You are on page 1of 60

Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.

s Trần Thanh Trúc

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi đã đƣợc học qua phần lý thuyết về các quá trình và thiết bị cơ bản trong
công nghệ chế biến thực phẩm, nay chúng em đƣợc trực tiếp thiết kế một thiết bị
nhằm phục vụ cho ngành công nghệ thực phẩm nhƣ thiết bị cô đặc. Và đây cũng là cơ
hội để chúng em có thể hiểu hơn về cách thiết kế một thiết bị dùng trong chế biến thực
phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp cho sinh viên chúng em có đƣợc kỹ năng sáng tạo, cũng
nhƣ trong thƣ viện,…

Đƣợc sự hƣớng dẫn của cô Trần Thanh Trúc, em đã thực hiện niên luận kỹ
thuật thực phẩm với đề tài:“Thiết kế hệ thống cô đặc 2 nồi dung dịch nước cà chua”
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện niên luận, nhƣng với kiến thức
còn hạn chế, quyển niên luận này vẫn có những thiếu sót không mong muốn, rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy, cô cũng nhƣ các bạn ngành Công nghệ thực
phẩm để bản thân rút ra kinh nghiệm và thành công hơn trong những đề tài tiếp theo.
Cuối cùng, xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ thực
phẩm đã tạo điều kiện cho em thực hiện niên luận này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của cô Trần Thanh Trúc và thầy Nguyễn Văn Mƣời trong suốt thời gian thực hiện
niên luận cùng các anh chị trong ngành cũng nhƣ các bạn cùng lớp.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

Lâm Phạm Quốc Trí

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 1


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
PHẦN 1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................7
1.1. Tổng quan về nguyên liệu cà chua ............................................................................7
1.1. Quá trình cô đặc ........................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................8
1.1.2. Thiết bị cô đặc ................................................................................................8
PHẦN 2. THIẾT B Ị CHÍNH ........................................................................................... 10
2.1. Cân bằng vật chất................................................................................................... 10
2.11. Tổng lƣợng hơi thứ bốc lên trong quá trình cô đặc ................................ 10
2.1.2. Lƣợng hơi thứ phân bố trong từng nồi ..................................................... 10
2.1.3. Nồng độ cuối của dung dịch trong từng nồi ............................................ 11
2.2. Cân bằng năng lƣợng............................................................................................. 11
2.1.1. Xác định áp suất và nhiệt độ môi nồi ....................................................... 11
2.1.2. Xác định tổng tổn thất nhiệt độ ................................................................. 12
2.1.3. Hiệu số nhiệt độ hữu ích và nhiệt độ sôi dung dịch ............................... 15
2.1.4. Xác định nhiệt dung riêng dung dịch ....................................................... 16
2.1.5. Lƣợng hơi đốt và lƣợng hơi thứ của mỗi nồi .......................................... 17
2.1.6. Kiểm tra lại giả thiết phân bố hơi thứ ở từng nồi.................................... 19
2.3. Tính bề mặt truyền nhiệt ....................................................................................... 19
2.1.1. Lƣợng nhiệt do hơi đốt cung cấp .............................................................. 19
2.1.2. Hệ số truyền nhiệt K của mỗi nồi ............................................................. 19
2.4. Kích thƣớc buồng đốt ............................................................................................ 25
2.1.1. Số ống truyền nhiệt ..................................................................................... 25
2.1.2. Ống tuần hoàn trung tâm............................................................................ 25
2.1.3. Đƣờng kính trong buồng đốt ..................................................................... 27
2.5. Kích thƣớc buồng bốc ........................................................................................... 27
2.6. Đƣờng kính các ống dẫn ....................................................................................... 28
2.1.1. Đối với dung dịch và nƣớc ngƣng ............................................................ 29
2.1.2. Đối với hơi bão hòa .................................................................................... 29
2.7. Tổng kết thiết bị chính .......................................................................................... 31

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 2


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 3. THIẾT B Ị PHỤ - THIẾT BỊ NGƢNG TỤ B AROMET.......................... 32


3.1. Lƣợng nƣớc lạnh cần thiết để ngƣng tụ .............................................................. 32
3.2. Thể tích không khí và khí không ngƣng c ần hút ra khỏi Baromet .................. 32
3.3. Kích thƣớc chủ yếu của thiết bị ngƣng tụ ........................................................... 33
3.1.1. Đƣờng kính trong........................................................................................ 34
3.1.2. Kích thƣớc tấm ngăn .................................................................................. 34
3.1.3. Chiều cao thiết bị ngƣng tụ........................................................................ 35
3.1.4. Kích thƣớc ống Baromet ............................................................................ 37
PHẦN 4. TÍNH CƠ KHÍ .................................................................................................. 39
4.1. Chiều dày thiết bị ................................................................................................... 39
4.1.1. Nồi 1 ............................................................................................................. 39
4.1.2. Nồi 2 ............................................................................................................. 45
4.2. Vỉ ống ...................................................................................................................... 50
4.3. Hệ thống tai đỡ ....................................................................................................... 51
4.1.1. Khối lƣợng vật liệu ..................................................................................... 51
4.1.2. Khối lƣợng nƣớc ......................................................................................... 53
4.4. Mặt bích .................................................................................................................. 55
4.1.1. Để nối các ống dẫn ..................................................................................... 55
4.1.2. Để nối các bộ phận của thiết bị ................................................................. 57
4.5. Một số chi tiết khác ............................................................................................... 57
4.1.1. Chọn cửa vào vệ sinh và sữa ..................................................................... 57
4.1.2. Kính quan sát ............................................................................................... 57
4.1.3. Đệm làm kín ................................................................................................ 57
PHẦN 5. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔ ĐẶC ..................................................................... 58
5.1. Hệ thống cô đặc 2 nồi xuôi chiều ........................................................................ 58
5.2. Thuyết minh quy trình........................................................................................... 58

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 3


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1-1. Thành phần hóa học của cà chua .........................................................................8
Bảng 2-1. Nhiệt độ và áp suất hơi mỗi nồi ........................................................................ 12
Bảng 2-2. Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng cao ............................................................ 13
Bảng 2-3. Bảng tóm tắt tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh ....................................... 15
Bảng 2-4. Tổng tổn thất nhiệt độ trong hệ thống cô đặc ................................................. 15
Bảng 2-5. Nhiệt dung riêng của dung dịch nƣớc cà chua................................................ 17
Bảng 2-6. Các thông số về năng lƣợng .............................................................................. 18
Bảng 2-7. Tổng hợp lƣợng nhiệt do hơi đốt cung cấp của hai nồi cô đặc ..................... 19
Bảng 2-8. Nhiệt tải riêng q1 phía hơi ngƣng ..................................................................... 22
Bảng 2-9. Hệ số cấp nhiệt theo nhiệt độ sôi...................................................................... 23
Bảng 2-10. Nhiệt tải riêng q2 phía dung dịch sôi.............................................................. 23
Bảng 2-11. Hiệu số nhiệt độ hữu ích.................................................................................. 24
Bảng 2-12. Bề mặt truyền nhiệt .......................................................................................... 24
Bảng 2-13. Kích thƣớc buồng bốc...................................................................................... 28
Bảng 2-14. Kích thƣớc các ống dẫn ................................................................................... 30
Bảng 2-15. Bảng tóm tắt thiết bị chính .............................................................................. 31
Bảng 3-1. Kích thƣớc cơ bản của thiết bị ngƣng tụ Baromet ......................................... 36
Bảng 4-1. Tổng hợp chiều dày buồng đốt và buồng bốc ................................................. 50
Bảng 4-2. Thể tích thép đã sử dụng.................................................................................... 52
Bảng 4-3. Thể tích thép sử dụng cho đáy và nắp thiết bị ................................................ 53
Bảng 4-4. Thể tích nƣớc ...................................................................................................... 54
Bảng 4-5. Chân thép đối với thiết bị thẳng đứng ............................................................. 55
Bảng 4-6. Mối ghép bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn ................................ 56
Bảng 4-7. Mối ghép bích giữa thân với đáy và nắp ......................................................... 57

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 4


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

DANH SÁCH HÌNH


Hình 2-1. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình cô đặc .............................................. 13
Hình 2-2. Sơ đồ khối hệ thống cô đặc hai nồi ............................................................... 17
Hình 2-3. Sự truyền nhiệt từ hơi đốt qua thành ống đến dung dịch ....................... 20
Hình 5-1. Hệ thống cô đặc 2 nồi xuôi chiều .................................................................. 58

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 5


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

QUY ƢỚC KÝ HIỆU


Để đơn giản trong việc chú thích tài liệu, quy ƣớc k‎ý hiệu nhƣ sau:

- [AI – x] – Sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ hóa chất, tập 1. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật

- [AII – x] – Sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ hóa chất, tập 2. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật

- [B – x] – Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến thực phẩm đa dụng, T.S
Phan Văn Thơm.

Với: x: số trang

Số chỉ công thức, bảng, hay địa chỉ trang web đƣợc ghi trong dấu ( )

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 6


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 1. GIỚI THIỆU


1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU CÀ CHUA

- Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
là loại rau ăn quả, họ Cà (Solanaceae). Quả có chứa nhiều vitamin C nên có vị chua.
Cây cà chua có 2 loại hình sinh trƣởng: có hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài ngày, tự
thụ phấn. Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn,
dẹt, có cạnh, có múi…

- Cà chua thuộc họ cây Bạch anh, các loại cây trong họ này thƣờng phát triển từ 1 đến
3 mét chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây
khác ví dụ nho. Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trƣờng sống bản địa của
nó, nhƣng nay nó đƣợc trồng nhƣ một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới.
- Cây cà chua có thể sinh trƣởng trên nhiều loại đất khác nhau nhƣ đất sét, đất cát, đất
pha cát,có độ pH= 6 – 6,5. Đất có độ ẩm cao và ngập nƣớc kéo dài sẽ làm giảm khả
năng sinh trƣởng của cây cà chua. Nhiệt độ thích hợp cho cà chua để đạt năng suất
cao, chất lƣợng tốt là khoảng 21 – 24 độ C và thời tiết khô.Ở Việt Nam, cây cà chua
đƣợc xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục
ngàn ha, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía Bắc. Hiện nay có một số
giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây Nguyên và
Nam Bộ nên diện tích ngày càng đƣợc mở rộng. Nhiều giống cà chua lai ghép chất
lƣợng tốt đƣợc phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lƣợng
đã đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới.

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 7


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng Thành phần hóa học của cà chua

Bảng 1-1. Thành phần hóa học của cà chua

Thành phần Tỷ lệ

Nƣớc 93,5%

Đƣờng 3,8%

Protein 0,6%

Béo 0,1%

Carbohyrate 4,59%

Chất tro 1,21%

Chất xơ 0,8%

(Nguồn:http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/show/2415 )

1.1. QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC


1.1.1. Khái niệm
Cô đặc là quá trình loại bỏ nƣớc trong dung dịch có nồng độ thấp nhằm nâng
cao nồng độ chất rắn hòa tan trong nƣớc, tạo điều kiện cho quá trình chế biến tiếp
theo, giảm thể tích vận chuyển, bảo quản thực phẩm…
Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cô đặc:
- Tốc độ truyền nhiệt đến dung dịch.
- Nhiệt lƣợng cần thiết cho 1kg nƣớc bay hơi.
- Áp suất hoạt động của thiết bị.
- Thay đổi hóa học trong quá trình cô đặc.
Các thông số cần quan tâm khi thiết kế quá trình cô đặc:
- Nhiệt độ tối đa ( <100 o C).
- Khả năng đảo trộn để làm tăng hệ số truyền nhiệt bề mặt gia nhiệt.
- Độ nhớt dung dịch và độ hòa tan các chất.
- Sự tạo bọt trong quá trình cô đặc.
1.1.2. Thiết bị cô đặc
1.1.2.1. Giới thiệu các thiết bị cô đặc
Ngƣời ta thƣờng phân loại thiết bị cô đặc theo các cách sau.

