You are on page 1of 14

Lữ Tổ sư tam ni y thế thuyết thuật

Long Môn đệ bát giới tử Hoàng Thủ Trung đề


Long Môn đệ cửu đại giới tử Đào Thái tập
Đệ thập nhất đại Mẫn Nhất Đắc cẩn sơ
Đệ thập nhị đại Thẩm Dương Nhất cung giáo
Tựa
Văn là để tải Đạo, tôi nghe văn này của thế gian lâu rồi. Nhớ lúc còn trẻ, được hầu Đông Li lão
sư ở Đồng Bách Sơn. Thầy là người Tần Thiên, tuổi đã hơn 110, họ Cao. Chiết Mân tổng chế Cao
Công, là đồng tông với thầy, tuần biên qua núi, lấy Tam Ni Y Thế nói với thầy. Thầy nói:
- Tôi từng thấy nội biên Quỹ Trung Thư1 của tiên sinh Vương Dương Minh, môn nhân của ông
ấy là Vương Long Khê khắc in truyền đời, là Đại Đạo lấy thân trị thế của Hi Hoàng; lại từng nghe
bậc trú thế thần tiên Lí Nê Hoàn, môn hạ tôi là Thẩm Nhất Bỉnh, từng gặp ba lần, Nhất Bỉnh thường
lấy hai chữ Tam Ni, hỏi Nê Hoàn, Nê Hoàn đáp: “Đạo này truyền từ Hi Hoàng, Trọng Ni, Mâu Ni,
Thanh Ni tam đại thánh nhân, xiển minh để lập giáo, đồ đệ của ba ngài thuật riêng rẽ con đường
nhập môn, tụ tập thành một cuốn, hoặc gọi là Thuyết Thuật, hoặc gọi là Tâm Truyền, hoặc gọi là
Công Quyết, hoặc gọi là Công Dụng”. Nay đã thất lạc vậy.”
Xưa tôi nghe thầy Cao nói vậy.
Đến năm Bính Ngọ niên hiệu Càn Long, ngày 16-12, là ngày đại sư của tôi là Thái Hư Ông li
thế, trước đó hai ngày truyền cho một cuốn sách, dặn dò chớ để tiết lộ. Lúc ấy còn trẻ, không giữ
gìn cẩn thận, có người bạn mang đến Tấn Ninh, mượn mãi không trả, đấy là Lữ Tổ Tam Ni Y Thế
công quyết.
Năm Kỉ Dậu, đốc học tỉnh Chiết là tiên sinh Chu Thạch Quân tuần thú Hồ Châu, đến thăm Hữu
Văn Quán. Mới biết tiên sinh có sách ấy quý báu giữ gìn, không đem dạy người, hơi ngờ rằng có
thất lạc mấy trang. Nghe tàng bản của Kim Cái hoàn thiện, tôi lại thành thật khả tín, bèn dặn đi lấy,
không được trả lại. Còn các tàng bản còn lại, là người đời Minh sao chép, có lời bạt của Thành Ý
Bá2. Tôi nghĩa sao chép nó, nhanh cho tiên sinh chỉnh trang đi sang quận khác, vội vàng thì không
kết quả.
Qua 4 năm làm quan, qua Kê Túc Sơn, thăm phỏng trụ thế thần tiên Kê Túc Đạo ở Long Thụ sơn
phòng. Tiên ông họ Hoàng tên Thủ Trung, người Nguyệt Chi ở Tây Vực, vào Trung Quốc lúc đời
Nguyên, nghỉ lâu ở Kê Túc, nên có hiệu như vậy. Năm thứ 16 niên hiệu Thuận Trị nhập kinh sư, cầu
truyền Thái Thượng Tam Đại Giới ở Côn Dương Vương luật sư, ban đầu không có tên, tự gọi là Dã
Đát Bà, hoa ngôn cầu đạo sĩ. Luật sư vì thấy thân ở Trung Quốc mấy năm, nhân đó ban cho tên họ
tiếng Hoa, gọi là Hoàng Thủ Trung, đến nay người Vân Nam đều gọi là Hoàng Chân Nhân, tuổi đã
hơn 500, mà diện mạo như người 60, mắt sáng rực, âm thanh như tiếng chuông. Trên án không
nhiều sách, ngoài cuốn Phật Thuyết Trì Thế Đà La Ni Kinh, chỉ có Tam Ni Y Thế Thuyết Thuật,
gồm cái ông Đông Li thấy, là cái ông Thái Hư nói đến vậy. Xin, không cho, xin sao chép. Cười nói:
- Chớ, con về cầu làm tốt hai điều “thành, phóng”, được thì tự sưu tập, nay chưa đúng lúc, hẵng
đợi đã.
Tôi nhân vậy hỏi rằng:
- Con xưa có được Lữ Tổ Tam Ni Y Thế Công Quyết, do đại sư của con là Thái Hư Ông truyền
cho, chưa kịp thể duyệt, thì bị bạn lấy đi, sách này thế nào?
Đáp:
- Trước ta cũng có, sách hay vậy, ngày khác tất cũng được.
Tự hỏi rằng:
- Tiên sinh thường hành thuyết này sao.
Tiên sinh đáp:
1
Sách ở trong hòm.
2
Tên thật Lưu Cơ, đại thần đời Minh sơ.

