng không gì bằng và cung cấp cách thức chuyển thiết kế từ 2D sang 3D
nhanh chóng. Phần mềm Autodesk Inventor có thể:

Nâng cao và đơn giản hoá quá trình thiết kế. Làm cho việc tạo và thay đổi thiết kế dễ
quản lý hơn. Quản lý các lắp ráp lớn và phức tạp nhanh hơn các phần mềm thiết kế cơ khí
khác. Cung cấp khả năng miêu tả hình dáng đổi mới được điều khiển bởi ShapeManager
Kernel. Chắc chắn tương thích với DWG. Tích hợp tất cả các khả năng này trong một
chương trình hữu hiệu nhất mà nó dễ nghiên cứu và sử dụng.

3. Autodesk Inventor Professional


Autodesk Inventor Professional các chức năng được cải thiện của Autodesk Inventor
Series với một bộ các lệnh nâng cao được thêm vào cho thiết kế, kiểm tra và thể hiện các
sản phẩm cơ khí. Chỉ với một bộ phần mềm tích hợp nay đủ các sản phẩm bao gồm các
chức năng của Autodesk Inventor, AutoCAD Mechanical, AutoCAD Mechanical Desktop
và các thành phần ứng dụng được thêm vào, các kỹ sư cơ khí và cơ điện tử có thể thiết
kế, phê chuẩn và quản lý tất cả mọi vấn đề của máy móc và tăng và tăng năng suất.
Autodesk Inventor Professional giúp bạn nhanh chóng phát triển mô hình 3D hoàn chỉnh
trong khi đó rút ngắn thời gian để tiếp thị và tăng chất lượng sản phẩm.

Autodesk cung cấp các chức năng đặc trưng cho công việc:

Thiết kế 3D Tube và Pipe: tiết kiệm thời gian và cải thiện các thiết kế tube và pipe của
bạn với môi trường Tube và Pipe của Autodesk Inventor Professional.

Thiết kế 3D Cable và Harness: dựa trên các mẫu kim loại để chọn chiều dài dây điện
bằng tay rấr tốn thời gian và tiên bạc. Bạn có thể thực hiện bước này trong Autodesk
Inventor Professional vì chiều dài dây điện và đường kính ống dây được tự đông tính
toán và xuất ra dữ liệu như danh sách dây và một bảng vật liệu tự động được tạo.

IDF Translator: việc sử dụng các chương trình thiết kế cơ điện tử và máy móc công
nghiệp có liên quan đến độ co rút của sản phẩm và rút ngắn thời gian thiết kế. Bạn có thể
tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất bằng cách nhập IDF 2 hoặc 3 mạch in tạo trong
phần mềm thiết kế PCB kỹ thuật điện tử.

4. MechSoft For Inventor

MechSoft tự động tạo các chi tiết kỹ thuật cơ khí chính xác, quản lí mối liên hệ giữa các
chi tiết trong các lắp ráp phức tạp, kiểm tra và cải thiện giải pháp kỹ thuật trước khi tạo
mẫu, cung cấp một thư viện các chi tiết kỹ thuật, tối ưu hoá thiết kế, tiến hành phân tích
và kiểm tra chiều dài trên chi tiết.

5. COPRA Metal Bender

Thư viện phong phú, bao gồm những phần kim loại tấm tiêu chuẩn dành cho các ứng
dụng HVAC.Tự động tạo các chuyển tiếp tiêu chuẩn vòng tròn-hình chữ nhật -hình cầu.
Các đặc tính đặc biệt dùng trong thiết kế các loại đường viền - Sheetmetal Lofting. Tính
toán loại cạnh phẳng hiệu quả đối với các phần kim loại tròn và loai có cạnh bén với
COPRA.MetalBender Analyser-i.

6. AutoCAD Electrical
AutoCAD Electrical là phần mềm dành cho bất cứ ai thiết kế và sắp xếp biểu đồ điều
khiển ladder hay sơ đồ đấu dây. Nếu thiết kế của bạn bao gồm cả PLC, I/O, điều khiển
động cơ hay các thiết bị điều khiển điện riêng lẻ, AutoCAD Electrical có thể giúp bạn tiết
kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác của bản vẽ.

