You are on page 1of 79

MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

CÔNG TY CÔNG NGHỆ VÀ XÉT NGHIỆM Y HỌC


Medical Laboratory and Technology Co. Ltd (MEDLATEC)

CẨM NANG
XÉT NGHIỆM Y HỌC
(Tái bản lần thứ 4 - có bổ sung)

Nhà xuất bản Y học


Hà Nội - 2009

1
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Tham gia biên soạn:


CN Trương Thanh Ba
CN Võ Ngọc Lan
PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật
PGS TS Nguyễn Xuân Ninh
PGS TS Thái Quý
ThS Trần Văn Tính
PGS TS Nguyễn Anh Trí

Ban thư ký:


Nguyễn Đình Bắc
Nguyễn Văn Nghiêm
CN Đoàn Văn Thuyết

2
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

CÔNG TY CÔNG NGHỆ VÀ XÉT NGHIỆM Y HỌC


Trụ sở: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình-Hà Nội;
Chi nhánh: 323 Võ Thành Trang, P.11, Q. Tân Bình, TP. HCM

LỜI GIỚI THIỆU


MEDLATEC (Medical Laboratory and Technology Co., Ltd) là tên giao dịch của Công ty Trách
nhiệm hữu hạn Công nghệ và Xét nghiệm Y học.
Theo yêu cầu của nhiều cộng tác viên hiện đang công tác tại các phòng khám, bệnh viện, trạm y
tế... chúng tôi tái bản cuốn "Cẩm nang xét nghiệm Y học " lần thứ 4 nhằm cung cấp cho độc giả
những thông tin cơ bản, cần thiết nhất về xét nghiệm y học, bao gồm: chữ viết tắt, một số điểm
chú ý trước khi thực hiện xét nghiệm, cách lấy mẫu xét nghiệm, chỉ định xét nghiệm hợp lý theo
nhóm bệnh, giá trị bình thường của các xét nghiệm và ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm.
Các chỉ số bình thường nêu trong cuốn "Cẩm nang xét nghiệm Y học" này là các chỉ số tham
chiếu của MEDLATEC hiện đang sử dụng, có tham khảo các chỉ số sinh học trong các sách quốc
tế và trong nước. Tuy nhiên, do Công ty MEDLATEC luôn đổi mới, áp dụng những kỹ thuật tiên
tiến và hiện đại, nên các chỉ số bình thường này có thể thay đổi, chỉ số quy chiếu bình thường
luôn được kèm theo kết quả xét nghiệm.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận
được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện
hơn.
Chúng tôi đã và sẽ luôn quan tâm đến lợi ích của
các đồng nghiệp trong quá trình hợp tác
với chúng tôi!

3
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

MỤC LỤC

STT Nội dung Trang

Các chữ viết tắt 6


Một số điểm chú ý trước khi thực hiện xét
1. 12
nghiệm
2. Cách lấy mẫu xét nghiệm 19

3. Chỉ định xét nghiệm hợp lý theo nhóm bệnh 25

4. Giá trị bình thường của các xét nghiệm 33

5. Ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm 45

6. Một số gợi ý về chẩn đoán lâm sàng 67


Bảng quy đổi đơn vị quen dùng sang đơn vị
7. 79
SI
8. Thời gian và nhiệt độ bảo quản các enzym 82

Tài liệu tham khảo 84

Một số thông tin về MEDLATEC 87

Bản đồ chỉ dẫn

4
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AFP Alpha 1-Fetoprotein (α1-Fetoprotein)

Alanin transaminase (glutamate pyruvate


ALT (GPT)
transaminase)

ALP Alkaline phosphatase

Anti thyroid peroxidase (còn gọi là TPOAb: Thyroid


Anti TPO
peroxidase Antigen)

ASLO Antistreptolysin O
Apo-AI Apolipoprotein A-I
Apo-B100 Apolipoprotein B-100

Aspartate transaminase (glutamate


AST (GOT)
oxaloacetate transaminase)
Bladder tumor antigen (kháng nguyên khối u bàng
BTA
quang)

CA Carbohydrate antigen (kháng nguyên carbohydrat)

Carcinoembryonic antigen (kháng nguyên ung thư


CEA
phôi)
CHE Cholinesterase
CK Creatine kinase

Creatine kinase-MB (isoenzym nguồn gốc tim của


CK-MB
CK)

CM Chylomicron (vi thể nhũ trấp)


COI Cut-off index (chỉ số cắt)
CRP C-reactive protein (protein phản ứng C)
CT Calcitonin

CYFRA
Cytokeratin-19 fragment 21-1
21-1
EDTA Ethylene diamine tetra-acetic acid

ELISA Enzyme-linked immuno-sorbent assay (định lượng


miễn dịch enzym)

ER Estrogen receptor (receptor của estrogen)

fPSA Free prostate specific antigen (kháng nguyên đặc


hiệu tuyến tiền liệt tự do)
FSH Follicle stimulating hormone (hormon kích thích
buồng trứng)

5
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

FT3 Free triiodothyronin (T3 tự do)


FT4 Free thyroxine (T4 tự do)
GAP Granulocyte alkaline phosphatase (nhuộm alkaline
phosphatase bạch cầu)
GGT (γ- Gamma-Glutamyl transferase
GT)
GLDH Glutamate dehydrogenase
GPx Glutathione peroxidase
GR Glutathione reductase
HAVAb Hepatitis A virus antibody (kháng thể chống KN của
virus viêm gan A)

Hb Hemoglobin (Hemogobin hay Huyết sắc tố)


Hemoglobin A1c (Hemoglobin A glycosyl hoá loại
HbA1c 1c)

Hepatitis B core antibody (kháng thể chống KN lõi


HBcAb của virus viêm gan B)

HBcAg Hepatitis B core antigen (kháng nguyên lõi của virus


viêm gan B)

HBcIgG Hepatitis B core IgG (kháng thể IgG chống KN lõi


của virus viêm gan B)

HBcIgM Hepatitis B core IgM (kháng thể IgM chống KN lõi


của virus viêm gan B)

HBeAb Hepatitis B e antibody (kháng thể chống KN e của


virus viêm gan B)
HBeAg Hepatitis B e antigen (kháng nguyên e của virus
viêm gan B)

HBsAb Hepatitis B suface antibody (kháng thể chống KN vỏ


của virus viêm gan B)
HBsAg Hepatitis B suface antigen (kháng nguyên vỏ của
virus viêm gan B)
HBV-DNA Hepatitis B virus DNA (DNA của virus viêm gan B)

Hct Hematocrit (khối hồng cầu)


HCVAb Hepatitis C virus antibody (kháng thể chống KN lõi
của virus viêm gan C)

HCV-RNA Hepatitis C virus RNA (RNA của virus viêm gan C)

6
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

HDL High density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng cao)

HDL-C High density lipoprotein-cholesterol (cholesterol của


lipoprotein tỷ trọng cao)

HIV Human immunodeficiency virus (virus gây suy giảm


miễn dịch ở người)

IDL Intermediate density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng


trung gian)
LDH Lactate dehydrogenase
LDL Low density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng thấp)

LDL-C Low density lipoprotein-cholesterol (cholesterol của


lipoprotein tỷ trọng thấp)

LH Luteinizing hormone (hormon tạo hoàng thể)


MCA Mucin-like cancer – associated antigen (kháng
nguyên liên quan đến ung thư giống mucin)
MCH Mean corpuscular hemoglobin (=Hb/RBC=hàm
lượng Hb trung bình của một hồng cầu)
MCHC Mean corpuscular hemoglobin concentration (nồng
độ Hb trung bình hồng cầu)
MCV Mean corpuscular volume (thể tích trung bình hồng
cầu)

MDA Malonyldialdehyde
MPV Mean platelet volume (thể tích trung bình tiểu cầu)
Mammary serum antigen (kháng nguyên huyết
MSA thanh tuyến vú)

NMP Nuclear matrix protein (protein nhân)


NSE Neuron-specific enolase (enolase đặc hiệu thần kinh)

NT- N-terminal-Pro B type-Natriuretic Pepide (peptid


ProBNP chống thải Na typ B đầu tận N)
PAP Prostatic acid phosphatase (acid phosphatase của
tuyến tiền liệt)
PAPP-A Pregnancy associated plasma protein-A (protein
huyết tương thai nghén typ A)

PAS Perodic acid shiff


PCR Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi
polymerase)

Pct Plateletcrit (khối tiểu cầu)


PDW Platelet distribution width (độ phân bố tiểu cầu)

7
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

pH pH = - log [H+] (âm log của nồng độ H+)


PLT Platelet count (số lượng tiểu cầu)
PR Progesterone receptor (receptor của progesteron)

PSA Prostate specific antigen (kháng nguyên đặc hiệu


tuyến tiền liệt)
PT Prothrombin time (thời gian prothrombin = thời gian
Quick)
RBC Red blood cell count (số lượng hồng cầu)
RDW Red cell distribution width (độ phân bố hồng cầu)

Real-time Real-time Polymerase chain reaction (phản ứng


PCR chuỗi polymerase định lượng)

SCC Squamous cell carcinoma antigen (kháng nguyên


ung thư tế bào vẩy)
SOD Superoxide dismutase

sTfR Soluble transferrin receptor (receptor của transferrin


hoà tan)
T3 Triiodothyronine
T4 Thyroxine
TAS Total antioxidant status (trạng thái chống oxy hoá
toàn phần)
TfS Transferrin saturation (độ bão hoà transferrin)

TG (hTG) Thyroglobulin (human thyroglobulin)

TIBC Total Iron-binding capacity (khả năng gắn sắt toàn


phần)
TNF-α Tissue necrosis factor α (yếu tố hoại tử mô α)

TnI Troponin I (troponin ức chế)


TnT Troponin T (troponin gắn với tropomyosin)
TSH Thyroid stimulating hormone=Thyrotrophin (hormon
kích thích tuyến giáp)
uE3 Unconjugated estriol (estriol không liên hợp)

Very low density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng rất


VLDL
thấp)
WBC White blood cell count (số lượng bạch cầu)

α-Hydroxy butyrate dehydrogenase (isoenzym


α-HBDH
LDH1)

β2-M β2-Microglobulin

β-hCG β-human chorionic gonandotropin

ỤC 1. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM

8
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Để thu được một kết quả xét nghiệm hoàn chỉnh cần phải thực hiện qua các giai đoạn sau đây:
- Trước khi làm xét nghiệm
- Làm xét nghiệm
- Đánh giá kết quả xét nghiệm
- Đánh giá ý nghĩa lâm sàng
Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày về những điều cần chú ý về giai đoạn
trước khi làm xét nghiệm. Giai đoạn này cần chú ý một số vấn đề sau:
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu:
Các điều sau đây có thể xảy ra trong quá trình lấy mẫu:
- Sau khi ăn, nồng độ các chất glucose, cholesterol, triglycerid, các acid amin, sắt và
phosphate tăng lên trong máu.
- Sự thay đổi tư thế bệnh nhân đột ngột khi lấy máu có thể ảnh hưởng đến nồng độ các
huyết cầu và các đại phân tử như các bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit,
protein toàn phần, các enzym, các lipoprotein và các ion gắn protein (như calci, sắt, …).
- Một số thuốc sử dụng có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm.
- Việc sử dụng một lượng lớn rượu trong một thời gian dài có thể làm tăng hoạt độ enzym
gamma glutamyl transferase (GGT) và thể tích trung bình huyết cầu (mean corpuscular
volume: MCV).
- Những người hút thuốc lá có nồng độ HbCO (carbohemoglobin) và CEA (carcino-
embryonic antigen: kháng nguyên ung thư phôi) tăng.
- Giá trị một số chất có thể thay đổi trong ngày, ví dụ như: các hormon (như epinephrine,
norepinephrine, aldosterone, corticotrophin, cortisol, prolactin, somatotropin,
testosterone), các chất điện giải trong nước tiểu, nồng độ hemoglobin và sắt trong huyết
thanh.
- Các bệnh nhân được làm nghiệm pháp sẽ được chuẩn bị theo yêu cầu cụ thể của từng
nghiệm pháp.
Việc lấy mẫu phải luôn được thực hiện trong những điều kiện chuẩn, nghĩa là khi bệnh nhân
đói, với cùng một tư thế (ngồi hoặc nằm nghiêng), trong khoảng cùng thời gian trong ngày và sau
khi buộc garô.
1.2. Quá trình thu lượm mẫu:
Các xét nghiệm hoá sinh lâm sàng hầu hết được thực hiện với huyết thanh, huyết tương hoặc
máu toàn phần. Máu thường được lấy vào buổi sáng, khi bệnh nhân chưa ăn uống gì.
1.2.1. Huyết thanh thu được bằng cách để máu đông tự nhiên trong khoảng thời gian từ 30
phút đến 1 giờ, ly tâm ở khoảng 3.000 vòng/ phút trong 10 phút, phần dịch nổi (supernatant) phía
trên là huyết thanh.
1.2.2. Huyết tương thu được khi loại ion Ca2+ khỏi máu bằng cách thêm vào máu chất chống
đông là các chất tạo phức (chelators) để tạo phức với ion Ca 2+ như EDTA, citrat, oxalat hoặc
heparinat.
EDTA-K2 và EDTA-K3 với nồng độ 1,5-2 mg/mL máu được sử dụng cho các xét nghiệm huyết
học thông thường.
Heparin (dưới dạng các muối như amon, Li, Na, K) được sử dụng theo tỷ lệ 25U/mL máu,
hay 0,01-0,1 mL heparin/ mL máu.

9
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Fluoride (muối Na) được sử dụng với nồng độ 2 mg/mL máu. Fluoride có tác dụng ức chế cả
sự đông máu và cả sự đường phân (glycolysis) nên thường được sử dụng để định lượng glucose
máu.
Dung dịch citrat (muối Na) nồng độ 3,8% (hoặc 0,11 mol/ L) được sử dụng cho các xét
nghiệm đông máu với tỷ lệ 1 thể tích Na citrate và 9 thể tích máu toàn phần hoặc được sử dụng để
lắng hồng cầu với tỷ lệ 1 phần Na citrate và 4 thể tích máu toàn phần.
Kali oxalate ít khi được sử dụng chống đông máu để lấy huyết tương.
Sau khi chống đông, ly tâm khoảng 3.000 vòng/ phút trong 10 phút, dịch nổi phía trên thu
được là huyết tương. Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương thường chỉ thấy trong sự xác
định K+, phosphate vô cơ, lactate dehydrogenase (LDH) và điện di fibrinogen. Ở các bệnh nhân bị
chứng tăng tiểu cầu (thrombocytosis), giá trị tiểu cầu vượt trên 800.000/μL (hoặc Giga/L), việc
định lượng K+ không thể thực hiện được trong huyết thanh, cần phải sử dụng thay thế bằng huyết
tương chống đông với heparin.
1.2.3. Cách thu lượm máu toàn phần: máu toàn phần có thể thu được bằng cách sử dụng các
chất chống đông như đã nêu trên (không ly tâm). Một số xét nghiệm đòi hỏi sử dụng các chất
chống đông khác nhau, chẳng hạn:
Thu lượm máu để định lượng glucose máu: vì tốc độ đường phân (glycolysis) là khoảng
7% mỗi giờ nên cần phải thêm một chất ức chế quá trình đường phân như NaF (sodium fluoride)
hoặc iodoacetate vào mẫu máu trước khi xác định nồng độ glucose máu.
Thu lượm máu để xét nghiệm huyết học: trong phần lớn các phân tích về huyết học, người
ta thường sử dụng máu tĩnh mạch chống đông bằng EDTA. Trong trường hợp riêng biệt, sự giảm
tiểu cầu giả (pseudothrombopenia) cảm ứng bởi EDTA có thế xảy ra, mặc dù điều này không có ý
nghĩa lâm sàng. Việc sử dụng máu chống đông bằng citrat sẽ làm số lượng tiểu cầu trở về bình
thường.
Thu lượm máu để xét nghiệm đông máu: trong các xét nghiệm đông máu, huyết tương
chống đông bằng citrat (1 thể tích dung dịch citrate 3,8% và 9 thể tích máu) được sử dụng cho các
mục đích phân tích. Cần phải trộn dung dịch Na citrat vào máu chính xác theo tỷ lệ 1 thể tích Na
citrat 3,8% và 9 thể tích máu toàn phần. Máu chống đông bằng EDTA hoặc axalat không sử dụng
được cho các xét nghiệm về đông máu, bởi vì các chất này có thể gây nên sự bất hoạt nhanh
chóng của các yếu tố V và yếu tố VIII.
Phải loại bỏ các mẫu máu bị tan huyết hoặc bắt đầu đông máu.
1.2.4. Thu lượm nước tiểu:
Khi phân tích nước tiểu cần phải chú ý rằng có một sự khác nhau rõ rệt trong ngày về sự
bài tiết của một số chất, ví dụ, nước tiểu phải được sử lý trước để ổn định các catecholamin và
cần phải thu lượm tất cả nước tiểu bài tiết trong thời gian quy định. Để xác định calci, toàn bộ
lượng nước tiểu trong 24 giờ phải được acid hoá và được đun nóng.
1.2.5. Thu lượm dịch não tuỷ (cerebrospinal fluid: CSF):
Dịch não tuỷ được thu lượm để phân tích hoá sinh lâm sàng phải được sử lý với EDTA để
ngăn ngừa sự hình thành cục đông fibrin, tránh cho việc làm sai lạc số lượng tế bào đếm được.
1.3. Cách bảo quản và vận chuyển các mẫu xét nghiệm
Việc ly tâm thường được thực hiện trong khoảng 1 giờ sau khi mẫu được thu lượm. Nếu các
mẫu được gửi đi, chỉ được sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương, trừ trường hợp thật đặc biệt,
máu toàn phần mới được vận chuyển đi xa để phân tích.
1.3.1. Cách bảo quản các enzym

10
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Các mẫu huyết tương sử dụng để đo hoạt độ enzym nói chung thường có thể bảo quản ở 4 oC
đến 5 ngày mà hoạt độ enzym không giảm quá 10%. Riêng đối với LDH, không bảo quản trong
tủ lạnh vì hoạt độ của nó giảm khi các isoenzym LDH4 và LDH5 của nó không ổn định trong
điều kiện lạnh; còn ACP chỉ ổn định khi mẫu huyết tương được acid hoá (Xin xem bảng “Thời
gian và nhiệt độ bảo quản enzym” ở phía cuối sách này).
1.3.2. Cách bảo quản các cơ chất
Các chất chuyển hoá trong huyết tương thường ổn định ở 4oC trong 6 ngày mà nồng độ
không có sự thay đổi đáng kể. Riêng đối với triglycerid có thể bị giảm do bị lipase thuỷ phân.
Tuy nhiên, nồng độ này không thay đổi nếu phương pháp phân tích qua glycerol toàn phần.
Sự bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể làm giảm nồng độ của phosphat, acid uric và creatinin
nếu sự xác định dựa trên phản ứng Jaffé. Bilirubin bị phá huỷ khi bị ánh sáng chiếu vào trong quá
trình bảo quản. Glucose sẽ chỉ được bảo quản sau khi tách protein khỏi mẫu máu hoặc thêm chất
ổn định.