1
- Đúng thay, đúng thay!
Lại hỏi rằng:
- Thánh như Khổng Tử, mà không theo Đạo ấy mà Y Thế, sao vậy?
Đáp:
- Thánh nhân lập nhân đến cùng cực, hành Đạo ấy trong vạn thế vậy, Đạo Đại của phu tử, không
chỉ nhất thời. Rồi định đô ở Giáp Ngạc định đỉnh, vận số 700 năm, đến lúc Xuân Thu, số đó đã hết,
sao biết không phải là thần công của tham tán? Duy trì vận suy, tiếp tục mệnh ấy đến đâu?
Nói:
- Nếu Phu Tử lấy Đạo ấy giúp đời, lúc ấy nên đại trị vậy.
Nói:
- Thời Xuân Thu, nghiệt hải thậm thâm, sát vận sắp mở, nên trời chưa muồn bình trị thiên hạ,
phàm khí lãng phí đủ thì dẫn đến hư hao; khí dâm dẫn đến lụt lội, khí oan ức dẫn đến hạn hán; khí
bội nghịch đủ dẫn đến binh đao. Khí ngược ngạo phân bố lâu mà nhập không tán, thì Nguyên Khí bị
ngăn cách và không thông, Thánh Nhân thất bị có thể bồi đắp cái thiện cố hữu của nhân tâm, mà
không thể diệt cái ác đã lâu của nhân thế. Đạo của thầy lập, thì nhiều thiện nhân, ắt có thể duy trì
thế vận. Bọn tự tác không yên, trời sẽ gom lại giết sạch, không phải lũ kẻ sĩ quần cư sở đắc mà trị.
Hỏi:
- Vậy thì Đạo ấy, cũng có tận cùng chứ?
Đáp:
- Lương y chữa bệnh, tất đuổi tật bệnh đi, sau đó Nguyên Khí mới thông, con không nghe lời
Lão Tử nói sao, Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, vua cũng lớn.
Vua cũng lớn là trong ngoài biển lớn, bách vạn ức sinh quy thuận, có quyền xoay Càn chuyển
Khôn. Đạo hợp với quyền, thì binh hình lễ nhạc, sửa cái cũ mà làm mới, quyền đủ mà đuổi bệnh tật
rồi an định. Có Đạo mà không có quyền, há có thể với kẻ hung nhân bại loại mà cũng an lòng sao.
Làm bệnh cho đời có hai thứ: một là người làm ra bệnh, hai là bệnh do vận trời. Bệnh do người làm,
là khí tà ác tập trung, gọi là “tội nghiệt tự làm thì không thể sống”, chỉ có người có quyền mới chữa
được. Bệnh do vận trời, hòa khí có thể đuổi theo, mà nói “trời tạo nghiệt còn có hy vọng”, chỉ có
người có Đạo mới có thể chữa. Nhưng vận trời cũng chuyển đổi thành nhân sự, tiêu khí tà ác vào
khi nó chưa nảy mầm, thì vận trời cũng ứng theo. Vận trời thông, thì Nguyên Khí thông, Nguyên
Khí thông, thì Đại Hóa thông, Đạo ấy mới vô cùng thông. Quân tử ở trên, thì bình địa thành trời, ở
vật mà không mất gì, quân tử ở dưới, thì giúp người thành công, ở vật cũng có giúp đỡ. Lấy Đạo
chữa đời, không để đời phế Đạo. Huống gì đương đời thái bình, biển trời an ninh, trên có Đại Thánh
Nhân làm chủ, Đạo hợp với quyền, trong đất nước, không có dân ngu quan xấu gây tai ách mà làm
tắc Khí Cơ. Đạo này lưu thông, dù là kẻ sĩ bé nhỏ, cũng có tài đặt trời đất bồi dục vạn vật, được âm
thầm giúp đỡ mà không biết. Nếu sinh thành ngũ hành bách vật, ngẫu nhiên có tiểu kiếp tai họa liên
tiếp, thì thi hành Đạo này để bồi bổ, trên thì hợp tấm lòng lấy nhân làm chính, dưới thì giúp đỡ sinh
linh bị tai ách, chẳng bằng âm vang liền ứng sao!
Tôi được thụ giáo ở Hoàng Chân Nhân như vậy.
Đến năm Quý Sửu, đi chơi phía đông núi Động Đình, nghỉ ở nhà họ Chu. Họ Chu là cháu của
Cửu Hoàn Ông một vị tiền bối ở núi tôi, thích huyền học, đưa cho xem hai cuốn sách được cất. Một
là cuốn sách được cất giữ như châu ngọc của Văn Chính trung đường, cũng là một bản sao, không
có danh nhân đề lời bạt. Một là của Thạch Yểm luật sư của núi tôi sao chép tay tại Long Kiệu sơn
phòng, góp đề là Ẩn Chân Hoàng Tổ, văn nghĩa càng thêm sáng tỏ, mà Kê Túc chân nhân gọi rõ là
bản sách hay vậy. Nhân đó xin mang về, lúc ấy chưa được nghe huyền lí bên trong, mong sau khi
Đạo thành thì thi hành. Đợi đến năm thứ 5 niên hiệu Đạo Quang, xưa nhờ thầy tôi là Thái Hư Ông
tin truyền cho Y Thế Công Quyết, lại thấm nhuần Lữ Tổ soi xét, ngàn vạn lời, huyền lí mới rõ.
Xưa hối hận thầy truyền công quyết, mà bị bạn mang đi Tấn Ninh, đến nay chưa trả. May có Kê
Túc chân nhân, nói ắt tự đắc. Bèn sao lại tỉ mỉ, lại chọn thêm văn kiến, tụ tập chú thích. Thuyết của
hai nhà Nho Thích, rồi phân dẫn kinh nghĩa để bổ túc, vì chưa đọc Trì Thế Kinh bèn phụ thên 7

2
phép của Quản Khuy, sao thành một cuốn, tường thuật đầu đuôi sách rõ ràng, để tránh nhưng nghi
ngờ không bằng chứng, để công bố với người đồng chí. Bản thảo đã thành, có người thấy mà hỏi
rằng:
- Đạo này, chỉ người có tâm giúp đời là có thể thi hành, nều tư tâm dụng sự, có thể thi hành
không?
Tôi sởn da gà đứng dạy đáp:
- Sao lại nói vậy! Riêng tư thì trái Đạo, tất không được thi hành, Lữ Tổ thường xuống đàn, thành
tâm nói rằng: “Cái dụng của Nhị Khí, Dương là Đức, Âm là hình phạt, động vào tư tâm, liền nhập
vào Âm. Trung chính tốt lành thì là Đức, tà ác hung bạo thì là hình phạt, nếu không phải tấm lòng
lợi vật giúp người, mà muốn lấy Khí của ta dẫn động Khí của Càn Khôn, thì Khí hình phạt được gọi
đến, tại họa sắp xẩy ra, Thiên Ma đáp ứng, Thiên Thần giết chóc, họa đó rất nhanh, tự lấy diệt vong,
lịch kiếp không tha, hối không kịp nữa”, tổ sư minh huấn như vậy.
Nên người học Đạo, chính tâm là đệ nhất nghĩa, biết điều này, hãy xem qua sách này mà soi.
Ngày rằm đầu hè, năm Mậu Tý niên hiệu Đạo Quang, Long Môn chính tông đệ tử chân truyền đời
thứ 11 Mẫn Nhất Đắc cẩn thận viết tựa.
Nguyên tựa
Lúc mới thái thủy, Đạo lập ở Nhất. Bền không thể nhổ, mà không dựa dẫm; cứng chắc không thể
phá, mà không chỗ dính bám. Không hai không gián đoạn, không trong không ngoài, tĩnh mà không
tĩnh, động mà không động. Cương nhu kiện thuận chưa phân, mà là nơi chí cương chí nhu chí thuận
xuất ra. Mẹ của Đại Sinh Hóa, nguồn của Đại Đạo gọi là Chân Nhất. Chân Nhất là Tiên Thiên Chi
Tinh hoạt bát bát địa3, nó phát không thể át. Phát thì thông, thông thì thành Dương, cái phục thì
thành Âm, thông phục là bắt đầu của Khí. Dương thanh thì đi lên, Âm trọc thì giáng xuống, thanh
trọc là khởi đầu của hình hài. Nên Chân Nhất là khởi đầu của sinh trời sinh đất, thể vạn hữu mà vạn
hữu rỗng không, là Vô Cực vậy.
Vì vô, nên không có trở ngại, không trở ngại nên cực linh cực minh; vì vô, nên không vướng
không víu, không vướng không víu nên có thể có có thể duỗi. Nhân vật được cái lí linh minh đó mà
thành Tính, được cái Khí co duỗi đó mà thành Mệnh. Vạn vật đều ở trong Tính Mệnh, Tính Mệnh
đều ở trong Chân Nhất. Bên ngoài Tính Mệnh không có Đạo, bên ngoài Tính Mệnh không có giáo,
tam giáo đồng xuất ở Nhất. Nho thì tận Tính để lập Mệnh; Thích thì kiến Tính rồi độ Mệnh; Đạo thì
thành Tính để phục Mệnh. Nho thì quán Nhất, Thích thì quy Nhất, Đạo thì đắc Nhất. Mà công phu
tạo hóa đến cùng cực, thì đều không gì không tới được, lưu hành ở Tứ Đại Bộ Châu không dứt. Đạo
của Nho gia, đi đến sắp đặt trời đất, bồi dục vạn vật, cái qua thì hóa, cái tồn là Thần. Đạo của Thích
gia, đi đến Vô Trụ Tướng bố thí, bốn bên trên dưới hư không phúc đức, không thể tư lượng. Đạo
của Đạo gia, đi đến vạn vật hưng mà không can dự, sinh mà không cậy công, làm mà không sở hữu,
công thành mà không ở lại4.
Tông chỉ đó, đều vô vi mà giúp đời, há là bỏ ta mà làm việc ở đời sao! Từ lúc sinh ra, ta và người
đều cùng một Tính này, cùng một Mệnh này, tức là cùng một Đạo này. Hình hài ngăn cách mà Khí
thông, Khí thông thì Tính Mệnh thông, đến như trời che đất chở, đều do Nhất Khí hô hấp mà thông.
Đạo ở ta, thì ta là chủ tể. Khởi đầu, một vật chẳng có; cuốn cùng, một vật chẳng sót. Mà kì diệu vạn
vật vẫn là một vật chẳng có. Đạo ấy là Đạo nào? Là Đạo Chân Nhất vậy. Thành ta thành vật, đều là
việc trong Đạo. Vạn vật làm chính Tính Mệnh, mà sau đó lượng của Đạo liền đầy đủ, rời thế mà
độc lập, không thể luận bàn, thuyết Y Thế này dó đó có.
Thuyết Y Thế, là toàn thư của kinh gốc, tự có kim giản ngọc hàm, tàng ở Thiên Phủ, đời chẳng
thấy qua. Toàn bộ sách này, còn cò Nho Thích Y Thế Thuyết Thuật. Thái luật sư Côn Dương Vương
tổ nghe các dị nhân nói: “Nho hủy ở đời Tần, Thích hủy ở đời Tấn, đời không thể thấy được vậy.”
Cái lưu truyền ở đời, đặc biệt bắt chước Đạo Tông Y Thế nhập thủ. Vì lúc Lữ Tổ còn trụ thế, được