AutoCAD Electrical sử dụng tập tin DWG của AutoCAD để lưu trữ các thông tin dự án
quan trọng và vì vậy không yêu cầu các cơ sở dữ liệu độc quyền. Kết quả là bạncó thể
hiệu chỉnh và thao tác các bản vẽ AutoCAD Electrical sử dụng phần mềm CAD tiêu
chuẩn và duy trì bản vẽ cuối cùng tương thích với những người sử dụng AutoCAD
khác

7. Magma
Magma là phần mềm thiết kế để mô phỏng dòng nhiệt độ và chất lưu và mô phỏng ứng
suất/sức căng và hiện tượng hình thành vi kết cấu trong quá trình chế tạo khuôn. Magma
có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc khuôn từ khuôn sắt xám và khuôn nhôm
phủ cát đến khuôn thép lớn. Magma có thể áp dụng được cho tất cả các quá trình đúc
khuôn kéo sợi, tối ưu hóa bố trí khuôn kéo sợi, giảm thiểu chu kỳ và đoán được việc hình
thành tất cả các khuyết điểm trước khi cắt kim loại..

8. Moldflow

Moldflow Plastics Insight (MPI) mang đến cho bạn những công cụ mô phỏng tiên tiến để
có thể dự đoán và loại bỏ những vấn đề tiềm ẩn trong sản xuất và cho phép tuỳ chọn thiết
kế phần, thiết kế khuôn và quá trình đúc phun. Các sản phẩm IPM đưa ra nhiều lựa chọn
cho việc sản xuất và các mẫu hình học thiết kế trong các quá trình đúc nhựa.

9. EdgeCAM

EdgeCAM cung cấp các giải pháp tự động hóa cho các ngành cơ khí chế tạo chính xác và
khuôn mẫu. Với EdgeCAM bạn có thể tự động hóa lập trình trên máy CNC, lập và tối ưu
hóa kế hoạch sản xuất. giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng sản
phẩm.

10. MSC.visualNastran 4D
MSC.visualNastran 4D (vN4D) mang đến kỹ thuật mô phỏng cơ khí, kết hợp CAD, sự
chuyển động, FEA và kĩ thuật điều khiển trong một hệ thống duy nhất. Giao diện dễ sử
dụng giúp bạn tạo nhanh các mô hình phức tạp và kiểm tra, cải tiến và kiểm lại các lắp
ráp cơ khí.

11. Microscribe G2
Thiết bị số hóa ba chiều trợ giúp việc thiết kế, chép mẫu trong ngành cơ khí, chế tạo
khuôn mẫu, dựng mô hình ba chiều. Quá trình thiết kế ba chiều cho phép xem xét đối
tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm giảm thiểu sai sót về mặt kỹ thuật trong thiết
kế, giúp định phương án công nghệ chế tạo tối ưu cho sản phẩm.

12. FaroArm
FaroArm là thiết bị quang học mã hoá chính xác, đo trong bất cứ môi trường Point nào và
chọn cánh tay dò để truy bắt điểm nhanh chóng. FaroArm l à một cánh tay đo di động có
độ chính xác cao, được thiết kế cho kỹ thuật chế tạo và điều khiển kích thước trong quá
trình sản xuất. Có 3 dạng mô hình chính, Gold, Silver, và Sterlin, FaroArm có độ chính
xác từ +/-0.001 inches (+/-0.025mm).
Nguồn: Internet (Chỉ trích ra o thêm mắm muối)

pikeman286
Ai có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm về các phần mềm 3D cũng như ứng dụng một
cách chi tiết thì post lên nhé.Chúng ta sẽ cùng trao đổi.

aihansv
Phần mềm Inventor 2008 hỗ trợ đầy đủ Windows Vista
26-10-2007 11:56:58 GMT +7
Ảnh: Microconcepts.
Với bản Service Pack 1, người dùng công cụ mô phỏng kỹ thuật số Inventor 2008 chạy
trên Vista được trải nghiệm khả năng hoạt động tốt hơn của các hệ thống CAD nhờ sự hỗ
trợ của giao diện lập trình ứng dụng Microsoft Direct3D.

