You are on page 1of 57

Đồ án môn học

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN NƯỚC TA ............ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN ........................................................6
1.2. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ........................................................................................7
1.3. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI THỦY SẢN ..........................................8
1.3.1. Chất thải rắn..........................................................................................................................9
1.3.2. Chất thải lỏng........................................................................................................................9
1.3.3. Chất thải khí..........................................................................................................................9
1.4. NGUỒN GỐC PHÁT SINH Ô NHIỄM TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN ..............................10
1.4.1. Chất hữu cơ.........................................................................................................................10
1.4.2. Chất rắn lơ lửng ..................................................................................................................10
1.4.3. Chất dinh dưỡng .................................................................................................................10
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI...................... 12
2.1. XỬ LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC ................................................................................12
2.1.1. Song chắn rác......................................................................................................................12
2.1.2. Lưới lọc rác.........................................................................................................................13
2.1.3. Bể lắng cát ..........................................................................................................................14
2.1.4. Bể tách dầu mỡ ...................................................................................................................15
2.1.5. Bể điều hòa .........................................................................................................................16
2.1.6. Bể lắng ................................................................................................................................16
2.2. PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC .....................................................................................................17
2.2.1. Trung hòa............................................................................................................................17
2.2.2. Oxy Hóa – khử ...................................................................................................................18
2.2.3. Khử trùng ............................................................................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP HÓA – LÍ .......................................................................................................18
2.3.1. Đông tụ và keo tụ................................................................................................................18
2.3.2. Tuyển nổi ............................................................................................................................19
2.3.3. Trao đổi ion ........................................................................................................................20
2.4. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC.....................................................................................................20
2.4.1. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên................................20
a. Ao hồ sinh học (hồ ổn định nước) .............................................................................................21

SVTH: Trần Thị Lý 1


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

b. Phương pháp xử lí qua đất ........................................................................................................22


2.4.2. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo ...............................23
a. Bể lọc sinh học (bể Biophin) .....................................................................................................23
b. Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – bể Aerotank ..............................................................................23
c. Bể sinh học hiếu khí SBR (Aerotank theo mẻ) .........................................................................26
d. Mương oxy hóa .........................................................................................................................27
e. Lọc sinh học nhỏ giọt ................................................................................................................27
f. Lọc sinh học cao tải...................................................................................................................27
CHƯƠNG 3:LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ-TÍNH TOÁN
CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................................................................................. 29
3.1. YÊU CẦU THIẾT KẾ ................................................................................................................29
3.2. THUYẾT MINH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ....................................................................30
3.2.1. Phương án 1 ........................................................................................................................30
3.2.2. phương án 2 ........................................................................................................................33
3.3. ƯỚC TÍNH HIỆU SUẤT XỬ LÍ ...............................................................................................34
3.4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .............................................................................36
3.4.1. Bể điều hòa .........................................................................................................................36
a. Thể tích tính lũy của bể điều hòa. .............................................................................................36
b. Dạng xáo trộn ............................................................................................................................38
c. Tính và chọn máy thổi khí ........................................................................................................40
d. Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra bể điều hòa ..............................................................41
e. Tính toán và chọn bơm..............................................................................................................41
3.4.2. Tính toán bể Aerotank ..........................................................................................................42
a. Xác định hiệu quả xử lí .............................................................................................................43
b. Tính toán thể tích bể Aerotank ..................................................................................................43
c. Lượng bùn dư thải ra mỗi ngày .................................................................................................44
d. Lưu lượng tuần hoàn bùn hoạt tính ...........................................................................................45
e. Lưu lượng bùn tuần hoàn ..........................................................................................................46
f. Tính lượng khí cần thiết ............................................................................................................46
g. Tính áp lực máy thổi khí ...........................................................................................................47
h. Xác định kích thước bể Aerotank..............................................................................................48
i. Bố trí hệ thống sục khí ..............................................................................................................49
3.4.3. Tính toán bể lắng sinh học ..................................................................................................51
SVTH: Trần Thị Lý 2
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

a. Kích thước bể lắng ....................................................................................................................51


b. tính toán máng tràn....................................................................................................................53
c. Tính toán đường ống dẫn bùn ra khỏi lắng sinh học .................................................................55
CHƯƠNG IV:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................................. 56
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................56
4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................56

SVTH: Trần Thị Lý 3


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

PHỤ LỤC
 Danh mục từ viết tắt:

UASB: Bể sinh học kị khí dòng chảy ngược

BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD: Nhu cầu oxy hóa học

SS: Hàm lượng cặn lơ lửng

TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

 Danh sách bảng:

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN (nguồn: Bộ Thủy
Sản)

Bảng 1.2: Nồng độ trung bình các chất có trong ngành chế biến thủy sản

Bảng 3.3: Số liệu thành phần nước thải đầu vào và đầu ra của nhà máy thủy sản A

Bảng 3.4: Kết quả tính toán được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.5: Các dạng khuấy trộn trong bể điều hòa

Bảng 3.6: Các thông số tính toán bể điều hòa

Bảng 3.7: Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn

Bảng 3.8: Các thông số thiết kế bể Aerotank

Bảng 3.9: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học tham khảo (Trịnh Xuân Lai – TSTK
các công trình xử lí nước thải)

Bảng 3.10: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học

 Danh sách hình:

Hình 1.1: Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh phổ biến

SVTH: Trần Thị Lý 4


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Hình 2.2: Phân loại song chắn rác

Hình 2.3: Các loại song chắn rác tự động

Hình 2.4: Song chắn rác cơ giới

Hình 2.5: Lưới lọc rác

Hình 2.6: Bể lắng cát ngang và bể lắng cát xoay

Hình 2.7: Bể tách dầu mỡ thông thường

Hình 2.8: Bể điều hòa

Hình 2.9: Bể lắng ngang

Hình 2.10: Bể lắng li tâm

Hình 2.11: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo

Hình 2.12: Bể tuyển nổi khí hòa tan

Hình 2.13: Sơ đồ các công trình xử lí sinh học

Hình 2.14: Sơ đồ công nghệ với bể Aerotank truyền thống

Hình 2.15: Sơ đồ làm việc với bể Aerotank có ngăn tiếp xúc

Hình 2.16: Sơ đồ làm việc với bể Aerotank làm thoáng kéo dài

Hình 2.17: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh.

Hình 2.18: Quá trình vận hành bể SBR

SVTH: Trần Thị Lý 5


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN NƯỚC TA
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có đường bờ biển dài trên 3.000 km và có
một hệ thống kênh rạch chằng chịt với nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc nuôi trồng,
đánh bắt và chế biến thủy sản. Theo số liệu thống kê những năm 1980 – 1990 thì hệ
thực vật thủy sinh có tới 1.300 loài và phân loài gồm: 8 loài cò biển, gần 600 loài rong,
gần 600 loài phù du; hệ động vật có 9250 loài và phân loài gồm: 470 loài động vật nổi,
6.400 loài động vật đáy, trên 2000 loài cá, 5 loài rùa biển, 10 loài rắn biển. Tổng trữ
lượng cá ở tầng trên cùng vùng biển nước ta khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn, khả năng khai
thác cho phép là 700 – 800 nghìn tấn/ năm và tổng trữ lượng cá tầng đáy có khoảng
1,7 triệu loài, khả năng khai thác cho phép khoảng 1 triệu tấn/năm. Nguồn lợi thủy sản
chủ yếu là tôm cá, có khoảng 3 triệu tấn/năm nhưng hiện nay chỉ mới khai thác hơn 1
triệu tấn/năm.

Cùng với ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản thì ngành chế biến thủy sản
cũng đã góp phần quan trọng trong thành tích chung của ngành thủy sản nước ta, trong
đó mặt hàng đông lạnh chiếm khoảng 80%

Trong những năm gần đây, có khoảng 35% đầu ra của sản phẩm thủy sản được
sản xuất để xuất khẩu và phần còn lại được bán ra thị trường nội địa ở dạng tươi sống
(34,5%), hoặc đã qua chế biến (45,7%) dưới dạng bột cá, nước mắm, cá khô…Bắt đầu
từ năn 1995, nghề đánh cá xa bờ được đẩy mạnh nên sản lượng tăng lên 1.230.000 tấn.

Sản lượng thủy sản nước ta đứng thứ 19 về sản lượng, thứ 30 về kim ngạch xuất
khẩu và đứng thứ 5 về hạng nuôi tôm.

SVTH: Trần Thị Lý 6


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Bảng 1.1: tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN (nguồn: Bộ Thủy Sản)
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ (lần)

1998 858 75,9

2000 1.478 130,8

2001 1.760,6 155,8

2002 2.000 177

2003 2.021 – 2.100 178,8 – 185,8

2004 2.250 179,5

2005 2.450 181

1.2. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Công nghiệp thủy sản bao gồm giai đoạn chế biến và giai đoạn tung ra thị trường.
các loại cá biển, tôm cua, rong tảo biển… qua chế biến sẽ cho ra các sản phẩm như dầu
cá, thịt cá…

Khâu xử lí nước thải thủy sản ngày càng trở nên tốn kém do yêu cầu nước thải
sau xử lí đặt ra ngày càng nghiêm ngặt. Thêm vào đó những vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm, nguyên liệu tái chế, giá cả thị trường, năng suất, cạnh tranh gay gắt cùng
đặt lên vai nền công nghiệp chế biến thủy sản, làm sao để có môi trường sản xuất tốt
mà vẫn mang lại lợi ích về mặt kình tế.

Dưới đây là quy trình chế biến thủy sản đông lạnh phổ biến hiện nay:

SVTH: Trần Thị Lý 7


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Nguyên liệu tươi ướp lạnh Nước thải

Rửa 1 Nước thải

Sơ chế Chất thải rắn

Phân cỡ, phân loại

Rửa 2 Nước thải

Xếp khuôn

Đông lạnh

Đóng gói

Bảo quản lạnh

(-250C  -180C)

Hình 1.1: Quy trình chế biến thủy sản đông lạnh phổ biến

1.3. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Với quy trình sản xuất như trên thì nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm chủ yếu
trong công ty chế biến thủy sản đông lạnh là: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải
khí. Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn gây ra một số nguồn thải khác như: tiếng ồn,
chấn động, độ rung là khả năng gây ra cháy nổ.