3
Tràn đầy sinh cơ. Hoặc là sinh động tự nhiên.
4
Tạ chú: Tiên Thiên Nhất Khí vận động ở “chỗ nào”, thì chỗ ấy tất bị cải biến, dung hóa. Tiên Thiên Nhất Khí phụ ở chỗ nào không
dùng, thì chỗ ấy tất sinh Thần linh giác. Có “chỗ ấy” không? Thực không có chỗ ấy vậy! Chân Nhất là Tiên Thiên Nhất Khí. Nên nói
“cái qua thì hóa, cái tồn là Thần”, câu này nói hết tác dụng của toàn bộ Kim Đan.

3
nghe thuyết này, xiển thuật nghĩa của kinh gốc, trao cho người nối pháp, là chú thích của kinh gốc,
không phải kinh văn, nên văn đó đơn giản dễ hiểu, mà công phu và hỏa hậu huyền vi trong kinh,
còn chưa nói đến. Nhưng thứ tự nhập thủ của Đạo Tông Y Thế lại được trình bày! Cái quan trọng là
với Nho Thích lưỡng môn, tuy khác đường, mà đồng quy về một, nên sách này có tên là Tam Ni,
còn sau khi Lữ Tổ thăng chứng Kim Tiên, từng tự ấn chứng vào Tam Ni. Tam Ni ấy ở linh trên trời,
luôn nói Đại Đạo tham thiên địa, giúp hóa dục. Khiến người có chí với Đạo này, nghe mà truyền,
theo đó mà thi hành, đời đời có thể đăng Nhân Thọ Chi Vực 5. Người đọc sách này, cẩn thận chớ
khinh nhờn! Sách này, sách gốc đời có tàng bản, không biết bị ai mang đi, nhờ Lữ Tổ giáng đàn,
tuyên dạy từ ý rất rõ, bèn cung kính sao lục, viết thêm mấy lớn vào đầu.
Ngày mùng một năm Giáp Thìn niên hiệu Khang Hi, đệ tử chân truyền đời thứ chin của Long
Môn chính tông Đào Thái Định cẩn thận viết tựa ở Long Kiệu sơn phòng núi Kim Cái.

5
Được nhân đức mà trường thọ.

4
12 quẻ dưới đây, Dương trưởng thì Âm tiêu, Âm đến thì Dương đủ, tuần hoàn trong 12 chi, riêng
ứng với các Khí, để làm rõ hình tượng Âm Dương tiến thoái. Đạo có biến động, vị trí hào thay nhau
chuyển mà thành 64, thượng hạ vô thường, cương nhu thay nhau. 64 quẻ, không ngoài 12 quẻ này,
thôi thiên mà tận các biến, theo thể mà khảo sát hiểu rõ dịch, thì cái lí của thiên hạ đắc vậy.

5
Y Thế Thuyết Thuật6
Lữ tổ sư là kế tục tằng tôn Quan Doãn Tử môn hạ của Thái Thượng, vốn là tông thất nhà Đường,
họ Lí, tên Quỳnh, tự Bá Ngọc. Vì tránh họa Vũ Hậu, cùng phu nhân họ Kim ẩn cư thâm cốc ở Tung
Sơn, đổi thành họ Lữ, tên Nham, tự Động Tân. Phu nhân gặp vạ, bèn đổi hiệu Thuần Dương, làm đệ
tử Chung Li tổ sư. Nguyên Thế Tông sắc phong là Cảnh Hóa Phù Hựu Đế Quân.
Tam Ni là Khổng Tử, Như Lai, Lão Tử. Tâm Ân Tập Kinh nói: “Thanh Ni trí trung, Trọng Ni thì
trung, Mưu Ni không trung. Tam Ni thay nhau giáo pháp, Văn Ni giúp việc. Tam Ni được truyền,
Văn Ni bèn sáng tỏ. Giáo dục rộng rãi, giúp nguồn sinh hóa”. Đây là Nguyên Thủy nói về văn của
Văn Ni. Bản kinh lại nói: “Thuần Dương chân nhân, hóa hiệu Văn Ni, chức trách giáo hóa, nên ban
dạy bằng Đạo Tam Ni, ban rộng rãi cho đời, âm đức hạ dân.” Lữ tổ sư thống nhất Nho Thích Đạo
để tuyên giáo, là mệnh trời vậy, cho nên bảo cáo7 cũng xưng là Tam Giáo Chi Sư.
Y Thế Thuyết là tinh uẩn của Tam Thánh, phát dục vạn vật, cao đến tận trời. Từ khai mở đến
nay, Đạo của thiên hạ không gì hơn thế. Lữ Tổ thuật nó, để mở vô lượng kiếp, hoài bão khai hóa
khiến dân an. Nói là phép tắc nhập thủ, tuy thuộc Huyền Môn, thực thì nền móng ban đầu không
ngoài định tĩnh. Định tĩnh cùng là cánh cửa vào của Tam Gia, chỉ là công pháp của Đạo Tông giản
dị dễ hiểu hơn cả, nên lấy để dạy người. Cho đến tận Tính biết Mệnh mà công phu bằng trời đất, thì
Tam Ni đồng đạo đều bao quát ở đây. Lữ Tổ viết vào sách, để truyền cho môn hạ, lịch đại tổ sư quý
báu giữ gìn, cất giữ trong Long Kiệu sơn phòng ở Mai Đảo, là biệt thự của Hoàng Ẩn Chân luật sư,
chỗ đó hình như vẫn còn, cách Vân Sào khoảng 2 dặm, chân núi phía đông Kim Cái.
Nguyên tựa của sách này là Đào luật sư Thạch Am viết, tiêu đề thì từ Ẩn Chân luật sư. Gọi là
“Lữ Tổ Sư Tam Ni Y Thế Thuyết Thuật”, chính để làm rõ là sách còn có kinh gốc của Tam Thánh,
Lữ Tổ thuật cái ý để dạy người vậy.

6
Tạ chú: cần phải đạt tới mức Chân Thai Tức, và Tính Công thuần hậu, mới có thể thi hành Y Thế Công Quyết, nếu không, sợ sẽ có
tệ hại. Lại nữ, thi hành công pháp này, tuyệt đối tránh tư tâm, nếu không ắt sẽ nhập Ma Đạo, công phu này cũng là Vô Thượng Kim
Đan Đại Đạo, và công phu Thiên Tiên Tâm Truyền ghi trong sách này, thích hợp với tham khảo cùng với cuốn Thiên Tiên Tâm
Truyền.
7
Ý chỉ của thần tiên ban xuống.