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 8


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Theo sự bố trí bề mặt đun nóng: nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng.
Theo chất tải nhiệt: đun nóng bằng hơi (hơi nƣớc bão hòa, hơi quá
nhiệt), bằng khói lò, chất tải nhiệt có nhiệt độ cao (dầu, nƣớc có áp suất
cao…), bằng dòng điện.
Theo chế độ tuần hoàn: tuần hoàn tự nhiên, tuần hoàn cƣỡng bức…
Theo cấu tạo bề mặt đun nóng: vỏ bọc ngoài, ống xoắn, ống chum.
Trong công nghiệp hóa chất thƣờng dung các thiết bị cô đặc đun nóng
bằng hơi, loại này bao gồm các phần chính sau.
Phòng đốt – bề mặt truyền nhiệt.
Phòng phân ly hơi – khoảng trống để tách hơi thứ ra khỏi dung dịch.
Bộ phận tách bọt – dùng để tách những giọt lỏng do hơi thứ mang theo.
Một số loại thiết bị cô đặc chủ yếu.
 Thiết bị cô đặc có ống tuần hoàn trung tâm.
 Thiết bị cô đặc phòng đốt treo.
 Thiết bị cô đặc loại phòng đốt ngoài.
 Thiết bị cô đặc loại có tuần hoàn cƣỡng bức.
 Thiết bị cô đặc loại màng.
 Thiết bị cô đặc có vành dẫn chất lỏng.
 Thiết bị cô đặc loại roto.
1.1.2.2. Thiết bị cô đặc hai nồi có ống tuần hoàn trung tâm

 Ƣu điểm:
- Tận dụng đƣợc lƣợng nhiệt trong hơi nƣớc thoát ra.
- Giảm đƣợc thời gian cô đặc dung dịch.
 Nhƣợc điểm:
- Đầu tƣ nhiều thiết bị.
- Kích thƣớc thiết bị nhỏ nhƣng chiếm lƣợng không gian nhiều hơn

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 9


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 2. THIẾT BỊ CHÍNH


2.1. CÂN BẰNG VẬT CHẤT
2.1.1. Tổng lƣợng hơi thứ bốc lên trong quá trình cô đặc
Chọn căn bản tính là 1 giờ hoạt động.

Gđ xđ Gc xc
Cô đặc

Trong đó:
- Gđ, Gc lần lƣợt là khối lƣợng dung dịch ban đầu vào hệ thống và khối lƣợng sản
phẩm tạo thành, kg/h
- xđ, xc lần lƣợt là nồng độ dung dịch ban đầu và nồng độ sản phẩm tạo thành, %
khối lƣợng.
- W là tổng lƣợng hơi thứ bốc lên trong quá trình cô đặc.
Theo số liệu ban đầu ta có:
 Gđ = 2000 kg/h
 xđ = 8%
 xc = 40%
Cân bằng vật chất toàn hệ thống ta đƣợc: Gđ = Gc + W, kg/h
 W = 2000 - Gc
Ta lại có: Cân bằng vật chất khô trong hệ thống ta có:
Gđ.xđ = Gc.xc

 Gc = = = 400 kg/h

Vậy tổng lƣợng hơi thứ bốc lên sẽ là: W =2000 –400 = 1600 kg/h
2.1.2. Lƣợng hơi thứ phân bố trong từng nồi
Gọi W1 , W2 là lƣợng hơi thứ bốc lên trong quá trình cô đặc ở nồi 1 và nồi 2, kg/h
Theo kết quả tính toán trên ta có: W = W1 + W2 = 1600 kg/h (1)
Mặt khác:
Giả sử lƣợng hơi thứ trong từng nồi là:

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 10


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

W1
= 1 (2)
W2

Từ (1) và (2) ta đƣợc W1= W2 = 800 kg/h


Kết quả tính W1, W2 trên là kết quá tính toán lý thuyết, sau khi tính toán thực tế ta sẽ
so sánh lƣợng hơi thực tế và lƣợng hơi lý thuyết nếu <5% thì ta sẽ chấp nhận giả
thuyết trên.
2.1.3. Nồng độ cuối của dung dịch trong từng nồi

W W
Gđ xđ G1 x1 Gc xc
Nồi 1 Nồi 2

Gọi G1 , x1 lần lƣợt là khối lƣợng và nồng độ dung dịch ra khỏi nồi cô đặc 1.
- Đối với nồi 1:
Cân bằng vật chất hệ thống cô đặc 1: Gđ = G1 + W1, kg/h ) (1)
Cân bằng vật chất khô trong hệ thống cô đặc 1: Gđ.xđ = G1.x1 (2)
Từ (1) ta đƣợc G1 = 2000 - 800 = 1200 kg/h
Thay G1 = 1200 kg/h vào (2) ta đƣợc x1 = 13,33%
- Đối với nồi 2:
Nồng độ của dung dịch ra khỏi nồi 2 sẽ là nồng độ của sản phẩm cuối khi ra khỏi
hệ thống cô đặc: x2 = xc = 40% = 0,4
Nồng độ trung bình nồi 1:

xtb1 = = 10,665%

Nồng độ trung bình nồi 2:

xtb2 = = 26,665%

2.2. CÂN BẰNG NĂNG LƢỢNG


2.1.1. Xác định áp suất và nhiệt độ môi nồi
- Chọn áp suất hơi đốt đầu và áp suất ở thiết bị ngƣng
+ Chọn P hđ1 = 1,461 at tƣơng ứng với nhiệt độ hơi đốt là Thđ1 = 110 o C.
+ Chọn P ng = 0,1605 at tƣơng ứng với nhiệt độ là Tng = 55
Vậy hiệu số áp suất của hệ thống là:

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 11


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

- - (1)

Trong đó:
- P 1 = P hđ1 –P hđ2 là hiệu số áp suất hơi đốt vào nồi I và nồi II.
- P 2 = P hđ2 – P ng (3)là hiệu số áp suất hơi đốt vào nồi II và tháp ngƣng tụ.
Giả thiết tỉ số giửa hiệu số áp suất của nồi 1 và nồi 2 là

(2)

Từ (1) và (2) ta tính đƣợc: P 1 = 0,831 at ; P 2 = 0,461 at


Thay giá trị P 2 vào (3) ta đƣợc 0,461= P hđ2 – 0,169 => P hđ2 = 0,63 at
Tra bảng I.250 [AI – 312] ta đƣợc Thđ2 = 86,62 oC
 Tht1 = Thđ2 + 1 oC = 87,62 oC (do tổn thất nhiệt trên đƣờng ống)
Từ kết quả tính toán trên ta thu đƣợc các số liệu sau:
Bảng 2-1. Nhiệt độ và áp suất hơi mỗi nồi

Nồi 1 Nồi 2 Tháp ngƣng tụ


Loại o o
T ( C) P (at) T ( C) P (at) P (at) T (oC)
Hơi đốt 110 1,461 86,62 0,6304
Hơi thứ 87,62 0,6304 56 0,169 0,169 55

2.1.2. Xác định tổng tổn thất nhiệt độ


2.1.2.1. Tổn thất nhiệt độ do nồng độ nâng cao (Δ’)
Δ’ đƣợc xác định theo công thức gần đúng của Tisencô:

2
Tm
Δ’ = Δ0’.f , o C - Với: f =16,2. [AII – 59] – (VI.10)
r

Trong đó:

Δo’: tổn thất nhiệt độ ờ áp suất thƣờng (Δ0’ có thể đƣợc tra từ
http://www.sugartech.co.za/bpe/index.php do cô đặc có tuần hoàn dung dịch nên tra
theo nồng độ cuối và ứng với nhiệt độ hơi thứ).
f: hệ số hiệu chỉnh vì thiết bị cô đặc thƣờng làm việc ở áp suất khác với áp suất
thƣờng.

r :ẩn nhiệt hóa hơi của dung môi ở áp suất làm việc, ( J/kg ), [B-39]

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 12


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Tm: nhiệt độ của dung môi nguyên chất ở áp suất làm việc ( = nhiệt độ hơi thứ), K

Dựa vào các dữ kiện trên và sổ tay quá trình và thiết bị Công nghệ hóa chất, tập 2
ta xác định đƣợc tổn thất do nhiệt độ nâng cao.

Bảng 2-2. Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng cao

Nồi x (%) Tht (0 C ) ∆’0 (o C) r (J/kg) Tm (o C) f ∆' (o C)


1 13,33 87,62 0,15 2291720 360,62 0,91927658 0,137891
2 40 56 0,81 2365940 329,00 0,74114483 0,600327

Hình 2-1. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình cô đặc


2.1.2.2. Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh tăng cao, Δ’’

1 –2: Nhiệt độ hơi đốt.

3: Nhiệt độ sôi của dung dịch ở đáy ống truyền nhiệt.

4: Nhiệt độ sôi trung bình của dung dịch.


SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 13
Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

5 – 6: Nhiệt độ sôi của dung dịch và của hơi thứ ngay trên mặt thoáng.

7: Nhiệt độ hơi thứ ở thiết bị ngƣng tụ

Áp suất hơi thứ dung dịch thay đổi theo chiều sâu của dung dịch: Ở trên bề mặt dung
dịch thì bằng áp suất hơi trong buồng bốc, còn ở đáy thì bằng áp suất trên bề mặt cộng
với áp suất thủy tĩnh của cột dung dịch kể từ đáy ống. Trong tính toán ta thƣờng tính
theo áp suất trung bình của dung dịch.

Ta có công thức tính áp suất trung bình của dung dịch nhƣ sau:

P tb = P’ + ΔP , N/m2

h2
ΔP = (h1 + ).ρs.g, N/m2 [AII – 60] – (VI.12)
2
s
ρs = , kg/m3
2

Với: P’: áp suất hơi trên bề mặt dung dịch ( = áp suất hơi thứ) , N/m2.

ΔP : áp suất thủy tĩnh kể từ mặt dung dịch đến giữa ống , N/m2

h1 : chiều cao của lớp dung dịch sôi kể từ miệng trên ống truyền nhiệt đến mặt
thoáng của dung dịch, m

h2 : chiều cao của dung dịch chứa trong ống truyền nhiệt, m

ρs : khối lƣợng riêng của dung dịch khi sôi, kg/m3

g : gia tốc trọng trƣờng, g = 9,81 m/s 2

Nếu biết đƣợc áp suất thủy tĩnh ta sẽ tính đƣợc áp suất trung bình (P tb) ở từng nồi

- Nồi 1: P tb1 = P ht1 + ΔP 1 , N/m2

- Nồi 2: P tb2 = P htt2 + ΔP 2 , N/m2

Nhiệt độ tổn thất do áp suất thủy tĩnh ở các nồi bằng hiệu số giữa nhiệt độ trung
bình (Ttb) và nhiệt độ của dung dịch trên mặt thoáng (Tmt ).