SVTH: Trần Thị Lý 8


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Bảng 1.2: Nồng độ trung bình các chất có trong ngành chế biến thủy sản
Thông số Nồng độ (mg/l)

SS 560

Nito hữu cơ 73,2

BOD5 1890

Tổng photpho 59

1.3.1. Chất thải rắn

Chất thải rắn thu được từ qua trình chế biến nguyên liệu như: tôm, mực, cá, nội
tạng...Thành phần chính là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốt pho.

Toàn bộ những phế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc
đem bán ra thị trường để làm thức ăn cho người hoặc gia súc, gia cầm hay thủy sản.
Bên cạnh đó còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, bao bì, dây niềng hư hỏng hoặc
đã qua sử dụng với những thành phần đặc trưng của rác thải đô thị.

1.3.2. Chất thải lỏng

Phần lớn nước thải trong công ty chế biến thủy sản đông lạnh là nước thải của
các quá trình: rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sữ dụng cho vệ sinh và nhà
xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân…

Thành phần chính trong nước thải thủy sản là hàm lượng chất hữu cơ cao trong
đó: BOD dao động trong khoảng 1000 – 1200 mg/l, BOD5 trong khoảng 600 – 950
mg/l, Nito hữu cơ khoảng 70 – 110 mg/l, hàm lượng Photpho từ 10 – 100mg/l dễ gây
ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận, hàm lượng SS nhiều, có màu và có mùi.

1.3.3. Chất thải khí

Có nhiều nguyên nhân tạo nên chất thải khí như:

 Khí thải Clo từ trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu.

SVTH: Trần Thị Lý 9


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Mùi tanh từ phế thải nguyên liệu như: mực, tôm, cá…
 Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động của các thiết bị lạnh cháy nổ, phương tiện
vận chuyển.
 Một số thiết bị máy móc cũ có khả năng phát thải ra khí: CFC, NH3.
1.4. NGUỒN GỐC PHÁT SINH Ô NHIỄM TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Trong nước thải thủy sản có hàm lượng chất ô nhiễm cao nên nếu không được xử lí
hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận cũng như nguồn nước ngầm khu vực.

1.4.1. Chất hữu cơ

Chất hữu cơ chủ yếu là dễ phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như:
cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn tiếp nhận sẽ làm suy giảm nồng
độ oxy hòa tan trong nước do sinh vật sữ dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu
cơ. Nồng độ oxy hòa tan giảm gây suy thoái tài nguyên thủy sản cũng như giảm khả
năng là sạch nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp.

1.4.2. Chất rắn lơ lửng

Làm cho nước có màu đục hoặc có màu, làm hạn chế tầng sâu của nước có ánh
sáng chiếu tới, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rêu, rong, tảo…Là tác
nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh đồng thời làm mất cảnh quan và
gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông của nước và tàu bè qua lại.

1.4.3. Chất dinh dưỡng

Nồng độ Nito, photpho cao dễ gây hiện tượng phát triển mạnh các loài tảo, đến
mức độ nào đó sẽ bị chết và phân hủy do thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy dần về 0 thì hiện
tượng thủy vực chết gây ảnh hưởng tới chất lượng nước, hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng
thủy sản, du lịch và cấp nước.

Ngoài ra, trong nước thải thủy sản còn có Amonia rất độc, dù ở nồng độ nhỏ
cũng gây ra hiện tượng tôm cá chết. Các Vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán sẽ ảnh

SVTH: Trần Thị Lý 10


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới người dùng do sữ dụng hay lan truyền gây nên các
bệnh như kiết lị, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiếu niệu, tiêu chảy…

SVTH: Trần Thị Lý 11


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI

2.1. XỬ LÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC


2.1.1. Song chắn rác

Nhiệm vụ: Thường đặt trước hệ thống xử lí nước thải hoắc có thể đặt tại miệng
xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại tạp chất có kích thước như: nhánh cây, gỗ,
nhựa, lá cây, rễ cây…Đồng thời bảo bệ bơm, đường ống, cánh khuấy.
Cấu tạo của song chắn rác có các thanh kim loại tiết diện hình chữ nhật có Sxb
= 10x40 và 8x60mm, tròn d= 8 -10mm hoặc bầu dục. Tùy theo lượng rác mà được giữ
lại trên sông chắn rác mà có thể thu gom bằng phương pháp thủ công hay cơ khí.
Phân loại dựa trên:
 Kích thước: thô, trung bình, mịn.
 Hình dạng: song chắn, lưới chắn.
 Phương pháp làm sạch: thủ công, cơ khí.
 Bề mặt lưới chắn: cố định, di động.

Loại chắn rác

Thô Mịn Lưới quay

Cố định Cố định

Di động Đai

Đĩa

Di động

Quay
Hình 2.2: Phân loại song chắn rác.
SVTH: Trần Thị Lý 12
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Hình 2.3: Các loại song chắn rác tự động

Hình 2.4: Song chắn rác cơ giới

2.1.2. Lưới lọc rác

Có thể sử dụng loại lưới lọc là tấm thép mỏng đục lỗ hoặc lõi dây thép đan với
kích thước mắt lưới không lớn hơn 5mm để chắn giữ rác. Thông thường lưới lọc được
sử dụng để xử lí sơ bộ, thu hồi các sản phẩm quý ở sạng chất không tan trong nước

SVTH: Trần Thị Lý 13


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

thải công nghiệp như công nghiệp dệt, xenluloza, giấy da. Các chất giữ lại là sợi gỗ,
len, lông động vật.

Người ta có thể thiết kế lưới lọc hình tang trống cho nước chảy từ ngoài vào
hoặc từ trong ra.

Lưới lọc rác phân làm loại phẳng và loại trụ, theo phương pháp làm sạch chia
làm loại khô và loại ướt. Loại khô làm sạch bằng bàn chải sắt, loại ướt làm sạch bằng
thủy lực.

Hình 2.5: lưới lọc rác


2.1.3. Bể lắng cát

Đặt phía sau song chắn, lưới chắn và trước bể điều hòa, bể lắng đợt 1. Có nhiệm vụ:

 Loại bỏ các hạt cặn lớn vô cơ như cát sỏi. Kích thước hạt lớn hơn 0,2mm.
 Bảo vệ các trong thiết bị cơ khí động tránh bị mài mòn.
 Giảm cặn lắng trong ống, mương dẫn và bể phân hủy.
 Giảm tần suất làm sạch bể phân hủy

Chia làm 3 loại: Bể lắng cắt ngang, bể lắng cát thổi cơ khí, bể lắng cát ly tâm

Nguyên tắc lắng: dưới tác dụng của lực trọng trường, các phần tử lắng có tỷ
trọng lớn hơn tỷ trọng của nước. Bể lắng cát phải được tính toán với tốc độ dòng chảy

SVTH: Trần Thị Lý 14


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

đủ lớn để các phân tử hữu cơ nhỏ không lắng lại và đủ nhỏ để cát và các tạp chất rắn
vô cơ không bị cuốn theo dòng chảy ra khỏi bể.

Hình 2.6: Bể lắng cát ngang và bể lắng cát xoay

2.1.4. Bể tách dầu mỡ

Được sử dụng khi xử lí nước thải chứa dầu mỡ như nước thải thủy sản, nếu hàm
lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ được thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết
bị gạt chất nổi. Các chất này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các vật liệu lọc có trong bể sinh
học…và chúng sẽ phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính có trong bể Aerotank và Thường
được đặt trước cửa xả vào cống chung hoặc trước bể điều hòa.

Hình 2.7: Bể tách dầu mỡ thông thường


Việc tách dầu mỡ ra khỏi nước thải có thể thực hiện 2 quy trình:

SVTH: Trần Thị Lý 15


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Tách dầu bằng trọng lực


 Tách dầu bằng lực nhân tạo như lực li tâm, cyclon thủy lực, keo tụ bằng hóa
chất, lọc qua lớp lọc có khả năng bám dính dầu mỡ.
2.1.5. Bể điều hòa

Công dụng:

 Giảm bớt sự dao động cuả hàm lượng các chất bẩn trong nước thải
 Tiết kiệm hóa chất trung hòa nước thải
 Ổn định lưu lượng
 Giảm và ngăn cản nồng độ các chất độc hại đi và công trình xử lí.

Có 3 loại bể điều hòa:

 Bể điều hòa lưu lượng


 Bể điều hòa nồng độ
 Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ.

Hình 2.8: Bể điều hòa


2.1.6. Bể lắng

Là phương pháp đơn giản để tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước thải
theo nguyên tắc trọng lực. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có
thể loại bỏ đến 90 – 95% lượng cặn có trong nước thải, thường bố trí xử lí ban đầu

SVTH: Trần Thị Lý 16


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

hay sau khi xử lí sinh học để có thể tăng cường quá trình lắng ta thêm vào chất đông tụ
sinh học.

Thường được bố trí xử lí ban đầu hay sau khi xử lí sinh học. Chia làm 3 loại là bể
lắng ngang, lắng đứng và lắng li tâm

Hình2.9: Bể lắng ngang

Hình 2.10: Bể lắng li tâm

2.2. PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC


2.2.1. Trung hòa

Nước thải công nghiệp thường có độ PH khác nhau nên muốn nước thải được xử lí
tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh PH vào khoảng
6,6 – 7,6. Các phương pháp trung hòa:
SVTH: Trần Thị Lý 17
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Trung hòa lẫn nhau nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm
 Trung hòa dịch thải có tính axit, dùng các loại kiềm như: NaOH, KOH, NaCO3,
NH4OH, hoặc lọc qua các vật liệu trung hòa như CaCO3.
 Đối với dịch thải có tính kiềm thì trung hòa bởi axtit hoặc khí axit.
2.2.2. Oxy Hóa – khử

Đa số các chất vô cơ không thể xử lí bằng phương pháp sinh hóa được trừ các
trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co… bị hấp thụ vào bùn hoạt tính.
Nhiều kim loại nặng như: Hg, As,… là những chất độc có khả năng gây hại đến sinh
vật nên được xử lí bằng phương pháp oxy hóa – khử. Có thể dùng các tác nhân như:
Cl2, H2O2... Dưới tác dụng oxy hóa, các chất ô nhiễm độc hại sẽ chuyển hóa thành
những chất ít độc hại hơn và loại ra khỏi nước thải.