6
Đệ nhất bộ thuyết pháp
Đại Tráng
[Vốn tượng Dịch dùng để làm rõ công pháp các bộ, chẳng phải hoàn toàn lấy thời gian của quái
khí để nói8. “Đại Tráng lợi trinh”: “Đại” là chính, trong Càn ngoại Chấn. Càn là trời, là đứng đầu,
Chấn là khởi, nên công phu khởi ở đây. “Đế xuất hồ Chấn”: Đế là Thái ất, là chủ tể Chân Nhất.
Chấn Tốn biến riêng thành nhiều bạch nhãn9: mắt tập trung vào não thì ắt hướng lên trên, cho nên
nhiều lòng trắng, nghĩa là phải tập trung nhìn vào Càn Cung. Chấn là cái động của Dương, Ý là cái
phát từ Tâm, là cái động của Dương Khí10]
Ông nói: Pháp là đầu tiên nhắm mắt, ý liễm Mục Thần, tập trung vào não11.
[Giống như Quỹ Trung Thư12. Câu “ông nói” rõ ràng không phải là kinh gốc. Vì kinh gốc thâm
áo khó hiểu, Lữ Tổ thuật cái ý, kiểu như nói như thế như thế vậy. Đào luật sư vốn không có hai chữ
“tiếp nói”, câu tiếp có hai chữ “hơi lấy”, câu cuối có chữ “não”, dưới có chữ “tế”, “tập trung” viết
thành “tồn thủ”. Lữ Tổ nói: “Tồn Chân Nhất, thủ Chân Nguyên13. Chân Nhất là Tính, Chân Nguyên
là Khí. Não là Tủy Hải, cũng là đô hội phủ của Thiên Tính, như trên trời có Ngọc Thanh thắng
cảnh, cảnh ấy chí thanh, ở cao hơn trăng sao, là bầu trời Thái Vô. Giỏi biết tồn thủ, tự có thể rõ
Đạo.”]
Tiếp đó trong não, hướng tập trung vào đỉnh đầu.14
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào chữa “trung” viết là “tế”, câu dưới có hai chữ
“môn thượng”. Lữ Tổ nói: “Não là Ngọc Thanh Cung của thân người, là nơi Nguyên Thủy ở. Đỉnh
đầu gọi là Tín Môn, huyệt tên là Bách Hội, là nơi Tam Nguyên tụ hội, trên tiếp với Tam Thiên Chân
Nhất. Hướng tập trung vào đỉnh đầu, thì cảm thông Chân Nhất, Chân Nguyên tụ tập, thấy được hiệu
nghiệm Hồng Hoàng Tinh điểm như mưa rơi.” 15 Mà Chân Nhất vô hình, cái thấy được là Chân
Nguyên. Chân Nguyên là khí do Chân Nhất sinh ra. Nhất Đắc chú: Lễ nói: “Vốn ở Thái Ất, phân thì
thành trời đất, chuyển thì thành Âm Dương, biến thì thành bốn mùa, bày ra thì thành quỷ thần, nó
giáng thì gọi là Mệnh, nó làm quan ở trời.” Thái Ất là Chân Nhất, là chúa tể của trời. Đầu là Thiên
Khuyết của thân người, nên nghênh Càn tất ở đầu. Dịch nói “Càn Nguyên”, nói “đầu xuất vạn vật”,
Càn là trời, là đầu. Ngu Thị Dịch Nghĩa: “Càn là Tính”. Thiên Mệnh Chi Tính vậy. Tâm Mục “tập
trung”, là Thượng Thư nói “Nhìn theo trời mà rõ Mệnh”, Chu Tử nói “thường nhìn vào nó”. Nội
Điển nói “Đại Phật đính thủ Đà La Ni” là nói Tuệ Quang như mặt trời ở đỉnh đầu Phật. Lại nói “Ấy
là Như Lai không thấy đỉnh tướng16, vô vi tâm phật”, lại nói “xoa đỉnh đầu để khiến nó khai ngộ” là
nói Tính Quang của con người đều ở đỉnh đầu. Hai nhà Nho Thích y thế công pháp, lấy kinh nghĩa
tham khảo nó, với tông chỉ của sách này trước sau phù hợp vậy.]17
Đây là hạ thủ đệ nhất bộ
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào câu này của mỗi bộ có hai chữ “công pháp”. Lữ tổ
nói: “Pháp là pháp tắc; công là công dụng.” “Pháp đầu tiên là nhắm mắt”, mắt vì tâm ta sai khiến
Khí Thần. Pháp Lục: “Mục thần ở trời, tức là hai tướng Cẩu Tất”. Ở thân người, đi thì tập trung vào
hai huyệt Dũng Tuyền, ngồi thì tập trung vào hai eo thận. Nhắm là nghĩa của chữ ngưng. Nói là
“hơi lấy” tức là cái nghĩa “như không”. Ý làm hiệu lệnh cho Tâm và Thần, lệnh xuất thì hành, như

8
Tạ chú: không phải thực có mở đầu, mà vì tiện để khởi ngôn thuyết pháp, nên lấy quẻ Đại Tráng làm nhất bộ thuyết pháp, thực thì
vô thủy vô chung, tuần hoàn vô đoan.
9
Bạch nhãn: mắt liếc lên liếc xuống liếc phải liếc trái thì hiện phần lòng trắng. Cũng có một nghĩa đối lập với mắt xanh.
10
Tạ chú: Càn là Thể, Chấn là Dụng, theo Dụng mà kiến Thể, thì thiên lôi chấn động, từ dưới đi lên mà Huyền Quan khai vậy.
11
Tạ chú: nhìn lâu vào Thượng Đan Điền, thì Thần Khí hợp nhất, thi công phu hỗn vong.
12
Sách trong hòm trong sọt, chắc là của mấy ông trong phần lời tựa.
13
Tạ chú: Chân Nhất không thể thủ, tồn có ý là không dùng, không thủ vậy. Chân Nguyên trong thân người là Chân Ý Chân Tức vậy.
14
Tạ chú: lấy Nê Hoàn làm gốc, lấy Đỉnh Môn làm “chỗ nối tiếp”, ngũ quan như nhau, thân tâm hỗn chiếu hỗn hóa, mà thi hành một
bước công phu hư không ngoài thân, tự nhiên nhi nhiên, Nhất Khí diệu dụng đến từ hư vô.
15
Tạ chú: Là trong Thiên Tiên Tâm Truyện nói “dẫn theo Thiên Cương hạ giáng”.
16
Đỉnh tướng: chỉ khối thịt nhô lên như tóc trên đầu Như Lai.
17
Tạ chú: mục đích của một bước này, là khiến tâm thân ta thanh tịnh, mà đến cảnh “viên thanh”, là lời họ Mẫn nói “khiến trong rồi
tất nghênh Càn”.