- Nồi 1: Δ1’’ = Ttb1 – Tmt

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 14


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

- Nồi 1: Δ2’’ = Ttb2 – Tmt

- Cả 2 nồi: Σ’’= ’’1 + ’’2

Chọn chiều cao của lớp dung dịch sôi kể từ miệng trên ống truyền nhiệt đến mặt
thoáng của dung dịch ở nồi 1 và nồi 2 bằng nhau: h1 = 0,4 m

Chiều cao của dung dịch chứa trong ống truyền nhiệt: h2= 1,2m.

Khối lƣợng riêng đƣợc tra dựa vào nồng độ cuối của sản phẩm ra khỏi nồi 1 và
nồi 2 và ứng với nhiệt độ hơi thứ từ (http://www.sugartech.co.za)

Bảng 2-3. Bảng tóm tắt tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh

Pht
Nồi xtb (%) Tht(o C)  kg/m3) P (at) P tb (at) Ttb(oC)  ’’(oC)
(at)

1
10,665 87,62 0,6304 1007,9 0,0504 0,6808 88,63 1,02
2
26,665 56,00 0,169 1095,3 0,0548 0,2238 61,99 5,99
Nhiệt độ trung bình Ttb tra [B – 39] – (II - 7) dựa vào áp suất trung bình P tb.

2.1.2.3. Tổn thất nhiệt độ do sức cản thủy lực trong các ống dẫn, Δ’’’
Thƣờng chấp nhận tổn thất nhiệt trên các đoạn ống dẫn hơi thứ từ nồi này sang nồi
kia, từ nồi cuối đến thiết bị ngƣng tụ là: Δ’’’ = 1 ÷ 1,5 oC [AII – 67]

Chọn Δ1’’’ = Δ2’’’ = 1 oC

2.1.2.4. Tổng tổn thất nhiệt độ trong hệ thống cô đặc, ΣΔ

Bảng 2-4. Tổng tổn thất nhiệt độ trong hệ thống cô đặc

Nồi ', (0 C) '', (o C) ''', (oC)  , (oC)


1 0,138 1,02 1 2,158

2 0,6 5,99 1 7,59

 0,738 7,01 2 9,748

Vậy tổng tổn thất nhiệt độ chung của hệ thống là:


ΣΔ = (Δ1’ + Δ2 ’) + (Δ1 ’’ + Δ2’’) + (Δ1 ’’’ + Δ2 ’’’) =9,748 oC
2.1.3. Hiệu số nhiệt độ hữu ích và nhiệt độ sôi dung dịch

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 15


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Hiệu số nhiệt độ hữu ích là hiệu số giữa nhiệt độ của hơi đốt và nhiệt độ sôi
trung bình của dung dịch
2.1.3.1. Nhiệt độ sôi dung dịch
- Nhiệt độ sôi của dung dịch ở nồi 1:

Ts1= Tht1+ Δ’1 + Δ’’1 = 88,77083 oC


- Nhiệt độ sôi của dung dịch ở nồi 2:
Ts2 = Tht2 + Δ’2 + Δ’’2 = 62,59118 oC
2.1.3.2. Hiệu số nhiệt độ hữu ích của mỗi nồi
Δthi = Thđ – Ts , (oC) [AII – 67] – (VI.17)

 Thđ: nhiệt độ hơi đốt mỗi nồi.


 Ts: nhiệt độ sôi của dung dịch trong từng nồi.

- Đối với nồi 1:

Δthi1 = Thđ1 – Ts1 = 110 – 88,771 = 21,229 oC

- Đối với nồi 1:

Δthi2 = Thđ2 – Ts2 = 86,62 – 62,591 = 24,029 o C

Vậy tổng số nhiệt độ hữu ích: ∑∆thi = 21,22917+ 24,02597 = 45,25513 oC

2.1.4. Xác định nhiệt dung riêng dung dịch


- Giá trị nhiệt dung riêng của dung dịch nƣớc cà chua đƣợc tra dựa vào nồng độ
dung dịch ứng với nhiệt độ dung dịch ở thời điểm từ (www.sugartech.co.za)
- Giá trị nhiệt dung riêng của nguyên liệu đầu vào của dung dịch nƣớc khóm
đƣợc tra dựa vào thành phần ban đầu của dung dịch nƣớc cà chua và nhiệt độ
ban đầu của dung dịch nƣớc cà chua (www.rpaulsigh.com)
- Ta có :
 Tđ , Ts1 ,Ts2 :nhiệt độ dung dịch ban đầu, ra khỏi nồi 1, ra khỏi nồi 2,(oC)
 xđ , x1 , x2: nồng độ dung dịch ban đầu, nồng độ của dung dịch ra khỏi
nồi 1 và nồi 2, ( % ).
 Cp , Cp1 , Cp2 : nhiệt dung riêng dung dịch ban đầu, nồng độ dung dịch ra
khỏi nồi 1 và nồi 2 (J/kg.độ)

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 16


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 2-5. Nhiệt dung riêng của dung dịch nƣớc khóm

x (%) Ts (oC) Cp (J/kg.độ)


Nguyên liệu 8 88,55252 4060
Ra nồi 1 13,33 88,55252 3940
Ra nồi 2 40 61,77229 3370

2.1.5. Lƣợng hơi đốt và lƣợng hơi thứ của mỗi nồi
Giả thiết:

+ Không lấy hơi phụ (toàn bộ hơi thứ nồi 1 làm hơi đốt cho nồi 2)
+ Không có tổn thất nhiệt ra môi trƣờng
+ Bỏ qua nhiệt cô đặc (hay nhiệt khử nƣớc)

W1, i1 W2 , i2

Gđ, Tđ, Cđ

D, iđ

G1, C1, G2, C2, Ts2


Ts1

D, Cn1, 1 W1 , Cn2, 2
Hình 2-2. Sơ đồ khối hệ thống cô đặc hai nồi
Chọn nhiệt độ tham chiếu là 0 oC

Phƣơng trình cân bằng năng lƣợng:

- Nồi 1: D( iđ – Cn1 θ1 ) = G1C1Ts1 – GđCđTđ + W1i1 (a)

- Nồi 2: W1 ( i1 – Cn2 θ2 ) = G2C2Ts2 – G1C1 Ts1 + W2i2 (b)

Trong đó:
SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 17
Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

 D : khối lƣợng hơi đốt cho hệ thống trong 1 giờ, kg/h


 W1, W2 : khối lƣợng hơi thứ nồi 1, nồi 2 trong 1 giờ, kg/h
 Gđ, G1, G2 : khối lƣợng dung dịch ban đầu, ra khỏi nồi 1, ra khỏi nồi 2
trong 1 giờ, kg/h
 Cđ, C1, C2 : nhiệt dung riêng dung dịch ban đầu, ra khỏi nồi 1,
ra khỏi nồi 2, J/kg.độ
 Tđ, Ts1, Ts2 : nhiệt độ dung dịch ban đầu, ra khỏi nồi 1, ra khỏi nồi 2, oC
 iđ, i1, i2 : enthalpy hơi đốt vào nồi 1, hơi thứ nồi 1, hơi thứ nồi 2, J/kg
 Cn1, Cn2 : nhiệt dung riêng nƣớc ngƣng nồi 1, nƣớc ngƣng nồi 2, J/kg.độ
 θ1, θ2 : nhiệt độ nƣớc ngƣng nồi 1, nồi 2 ( = nhiệt độ hơi đốt của nồi 1
và 2, nhiệt độ hơi đốt nồi 2 là nhiệt độ hơi thứ nồi 1), oC

Ta có: W = W1 + W2 = 2520 kg/h (c)

Bảng 2-6. Các thông số về năng lƣợng

G, x C Tdd i θ
Thông số Cn (J/kg.độ)
kg/h (%) (J/kg.độ) (oC) (J/kg) o
C)
Nguyên 2000 8,00 4060 88,771 2696000
liệu
Ra nồi 1 1200 13,33 3940 88,771 2657710.857 110 4233

Ra nồi 2 400 40,00 3370 62,591 2600780 87,62 4203,379

Ghi chú:
- Cn đƣợc tra từ [B – 330] - (27) dựa vào nhiệt độ hơi đốt.

- Tdd là nhiệt độ của dung dịch tƣơng ứng, oC.

Thay các số liệu trong bảng 6 vào 2 phƣơng trình cân bằng năng lƣợng (a) và
(b) trên. Giải hệ phƣơng trình (a), (b) và (c) ta đƣợc:

 Lƣợng hơi thứ bốc lên ở nồi 1 là: W1 = 782,363 kg/h

 Lƣợng hơi thứ bốc lên ở nồi 2 là: W2 = 817,637 kg/h

 Lƣợng hơi đốt ban đầu là: D = 797,259 kg/h

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 18


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

2.1.6. Kiểm tra lại giả thiết phân bố hơi thứ ở từng nồi
WL  Wn
Công thức so sánh: .100% < 5% thì chấp nhận
WL

Trong đó:

 WL: lƣợng hơi thứ giả thiết hay tính toán có giá trị lớn
 Wn: lƣợng hơi thứ giả thiết hay tính toán có giá trị nhỏ
800  782,363
- Nồi 1: .100% = 2,2543603 % < 5%
800
817,637  800
- Nồi 2: .100% = 2,2046593 % < 5%
817,637

Vậy giả thiết ban đầu đƣợc chấp nhận.

2.3. TÍNH BỀ MẶT TRUYỀN NHIỆT


2.1.1. Lƣợng nhiệt do hơi đốt cung cấp
Q = D.r, W [B – 115]

 D : lƣợng hơi đốt cho mỗi nồi, kg/h


 r : ẩn nhiệt ngƣng tụ của hơi đốt mỗi nồi, J/kg

Bảng 2-7. Tổng hợp lƣợng nhiệt do hơi đốt cung cấp của hai nồi cô đặc

Nồi D (kg/h) Thđ (oC) r (J/kg) Q, (W)


1 797,259 110 2234000 494743,70

2 782,363 86,62 2292795,43 498277,13

( Lƣợng hơi đốt nồi 2 là lƣợng hơi thứ nồi 1)


2.1.2. Hệ số truyền nhiệt K của mỗi nồi
qtb
K= , W/m2.độ [B – 116] – (III.17)
t hi

qtb : nhiệt tải riêng trung bình, W/m2

Δthi : hiệu số nhiệt độ hữu ích tính theo lý thuyết, oC

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 19


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

2.1.2.1. Nhiệt tải riêng trung bình


q1  q 2
qtb = , W/m2 [B – 116]
2

1/r
tbh 1 2
tw1
t1
tw tw2
t2 Ts
q
q1
q2

Hình 2-3. Sự truyền nhiệt từ hơi đốt qua thành ống đến dung dịch
q: nhiệt tải riêng do dẫn nhiệt qua thành ống đốt, W/m2

q1: nhiệt tải riêng phía hơi ngƣng tụ, W/m2

q2: nhiệt tải riêng phía dung dịch sôi, W/m2

tbh: nhiệt độ hơi nƣớc bão hòa dùng làm hơi đốt, o C

Ts: nhiệt độ sôi dung dịch, oC

tw1, tw2: nhiệt độ thành ống đốt phía hơi ngƣng tụ, phía dung dịch sôi, oC

Δt1 = tbh – tw1 , oC

Δt2 = tw2 – Ts, oC

Σr: tổng nhiệt trở của thành ống đốt, m2.độ/W

α1, α2: hệ số cấp nhiệt phía hơi ngƣng tụ, phía dung dịch sôi, W/m2.độ

Ta có:

1
q= (tw1 – tw2 )
r

q1 = α1Δt1

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 20


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

q2 = α2Δt2

Theo lý thuyết q = q1 = q2

Do chƣa có các giá trị hiệu số nhiệt độ ta phải giả sử Δt1 để tính nhiệt tải riêng,
sau đó kiểm tra lại bằng cách so sánh q1 và q2. Nếu kết quả so sánh nhỏ hơn 5% thì
chấp nhận giả thiết.