1.3.3. Cách bảo quản các protein, các kháng nguyên và khánh thể
Các protein, các kháng nguyên và kháng thể có thể được bảo quản ở 4oC trong 1 tuần.
1.3.4. Cách bảo quản các hormon và dấu ấn ung thư
Các hormon steroid tương đối bền, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 oC) đến 3 ngày; các
dấu ấn ung thư cũng có thể bảo quản như vậy. Các hormon peptid muốn bảo quản quá 1 ngày
phải dể vào tủ lạnh sâu. Các hormon đặc biệt không bền là ACTH, renin, insulin, GH và
calcitonin.
1.3.5. Cách bảo quản mẫu để xét nghiệm các chất đông máu
Huyết tương nghèo tiểu cầu sử dụng để xác định thời gian prothrombin không được để quá 8 giờ.
Hoạt độ của các chất đông máu phải được xác định trong khoảng 3 giờ, nếu quá thời hạn trên,
huyết tương phải được bảo quản ở 4oC.
1.3.6. Cách bảo quản mẫu để tổng phân tích máu
Mẫu máu toàn phần chống đông bằng EDTA chỉ được sử dụng dưới 24 giờ.
1.3.7. Cách bảo quản mẫu để phân tích hình thái tế bào máu
Sự đàn máu trên phiến kính chỉ được thực hiện trong vòng 5 giờ sau khi lấy máu. Nếu sử
dụng máu để phân tích các thành phần của máu, mẫu máu được sử dụng không quá 8 giờ.
1.3.8. Cách bảo quản mẫu trong một thời gian dài:
Nếu muốn bảo quản bệnh phẩm trong thời gian dài hơn thời gian nêu trên, bệnh phẩm
cần được bảo quản đông băng ở nhiệt độ thấp hơn -20 oC. Khi cần sử dụng, mẫu cần được tan
đông một cách từ từ ở 4-8oC qua một đêm hoặc trong một bể điều nhiệt có lắc. Tuy nhiên, việc
đông băng và tan đông không nên lặp đi, lặp lại.
1.3.9. Cách bảo quản nước tiểu để xét nghiệm cặn nước tiểu: cặn nước tiểu phải được
đánh giá trong khoảng 2 đến 3 giờ. Không được bảo quản mẫu nước tiểu trong tủ lạnh hoặc đông
băng vì điều kiện lạnh có thể gây kết tủa muối.
1.3.10. Cách bảo quản dịch não tuỷ: việc đếm các tế bào trong dịch não tuỷ phải được
thực hiện trong vòng 1 giờ.
1.3.11. Cách bảo quản máu để đo khí máu và thăng bằng acid-base: việc xác định khí
máu và thăng bằng acid-base của máu động mạch hoặc mao-động mạch hoá cần phải tránh tiếp
xúc với không khí và phải được thực hiện ngay lập tức. Nếu điều này không thực hiện được, mẫu
máu có thể được đặt trong nước đá trong khoảng thời gian tối đa là 2 giờ.

11
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

1.3.12. Cách gửi bệnh phẩm


Khi gửi bệnh phẩm từ nơi này sang nơi khác trong nước hoặc ra quốc tế, cần bảo quản bệnh
phẩm trong phích đá khô. Nói chung, sư thay đổi hoạt độ enzym và nồng độ các chất chuyển hoá
không quá ± 10% trong khoảng 2 ngày, nếu nhiệt độ bảo quản mẫu dưới 25oC.
1.4. Ảnh hưởng của tình trạng mẫu đến kết quả xét nghiệm:
Tình trạng mẫu máu trong điều kiện nhất định có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét
nghiệm:
1.4.1. Sự tan máu:
Việc xác định K+, Mg2+ hoặc LDH không thể thực hiện được ngay cả khi huyết thanh chỉ
bị tan máu rất ít. Sự tan máu rõ ràng cũng ảnh hưởng đến các xét nghiệm khác. Nếu thấy mẫu bị
tan máu, cần loại bỏ mẫu máu ấy và phải lấy ngay một mẫu máu mới để thay thế.
1.4.2. Bilirubin máu:
Các nồng độ bilirubin trên 5 mg/dL (86 μmol/L) ảnh hưởng đến sự xác định acid uric
(phương pháp PAP). Các nồng độ bilirubin trên 10 mg/dL (170 μmol/L) ảnh hưởng đến sự xác
định triglycerid (theo phương pháp GPO-PAP) và sự xác định creatinin (và phương pháp Jaffé và
PAP). Phương pháp xác định creatinin mới không bị ảnh hưởng của bilirubin ngay cả khi nồng độ
bilirubin lên đến 25 mg/dL (430 μmol/L).
1.4.3. Sự tăng lipid máu (lipemia)
Lipid cao trong máu có thể cản trở việc đo các chất bằng phương pháp đo quang. Trong
trường hợp này cần loại bỏ các lipoprotein để làm trong huyết tương bằng cách sử dụng Freon.
1.5. Các đơn vị đo lường được sử dụng trong các xét nghiệm y học:
1.5.12. Đơn vị độ dài:
Meter m
Milimeter mm 10-3 m
Micrometer μm 10-6 m
Nanometer nm 10-9 m
1.5.13. Đơn vị thể tích:
Liter L
Mililiter mL 10-3 L
Microliter μL 10-6 L
Nanoliter nL 10-9 L
Femtoliter fL 10-15 L
1.5.14. Đơn vị khối lượng:
Gram g
Miligram mg 10-3 g
Microgram μg 10-6 g
Nanogram ng 10-9 g
Picrogram pg 10-12 g
1.5.15. Đơn vị đương lượng:
Mole mol

12
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Milimole mmol 10-3 mol


Micromole μmol 10-6 mol
Nanomole nmol 10-9 mol
Picromole pmol 10-12 mol
1.5.16. Đơn vị hoạt độ enzym:
Unit (International unit) U
Kilounit kU 103 U
Miliunit mU 10-3 U
Microunit μU 10-6 U
1.5.17. Đơn vị số lượng:
Kilo K 103
Mega M 106
Giga G 109
Tera T 1012

MỤC 2. CÁCH LẤY MẪU XÉT NGHIỆM

TT Tên xét nghiệm Quy cách lấy mẫu xét nghiệm


1. A/G Huyết thanh, huyết tương
2. Acid Uric Huyết thanh, huyết tương
3. AFP Huyết thanh, huyết tương
4. α-Amylase Huyết thanh, huyết tương
5. α-HBDH Huyết thanh, huyết tương
6. Albumin Huyết thanh, huyết tương
7. ALT (GOT) Huyết thanh, huyết tương
8. ALP Huyết thanh, huyết tương
ALA-TOP allergy screen
9. Huyết thanh
(Sàng lọc dị ứng ALA-TOP)
10. Anti TPO Huyết thanh, huyết tương
11. Anti TG Huyết thanh, huyết tương
12. Apo-AI Huyết thanh, huyết tương
13. Apo-B100 Huyết thanh, huyết tương
14. ASLO Huyết thanh, huyết tương
15. AST (GOT) Huyết thanh, huyết tương
16. Ấu trùng sán lợn Huyết thanh
17. Bã thức ăn Phân
18. β2-M Huyết thanh, huyết tương
19. β-hCG Huyết thanh, huyết tương
20. Bilirubin toàn phần Huyết thanh, huyết tương
21. Bilirubin trực tiếp Huyết thanh, huyết tương
22. BTA Huyết thanh, huyết tương
23. Canxi máu Huyết thanh

13
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT Tên xét nghiệm Quy cách lấy mẫu xét nghiệm


Chẩn đoán Hội chứng Down
24. Huyết thanh, huyết tương
và Hội chứng Edward
25. CA 125 Huyết thanh, huyết tương
26. CA 15-3 Huyết thanh, huyết tương
27. CA 19-9 Huyết thanh, huyết tương
28. CA 72-4 Huyết thanh, huyết tương
29. CD 4
Máu toàn phần chống đông EDTA
30. CD 8
31. CEA Huyết thanh, huyết tương
32. Cấy BK và KSĐ Đờm
Mẫu xét nghiệm lấy trong lọ vô
33. Cấy vi khuẩn và KSĐ
trùng
Mẫu xét nghiệm lấy trong lọ vô
34. Cấy vi khuẩn kỵ khí
trùng
35. Chẩn đoán nghiện Nước tiểu, máu

36. Chẩn đoán thai sớm (hCG) Nước tiểu

37. CHE Huyết thanh, huyết tương


38. Cholesterol Huyết thanh, huyết tương
39. CK Huyết thanh, huyết tương
40. CK-MB Huyết thanh, huyết tương
Máu không chống đông và tráng
41. Co cục máu
ống bằng Nacl 0,9%
42. Corticoid Huyết thanh, huyết tương
43. Creatinin nước tiểu Nước tiểu 24 giờ
44. Creatinin máu Huyết thanh, huyết tương
45. CYFRA 21-1 Huyết thanh, huyết tương
46. CRP (C-reactive protein) Huyết thanh, huyết tương
Dịch các loại (Khớp, màng
47. Các loại dịch
phổi…) soi tìm tế bào
48. Glucose máu Huyết thanh, huyết tương
49. Điện di huyết sắc tố Máu chống đông EDTA
50. Điện di protein Huyết thanh
Máu Huyết thanh
51. Điện giải
Nước tiểu Nước tiểu
52. Estradion Huyết thanh, huyết tương
Chống đông bằng Natricitrat 3,8% tỷ lệ
53. Fibrinogen
10% (0,2mL và 1,8mL máu)
54. FSH Huyết thanh, huyết tương

55. GGT Huyết thanh, huyết tương

56. Giang mai (RPR, TPHA) Huyết thanh, huyết tương

57. GLDH Huyết thanh, huyết tương


58. GPx Hồng cầu

14
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT Tên xét nghiệm Quy cách lấy mẫu xét nghiệm


59. GR Hồng cầu
60. Hạch đồ, U đồ Chọc hạch, u hút lấy dịch, tế bào
61. Herpes Huyết thanh

62. HAVAb Huyết thanh, huyết tương


63. HBcAb Huyết thanh, huyết tương
64. HBeAb Huyết thanh, huyết tương
65. HBeAg Huyết thanh, huyết tương
66. HBsAb Huyết thanh, huyết tương
67. HBsAg Huyết thanh, huyết tương
68. HCVAb Huyết thanh, huyết tương
69. HDL-C Huyết thanh, huyết tương
70. HDVAb Huyết thanh, huyết tương
71. HIV Huyết thanh, huyết tương
Helicobacter Pylori (HP)
72. Mảnh sinh thiết dạ dày
(phương pháp Urease test)
Helicobacter Pylori (HP)
73. Huyết thanh, huyết tương
(phương pháp hoá phát quang)
74. Huyết đồ Chống đông bằng EDTA
75. IgA Huyết thanh, huyết tương
76. IgE Huyết thanh, huyết tương
77. IgG Huyết thanh, huyết tương
78. IgM Huyết thanh, huyết tương
79. IL-6 (Interleukine-6) Huyết thanh, huyết tương
80. Insulin Huyết thanh, huyết tương
Kháng thể kháng nhân (Anti-
81. Huyết thanh, huyết tương
nuclear antibodies: ANA)

82. Ký sinh trùng đường ruột Phân


Máu toàn phần chống đông EDTA,
83. KST sốt rét (test)
heparin
Máu mao mạch, tĩnh mạch (lấy lúc
84. KST sốt rét (giọt đàn)
bệnh nhân đang sốt)
85. LDH Huyết thanh, huyết tương
86. LDL-C Huyết thanh, huyết tương.
87. Lậu (nuôi cấy và KSĐ) Dịch âm đạo hoặc niệu đạo vô trùng
88. Lậu soi tươi Dịch niệu đạo, âm đạo…
89. LH Huyết thanh, huyết tương
Chống đông bằng EDTA, Natricitrat
90. Máu lắng
3,8%
91. MDA Huyết thanh, huyết tương
Chống đông bằng Natricitrat 3,8% tỷ lệ
92. Nghiệm pháp rượu
10% (0,2ml và 1,8 ml máu)

15
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT Tên xét nghiệm Quy cách lấy mẫu xét nghiệm


Huyết thanh, hồng cầu chống đông
93. Nhóm máu ABO
bằng EDTA hoặc Heparin
94. Nhóm máu Rh
95. NSE Huyết thanh, huyết tương
96. NT-ProBNP Huyết thanh, huyết tương
97. Pandy Dịch não tuỷ
98. Progesteron Huyết thanh, huyết tương
99. Prolactin Huyết thanh, huyết tương
100. Protaticphosphat Huyết thanh, huyết tương
101. Protein phản ứng C (CRP) Huyết thanh, huyết tương
máu Huyết thanh, huyết tương
102. Protein
nước tiểu Nước tiểu 24h
103. PSA (Total – Free) Huyết thanh, huyết tương
104. SCC Huyết thanh, huyết tương
105. Sinh thiết mô bệnh học Các mẫu sinh thiết
Phải tráng ống nghiệm lấy máu bằng
106. Sức bền hồng cầu
Heparin
107. Soi đờm tìm BK Đờm
108. Soi cặn nước tiểu Nước tiểu
109. Soi dịch âm đạo Dịch âm đạo
110. Soi nấm các loại Cạo vẩy vùng nghi nhiễm nấm

111. Tập trung bạch cầu Máu chống đông bằng EDTA

112. Tìm máu trong phân Phân

113. Tìm trứng sán lá phổi Đờm, phân


114. T3 Huyết thanh, huyết tương
115. Free T3 Huyết thanh, huyết tương
116. T4 Huyết thanh, huyết tương
117. Free T4 Huyết thanh, huyết tương
118. TSH Huyết thanh, huyết tương
119. TPT máu Máu chống đông bằng EDTA
120. TPT nước tiểu Nước tiểu
121. TNF-α Huyết thanh
122. TnI Huyết thanh, huyết tương
123. TnT Huyết thanh, huyết tương
124. Testosteron Huyết thanh, huyết tương

125. Tế bào âm đạo/Cổ tử cung. Dịch âm đạo hoặc dịch cổ tử cung


126. Tế bào Hagraves Chống đông bằng Heparin

16
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT Tên xét nghiệm Quy cách lấy mẫu xét nghiệm


127. Acid photphatase (ACP) Huyết thanh, huyết tương
Thời gian Cephalin-kaolin
128.
(APTT)
129. Thời gian Howell

130. Prothrombin (%, s, INR) Chống đông bằng Natricitrat 3,8% tỷ


lệ 10% (0,2 ml và 1,8 ml máu)
131. Thời gian Thrombin (TT)

132. Thời gian tiêu Euglobulin


133. Tiêu thụ prothombin
134. Triglycerid Huyết thanh, huyết tương
135. Tuỷ đồ Hút dịch tuỷ xương (ức, mào chậu)
136. uE3 Huyết thanh, huyết tương
Nước tiểu Nước tiểu 24h
137. Ure
Máu Huyết thanh, huyết tương
138. Vi khuẩn chí Phân
139. Tinh dịch đồ Tinh dịch
140. Cấy nấm Lấy vùng nghi có nấm
141. Nghiệm pháp Coombs trực tiếp Hồng cầu chống đông bằng EDTA

142. Nghiệm pháp Coombs gián tiếp Huyết thanh

MỤC 3. CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM HỢP LÝ


THEO NHÓM BỆNH
I Kiểm tra tổng quát
1 Tổng phân tích máu
2 Nhóm máu ABO, Rh
3 Tổng phân tích nước tiểu
4 Ký sinh trùng đường ruột
5 Chức năng gan (ALT, AST, bilirubin)
6 Chức năng thận (ure, creatinin)
7 Lipid máu (cholesterol, triglycerid)
8 Glucose máu

II Các bệnh về máu


1 TPT máu – Máu lắng
2 Huyết đồ, tuỷ đồ
3 Nhóm máu ABO, nhóm máu Rh
4 KST sốt rét
5 Điện di huyết sắc tố
6 Sức bền hồng cầu
7 Định lượng: IgA, IgD, IgE, IgG, IgM
8 Tập trung bạch cầu

17
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

9 Đo hoạt độ G6PD hồng cầu


10 Nghiệm pháp Coombs (TT, GT)
11 Sắt huyết thanh
12 Ngưng tập tiểu cầu (với 4 chất kích thích)
13 Ferritin
14 Tranferrin
15 Các markers bạch cầu: CD4, CD8.
16 Nhuộm hoá học tế bào: Peroxidase, PAS, Soudan-den, Esterase
17 Protein toàn phần
18 Điện di protein
19 TNF-α

III Chẩn đoán trước sinh HC Down và HC Edward


1 AFP
2 β -hCG
3 uE3 (unconjugated Estriol)
4 PAPP-A (Pregnancy asspciated plasma protein A)

IV Bệnh lý rối loạn đông – cầm máu


1 Thời gian máu chảy – máu đông
2 Thời gian Prothrombin (PT = thời gian Quick) (%, s, INR)
3 Thời gian Thrombin (TT)
4 Thời gian Cephalin - Kaolin (APTT)
5 Thời gian Howell, Fibrinogen, D-dimer
6 Dấu hiệu dây thắt
7 Co cục máu
8 Von-Kaulla, Nghiệm pháp rượu
9 Định lượng các yếu tố hemophilia (VIII, IX, XI)
10 Số lượng và độ tập trung tiểu cẩu