7
vua của con người có cáo sắc. Nói “tập trung lên trên” là có nghĩa thẩu đỉnh đầu mà lên. Cho nên
tập trung nghênh Chân Nhất Chi Nguyên, để hộ thân và thế vậy. ]
Đệ nhị bộ thuyết pháp
Quải
[Trong Càn ngoài Đoài. [Dịch tượng]: “Càn là Thần, Đoài là Thông, cùng thông khí với Thần, là
nghĩa dẫn Càn Khí thông xuống vậy. Quải là quyết dã, cương quyết làm cho yên vậy, đạo quân tử
trưởng, đạo tiểu nhân tiêu, tiểu nhân là Âm. Khuyết Môn dưới thông vào bụng, phúc là Âm, dẫn
Càn Dương rót xuống, để xử lý Âm vậy.18]
Mới từ Bách Hội, hạ xuống Khuyết Bồn.19
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào viết là “tiếp đó ở não, hướng xuống vùng ngực.”
Bách Hội là tên huyệt, huyệt đó ở đỉnh đầu. Khuyết Bồn cũng là tên huyệt, huyệt đó ở ngực. Lữ Tổ
nói: “Đây không nói ý, mà ý ở trong đó”, nói “xuống” nghĩa là dẫn Nhất và dẫn Nguyên cùng đi
xuống, xem câu dưới tự có thể thấy.]20
Càn
[Nguyên hanh lợi trinh: nguyên thủy, hanh thông, lợi hòa, trinh chính. Nguyên thủy là Dịch sinh
phục sơ, tìm tòi bí ẩn, vạn vật phát sinh. Hanh thông là lấy Dương thông Âm. Đếu chính Tính Mệnh
là lợi trinh. Tâm ở trên là Dương, bụng là Âm. Ngực là ranh giới Dương mới thông với Âm 21, bí ẩn
của thiên hạ đều theo đó mà khởi, không được quấy nhiễu. Càn có phục Khôn, ngự động để tĩnh,
mới là thể được thanh thản nhẹ nhàng. Đức của Càn Thể: cương, kiện, trung, chính, thuần, túy, tinh,
bẩy đức này, là từ giác không sắc tướng, một chút không vướng.]
Du chơi Khuyết Bồn, thể được thanh thản nhẹ nhàng.22
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào viết “dùng để thủ vùng ngực, một chút không
vướng.” Nhất Đắc chú: Dịch nói “thanh minh tại khiêm cung” 23, Tâm Kinh nói “ngũ uẩn giai
không”, cũng như Đạo này. Lữ Tổ nói: “Đệ nhất giới là không vội vàng, đệ nhị giới là không hôn
mê, đệ tam giới là không mênh mông quá. Cần biết trong này vốn không một vật24, có gì ta người,
có gì trong ngoài, quang minh lỗi lạc, thông thiên triệt địa, mọi vật mọi sự, cơ động mới hiện. Hiện
ra không tâm thể. Hiện thì không xem xét, ẩn thì không truy tìm, như phù vân điểm thái không, qua
thì thôi. Cái nên nghênh đón, thanh trong thì tồn mười phần, hòa thì đón Tam Ngũ”. Một bước này,
Tham Đồng gọi là “Thượng Đức”. Đức thì thanh hư điềm đạm, một hạt bụi trần không nhiễm.
Được mất hữu vô, không chút dính dấp, mới là đắc pháp.]
Đây là hạ thủ đệ nhị bộ.
[Lữ Tổ nói: “Trong bước này tất hiện ra nhiều loại cảnh tượng 25, nếu hơi ngừng hơi vướng vào,
thì Thiên Quân có bệnh, không chỉ vô ích, mà còn bị hại không nhỏ, khiến đến bước sau liền chẳng
có chỗ mà hạ thủ, có thể không tránh sao26!”.]27

18
Tạ chú: lấy Đan Đạo mà nói, ấy là ngưng Thần nhập Khí Huyệt sơ bộ công pháp.
19
Tạ chú: Tiên Thiên Nhất Khí, từ hư vô tới, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, thông thì thuận nó mà dẫn.
20
Tạ chú: hồi quang phản chiếu, hái Chân Nguyên quy nhập Nê Hoàn, mà vào thẳng Trung Hoàng, là phép “phóng quang dẫn trí thế
tán nguyên nhất” trong Đan Đạo.
21
Tạ chú: cũng có thể chỉ Giáng Cung Nhất Khiếu.
22
Tạ chú: nhập về Thần Thất, lúc này tẩy tâm mộc dục, Thượng Trung Nhị Điền hợp thành một, Tâm Tức hòa dung, Huyền Khiếu
mở rộng. Nghỉ ngơi dài dài một lúc, trong trẻo vắng lặng, không chiếu mà chiếu, Thái Cực sơ hiện, “Thiên Tiên tâm truyền” gọi điều
này là “viên thanh”, hồn nhiên vô trần.
23
Tạ chú: Nhân Tâm đã cùng Thiên Tâm hợp nhất.
24
Tạ chú: theo nghĩa hẹp mà nói, chữ “trung” này là Nội Huyền Tẫn, cũng gọi là Trung Hoàng Thần Thất, theo nghĩa rộng mà nói, là
Thiên Địa Chi “Tâm”, Huyền Tẫn của tạo hóa, bí quyết ở “vô trụ vô chấp”.
25
Tạ chú: Đan Thư gọi đây là Hoạt Ngọ Thời.
26
Nhất Đắc trộm nghĩ: có thể làm theo chữ “du”, chữ “nhàn”, thì ý nghĩa tự đắc, thi hành hợp với tổ huấn.
27
Tạ chú: tuy đắc Càn Nguyên giáng đến đây mà khống chế, nhưng đây là “trung” của Nhân Tâm, vạn vật ngổn ngang, Nhân Tâm
phức tạp, cho nên hiện ra rất nhiều cảnh tượng, hành giả dễ bị chạy theo huyễn cảnh. Như vậy liền hơi lẫn vào ý riêng, thì sợ rằng có
tệ bệnh. Nên cần một chút không vướng vậy.

8
Đệ tam bộ thuyết pháp
Cấu28
[Trong Tốn ngoài Càn. Thoán từ nói: “Quẻ Cấu là gặp gỡ, nhu gặp cương vậy.” Âm là nhu.
“Cương gặp trung chính, thiên hạ đại hành”, là lấy cương khắc nhu. Ngũ trung chính, là cương gặp
trung chính. Âm mới sinh, nên cần cưỡng chiếu. Cấu với Phục thông nhau, Phục thì Long Xà đều
ẩn, Cấu thì vạn vật phát dương, là cái lí Âm Dương phục nhau. Tượng nói: “Trời đất gặp nhau thì
phẩm vật hàm chương”. Nên làm vạn đường đều mở. “Dưới trời có gió”, chẳng đường nào không
thông]
Vận đang chính Ngọ, bí quyết chỉ là chăm chỉ chiếu.29
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào trước câu đầu có hai chữ “đã rồi”, câu dưới viết
“vạn lộ đều khai”30, nói trong này Nguyên Vận vượng, đã nhiều lại giàu, không vật gì không có đủ,
có cái sợ chính ngọ ắt xế, trăng tròn ắt khuyết, nên phải có cưỡng chiếu tác dụng. Chính ngọ, ở đời
là Trung Nguyên, ở trong thân người là Tâm, vào lúc hành công là Hoạt Ngọ Thời, là lúc Nhất Âm
sơ sinh, cần cưỡng chiếu vậy.]
Độn
[Trong Cấn ngoài Càn. Tượng nói: “Dưới trời có núi là quẻ Độn. Quân tử cách xa tiểu nhân,
không cần dữ dằn mà nghiêm.” Quân tử là Càn, Càn là xa, là nghiêm. Mùi đứng đầu31, vị trí đó đã
xa, xa và nghiêm, chính vốn là đạo thanh nguyên. Cương đương vị mà Âm dần trưởng, nên có hình
tượng thiên lệch.]
Nhân đang chính Mùi, chính vốn thanh nguyên.32
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào câu dưới viết “liền có thiên lệch”, vì dân quên điều
thiện nên dẫn đến. Thế thái đã lâu, thì dân chỉ nhàn an. Nhàn mà an, thì quên thiện, quên thiện thì
cơ ác quay lại, là thế tự nhiên. Nên thể theo câu “chính vốn thanh nguyên” mà vào, mới có chỗ hạ
thủ. Thiển ý của tôi: bí quyết ắt nghênh Nhất để hóa nó, chứ không chỉ nghênh Khôn Nguyên mà
thôi.]