2.2.3. Khử trùng

Hiện nay, có các phương pháp khử trùng sau:

 Dùng hợp chất clo: clorua vôi, clorua nước


 Dùng ozon
 Dùng tia cực tím

Trước đây, việc dùng clo hoặc các hợp chất của clo được sử dụng rất phổ biến
trong xử lí nước thải vì đem lại hiệu quả cao, gía thành rẻ. Tuy nhiên, lượng clo dư
trong nước (0,5mg/l) để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây
ảnh hưởng đến các sinh vật có ích khác. Do vậy gần đây việc khử trùng bằng clo và
các hợp chất của clo dần được thay thế bằng ozon và tia cực tím.

2.3. PHƯƠNG PHÁP HÓA – LÍ


2.3.1. Đông tụ và keo tụ

Là quá trình thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương, độ bền tập hợp bị phá hủy, gây
ra hiện tượng lắng.

SVTH: Trần Thị Lý 18


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

- Đông tụ: tạo bông cặn dùng để khử các chất lơ lửng, chất phân tán dang keo trong
nước thải. Sử dụng đông tụ hiệu quả khi các hạt keo phân tán có kích thước 1 -
100µm. Để tạo đông tụ cần thêm các chất đông tụ như:
 Vôi
 Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O
 Phèn sắt FeSO4.7H2O
 Các muối FeCl3.6H2O, Fe2 (SO4)3.9H2O…
- Keo tụ: là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào.
Các chất keo tụ như: tinh bột, ester, cellulose,… Có thể dùng độc lập hay dùng với
chất đông tụ để tăng quá trình đông tụ và lắng nhanh các bông cặn.

Hình 2.11: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo

2.3.2. Tuyển nổi

Là quá trình bám dính phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia
của 2 pha khí – nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia. Đồng
thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những
nơi tiếp xúc khí - nước.

Tuyển nổi dùng để khử các chất lơ lửng, dầu, mỡ có trong nước thải, để tách và cô
đặc bùn. Có 3 loại:

 Tuyển nổi áp lực


 Tuyển nổi chân không
SVTH: Trần Thị Lý 19
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Tuyển nổi cơ học

Trong đó tuyển nổi áp lực được sử dụng rộng rãi nhất vì có khả năng tạo bọt khí rất
nhỏ dễ dàng phân phổi đều toàn bộ khối lượng nước cần xử lí.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ,
lắng chậm, trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể thu
gom bằng bộ phận vớt bọt.

Hình 2.12: Bể tuyển nổi khí hòa tan

2.3.3. Trao đổi ion

Thực chất quá trình trao đổi ion là quá trình trong đó các ion trên bề mặt chất thải
rắn trao đổi ion có cùng diện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau, các chất này
gọi là ionit, chúng hoàn toàn không tan trong nước. Phương pháp này dùng để làm
sạch nước và loại bỏ các kim loại ra khỏi nước như: Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Pb, Cd, Mn
cũng như các hợp chất chứa asen, photpho, xianua và cả chất phóng xạ.

2.4. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC


2.4.1. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên

Dựa trên cơ sở sữ dụng hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ
gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất
khoáng làm nguồn dinh dưỡng và trao đổi năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng,

SVTH: Trần Thị Lý 20


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào sinh trưởng và sinh sản nên sinh
khối của chúng được tăng lên.

Xử lí sinh học

Sinh học kị khí Sinh học hiếu khí Quá trình hồ

Quá trình bùn hoạt tính Hồ kị khí

Bùn hạt hiếu khí Hồ hiếu khí

Sinh trưởng bám dính Hồ tùy nghi

Sinh trưởng bám dính Hồ toàn diện

Sinh trưởng lơ lửng

Hình 2.13: Sơ đồ các công trình xử lí sinh học

a. Ao hồ sinh học (hồ ổn định nước)

Là phương pháp đơn giản nhất được sử dụng từ lâu.

Phương pháp này không yêu cầu kĩ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ
tiền, quản lí đơn giản và hiệu quả khá cao.

Hồ sinh học chỉ thích hợp với nước thải có mức độ ô nhiễm thấp. Hiệu quả xử lí
phụ thuộc sự phát triển của vi khuẩn hiếu khí, kị khí, tùy nghi, cộng với sự phát triển
của các loại vi nấm, rêu, tảo và một số loại động vật khác nhau.

 Hồ hiếu khí

SVTH: Trần Thị Lý 21


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Ao nông 0.3 đến 0.5m có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ chủ yếu nhờ các vi
sinh vật. Gồm 2 loại là: hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.

- Tải trọng BOD5 khoảng 250 – 300kg/ha.ngày.


- Hiệu quả khử BOD5 có thể đạt từ 80 – 95%.
- Màu nước sẽ dần chuyển sang màu xanh của tảo.
- Nếu có sục khuấy thì tải trọng tăng lên 400kg/ha.ngày.
 Hồ kị khí

Hồ kị khí là loại sâu, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí. Các vi sinh vật kị khí
hoạt động sống không cần oxy của không khí. Chúng sử dụng oxy từ các hợp chất như
Nitrat, suifat… để oxy hóa các chất hữu cơ, các loại rượu, khí CH4, H2S… và nước.

- Chiều sâu hồ từ 2 – 6m.


- Hiệu quả khử BOD của hồ vào mùa hè khoảng 65 – 80% và 45 – 60% vào
mùa đông.
 Hồ tùy nghi

Trong hồ xảy ra hai quá trình song song là quá trình oxy hóa hiếu khí chất nhiễm
bẩn hữu cơ và quá trình phân hủy khí mêtan cặn lắng.

- Theo chiều sâu hồ chia làm 3 vùng: lớp trên là hiếu khí, lớp giữa là vùng
trung gian, lớp dưới là vùng kị khí.
- Chiều cao của hồ khoảng từ 1 – 1,5m.
 Hồ ổn định xử lí bậc 3
- Là hồ sinh học kết hợp với thả bèo và nuôi cá
- Ứng dụng để xử lí nước thải sau khi được xử lí cơ bản bằng các phương pháp
nhân tạo nhưng đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải thì có thể bổ sung công trình
này.
- Tải trọng BOD từ 67 – 200kgBOD5/ha.ngày.
b. Phương pháp xử lí qua đất

SVTH: Trần Thị Lý 22


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Thực chất quá trình này là khi lọc nước thải qua đất các chất lơ lửng và keo bị giữ
lại ở lớp trên cùng. Những chất này tạo ra một màng gồm rất nhiều vi sinh vật bao bọc
trên bề mặt các hạt đất, màng này sẽ hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải. Những
vi sinh vật này sử dụng oxy của không khí qua các khe đất và chuyển hóa các chất hữu
cơ thành hợp chất khoáng. Có 2 loại:

 Cánh đồng tưới


 Cánh đồng lọc
2.4.2. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
a. Bể lọc sinh học (bể Biophin)

Là công trình xử lí nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ sinh vật hiếu khí.

Quá trình diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt bể và thấm qua vật liệu lọc. Ở
bề mặt của hạt vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng, các hạt cặn bẩn được giữ lại và
tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Vi sinh hấp thu chất hữu cơ và nhờ đó mà quá
trình oxy hóa được thực hiện.

Những loại bể Biophin thường dùng:

 Biophin nhỏ giọt


 Biophin cao tải
b. Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – bể Aerotank

Là công trình làm bằng bê tông cốt thép với mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật.
Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy qua suốt chiều dài bể.

Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và
khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải

Để đảm bảo bùn hoạt tính ở trạng thải lơ lửng và đảm bảo chất lượng oxy dùng
trong quá trình sinh hóa các chất hữu cơ thì phải luôn đảm bảo việc cung cấp oxy.

SVTH: Trần Thị Lý 23


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Lượng bùn tuần hoàn và không khí cần cung cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ của
yêu cầu xử lí nước thải.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: BOD5 : N : P = 100:5:1. Nước thải có pH từ 6,5 – 8,5
trong bể là thích hợp.Thời gian lưu nước trong bể không quá 12h.

Quá trình diễn ra như sau:

Chất thải + bùn hoạt tính + không khí => sản phẩm cuối +bùn hoạt tính dư.

Một số bể Aerotank thường dùng:

 Bể Aerotank truyền thống

Hình 2.14: Sơ đồ công nghệ với bể Aerotank truyền thống


 Bể Aerotank tải trọng cao

Chịu được tải trọng chất bẩn cao và có hiệu suất làm sạch cũng cao, sử dụng ít
năng lượng, bùn sinh ra thấp.

Nước thải đi vào có độ nhiễm bẩn cao, thường là BOD5 > 500mg/l, tải trọng bùn
hoạt tính là 400 – 1000 mgBOD5 /g bùn trong 1 ngày đêm.

 Bể Aerotank có hệ thống cấp khí giảm dần theo dòng chảy

Nồng độ chất hữu cơ được giảm dần từ đầu đến cuois bể Aerotank do đó nhu cầu
cung cấp oxy cũng tỷ lệ thuận với nồng độ các chất hữu cơ.

Ưu điểm:

- Giảm được không khí cấp vào, tức là giảm công suất của máy thổi khí
- Không có hiện tượng làm thoáng quá mức
- Có thể áp dụng với tải trọng cao
SVTH: Trần Thị Lý 24
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Bể Aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định

Có 2 ngăn: ngăn tiếp xúc và ngăn tái sinh. Ưu điểm là có dung tích nhỏ, chịu được
sự dao động của lưu lượng và chất lượng nước thải.

Hình 2.15: Sơ đồ làm việc với bể Aerotank có ngăn tiếp xúc


 Bể thông khí kéo dài

Khi nước thải có tỷ số F/M thấp, tải trọng thấp, thời gian thông khí thường từ 20 -
30h.

Hình 2.16: Sơ đồ làm việc với bể Aerotank làm thoáng kéo dài

 Bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh

Hình2.17: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh.