2.1.2.2. Nhiệt trở của thành ống đốt Σr



Σr = r1 + + r2 , m2.độ/W [AII – 3]

r1: nhiệt trở trung bình của hơi nƣớc (có lẫn dầu nhờn)

r1 = 0,232.10-3 m2.độ/W [AII – 4]

r2: nhiệt trở trung bình lớp cặn bẩn

r2 = 0,387.10-3 m2.độ/W

δ: chiều dày thành ống đốt, m

λ: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống đốt, W/m.độ

Chọn vật liệu làm ống truyền nhiệt bằng thép 12MXta đƣợc: λ = 50,2 W/m.độ

Chọn : δ = 2,108 mm = 2,108.10 -3 m

Đƣờng kính ngoài: dng = 114,3 mm = 114,3.10 -3 m

 Đƣờng kính trong: dtr = dng – 2.δ = 108,14.10 -3 m

(http://www.engineeringtoolbox.com/nominal-wall-thickness-pipe-d_1337.html)


Vậy: Σr = r1 + + r2

2,108.10 3
-3
Σr = 0,232.10 + + 0,387.10 -3 = 0,000680355 m2.độ/W
50,2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 21


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

2.1.2.3. Hệ số cấp nhiệt α1, α2


α1 : hệ số cấp nhiệt phía hơi ngưng tụ, W/m2.độ

Trƣờng hợp ngƣng hơi bão hòa tinh khiết (không chứa khí không ngƣng) trên
bề mặt đứng, hệ số cấp nhiệt đƣợc tính theo công thức:

r
α1  2,04Α 4 , W/m2 .độ [AII – 28] – (V.101)
Δt 1.H

 A : hệ số phụ thuộc nhiệt độ màng Tm [AII – 28] – (V.101)


 Tm = 0,5 (tbh + tw1)
 tw1 : nhiệt độ bề mặt ống đốt phía hơi ngƣng tụ, oC
 tbh : nhiệt độ hơi bão hòa dùng làm hơi đốt ( nhiệt độ hơi đốt, nhiệt độ
hơi đốt nồi 2 là nhiệt độ hơi thứ nồi 1), oC
 Δt1 = tbh – tw1
 h : chiều cao ống, m

Bảng 2-8. Nhiệt tải riêng q1 phía hơi ngƣng

tbh tdds Δt1 tw1 tm r α1 , q1


Nồi A
(0C) (0 C) (0C) (0C) 0
( C) (J/kg) W/m2 .độ (W/m2)

1 110 88,771 1,34 108,66 109,33 183,2 2234000 12830,73 17193,18

2 87,62 62,591 1,549 86,07 86,84 172,4 2292795 11723,98 18157,72

Δt1 tự chọn, sau đó kiểm tra lại với thực tế, nếu tỉ lệ sai số < 5% thì chấp nhận.
Ẩn nhiệt ngưng tụ r tra theo nhiệt đô hơi đốt từ [AII – 39] – (II - 7).
α2 : hệ số cấp nhiệt phía dung dịch sôi, W/m2.độ

Trƣờng hợp dung dịch (dung môi là nƣớc) sôi và tuần hoàn mãnh liệt trong ống
thì hệ số cấp nhiệt đƣợc tính theo hệ số cấp nhiệt của nƣớc αn theo công thức:

0 , 435
 
0 , 565
  
2
 C dd   n 
 2   n  dd   dd     [AII – 71] – (VI.27)
 n    n   Cn   dd 

Trong đó: Chỉ số dd biểu thị cho dung dịch, chỉ số n biểu thị cho nƣớc

 λ: hệ số dẫn nhiệt, W/m.độ

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 22


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

 ρ: khối lƣợng riêng, kg/m3


 C: nhiệt dung riêng, J/kg.độ
 μ: độ nhớt động lực, m.Pas

Hệ số cấp nhiệt của nƣớc khi sôi sủi bọt, đối lƣu tự nhiên, áp suất 0,2 ÷ 100 at đƣợc
tính theo công thức:

 n  45,3(t 2 ) 2,33 p 0,5 , W/m2.độ [B – 44]

Δt2 = tw2 – tdds , oC

p: áp suất tuyệt đối trên mặt thoáng (= áp suất hơi thứ), atm

Hệ số dẫn nhiệt của dung dịch λdd đƣợc tính theo công thức:

λdd = (326,775 + 1,0412T – 0,00331T2).(0,796 + 0,009346. %H2 O).10 -3

T: nhiệt độ sôi dung dịch, K

Do qw = q1  Δtw = tw1 - tw2 = qw.Σr = q1.Σr

Từ Δtw ta suy ra đƣợc Δt2 và tính đƣợc αn:

Bảng 2-9. Hệ số cấp nhiệt theo nhiệt độ sôi

Nồi P, at Δtw, 0C tw2 , 0 C Δt2 , 0C αn , W/m2.độ


0,6304 11,70 96,96 8,19 4831,4630
1
0,1690 12,35 73,71 11,12 5102,4479
2
Từ αn ta tính đƣợc α2:

λ, ρ, C, μ*10 3, α2, q2,


so với q1
W/m.độ kg/m3 J/kg.độ Ns/m W/m2 .độ
2
W/m2
Dung 0,2172 1007,9 3940 0,543
Nồi dịch
1 0,6796 966,1 4206,8 0,319 2029,074 16621,58 3,439
Nƣớc
Dung 0,2432 1095,3 3370 1,827
Nồi dịch
2 0,6615 981,8 4186,6 0,451 1579,272 17566,94 3,3617
Nƣớc

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 23


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 2-10. Nhiệt tải riêng q2 phía dung dịch sôi


Ta tính đƣợc hệ số truyền nhiệt K và kiểm tra lại hiệu số nhiệt độ hữu ích

2.1.2.4. Hiệu số hữu ích thực tế của mỗi nồi

Qi  Δt ti
Δt *hi  .
K i n Qi
i K
i

Kiểm tra hệ số hữu ích lý thuyết và thực tế, nếu tỉ lệ kiểm tra sai số nhỏ hơn 5% thì
chấp nhận.

Δt hi(lon)  Δt hi(nho)
.100 %  5% Chấp nhận
Δt hi(lon)

Δt hi(lon) : Hiệu số hiệu ích có giá trị lớn.

Δt hi(nho): Hiệu số hiệu ích có giá trị nhỏ.

Nếu sai số > 5% thì phải giả thiết lại phân phối hiệu số áp suất giữa các nồi và tính lại.

Bảng 2-11. Hiệu số nhiệt độ hữu ích

qtb, Δthi , K, Q*10 -6,


Nồi Q/K Δthi *(0C) so sánh
W/m2 0
C W/m2.độ W
1 16907,380 21,229 796,422 0,495 621,208 21,778 2,59%

2 17876,149 24,026 743,454 0,498 670,219 23,486 2,25%

Tổng 45,255 1291,427 45,255

Vậy điều kiện bề mặt truyền nhiệt 2 nồi bằng nhau đƣợc thỏa mãn

Bảng 2-12. Bề mặt truyền nhiệt

Nồi Q*10 -6, W K,W/m2.độ Δthi *(0C) F, m2 F+10%F, m2


0,495 796,422 21,769 28,54 31,39
1
0,498 743,454 23,486 28,54 31,39
2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 24


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

2.4. KÍCH THƢỚC BUỒNG ĐỐT


2.1.1. Số ống truyền nhiệt

F
n , ống
π.d.l

 F: bề mặt truyền nhiệt, m2 ( F = 31,39 m2)


 d: đƣờng kính ống truyền nhiệt, m, do α1>α2 nên:
 Chọn đƣờng kính trong :dtr = 0,10814 mm = 108,14.10 -3 m
 l: chiều dài ống truyền nhiệt, m (l = h2 = 1,2 m)

F 31,39
n   77 ống
π.d.l π.108,14.10 3.1,2

Tra chuẩn: 91 ống

Vậy chọn bố trí ống theo hình lục giác đều, xếp đầy các hình viên phân.

2.1.2. Ống tuần hoàn trung tâm


2.1.2.1. Đường kính ống tuần hoàn trung tâm

4f th
D th  ,m
π

 fth : tiết diện ngang ống tuần hoàn (khoảng 15 ÷ 20% tổng tiết diện
ngang các ống truyền nhiệt) , m2 [AII – 75]

 Chọn fth = 15% tổng tiết diện ngang các ống truyền nhiệt

d 2ng
 f th  0,15. n. π , m2
4

 dng: đƣờng kính ngoài ống truyền nhiệt, m

dng = 114,3.10 -3 m

4f th
 D th   0,15. n . d 2ng  0,15 . 91 . (114,3.10 3 ) 2  0,422 m
π

Chọn Dth = 0,5 m

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 25


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Chọn vật liệu làm ống tuần hoàn là thép 12MX, chiều dày 2,108 mm

2.1.2.2. Số ống truyền nhiệt danh nghĩa


Là số ống nằm trong lòng ống tuần hoàn trung tâm.

Để tính số ống truyền nhiệt danh nghĩa ta xem đƣờng kính ống tuần hoàn là
đƣờng kính trong của 1 thiết bị trao đổi nhiệt, khi đó:

Dth = t(b – 1) + 4.dng, m [AII – 49] – (V.140)

 t: bƣớc ống, m. Thƣờng chọn t = 1,2 ÷ 1,5.dng


 dng: đƣờng kính ngoài ống truyền nhiệt, m
 Chọn t = 1,3dng = 1,3.105.10 -3 = 0,14859 m
 b: số ống trên đƣờng chéo của hình lục giác đều

D th  4d ng 0,4  4.108,14.10 3
b  1   1  1,2880
t 0,14859

Tra chuẩn:

b = 5, ứng với số ống truyền nhiệt danh nghĩa là 19 ống [AII – 48] – (V.11)

 Số ống còn lại: n’ = 91 – 19 = 72 ống

Số ống này vẫn đảm bảo đủ bề mặt truyền nhiệt, vậy ta lắp đặt 72 ống.

* Bề mặt truyền nhiệt thực tế:

Ftt  π.n ' .d ng .l   .D.l , m2

 n’: là số ống truyền nhiệt còn lại do lắp ống tuần hoàn.
 l: Chiều dài ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn, m.

 Ftt = π.72.114,3.10 -3.1,2+π.1.0,5.2= 32,533 m2

* Kiểm tra bề mặt truyền nhiệt

Ftt  Flt
.100%  5% , chấp nhận
F tt

Nếu > 5% thì phải xác định lại.

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 26


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

 Ftt : là bề mặt truyền nhiệt thực tế (gồm ống tuần hoàn)


 Flt : là bề mặt truyền nhiệt lý thuyết (chƣa kể ống tuần hoàn).