[Trong Khôn ngoài Càn. Thoán từ nói: “Trời đất không giao thì vạn vật không thông. Trong là
tiểu nhân mà ngoài là quân tử.” Nên ngoài cứng mà trong rỗng. “Lớn đi mà nhỏ đến”, cho nên phải
vun trồng, đây là lúc trời đất bế tắc.]
Khi vào Thân chính, vun bồi mà thôi.
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào dưới “Thân chính” viết “ngoài cứng trong rỗng,
cần phải tài bồi.” Ý nghĩa giống sách này. Vì đang Thân chính, vận là mới Hạ Nguyên, lúc này nhân
dân, yên ổn thành tính, không biết phấn đấu, không có lo xa, phong khí phù hoa, cử chỉ văn thắng,
nên nói “ngoài cứng”. Chỉ có dân sinh đầy đặn, còn Khí đã rời xa, bách sản cũng dần hao kiệt, nên
nói “trong rỗng”. Một khi kiếp lâm, liều mình chạy trốn, rất dễ gặp nạn, thực đáng thương33. Chí
tâm vào Đạo này, quyết chỉ tài bồi làm chính, vì lo hoạn nạn mà dự phòng.]

28
Tạ chú: vận phản Chính Ngọ, Quải thông qua Càn mà phản thành Cấu, thấy được công phu to lớn phản hoàn của Đan Đạo vậy! Bí
quyết chỉ ở “vô niệm trong niệm”.
29
Tạ chú: công phu đến đây, dễ rơi vào tán loạn và hôn trầm, nên cần thêm chú ý ngưng chiếu, một đương đến cùng, không được
gián đoạn, ấy là vô niệm trong niệm.
30
Tạ chú: Nguyên Thần đại giác, thân thế hợp nhất, thiên địa vạn vật nhân dân đều hiển hiện trong khiếu.
31
Câu này nguyên văn là: “vị vu thủ”, chữ “vị” có nghĩa là chưa, một nghĩa khác là Mùi. Xét về sau có nhắc đến các chi nên dịch là
Mùi.
32
Tạ chú: cái hiển hiện ra từ quẻ Cấu đến quẻ Bác, ấy là cảnh tượng thế vận từ “hiện tại” đến “tương lai”, trong một giờ, hiện trong
Huyền Khiếu, người công phu tu luyện còn nông cạn, chỉ có thể hiển hiện thế vận một năm đến vài năm, người công phu tu luyện
thâm hậu, thì 10 năm trăm năm ngàn năm hiện ra trong một tích tắc. Người công phu tu luyện còn nông cạn, Khí đó bao quát một
hương một huyện. Người tu luyện thâm hậu, thì xa đến một tỉnh một nước cho đến cả thiên hạ. Đến Khôn thì vạn vật vân vân đều
quy nhập tĩnh, bí quyết đoạn này không gì khác, chỉ tại Nguyên Thần không mất, rút thân tâm nhân thế vào Trung Hoàng Tổ Khiếu,
hư vô mà hỗn độn nó, y thế là bắt đầu từ đoạn công phu này, dùng chính ý duy trì, không để cảnh yếu lạnh thái quá.
33
Tạ chú: trong một niệm, là thiên đường và địa ngục.

9
Quán
[Trong Khôn ngoài Tốn. Tượng rằng: “Gió chạy trên đất, là quẻ Quan. Tiên vương vì coi xét nên
xem dân mà thiết giáo.” Quẻ Quán chủ về hóa dân, cho nên làm mới. Vị trí thứ 5 chưa biến, là “đại
quan ở trên”. Gần hào Càn, nên nghênh Càn. Bản cú ông Đào nói “thành hiền kiếp”, giờ Dậu trong
quẻ có Kiển, có Minh Di, khó gặp vận vậy.]
Nếu đang Dậu chính, quyết chỉ làm mới.34
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào dưới chữ “Dậu chính” viết “quyết chỉ duy nghênh
Càn, để thành hiền kiếp.” Nghĩa với sách này là trong ngoài của nhau. Dậu chính là trung vận của
Hạ Nguyên, cựu nhiễm ô tục, nghênh Càn Khí để làm trong sạch nó, khiến dân tự làm mới. Ngu và
sàm cũng như dục cùng sinh, nếu khiến dân tự làm mới, thì khi kiếp vận tới, hóa đại thành tiểu, nên
gọi là hiền kiếp vậy. Rõ ràng binh hỏa theo nhau, không chỉ cách nhau mãi mãi sao! Lữ Tổ có thâm
ý ở đây vậy. Hiền kiếp là gì? Đói kém dịch bệnh hôn mê vậy. ]
Bác
[Trong Khôn ngoài Cấn. Đây là quẻ Tuất. Càn tạc độ nói: “Âm, làm tổn thương mà hành vào lúc
tháng 9, Dương Khí suy tiêu nhưng cuối cùng Âm không thể tận Dương 35, tiểu nhân không thể xử
lý quân tử vậy.” Bác là nói bất an mà thôi. Thoán từ nói: không có lợi, tiểu nhân mạnh lên.”]
Khôn
[Sáu hào đều Âm. Đây là quẻ Hợi. Đức của quẻ là nhu, thuận, lợi, trinh, Khí của quẻ tàng hết
vào Quý, là hình tượng cực hối, Dương tận diệt vậy. Nên có chiêm bói “lí sương kiên băng chí”.
Tuất Hợi là Bác, là Khôn, nên nói “pháp chỉ là Truân Mông, để đợi khôi phục” vậy. Là quẻ lúc đang
nghỉ, mà nói “nhân thời mà dùng”, là lúc này chỉ nên nghỉ dưỡng. Vì Tuất Hợi ở thân là cực hạ, ở
đời là hạ vận của Hạ Nguyên, nói trong hay nói ngoài, thì đều nên nghỉ dưỡng.36]
Vận đến Tuất Hợi, pháp chỉ là Truân Mông để đợi khôi phục.
[Giống như Quĩ Trung Thư. Bản của ông Đào câu dưới viết “Truân Mông mà thôi.” Ý nghĩa
không khác sách này. Truân Mông là hình tượng vạn vật mờ tối, dưỡng và đợi khôi phục mà thôi.
Quẻ Truân trong Chấn ngoài Khảm, động thì ngộ hiểm, kiếp vận nhiền nạn, nên Truân lợi cư trinh.
Quẻ Mông trong Khảm ngoài Cấn, Khảm trí Cấn ngừng, Tính Linh bịt kín, cơ khiếu chưa khai, nên
Mông để dưỡng chính. Tuất Hợi của Đại Nguyên Vận, vạn vật đều ngừng, Tuất Hợi của Tiểu
Nguyên Vận, cũng quý nghỉ dưỡng Nguyên Khí. Lữ Tổ nói: “Xét đến lí do việc này, đều do chiếu
sai tài bồi sai.” Nói có thể kéo Tiểu Nguyên Vận đến trước. Nhất Đắc chú: Dịch nói “phàm đạo là
điếu ích lợi, thì tùy thời cơ mà đều thi hành”, Thư nói “Đạo có thăng giáng, chính do phong tục thay
đổi”, đây là xem Bĩ Thái Nguyên Vận của Y Thế Nho Giáo. Hoa Nghiêm Kinh nói “thanh tịnh
quang minh, chiếu khắp thế gian, lấy nguyện không ngại, trụ tất cả kiếp, thường cần lợi ích nhất
thiết chúng sinh”, Lăng Nghiêm Kinh nói “trong hằng sa kiếp, cứu thế đều an ninh”, đây là Y Thế
của Thích Giáo lịch nguyên lượng vô vận.]
Đây là hạ thủ đệ tam bộ
[Quĩ Trung Thư trên câu này có câu “Xét đến lí do việc này, đều do chiếu sai tài bồi sai”. Xét
tiền hậu văn đều không có kiểu chữ của Lữ Tổ, chắc là hậu nhân cho rằng sách này của Lữ Tổ,
người sao chép chép nhầm vào chính văn! Nay chọn cho vào chú trước. Xét riêng sách này, nhị bộ
trở lên từ đỉnh đầu đến bụng, nói thân không nói thế. Phần giữa tam bộ nói sáu thời, công dụng đến
vị trí Ngọ ắt là Tâm, là chủ tể toàn thân, là chủ tể nhất thế; đến Mùi trở xuống ắt là phúc, là Diêm
Phù đề. Thế sự bất đồng, phép bổ cứu cũng bất đồng, nên theo thời phân tích mà nói, để rõ tùy vận
mà dùng. Cái dụng của sáu thời này, đều là việc của học vấn, là đương Đạo pháp nhiều vào lúc chưa
34
Tạ chú: chỉ diệt Thức Tâm, không diệt Chiếu Tâm, lấy ánh sáng của Đỉnh Môn Càn Nguyên hợp với Tâm Mục Thần Quang hạ
chiếu, ấy mới thêm thi hành công quyết. Pháp là xem đệ nhất bộ. Tóm lại là một cái “trung hòa”, nếu đã có “trung hòa”, thì không
cần làm việc thừa nữa.
35
Tạ chú: quan trọng là ở mọt câu “không thể tận Dương”, cho nên sau đó có thể theo Bác mà thông qua Khôn, mà vận hoàn về
Chính Tý quẻ Phục, lại thấy công phu to lớn của hoàn phản Đan Đạo vậy!
36
Tạ chú: Bí quyết là Thần Tức tương y, Thần Khí hợp nhất, Thần quy về bụng Khôn, nghỉ ngơi lâu lâu một trận, chỉ cần không hôn
trầm, chẳng phải Dương trầm nhập vào Âm, không phải Dương chôn vào Âm, mà là hình tượng hỗn độn, về Đan Đạo mà nói, lúc
này cực tránh hôn trầm.