Trước khi ra mắt Inventor Service Pack 1, Autodesk đã thu thập nhiều ý kiến phản hồi từ
khách hàng sử dụng hệ điều hành mới nhất của Microsoft nhằm đảm bảo sự kết hợp giữa
Inventor 2008 và Service Pack 1 mang đến hiệu quả từ những kinh nghiệm sử dụng
phong phú.

Một trong số những cải tiến nổi bật nhất là khả năng tận dụng tối đa Direct 3D, một công
nghệ đồ họa cơ bản cho Vista và tất cả các hệ thống Windows 64 bit. Nhờ đó khả năng
thực hiện tác vụ của Inventor 2008 được nâng cao trong khi nhiều hệ thống CAD khác
giảm khi chạy Windows Vista.

Ngoài ra, Inventor 2008 còn hỗ trợ cả card đồ hoạ Direct3D 9 và OpenGL. Những người
sử dụng card đồ hoạ cao cấp nhằm hỗ trợ cho OpenGL có thể tận dụng Windows Vista,
chỉ cần họ có thiết bị Direct3D phù hợp.

Inventor 2008 kèm theo Service Pack 1 hỗ trợ 5 phiên bản Windows Vista Enterprise,
Windows Vista Business, Windows Vista Home Basic, Windows Vista Home Premium và
Windows Vista Ultimate.

aihansv

Bảng đánh giá xếp hạng các phần mềm


CAD/CAM/CAE/CG/RP
Đây là bản đánh giá xếp hạng các phần mềm CAD/CAM/CAE/CG/RP của tạp chí
NIKKEI DESIGN, Japan trong năm 2006. Bảng đánh giá xếp hạng này được bỏ phiếu
bởi 20 chuyên gia hàng đầu về lãnh vực CAD/CAM/CAE/CG/RP của Nhật để tiện cho
chúng ta có thể tham khảo trong việc chọn phần mềm học tập.

Bảng đánh giá được xếp hạng bằng phiếu dựa trên các tiêu chí như : Số lượng người sử
dụng, số cấp quyền được phát hành trong năm 2005, chức năng cũng như tính ưu việt
của software.

Trong phần CAE và RP thì không bỏ phiếu mà xếp hạng dựa theo số lượng máy đã bán
và số lượng cấp quyền phát hành ra thị trường của các hãng chế tạo cung cấp. Chú ý là số
liệu này chỉ là đánh giá khách quan một cách tương đối và sẽ thay đổi theo hàng năm.

1. Các phần mềm CAD cao cấp:

1. Unigraphics NX ...................................20 phiếu.


2. Pro/Engineer Wildfire..............................16 phiếu.
3. I-DEAS NX Series..................................13 phiếu.
4. CATIA Version 5...................................13 phiếu.
5. CATIA/CADAM Solution V4.................12 phiếu.
6. CADDS5i ...............................................10 phiếu.
7. CADCEUS 5..........................................10 phiếu.

2. Các phần mềm CAD trung cấp:

1. Caelum XXen/Design...............................18 phiếu.


2. Autodesk Mechanical Desktop.................18 phiếu.
3. ThinkDesign....................................... ......18 phiếu.
4. SolidWorks........................................ .....17 phiếu.
5. Autodesk Inventor...................................10 phiếu.
6. CADPAC-Fusion....................................10 phiếu.
7. DesignFlow........................................ .......9 phiếu.
8. ICAD/SX Mechanical Pro..........................9 phiếu.
9. MYPAC DRAFT & MODEL....................8 phiếu.
10. OneSpace Designer Modeling....................8 phiếu.
11. Solid Edge.............................................. ..8 phiếu.
12. SolidMX........................................... ........7 phiếu.
13. TOPsolid.......................................... ........6 phiếu.
14. Zunou Century 3D.....................................6 phiếu.