32,533  31,39
 .100%  3,513% < 5% Chấp nhận.
32,533

2.1.3. Đƣờng kính trong buồng đốt


Bố trí ống theo hình lục giác đều, đƣờng kính trong buồng đốt đƣợc tính theo
công thức:

0,4β 2 sin60 0 F.d ng


D tđ   D th  2 .d ng  , m [AII – 74] – (VI.40)
2

ψ.l

 = t/dng, với t là bƣớc ống. Do ở trên chọn t = 1,3.dng   = 1,3

dng: đƣờng kính ngoài ống truyền nhiệt, dng = 114,3.10 -3 m

: hệ số sử dụng lƣới đỡ ống, thƣờng  = 0,7 ÷ 0,9  Chọn  = 0,9

l: chiều dài ống truyền nhiệt, l = 1,2 m

0,4.1,3 sin60 0.31,39.114,3.10 3


 
2
 D tđ 
2
 0,5  2.1,3.114,3.10 3  1,606m
0,9.1,2

Chọn Dtđ = 1,7 m

Vậy đƣờng kính buồng đốt 2 nồi là 1,7 m có bề dày 5 mm.


2.5. KÍCH THƢỚC BUỒNG BỐC
Đƣờng kính buồng bốc:

4Vkgh
D bb  ,m [AII – 72] – (VI.35)
π.H kgh

Vkgh : thể tích không gian hơi, m3

W
Vkgh  , m3 [AII – 71] – (VI.32)
ρ h .U tt

W: lƣợng hơi thứ bốc lên trong thiết bị, kg/h

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 27


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Utt : cƣờng độ bốc hơi thể tích cho phép của khoảng không gian hơi (thể tích
hơi nƣớc bốc hơi trên 1 đơn vị thể tích của khoảng không gian hơi trong 1 đơn
vị thời gian), m3/m3.h
Ở áp suất thƣờng Utt = 1600÷1700 m3/m3 .h , áp suất hơi thứ có ảnh hƣởng đáng
kể đến Utt . Tuy nhiên không có số liệu hiệu chỉnh ở áp suất nhỏ hơn 1 atm nên
có thể chọn Utt = 1700 m3 /m3.h
h: khối lƣợng riêng của hơi thứ, kg/m3

Hkgh : chiều cao không gian hơi, m

4Vkgh
H kgh  ,m [AII – 72] – (VI.34)
π.D2bb

Ta sẽ chọn Dbb, sau đó tính Hkgh . Thƣờng đƣờng kính buồng bốc lớn hơn đƣờng kính
buồng đốt không quá 0,6m.

Chọn Dbb = Dtđ + 0,3 = 1,7 + 0,3 = 2 m

Bảng 2-13. Kích thƣớc buồng bốc

Nồi Tht , oC P ht , at h Utt ,m3/m3.h W, kg/h V, m3 Dbb, m Hkgh , m


,kg/m3 
1 87,62 0,6304 0,3896 1700 782,363 1,181 2 0,376

2 56 0,169 0,1095 1700 817,637 4,394 2 1,399

Do dung dịch chiếm h1 = 0,4 m chiều cao buồng bốc nên tổng chiều cao tối
thiểu buồng bốc là:

Hbb = Hkgh + h1 = 1,399 + 0,376 = 1,798 m

Do đó chọn tổng chiều cao buồng bốc 2 nồi đều là 1,8 m, chiều dày 5 mm.

Vậy ta có: Dbb = 2 m ; Hbb = 1,8 m

2.6. ĐƢỜNG KÍNH CÁC ỐNG DẪN


Đƣờng kính trong các ống dẫn và cửa ra vào thiết bị đƣợc xác định theo công thức:

VS
d , m [AII – 74] – (VI.42)
0,785. ω

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 28


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

VS: lƣu lƣợng khí (hơi) hoặc dung dịch chảy trong ống, m3/s

: tốc độ thích hợp của (hơi) hoặc dung dịch chảy trong ống, m/s

2.1.1. Đối với dung dịch và nƣớc ngƣng


G
VS = , m3/s
ρ

G: khối luợng dung dịch, nƣớc ngƣng đi trong ống, kg/s

: khối lƣợng riêng dung dịch, nƣớc ngƣng ở nhiệt độ tƣơng ứng, kg/m3

 trong khoảng 0,5÷1 m/s

2.1.2. Đối với hơi bão hòa


VS = G.v”, m3/s

G: khối lƣợng hơi đi trong ống, kg/s

v”: thể tích riêng của hơi ở nhiệt độ tƣơng ứng, m3/kg

 trong khoảng 20÷40 m/s

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 29


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 2-14. Kích thƣớc các ống dẫn

G ρdd, v''hơi Vs, ω d Bề


Loại d, m
kg/h kg/m3 m3/kg m3/s m/s chuẩn dày
Ống nhập 2000 1012,3 0,00055 0,5 0,037 42,164 3,683
liệu
Ống tháo
sản phẩm 1200 1007,9 0,000331 0,5 0,029 33,401 3,378
nồi 1
Ống tháo
sản phẩm 400 1095,3 0,000101 0,5 0,016 17,145 2,311
nồi 2
Ống dẫn 797,259 1.212 0,268410 35 0,099 101,6 5,74
hơi đốt
Ống dẫn
hơi thứ nồi 782,3627 2.5873 0,562280 35 0,143 168,275 7,112
1
Ống dẫn
hơi thứ nồi 817,6373 6.2735 1,42486 40 0,213 219,075 8,179
2
Ông nƣớc 797,2593 966,0990 0,000229 0,5 0,024 26,67 2,87
ngƣng nồi 1
Ống nƣớc 782,3627 981,8008 0,000221 0,5 0,024 26,67 2,87
ngƣng nồi 2

dchuẩn tra từ(http://www.engineeringtoolbox.com/nominal-wall-thickness-pipe-d_1337.html)

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 30


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

2.7. TỔNG KẾT THIẾT BỊ CHÍNH


Bảng 2-15. Bảng tóm tắt thiết bị chính

THÔNG SỐ NỒI 1 NỒI 2

Nhiệt độ sôi của dung dịch ở áp suất làm việc (oC) 88,77083 62,59118

Nhiệt độ hơi đốt (o C) 110 86,62

Nhiệt lƣợng tiêu tốn cho quá trình Q (W) 494743,6919 498277,1334

Lƣợng hơi đốt cần thiết (kg/h) 797,2593 782,2627

Hệ số cấp nhiệt khi ngƣng tụ (W/m2.độ) 12747,74 11574,64

Hệ số cấp nhiệt (W/m2.độ) 2029,074 1579,272

Hệ số truyền nhiệt K 796,422 743,454

Bề mặt truyền nhiệt F (m2) 31,39 31,39

Số ống truyền nhiệt (ống) 72 72

Chiều cao ống truyền nhiệt (m) 1,2 1,2

Chiều dày thành ống (mm) 2,018 2,018

Đƣờng kính buồng đốt (mm) 1700 1700

Đƣờng kính buồng bốc (mm) 2000 2000

Chiều cao buồng bốc (mm) 1800 1800

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 31


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 3. THIẾT BỊ PHỤ - THIẾT BỊ NGƢNG TỤ BAROMET


3.1. LƢỢNG NƢỚC LẠNH CẦN THIẾT ĐỂ NGƢNG TỤ
Wi  C n t 2c 
Gn  , kg/s [AII – 84] – (VI.51)
C n t 2c  t 2đ 

Gn: lƣợng nƣớc lạnh cần thiềt để ngƣng tụ, kg/s

W: lƣợng hơi ngƣng tụ đi vào thiết bị ngƣng tụ, kg/s

i: hàm nhiệt của hơi ngƣng, J/kg

t2đ, t2c: nhiệt độ đầu và cuối của nƣớc lạnh, oC

Cn: nhiệt dung riêng trung bình của nƣớc, J/kg.độ

Ở đây W = W2 = 0,40881 kg/s

Chọn t2đ = 28 o C, t2c = 40 o C , nhiệt độ trung bình = = 34 oC

 Cn(34 oC) = 4174 J/kg.độ

 i (55 oC) =2598900 J/kg

0,40881.2598900  4174.
 Gn   19,8292 kg/s
4174.40  28

3.2. THỂ TÍCH KHÔNG KHÍ VÀ KHÍ KHÔNG NGƢNG CẦN HÚT RA
KHỎI BAROMET
Gk
Vk = , m3/s , Với ρk = 1,25 kg/m3 [B – 122]
ρk

Mà: Gk = 25.10 -6(W + Gn) + 0,01W

Gk = 25.10 -6.(0,40881 + 19,8292 ) + 0,01.0,40881 = 0,004594137 kg/s

Gk 4,594.10 3
 Vk = = = 0,00367531 m3/s
k 1,25

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 32


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

3.3. KÍCH THƢỚC CHỦ YẾU CỦA THIẾT BỊ NGƢNG TỤ

Hình 4. Sơ đồ thiết bị ngƣng tụ Baromet


1- cửa vào nƣớc lạnh 4- cửa hơi vào
2- ống thông với thiết bị thu hồi 5- ống Baromet
3- tấm ngăn

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 33


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

3.1.1. Đƣờng kính trong

W
D ba  1,383 ,m [AII – 84] – (VI.52)
ρ h .ωh

W: lƣợng hơi ngƣng tụ, W = 0,40881 kg/s

h: khối lƣợng riêng của hơi ngƣng tụ ở 55 oC: h = 0,1043 kg/m3

h: tốc độ của hơi đi trong thiết bị ngƣng tụ, m/s . Nếu thiết bị ngƣng tụ làm
việc với áp suất khoảng 0,1 ÷ 0,2 at chọn h trong khoảng 55 ÷ 35 m/s, nếu từ 0,2 ÷
0,4 chọn 35 ÷ 15 m/s.

Ở đây áp suất làm việc của thiết bị ngƣng tụ là 0,1605atm nên ta chọn h = 47
m/s

W 0,40887
 D ba  1,383  1,383.  0,399 m
ρ h .ω h 0,1043.47

Dựa vào dãy đƣờng kính chuẩn của thiết bị ngƣng tụ [AII – 88] – (VI.8)

Chọn: Dba = 0,4 m = 400 mm

3.1.2. Kích thƣớc tấm ngăn


- Tấm ngăn có dạng hình viên phân, để đảm bảo làm việc tốt, chiều rộng tấm
ngăn b có thể đƣợc xác định nhƣ sau:

D ba
b  50 , mm [AII – 85] – (VI.53)
2

Dba: đƣờng kính trong thiết bị ngƣng tụ, Dba = 400 mm

D ba 400
b   50   50  250 mm
2 2

- Trên tấm ngăn có đục nhiều lỗ nhỏ: Nếu nƣớc làm nguội là nƣớc sạch nên lấy
đƣờng kính các lỗ bằng 2 mm, nếu nƣớc bẩn là 5mm.