10
dùng, Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, đều tập trung vào nghênh Nhất nghênh Càn, Càn là vua. Vì có
học thuật tùy thời Y Thế, sau này có thể mặc coi trọng đời ấy; biết điều nguyên tán hóa, sau đó có
thể trên chính lòng vua. Muốn làm việc yên dân, đầu tiên phải cho vua làm chủ.37]
Đệ tứ bộ thuyết pháp
Phục
[Trong Chấn ngoài Khôn. Quẻ Chấn là cần tu tỉnh dẫn đến phúc. Quẻ Khôn đức của nó hợp với
vô cương, thoán từ nói: “Quẻ Phục thì hanh, cương trở lại, động mà để thuận hành, có lợi, cương
lớn mạnh.” Dương tới phản về ban sơ, mà ứng thiên hành, Âm thuận nó, vua giỏi tôi hay gặp gỡ. ]
Đã hoa khai kiến Phật, tự tạo khánh hội, trong vạn năm ấy, đây là hạ thủ đệ tứ bộ.38
[Giống như Quĩ Trung Thư, Bản của ông Đào dưới có hai câu “có riêng diệu dụng, không ngoài
trung trinh”, dưới câu “tự tạo khánh hội” có hai chữ “đắc trí”. Hoa là Tâm Hoa Phật, tỉ dụ vua vậy.
Khai là nghĩa khai tâm kiến thành, trong đó không có ý tất cố ngã, tùy cơ đạo dẫn, chính không phải
hiền thần, đại hữu Thần hồng lô điểm tuyết39. “Không ngoài trung trinh” là nói trung trinh thì hàm
hữu nhất đức, trên dưới tin nhau, không cần ngữ ngôn văn tự, nên nói “tự tạo”, thành chi thông40
vậy. Trung thì trong ngoài như một, trinh thì sớm chiều chăm chỉ, cho nên có thể sung mãn cái khí
ung dung hài hòa. Mà quân thần đều ở trong Nhất Khí, là thượng là đức vậy; thiên hạ cũng đều ở
trong Nhất Khí, là hạ là dân, trăm họ nơi góc bể ngầm thụ phúc đó mà không hay vậy. Lữ Tổ nói:
“Chỉ biết nghênh Nhất với Nguyên là được.”. Nhất Đắc chú: Thư nói “Điều hòa Âm Dương, cung
kính trời đất”, Lăng Nghiêm Kinh nói: “Ở đại bồ đề, giỏi đắc thông đạt, giác thông Như Lai, tận
cùng được cảnh giới Phật”, Trì Thế Đà La Ni Kinh nói: “lợi ích an lạc, nhất thiết hữu tình”, công
dụng giống vậy.
Đệ ngũ bộ thuyết pháp
Lâm
[Trong Đoài ngoại Khôn. Đoài vui Khôn thuận, nên không ngăn cách. Nguyên hanh lợi trinh.
Thoán từ nói: “Vui mà thuận, cương trung mà ứng.”, “Vui mà thuận”, là nguồn của hỗn nhất;
“cương trung mà ứng”, là đức của diệu ngưng, đại hanh để chính vậy.]
Vào lúc ấy, công phu tạo không gián đoạn, một một hành động, không tính mà tự hợp, vì rằng
Lưỡng Khí hỗn nhất, Chí Thần bất nhị, là thần nghiệm diệu ngưng.
Đây là hạ thủ đệ ngũ bộ.41
[Quĩ Trung Thư, bản của ông Đào cũng vậy, tàng bản của Văn Chính khác một chút. Lữ Tổ nói:
“thi hành đến bước này, rất cần nhân ngã lưỡng vong, mặc cho Càn Khôn Chính Khí này mịt mịt
mù mù, có Khí tượng che trời trùm đất, mới đắc hiệu nghiệm này. Ngẫu nhiên hiện ra cơ ác, phải
nên nghênh Nhân Nguyên để thông nó, nghênh nhiều Càn Nguyên để làm mới nó, Khôn Nguyên để
hòa hài nó, tịch thể Chân Nhất để cùng nó, tự nhiên vua chính thần giỏi, trên dưới như một, công
hành không lơi là. Tạo đến hài hòa thanh bình, thì ngày thành công không xa.” Nhất Đắc chú: Thư
nói: “hàm hữu nhất đức”, Kim Cương Kinh nói: “Vì phúc đức không có, nên Như Lai nói phúc đức
nhiều”, đều là Đạo vậy.]42

37
Tạ chú: đây chỉ Tính Công trọng yếu cỡ nào!
38
Tạ chú: Chân Dương sơ sinh, Càn Khôn diệu hợp, Tam Điền hợp nhất, Nhất Khí tới từ hư vô, Thái Cực toàn thể mới hiện.
39
Một điểm tuyết trong lò hồng, lập tức tan chảy. Ý là chỉ điểm một cái là thấu hiểu.
40
Chữ thành này Trung Dung nói đến nhiều, thành là gốc của thánh nhân. Ngoài ra có câu: nguyên, hanh, thành chi thông; lợi, trinh,
thành chi phục.
41
Tạ chú: phù du quy trung, thai tức dưỡng chân, Càn Khôn hỗn nhất.
42
Tạ chú: lấy thân người mà nói, Nhân Nguyên vậy, Tâm Thận Nhị Khí hòa hợp mà Thai Tức Chân Dương. Càn Nguyên là Bách
Hội Thần Hỏa, Khôn Nguyên là Dũng Tuyền Hải Để Nguyên Khí Khôn Hỏa. Ba cái ấy hỗn nhất, nhập quy hỗn độn, yên lặng mà thể
hội nó, “Chân” chủ tể ba cái này mới “hiện”, nên nói Chân Nhất.