V Bệnh gan
1 ALT (GPT)
2 AST (GOT)
3 ALP (Alkaline phosphatase)
4 GGT (γ- GT)
5 GLDH (Glutamate dehydrogenase)
6 CHE (Cholinesterase)
7 Bilirubin (TP, TT, GT)
8 Protein toàn phần huyết thanh
9 Albumin
10 Tỷ số A/G
11 Điện di Protein
12 CRP (C-reactive protein)
13 Tổng phân tích nước tiểu
14 Thời gian Prothrombin (PT = Thời gian Quick)
15 Tổng phân tích máu (chú ý số lượng tiểu cầu)
16 Co cục máu

18
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

VI Xét nghiệm Virus viêm gan


1 HBsAg
2 HBsAb
3 HBeAg
4 HBeAb
5 HBcAb (IgG, - IgM)
6 HAVAb (IgG, - IgM)
7 HCVAb
8 HEVAb (IgG, - IgM)
9 HBV-DNA: định tính, định lượng
10 HCV-RNA: định tính, định lượng

VII Bệnh Thận


1 Ure (máu, nước tiểu)
2 Creatinin (máu, nước tiểu)
3 Protein
4 Acid uric
5 Điện giải đồ (máu, nước tiểu)
6 Tổng phân tích nước tiểu và soi cặn
7 Albumin và glubulin, tỷ số A/G
8 Cấy nước tiểu và làm KSĐ
9 β2-M (β2-Microglobulin)
10 Microalbumin (nước tiểu)
11 Ccr (Creatinin clearance): Độ thanh thải creatinin

VIII Rối loạn lipid máu


1 Triglycerid
2 Cholesterol
3 HDL-Cholesterol (HDL-C)
4 LDL-Cholesterol (LDL-C)
5 Apo-AI
6 Apo-B100
7 Tỷ số Apo-B100/Apo-AI

IX Bệnh Tim
1 CK
2 CK-MB
3 AST (GOT)
4 LDH
5 α-HBDH (LDH1)
6 Myoglobin
7 TnT (Troponin T)
8 TnI (Troponin I)
9 CRP (C-reactive protein)
10 Hcy (Homocystein)
11 PCT (Procalcitonin)
12 ASLO (Anti-streptolysin O)
13 NT-ProBNP (N-terminal Pro B-type Natriuetic peptide)

19
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

X Bệnh Tuyến Giáp -Tuyến Yên


1 T3
2 FT3
3 T4
4 FT4
5 TSH
6 Anti-TPO
7 TG (Thyroglobulin)
8 Anti-TG

XI Bệnh Tuỵ
1 α-Amylase (huyết tương, nước tiểu)
2 Lipase
3 CRP (C-reactive protein)
4 IL-6 (Interleukine-6)

XII Các Nội tiết tố (Hormones)


1 LH (Luteinizing hormone)
2 FSH (Follicle stimulating hormone)
3 Estradion
4 Corticoid
5 Testosteron
6 Progesteron
7 Prolactin
XIII Các Bệnh Xã hội
1 Lậu : soi tươi, cấy và KSĐ, PCR
2 HIV: Nhanh, ELISA, PCR
3 Chẩn đoán nghiện (máu - nước tiểu)
4 Giang mai (VDRL, RPR, TPHA)
5 Chlamydia

XIV Bệnh Đái tháo đường


1 Glucose máu
2 Tổng phân tích nước tiểu
3 HbA1c
4 Fructosamin
5 Insulin
6 Peptid C
7 Nghiệm pháp dung nạp glucose

XV Bệnh Khớp
1 TPT máu-Máu lắng
2 ASLO (định tính, định lượng)
3 Gama latex (RF)
4 CRP (C-reactive protein)
5 Dịch khớp: ragocyte
6 Acid uric (chẩn đoán bệnh Goute)

20
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

XVI Bệnh Nhiễm khuẩn


1 Tổng phân tích máu - máu lắng
2 Hạch đồ, u đồ (vú, tuyến giáp...)
3 CRP (C-reactive protein)
4 ASLO
5 Kháng thể kháng nhân (ANA)
6 TNF-α

XVII Bệnh Ký sinh trùng


1 Ký sinh trùng đường ruột
2 Trứng sán lá phổi (trong phân, đờm)
3 KST sốt rét
4 PCR-P. falciparum
5 PCR-P. vivax
6 PCR-P. malariae
7 PCR-P. ovale
8 Ấu trùng sán lợn (ELISA)
9 Sán lá gan lớn (ELISA)
10 Ấu trùng giun chỉ
11 Soi nấm các loại
12 Vi khuẩn chí
13 Tìm máu trong phân
14 Rotavirus

XVIII Bệnh Phụ khoa


1 Tế bào âm đạo, cổ tử cung
2 Dịch âm đạo: soi tươi, cấy và KSĐ
3 Chlamydia
4 Lậu: soi tươi, cấy và KSĐ, PCR.
5 Định lượng β-hCG huyết tương

Chẩn đoán, theo dõi diễn biến, đánh giá đáp ứng điều trị
XIX
và tầm soát ung thư
1 AFP
2 PSA
3 CEA
4 CA 15-3
5 CA 19-9
6 CA 72 -4
7 CA 125
8 NSE
9 CYFRA21-1
10 β-hCG
11 MCA
12 MSA
13 CT (hCT)
14 SCC

21
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

15 β2-M
16 TG
16 Hạch đồ, u đồ (vú, tuyến giáp, …)
17 Sinh thiết (tất cả các bộ phận có khối u nghi ung thư)

XX Bệnh Lao
1 Phản ứng Mantoux
2 Máu lắng.
3 Cấy BK và KSĐ
4 TB test
5 Soi đờm tìm BK.
6 PCR TB: Đờm, dịch (VK lao)
7 Tổng phân tích máu
8 Chụp X quang tim phổi

XXI Xét nghiệm Vi khuẩn


1 Nhuộm, soi: các loại dịch, phân, nước tiểu
2 Cấy và làm KSĐ: máu, dịch, nước tiểu, phân, …
3 Vi khuẩn chí

XXII Miễn dịch-Dị ứng


1 Panel dị ứng (xác định 20 dị nguyên)
2 Toxo: IgG, IgM
3 Rubella: IgG, IgM
4 CMV (IgG, IgM)
5 Tế bào Hargraves
6 ANA (Anti-nuclear antibodies: Kháng thể kháng nhân)
7 Ala Top allergy screen (Sàng lọc dị ứng)
8 TNF-α (Tumor necrosis factor- α: Yếu tố hoại tử mô-α)

XXIII PCR và Real-time PCR


1 Lao
2 Lậu
3 Ký sinh trùng sốt rét
4 HIV
5 HBV (Virus VGB)
6 HCV (Virus VGC)
7 HPV (Palpiloma virus)
8 EBV (Epstein Barr virus)
9 DHF (Dengue virus)

XXIV Đánh giá khả năng chống oxy hoá của cơ thể
1 SOD (Superoxide dismutase)
2 GPx (Glutathione peroxidase)
3 GR (Glutathione Reductase)
4 TAS (Total antioxidant status)
5 MDA (Malonyl dialdehyde)

22
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

XXV Rối loạn chuyển hoá sắt


1 Sắt huyết thanh
2 Transferrin
3 Độ bão hoà transferrin
4 Ferritin
5 TIBC
6 UIBC
7 sTfR

MỤC 4. GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA CÁC XÉT NGHIỆM


(XẾP VẦN A ĐẾN Z)
TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG
Acid Nam µmol/L 140 – 420
1.
uric Nữ µmol/L 120 – 380
Albumin/Globulin (A/
2. G)
1,2 - 1,8
3. AFP (α1-FP) ng/mL 0–7
4. Albumin g/L 38 – 51
5. ALP U/L 64 – 306
Máu U/L 20 – 220
6. α-Amylase Nước
U/L 0 – 1000
tiểu
7. α-HBDH U/L 72 - 182
8. ALT (GPT) U/L 10 - 40
9. AST (GOT) U/L 10 - 37
10 ANA (Anti-nuclear
Âm tính
. antibody)
11 22
APTT giây (s)
. 30
12 Nam: 104 – 202
Apo-AI mg/dL
. Nữ: 108 - 225
13 Nam: 66 -133
Apo-B100 mg/dL
. Nữ: 60 - 117
14
Tỷ số Apo-B100/ Apo-AI <1
.
15
ASLO U/mL 0 - 200
.
16
Ấu trùng sán lợn Âm tính
.
toàn phần µmol/L 3 - 17
17
Bilirubin trực tiếp µmol/L 0,1 - 4,2
.
gián tiếp µmol/L 3 - 13,6
18
BK trong đờm Âm tính
.
19
CA 19-9 U/mL 0 - 33
.
20 CA 125 U/mL 0 - 35

23
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG

21
CA 15-3 U/mL 0 - 32
.
22
CA 72-4 U/mL 0 - 5,4
.
23
CD4 % 31 - 53
.
24
CD8 % 17 - 35
.
25
CEA ng/mL 0 - 10
.
26
Cấy BK Âm tính
.
27
Cấy vi khuẩn kị khí Âm tính
.
28
Cấy máu Âm tính
.
29
Cấy vi khuẩn thường Âm tính
.
Chẩn đoán Nước
30 tiểu
ng/mL Âm tính <300
nghiện
. (Opiates) Máu Âm tính >0,15
31 Máu mmol/L 3,6 - 5,2
Cholesterol
. Dịch mmol/L 0 - 0,03
32
CK U/L 25 - 220
.
33
CK-MB U/L 1 - 25
.
34
Co cục máu Co hoàn toàn sau 2h
.
35 Buổi sáng µg/dL 6 - 28
Corticoid
. Buổi chiều µg/dL 3 - 16
Máu µmol/L 53 - 120
36 Dịch não
Creatinin tuỷ µmol/L 8,8 - 17,5
.
Nước tiểu mmol/24h 5,6 - 12,6
37
Coombs (TT, GT) Âm tính
.
38 CRP (C-reactive
mg/L 0-6
. protein)
39
Cấy dịch não tuỷ Âm tính
.
40 Nam: 4,6-11,5
CHE kU/L
. Nữ: 3,9-10,8
41
Phản ứng Dengue Âm tính
.
42
PCR Dengue Âm tính
.
43
Điện di huyết sắc tố Tuỳ theo tuổi sẽ có chỉ số kèm theo
.

24
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


Nấm Không có
Dịch
44 Vi khuẩn Không có
âm
.
đạo Trichomonas Không có
Albumin % 38 - 51
α- 1 % 3,6 - 7
45 Điện di
. protein α- 2 % 4,8 - 10,8
β % 8,8 - 14
γ % 14 - 23,3
Natri mmol/L 135 - 150
Điện Kali mmol/L 3,5 - 5,0
giải
46. Clo mmol/L 95 - 110
(huyết
thanh) Calci mmol/L 2,2 - 2,6
Calci ion
mmol/L 1,2 - 1,3
hoá
Điện Natri mmol/24h 152 - 282
47 giải Kali mmol/24h 26 - 128
. (nước Clo mmol/24h 240 - 296
tiểu)
Calci mmol/24h 2,5 - 7,5
Nội tiết-hormon
Estradiol (E2)
Nam pmol/mL 28 - 156
Giai đoạn thể
48 nang
pmol/mL 46 - 607
. Đỉnh rụng
trứng
pmol/mL 315 - 1828
Nữ
Giai đoạn
hoàng thể
pmol/mL 161 - 774
Mạn kinh pmol/mL 18,4 - 201
FSH
Nam mU/mL 1,5 - 12,4
Giai đoạn thể
nang
mU/mL 3,5 - 12,5
49
. Đỉnh rụng
trứng
mU/mL 4,7 - 21,5
Nữ
Giai đoạn
hoàng thể
mU/mL 1 - 11,4
Mạn kinh mU/mL 7,7 - 58,5
50 LH
. Nam: mU/mL 1,7 - 8,6
Nữ Giai đoạn thể
mU/mL 2,4 - 12,6
nang
Đỉnh rụng trứng mU/mL 1,4 - 95,6
Giai đoạn hoàng
thể mU/mL 1 - 11,4
Mãn kinh mU/mL 7,7 - 58,5

25
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


51 PROGESTERONE
. Nam: nmol/L 0-6
Nữ Giai đoạn thể nmol/L 0,6 - 4,7
nang
Đỉnh rụng trứng nmol/L 2,4 - 9,4
Giai đoạn hoàng
thể nmol/L 5,3 - 86
Mạn kinh nmol/L 0,3 - 2,5
52 PROLACTIN
. Nam µU/L 98 - 456
Nữ Trưởng thành µU/L 127 - 637
Mang thai µU/L 200 - 4500
Mạn kinh µU/L 30 - 430
53
Ferritin ng/mL 10 - 300
.
54
Fibrinogen g/L 2-4
.
55
Fructosamin mmol/L 2,0 - 2,8
.
56
GGT (γ-GT) U/L 5 - 45
.
57
Gama latex (γ latex) U/mL 0 - 12
.
58 GPx (Glutathione
U/gHb 41 - 76
. peroxidase)
59 GR (Glutathione
U/gHb 5,4 - 10,0
. reductase)
Máu mmol/L 4,2 - 6,4
60 mmol/L
Glucose Nước tiểu Âm tính
.
Dịch mmol/L 2,8 - 4,2
Đếm kính
61 Hồng cầu hiển vi % 0,7 - 2,0
. mạng lưới Máy laser
Total Âm tính
62 IgA Âm tính
HAVAb
. IgG Âm tính
IgM Âm tính
63
HbA1C % 4,2 - 6,4
.
64
HBcAb Âm tính
.
65
HBeAb Âm tính
.
66
HBeAg Âm tính
.
67 Định lượng mU/mL < 10
HBsAb
. Định tính Âm tính
68
HBsAg Âm tính
.

26
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


69 HBV- Định tính Âm tính
. DNA Định lượng copies/mL 0 - 500
Bình thường U/ L 0-5
Thai 03 tuần U/ L 5.8 - 71.2
Thai 04 tuần U/ L 9.5 - 750
Thai 05 tuần U/ L 217 - 7138
Thai 06 tuần U/ L 158 - 31795
Thai 07 tuần U/ L 3697 - 163563
Thai 08 tuần U/ L 32065 - 149571
70
β-hCG Thai 09 tuần U/ L 63803 - 151410
.
Thai 10 tuần U/ L 46509 - 186977
Thai 12 tuần U/ L 27832 - 210612
Thai 14 tuần U/ L 13950 - 62530
Thai 15 tuần U/ L 12039 - 70971
Thai 16 tuần U/ L 9040 - 56451
Thai 17 tuần U/ L 8175 - 55868
Thai 18 tuần U/ L 8099 - 58176
hCG Không có
71 thai
Âm tính
nước
. Có thai Dương tính
tiểu
72 Định tính Âm tính
HCVAb
. Định lượng copies/mL 0 - 500
73
Hcy (Homocystein) mol/L 4,72 - 14,05
.
74
HDL-Cholesterol mmol/L 0,9 - 2
.
75
HIV Âm tính
.
76 Helicobacter Pylori
Âm tính
. (HP)
77
Huyết đồ Bình thường
.
78
IgA mg/dL 6,2 - 14,5
.
79
IgE U/mL 0 - 100
.
80
IgG mg/dL 800 - 1800
.
81
IgM mg/dL 153 - 337
.
82 IL-6
pg/ mL ≤ 10
. (Interrleukine-6)
83
Insulin µU/mL 5 - 20
.

27
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


84 CÁC LOẠI KHÁNG SINH ĐỒ:
.
Amikacine mm 15 - 17
Amo+A.Clavulanic mm 14 - 21
Amocilline mm 11 - 17
Azithromycin mm 14 - 22
Azlocyllin mm 18 - 18
Aztreonam mm 17 - 23
Cefepime mm 14 - 23
Cefixim mm 15 - 22
Cefotaxime mm 15 - 21
Ceftazidime mm 15 - 21
Ceftriaxone mm 15 - 21
Cefuroxime mm 15 - 22
Cephalotine mm 16 - 21
Cephalexin mm 12 - 18
Chloramphenicol mm 19 - 23
Ciprofloxacine mm 19 - 22
Clacide mm 19 - 24
Clindamycin mm 15 - 15
Co-trimoxazol mm 10 - 16
Doxycyclin mm 17 - 19
Erythromycine mm 17 - 22
Gentamycine mm 14 - 16
Imipenem mm 19 - 24
Metronidazol mm 15 - 15
Mezlociline mm 16 - 21
Minocycline mm 17 - 19
Nalidixic acid mm 15 - 20
Netilmicine mm 13 - 14
Netromycine mm 17 - 19
Nitrofuranfoin mm 14 - 18
Nitroxoline mm 12 - 30
Nofloxacine mm 12 - 21
Ofloxacine mm 16 - 20
Oxacilline mm 20 - 20
Oxacilline/tụ cầu mm 20 - 20
Peflacin mm 25 - 25
Pefloxacine mm 16 - 20
Penicilline mm 8 - 29
Piperacilline mm 14 - 21
Tetracycline mm 17 - 19

28
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


85. KST đường ruột Âm tính
86. KST sốt rét Âm tính
87. LDH U/L 200 - 480
88. LDL-Cholesterol mmol/L 1,8 - 3,9
89. Lậu soi tươi Âm tính
90. Lipase U/L <190
Nam: 28 - 72
91. Myoglobin ng/L
Nữ: 25 - 58
Dưới 50 tuổi: < 55
92. NT-ProBNP pmol/L 50-75 tuổi: < 100
Trên 75 tuổi: < 220
93. Thời gian máu đông Phút 5 - 10
94. Thời gian máu chảy Phút 3-7
Máu lắng 1 giờ mm 7 - 15
95.
(bằng tay) 2 giờ mm 20 - 25
Máu lắng 1 giờ mm 10 - 20
96.
(bằng máy) 2 giờ mm 0 - 10
MDA
97. nmol/mL 1,75 - 3,07
(Malonyldialdehyde)
Mantoux (Hẹn 72h
98. mm 0 - 10
đọc kết quả)
99. Nấm Âm tính
10
Nghiệm pháp Rượu Âm tính
0.
10 Nghiệm pháp dây
Âm tính
1. thắt
10 Nghiệm pháp Von-
Tan hoàn toàn sau 4 giờ
2. Kaulla
Ngưng tập tiểu cầu
10 (Có trị số bình thường
với 4 chất kích %
3. kèm theo)
thích.
10
Nhóm máu Rh 99,9 % Dương tính
4.
10
Phản ứng Pandy Âm tính
5.
10 Máu g/L 46 - 82
Protein
6. Nước tiểu Âm tính
Total ng/mL 0 - 10
10 Free ng/mL
PSA
7. Tỷlệ
(Free/total) 0 - 0,18
10
Prostatic phosphat ng/mL 0 - 2,8
8.
10
RPR Âm tính
9.