SVTH: Trần Thị Lý 25


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Ưu điểm: pha loãng ngay tức khắc nồng độ của các chất ô nhiễm trong toàn thể
tích bể, không xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng
thích hợp cho loại nước thải có thể tích bùn cao, cặn khó lắng.

 Oxytank

Dựa trên nguyên lý làm việc của Aerotank khuấy đảo hoàn chỉnh người ta thay
không khí nén bằng cách sục khí oxy tinh khiết.

Ưu điểm:

- Hiệu suất cao


- Giảm thời gian sục khí
- Lắng bùn dễ dàng
- Giảm bùn đáng kể trong quá trình xử lí
c. Bể sinh học hiếu khí SBR (Aerotank theo mẻ)

Là một dạng của bể Aerotank, phát triển trên cơ sở xử lí bùn hoạt tính, vận hành
theo từng mẻ liên tục và kiểm soát được theo thời gian.

Chia làm 5 pha (làm đầy – phản ứng, thổi khí – lắng – rút nước – chờ) và được sục
khí bằng máy nén khí, máy sục khí dạng jet hoặc thiết bị khuấy trộn cơ học, chu kì
hoạt động của ngăn bể được điều khiển bằng rơ le thời gian, trong bể có bố trí hệ
thống vớt váng, thiết bị đo mức bùn.

SVTH: Trần Thị Lý 26


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Hình 2.18: Quá trình vận hành bể SBR


d. Mương oxy hóa

Là dạng cải tiến của Aerotank khuấy trồn hoàn chỉnh làm việc trong điều kiện
hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính lơ lửng chuyển động tuần hoàn trong mương. Có thể
xử lí nước thải có nồng độ BOD5 từ 1000 – 5000mg/l.

e. Lọc sinh học nhỏ giọt

Ứng dụng cho những nguồn thải có lưu lượng đến 100m3/ngày .đêm. BOD5
thích hợp trong nước thải khi đưa vào bể lọc sinh học là < 200mg/l.

f. Lọc sinh học cao tải

ứng dụng để xử lí cho những nguồn nước thải có lưu lượng <50000 m3/ng.đ.
Nếu nồng độ BOD5 vượt quá 300mg/l thì phải pha loãng trước khi đưa vào hệ thống.

Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học kị khí - Bể UASB

Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều,
sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các
chất hữu cơ bị phân hủy.

Các bọt khí metan và NH3, H2S nổi lên trên và thu được bằng các chụp thu khí để
dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2 pha lỏng

SVTH: Trần Thị Lý 27


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

rắn. Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn. Sự tạo thành
bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành bể UASB.

Sử dụng cho những nguồn thải có nồng độ BOD5 >1000mg/l và COD>2000 mg/l.

SVTH: Trần Thị Lý 28


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 3

LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

3.1. YÊU CẦU THIẾT KẾ

Tính toán thiết kế hệ thống xử lí nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có
công suất Qngtb =1100m3/ngày đêm.

Bảng 3.3: Số liệu thành phần nước thải đầu vào và đầu ra của nhà máy thủy sản A

GIÁ TRỊ
cột B QCVN 11:2008/
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ BTNMT
Trung bình Khoảng giá trị

1 pH Mg/L 6.5 6–8 5.5 – 9

2 SS Mg/L 4000 3700 – 6400 100

3 BOD5 Mg/L 4800 3480 – 6200 50

4 COD Mg/L 6015 8840 – 9230 80

5 Dầu mỡ Mg/L 400 320 – 458 20

6 Trổng N Mg/L 150 120 – 190 60


Tổng 5000
7 MPN/100ml 4.8x107 4.8x105 – 109
Coliform

SVTH: Trần Thị Lý 29


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

3.2. THUYẾT MINH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ


3.2.1. Phương án 1

Nước thải

Song chắn rác


thô

Song chắn rác


tinh

Hầm bơm tiếp nhận

Bồn nén Bể tuyển nổi Phân bón


Bể nén bùn Máy ép bùn
khí

Bể điều hòa

Bể UASB

Máy thổi
Bể trung gian
khí

Bể Aerotank
Chú thích
Ống dẫn nước
Bể lắng 2 Ống dẫn nước tuần hoàn
Ống dẫn bùn
Ống dẫn bùn tuần hoàn
chlorin Bể khử trùng
Ống dẫn khí
Ống dẫn rác hữu cơ
Nguồn tiếp nhận

SVTH: Trần Thị Lý 30


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải từ hệ thống cống thải của nhà máy thủy sản sẽ được đưa thẳng tới nhà
máy xử lí nước thải.

Một phần rác thô, kích thước lớn được giữ lại ở song chẳn rác thô và những loại
rác có kích thước nhỏ hơn được giữ lại khi đi qua song chắn rác tinh. Rác thu hồi ở
đây được đưa đến máy ép bùn để trộn lẫn với bùn dư rồi bổ sung chất phụ trợ làm
phân bón. Sau đó, theo nguyên tắc tự chảy nước được đưa đến hầm bơm tiếp nhận
trước khi đưa sang bể tuyển nổi. Ở bể tuyển nổi, thực hiện quá trình tuyển nổi áp lực
kết hợp thổi khí ở bồn nén khí, các chất lơ lửng khó lắng như: màu, máu, mỡ cá sẽ bị
lôi cuốn theo bọt khí nổi lên trên và có thiết bị vớt thải bỏ, cặn lắng được đưa đến bể
ép bùn kết hợp với bùn sinh học được xử lí làm bánh bùn. Sau khi qua bể tuyển nổi,
COD, BOD5, SS trong nước giảm một lượng đáng kể. Tiếp đến, nước được đưa sang
bể điều hòa. Trong bể điều hòa có gắn hệ thống thổi khí để điều hòa, ổn định lưu
lượng và nồng độ.

Nước tiếp tục được đưa vào bể kị khí UASB, ở đây nước thải và bùn được xáo trộn
đều với nhau nhờ dòng vào và các bọt khí, bông bùn sau khi tách khí trở lại vùng phân
hủy còn nước thải lên trên đi vào máng thu nước. Quá trình kị khí còn sản sinh ra một
lượng khí biogas có thể dùng làm nguyên liệu đốt. Trước khi nước được đưa sang bể
Aerotank thì chứa ở bể trung gian để đảm bảo pH trước khi đưa đến bể Aerotank. Ở bể
hiếu khí Aerotank, quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ xảy ra khi nước thải tiếp xúc
với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. VSV sử dụng chất hữu cơ như là thức ăn để
tăng sinh khối, lượng sinh khối càng nhiều và cùng nước thải chảy tràn sang bể lắng II.
Bùn sẽ lắng xuống đáy bể và được máy cào thu hồi về cuối bể, cứ mỗi lần bùn đến
cuối bể thì van xả bùn mở ra. Bùn được xả sang bể phân hủy bùn, một phần bùn sẽ
được tuần hoàn lại bể hiếu khí, bùn dư sẽ được xử lí làm phân bón.

Nước thải sau đó tiếp tục tràn qua bể khử trùng trước khi thải ra môi trường theo
QCVN 11:2008 BTNMT

SVTH: Trần Thị Lý 31


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Ưu điểm:
 Thường được sử dụng rộng rãi, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như
nước ta.
 Vận hành khá đơn giản
 Phù hợp cho loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.
 Bể UASB được sử dụng rộng rãi bởi tiết kiệm một khoảng chi phí vận hành
 Ít sử dụng hóa chất
 Nhược điểm:
 Thời gian vận hành khởi động dài, khoảng 3 – 4 tháng
 Có thể gây mùi khó chịu vì vậy cần xử lí thứ cấp
 Thời gian làm khô bùn dài

SVTH: Trần Thị Lý 32


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

3.2.2. phương án 2

Nước thải

Song chắn rác


thô

Song chắn rác


tinh

Hầm bơm tiếp nhận

Bồn nén Bể tuyển nổi Phân bón


Bể nén bùn Máy ép bùn
khí

Bể điều hòa

Bể UASB

Máy thổi
Bể trung gian
khí

Bể Aerotank
Chú thích
Ống dẫn nước
Bể lắng 2 Ống dẫn nước tuần hoàn
Ống dẫn bùn
Ống dẫn bùn tuần hoàn
chlorin Bể khử trùng
Ống dẫn khí
Ống dẫn rác hữu cơ
Nguồn tiếp nhận

SVTH: Trần Thị Lý 33


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải từ hệ thống cống thải của nhà máy thủy sản sẽ được đưa thẳng tới nhà
máy xử lí chất thải.

Từ đó, nước được xử lí bậc 1 như phương án 1.

Nước tiếp tục được đưa vào bể kị khí UASB, ở đây nước thải và bùn được xáo trộn
đều với nhau nhờ dòng vào và các bọt khí, bông bùn sau khi tách khí trở lại vùng phân
hủy còn nước thải lên trên đi vào máng thu nước. Nước được chứa ở bể trung gian
trước khi vào bể RBC. Ở bể sinh học tiếp xúc quay (RBC), màng VSV bám dính trên
bề mặt vật liệu, hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ khi đã nhúng trong nước thải và lấy
oxy khi đĩa trên mặt nước. Khi màng sinh vật dày sẽ tách ra khỏi đĩa và di chuyển theo
nước thải qua bể lắng II. Nước thải sau khi qua bể lắng II sẽ loại bỏ được phần lớn
chất bẩn của nước thải và được khử trùng trước khi thải ra môi trường theo QCVN
11:2008 BTNMT

 Ưu điểm
 Vận hành tương đối đơn giản
 Nhược điểm
 Phù hợp với nước thải có nồng độ chất hữu cơ thấp
 Thời gian làm khô bùn dài
 Chi phí đầu tư cao cho bể sinh học tiếp xúc quay RBC
 Qua 2 phương án được đưa ra và phân tích những mặt ưu và hạn chế trong quá
trình xử lí nước thải thủy sản, em quyết định lựa chọn phương án 1 để tính toán thiết
kế hệ thống xử lí
3.3. ƯỚC TÍNH HIỆU SUẤT XỬ LÍ

Nguồn: dựa vào giáo trình bài giảng: Công Nghệ Môi Trường - Biện Văn Tranh;
Xử Lí Nước Thải – TS. Lê Hoàng Nghiêm; Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp, tính
toán thiết kế công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân).