3. Các phần mềm CAD hạng thấp:

1. Alibre Design............................................ .19 phiếu.


2. from.Z ...............................................14 phiếu.
3. Cosmo IntelliCAD 4...................................14 phiếu.
4. IronCAD........................................... .........12 phiếu.
5. MYPAC BASIS CAD.................................10 phiếu.
6. Para Logix............................................. ......4 phiếu.
7. Pro/DESKTOP........................................... .4 phiếu.
8. Solid Station LE..........................................4 phiếu.
9. TURBOCAD Professional.......................... 3 phiếu.
10. Zunou Rapid 3D.........................................1 phiếu.

4. Các phần mềm CAD/CAM 3D

1. Space-E CAA v5 Based...............................19 phiếu.


2. MasterCAM X.............................................19 phiếu.
3. Caelum 2................................................. ....18 phiếu.
4. Matsuura Virtual Gibbs................................17 phiếu.
5. NC-WORKS............................................. ..17 phiếu.
6. PowerShape........................................ ........ 15 phiếu.
7. SURFCAM........................................... .......13 phiếu.
8. E's 3D................................................ ..........12 phiếu.
9. ESPRIT............................................ ............11 phiếu.
10. MYPAC SUPER CAM.................................10 phiếu.
11. SolidStation...................................... ............ 8 phiếu.
12. Tebis .................................................. ......... 8 phiếu.
13. TOOLS............................................. .............8 phiếu.
14. VISI-Series .................................................. ..6 phiếu.
15. VX................................................ .................5 phiếu.
16. Ace CAM............................................... ........4 phiếu.

5. Các phần mềm surface dùng cho công nghiệp thiết kế mỹ thuật.

1. FreeForm .................................................. .20 phiếu.


2. Metris Paraform.......................................... .20 phiếu.
3. ICEMSurf.......................................... .........18 phiếu.
4. Studio|Tool....................................... ..........19 phiếu.
5. Rhinoceros........................................ .........17 phiếu.
6. FresDAM........................................... .........17 phiếu.
7. NEOFORM........................................... ......15 phiếu.
8. Imageware......................................... ...........12 phiếu.
9. RapidForm......................................... ..........10 phiếu.
10.SolidThinking LT..........................................5 phiếu.

6. Các phần mềm CG dùng cho công nghiệp thiết kế mỹ thuật

1. SufRay............................................ ............20 phiếu.


2. 3ds max .................................................. ...19 phiếu.
3. Autodesk VIZ.............................................19 phiếu.
4. Houdini .................................................. .....15 phiếu.
5. LightWave 3D..............................................15 phiếu.
6. Maya 5................................................. ........14 phiếu.
7. Shade .................................................. ........10 phiếu.
8. 3D Atorie............................................ .......... 9 phiếu.
9. CINEMA 4D................................................ .8 phiếu.
10. STRATA 3D Pro.........................................6 phiếu.
11. trueSpace REAL..........................................6 phiếu.
12. Animation Master.........................................3 phiếu.

7. Các phần mềm CAE.

1. Pro/Engineer Simulation
2. ANSYS Multiphysics
3. ANSYS DesignSpace
4. EFD Lab
5. COSMOS DesignSTAR
6. COSMOS FloWorks
7. COSMOS M
8. COSMOS Motion
9. COSMOSWorks
10. Ensight
11. FIELDVIEW
12. GL view
13. JS CAST CAE system dùng cho kỹ thuật đúc kim lọai
14. KUBRIX
15. LMS DADS
16. LMS OPTIMUS
17. LMS SYSNOISE
18. LMS Virtual Lab
19. MSC Dynamic Designer Motion
20. MSC Dytran
21. Navis Works
22. MSC Nastran
23. MSC Patran
24. MSC visual NASTRAN 4D

8. Các phần mềm và máy của kỹ thuật tạo mẫu nhanh RP

1. Dimension 3D Printer
2. e-PARTS
3. FDM Maxum, FDM 3000, prodigy Plus
4. FDM TITAN
5. Invision si 3-D Printer
6. KIRA Solid Center PLT-A4
7. Rapid Meister 2500
8. ThermoJet 3D Printer
9. Z310 System
10. UniRapid 2 (UR2-SP1502)
11. Máy tạo hình thực nghiệm bằng quang học URM-HP301

nguồn site:http://www.hvacr.com.vn

aihansv

NHỮNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ CƠ


KHÍ MẠNH
Để cho chúng ta có thể không bị lạc giữa một rừng phần mềm sử dụng cho chuyên ngành,
để cho chúng ta không tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu những phần mềm có trên
thị trường và tìm ra cho mình một phần mềm phù hợp nhất, mình xin trích bài viết của
một TS (nick: Huythanh trên diễn đàn cơ khí và vật liệu VN http://meslab.org/mes).
Trong thiết kế cơ khí thì có 4 phần mềm chính đáng học đó là :
1) CATIA
2) Unigraphics
3) I-DEAS
4) Pro-Engineer