29
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


(%) % 80 - 120
11 INR 0,9 - 1,1
Prothrombin
0. PT
Quick
giây 10 - 12
11
Sắt huyết thanh µmol/L 6,6 - 28,3
1.
Bắt đầu
11 tan
‰ 4,5 - 5
Sức bền
2. hồng cầu Tan hoàn
toàn
‰ 3 - 3,5
11
Sán lá gan lớn Âm tính
3.
11
Peptid C (C-peptid) nmol/L 0,2 - 0,6
4.
11 SCC (Squamous cell
µg/L <3
5. carcinoma antigen)
11 SOD (Superoxide
U/gHb 876 - 1328
6. dismutase)
11
Soi tươi tìm vi khuẩn Âm tính
7.
11
Tìm máu trong phân Âm tính
8.
11
Thời gian Howell giây 1’ 30” - 2’45”
9.
12
T3 (Triiodothyronine) nmol/L 1,3 - 3,1
0.
12
T3-Free pmol/L 2,3 - 5,5
1.
12
T4 (Thyroxine) nmol/L 58 - 154
2.
12
T4-Free pmol/L 11 - 23
3.
12 TAS (Total
mmol/L 1,07 - 1,95
4. antioxidant status)
12
TSH µU/mL 0,27 - 4,2
5.

30
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


127. Tổng phân tích máu
1. Bạch cầu (WBC) Giga/L 4 - 10
2. Hồng cầu (RBC) Tera/L 3,8 - 5,8
3. Huyết sắc tố (Hb) g/dL 12 - 16,5
4. Khối hồng cầu
(HCT)
% 35 - 48
5. Thể tích trung bình
hồng cầu (MCV)
fL 85 - 95
6. Lượng Hb trung
bình hồng cầu (MCH)
pg 26 - 32
7. Nồng độ Hb trung
bình hồng cầu g/dL 32 - 36
(MCHC)
8. Độ phân bố hồng
cầu (RDW)
% 11,6 - 14,8
9. Tiểu cầu (PLT) Giga/L 150 - 450
10. Thể tích trung bình
tiểu cầu (MPV)
fL 6,5 - 11
11. Khối tiểu cầu
(PCT)
% 0,1 - 0,5
12.Độ phân bố tiểu
cầu (PDW)
% 6 - 18
13. Tỷ lệ % bạch cầu
lympho (LYM%)
% 17 - 48
14. Tỷ lệ % bạch cầu
mono (Mono%)
% 4-8
15. Tỷ lệ % bạch cầu
ưa acid
% 0,1 - 7
16. Tỷ lệ % bạch cầu
ưa base
% 0,1 - 2,5
17. Tỷ lệ % bạch cầu
trung tính (NEUT%)
% 43 - 76
18. Số lượng bạch cầu
lympho (LYM#)
Giga/L 0,6 - 3,4
19. Số lượng bạch cầu
mono (Mon#)
Giga/L 0,0 - 0,9
20. Số lượng bạch cầu
ưa acid (EOS #)
Giga/L 0,0 - 0,7
21.Số lượng bạch cầu
ưa base (BASO#)
Giga/L 0,0 - 0,2
22. Số lượng bạch cầu
trung tính (NEUT#)
Giga/L 2 - 6.9

31
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


128. TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
1. Tỷ trọng (SG) 1,015 - 1,025
2. pH 5,5 - 7,5
3.Bạch cầu (WBC) Leu/µL Âm tính
4. Nitrit (NIT) Âm tính
5. Protein (PRO) mg/dL Âm tính
6. Glucose (GLU) mg/dL Âm tính
7. Ketonic (KET) mg/dL Âm tính
8.Urobininogen(URO) mg/dL Âm tính
9. Bilirubin (BIL) mg/dL Âm tính
10.Hồng cầu (ERY) Ery/µL Âm tính
11. Acid ascorbic Âm tính
129. TB test Âm tính
Nam: 270
130. Testosteron ng/dL
Nữ: 6
131. Tế bào cổ tử cung Bình thường
132. Tế bào dịch não tuỷ Bình thường
133. TPHA Âm tính
134. Tế bào Hargraves Âm tính
135. Thời gian Thrombin giây (s) 18 - 22
136. Triglycerid mmol/L 0,46 - 2,2
Máu mmol/L 2,5 - 7,5
137. Ure Dịch não tuỷ mmol/L 3,3 - 7,5
Nước tiểu mmol/24h 338 - 538
139. Vi khuẩn chí Bình thường
140. Widal Âm tính

32
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT TÊN CHỈ SỐ ĐƠN VỊ BÌNH THƯỜNG


141. Xét nghiệm tinh dịch (Làm trên máy SQA IIC-P)
Thể tích tinh dịch mL 2-5
Kiêng giao hợp ngày 7 - 15
Màu Trắng sữa
Hoá lỏng <30 phút
Tình trạng mẫu Bình thường
Thời gian ly giải Bình thường
Độ nhày Bình thường
pH 7,2 – 8,0
Bạch cầu Bình thường
Mật độ (Concent) triệu/mL >20
Di động % >30
Hình dạng bình
% >30
thường
Mật độ tinh trùng
triệu/mL >10
tiến tới (MSC)
Mật độ tinh trùng
triệu/mL >10
chức năng (FSC)
Chỉ số tinh trùng
giây >80
di động (SMI)
-Tổng số
tinh trùng
triệu/mL 40 - 300

Tổng số -Tổng số
tinh trùng tinh trùng di triệu/mL >130
trong mẫu động
-Tổng số
tinh trùng triệu/mL >65
chức năng

33
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

MỤC 5. Ý NGHĨA LÂM SÀNG CỦA CÁC XÉT NGHIỆM


Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- α-Amylase có nhiều trong tuỵ ngoại tiết và
tuyến nước bọt. Vì có khối lượng phân tử nhỏ
(45.000 Da) nên α- amylase có thể được lọc qua
α- Amylase cầu thận ra nước tiểu.
Huyết tương: - Hoạt độ α- amylase huyết tương, nước tiểu tăng
1. 20 - 220 U/L trong viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mạn, chấn thương
Nước tiểu: tuỵ, ung thư tuỵ, các chấn thương ổ bụng, viêm
< 1000 U/L tuyến nước bọt (quai bị), …
- Mặc dù α- amylase huyết tương có vai trò chẩn
đoán xác định viêm tuỵ cấp, nhưng nó ít có liên
quan đến độ nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp.
Apo-AI - Apo-AI là apolipoprotein chính của HDL.
2. Nam: 104-202 mg/dL - Nồng độ Apo-AI huyết tương giảm trong rối
Nữ: 108-225mg/dL. loạn lipid máu, bệnh mạch vành.
Apo-B100 - Apo-B100 là apolipoprotein chính của LDL.
3. Nam: 66-133 mg/dL - Nồng độ Apo-B100 huyết tương tăng trong
Nữ: 60-117mg/dL. nguy cơ vữa xơ động mạch.
Tỷ số Apo-B 100/
4. Apo AI: Tăng trong nguy cơ vữa xơ động mạch
<1
- Glucose máu tăng trong đái tháo đường typ I,
typ II, bệnh tuyến giáp (Basedow), đại cực, các
u não, bệnh viêm màng não, các sang chấn sọ
não, suy gan, bệnh thận, …
-Viêm tụy
- sức cơ năng và kéo dài, đói, u lành tụy tạng,
Glucose
Addison, suy gan nặng, thiểu năng tuyến yên,
Huyết tương:
5. tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, một số bệnh
4,2-6,4 mmol/L
tâm thần kinh
Nước tiểu: âm tính
- Đái tháo đường typ I, typ II, bệnh tuyến giáp
(Basedow), đại cực, các u não, bệnh viêm màng
não, các sang chấn sọ não, suy gan, bệnh thận,

-Viêm tụy
- Sau ăn
- HbA1c là haemoglobin glycosyl hoá do glucose
(nồng độ cao) gắn vào haemoglobin không cần
enzym.
HbA1c
6. - HbA1c phụ thuộc vào đời sống hồng cầu (120
4,2-6,4%
ngày), nên nồng độ HbA1c cao có giá trị đánh giá
sự tăng nồng độ glucose máu trong thời thời gian
2-3 tháng trước thời điểm làm xét nghiệm hiện tại.
7. Insulin máu - Tăng khi tuỵ hoạt động bình thường, đái tháo
5-20 µU/mL đường týp I, béo phì, …
- Giảm khi tuỵ hoạt động yếu, đái tháo đường týp
I

34
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường

- Tăng cholesterol bẩm sinh, rối loạn glucid-lipid,


vữa xơ động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim
Cholesterol cấp, ăn nhiều thịt, trứng.
8.
3,6 – 5,2 mmol/L - Giảm khi bị đói kéo dài, nhiễm ure huyết, ung
thư giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, cường giáp,
bệnh Basedow, thiếu máu, suy gan…

- Tăng trong hội chứng tăng lipid máu nguyên


phát và thứ phát, vữa xơ động mạch, bệnh lý về
dự trữ glycogen, hội chứng thận hư, viêm tụy,
Triglycerid
9. suy gan. Nếu quá 11 mmol/L có thể dẫn đến
0,46-2,2 mmol/L
viêm tụy cấp tính.
- Giảm trong xơ gan, một số bệnh mạn tính,
suy kiệt, cường tuyến giáp.
- Tăng có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
HDL-C và bệnh mạch vành.
10.
0,9 – 2 mmol/L - Giảm trong xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, béo phì,
hút thuốc lá.
LDL-C Tăng trong nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch
11. vành.
1,8 – 3,9 mmol/L

- Fructosamin được tạo thành do sự gắn của glucose vào


albumin (có thời gian bán huỷ khoảng 20 ngày) nhờ sự
Fructosamin
12. glycosyl hoá không cần enzym.
2,0-2,8 mmol/L - Nồng độ fructosamin huyết tương phản ánh nồng độ
glucose máu 2-3 tuần trước thời điểm làm xét nghiệm.

- Ure máu tăng trong sốt kéo dài, nhiễm trùng huyết,
chấn thương, ung thư hoặc u lành tiền liệt tuyến, sỏi,
do chế độ ăn giàu đạm, tăng chuyển hoá đạm, chức
năng thận bị tổn thương, suy tim ứ trệ…
Ure - Ure máu giảm do đi tiểu ít, mất nước, bệnh cầu thận, u tiền
Huyết tương: liệt tuyến, suy gan, chế độ ăn nghèo đạm, ăn chế độ nhiều rau,
2,5 – 7,5 mmol/L các tổn thương gan nặng gây giảm khả năng tạo ure từ NH3,
13. Nước tiểu/ 24 giờ: …
338 – 538 mmol/ 24 - Ure niệu tăng ăn giảm protein, cường giáp trạng,
giờ dùng thuốc thyoxin, sau phẫu thuật, sốt cao, đường
máu cao trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo
đường.
- Ure niệu giảm trong tổn thương thận (urea máu tăng)
viêm thận, sản giật, chảy máu nhau thai, thiểu niệu, vô
niệu, giảm sự tạo ure, bệnh gan, …

35
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- Nồng độ creatinin huyết tương tăng trong thiểu
năng thận, tổn thương thận, viêm thận cấp và
mạn, bí đái, suy thận, tăng huyết áp vô căn, nhồi
Creatinin máu cơ tim cấp.
Huyết tương: - Nồng độ creatinin huyết tương giảm trong phù
53 – 120 µmol/L viêm, viêm thận, suy gan.
14.
Nước tiểu/24 giờ: - Nồng độ creatinin nước tiểu tăng trong bệnh to
5,6 -12,6 mmol/24 cực chứng khổng lồ, đái tháo đường, nhiễm
giờ trùng, nhược giáp trạng, …
- Nồng độ creatinin nước tiểu giảm trong các
bệnh thận tiến triển, viêm thận, bệnh bạch cầu,
suy gan, thiếu máu, …
- Tăng trong đa u tuỷ xương, nôn mửa nhiều,
ỉa chảy nặng, mất nhiều mồ hôi khi sốt cao
kéo dài, thiểu nặng vỏ thượng thận, đái tháo
Protein toàn phần
đường nặng, …
15. huyết thanh
- Giảm trong viêm thận cấp hoặc mạn tính,
46 – 82 g/L
thận hư (đặc biệt là thận hư nhiễm mỡ), mất
nhiều protein qua đường ruột (do hấp thụ
kém), …
- Tăng trong mất nước, nôn nhiều, tiêu chảy
nặng, …
16.
Albumin - Giảm trong hội chứng thận có protein niệu,
38 -51 g/L các bệnh gan nặng, thận hư nhiễm mỡ, viêm
thận mạn, bỏng, eczema, dinh dưỡng kém,
phụ nữ có thai, người già, …
- Tăng trong thiếu hay không có globulin.
- Tỷ số A/G giảm < 1 thường do giảm albumin
hoặc tăng globulin hoặc do phối hợp cả hai.
Tỷ số A/ G Albumin giảm trong suy dinh dưỡng, suy kiệt,
17.
1,2-1,8 lao, ung thư; tăng globulin trong, đa u tủy, nhiễm
khuẩn,bệnh collagen; giảm albumin và tăng
globulin gặp trong xơ gan, viêm thận cấp, hội
chứng thận hư nhiễm mỡ.
- Acid uric là sản phẩm thoái hoá của base nhân
purin của acid nucleic.
Acid uric
- Nồng độ acid uric tăng trong bệnh Gout (thống
Nam 140-420 μmol/L
18. phong), nhiễm khuẩn, thiếu máu ác tính, đa hồng
Nữ 120-380 μmol/L.
cầu, thiểu năng thận, cường cận giáp trạng…
- Giảm trong bệnh Wilson, teo gan vàng da cấp,
suy thận, …
- Tăng khi ăn, uống quá nhiều muối, mất
Natri
nước, suy tim, viêm thận không có phù,
Huyết thanh: 135
viêm não, phù tim hoặc phù thận, khi điều
-150 mmol/L
19. trị bằng corticoid, …
Nước tiểu/24 giờ:
- Giảm trong trường hợp mất nhiều muối, say
152 -282 mmol/24
nắng, ra nhiều mô hôi, nôn mửa, ỉa chảy, suy vỏ
giờ
thượng thận, khi điều trị thuốc lợi tiểu kéo dài, …

36
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- Tăng trong viêm thận, thiểu năng thận (có vô
niệu hoặc thiểu niệu), nhiễm xetonic đái
đường, ngộ độc nicotin, thuốc ngủ, Addison-
Kali
20. thiểu năng vỏ thượng thận, …
3,5 -5,0 mmol/L
- Giảm khi thiếu kali đưa vào cơ thể, mất kali
bất thường ở đường tiêu hoá: nôn mửa kéo
dài, ỉa chảy, tắc ruột, hẹp thực quản, …
- Tăng trong mất nước, tiêm truyền Natri quá
mức, chấn thương sọ não, nhiễm kiềm hô hấp,
Clo
21. …
95 – 110 mmol/L
- Giảm trong nôn mửa kéo dài, mất nhiều mồ hôi,
bỏng nặng, ăn chế độ bệnh lý ít muối, …
- Tăng trong ưu năng tuyến cận giáp, dùng nhiều
Calci Huyết thanh
Vitamin D, ung thư (xương, vú, phế quản), đa u
2,2– 2,6 mmol/L
tuỷ xương, …
Nước tiểu/24 giờ: 2,5
22. - Giảm trong thiểu năng tuyến cận giáp, gây co
-7,5 mmol/24 giờ
giật, tetani, thiếu vitamin D, còi xương, các bệnh
Calci ion hoá
về thận, viêm tụy cấp, thưa xương, loãng xương,
1,17 – 1,29 mmol/ L

- Bilirubin là sản phẩm thoái hoá Hem của
hemoglobin, một phần nhỏ được liên hợp với
Bilirubin TP glucuronat ở gan tạo thành bilirubin liên hợp
3 - 17 μmol/L (LH) hay trực tiếp (TT), phần còn lại là bilirubin
tự do (TD) hay gián tiếp (GT).
Bilirubin LH (TT) - Bilirubin TP huyết tương tăng trong các trường
23.
0,1 - 4,2 μmol/L hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
- Bilirubin TD huyết tương tăng trong vàng da
Bilirubin TD (GT) trước gan: tan huyết (thiếu máu tan huyết, sốt rét,
3-13,6 μmol/L truyền nhầm nhóm máu, vàng da ở trẻ sơ sinh).
- Bilirubin LH tăng trong vàng da tại gan và sau
gan: viêm gan,tắc mật, xơ gan.
- CRP là một protein pha cấp, được tổng hợp bởi
các tế bào gan dưới tác dụng kích thích chủ yếu
bởi IL-6. CRP huyết thanh có thời gian bán huỷ
là 19 giờ.
CRP (C reactive - CRP huyết thanh tăng trong các phản ứng viêm
protein: protein cấp như nhồi máu cơ tim, tắc mạch, nhiễm khuẩn,
24.
phản ứng C) bệnh mạn tính như bệnh khớp, viêm ruột, cũng
0-6 mg/L như trong một số ung thư như bệnh Hodgkin, K
thận.
- CRP còn là xét nghiệm để đánh giá mức độ
nặng và tiên lượng của viêm tuỵ cấp, với điểm cắt
là ≥150 mg/L đối với viêm tuỵ cấp nặng.
- LDH có nhiều trong tim, gan và cơ.
LDH
- Hoạt độ LDH huyết tương tăng trong nhồi máu
25. 200 – 480 U/L
cơ tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim nặng, chấn
thương tim hoặc phẫu thuật tim.
- CK có nhiều trong cơ.
CK - Hoạt độ CK huyết tương tăng trong nhồi máu cơ
26.
25 – 220 U/L tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn nhịp tim
nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật tim.