SVTH: Trần Thị Lý 34


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.
Nước thải
COD =6015mg/l; SS = 4000mg/l HCOD = 4%; HSS = 4%
Song chắn rác
BOD5 = 4800mg/l HBOD = 4%
tinh

BOD5=4608mg/l; COD=5775mg/l
Song chắn rác HSS = 20%
SS = 3840mg/l
tinh

Tổng N=150mg/l; SS = 3072mg/l Hdầu mỡ = 96%;HSS = 90%

Dầu mỡ=400mg/l Bể tuyển nổi HBOD = 30%;

BOD5 =4608mg/l; COD=5775mg/l HCOD = 23%

BOD5 = 3226mg/l; SS =307mg/l Bể điều hòa HBOD = 37%; HSS = 10%


COD=4447mg/l;
HCOD = 10%
Dầu mỡ= 16mg/l

COD =4000mg/l; SS = 277 mg/l Bể UASB


HCOD = 85% ; HBOD = 80%
BOD5 = 2032mg/l;
HSS = 50%

COD = 600mg/l; SS = 138mg/l


BOD5 = 404mg/l; HCOD = 90%; HSS = 50%
Bể Aerotank
Nito qua xl cơ học: 25% HBOD = 90%
HN=50%
Nito qua xl sinh học: 25%
Đảm bảo tỉ lệ BOD5:N:P=100:5:1
Bể lắng 2 HSS = 80%; HCOD = 20%
COD =60mg/l; SS = 70 mg/l
HBOD = 20%
BOD5 = 40mg/l

SS = 14mg/l; COD =48mg/l


Khử trùng
BOD5 = 32mg/l
Tổng Coliform = 4.8x107
MPN/100ml Đạt tiêu chuẩn xả thải, xả
ra môi trường
SVTH: Trần Thị Lý 35
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

3.4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ


Xác định các lưu lượng tính toán và hệ số không điều hòa:

Dựa vào hướng dẫn tính toán Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết
kế công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân.
𝑛𝑔à𝑦
Lưu lượng nước thải trung bình ngày: 𝑄𝑡𝑏 = 1100(𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦)

Từ bảng lưu lượng nước thải theo giờ trong ngày ta có:

 Lưu lượng giờ lớn nhất: 𝑄ℎ𝑚𝑎𝑥 = 150(𝑚3 /ℎ)


 Lưu lượng giờ nhỏ nhất: 𝑄ℎ𝑚𝑖𝑛 = 5𝑚3 /ℎ
𝑄ℎ𝑚𝑎𝑥 150
 Lưu lượng lớn nhất giây: 𝑞 = 𝑥 1000 = 𝑥1000 = 41,67(𝑙/𝑠)
3600 3600
𝑛𝑔à𝑦
𝑄𝑡𝑏 1100
 Lưu lượng giờ trung bình: 𝑄ℎ𝑡𝑏 = = = 73,3(𝑚3 /ℎ)
15 15

 Trạm xử lí làm việc 2 ca/ngày (15h/24h), vì vậy lưu lượng bơm bằng lưu lượng
trung bình trong 15h: 𝑄𝑏 = 𝑄ℎ𝑡𝑏 = 73,3(𝑚3 /ℎ)
𝑄ℎ𝑚𝑎𝑥 150
 Hệ số giờ cao điểm: 𝐾ℎ𝑚𝑎𝑥 = = = 2,1
𝑄ℎ𝑡𝑏 73,3

𝑄ℎ𝑚𝑖𝑛 5
 Hệ số giờ nhỏ nhất: 𝐾ℎ𝑚𝑖𝑛 = = = 0,068
𝑄ℎ𝑡𝑏 73,3

3.4.1. Bể điều hòa


a. Thể tích tính lũy của bể điều hòa

Thể tích tích lũy dòng vào của giờ thứ i được xác định theo công thức:

Vv (i) = Vv (i – 1) + Qi

Trong đó:
-
Vv (i – 1): thể tích tích lũy dòng vào của giờ trước đó, m3

- Qv (i): lưu lượng nước thải của giờ đang xét (thứ i), m3/h

Thể tích tích lũy bơm đi của giờ thứ i:

Vb (i) = Vb (i – 1) + Qb(i)

SVTH: Trần Thị Lý 36


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Trong đó:

Vb (i – 1): Thể tích tích lũy bơm của giờ trước đó, m3

Qb (i): Lưu lượng của giờ đang xét (thứ i), m3/h

Bảng 3.4: Kết quả tính toán được thể hiện qua bảng sau

Giờ trong Q Thể tích tích Thể tích tích Hiệu số thể tích
ngày (h) (m3/h) lũy vào bể (1) lũy bơm đi (2) (1) – (2)
m3 m3
0–1 0 0 0 0

1–2 0 0 0 0

2–3 0 0 0 0

3–4 60 60 73,3 13,3

4–5 75 135 146,6 11,6

5–6 150 285 219,9 -65,1(min)

6–7 23 308 293,2 -14,8


7–8 30 338 366,5 28,5
8–9 75 413 439,8 26,8
9 – 10 75 488 513,1 25,1
10 – 11 50 538 586,4 48,4
11 – 12 5 543 659,7 116,7(max)
12 – 13 140 683 733 50
13 – 14 120 803 806,3 3,3
14 – 15 88 891 879,6 -11,4
15 – 16 84 975 952,9 -22,1
16 – 17 44 1019 1026,2 7,2
17 – 18 81 1100 1100 0
18 – 19 0 0 0 0
19 – 20 0 0 0 0
20 – 21 0 0 0 0
SVTH: Trần Thị Lý 37
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

21 – 22 0 0 0 0
22 – 23 0 0 0 0
23 – 24 0 0 0 0

Thể tích lý thuyết bể điều hòa bằng hiệu đại số giá trị dương lớn nhất và giá trị âm
nhỏ nhất của cột hiệu số thể tích tích lũy:

Vdh (lt) = Vmax - Vmin = 116,7 - ( - 65,1) = 181,8 m3

Thể tích thực tế của bể điều hòa:

Vdh (tt) = (1.1 – 1.2) Vdh (lt) = 1.2 x 181,8 = 218,16 m3

Chọn chiều cao làm việc của bể là: Hlv = 4m

Chọn chiều cao bảo vệ: hbv = 0.5m

Vậy chiều cao xây dựng bể là: H = Hlv + hbv = 4.5m

Chọn bể có tiết diện ngang hình chữ nhật.


𝑽 𝟐𝟏𝟖,𝟏𝟔
Diện tích mặt bằng bể: 𝑩𝒎 = = = 𝟒𝟖, 𝟒𝟖(𝒎𝟐 ). Chọn B=50m2
𝑯 𝟒,𝟓

Chọn chiều dài bể: L = 10m và chiều rộng bể: B = 5m

Vậy thể tích xây dựng của bể điều hòa: BxLxH=5x10x4,5=225m3.

b. Dạng xáo trộn

Bảng 3.5: Các dạng khuấy trộn trong bể điều hòa

Dạng khuấy trộn Giá trị Đơn vị


Khuấy trộn cơ khí 4–8 W/m3 thể tích bể
Tốc độ khí nén 10 – 15 l/m3.phút (m3 thể tích bể)
(Nguồn: Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình – Lâm
Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)

 Tốc độ khuấy trộn bể điều hòa:

SVTH: Trần Thị Lý 38


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Chọn khuấy trộn bể điều hòa bằng hệ thống máy thổi khí. Lượng khí nén cần thiết
cho thiết bị khuấy trộn để tránh hiện tượng lắng cặn và ngăn mùi trong bể:

Qkhí = R x Vdh (tt) = 0,013 x 218,16 = 2,8 (m3/phút)

Trong đó:

- R: Tốc độ khí nén, R = 10 – 15 l/m3.phút, chọn R = 13 l/m3.phút=0,013m3/phút

- Vdh(tt) : Thể tích thực tế của bể điều hòa

Không khí được phân bố qua hệ thống ống châm lỗ với đường kính 5mm, khoảng
cách giữa các tâm lỗ là 150mm (nguồn: 7.44 – TCXDVN 51:2008)

Số lỗ phân phối trên mỗi ống nhánh là:

N lỗ = L/0,15 – 1 = 10/0,15 – 1 = 66 (lỗ)

Với diện tích đáy B = 50m2, ống phân phối chính từ máy nén khí đặt dọc theo
chiều dài bể, các ống đặt trên các giá đỡ cách đáy 10cm (6 -10cm) (nguồn: 7.44 –
TCXDVN 51:2008)

Khoảng cách giữa các ống nhánh là 1m, các ống cách tường 0,5m. Khi đó, số ống
nhánh được phân bố (n ống) là:
𝐵−2𝑥0,5 5−2𝑥0,5
𝑛= +1= + 1 = 5(ống)
1 1

Vận tốc khí ra khỏi lỗ thường từ (10 – 20) đến 40m/s, chọn vlỗ =10m/s (theo 6.40
TCXDVN 51:2008)

Lưu lượng khí đi qua từng ống nhánh:

𝑄𝑘ℎí 2,8
𝑞𝑘ℎí 𝑛ℎá𝑛ℎ = = = 0,56(𝑚3 /𝑝ℎú𝑡)
𝑛 5
Lưu lượng khí đi qua các lỗ sục khí:

𝑞𝑘ℎí 𝑛ℎá𝑛ℎ 0,56


𝑞𝑙ỗ 𝑘ℎí = = = 0,0085(𝑚3 /𝑝ℎú𝑡)
𝑁𝑙ỗ 66

SVTH: Trần Thị Lý 39


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Khi đó đường kính lỗ:

4𝑥𝑞𝑙ỗ 𝑘ℎí 4𝑥0,0085


𝑑=√ =√ ≈ 1,8𝑚𝑚
𝜋𝑥𝑣 𝜋𝑥10𝑥60

Chọn đường kính ống nhánh Dnhánh=50mm làm bằng nhựa PVC khi đó vận tốc khí
trong ống nhánh là:

4𝑥𝑞𝑘ℎí 𝑛ℎá𝑛ℎ 4𝑥0,56


𝑣𝑛 = 2 = = 285(𝑚/𝑝ℎú𝑡)
𝜋𝑥𝐷 𝑛ℎá𝑛ℎ 3,14𝑥0,052

Chọn đường kính ống chính là Dchính =150mm, khi đó vận tốc khí trong ống chính là:

4𝑥𝑄𝑘ℎí 4𝑥2,8
𝑣𝑐 = 2 = = 158(𝑚/𝑝ℎú𝑡)
𝜋𝑥𝐷 𝑐ℎí𝑛ℎ 3,14𝑥0,152

c. Tính và chọn máy thổi khí

Áp lực cần thiết của hệ thống phân phối khí:

Hk = hd + hc + hf + Hlv =0,4+0,5+4 = 4,9(m)

Trong đó:

- hd: Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài ống dẫn
- hc: Tổn thất cục bộ; hd + hc  0.4 m; chọn hd + hc = 0.4 m
- hf: Tổn thất qua thiết bị phân phối khí; hf  0.5 m; chọn hf = 0.5 m
- Hlv: Chiều sâu hữu ích của bể điều hòa; Hlv = 4 m.