Dân thiết kế chuyên môn gọi là “Tứ Đại CAD”.


Đây là 4 phần mềm CAD/CAM/CAE cao cấp nhất mà các tập đoàn thiết kế chế tạo lớn
dùng. Nếu học để có thể dễ làm việc và dễ kiếm việc ở nước ngoài hoặc vào các công ty
ngoại quốc thì nên học CATIA và Unigraphics . Học Pro-E cũng tốt nhưng mà khả năng
tìm được việc làm với Pro-E cũng rất ít .Phần nhiều các hãng lớn chỉ dùng Pro-E để tính
CAE . CAD của Pro-E thì thua xa UG và CATIA . CAM thì Pro-E và CATIA thua xa UG.
CAE thì Pro-E mạnh hơn CATIA và UG. Tuy nhiên trong các phiên bản mới nhất của UG
và CATIA thì có kèm thêm những tính năng mới mạnh nhất của NASTRAN và ANSYS
nên có thể nói về CAE hiện tại cả 3 ngang nhau .

Pro-E là phần mềm CAD đầu tiên đưa ra lý luận Parametric và phương pháp dựng hình
dựa trên cơ sở ” khắc hình ” nên rất mạnh về Solid , còn CATIA và UG là 2 phần mềm
thuộc về trường phái “Dán hình” nên rất mạnh về Surface để dựng mặt cong tự do trong
thiết kế , design, do đó trong lĩnh vực thiết kế xe hơi và máy bay CATIA và Unigraphics
được dùng nhiều hơn Pro-E.
Em cũng nên biết là trong CAD có 3 trường phái tượng trưng cho kỹ thuật dựng hình 3
chiều đó là
1) Pro-E, SolidWorks, SolidEdge với trường phái “Khắc hình”, tức dựng hình theo
nguyên tắc tạo một khối Solid , rồi theo đó khắc , cắt , dán boss v.v.. giống như điêu khắc
trên gỗ.
2) CATIA, Unigraphics, Rhinoceros , Space-E (Grade-CUBE) với trường phái “Dán
hình”,từ chuyên môn gọi là thủ pháp LampShade. Tức là giống như công việc dán lồng
đèn , tạo hình từ những mặt cong phức tạp trên cơ sở những đường cong biên 3 chiều.
Sau đó mới dùng từ mặt phức hợp Surface để tạo khối Solid. Đây là lý do vì sao trong
ngành công nghiệp xe hơi người ta dùng nhiều CATIA và UG.
3) Latticer Designer, ThinkDesign với trường phái “Nắn hình” ( giống như công việc của
những người làm đồ gốm , với các thao tác làm việc nắn, kéo giãn , tạo hình với đất sét
vậy) . Đây là kỹ thuật dựng hình CAD 3D dùng trong ngành mỹ thuật công nghiệp là một
kỹ thuật dựng hình sẽ rất mạnh trong tương lai .Ngoài 4 phần mềm trên thì có các phần
mềm hạng trung để thiết kế là Solid Works, SolidEdge, Mechanical desktop, CADCEUS
ThinkDesign là 5 phần mềm hạng trung nổi tiếng.
Nếu muốn đi chuyên sâu về các lĩnh vực chế tạo khuôn đúc kim loại hoặc nhựa thì nên
học các phần mềm chuyên dụng làm khuôn là Space-E, Cimatron, MasterCAM là 3 phần
mềm đáng học. Trong đó Space-E của Japan là phần mềm tương đối dễ học nhất. Độ
chính xác cao , được dùng rất nhiều trong lĩnh vựa gia công khuôn sắt và khuôn gỗ .
Cimatron một phần mềm nổi tiếng của Do thái cũng được dùng rất nhiều , các thư viện
khuôn trong Cimatron rất tiện lợi cho việc thiết kế khuôn , tính năng không thua “Mold
Tooling Design” của CATIA hay “Mold Wizard” của UG. MasterCAM thì CAM rất tiện