37
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- CK-MB là một isoenzym của CK, có nhiều ở cơ
tim.
- Hoạt độ CK-MB huyết tương bình thường <12
CK-MB U/L.
27.
1 – 25 U/L - Hoạt độ CK-MB huyết tương tăng trong nhồi
máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, đau thắt ngực, loạn
nhịp tim nặng, chấn thương tim hoặc phẫu thuật
tim.
- Enzym ALT có nhiều trong bào tương của tế
bào gan, trong khi enzym AST có nhiều trong cả
bào tương và ty thể của các tế bào gan, tim và cơ.
ALT (GPT) - Hoạt độ ALT (và cả AST) huyết tương tăng
28.
10 – 40 U/L trong bệnh lý gan mật: viêm gan cấp, nhất là
viêm gan do virus các typ A, B, C, D, E, nhiễm
ký sinh trùng (sán lá gan), nhiễm độc rượu, nấm
độc, ngộ độc thức ăn.
- Enzym AST có nhiều trong cả bào tương và ty
thể của các tế bào gan, tim và cơ.
- Hoạt độ AST huyết tương tăng (>ALT) trong
AST (GOT) nhồi máu cơ tim.
29. 10 – 37 U/L - Hoạt độ AST (và cả ALT) huyết tương cũng
tăng trong bệnh cơ (loạn dưỡng cơ, viêm cơ, tiêu
myoglobin) và các bệnh khác như viêm da, viêm
tuỵ cấp, tổn thương ruột, nhồi máu phổi, nhồi
máu thận, nhồi máu não, …
- ChE trong huyết tương được tổng hợp bởi gan.
- Hoạt độ ChE huyết tương giảm trong suy gan,
CHE
xơ gan (do khả năng tổng hợp của gan giảm), ngộ
Nam: 4,9-11,5 kU/L
30. độc hoá chất trừ sâu loại phospho hữu cơ hoặc
Nữ: 3,9-10,8 kU/L
carbamat (do các chất này gắn vào nhóm –OH
của serin ở trung tâm hoạt động của ChE gây nên
sự ức chế enzym này).
- GGT có nhiều ở gan, do các tế bào biểu mô
đường mật bài tiết ra.
- Hoạt độ GGT huyết tương bình thường là
GGT (γ-GT) khoảng 35-45 U/L.
31.
5 – 45 U/L - Hoạt độ GGT huyết tương tăng khi các tế bào
biểu mô đường mật bị cảm ứng tăng tổng hợp
enzym như trong tắc mật, viêm gan do rượu, tổn
thương tế bào gan.
- GLDH chỉ có trong ty thể của tế bào, có nhiều ở
GLDH
gan.
Nam < 4 U/L
32. - Hoạt độ GLDH huyết tương tăng trong các
Nữ < 3 U/L
trường hợp tổn thương nặng các tế bào gan như
viêm gan nặng, hoại tử tế bào gan, thiếu oxy mô.

38
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- IL-6 là một cytokine được giải phóng bởi nhiều
loại tế bào, đóng vai trò trung gian chủ chốt trong
quá trình tổng hợp các protein pha cấp, trong đó
IL-6 (Interleukine-6) có CRP, fibrinogen, …, IL-6 có thời gian bán huỷ
33.
< 10 pg/mL là 2 giờ.
- Nồng độ IL-6 huyết thanh tăng có vai trò trong
đánh giá mức độ, tiên lượng, biến chứng tại chỗ
hoặc suy tạng của viêm tuỵ cấp.
- Lipase được sản xuất bởi tuỵ, một ít bởi dạ dày,
tá tràng, gan và lưỡi.
Lipase - Hoạt độ lipase huyết tương tăng có giá trị chẩn
34.
7-59 U/L đoán viêm tuỵ cấp. Tuy nhiên, sự tăng hoạt độ
lipase huyết tương ít có giá trị đánh giá mức độ
nặng và tiên lượng viêm tuỵ cấp.
- Bình thường lượng albumin nước tiểu <20 mg/L
- Khi lượng albumin nước tiểu khoảng 20 - 200
Microalbumin niệu mg/L được gọi là microalbumin (albumin niệu vi
35.
< 20 mg/L nước tiểu lượng). Microalbumin niệu có giá trị theo dõi
biến chứng thận sớm ở những bệnh nhân tiểu
đường, cao huyết áp.
- β2-Microglobulin có trên bề mặt hầu hết các tế
bào.
β2-Microglobulin - Nồng độ β2-M huyết tương tăng trong suy thận,
(β2-M) bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh Waldenstron,
Huyết tương: bệnh Kahler, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, xơ gan,
36.
0,6 – 3mg/L viêm gan mạn tiến triển.
Nước tiểu: - Nồng độ β2-M nước tiểu tăng trong giảm khả
< 350 μg/L năng tái hấp thu của ống thận, nhiễm độc kim loại
nặng, viêm thận kẽ do ngộ độc thuốc, trước cơn
thải loại mảnh ghép cấp.
- Trong các bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh.
Nghiệm pháp - Thiếu máu, tan máu tự miễn.
37.
Coombs - Thiếu máu tan máu do truyền máu, bất đồng
nhóm máu người cho và người nhận.
- ALP có nhiều ở gan, xương, nhau thai và biểu
mô ruột. Vì vậy, bình thường, hoạt độ ALP huyết
tương cũng tăng ở trẻ đang lớn và phụ nữ có thai
ALP
38. ở quý 3 của thai kỳ.
64-306 U/L
- Hoạt độ ALP huyết tương tăng trong loãng
xương, còi xương, u xương, gãy xương đang hàn
gắn, viêm gan, tắc mật, xơ gan, …
- Myoglobin là một protein có trong bào tương
của cơ tim và cơ xương. Myoglobin có vai trò
vận chuyển và dự trữ oxy trong tế bào cơ.
- Nồng độ myoglobin tăng rất sớm (sau 2 giờ)
Myoglobin
trong nhồi máu cơ tim cấp, trong nhồi máu cơ tim
Nam: 28-72 µg/L
39. tái phát hoặc khi tưới máu lại thành công sau liệu
Nữ: 25-58 µg/L
pháp streptolysin. Nồng độ myoglobin huyết
tương đạt cực đại ởe 4-12 giờ và trở về mức độ
bình thường sau 24 giờ. Sự tăng nồng độ
myogobin cũng có thể xảy ra sau tổn thương cơ
xương và trong suy thận nặng.

39
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- α-HBDH là isoenzym LDH1- nguồn gốc tim.
- Vì α-HBDH có thời gian bán huỷ (half-life) khá
α-HBDH
dài (4-5 ngày) nên sự tăng hoạt độ isooenzym α-
40. 72-182 U/L
HBDH huyết tương kéo dài, điều này giúp chẩn
đoán nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân đến
khám muộn.
- TnI là một thành phần của phức hợp troponin
gắn vào sợi actin của cơ tim, có vai trò ức
TnI
41. chế sự gắn Ca2+ vào tế bào cơ tim.
< 0,4mg/mL
- Nồng độ TnI huyết tương tăng cao khi tổn
thương cơ tim (nhồi máu cơ tim).
- TnT là một thành phần của phức hợp troponin,
TnT gắn vào tropomyosin của cơ tim.
42.
< 0,01 mg/mL - Nồng độ TnT huyết tương tăng cao khi tổn
thương cơ tim (nhồi máu cơ tim).
- NT-ProBNP là peptid chống bài xuất Natri typ
NT-ProBNP B có tận cùng N, do tâm thất bài tiết ra.
< 50 tuổi: < 55pmol/L - Nồng độ NT-ProBNP huyết tương tăng vượt
43. quá các giá trị cắt tương ứng với các lứa tuổi, có
50-75 tuổi <100pmol/L
giá trị trong chẩn đoán suy tim, hội chứng mạch
>75 tuổi: > 220pmol/L vành cấp (với giá trị chẩn đoán âm tính rất cao,
đạt 97-100%).
Điện giải đồ
Các rối loạn điện giải trong bệnh thận, tim
44. (Natri, Kali, Clo, Calci,
mạch, co giật, mất nước… bệnh hạ calci máu.
Calci ion hoá)

45. Fibrinogen Bệnh rối loạn đông máu, gan, khớp…


- Peptid C được tạo thành do sự thuỷ phân
proinsulin thành insulin, khi tế bào β của tuỵ hoạt
Peptid C động.
46.
0,2-0,6 mmol/L -Nồng độ peptid C giảm trong trường hợp tuỵ
hoạt động kém hoặc không hoạt động (đái tháo
đường typ I).
- PCT là tiền chất của calcitonin, phân tử gồm
116 acid amin, được thuỷ phân nhờ enzym
thành calcitonin (32 acid amin). PCT có thời
gian bán huỷ là 24 giờ. PCT tăng nhanh sau
nhiễm khuẩn 2 giờ và đạt tối đa sau 24 giờ,
PCT (Procalcitonin) sau đó giảm dần nếu tình trạng nhiễm khuẩn
47.
< 0,05 ng/mL được cải thiện.
- PCT là marker đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và
nhiễm khuẩn huyết.
- PCT có thể được sử dụng trong chẩn đoán,
theo rõi và tiên lượng tình trạng nhiễm
khuẩn.
CÁC XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

40
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường

Tổng phân tích nước tiểu thường được sử dụng trong


các bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton, đái nhạt, bệnh
gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu…
phát hiện sớm ngộ độc thai nghén.
Bình thường, trừ tỷ trọng và pH nước tiểu có giá trị
Tổng phân cụ thể, các chất bất thường trong nước tiểu là những
tích nước tiểu chất có nồng độ rất thấp trong nước tiểu, bằng các xét
nghiệm thông thường không phát hiện được (âm
tính-negative). Khi phát hiện được (dương tính,
positive), chúng dược gọi là những chất bất thường
trong nước tiểu, có ý nghĩa lâm sàng.

Bình thường = 1.015-1,025, tăng trong nhiễm khuẩn


gram (–), giảm ngưỡng thận, bệnh lý ống thận. Xơ
gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm (keton) do tiểu
1. Tỷ trọng (SG:
đường, tiêu chẩy mất nước, ói mửa, suy tim xung
specific gravity) : huyết.
+ Tỷ trọng giảm: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm
cầu thận, viêm đài bể thận.

Nhiễm khẩn thân, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng


2. Bạch cầu (LEU):
không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

Nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu, viêm nội tâm


3. Nitrit (NIT):
mạc, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng.
bình thường pH nước tiểu = 4,8-7,4, pH nước tiểu
tăng trong nhiễm khuẩn thận (tăng hoặc có lúc giảm),
4. pH: suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa.
48. pH nước tiểu giảm trong nhiễm ceton do đái đường,
tiêu chảy mất nước.

viêm thận cấp (ung thư thận, bàng quang, sỏi thận,
sỏi tiền liệt tuyến). Viêm cầu thận, xung huyết thận
thụ động, hội chứng K Wilson, hội chứng thận hư,
thận đa nang, viêm đài bể thận, đau quặn thận, nhiễm
5. Hồng cầu (ERY):
trùng niệu, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng tiểu (không
có triệu chứng). Xơ gan viêm nội tâm mạc bán cấp,
cao huyết áp có tan huyết ngoại mạch thận, tan huyết
nội mạch có tiêu huyết sắc tố.

Viêm thận cấp, bệnh thận do tiểu đường, viêm cầu


thận, hội chứng suy tim xung huyết, K Wilson, cao
6. Protein (PRO): huyết áp ác tính hội chứng thận hư, bệnh thận đa
nang: Viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, cao huyết
áp lành tính, viêm nội tâm mạc bán cấp.

41
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường

Phát hiện các viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi
49. Soi cặn nước tiểu
đường tiết niệu…

Các xét nghiệm Huyết học

Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu,


48. Tổng phân tích máu suy tuỷ, ung thư máu,,, sốt do nhiễm trùng, sốt do
virus (sốt xuất huyết…).

- Kiểm tra sức khoẻ, ngoại khoa, sản khoa, nội


Nhóm máu
khoa, …
49. ABO, nhóm
- Truyền máu
máu Rh
- Bất thường nhóm máu mẹ-con
Huyết đồ Các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: ung thư
50.
Tuỷ đồ máu, thiếu máu, suy tuỷ…
- Tăng trong viêm khớp, các tình trạng viêm
51. Máu lắng nhiễm.
- Giảm trong đa hồng cầu, cô máu, ...
Phát hiện sớm các bệnh về máu (ung thư máu, suy
52. Tập trung bạch cầu
tủy, RLST…).
53. Tế bào Hargraves Lupus ban đỏ, miễn dịch dị ứng…

Xét nghiệm tổng hợp để chẩn đoán, đánh giá các


54. Đông máu toàn bộ
bệnh lý rối loạn về đông - cầm máu.
Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội
55. Thời gian Howell
sinh.
Thời gian
Prothrombin (PT =
Xác định rối loạn đông máu theo con đường
56. thời gian Quick), tỷ
ngoại sinh.
lệ Prothrombin , chỉ
số INR
Tiêu thụ
57. Xác định các rối loạn đông máu.
Prothrombin
58. Đo độ ngưng tập tiểu
Đánh giá chất lượng tiểu cầu.
cầu
59. Nghiệm pháp Rượu;
Xác định đông máu nội mạch lan toả.
D-Dimer
Nghiệm pháp
60. Đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết.
Von-Kaulla, FDP
Thời gian Cephalin Xác định rối loạn đông máu theo con đường nội
61.
kaolin sinh.
Đánh giá tình trạng tiểu cầu, của fibrin, yếu tố
62. Co cục máu.
XIII.
63. Máu chảy, máu đông. Đánh giá tình trạng đông, cầm máu.

42
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
Các yếu tố
Chẩn đoán các rối loạn đông máu và bệnh ưa
64. đông máu
chảy máu.
(VIII, IX)
Sắt huyết thanh gồm sắt được vận chuyển dưới
dạng transferrin (Fe3+) và sắt tự do trong huyết
thanh dưới dạng Fe2+.
Sắt huyết thanh tăng trong:
- Thiếu máu do tan máu, thiếu máu Biermer ; hội
Sắt huyết chứng nhiễm sắt huyết tố (Hemochromatosis).
Thanh (Iron) - Viêm gan cấp tính (tăng cao nhất vào khoảng
65.
Nam: 11-28 µmol/L ngày thứ 15 rồi giảm dần vào tuần thứ 4 -6 của
Nữ: 6,6-26 µmol/L bệnh), xơ gan.
- Các bệnh Hodgkin, sarcom lưới…
Sắt huyết thanh giảm trong:
- Thiếu máu nhược sắc thiếu sắt do bị mất máu.
- Trong một số bệnh nhiễm khuẩn, ung thư, bệnh
chất tạo keo.

- Feritin là dạng dự trữ của sắt (Fe3+) trong gan


- Feritin huyết thanh tăng trong bệnh nhiễm sắc
Ferritin
sắt tố mô, thiếu máu (ác tính, tan máu,
Nam: 67-899 pmol/L
Thalassemia), bệnh bạch cầu (Leucemia) cấp, đợt
Nữ <50 tuổi:
66. tiến triển của Leucemia mạn, u lympho
34-377 pmol/L
(lymphoma), u tủy, Hodgkin, nhiễm trùng cấp và
>50 tuổi: như giá
mạn, tổn thương mô, ...
trị của nam.
- Feritin huyết thanh giảm trong thiếu máu thiếu
sắt (iron deficiency anemia).

Transferrin là một glycoprotein có khối lượng


Transferrin
phân tử 79570 Da, là một protein vận chuyển sắt
25,2-45,4 µmol/L
67. trong huyết thanh.
Mức độ transferrin huyết thanh giảm khi sắt
dự trữ giảm.
TfS (Transferrin
saturation = Độ bão Trong thiếu hụt sắt, độ bão hoà transferrin (= sắt
68. hoà transferrin) huyết thanh/ transferrin) giảm là một chỉ dẫn rất
Nam = 20-50% nhạy của thiếu sắt.
Nữ = 15-50%
Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC) là tổng
lượng sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt không
TIBC
bão hoà (UIBC). Như vậy, TIBC là nồng độ sắt
(Total iron-binding
tối đa mà transferrin có khả năng gắn.
capacity: khả năng
TIBC tăng và độ bão hoà transferrin giảm trong
69. gắn sắt toàn phần)
thiếu máu thiếu sắt.
43,0-80,6 µmol/L
Sắt huyết thanh giảm và TIBC giảm là đặc
(240-450µg/dL)
điểm của thiếu máu do các rối loạn mạn tính, ung
thư hoặc do các nhiễm trùng.