(nguồn: Bài giảng xử lí nước thải – Lâm Vĩnh Sơn)

Áp lực máy thổi khí:

1033 + 𝐻𝑘 1033 + 4,9


𝑝= = = 1,47(𝑎𝑡𝑚)
1033 1033
Công suất máy thổi khí:

34400𝑥 (𝑝0,29 − 1)𝑥𝑄𝑘ℎí 34400𝑥 (1,470,29 − 1)𝑥2,8


𝑁= = = 2,3(𝑘𝑤)
102𝑥 102𝑥0,8

SVTH: Trần Thị Lý 40


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

𝑐ℎọ𝑛 𝑏ơ𝑚 𝑐ó 3 𝑚ã 𝑛𝑔ự𝑎 (𝐻𝑝)

Trong đó:

- 𝑄𝑘ℎí : lưu lượng khí cần cấp


-  : hiệu suất của máy bơm  =0,8 (0,7 – 0,9)
d. Tính toán đường ống dẫn nước vào và ra bể điều hòa

Lưu lượng nước thải đầu vào: 𝑄𝑚𝑎𝑥 = 150𝑚3 /ℎ

Đường kính ống dẫn nước thải vào bể điều hòa:

4  Qmax
h
4  150
D   0.19m
  v  3600 3.14  1.5  3600

Chọn ống dẫn nước thải là ống nhựa PVC, D = 200mm.

Kiểm tra lại vận tốc nước chảy trong ống:

4  Qmax
h
4  150
v   1.5m / s
  Dvào   0.19 2  3600
2

Đường kính ống dẫn nước ra lấy bằng đường kính ống dẫn nước vào Dra = 200 mm.

e. Tính toán và chọn bơm



Lưu lượng cần bơm: 𝑄𝑚𝑎𝑥 = 150𝑚3 /ℎ

Đường kính: D=200mm

Chọn ống PVC có đường kính 200 mm, chiều dày 2 mm.
Cột áp của bơm H = 8 – 10 mH2O, chọn H = 9 mH2O.
QgH 150  1000  9.81  9
Công suất bơm:N =   4.6 Kw
1000 1000  0.8  3600

Chọn 2 bơm chìm có 6 mã ngựa (Hp) hoạt động luân phiên.

SVTH: Trần Thị Lý 41


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Bảng 3.6: Các thông số tính toán bể điều hòa

STT Thông số Giá trị


1 Chiều dài bể điều hòa, L(m) 10
2 Chiều rộng bể điều hòa, B(m) 5
3 Chiều cao bể, H (m) 4,5
4 Số ống nhánh phân phối, n(ống) 5
5 Đường kính ống nhánh, Dnhánh(mm) 50
6 Số lỗ phân phối trên 1 ống nhánh,nlỗ(lỗ) 66
7 Đường kính ống chính, Dchính(mm) 150
8 Đường kính ống dẫn nước thải vào và ra, D(mm) 200
9 Công suất bơm, Hp 6

3.4.2. Tính toán bể Aerotank


Thông số tham khảo: Các thông số tính toán cơ bản cho aeroten kiểu xáo trộn
hoàn toàn có thể tham khảo theo trang 431– sách “Xử lý nước thải đô thị và công
nghiệp – tính toán thiết kế công trình” – Lâm Minh Triết , Nguyễn Phước Dân,
Nguyễn Thanh Hùng.

Giả sử lượng BOD5 đầu vào bể Aerotank là: S0 = 404mg/l

Giả sử theo kết quả thực nghiệm tìm được các thông số động học như sau:

Ks = 50 mg/l Y = 0,5mgVSS/mg BOD5 Kd = 0,05 ngày-1

Kd: Hệ số phân hủy nội bào

Y: Hệ số sản lượng bùn

Có thể áp dụng các điều kiện sau để tính toán quá trình bùn hoạt tính xáo trộn hoàn
toàn

 Tỷ số MLVSS:MLSS = 0,8
 Hàm lượng bùn tuần hoàn Cu = 8000 mgSS/lít
 Hàm lượng bùn hoạt tính trong bể: X(MLVSS) = 3000mg/l
SVTH: Trần Thị Lý 42
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Thời gian lưu bùn: 𝜃𝑐 = 10 𝑛𝑔à𝑦


 Nước thải sau lắng II chứa 14mg/l cặn sinh học, trong đó 65% là cặn dễ phân
hủy sinh học
 Độ tro của cặn: Z =0,3
 Nước thải chế biến thủy sản có chứa đầy đủ lượng chất dinh dưỡng nito,
photpho và các chất vi lượng khác.
 Tỷ lệ BOD5/BODL = 0,68
 BOD5 sau lắng II là 40mg/l
 Nước thải điều chỉnh sao cho: BOD5:N:P = 100:5:1
a. Xác định hiệu quả xử lí:

Lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng (hàm lượng cặn sinh học dễ phân
hủy) là: 14 x 65% = 9,1 mg/l

Lượng cặn hữu cơ tính theo BODL: 9,1mg/l x 1,42 mgO2 tiêu thụ/mg tế bào bị oxy
hóa = 12,9 (mg/l)

Lượng BOD5 có trong cặn ra khỏi bể lắng II: 0,67 x 12,9= 8,8 mg/l

Lượng BOD5 hòa tan ra khỏi bể lắng: 40 – 8,8 = 31,2mg/l

Hiệu quả xử lí BOD5:

𝑆0 − 𝑆 404 − 40
𝐸= = 𝑥 100 = 90%
𝑆0 404

Với S là hàm lượng BOD5 ước tính sau bể lắng.

b. Tính toán thể tích bể Aerotank

𝜃𝑐 ×𝑌× 𝑆0 −𝑆 𝑉𝑟
Thể tích bể được tính:𝑉𝑟 = với: 𝜃=
𝜃(1+𝑘𝑑 ×𝜃𝑐 ) 𝑄

Trong đó:

 𝜃𝑐 : thời gian lưu bùn


 Q: lưu lượng nước thải
SVTH: Trần Thị Lý 43
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Y: hệ số sản lượng tế bào


 S0: BOD5 trong nước thải vào bể Aerotank
 S: nồng độ BOD5 lắng
 X: hàm lượng tế bào chất trong bể
 Kd: số lượng phân hủy nội bào

Thay 𝜃 vào phương trình trên, được thể tích bể Aerotank:

1100 𝑚3 (404 − 31,2)𝑚𝑔


𝜃𝑐 × 𝑌 × (𝑆0 − 𝑆) × 𝑄 10 𝑛𝑔à𝑦 × × 0,5 ×
𝑛𝑔à𝑦 𝑙
𝑉𝑟 = =
𝑋 × (1 + 𝑘𝑑 × 𝜃𝑐 ) 3000𝑚𝑔
× (1 + 0,05𝑛𝑔à𝑦 −1 × 10 𝑛𝑔à𝑦)
𝑙
= 456𝑚3
Thời gian nước lưu nước trong bể:
𝑉𝑟 456
𝜃= ℎ = = 6,2(ℎ) = 0,41(𝑛𝑔à𝑦)(trong khoảng 6 - 8h)
𝑄𝑡𝑏 73,3

Bảng 3.7: các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn

Thông số Giá trị


Chiều cao hữu ích, m 3,0 – 4,6
Chiều cao bảo vệ, m 0,3 – 0,6
Khoảng cách từ đáy đến đầu khuếch tán khí, m 0,45 – 0,75
Tỷ số rộng : sâu (W:H) 1:1 – 1:2

(Nguồn: điều 7.137, TCXDVN 51 – 2008)).

c. Lượng bùn dư thải ra mỗi ngày

Hệ số sản lượng quan sát (tốc độ tăng trưởng của bùn):

𝑌 0,5
𝑌𝑜𝑏𝑠 = = = 0,33
1 + 𝑘𝑑 × 𝜃𝑐 1 + 0,05 × 10

Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong một ngày theo VSS:

SVTH: Trần Thị Lý 44


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

𝑃𝑥(𝑉𝑆𝑆) = 𝑌𝑜𝑏𝑠 × 𝑄 × (𝑆0 − 𝑆) = 0,33 × 1100 × (404 − 31,2) = 135.326(𝑔)


= 135,326(𝑘𝑔/𝑛𝑔à𝑦)

Tổng lượng bùn sinh ra mỗi ngày theo SS:


𝑃𝑥(𝑉𝑆𝑆) 135,326
𝑃𝑥(𝑆𝑆) = = = 193(𝑘𝑔/𝑛𝑔à𝑦)
1−𝑍 1 − 0,3

Lượng bùn dư cần xả ra hằng ngày:

𝑀𝑑ư(𝑆𝑆) = 𝑃𝑥(𝑆𝑆) − 𝑄 × ℎà𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑆𝑆 𝑠𝑎𝑢 𝑥ử 𝑙í = 193 − 1100 × 14 × 10−3