Chọn đƣờng kính lỗ 5 mm

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 34


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

- Tổng diện tích bề mặt của các lỗ trong toàn bộ mặt cắt ngang của thiết bị
ngƣng tụ, nghĩa là trên 1 cặp tấm ngăn là:

Gn
f , m2 [AII – 85] – (VI.54)
ωc

Với: Gn: lƣu lƣợng nƣớc, m3 /s

Ở nhiệt độ trung bình 34 oC, khối lƣợng riêng của nƣớc là 994 kg/m3

19,8292 3
Gn = 19,8292 kg/s = m /s
994

c: tốc độ của tia nƣớc, m/s . Tốc độ tia nƣớc khi chiều cao gờ của tấm
ngăn là 40 mm thì c = 0,62 m/s [AII – 85]

Ở đây ta chọn c = 0,62 m/s

G n 19,8292
f    0,0322 m2
ω c 994.0,62

- Chọn chiều dày tấm ngăn  = 4 mm [AII – 85]

- Các lỗ xếp theo hình lục giác đều, bƣớc của các lỗ đƣợc xác định theo công
1/2
f 
thức: t  0,866d  e  , mm [AII – 85] – (VI.55)
 f tb 

d: đƣờng kính của lỗ, d = 5 mm (đã chọn ở trên)

fe
: tỉ số giữa tổng diện tích tiết diện các lỗ với diện tích tiết diện của thiết bị
f tb
ngƣng tụ, thƣờng lấy  0,025 ÷ 0,1.

fe
Ở đây ta chọn = 0,065
f tb

1/2
f 
 t  0,866d e   0,866.5 *10^ (3).0,065  1,10394 mm
1/ 2

 f tb 

3.1.3. Chiều cao thiết bị ngƣng tụ

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 35


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Mức độ đun nóng đƣợc xác định theo công thức:

t 2c  t 2đ 40  28
P   0,44 [AII –85] – (VI.56)
t bh  t 2đ 55  28

Dựa vào mức độ đun nóng với đƣờng kính lỗ 5 mm, tra bảng [AII –86] -
(VI.7) ta có:

- Số ngăn: 8

- Số bậc: 4

- Khoảng cách trung bình giữa các ngăn: 400 mm

Tra bảng [AII –88] – (VI.8) với đƣờng kính trong Dba = 400 mm ta có những
kích thƣớc cơ bản của thiết bị ngƣng tụ Baromet nhƣ sau:

Bảng 3-1. Kích thƣớc cơ bản của thiết bị ngƣng tụ Baromet

Các thành phần của thiết bị ngƣng tụ Kích thƣớc

Chiều dày thành thiết bị S = 5 mm

Khoảng cách từ ngăn trên cùng đến nắp thiết bị a = 1300 mm

Khoảng cách từ ngăn dƣới cùng đến đáy P = 1200 mm

Bề rộng của tấm ngăn b = 350 mm

Khoảng cách giữa tâm thiết bị ngƣng tụ với thiết bị thu hồi K 1 = 675 mm

Chiều cao của hệ thống thiết bị H = 4300 mm

Chiều rộng của hệ thống thiết bị T = 1300 mm

Đƣờng kính thiết bị thu hồi D1 = 400 mm

Chiều cao thiết bị hu hồi h = 1440 mm

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 36


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Đƣờng kính các cửa ra và vào:

Hơi vào d1 = 300 mm

Nƣớc vào d2 = 100 mm

Hỗn hợp khí và hơi ra d3 = 80 mm

Nối với ống Baromet d4 = 125 mm

Hỗn hợp khí và hơi vào thiết bị thu hồi d5 = 80 mm

Hỗn hợp khí và hơi ra khỏi thiết bị thu hồi d6 = 50 mm

Nối từ thiết bị thu hồi đến ống Baromet d7 = 50 mm

3.1.4. Kích thƣớc ống Baromet


3.1.4.1. Đường kính trong

0,004 G n  W 
d ba  ,m [AII – 86] – (VI.57)
π.ω

W: lƣợng hơi ngƣng, W = 0,40881 kg/s (đã tính ở trên)

Gn: lƣợng nƣớc lạnh tƣới vào tháp, Gn = 19,8292 kg/s (đã tính ở trên)

: tốc độ của hỗn hợp nƣớc và chất lỏng đã ngƣng chảy trong ống baromet,
m/s; thƣờng lấy   0,5 ÷ 0,6 m/s. Ta chọn  = 0,6 m/s

0,004G n  W  0,00419,8292  0,40881


 d ba    0,2072 m = 207,2 mm
π.ω π.0,6

Chọn đƣờng kính chuẩn của ống baromet là 219,075 mm và chiều dày là 8,179 mm
(http://www.engineeringtoolbox.com/asme-steel-pipes-sizes-d_42.html)

3.1.4.2. Chiều cao ống Baromet


H = h1 + h2 + 0,5 (1)

Trong đó:

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 37


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

h1: chiều cao cột nƣớc trong ống Baromet cân bằng với hiệu số áp suất trong thiết bị
ngƣng tụ và khí quyển.

h2: chiều cao cột nƣớc trong ống Baromet cần thiết để khắc phục trở lực khi nƣớc
chảy trong ống (m)

 P 
h1 =10,33  0  ,(m) [AII – 86] – (VI.59)
 760 

Với: P 0: độ chân không trong thiết bị ngƣng tụ, mmHg; P 0 =(1- P ng).760, (mmHg)

 P  (1  0,1609).760
 h1 =10,33  0  = 10,33 = 8,58423 (m)
 760  760

 H  ω2
h2 = 1  λ.   ξ . , (m) (2) [AII – 87] – (VI.60)
 D ba  2.g

Với:  : hệ số ma sát (  = 0,02 ÷ 0,035) (chọn  = 0,03)

Σ =  1 +  2 : tổng trở lực cục bộ

 1 : hệ số trở lực khi vào ống ( chọn  1 = 0,5)

 2 : hệ số trở lực khi ra ống (chọn  2 = 1)

 : tốc độ của nƣớc lạnh và nƣớc ngƣng chảy trong thiết bị (  0,5 ÷ 0,6 m/s) ( chọn
 = 0,6)

Giải hệ phƣơng trình (1) và (2) ta đƣợc: H = 9,13 (m)

Vậy để ngăn ngừa nƣớc dâng lên trong ống và chảy vào ống dẫn hơi thứ khi độ
chân không tăng cao ngay cả trong trƣờng hợp mực nƣớc là 10,33 m:

Chọn: Hba =11 m

Chọn vật liệu làm ống là thép CT3

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 38


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 4. TÍNH CƠ KHÍ


4.1. CHIỀU DÀY THIẾT BỊ
4.1.1. Nồi 1
4.1.1.1. Buồng đốt

♦ Chiều dày của thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất trong
Chiều dày của thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất trong đƣợc xác định theo
công thức:

D t .p
S C, m [AII – 360] – (XIII.8)
2σ  p

Khi
   50 có thể bỏ qua p ở mẫu số
p

Dt : đƣờng kính trong buồng đốt, Dt = 1,7 m

: hệ số bền của thành hình trụ theo phƣơng dọc, tra từ [AII – 362] - (XIII.8)
ta đƣợc  =  h = 0,95

C: số bổ sung do ăn mòn, bào mòn và dung sai về chiều dày, m

C = C1 + C2 + C3

C1: số bổ sung do ăn mòn, đối với vật liệu bền (0,05÷0,1 mm/năm) lấy C1 = 1
mm

C2: số bổ sung do hao mòn, khi tính toán thiết bị hóa chất có thể bỏ qua C2

C3: số bổ sung do dung sai của chiều dày, phụ thuộc vào chiều dày tấm vật liệu,
chọn C3 = 0,8 mm [AII – 364] - (XIII.9)

 C = C1 + C2 + C3 = 1 + 0 + 0,8 = 1,8 mm

p: áp suất trong thiết bị, N/m2

- Môi trƣờng làm việc là hỗn hợp hơi – lỏng, áp suất đƣợc tính nhƣ sau:

p = pmt + p1, N/m2 [AII – 360] – (XIII.10)

pmt : áp suất của hơi trong thiết bị, N/m2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 39


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

 pmt = 143324,1 N/m2

p1: áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng, đƣợc tính theo công thức:

p1 = g.1 .H1, N/m2

1: khối lƣợng riêng chất lỏng (ở 110 o C), 1 = 951 ( kg/m3 )

H1: chiều cao lớn nhất của cột nƣớc ngƣng, chọn H1 = 1 m

g: gia tốc trọng trƣờng, g = 9,81 m/s 2

 p1 = g.1 .H1 = 9,81.951.1 = 9329,31 N/m2

 p = pmt + p1 = 143324,1 +9329,31 = 152653,41 N/m2

* Tính ứng suất cho phép [] :

Chọn vật liệu thiết kế là thép CT3 thì ứng suất cho phép của thép CT3 theo giới
hạn bền. Lấy giá trị nhỏ nhất từ các công thức sau:

   
k
k
 , N/m2 [AII – 355] – (XIII.1)
nk

   
c
c
 , N/m2
nc

Trong đó:

[k], [c]: ứng suất cho phép khi kéo, khi chảy, N/m2

: hệ số điều chỉnh

nk, nc: hệ số an toàn theo giới hạn bền khi kéo và theo giới hạn chảy

k, c: giới hạn bền khi kéo, giới hạn chảy, N/m2

Tra từ [AII – 356] – (XIII.2) ta đƣợc = 0,9

Tra từ [AII – 356] – (XIII.3) ta đƣợc nk = 3,5; nc = 2,0

Tra từ [AII – 356] – (XIII.4) ta đƣợc:

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 40


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

k = 380.10 6 N/m2 ; c = 240.10 6 N/m2

    
k
k

380 .10 6
.0,9  97,714.10 6 N/m2
nk 3,5

   
c
c

240 .10 6
.0,9  108.10 6 N/m2
nc 2,0

Chọn số nhỏ thế vào


   97,714.10 6 .0,95 = 608.1 > 50 nên bỏ qua p ở mẫu.
p 152653,41

Dt p 1,7.152653,41
S  C   1,8.10 3  0.0031978 m = 3,1978 mm
2  6
2.97,714.10 .0,95

Chọn S = 4 mm
* Kiểm tra ứng suất theo áp suất thử: [AII – 365] – (XIII.26)

σ
D  S  Cp
t 0

σc
, N/m2
2S  C 1,2

Áp suất thử tính toán p0 đƣợc xác định theo công thức:

p0 = pth + p1 , N/m2

pth: áp suất thử thủy lực, N/m2

Tra từ [AII – 365] – (XIII.5) ta có:

pth = 1,5.pmt = 1,5.143324,1 = 214986,15 N/m2

p1: áp suất thử thủy tĩnh của cột chất lỏng, p1 = 9329,31 N/m2

 p0 = pth + p1 = 214986,15 + 9329,3= 224315,46 N/m2


D  S  C p0
 t 
1,7  4  1,8.10 .224315,46  91346836,37
3

2S  C  2.4  1,810 3.0,95

c 240 .10 6
  200 .10 6
1,2 1,2

c
Ta thấy:  
1,2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 41


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Vậy S = 4 mm là đạt yêu cầu

♦ Đáy buồng đốt


Đáy hình elip có gờ, làm việc chịu áp suất trong, bằng thép CT3

Dt

hB h
S

Chiều dày đáy đƣợc tính theo công thức:

Dt p D
S . t C, m [AII – 385] – (XIII.47)
3,8 k k . h  p 2hb

Khi
 k  k.  30 có thể bỏ qua đại lƣợng p ở mẫu số
h
p

Dt : đƣờng kính trong buồng đốt, Dt = 1,7 m

p: áp suất trong buồng đốt, p = 152653,41N/m2


hb: chiều cao phần lồi của đáy, tra từ [AII – 382] –(XIII.10) ứng với Dt = 1,7 m
có hb = 0,425 m

d
k: hệ số không thứ nguyên, k  1 
Dt

d: đƣờng kính của lỗ lớn nhất trên đáy, cửa ra sản phẩm, chọn d = 0,1 m

d 0,1
 k  1  1  0,9412
Dt 1,7

 h : hệ số bền,  h = 0,95

[k]: ứng suất cho phép, tính tuơng tự nhƣ trƣờng hợp thành buồng đốt

 [k] = 97,714.10 6 N/m2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 42


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

C: số bổ sung, tính tƣơng tự, C = 1,8.10 -3 m, có tăng thêm sau khi tính thử S

Thêm 2 mm khi S – C  10 mm

Thêm 1 mm khi 20 mm > S – C > 10 mm


 k  k. 
97,714.10 6
.0,9412 = 602,466> 30 nên bỏ qua p ở mẫu số.
h
p 152653,41

Dt p D 1,7.152653,41 1,7
S  . t C .  1,8.10 3
3,8σ k k. h 2h b 6
3,8.97,714.10 .0,9412.0,95 2.0,425