43
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
UIBC
Bình thường chỉ có 1/3 các vị trí gắn sắt của
(Unsaturated iron-
transferrin được gắn với Fe3+. Khả năng gắn sắt
binding capacity: khả
không bão hoà (UIBC) là số lượng sắt có thể gắn
70. năng gắn sắt không
thêm được vào transferrin. UIBC cùng sắt huyết
bão hoà)
thanh, TIBC và ferritin được sử dụng để đánh giá
20-62 µmol/L
xem có hay không sự thiếu hụt sắt.
Receptor của transferrin hoà tan (rTfR) là một
protein xuyên màng thấy ở tất cả các tế bào. Vai
trò của rTfR là cung cấp sắt cho tế bào bằng cách
sTfR
gắn transferrin chứa sắt vào bề mặt tế bào và vận
(Soluble transferrin
chuyển sắt vào bên trong tế bào.
receptor: receptor của
71. Việc xác định nồng độ rTfR huyết thanh có ý
transferrin hoà tan)
nghĩa trong: rTfR tăng sinh hồng cầu quá mạnh
như trong thiếu máu tan máu tự miễn, chứng
9,6-29,6 nmol/L
tăng hồng cầu và Thalassemia.
rTfR huyết thanh cũng tăng trong thiếu máu
thiếu sắt, đặc biệt là thiếu máu do bệnh mạn tính.
Mô bệnh học

- Hạch đồ.
- Các khối u.
72 Tế bào học - Các loại dịch (dịch màng phổi, ổ bụng, khớp,
dịch âm đạo, cổ tử cung…).
Chẩn đoán viêm nhiễm, ung thư, u lành tính…
Sinh thiết có thể làm với tất cả các tổ chức: hạch,
vú, tuyến giáp, dạ dày, xương, các tổ chức
73 Mô bệnh học khác…
Chẩn đoán viêm nhiễm, ung thư, u lành tính… K
tế bào gan nguyên phát, K tế bào mầm
Hormon
(Tuyến giáp)
- T3
Chẩn đoán chức năng tuyến giáp:
- Free T3
- Tăng trong cường giáp (Basedow), bướu giáp
- T4
độc
- Free T4
- Giảm trong nhược giáp, người lớn nhược giáp
- TSH
bẩm sinh, bướu cổ đơn thuần: T3, T4
- TPO
Bình thường.
- Anti TPO
74 - TG
- Anti TG
Hormon
sinh dục
Xác định các rối loạn về hormon sinh dục và giới
LH
tính trong các trường hợp, thiểu năng tinh hoàn, u
Estradion
nang tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng, thiểu
Corticoid
năng nhau thai, buồng trứng không phát triển, bế
Testosteron
kinh do u nang nội tiết, …
Progesteron
Androstenedion
Virus viêm gan

44
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B.
HBsAg Xét nghiệm chỉ điểm sớm nhất để chẩn đoán và theo
dõi viêm gan B.
DNA của virus viêm gan B được xác định bằng
HBV DNA phương pháp Real Time-PCR, chỉ điểm chắc chắn
đang có virus viêm gan B có trong máu bệnh nhân.

Xét nghiệm theo dõi kháng nguyên e nhân lên


HBeAg của virus viêm gan B, có giá trị theo dõi sự
75 đang nhân lên của virus viêm gan B.

HBeAb Xét nghiệm theo dõi kháng thể chống kháng


(Anti HBe) nguyên e của virus viêm gan B đang nhân lên.

HbsAb (hay Anti HBs) là kháng thể chống kháng


HBsAb
nguyên bề mặt viêm gan B, thể hiện sự có miễn
(Anti HBs)
dịch với viêm gan B, sử dụng trong theo dõi trong
tiêm phòng vacxin.
Kháng thể chống kháng nguyên lõi viêm gan B,
HBcAb
76 xác định tình trạng viêm gan B (cấp, mạn, đã
(Anti HBc)
qua).
Kháng thể chống kháng nguyên của vius typ A,
HAVAb
có giá trị xác định hội chứng miễn dịch với viêm
(Anti HAV)
gan A.
77
Kháng thể IgM chống viêm gan virus typ A, chẩn
HAV-IgM
đoán viêm gan A cấp.
HCVAb Kháng thể chống virus viêm gan typ C, chẩn
78
(Anti HCV) đoán, theo dõi viêm gan C.
HDVAb Kháng thể chống virus viêm gan typ D, chẩn
79
(Anti HDV) đoán, theo dõi viêm gan D.
Xét nghiệm dấu ấn ung thư
- Tăng trong K đường tiêu hoá như K thực quản, dạ dày,
gan, tuỵ, đại trực tràng, vú, buồng trứng, cổ tử cung,
CEA
80 tuyế giáp.
0-10 ng/ mL
- Có thể tăng không đặc hiệu trong polyp đại tràng, viêm
ruột non, viêm tuỵ, suy thận mạn.
- AFP huyết tương tăng trong K tế bào gan nguyên phát,
K tế bào mầm (tinh hoàn). Giá trị chính của AFP là theo
AFP dõi tiến trình bệnh và hiệu quả điều trị K tế bào gan
81
0-7 ng/ mL nguyên phát, K tinh hoàn sau điều trị phẫu thuật, xạ trị
hoặc hoá trị liệu.
- AFP huyết tương có thể tăng trong viêm gan, xơ gan.

45
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- PSA huyết tương tăng trong K tuyến tiền liệt; PSA có
giá trị trong tầm soát K tuyến tiền liệt, thường được sử
PSA dụng kết hợp với chụp trực tràng, siêu âm và sinh thiết
82
0-10 U/ L (biopsy) ở những đàn ông trên 50 tuổi.
- PSA huyết tương có thể tăng trong u phì đại, viêm
tuyến tiền liệt.
- CA 125 huyết tương tăng trong K buồng trứng, K cổ tử
cung. CA 125 có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán K
buồng trứng, đánh giá sự thành công của điều trị và theo
CA 125
83 dõi tiến trình của bệnh.
0-35 U/ mL
- CA 125 huyết tương cũng có thể tăng trong các bệnh
lý thanh dịch như cổ trướng, viêm màng tim, viêm màng
phổi, viêm màng bụng, …
- CA 15-3 huyết tương tăng trong K vú. CA 15-3 là một
marker hữu ích để theo dõi tiến trình bệnh ở bệnh nhân
K vú di căn. Test này không phù hợp cho việc tầm soát
CA 15-3
84 hoặc chẩn đoán vì độ nhạy quá thấp khi K vú chưa có di
0-32 U/ mL
căn.
- CA 15-3 huyết tương cũng có thể tăng trong u vú lành
tính, viêm gan, viêm tuỵ.
- CA 72-4 huyết tương tăng trong K dạ dày, được sử
CA 72-4 dụng để theo dõi và hiệu quả điều trị K dạ dày.
85
0-5,4 U/ mL - CA 72-4 huyết tương cũng có thể tăng trong xơ gan,
viêm tuỵ, viêm phổi, thấp khớp.
- CA 19-9 huyết tương tăng trong các K đường tiêu hoá
như K gan (thể cholangiom), đường mật, dạ dày, tuỵ và
đại trực tràng. CA 19-9 là một marker không đặc hiệu
cho khối u, cũng không đặc hiệu cho cơ quan. Vai trò
CA 19-9
86 chủ yếu của CA 19-9 là phát hiện sớm sự tái phát và
0-33 U/ mL
theo dõi hiệu quả điều trị các K đường tiêu hoá như nêu
trên.
- CA 19-9 huyết tương cũng có thể tăng trong viêm gan,
viêm tuỵ, đái tháo đường, xơ gan, tắc mật.
CT - CT là một hormon peptid được bài tiết bởi tế bào
(Calcitonin) parafolliculaar C của tuyến giáp. CT là một marker nhạy
hoặc hCT và đặc hiệu cho chẩn đoán và theo dõi ung thư vùng tuỷ
87 (Human tuyến giáp (C-cell carcinoma). CT huyết tương tăng
Calcitonin) trong K tuyến giáp.
0,2 – 17 pg/ - CT huyết tương cũng có thể tăng trong suy thận mạn,
mL bệnh Paget.
TG
(Thyroglobuli - TG huyết tương tăng trong K tuyến giáp.
88 n) - TG huyết tương cũng có thể tăng trong u lành tuyến
1,4 – 78 ng/ giáp.
mL

46
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
- β2-M huyết tương tăng trong K hệ lympho như u
lympho (lymphoma) hoặc đa u tuỷ xương (multiple
β2-M myeloma), u lympho Hodgkin (Hodgkin lymphoma), u
(β2- lympho không Hodgkin (No-Hodgkin lymphoma).
89 Microglobulin - β2-M huyết tương cũng tăng trong nhiễm khuẩn, một
) số bệnh miễn dịch nhất định. Vì β2-M bài tiết chủ yếu
0 – 2000 µg/ L theo đường thận nên nồng độ của nó trong huyết tương
và nước tiểu có thể thay đổi theo bệnh lý của cầu hoặc
ống thận.
- β-hCG và hCG huyết tương tăng trong K tế bào mầm
như K tinh hoàn ở nam và K nhau thai
β-hCG (choriocarcinoma) ở nữ.
90
0 - 5 U/ L - β-hCG huyết tương cũng tăng trong quá trình thai
nghén bình thường, chửa trứng hoặc dùng thuốc chống
co giật, an thần, chống Parkinson.
- SCC không phù hợp cho mục đích tầm soát ung thư tế
bào vẩy vì độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. Tuy nhiên, SCC
có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình bệnh và đánh
SCC
91 giá đáp ứng điều trị K tế bào vẩy (K cổ tử cung, thực
0- 3 µg/ L
quản) nguyên phát và tái phát.
- SCC huyết tương cũng có thể tăng trong tắc nghẽn
phổi, hen.
- MCA hữu ích cho theo dõi di căn ở bệnh nhân ung thư
vú. MCA không sử dụng cho chẩn đoán hoặc tầm soát K
MCA
92 vú vì độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
0-15 U/ mL
- MCA huyết tương cũng có thể tăng trong bệnh tuyến
vú lành tính, khi có thai hoặc bệnh gan mật.
- MSA huyết tương tăng theo giai đoạn của ung thư vú,
được sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh và đánh giá
MSA đáp ứng đối với điều trị bằng hormon và hoá trị liệu.
93 121-128,9 U/ - MSA huyết tương cũng tăng trong các ung thư khác
mL như K phổi, K đại tràng, K tuỵ, K tuyến
(adenocarcinogen), …
- MSA huyết tương cũng tăng nhẹ trong u vú lành tính.
- CYFRA 21-1 huyết tương tăng trong K phổi (tế bào
không nhỏ), bàng quang (dấu ấn lựa chọn 2). CYFRA
21-1 được sử dụng để chẩn đoán đánh giá đáp ứng điều
CYFRA 21-1
94 trị và theo dõi diễn biến của K phổi tế bào nhỏ; nó cũng
0 – 3,3 U/ L
được sử dụng để theo dõi diễn biến K bàng quang.
- CYFRA 21-1 huyết tương cũng có thể tăng trong một
số bệnh phổi, thận.
Bệnh xã hội
Opiate
96 (thuốc phiện, heroin, Chẩn đoán, theo dõi nghiện ma tuý
morphin, codein)
Tìm trichomonas, nấm, vi khuẩn, Gardnerella
97 Soi dịch âm đạo
vaginalis…
Giang mai (RPR,
98 Chẩn đoán nhiễm xoắn khuẩn, bệnh giang mai.
TPHA, VDRL)
Chẩn đoán các bệnh về khớp

47
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường

99 γ latex (RF) Chẩn đoán và theo dõi viêm khớp dạng thấp

Chẩn đoán viêm khớp, thấp khớp, thấp tim,


100 ASLO
nhiễm trùng liên cầu
Viêm cấp, sốt thấp khớp, Scarlatin (tinh hồng
101 CRP nhiệt), bệnh Hodgkin nhiễm khuẩn, viêm amydan
cấp
Nhiễm trùng liên cầu, sốt thấp khớp, bệnh tự
102 TNF-α
miễn.
Vô sinh nam

Đánh giá số lượng, chất lượng tinh trùng, chẩn


đoán vô sinh (đối chiếu tinh dịch đồ bình thường)
- < 20 triệu tinh trùng: giảm tinh trùng
- < 1 triệu tinh trùng: ẩn tinh trùng
- > 250 triệu tinh trùng: đa tinh trùng
- < 50% tinh trùng di động về phía trước (loại a
và b) và < 20% tinh trùng loại a: suy nhược tinh
trùng
103 Tinh dịch đồ
- < 30% tinh trùng có hình dạng bình thường: dị
dạng tinh trùng.
- Không có tinh trùng trong tinh dịch: không có
tinh trùng.
- Thể tích tinh dịch < 2mL: ít tinh dịch
- Thể tích tinh dịch > 6mL: nhiều tinh dịch
- Không có tinh dịch: không có phóng tinh.
- Có hồng cầu trong tinh dịch: tinh dịch có máu

Xét nghiệm vi sinh - virus - vi khuẩn

104 Soi nấm Nấm da, nấm tóc, nấm cổ tử cung…


Cấy nước tiểu, cấy
Tìm vi khuẩn gây bệnh, dùng kháng sinh thích
105 máu, dịch các loại
hợp.
làm kháng sinh đồ,
Cấy phân, làm
Tìm vi khuẩn gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,
106 kháng sinh đồ, vi
dùng kháng sinh thích hợp.
khuẩn chí,

Xét nghiệm vi sinh - virus - vi khuẩn


Sốt xuất huyết Phát hiện chủng Dengue trong máu để điều trị
107
"Dengue" đặc hiệu.

108 Tìm máu trong phân Giúp xác định chảy máu đường tiêu hoá.

Ký sinh trùng
109 Chẩn đoán giun đũa, giun móc, giun tóc…
đường ruột

110 Ký sinh trùng sốt rét Chẩn đoán sốt rét.

48
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường

111 Tìm ấu trùng giun chỉ Chẩn đoán bệnh giun chỉ.
Sán lá gan nhỏ gây bệnh cho người và chó mèo.
Sán lá gan nhỏ Ở người, sán lá gan nhỏ làm tắc, viêm ống mật và
112
(huyết thanh) túi mật ; nếu quá nhiều có thể gây viêm gan, xơ
gan, có thể gây viêm tụy.
Ở người, sán lá gan lớn ký sinh ở hệ thống tĩnh
Sán lá gan to
113 mạch cửa, con cái đi ngược dòng máu, chảy tới
( huyết thanh)
những huyết quản nhỏ và đẻ ở tĩnh mạch cửa đó.
114 Soi đờm tìm BK Chẩn đoán bệnh lao phổi.
Phản ứng: Mantoux,
115 Phát hiện kháng thể chống lao.
TB test
Soi đờm, phân, tìm
116 Chẩn đoán bệnh sán lá phổi.
trứng sán lá phổi
Dịch não tuỷ:
phản ứng Pandy, Giúp chẩn đoán bệnh viêm màng não, viêm não,
117
protein, ure, xuất huyết não, u tuỷ…
glucose…
Nhuộm hoá học tế bào:
Nhuộm Esterase đặc
hiệu
Nhuộm Myelo
peroxidase
Nhuộm Periodic
118 Xác định các dòng tế bào ung thư máu.
acid Schiff (PAS)
Nhuộm Soudan đen
Nhuộm Granulocyte
alkaline phosphatase
(GAP)
Các marker bạch - Biết được giảm miễn dịch trong HIV (AIDS),
119
cầu: CD4, CD8, … CD4 giảm nặng, tỷ lệ CD4/CD8 giảm nặng.

Các enzym chống


oxy hoá, trạng thái - Đánh giá khả năng chống oxy hoá của cơ thể
chống oxy hoá toàn trong nhiều bệnh lý và hội chứng toàn thể: tuổi
phần và sự peroxy già, ung thư, nhiễm bột, ngộ độc thuốc, uống
hoá lipid (giá trị bình rượu nhiều, quá tải sắt, bệnh miễn dịch, suy dinh
dưỡng, nhiễm phóng xạ, …
120 thường):
SOD: 876-1328 U/ gHb
GPx: 41-76 U/ gHb - Đánh giá khả năng chống oxy hoá của cơ thể
GR: 5,4-10,0 U/ gHb trong nhiều bệnh lý và hội chứng cơ quan: bệnh
TAS: 1,07-1,96 mmol/L tim mạch, thận, gan, ruột, khớp, não, máu, mắt,
MDA: 1,75-3,07 nmol/ phổi, da, thiếu máu cục bộ, …
mL

49
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Xét nghiệm
TT Ý nghĩa lâm sàng
Giá trị bình thường
Sàng lọc trước sinh Hội chứng Down hoặc Hội chứng
Edward: khi thai phụ > 35 tuổi, hoặc bệnh sử có con dị tật bẩm
sinh, siêu âm thấy có da gáy dày > 2mm, tràn dịch màng phổi,
màng bụng hoặc nang bạch huyết, …, cần sàng lọc trước sinh.
Sàng lọc sớm: trong quý 1 của thai kỳ (first-trimester: 11-14
tuần), cần thử double test: β-hCG và PAPP-A, ngưỡng nguy
cơ đối với HC Down là β-hCG ≥ 2 MoM (multiples of the
median = các bội số của trung vị) và PAPP-A ≤ 0,3 MoM,
ngưỡng nguy cơ đối với HC Edward là β-hCG ≤ 0,2 MoM và
PAPP-A ≤ 0,2 MoM.
Sàng lọc trước sinh Trong quý 2 của thai kỳ (second-trimester: 15-22 tuần), cần
Hội chứng Down, Hội thử triple test: AFP, β-hCG, uE3, ngưỡng nguy cơ đối với HC
chứng Edward hoặc Down là AFP≤ 0,7 MoM, β-hCG ≥ 2 MoM, uE3 ≤ 0,7 MoM;
dị tật ống thần kinh: ngưỡng nguy cơ đối với HC Edward là AFP≤ 0,7 MoM, β-hCG
≤ 0,7 MoM, uE3 ≤ 0,7 MoM.
121 Sử dụng double test: Các đơn vị MoM và mức độ nguy cơ của các hội chứng trên
β-hCG và PAPP-A được một phần mềm máy vi tính chuyên dụng tính toán từ các
hoặc triple test: giá trị của AFP, β-hCG, uE3 và PAPP-A, hiệu chỉnh theo tuổi
AFP, β-hCG và uE3 mẹ (năm), tuổi thai (tuần + ngày) và cân nặng của mẹ (kg).
Người thày thuốc sẽ căn cứ vào kết quả sàng lọc trước sinh này
để quyết định chẩn đoán thêm bằng cho chọc ối, lấy 10-20 mL
dịch ối để chẩn đoán xác định bằng Kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh
quang (Fluorescence in situ hybridization: FISH) hoặc Nhiễm
sắc thể đồ (Karyotype): nếu phát hiện 3 nhiễm sắc thể 21
(Trisomy 21), đó là Hội chứng Down; nếu phát hiện 3 nhiễm
sắc thể 18 (Trisomy 18) hoặc chuyển đoạn nhiễm sắc thể 18
sang nhiễm sắc thể 14, đó là Hội chứng Edward.
Cũng có thể phát hiện các dị tật ống thần kinh (Neural tube
defects: NTD) ở quý 2 của thai kỳ khi AFP ≥ 2,5 MoM và nhờ
siêu âm.