lợi , dễ học nhưng độ chính xác không cao, không tiện lợi cho thiết kế khuôn vì không có
các phần hỗ trợ thiết kế khuôn tự động như CATIA , không chú ý kỹ phần tolerance trong
quá trình chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang CAM thì rất nguy hiểm trong quá trình gia
công NC. Ba phần mềm trên chỉ mạnh về CAM dùng để gia công chứ không được dùng
để thiết kế .Ngoài ra , nếu không có khả năng tiếp cận các phần mềm lớn ở trên thì có thể
học AutoCAD , đây là phần mềm rẻ tiền , được nhiều người sử dụng. Nhưng các tính
năng vê thiết kế thì không bằng các phần mềm cao cấp. Theo tôi thì ở mức độ thiết kế và
làm việc ở Việt nam thì không cần đến “Tứ Đại CAD”, cỡ AutoCAD hay cao hơn một
chút như SolidWorks là có thể làm việc được rồi . Tuy nhiên muốn nhìn đến tương lai xa
hơn một chút thì nên học “Tứ đại CAD”. Ở Việt nam CATIA được dùng trong HONDA
và Toyota, Ford. UG được dùng trong ISUZU, NISSAN, CITIZEN Machinary các hãng
xưởng dính líu đến GMC. I-DEAS được dùng cho các hãng con trực thuộc NISSAN,
Mazda. Trong thời gian còn sinh viên thì nên cố gắng học nhiều về kỹ thuật thiết kế.
Thực ra CAD chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong thiết kế mà thôi. Phải luyện tập nhiều về ý
tưởng thiết kế. Cùng một sản phẩm nhưng có thể dùng nhiều cách để thiết kế và tìm ra
cách tối ưu nhất, dễ gia công nhất.
Tôi có làm việc với một vài kỹ sư trẻ từ Việt nam mới sang tu nghiệp và tôi thấy có một
điều mà tôi nghĩ ở Việt nam các kỹ sư cơ khí ít được dạy trong đại học đó là “Thiết kế
theo tiêu chuẩn quy cách” , có thể là ở Việt nam chưa có một chuẩn mực quy cách chính
xác về cơ khí. Ở Nhật sinh viên cơ khí tối thiểu phải nắm được quy cách JIS trong thiết
kế. Ốc vít, ổ pi , đai truyền v.v.. đều có quy cách và không phải tùy ý muốn vẽ kiểu gì vẽ.
Trong vùng Á châu ảnh hưởng cơ khí của Nhật có thể nói rất mạnh và quy cách JIS của
Nhật cũng là quy cách thiết kế mà người Korean và Trung Quốc dựa theo, do đó nếu
được em nên học thêm về JIS hay ISO là những quy cách mà người thiết kế cơ khí cần
biết. Sự khác nhau giữa “Tứ đại CAD ” và các phần mềm hạng trung đó chính là sự hỗ
trợ thiết kế theo quy cách chuẩn chứ không chỉ thuần dựng hình và quản lý dữ
liệu.huythanh (TS cơ khí ở Nhật)

aihansv
Trích dẫn(pikeman286 @ Jan 9 2008, 08:15 AM)
search cái này ở đâu mà post toàn tiếng Anh lên vậy bạn.Nhìn oải quá trời.

Đừng có oải, dính tới IT mà không chịu học tiếng Anh chút chút, chút chút thôi, thì mới
cực kỳ oải, trường kỳ oải, oải trên từng cây số, oải khắp châu thân, oải suốt đêm ngày đó
bạn, và đó cũng là kinh nghiệm bản thân. Tôi muốn trả lời bạn, nhưng "ông" điều hành có
ý kiến quá xá hay, đúng ý tôi quá, nay mạo muội trích dẫn lời của "ổng":

You might also like