 S =3,36 mm

 S – C = (3,36 – 1,8) = 1,56 mm < 10 mm

Vậy thêm 2 mm vào C, khi đó S = 3,36 + 2 = 5,36 mm

Chọn S = 6 mm

* Kiểm tra ứng suất theo áp suất thử:

σ
D 2
t  2h b S  Cp 0  c
 , N/m2 [AII – 385] – (XIII.49)
7,6k. h .h b S  C 1,2

Với áp suất thử: p0 = 224315,46 N/m2

 
1,7 2

 2.0,4256  1,810 3 .224315,46 
 3922907,476  c  200.10 6
7,6.0,9412.0,95.0,4256  1,810 3
1,2

Vậy S = 6 mm là đạt yêu cầu

b. Buồng bốc

♦ Thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3
Kiểm tra các điều kiện:
l
1 8
D
0, 4
 pn l 
 t.   0,523
 E D

l: chiều dài (chiều cao) tính toán thiết bị, l = Hb = 1,8 m


SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 43
Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

D: đƣờng kính trong buồng bốc, Dbb = 2 m


l 1,8
 1   0,9  8 thỏa
D 2

pn: áp suất tính toán bên ngoài, bằng hiệu số giữa áp suất khí quyển và áp suất hơi thứ
bên trong, N/m2

 pn = (1 – 0,6304).9,81.10 4 = 36254.957 N/m2

Et : module đàn hồi ở nhiệt độ thành, Et = 185.10 9 N/m2

0, 4 0, 4
p l   36254,957 1,8 
  nt .   .   0,0019887  0,523 thỏa
 E D  185.10 2
9

Khi các điều kiện đƣợc thỏa, do các loại thép có hệ số Poatxông  = 0,33 nên
có thể tính chiều dày theo công thức sau: [AII – 370] – (XIII.32)

0, 4
p l 
S  1,25D nt .  C , m
 E D

C: số bổ sung, tính nhƣ trƣờng hợp buồng đốt, C = 1,8.10 -3 m


0, 4 0, 4
p l   36254,957 1,8 
 S  1,25D nt .   C  1,25.2. .   1,8.10 3  6,772.10 3 m
 E D  185.10 2
9

Chọn S = 10 mm

♦ Nắp buồng bốc:

Nắp hình elip có gờ, làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3

Chiều dày nắp đƣợc xác định theo công thức: [AII – 387] – (XIII.50)

Dt p n D
S . t C , m
3,8 n k .k1 . h  p n 2hb

 n  k.k .  30 có thể bỏ qua đại lƣợng p ở mẫu số


Khi 1 h
pn

Dt : đƣờng kính trong buồng bốc, Dt = 2 m

pn: áp suất tính toán bên ngoài, pn = 36254,957 N/m2

hb: chiều cao phần lồi của nắp, tra bảng XIII.10 ứng với Dt = 2 m có hb = 0,5 m

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 44


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

d
k: hệ số không thứ nguyên, k  1 
Dt

d: đƣờng kính của lỗ lớn nhất trên nắp, lỗ thông hơi, chọn d = 0,6m
d 0,6
 k  1  1  0,7
Dt 2

k1: hệ số, đối với lỗ có nắp không tăng cứng k1 = 0,64

 h = 0,95

[n] = 97,714285.10 6 N/m2

C: số bổ sung, tính tƣơng tự, C = 1,8.10 -3 m, có tăng thêm sau khi tính thử S

 n  k.k . 
97,714.10 6
.0,7.0,64.0,95  1147,08  30
1 h
pn 36254,597

Dt p n D
S  . t C
3,8 n k .k1 . h 2hb

2.36254,597 2
S  6
.  1,8.10 3  2,717.10 3
3,8.97,714.10 .0,7.0,64.0,95 2.0,5

 S – C = 2,528.10 -3 = 2,717- 1,8 =0,917 mm < 10 mm

Thêm 2 mm vào C khi đó S = 2,717+2 = 4,717 mm

Chọn S = 6 mm
Kiểm tra ứng suất khi thử thủy lực: [AII – 387] – (XIII.51)


D t
2

 2hb S  C  p0n  c
 , N/m2
7,6k .k1 . h S  C  1,2

Áp suất thử p 0n = 1,5pn = 1,5.36254,597 = 54382,36 N/m2


2 2

 2.0,56  1,8  210 3 .5382,36
 30585779, 2 
 c 240.10 6
  200.10 6
7,6.0,7.0,64.0,95.6  1,8  210 3
1,2 1,2

Vậy S = 6 mm là đạt yêu cầu

4.1.2. Nồi 2
4.1.2.1. Buồng đốt:
♦ Thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 45


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Chiều dày đƣợc xác định theo công thức: [AII – 370] – (XIII.29)


S  0,5Dt 
 n  
 1  C , m

  n   1,73 pn 
 Dt = 1,7 m
 [n] = 97,714.10 6 N/m2
 =  h = 0,95
 C = 1,8.10 -3 m

pn: áp suất tính toán bên ngoài, bằng hiệu số giữa áp suất khí quyển và áp suất chân
không bên trong, N/m2

Áp suất bên trong: p = pmt + p1, N/m2

pmt = 61845.04286 N/m2

p1: áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng, đƣợc tính theo công thức

p1 = g.1 .H1, N/m2

1: khối lƣợng riêng chất lỏng (ở 55 o C), 1 = 985,6 ( kg/m3 )

H1: chiều cao lớn nhất của cột nƣớc ngƣng, chọn H1 = 1 m

g: gia tốc trọng trƣờng, g = 9,81 m/s 2

 p1 = g.1.H1 = 9,81.985,6.1,2 = 11602,48 N/m2

 p = pmt + p1 = 61845,043 + 11602,48 = 73447,526 N/m2

 pn =24652,474 N/m2

 97,714.10 6.0,95 
 S  0,5.1,7.  1  1,8.10 3  1,725328.10 3 mm
 97,714.10 .0,95  1,73.2652,747 
6
 

Chọn S = 2 mm

♦ Đáy buồng đốt:


Đáy hình elip có gờ, làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3

Chiều dày đáy đƣợc tính theo công thức: [AII – 387] – (XIII.10)

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 46


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Dt p n D
S . t C , m
3,8 n k .k1 . h  p n 2hb

Dt : đƣờng kính trong buồng đốt, Dt = 1,7 m

hb = 0,425 m

[n] = 97,714.10 6 N/m2

k1 = 0,64

k = 0,9412

C = 1,8.10 -3 m

pn = 24652,474/m2

 n  k.k . 
97,714.10 6
.0,9412.0,64.0,95  2,2268,20  30
1 h
pn 24652,474

Dt p n D
S  . t C
3,8 n k .k1 . h 2hb

1,7.2652,474 1,5
S 6
.  1,8.10 3  2,194478.10 3 mm
3,8.97,714.10 .0,9412.0,64.0,95 2.0,425

 S – C = 0,394478 mm <10 mm

Thêm 2 mm vào C, khi đó S = 4,194478 mm

Chọn S = 6 mm

Kiểm tra ứng suất khi thử thủy lực: [AII – 387] – (XIII.51)


Dt
2
 2hb S  C  p0n  c

 , N/m2
7,6k .k1 . h .hb S  C  1,2

Áp suất thử p 0n = 1,5pn , N/m2


1,7 2

 2.0,425.6  1,8  210 3 1,5.24652,474
 18085521 
 c 240.10 6
  200.10 6
7,6.0,9412.0,64.0,95.0,425.6  1,8  210 3
1,2 1,2

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 47


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Vậy S = 6 mm là đạt yêu cầu

b. Buồng bốc:
♦ Thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3

Tính tƣơng tự buồng bốc nồi 1: [AII – 370] – (XIII.32)

0, 4
p l 
S  1,25D nt .  C , m
 E D

Với pn = (1 – 0,169).9,81.10 4 = 81521,1 N/m2

0, 4 0, 4
 pn l   81521,1 1.8 
 t.   .   0,00275  0,523 thỏa
 E D  185.10 2 
9

0, 4 0, 4
p l   82354,95 1.8 
 S  1,25D nt .   C  1,25.2 .   1,8.10 3  8,675.10 3 m
 E D  185.10 2 
9

Chọn S = 10 mm

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 48


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

♦ Nắp buồng bốc:


Nắp hình elip có gờ, làm việc chịu áp suất ngoài, bằng thép CT3

Tính tƣơng tự nắp buồng bốc nồi 1: [AII – 387] – (XIII.10)

Dt p n D
S . t C , m
3,8 n k .k1 . h  p n 2hb

Với pn = 81521,1 N/m2

k1 =0,64

k =0,7

 n  k.k . 
97,714.10 6
.0,7.0,64.0,95  510,14  30
1 h
pn 81521,1

Dt p n D
S  . t C
3,8 n k .k1 . h 2hb

2.81521,1 2
S  6
.  C  3,863416.10 3
3,8.97,714.10 .0,7.0,64.0,95 2.0,5

 S – C = 2,063416 mm < 10 mm

Thêm 2 mm vào C khi đó S = 5,863416 mm

Chọn S = 6 mm

Kiểm tra ứng suất khi thử thủy lực:


D t


 2hb S  C  p0n  c
2
, N/m2[AII – 387] – (XIII.51)
7,6k .k1 . h S  C  1,2

Áp suất thử p 0n = 1,5pn , N/m2

 
2 2

 2.0,56  1,8  210 3 1,5.122281,65 
 68,773667.10 6  c  200.10 6
7,6.0,7.0,64.0,95.6  1,8  210 3
1,2

Vậy S = 6 mm là đạt yêu cầu

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 49


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-1. Tổng hợp chiều dày buồng đốt và buồng bốc

Nồi Buồng đốt Đáy Buồng bốc Nắp


1 4 6 10 6

2 2 6 10 6

4.2. VỈ ỐNG
Buồng đốt có 2 vỉ ống cố định đƣợc hàn vào mặt trên và mặt dƣới. Chiều dày
vỉ ống Sv phải đảm bảo giữ chặt ống truyền nhiệt và ống tuần hoàn, bền dƣới tác dụng
của các loại ứng suất, chống đƣợc ăn mòn. Chọn phƣơng pháp gắn ống vào vỉ bằng
phƣơng pháp hàn.