50
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

MỤC 6. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG


6.1. Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test)
- Bệnh nhân phải ăn trên 250g carbohydrat/ ngày trong 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
- Bệnh nhân không được sử dụng bất kỳ thuốc gì ảnh hưởng đến chuyển hoá 4 ngày trước khi làm nghiệm
pháp.
- Bệnh nhân phải nhin đói 12 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
- Một mẫu nước tiểu cần được lấy khi đói để tìm glucose và thể ceton (nếu kết quả dương tính thì không
cần làm nghiệm pháp nữa).
- Lấy một mẫu máu để định lượng nồng độ glucose huyết tương khi đói trước khi thực hiện nghiệm pháp.
- Cho bệnh nhân uống 75g glucose (đối với trẻ em thì cho uống 1,5g/ kg thân trọng, nhưng tổng lượng
không được vượt quá 75g).
- Bệnh nhân nghỉ ở tư thế ngồi trong quá trình thực hiện nghiệm pháp.
- Sau 60 phút và 120 phút lấy máu để định lượng glucose huyết tương. Cách đánh giá kết quả như sau:

Nồng độ glucose Khi đói Ở thời điểm Ở thời điểm


huyết tương (mmol/L) 60 phút 120 phút
(mmol/L) (mmol/L)
Đối với người lớn:
- Giới hạn bình < 5,5 < 7,7 < 6,7
thường
- Giảm dung 5,5-6,7 7,8-11,1 6,7-8,3
nạp glucose
- Đái tháo > 6,7 > 11,1 > 8,3
đường
Đối với trẻ em:
- Giới hạn bình < 5,5 < 8,6 < 6,9
thường
Không có giới hạn giảm dung nạp glucose được xác định đối với trẻ em
6.2. Sự tương quan giữa mức độ HbA1c và nồng độ glucose huyết tương trung bình (theo Diabetes
Control and Complications: CCT)

HbA1c (%) Nồng độ glucose trung bình


huyết tương (mmol/L)*
6 7,5
7 9,5
8 11,5
9 13,5
10 15,5
11 17,5
12 19,5

* Trên đây là nồng độ glucose huyết tương trung bình trong 2 tháng trước khi xét nghiệm HbA1c được thực
hiện.

6.3. Xét nghiệm thanh thải creatinin (creatinine clearance test)


- Đi tiểu thật hết nước tiểu trong bàng quang.

51
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

- Thu lượm chính xác toàn bộ nước tiểu trong 24 giờ; không được cho thêm chất bảo quản để làm ổn định
nước tiểu; bảo quản nước tiểu trong tủ lạnh hoặc để ở nhiệt độ phòng. 3-13 tuổi > 120
mL/phút/1,73m2

Người lớn: Nam > 98 mL/ phút/ 1,73m2


Nữ > 95 mL/phút/1,73m2.

6.4. Các lipid và lipoprotein huyết tương:


6.4.1. Phân loại và chức năng các lipoprotein

- Một mẫu máu được lấy ngay trước khi làm nghiệm phát và một mẫu máu khác được lấy ngay khi nghiệm
pháp vừa kết thúc.
- Đo chính xác thể tích nước tiểu 24 giờ, trộn kỹ và lấy khoảng 10mL nước tiểu để làm xét nghiệm.
- Công thức tính đối với một diện tích cơ thể bằng 1,73 m2
U×V
Ccr = --------- (mL/phút)
P
- Công thức tính đối một diện tích bề mặt cơ thể khác (hiệu chỉnh theo diện tích cơ thể = 1,73 m2):

U × V × 1,73
Ccr = ---------------- (mL/phút/1,73 m2)
P×S
Ccr = độ thanh thải creatinin (tính bằng mL/phút)
U = nồng độ creatinin nước tiểu (tính bằng mg/dL hoặc μmol/L)
V = thể tích nước tiểu (tính bằng mL/phút)
P = nồng độ creatinin huyết tương (tính bằng mg/dL hoặc μmol/L)
S = diện tích bề mặt cơ thể của bệnh nhân tính theo công thức (tính bằng cm2)
Giá trị tham chiếu của Ccr (creatinin được định lượng theo phương pháp Jaffé):
3-12 tháng tuổi > 64 mL/phút/1,73m2

6.4. Các lipid và lipoprotein huyết tương:


6.4.1. Phân loại và chức năng các lipoprotein

Lipoprot Tỷ trọng Đường kính Apolipopr Chức năng chính


ein (g/mL) trung bình (nm) otein chủ
yếu
Vận chuyển triglycerid
CM <0,95 500 B-48
ngoại sinh
Vận chuyển triglyceride
VLDL 0.96-1.006 43 B-10
nội sinh
IDL 1,007-1,019 27 B-100 Tiền chất của LDL
Vận chuyển cholesterol từ
LDL 1,020-1,063 22 B-100
gan đến tế bào ngoại biên
Vận chuyển ngược
HDL 1,064-1,210 8 A-I cholesterol từ tế bào ngoại
biên về gan để đào thải

52
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

6.4.2. Phân loại rối loạn lipid máu theo WHO:


Loại tăng Bất thường Bất thường Tần số xuất Khả năng gây vữa
lipid máu lipoprotein lipid hiện xơ động mạch

I CM↑↑ TG↑↑,TC↑ Rất hiếm gặp ±


IIa LDL↑↑ TG↑↑ Thường gặp +++
VLDL↑↑,
IIb TG↑↑,TC↑↑ Thường gặp +++
LDL↑
III IDL↑ TG↑↑,TC↑↑ Ít gặp ++
IV VLDL↑ TG↑↑,TC↑ Ít gặp ++
VLDL↑,
V TG↑↑,TC↑ Hiếm +
CM↑

Sự giảm HDL có thể kết hợp với các loại rối loạn khác như IIa, IIb, đặc biệt là thường kết hợp với loại IV
do loại này có mối liên quan chặt chẽ giữa VLDL và HDL trong chuyển hoá của lipoprotein.

6.5. Sự thay đổi hoạt độ enzym huyết tương trong một số bệnh lý
6.5.1. Sự thay đổi hoạt độ enzym và protein huyết tương trong nhồi máu cơ tim

30
LDH
C K-M B
25
M yoglobin
Trop onin I
20 Trop onin T

15

10

0
0 0.5 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian sau nhồi máu cơ tim (ngày)

Sự thay đổi hoạt độ enzym và nồng độ protein


huyết tương trong nhồi m áu cơ tim

A LT

A ST
400
GLDH
350 GGT

A LP
300

250

200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6
Thời gian sau cơn đau m ật (ngày)
Sự thay đổi hoạt độ enzym huyết tương do vàng
da tắc m ật

53
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

6.5.3 Hoạt độ một số enzym huyết tương trong viêm gan do virus cấp

350 A LT

A ST

GLDH
300
GGT

A LP

250

200

150

100

50

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8

Thời gian sau vàng da (tuần)

Sự thay đổi hoạt độ enzym huyết tương trong viêm


gan do virus cấp

6.5.4 Hoạt độ một số enzym huyết tương trong xơ gan do alcol và xơ gan không rõ nguyên nhân

10 X ơ gan do alcol

8 X ơ gan không rõ
căn nguyên

0
AST ALT GLDH GGT CHE
-2

-4
C ác enzym

-6
Hoạt độ enzym huyết tương bệnh nhân
xơ gan do alcol và xơ gan không rõ
nguyên nhân

6.6. Sơ đồ đông máu theo con đường nội sinh và ngoại sinh (Theo Laffan MA và
A.E.Bradshaw AE (1994).

54
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Kallikrein
(Theo Laffan MA và A.E.Bradshaw AE (1994).
c o n ®­ ê n g n é i sin h
Practical haematology, 8th edition.
HMWK Prekallikrein

XII XIIa

XI XIa

Ca2+ PL
IX IXa VIIIa VIII

Ca2+ PL
X Xa Va V
(Thromboplastin)

TF.VIIa
II IIa

Fibrin XIII
Fibrinogen (hòa tan)
TF+VII
a XIIIa

c o n ®­ ê n g n g o ¹ i sin h Fibrin
(không hòa tan)

Chú thích: - PL: Phospholipid (yếu tố 3 tiểu cầu)


- TF: yếu tố tổ chức
- HMWK: Kininogen trọng lượng phân tử cao

Practical haematol ogy, 8th edition.

- II: Prothrombin; IIa: Thrombin


- PL: Phospholipid (yếu tố 3 tiểu cầu)
- TF: Yếu tố mô
- HMWK: Kininogen trọng lượng phân tử cao
6.7. Các yếu tố nguy cơ của chứng huyết khối (Thrombophilia)
1. Nồng độ triglyceride tăng
2. Nồng độ LDL-C tăng
3. Tuổi già tăng
4. Giới tính
5. Có thai hoặc đang nuôi con
6. Ít vận động
7. Hút thuốc lá nặng
8. Sử dụng các thuốc: tránh thai dạng uống, chống tiêu fibrin, steroid (các estrogen)
9. Các bệnh có nguy cơ huyết khối tăng: vữa xơ động mạch, đái tháo đường, bệnh ác tính
10. Tiền sử gia đình
11. Huyết khối tái phát
12. Thời gian Thromboplastin (PTT) kéo dài không rõ nguyên nhân (bình thường < 40 giây)
13. Phụ nữ bị sảy thai lặp lại
14. Bệnh nhân bị các bệnh tự miễn
15. Phẫu thuật
16. Chấn thương
17. Hội chứng tăng độ quánh của máu: chứng tăng hồng cầu, macroglobulin máu
18. Nhiễm khuẩn
19. Hội chứng thận hư
6.8. Các dấu ấn ung thư (Tumor markers)

55
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TT Ung thư Lựa chọn 1 Lựa chọn 2


1 Tai-mũi-họng SCC CEA
2 Tuyến giáp
- Biệt hoá hTG CEA
- Tuỷ hCT CEA
3 Thực quản CEA SCC
4 Phổi
- Tế bào nhỏ NSE CEA, CYFRA21-1
- Tế bào CYFRA21-1, SCC CEA
không nhỏ
5 Vú CA 15-3, ER, PR MSA, CEA
6 Gan AFP, CA 19-9 CEA
7 Đường mật CA 19-9 CEA
8 Dạ dày CEA, CA 19-9 CA 72-4
9 Tuỵ CA 19-9 CEA
10 Bàng quang BTA, NMP-22 CEA
11 Đại trực tràng CEA CA 19-9
12 Buồng trứng CA 125, CA 72-4 CEA
13 Ung thư nhau β-hCG
14 Cổ tử cung SCC CEA, CA 125
15 Tuyến tiền liệt PSA, fPSA PAP
16 Tinh hoàn β-hCG, AFP
17 U đa tuỷ xương Paraprotein β2-M
18 Hệ lympho β2-M
19 U tế bào ưa chrom Cathecholamin CEA

6.9. Sự thay đổi nồng độ các kháng nguyên và kháng thể huyết thanh trong viêm gan virus B cấp và
mạn
6.9.1. Sự thay đổi nồng độ các kháng nguyên và kháng thể huyết thanh trong viêm gan virus B cấp

6.9.2. Sự thay đổi nồng độ các kháng nguyên và kháng thể huyết thanh trong viêm gan virus B mạn

56
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

6.7.3. Các xét nghiệm được lựa chọn để chẩn đoán, theo dõi hoặc tiên lượng nhiễm virus viêm gan B
Bảng 6.9. Sự thay đổi nồng độ các kháng nguyên, kháng thể và lượng HBV-DNA huyết thanh ở các giai
đoạn viêm gan virus B cấp, mạn tính và tiêm chủng vacin HBV.

Chú ý: Các ký hiệu: “+”: dương tính; “±”: có thể dương tính hoặc âm tính; “ô để trống”: âm tính.
Tiêm chủng vacin HBV trong 1-2 tuần có thể dẫn đến HBsAg dương tính giả.
Trong nhiễm HBV cấp, hoạt độ ALT huyết tương thường tăng cao trong khoảng 6 tháng đầu, rồi trở
về bình thường; trong khi nhiễm HBV mạn, sự tăng hoạt độ ALT huyết tương trên mức giới hạn trên của
giá trị bình thường trong nhiều năm, điều này thể hiện sự viêm gan dai dẳng và có sự liên quan đến nguy cơ
bệnh gan tiến triển (Theo Krajden M, McNabb G, and Petric M (2005). Can J Infect Med Microbiol; 16(2):
65-72).

6.10. Sự thay đổi các thông số Hoá sinh và Huyết học trong các rối loạn chuyển hoá sắt
Rối loạn Fer Tra Sắt TfS Các phát hiện về huyết
ritin nsfe học
rrin
Thiếu hụt sắt ↓ ↓ ↓ Thiếu máu hồng cầu nhỏ
nhược sắc
Rối loạn phân ↑ n-↓ n-↓ n-↓ Thiếu máu hồng cầu bình
bố sắt thường nhược sắc
- Bệnh mạn ↑ Quá tải sắt giả
tính
Quá tải sắt
- Do tan máu ↑ n-↓ n-↑ n-↑ ↑ các hồng cầu lưới và các

57
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

máu dấu hiệu tan máu


- Do tạo hồng ↑ n-↓ n-↑ n-↑ ↓ các hồng cầu lưới, đặc
cầu kém điểm huyết đồ phụ thuộc
vào bệnh tiên phát
- Do truyền ↑ ↓ ↑ ↑ Đặc điểm huyết đồ phụ
máu lặp lại thuộc vào bệnh tiên phát,
tổn thương mô thứ phát
- Do nhiễm sắc ↑ ↓ ↑ ↑ Các dấu hiệu của tổn
tố sắt mô thương mô thứ phát
↑ = tăng, ↓ = giảm, n = normal (bình thường), TfS = transferrin saturation (độ bão hoà transferrin)
Các giá trị bình thường:
Ferritin: nam: 67-899 pmol/L, nữ <50 tuổi: 34-377 pmol/L
Transferrin: 25,2-45,4 µmol/L
Sắt (Iron) huyết thanh: nam: 11-28 µmol/L, nữ: 6,6-26 µmol/L
TfS: nam: 20-50%, nữ: 15-50%
6.11. Giới thiệu một số kết quả xét nghiệm chẩn đoán xác định virus viêm gan B (HBV) trong huyết
thanh bệnh nhân bằng phương pháp Multicolor Real-time PCR, đo trên máy IQ5 (Biorad) tại Công ty
MEDLATEC:

6.11.1. Kết quả âm tính:

Trường hợp này nồng độ virus huyết thanh bệnh nhân (copies/ mL) dưới ngưỡng phát hiện.
6.11.2. Kết quả dương tính:

58
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Trường hợp này nồng độ virus trong huyết thanh bệnh nhân đã được phát hiện,cụ thể là 124.250.000
copies/ mL.

6.12. Giới thiệu một số sàng lọc trước sinh nguy cơ HC Down, HC Edward và dị tật ống thần kinh tại
Công ty MEDLATEC
6.12.1. Trường hợp nguy cơ HC Down, HC Edward và Dị tật ống thần kinh thấp: AFP > 0,7 MoM,
β-hCG < 2,0 MoM và uE3 > 0,7 MoM (các giá trị MoM ở đây đã được hiệu chỉnh theo tuổi mẹ, tuổi thai và
cân nặng của mẹ).

Trường hợp này nguy cơ HC Down là 1:1511 (thấp), HC Edward là 1: 10000 (thấp) và nguy cơ Dị tật
ống thần kinh là 1: 1198 (thấp).
6.12.2. Trường hợp nguy cơ HC Down cao: AFP ≤ 0,7 MoM, β-hCG ≥ 2,0 MoM và uE3 ≤ 0,7 MoM

59
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Trường hợp này nguy cơ HC Down là >1:50 (cao), HC Edward là 1: 1631 (thấp) và nguy cơ Dị tật ống
thần kinh là 1: 4245 (thấp).
6.11.3. Trường hợp nguy cơ HC Edward cao: AFP ≤ 0,7 MoM, β-hCG ≤ 0,7 MoM và uE3 ≤ 0,7 MoM.
6.11.4. Trường hợp nguy cơ Dị tật ống thần kinh cao: AFP ≥ 2,5 MoM, β-hCG < 2,0 MoM và uE3 >
0,7 MoM.