= 192(𝑘𝑔𝑆𝑆/𝑛𝑔à𝑦)

Lượng bùn dư có khả năng phân hủy sinh học cần xử lí:

𝑀𝑑ư(𝑉𝑆𝑆) = 𝑀𝑑ư(𝑆𝑆) × 0,8 = 154(𝑘𝑔𝑉𝑆𝑆/𝑛𝑔à𝑦)

Giả sử hàm lượng bùn hoạt tính lắng ở đáy bể lắng có hàm lượng chất rắn 0,8% và
khổi lượng riêng là 1,008kg/lit. Vậy lưu lượng bùn dư cần xử lí:

𝑀𝑑ư(𝑆𝑆) 192 𝑙 𝑚3
𝑄𝑑ư = = = 23.809 ( ) = 23,9( )
0,008 × 1,008 0,008 × 1,008 𝑛𝑔à𝑦 𝑛𝑔à𝑦

d. Lưu lượng tuần hoàn bùn hoạt tính

Để nồng độ bùn hoạt tính trong bể luôn giữ giá trị X = 3000mg/l, ta có phương
trình cân bằng khối lượng bùn hoạt tính đi vào và ra khỏi bể như sau:

𝑄 × 𝑋0 + 𝑄𝑟 × 𝑋𝑢 = (𝑄 + 𝑄𝑟 ) × 𝑋

Trong đó:

 X0: hàm lượng cặn lơ lững đầu vào, mg/l


 Q: lưu lượng nước thải vào bể, m3/ngày
 Qr:lưu lượng bùn tuận hoàn, m3/ngày
 𝑋𝑢 : hàm lượng SS của lớp bùn lắng hoặc bùn tuần hoàn, mg/l
 X: hàm lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank, mgMLSS/l

Hàm lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank:


SVTH: Trần Thị Lý 45
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

X=MLSS=MLVSS/0,8=3000/0,8 = 3750mgSS/l

Trong thực tế, nồng độ bùn hoạt tính đi vào trong bể là rất ít hay X0=0 và Qr = 𝛼𝑄
chia cả hai vế cho Q, nên ta có:

𝑄𝑟 × 𝑋𝑢 = (𝑄 + 𝑄𝑟 ) × 𝑋
𝑋 3750
=>hệ số tuần hoàn: 𝛼 = = = 0,88
𝑋𝑢 −𝑋 8000−3750

e. Lưu lượng bùn tuần hoàn

Lưu lượng tuần hoàn:

𝑄𝑟 = 𝛼 × 𝑄 = 0,88 × 1100 = 968 𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦 = 64,5𝑚3 /𝑔𝑖ờ

Tải trọng thể tích:

𝑄 × 𝑆0 1100𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦 × 404𝑔𝐵𝑂𝐷/𝑚3


𝐿𝐵𝑂𝐷 = = 3
= 0,97𝑘𝑔𝐵𝑂𝐷/𝑚3 . 𝑛𝑔à𝑦
𝑉𝑟 456𝑚 × 1000𝑔/𝑘𝑔

Tỷ số F/M:
𝐹 𝑆0 404𝑚𝑔/𝑙
= = = 0,33𝑛𝑔à𝑦 −1 (trong khoảng 0,3 – 0,8𝑛𝑔à𝑦 −1 –
𝑀 𝜃×𝑋 0,41𝑛𝑔à𝑦×3000𝑚𝑔/𝑙

giáo trình bài giảng xử lí nước thải – Lê Hoàng Nghiêm)

f. Tính lượng khí cần thiết

Giả sử hiệu suất chuyển hóa oxygen của thiết bị khuếch tán khí là E= 9%, hệ số an
toàn f = 2,0 để tính công suất thiết kế thực tế cuả máy thổi khí.

Tỉ lệ BOD5 /BODL =0,68. vậy khối lượng BODL tiêu thụ trong quá trình sinh học
bùn hoạt tính là:

𝑄(𝑆0 − 𝑆) 1100𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦 × (404 − 31,2)𝑔/𝑚3 × 10−3 𝑔/𝑘𝑔


𝑀𝐵𝑂𝐷𝐿 = =
0,67 0,67
= 603𝐾𝑔𝐵𝑂𝐷𝐿 /𝑛𝑔à𝑦

Nhu cầu Oxy cho quá trình:

SVTH: Trần Thị Lý 46


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

𝑀𝑂2 = 𝑀𝐵𝑂𝐷𝐿 − (1,42 × 𝑃𝑥(𝑉𝑆𝑆) ) = 603 − 1,42 × 135 = 411𝐾𝑔𝑂2 /𝑛𝑔à𝑦

Giả sử rằng, không khí có 23,2% trọng lượng O2 và khối lượng riêng không khí là
1,2kg/m3. Vậy lượng không khí lí thuyết cho quá trình:

𝑀𝑂2 411 𝐾𝑔𝑂2 /𝑛𝑔à𝑦


𝑀𝑘𝑘 = = = 1477𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦
23,2% × 1,2 23,2% × 1,2𝑘𝑔/𝑚3

Lượng không khí yêu cầu:

𝑀𝑘𝑘 1477𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦


𝑀𝑘𝑘(𝐸) = = = 16411 𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦 = 18.234𝑙/𝑝ℎú𝑡
𝐸 0,09

Trong đó:

E: hiệu quả vận chuyển, E = 9%

Kiểm tra lượng không khí cần thiết cho quá trình xáo trộn hoàn toàn:

𝑀𝑘𝑘(𝐸) 18.234𝑙/𝑝ℎú𝑡
𝑞= = = 40𝑙/𝑚3 . 𝑝ℎú𝑡
𝑉𝑟 456𝑚3

Như vậy lượng khí cấp cho quá trình bùn hoạt tính cũng đủ cho nhu cầu xáo trộn
hoàn toàn. Nằm trong khoảng q=(20-40)l/m3.phút

Lượng khí cần thiết của máy thổi khí:

Qkk=f x Mkk(E) =2x18.234=36468(l/phút) =0,6 (m3/s)

Với f: hế số an toàn, f=1.5 – 2; chọn f = 2 (Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước
thải – Trịnh Xuân Lai)

g. Tính áp lực máy thổi khí

Vận tốc khí thoát ra khỏi khe hở là: 5 – 10 m/s

Áp lực cần thiết cho hệ thống ống thổi khí xác định theo công thức:

Hd = h d + h c + h f + H

Trong đó:

SVTH: Trần Thị Lý 47


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 hd:là tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài ống (m)
 hc: tổn thất qua thiết bị phân phối (m)( hd + hc<=0,4m)
 hf: tổn thất quá thiết bị phân phối(m), (<=0,5m)
 H: chiều cau hữu ích của bể. chọn 4m

(Nguồn: xử lí nước thải đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình, Lâm
Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyển phước Dân)

Áp lực cần thiết:

Hct = hd + hc + hf + H = 0,4+0,5+4=4,9m cột nước

Áp lực không khí:

10,33 + 𝐻𝑐𝑡 10,33 + 4,9


𝑃= = = 1,47𝑎𝑡𝑚
10,33 10,33
Công suất:

34400 × (𝑃0,29 − 1) × 𝑄𝑘𝑘 34400 × (1,470,29 − 1) × 0,60


𝑁= = = 32(𝐾𝑊)
102 × 𝑛 102 × 0,8
Vậy chọn 7 máy có công suất 5 mã ngựa để đảm bảo an toàn khi vận hành.

Với:

 𝑄𝑘𝑘 : tính chất khí (cường độ máy). 𝑄𝑘𝑘 =0,66 (m3/s)


 n: hiệu suất làm việc của máy.n=0,8
h. Xác định kích thước bể Aerotank

Diện tích mặt bằng bể:

456
F=Vr/H = =114(m2)
4

(H: chiều cao hữu ích, chọn bằng 4m)

Chiều dài bể: L = F/B = 114/8=15m

Với B là chiều rộng bể, chọn bằng 8m.

SVTH: Trần Thị Lý 48


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Chiều cao xây dựng: Hxd = H + hbv =4+0,5 =4,5m

i. Bố trí hệ thống sục khí

Chọn hệ thống cấp khí cho 1 bể gồm 1 ống chính và 7 ống nhánh với chiều dài mỗi
ống là 15m, đặt cách nhau 1m cách tường 0.6m

4  Qkk 4  0,60
Đường kính ống chính dẫn khí: D    237mm
v  15  3.14

 Chọn D=240mm

Với: v là tốc độ chuyển động của không khí trong mạng lưới ống phân phối v=10-
15m/s.chọn v=15m/s (tính toán thiết kế công trình xử lí –Ts.Trịnh Xuân Lai).

Đường kính ống nhánh dẫn khí:

4  Qkk 4  0,66
d   89mm
7 xv   7 x15  3.14

 Chọn d=90mm

Chọn loại đĩa xốp, đường kính 170mm, diện tích bề mặt 0,02m2, và cường độ khí
275l/phút

Diện tích bề mặt đĩa:

𝜋𝑥𝐷2 3,14𝑥0,172
𝐹= = = 0,023𝑚2
4 4
𝑄𝑘𝑘 39788
Số đĩa phân phối trong bể:𝑁 = = = 133đĩ𝑎
𝐼 275

Số lượng đĩa là 133 cái, chia làm 7 hàng, mỗi hàng 19 đĩa, phân bố cách sàn bể
0,2m và mỗi tâm đĩa cách nhau 0,75m

Trụ đỡ đặt giữa 2 đĩa kế nhau trên 1 ống nhánh, kích thước trụ đỡ:

BxLxH = 0,2m x 0,2 m x 0,1m

Đường kính ống dẫn nước thải:

SVTH: Trần Thị Lý 49


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

4Q 4  0,02
D   113mm
v  2  3.14

Chọn D=120mm

Trong đó:

 v: vận tốc nước chảy trong ống, chọn v=2m/s


 Q: lưu lượng nước thải, Q=0,02m3/s

Kiểm tra lại vận tốc nước trong ống:

4𝑥𝑄 4𝑥0,02
𝑉= 2
= = 1,8(𝑚/𝑠)
𝜋𝑥𝐷 3,14𝑥0,122

Đường kính dẫn bùn tuần hoàn:

4  Qr 4  968
D   85mm
v  2  3.14 x86400

Trong đó:

 Qr: là lượng bùn tuần hoàn, Qr =968m3/ngày đêm


 V: vận tốc bùn chảy trong ống,v=1 – 2m/s. chọn v=2m/
Bảng 3.8: Các thông số thiết kế bể Aerotank

STT Thông Số Giá trị


1 Chiều dài bể L(m) 15
2 Chiều rộng B(m) 8
3 Chiều cao xây dựng Hxd (m) 4,5
4 Thời gian lưu nước θ (giờ) 6,2
5 Thời gian lưu bùn θc (ngày) 10
6 Đường kính ống dẫn khí chính (mm) 240
7 Đường kính ống dẫn khí nhánh (mm) 90
8 Đường kính ống dẫn nước thải (mm) 120

SVTH: Trần Thị Lý 50


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

9 Đường kính ống dẫn bùn tuần hoàn (mm) 85


10 Số đĩa trong bể 133

3.4.3. Tính toán bể lắng sinh học


a. Kích thước bể lắng

Bảng 3.9: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học

Tải trọng bề mặt Tải trọng bùn Chiều sâu


Loại xử lý (m3/m2ngày) 2
(kg/m .h) tổng cộng
Trung bình Lớn nhất Trung bình Lớn nhất (m)

Bùn hoạt tính 16-32 40-48 3.9-5.8 9.7 3.7-6


Bùn hoạt tính
16-32 40-48 4.9-6.8 9.7 3.7-6
oxygen
Aerotank tăng
8-16 24-32 0.98-4.9 6.8 3.7-6
cường
Lọc sinh học 16-24 40-48 2.9-4.9 7.8 3-4.5
Xử lý BOD 16-32 40-48 3.9-5.8 9.7 3-4.5
Nitrat hóa 16-24 32-40 2.9-4.9 7.8 3-4.5

(Nguồn: Trịnh Xuân Lai – TTTK các công trình xử lí nước thải)

Diện tích mặt thoáng bể lắng sinh học theo tải trọng bề mặt:

𝑄 1100𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦
𝐴𝐿 = = 3 2
= 37𝑚2
𝐿𝐴 30𝑚 /𝑚 . 𝑛𝑔à𝑦

(Chọn tải trọng bể mặt ứng với lưu lượng trung bình là LA=30 𝑚3 /𝑚2 . 𝑛𝑔à𝑦)

Diện tích bề mặt lắng tính theo tải trọng chất rắn:

(𝑄 + 𝑄𝑟 ) × 𝑋 (73,3 + 64,5)𝑚3 /𝑔𝑖ờ × 3750𝑔/𝑚3


𝐴𝑠 = = 2
= 103𝑚2
𝐿𝑆 5𝑘𝑔/𝑚 . 𝑔𝑖ờ × 1000𝑔/𝑘𝑔

Trong đó:

SVTH: Trần Thị Lý 51


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

 Qr:lưu lượng bùn tuần hoàn


 X: hàm lượng bùn hoạt tính trong bể, MLSS
 LS: tải trọng chất rắn. Chọn LS=5kg/m2.giờ

Do AS > AL, vậy diện tích bề mặt theo tải trọng chất rắn là diện tích tính toán.

Đường kính bể lắng sinh học:

4 4
D .A   103  11,5m
 

Đường kính ống phân phối: d = 20%D = 0,2x11,5= 2,4m

Đường kính máng thu: Dm = 80%D = 0,8x11,5= 9,2m

Như vậy, chọn: (Theo 7.60 TCXDVN 51 – 2008)

 chiều sâu lắng: hL=4m


 chiều cao bảo vệ: hbv =0,5m
 chiều sâu bùn lắng: hb = 1m

Chiều cao tổng cộng của bể lắng: Htc = hL+ hbv+ hb = 4+0,5+0,5 =5,0m

Chọn chiều cao hành lang công tác là 0,5m.

Trong bể có lắp đặt thiết bị cào bùn, độ dốc đáy bể là 2%.

Chiều cao ống trung tâm: h = 60% H =50%x4 = 2m

Chọn đường kính hố thu bùn: 1,5m

Thể tích phần lắng:

 2 
VL  ( D  d 2 ).hL   (11,5 2  2,4 2 )  4  399m 3
4 4
Thời gian lưu nước:
V 399
t= = = 2,9 giờ
Q + Q r 73,3 + 64,5

SVTH: Trần Thị Lý 52


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Thể tích phần chứa bùn:

Vb = As × hb = 103 × 1,0 = 103m3

Thời gian lưu bùn trong bể:

Vb 103m3
tb = = = 1,6giờ
Q dư + Q r 1,6m3 /giờ + 64,5m3 /giờ

Tải trọng máng tràn:

Q + Q r 1100m3 /ngày + 968m3 /ngày


LS = = = 57,3m3 /m. ngày
π×D 3,14 × 11,5m

Nằm trong khoảng cho phép < 500m3 /m. ngày

(Theo Xử lí nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình – Lâm Minh
Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân).

b. tính toán máng tràn

Máng thu nước đặt ở trong có đường kính:

Dm = 80%D = 0,8 x 11,5= 9,2m

Chiều dài máng thu nước

Lm = 3,14 x Dm = 3,14 x 9,2 =28,9m

Chiều cao máng thu chọn 0,3m.

Tốc độ quay của thanh gạt bùn: ω = 0,03 vòng/phút

ω ∈ (0,02 − 0,05)vòng/phút (TTTK các công trình XLNT – Trịnh Xuân Lai)

Tải trọng máng thu nước trên 1m chiều dài máng:

Al = Q/Lm = 1100 / 28,9 = 38,1(m3/m.ngày)

Tải trọng bùn:

(Q + Q r )xXx10−3 (1100 + 968)x3750x10−3


b= = = 1,3(kg/m2 . h)
15xVL 15x399

SVTH: Trần Thị Lý 53


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

Trong đó:

 X: hàm lượng bùn hoạt tính trong bể (mgSS/l)


 VL: thể tích phần lắng

Máng răng cưa

Máng thu nước có gắn máng răng cưa để phân bố đều nước vào bể. Máng răng cưa
được khoét chữa v và đặt dọc quanh máng thu nước:

 Làm bằng inox dày 1mm


 Chiều rộng khe là l=150mm, độ sâu khe h=50mm
 Chiều cao toàn bộ máng là 0,2m
 Chiều rộng đỉnh 50mm
 Khe dịch chỉnh: cách nhau 300mm, bề rộng khe 10mm
 Máng răng cưa được nối với máng thu nước bằng bulong nở inox D10x80
 Số khe trên toàn bộ chiều dài máng răng cưa:

n= nx0,15+(n+1)x0,05=28,9

 n=189khe

Lưu lượng nước thải qua một khe:

Qhtb 73,33
q= = = 04l/s = 0,4x10−3 m3 /s
n 189
Độ ngập nước của khe ứng với lưu lượng tính toán là:

18 α 5
q= xCd xtg ( ) x√2g xH 2
5 2
 H =10mm < h=100mm

Trong đó:

Q: lưu lượng nước qua mỗi khe;

H: chiều cao lớp nước qua khe;


SVTH: Trần Thị Lý 54
GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

α: góc khía của chữ V, α = 900 ;

Cd: hệ số lưu lượng, Cd=0,6

c. Tính toán đường ống dẫn bùn ra khỏi lắng sinh học:

Lưu lượng bùn hằng ngày ra khỏi lắng sinh học:

Q bùn = Q dư + Q r = 1,6m3 /giờ + 64,5m3 /giờ = 65,7(m3 /giờ) = 0,013(m3 /s)

Chọn vận tốc bùn v=2m/s

Khi đó đường kính ống dẫn bùn sang bể nén bùn:

4xQ bùn 4x0,013


Dbùn = √ =√ = 0,1m
vxπ 2x3,14

Chọn ống PVC Dbùn = 100mm

Bảng 3.10: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học

STT Tên thông số Giá trị


1 Đường kính bể lắng, m 11,5
2 Đường kính ống trung tâm,m 2,4
3 Chiều cao ống trung tâm, m 2,4
4 Đường kính máng thu, m 9,2
5 Chiều cao bể lắng,m 5
6 Thời gian lưu nước, giờ 2,9
7 Thời gian lưu bùn, giờ 2,4
9 Đường kính ống dẫn bùn,m 0,1

SVTH: Trần Thị Lý 55


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Việc xử lí ô nhiễm là công việc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
môi trường của các ngành sản xuất nói chung và chế biến thủy sản nói riêng. Trên cơ
sở tìm hiểu các thành phần, tính chất nước thải, các thông số đầu vào, tôi đã đề xuất và
tính toán sơ đồ công nghệ trên đảm bảo quy chuẩn xả thải đầu ra (cột B QCVN:
11/2008 BTNMT).

4.2. KIẾN NGHỊ

Để đảm việc quy hoạch phát triển nhà máy đạt hiệu quả cao, cần có sự đầu tư
đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thoát nước và hệ thống xử lí nước thải.

Với mỗi ngành sản xuất khác nhau thì đặc trưng đầu vào cũng khác nhau, do đó
việc cân nhắc lựa chọn phương án xử lí phải phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ
thể để đảm bảo hiệu quả xử lí là cao nhất.

SVTH: Trần Thị Lý 56


GVHD: Biện Văn Tranh
Đồ án môn học
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty chế biến thủy sản A có công
suất 1100m3/ngày đêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình bài giảng XLNT - TS. Lê Hoàng Nghiêm.
2. Giáo trình bài giảng Công nghệ môi trường – Biện Văn Tranh
3. Giáo trình bài giảng XLNT – Lâm Vĩnh Sơn.

4. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân - Xử lý nước thải
đô thị và công nghiệp – tính toán thiết kế công trình, NXB ĐHQG TP.Hồ Chí
Minh, 2013.

5. Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng Dương, Xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây
Dựng Hà Nội, 2005.

6. Tiêu chuẩn xây dựng 51 : 2008

SVTH: Trần Thị Lý 57


GVHD: Biện Văn Tranh

You might also like