Chiều dày tối thiểu:

dn
Smin =  5 , mm
8
dn: đƣờng kính ngoài ống truyền nhiệt, dn = 114,3 mm
dn 114,3
 Smin = 5   5  19,2875 mm
8 8
Để giữ nguyên hình dạng vỉ ống sau khi nong cần đảm bảo tiết diện dọc giới hạn bởi 2
thành lỗ gần nhất fm phải lớn hơn tiết diện nhỏ nhất cho phép f min :

fm = Sv (t – d1)  fmin = 5d1

f min 5d1
 Sv 
t  d1 t  d1

d1 = dn + 1 = 114,3 + 1 = 115,3 mm

t = 1,3dn = 1,3.114,3 = 148,59 mm

5.115,3
 Sv  17,3175 mm
148,59  115,3

Tính đến sự ăn mòn 2 phía: C = 2 mm

 Sv = 17,3175 + 2 = 19,3175 mm

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 50


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Chọn Sv = 20 mm

4.3. HỆ THỐNG TAI ĐỠ


4.1.1. Khối lƣợng vật liệu
4.1.1.1. Khối lượng đồng làm ống truyền nhiệt

m1 = n..d.l.., kg

 n: số ống truyền nhiệt, n = 72 ống


0,1143  0,10814
 d: đƣờng kính trung bình, d =  0,11122 m
2
 l: chiều dài ống, l = 1,2 m
 : chiều dày thành ống,  = 3,08 mm = 3,08.10 -3 m
 : khối lƣợng riêng của thép,  = 7850 kg/m3

 m1 = n..d.l.. = 72.π.0,11122.1,2.2,8.10 -3.7850 =729,906kg

b. Khối luợng thép


m2 = V., kg

V: tổng thể tích thép sử dụng, m3, bao gồm thép làm ống tuần hoàn, vỉ ống,
buồng bốc, buồng đốt, nắp và đáy

: khối lƣợng riêng của thép,  = 7850 kg/m3

 Thể tích thép đƣợc tính nhƣ sau:

♦ Đối với ống tuần hoàn, buồng bốc, buồng đốt


V = .d.l., m3

d: đƣờng kính trung bình, m

l: chiều dài (chiều cao), m

: chiều dày, m, do tính khối lƣợng cực đại nên chọn chiều dày lớn nhất trong 2
nồi để tính

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 51


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-2. Thể tích thép đã sử dụng

d trong, m m d trung bình , m l, m V, m3

Ống tuần hoàn 0,5 0,004 0,504 2 0,013


Buồng bốc 2 0,01 2,01 1,8 0,114
Buồng đốt 1,7 0,004 1,704 2 0,043

♦ Đối với vỉ ống (2 vỉ)


 D2 
V = 2    S n  S th  , m3
 4 

D: đƣờng kính vỉ, bằng đƣờng kính trong buồng đốt, D = 1,7 m

: chiều dày vỉ,  = 20 mm = 0,02 m

Sn: tổng tiết diện ngang ống truyền nhiệt, m2

(114,3.10 3 ) 2
Sn = 120.. = 1,2313 m2
4

Sth: tiết diện ngang ống tuần hoàn, m2

(0,5  2.0,004) 2
Sth = . = 0,202683 m2
4

 D2   1,7 2 
 V = 2    S n  S th   2.0,02  1,2313  0,202683  0,033432741 m
3

 4   4 

♦Đối với đáy và nắp


D 2
V = , m3
4

D: đƣờng kính phôi, m

: chiều dày, m

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 52


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-3. Thể tích thép sử dụng cho đáy và nắp thiết bị

D trong , m D (phôi), m δ, m V, m3

Nắp 2 2,398 0,006 0,027


Đáy 1,7 2,045 0,006 0,020

Vậy:

- Tổng thể tích thép đã sử dụng là:

V = 0,29 m3

- Tổng khối lƣợng thép đã sử dụng là:

m2= 1957,74388 kg

- Tổng khối lƣợng vật liệu làm ống truyền nhiệt là:

m1=729,9059084 kg

4.1.2. Khối lƣợng nƣớc


- Để đảm bảo hệ thống tai đỡ đủ an toàn ta giả sử thiết bị chứa đầy nƣớc

m3 = V., kg

V: tổng thể tích nƣớc ở buồng bốc, buồng đốt, nắp và đáy, m3

: khối lƣợng riêng của nƣớc, lấy ở 20 0C,  = 998,2 kg/m3

- Thể tích nƣớc ở buồng bốc và buồng đốt đƣợc tính nhƣ sau:

 .D 2
V= l , m3
4
D: đƣờng kính trong, m

l: chiều cao, m

Thể tích nƣớc nắp và đáy: tra bảng XIII.10 theo đƣờng kính trong

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 53


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-4. Thể tích nƣớc

D, m l, m V, m3
Buồng bốc 2 1,8 5,655

Buồng đốt 1,7 2 4,540


Nắp 2 0,5 1,570
Đáy 1,7 0,4 0,908
Tổng: 12,673

 Khối lƣợng nƣớc:

m3 = V. = 12,673. 998,2 = 12650,37 kg

 Khối lƣợng cực đại trong thiết bị cô đặc là:

m = m1 + m2 + m3 = 729,906 + 1957,744 + 12650,37= 15338,023 kg

 Trọng lƣợng cực đại là:

P = m.g = 15338,023 .9,81 = 150466,0056 N

Chọn sử dụng 4 tai đỡ

Trọng lƣợng mỗi tai đỡ phải chịu là: 15066,0056/4 = 37616,501 N

Tra bảng XIII.36:

B1 a

S
H

d
S

L B

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 54


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-5. Tai treo thiết bị thẳng đứng

Tải trọng Bề Tải trọng Khối


cho phép mặt cho phép lƣợng
L B B1 H S a d l
mỗi tai đỡ lên bề mặt 1 tai
đỡ G.10 -4 F.10 4 đỡ q.10 -6 đỡ

N m2 N/m2 mm kg
4 297 1,34 190 160 170 280 10 25 30 80 7,35

4.4. MẶT BÍCH


Mặt bích là bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng nhƣ nối các bộ
phận khác với thiết bị.

Do hệ thống làm việc với áp suất thấp < 0,1*10 6 N/m2 nên chọn loại bích liền, là bộ
phận đƣợc hàn liền với thiết bị

4.1.1. Để nối các ống dẫn


Chọn bích liền bằng kim loại đen kiểu 1

Tra từ [AII – 409] – (XIII.26) ta có:

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 55


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Bảng 4-6. Mối ghép bích nối các bộ phận của thiết bị và ống dẫn

Loại Py.10 -6 Dy Ống Kích thƣớc nối Kiểu


N/m2 bích

Dn D Dδ DI Bulông 1

db z h

mm cái mm

Ống nhập
liệu 0,25 50 57 140 110 90 M12 4 12

Ống tháo
nguyên liệu 0,25 40 45 130 110 80 M12 4 12

Ống dẫn 16
hơi đốt 0,25 150 159 260 225 202 M16 8

Ống dẫn 22
hơi thứ 0,25 250 273 370 335 312 M12 12

Ống dẫn
nƣớc
ngƣng 0,25 32 38 120 90 70 M12 4 12

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 56


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

4.1.2. Để nối các bộ phận của thiết bị


Chọn bích liền bằng thép kiểu 1. Tra từ [AII – 417] - (XIII.27) ta có:
Bảng 4-7. Mối ghép bích giữa thân với đáy và nắp

Kiểu
Kích thƣớc nối (mm)
bích

P y.10-6 Dt Bulông 1
Loại
N/m2 mm D Db DI D0
db z h

mm cái mm

Buồng đốt 0,1 1700 1790 1800 1760 1715 M20 36 28

Buồng bốc 0,1 2000 2141 2090 2060 2015 M20 4 32

4.5. MỘT SỐ CHI TIẾT KHÁC


4.1.1. Chọn cửa vào vệ sinh và sữa
Chọn cửa có đƣờng kính là 600mm.
Chọn bulông loại M20 (TCVN), 20 cái.
4.1.2. Kính quan sát
Lắp ghép vào thiết bị 6 kính thủy tinh dày 10 mm, có đƣờng kính 300 mm. Đặt kính ở
giữa hai mặt bích, mỗi kính dùng 8 vít kiểu M10 để ghép vào thân thiết bị. Để đảm
bảo kín, giữa hai mặt bích và kính có lớp đệm amian dày 3 mm.
4.1.3. Đệm làm kín
Vật liệu làm đệm phải mềm hơn vật liệu làm bích.
Khi siết bulông đệm bị biến dạng. Chọn đệm phụ thuộc nhiệt độ, ánh sáng và tính chất
của môi trƣờng.
Đệm cần đảm bảo đủ độ dẻo, dễ bị biến dạng khi nén, trong thời gian làm việc độ dẻo
không bị biến dạng, bền đối với môi trƣờng ăn mòn.
Chọn đệm bằng carton amiăng phẳng, có chiều dày S = 15 (mm).

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 57


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

PHẦN 5. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔ ĐẶC


5.1. HỆ THỐNG CÔ ĐẶC 2 NỒI XUÔI CHIỀU

Hình 5-1. Hệ thống cô đặc 2 nồi xuôi chiều


1- Thùng dung dịch đầu 5- Thiết bị đun nóng 9- Nƣớc ngƣng

2- Bơm 6- Dung dịch vào cô đặc 10- Sản phẩm cuối

3- Thùng cao vị 7- Hơi đốt 11- Nƣớc làm lạnh

4- Lƣu lƣợng kế 8- Hơi thứ 12- Hệ thống Baromet

5.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH


Dung dịch nƣớc khóm nồng độ đầu 12% (theo % khối lƣợng) từ thùng chứa (1)
đƣợc bơm lên thùng cao vị (3). Từ đây, dung dịch đƣợc đƣa qua một lƣu lƣợng kế (4),
rồi qua thiết bị đun nóng (5) để đạt đƣợc nhiệt độ ban đầu mong muốn, sau đó đƣa vào
nồi cô đặc để thực hiện quá trình bốc hơi.

Hơi đốt đƣợc đƣa vào nồi 1 là hơi nƣớc bão hòa có áp suất 1,461at (theo thang áp
suất tuyệt đối và đơn vị áp suất kỹ thuật). Dung dịch vào nồi 1, đi bên trong ống
truyền nhiệt còn hơi đốt đi phía ngoài ống truyền nhiệt. Quá trình trao đổi nhiệt diễn
ra, dung dịch đƣợc nâng nhiệt độ lên đến nhiệt độ sôi và bắt đầu bốc hơi. Ở đây dung
dịch đƣợc cô đặc tuần hoàn tự nhiên đến khi đạt nồng độ chất khô 13,33 %rồi mới
chuyển sang nồi 2 nhờ sự chênh lệch áp suất giữa 2 nồi. Hỗn hợp hơi – lỏng bốc lên

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 58


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

với tốc độ rất lớn,va đập vào cạnh hình zigzag của bộ phận tách bọt (bộ phận phân ly
lỏng – hơi) các giọt chất lỏng đƣợc rơi trở lại.

Hơi thứ của nồi 1 đƣợc dùng làm hơi đốt cho nồi 2. Ở nồi 2 dung dịch cũng đƣợc
cô đặc tuần hoàn tự nhiên đến khi đạt nồng độ 40% thì mở van xả vào bồn chứa. Dung
dịch chuyển từ nồi 1 sang nồi 2 rồi vào bồn chứa một cách tự nhiên và liên tục. Hơi
thứ của nồi 2 đƣợc đƣa vào thiết bị ngƣng tụ tạo chân không ở áp suất 0,169 at.

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 59


Niên luận kỹ thuật thực phẩm 2014 GVHD: T.s Trần Thanh Trúc

Tài liệu tham khảo


1. GS.TSKH NGUYỄN BIN, PGS.TS ĐỖ VĂN ĐÀI…Sổ tay quá trình và
thiết bị Công nghệ hóa chất, tập 1 và 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
2006.

2. T.S PHAN VĂN THƠM. Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến thực
phẩm đa dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 2004.

3. Các trang web:

http://www.engineeringtoolbox.com

http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp

http://www.rpaulsingh.com

http://www.sugartech.co.za

SVTH: Lâm Phạm Quốc Trí 60

You might also like