MỤC 7. BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ QUEN DÙNG SANG ĐƠN VỊ QUÔC TẾ (SI)
7.1. Máu

Đơn vị Đơn vị quốc


Tên cơ chất Nhân với hệ số
quen dùng tế (SI)
56,78 →
Acid ascorbic mg/dL µmol/L
← 0,0176
2,266 →
Acid folic ng/mL nmol/L
← 0,441
11,1→
Acid lactic mg/dL µmol/L
9,008
113,6 →
Acid pyruvic mg/dL µmol/L
← 0,0088
5,95 →
Acid uric mg/dL µmol/L
← 0,0168
0,587 →
Ammoniac µg/dL µmol/L
← 1,703
17,1 →
Bilirubin mg/dL µmol/L
← 0,0585
0,5 →
Calci mEq/L mmol/L
←2
0,0048 →
Chì µg/L µmol/L
← 207,2
1→
Clo mEg/L mmol/L
←1
0,026 →
Cholesterol mg/dL mmol/L
← 38,66
88,4 →
Creatinin mg/dL µmol/L
← 0,0113
0,157 →
Đồng µg/dL µmol/L
← 6,354
29,4 →
Fibrinogen g/dL µmol/L
← 0,034
0,0555 →
Glucose mg/dL mmol/L
← 18,02
0,621 →
Hemoglobin g/dL mmol/L
← 1,61
1→
Kali mEq/L mmol/L
←1
0,5 →
Magie mEq/L mmol/L
←2
1→
Natri mEq/L mmol/L
←1
0,0129 →
Phospholipid mg/dL mmol/L
← 77,52

60
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Đơn vị Đơn vị quốc


Tên cơ chất Nhân với hệ số
quen dùng tế (SI)
0,323 →
P vô cơ mg/dL mmol/L
← 3,097
0,179 →
Sắt µg/dL µmol/L
← 5,59
3,47 →
Testosteron ng/mL nmol/L
← 0,288
12,87 →
Thyroxin µg/dL nmol/L
← 0,078
0,0114 →
Triglycerid mg/dL mmol/L
← 87,5
0,167 →
Ure mg/dL mmol/L
← 6,006
0,0349 →
Vitamin A µg/dL µmol/L
← 28,65
33,3 →
Vitamin B1 µg/dL nmol/L
← 0,03
0,738 →
Vitamin B12 pg/mL pmol/L
← 1,355
56,78 →
Vitamin C mg/dL µmol/L
← 0,0176
24 →
Vitamin E mg/dL µmol/L
← 0,0416

7.2. Nước Tiểu (24 giờ)

Đơn vị quen Nhân với hệ Đơn vị quốc tế


Tên cơ chất
dùng số (SI)
5,46 →
Adrenalin µg/24 giờ nmol/ngày
← 0,183
5,24 →
Acid 5-HIA mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,191
5,95 →
Acid uric g/24 giờ mmol/ngày
← 0,168
2,77 →
Aldosteron µg/24 giờ mmol/ngày
← 168
58,8 →
Ammoniac g/24 giờ mmol/ngày
← 0,017
0,5 →
Calci mEq/24 giờ mmol/ngày
←2
7,6 →
Creatin mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,131
8,84 →
Creatinin g/24 giờ µmol/ngày
← 0,113
0,0157 →
Đồng (Cu) µg/24 giờ µmol/ngày
← 63,54
3,46 →
DHA mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,288
Kali mEq/24 giờ 1→ mmol/ngày

61
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Đơn vị quen Nhân với hệ Đơn vị quốc tế


Tên cơ chất
dùng số (SI)
←1
0,5 →
Magiê mEq/24 giờ mmol/ngày
←2
1→
Natri mEq/24 giờ mmol/ngày
←1
Nor- 5,92 →
µg/24 giờ nmol/ngày
adrenalin ← 0,169
3,68 →
Oestradion µg/24 giờ nmol/ngày
← 0,272
3,47 →
Oestrion µg/24 giờ nmol/ngày
← 0,288
3,7 →
Oestron µg/24 giờ nmol/ngày
← 0,27
32 →
Phospho g/24 giờ mmol/ngày
← 0,0322
3,13 →
Pregnandiol mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,32
3,47 →
17-OSHCS mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,288
16,7 →
Ure g/24 giờ mmol/ngày
← 0,06
5,04 →
VMA mg/24 giờ µmol/ngày
← 0,198

MỤC 8. THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN CÁC ENZYM

Thời gian và nhiệt độ


TT Enzym Chất liệu
bảo quản các enzym

Huyết thanh, huyết 7 ngày ở 15-25oC


α-
tương 1 tháng ở 2-8oC
1 Amylase
Nước tiểu (không thêm 2 ngày ở 15-25oC
chất bảo quản) 10 ngày ở 2-8oC
3 ngày ở 15-25oC
α- Huyết thanh, huyết
2 7 ngày ở 2-8oC (hoạt
HBDH tương
độ giảm 5%)
Huyết thanh, huyết 7 ngày ở 2-8oC (phải
3 ACP
tương acid hoá)
7 ngày ở 15-25oC
Huyết thanh, huyết
4 ALP 7 ngày ở 2-8oC
tương
2 tháng ở (-15)-(-25)oC
3 ngày ở 15-25oC
Huyết thanh, huyết
5 ALT 7 ngày ở 2-8oC
tương
>7 ngày ở -70oC

62
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Thời gian và nhiệt độ


TT Enzym Chất liệu
bảo quản các enzym
Huyết thanh, huyết 24 giờ ở 15-25oC
6 AST
tương 7 ngày ở 2-8oC
6 giờ ở 15-25oC
Huyết thanh, huyết
7 CHE 7 ngày ở 2-8oC
tương
6 tháng ở -70oC
Huyết thanh, huyết 2 ngày ở 15-25oC
8 CK tương 7 ngày ở 2-8oC
4 tuần ở (-15)-(-25)oC
8 giờ ở 15-25oC
Huyết thanh 8 ngày ở 2-8oC
4 tuần ở (-15)-(-25)oC
9 CK-MB
Huyết tương (chống 8 giờ ở 15-25oC
đông bằng heparin) 5 ngày ở 2-8oC
8 ngày ở (-15)-(-25)oC
Huyết thanh, huyết 7 ngày ở 15-25oC
10 LDH tương 4 ngày ở 2-8oC
6 tuần ở (-15)-(-25)oC
Huyết thanh, huyết 7 ngày ở 15-25oC
11 GGT tương 7 ngày ở 2-8oC
1 năm ở (-15)-(-25)oC
Huyết thanh, huyết 1 tuần ở 15-25oC
12 Lipase tương 1 tuần ở 2-8oC
1 năm ở (-15)-(-25)oC

63
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Caruana S, Bowden S, and Kelly HTransmission of HCV in the Vietnamese community. Aust NZJ Public Health
2001; 25: 276.
2. Cole LA. Immunoassay of human chorionic gonadotropin, its free subunits, and metabolites. Clin Chem 1997;
43(12): 2233-2243.
3. Danesh J, et al. C-Reactive protein and other circulating markers of inflammation in the prediction of coronary heart
disease. N Eng J Med 2004; 350(14): 1387-1397.
4. Đỗ Đình Hồ, Đông Thị Hoài An, Nguyễn Thị Hảo, Phạm Thị Mai, Đỗ Thanh Thuỷ, Lê Xuân Trường. Hoá sinh lâm
sàng. Nhà xuất bản Y học 2005; TP Hồ Chí Minh.
5. Dufour D, Lott JA, Nolte FS, et al. Diagnosis and monitoring of hepatic injury. I. Performance characteristic of
laboratory tests. Clin Chem 2000; 46: 2027-2049.
6. Fonseca C, et al. Comparative value of BNP and NT-proBNP in diagnosis of heart failure. Rev Port Cardiol 2004;
23(7-8): 979-991.
7. Geoffrey Kellerman. Abnormal laboratory results. 2nd edition. The McGraw-Hill companies 2006.
8. Hei W, Koberstein R, Zawta B. Reference ranges for adults and children pre-analytical considerations. Boehringer
Mannheim Gmb 1997.
9. Jacobs DS, Demott WR, Oxley DK, editors. Laboratory test handbook, 5th edtion, Lexi-Comp, Inc 2001.
10. Kavunaugh A, Tomar R, Reveille J, at al. Guidelines for clinical used of the antinuclear antibody test and tests for
specific autoantibodies to nuclear antigen. Arch Path Lab Med 2000; 124: 71-81.
11. Lê Ngọc Trọng, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường và cộng sự. Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ
1990-2000. Nhà xuất bản Y học 2003; Hà Nội.
12. Lehninger AL, Nelson DL, Cox MM. Principles of Biochemistry, 4th edition, W H Freeman and company 2005.
13. Linsel-Nitchke P, et al. HDL as a target in the treatment of atherosclerotic cardiovascular disease. Nature Reviews
2005; 4: 193-205.
14. Lothar T. Clinical laboratory diagnostics: use and assessment of clinical laboratory results. TH-books
Verlagsgesellschaft mbH 1998; Frankfurt , Gemany.
15. Malone FD, canick JA, Ball RH, Nyberg DA, Comstock CH, Bukowski R, et al. First-trimester or second-trimester
screening, or both, for Down’s syndrome. New Eng J Med 2005; 353(19): 2001-2011.
16. Matull WR, Pereira SP, and O’Donohue JW. Biochemical markers of acute pancreatitis. J Clin Pathol 2006; 59(4):
340-344.
17. Michael LB, Janet LDE and Edward PF. Clinical chemistry: principles, precedures, correlations. Lippincott Williams
& Wilkins 2000.
18. Mueller T, et al. Head-to-head comparison of the diagnostic utility of BNP and NT-proBNP in symptomatic and
asymptomatic structural heart disease. Clin Chim Acta 2004; 341: 41-48.
19. Nguyễn Anh Trí. Đông máu ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học 2008, Hà Nội.
20. Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyễn Thị Hà, Hoàng Thị Bích Ngọc, Phạm Thiện Ngọc, Đỗ Thị Thu, Tạ Thành Văn. Hoá
sinh. Nhà xuất bản Y học 2007; Hà Nội.
21. Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyễn Thị Hà, Hoàng Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Phương, Phạm Thiện Ngọc, Đỗ Thị Thu,
Đặng Ngọc Dung. Thực tập Hoá sinh. Nhà xuất bản Y học 2003; Hà Nội.
22. Nicolaides KH, Spencer K, Avgidou K, Faioda S, and Falcon O. Multicenter study of first-trimester screening for
trisomy 21 in 75821 pregnancies: results and estimation of the potential impact of individual risk-orientated two-
stage first-trimester screening. Ultrasound Obstet Gynecol 2005; 25: 221-226.

64
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

23. Nielsen LR, Damm P and Mathiesen ER. Improved Pregnancy Outcome In Type 1 Diabetic Women With
Microalbuminuria Or Diabetic Nephropathy – Effect Of Intensified Antihypertensive Therapy? Diabetes Care 2009;
32: 38-44.
24. Nielsen LR, Ekbom P, Damm P, Glümer C, Frandsen MM, Jensen DM, and Mathiesen ER. HbA1c Levels Are
Significantly Lower in Early and Late Pregnancy. Diabetes Care 2004; 27:1200-1201.
25. Plister R, et al. Use of NT-proBNP in routine testing and comparison to BNP. Eur J Heart Fail 2004; 6(3): 289-293.
26. Ridker PM, Hennken C, Buning J, et al. C-Reactive protein and other markers of inflammation in prediction of
cardiovascular disease in women. N Engl J Med 2000; 342: 836-843.
27. Ridker PM. Clinical application of C-reactive protein for cardiovascular disease detection and prevention.
Circulation 2003; 107: 363-369.
28. Rohling CL, Wiedmeyer HM, Little RR, England JD, Tennil A, Goldstein DE. Defining the relationship between
plasma glucose and HbA1c. Diabetes Care 2002; 25: 275-278.
29. Sack BW, Bruns DE, Goldstein DE, Maclaren NK, McDnald JM, Parrott M. Guidelines and recommendations for
laboratory analysis in the diagnosis and management of diabetes mellitus. Clin Chem 2002; 48: 436-472.
30. Spencer K, Crossley JA, Aitken DA, Nix ABJ, Dunstan FDJ, Williams K. Temporal changes in maternal serum
biochemical markers of trisomy 21 across the first and second trimester of pegnancy. Ann Clin Biochem 2002; 39:
567-576.
31. Sturgeon C. Practice guidelines for tumor marker use in the clinic. Clin Chem 2002; 48(8): 1151-1159.
32. Tatsumi N, Kondo H, Kamitani T. Eunice’s General hematology. Sysmix corporation 2002; Japan.
33. Thái Quý. Máu, truyền máu, các bệnh máu thường gặp. Nhà xuất bản Y học 2006; Hà Nội.
34. Trương Thanh Ba, Võ Ngọc Lan, Nguyễn Xuân Ninh, Thái Quý, Tống Chiến Thắng, Trần Văn Tính, Nguyễn Anh
Trí. Cẩm nang xét nghiệm. Xuất bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Y học 2007; Hà Nội
35. Werner M, Tönjes A, Stumvoll M, Thiery J, Kratzsch J. Assay-dependent variability of serum insulin levels during
oral glucose tolerance test: influence on reference intervals for insulin and on cut-off values for insulin sensitivity
indices. Clin Chem Lab Med 2008; 46(2): 240-246.
36. Williams JJ, Beutler E, Ersley JJ, et al, editors. Mannual of hematology, 6th, New York: McGraw-Hill publishing Co
2003.

65
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MEDLATEC


MEDLATEC là gì?
MEDLATEC là tên giao dịch của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và xét nghiệm Y học
(Medical Laboratory and Technology Co.,Ltd).
Địa chỉ giao dịch: 42 Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, Hà Nội và Chi nhánh: 323 Võ Thành Trang,
phường 11, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
MEDLATEC có một đội ngũ cán bộ gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, cử nhân và kỹ
thuật viên chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm, đã qua nhiều tổ chức và triển khai phòng xét nghiệm Y học
tổng hợp.
Công ty hiện có nhiều máy móc xét nghiệm về Hoá sinh, Huyết học, Miễn dịch, Sinh học phân tử, Vi
sinh và Chẩn đoán hình ảnh thuộc loại hiện đại và đồng bộ của Hoa Kỳ, Nhật, Pháp, Đức, …
Công ty hiện có đủ điều kiện đầu tư, mua sắm những trang thiết bị xét nghiệm y học tiên tiến nhất.
Công ty cũng có đủ điều kiện để nghiên cứu và triển khai những xét nghiệm Y học mới nhất.
Công ty có đủ điều kiện để phục vụ bệnh nhân tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
Việc xây dựng Trung tâm xét nghiệm chuyên sâu hiện là một xu hướng chung và phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, Anh, Canada, …
Vậy MEDLATEC có gì đặc biệt hơn so với các phòng xét nghiệm của các phòng khám và các
bệnh viện khác?
MEDLATEC là một Trung tâm xét nghiệm Y học tổng hợp với một hệ thống máy xét nghiệm hiện đại
và đồng bộ, gồm các hệ thống máy:
1. Hệ thống máy Huyết học gồm:
- Máy Laser Celltac E 22 thông số (với 5 thành phần bạch cầu)
- Máy Celltac α 18 thông số (với 3 thành phần bạch cầu)
- Máy máu lắng SEDY 12
- Máy đông máu tự động Compact 10

Máy Laser Celltac E

66
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Máy đông máu tự động Compact 10

2. Hệ thống máy Hoá sinh gồm:


- Máy phân tích Hoá sinh tự động Hitachi 917
- Máy phân tích Hoá sinh tự động AU 640 Olympus
- Máy phân tích Hoá sinh tự động C501
- Máy phân tích nước tiểu tự động Combi Scan 500 (11 thông số)

Máy phân tích Hoá sinh tự động Hitachi 917

Máy phân tích nước tiểu tự động


Combi Scan 500 (11 thông số)

67
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

3. Hệ thống máy Miễn dịch gồm:


- Máy miễn dịch điện hoá phát quang Elecsys 2010
- Máy miễn dịch hoá phát quang Immulite
- Máy miễn dịch Cobas E601

Máy miễn dịch điện hoá phát quang Elecsys 2010

Máy miễn dịch hoá phát quang Immulite

4. Hệ thống máy xét nghiệm chuyên sâu:


- Máy đo HbA1c Dia Stat
- Máy phân tích chất lượng tinh trùng SQA-Sperm Quality Analyzer

Máy đo HbA1c Dia Stat

68
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Máy phân tích chất lượng tinh trùng SQA-Sperm Quality Analyzer

5. Hệ thống máy xét nghiệm sinh học phân tử


- Máy chạy Multiculour Realtime PCR IQ5
6. Hệ thống vi sinh và giải phẫu bệnh lý

7. Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh

MEDLATEC là công ty thực hiện gần 200 loại xét nghiệm y học thuộc các chuyên khoa khác
nhau như: huyết học, hoá sinh, miễn dịch, sinh học phân tử, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán
hình ảnh, …

* Giá xét nghiệm ở công ty MEDLATEC là hợp lý và mềm dẻo.


Đặc biệt, MEDLATEC cớ dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả tại nhà, cơ quan,
trường học, phòng khám, bệnh viện, …, mà không tăng giá xét nghiệm (chỉ thu tiền dịch vụ đi lấy
mẫu xét nghiệm và trả kết quả với giá chỉ là 10.000 đồng). Dịch vụ này được thực hiện bởi chính
những nhân viên tốt, nhiệt tình và quen việc.

69
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

* Những hoạt động chính của MEDLATEC là:


- Nhận làm hầu hết xét nghiệm của các chuyên khoa.
- Ký hợp đồng làm xét nghiệm khám sức khoẻ.
- Tư vấn miễn phí các xét nghiệm y học.
- Hợp tác nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài luận văn cao học, luận án tiến sĩ, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, …
- Nhận đào tạo và tập huấn cán bộ cho các phòng xét nghiệm y học của các cơ sở khám
chữa bệnh.
- Triển khai lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tại các Trung tâm Y tế, các phòng khám, các
bệnh viên, các đơn vị, cơ quan có nhu cầu, …
- Cộng tác xây dựng phòng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh Tư nhân và Nhà
nước.
- Kết hợp làm xét nghiệm với các đơn vị tham gia đóng Bảo hiểm Y tế.
- Lập trình và chuyển giao phần mềm quản ý phòng xét nghiệm.
* Thời gian làm việc?
- MEDLATEC làm việc 24/24 giờ trong ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày Lễ, ngày Tết.

* Liên hệ với MEDLATEC?


Có thể liên hệ với MEDLATEC bằng các phương tiện sau:
- Điên thoại: (8-04) 37.162.066 hoặc (8-04) 37.162.588
- Fax: (8-04) 37.150.366
- Email: medlatec@yahoo.com
- Website:
http://www.medlatec.com
http://www.medlatec.vn
http://www.xetnghiem.vn

* Mục tiêu của MEDLATEC?


“Phải có một chất lượng xét nghiệm tôt nhất và một chất lượng dịch vụ tốt nhất vì lợi ích của
người bệnh”

* Khẩu hiệu của MEDLATEC?


Y đức chính là chất lượng phục vụ tốt nhất cho người bệnh!

Bản đồ chỉ dẫn

70
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Sơ đồ đến Công ty MEDLATEC


42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

Sơ đồ đến Chi nhánh Công ty MEDLATEC


323 Võ Thành Trang, P.11, Q. Tân Bình, TP. HCM

71
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

Công ty MEDLATEC
Trụ sở: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình-Hà Nội

72
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

73
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

74
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

75
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

76
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

77
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

78
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP
MEDLATEC 42 -44 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội

79
MEDLATEC – NHÀ CHUẨN ĐOÁN Y HỌC CHUYÊN NGHIỆP

You might also like