11
Đệ lục bộ thuyết pháp
Thái
[Trong Càn ngoài Khôn. Thoán từ nói: “Trời đất giao mà vạn vật thông, trên dưới giao mà chí
đồng.” Tượng nói: “Sau đó để tài bồi đạo của trời đất, phụ trợ tiện nghi của trời đất, để giúp dân.”
Lấy Âm giúp Dương, Khôn vâng theo Càn mệnh, hình tượng sự nghiệp sáng sủa, tứ hải thái bình.]
Công phu đến chỗ này, triều đình an lạc, trăm nghề phát đạt, mà dân ẩn vua biết. Theo đó mà đón
thêm Chân Nhất43, hạ chiếu vạn phương. Tiếp đó nghênh Khôn Nguyên vỗ về nó44, Càn Nguyên để
hợp nhất nó45. Sản vật phong phú, dân hành thuần hóa.
Đây là hạ thủ đệ lục bộ.46
Quĩ Trung Thư, bản của ông Đào cũng vậy, tàng bản của văn chính nhiều câu mà không ghi hết.
Nhất Đắc chú: Lễ nói: “Đức là đầu mối của Tính, cùng cực trời mà cuộn đất, hành Âm Dương mà
thông quỷ thần.” Công dụng đến đây, trời đất thuận mà bốn mùa đúng đắn, Cấn hữu đức mà ngũ
cốc tố đẹp. Thi nói: “Thành thực quân tử, khai triển đại thành.” hợp Đạo trong ngoài. Kim Cương
Kinh nói: “Phật nói không phải thân, là tên Đại Thân47, nạp đại thiên vào một hạt gạo.” Di Đà Kinh
nói: “A Di Đà Phật quốc, chúng sinh không có các loại khổ, chỉ thụ chư lạc, nên gọi là cực lạc.”
Đều là Đạo tại nhất thân, hiệu nghiệm tại chúng sinh, phép tắc ân dày vô cương. Đạo y thế của hai
nhà Nho Thích, cũng bao quát trong sách này vậy!
Lữ Tổ nói:
- Đây là công phu cực kỳ để vỗ về đời, là tài cán của Thánh Nhân, nhưng không phải đợi bên
ngoài. Lục Hợp Cửu Châu, không ngoài bụng Khôn, hô hấp mà thông48 thì ai ai cũng học được, chỉ
ở bền chí, tuyệt tránh để lòng riêng chiếm quyền!
Lại nói:
- Trời đất không có Tâm, gửi Tâm vào người, người mà biết thi hành, thì thi hành tất có thành
công.
Lại nói:
- Cần biết thế vận có thượng trung hạ, như con người có thiếu tráng lão. Người ta không ai
không mong mình thường thiếu tráng, trời đất há không mong thường thượng trung sao! Chí nhân
thể theo đó, nên mới buông lời này để đợi kẻ chí sĩ. Nhưng có chí huyền huyền lí, xưa nay chưa
từng nói rõ. Xưa ta sớm nghe lời này mà trộm phải chờ, đến khi Đạo đã viên thành, mới biết xưa đã
chưa làm, nay cũng chỉ biết thuật lời này49, để đợi sau này án theo mà thi hành. Các ngươi hay chớ
vặn đến cùng50, nay hẵng vì các ngươi mà tường thuật những cái có thể suy được51.
Ông nói:
- Tham Đồng Khế, Ngộ Chân Thiên đủ để tròn Mệnh. Xướng Đạo Chân Ngôn đủ để tròn Tính,
Đại Động Ngọc Kinh đủ để hóa phàm, Tam Ni Y Thế đủ để chứng quả. Tiếc rằng hai cuốn Tham,
Ngộ, trong ấy nhiều ẩn bí, dễ đi lạc đường. Đại Động Ngọc Kinh, kinh nghĩa giản dị, mượn để hóa
khí chất, công dụng cực thần, thêm vào Xướng Đạo Chân Ngôn, dùng để luyện tâm, thì Tam Bảo
thuần túy, sau đó tham khảo thêm Tham, Ngộ để tròn Mệnh, Y Thế để chứng quả. Chứng quả,
người đếm hành để chứng, há có ở Tam Ni Y Thế Thuyết sao? Ô hô! Thất phụ hàm oan, ba năm trời
43
Tạ chú: lấy thân người mà nói, đây là thái Dược.
44
Tạ chú: lấy Thai Tức dưỡng chân.
45
Tạ chú: lấy Thần Hỏa phong cố. Địa Khí thượng thăng, Thiên Khí hạ giáng, hòa hợp ở Trung Hoàng..
46
Tạ chú: Thiên nhân hợp nhất, Vô Cực Chân Nhất mới hiện, mà Thái Cực tự tạo tự hóa, Thai Tức của ta hòa hợp quấn luyến nhau
với Thiên Địa Nhị Khí, mịt mù vận hóa, bách mạch vạn khiếu chu lưu, ấy là “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn
vật”. Lấy thế vận mà nói, thì thiên hạ thái bình, dân phong thuần chính, vật sản phong phú, thượng tầng giao thông nhất khí với hạ
tầng.
47
Lời phật giáo: chỉ đại hóa thân mãn hư không.
48
Tạ chú: Hô hấp mà thiên nhân hợp nhất, Đại Thai Tức của thiên nhân hòa hợp. Nhưng không được chấp vào bụng Khôn của sắc
thân.
49
Nói “thuật lời này”, thuyết minh không phải nguyên văn kinh gốc, tổ sư thuật thuyết ấy để dạy người.
50
Tường ngữ ý, đạo của kinh này rất lớn, Tiên Chân còn không được nghe hết, phàm nhân không nên vặn đến cùng bí lục. Tổ sư từ
bi, chúng ta được nghe thuyết thuật, há không phải là tam sinh hữu hạnh sao?
51
Có thể thấy nửa bộ trên của toàn kinh còn có công phu tu vi, hạ văn là thuật cái có thể suy được.

12
không mưa, hung cũng vậy, cát cũng vậy. Ta thường thân ấn các “Tam Ni”, đều nói như vậy như
vậy.
“Tam Ni” lại nói
- Tính Công mà không tròn thì hiệu nghiệm không thuần, Mệnh Công không tròn thì dẫn đến
không vững chắc, khí chất không thánh thì dùng không thần; Tam Bảo tròn cả phản về Tiên Thiên,
hành thì nhờ người khác.
Đây là chí huyền huyền lí, lới ta chưa được nghe khi xưa, các ngươi nay nên biết vậy. Nếu
không, lưỡng đại tự mưu tính thì thông suốt cái gì, vạn thánh cùng làm quan lười cái gì, há không
phải một khối nghi ngờ từ lúc sinh ra đến nay hay sao? Các ngươi ngày nay đuổi sau sinh niên
nguyệt nhật, luôn luôn cố gắng thi hành không lười nhác, tận được báo thân này mà chứng quả,
chẳng cũng hợp sao? Nhưng trị bệnh nên biết ngọn nguồn, nguồn bệnh không biết thì hạ thủ thế
nào? Lưỡng đại là vô tâm vô dục. Nhưng mà thích sống, sống nhiều thì yếu mệt. Nghề y có câu con
bệnh thì bổ mẹ, mẹ bệnh thì bổ con. Như tuân thủ pháp tắc mà làm mới dân, là một phép; ái dân mà
mạnh mẽ, là một phép. Chỉ có Y Thế này, mới có tuần hoàn bồi bổ, công dụng vô cùng, không phí
một đồng, không mất chút sức, ngồi đến cùng, công phu tròn mà bay lên. Với việc thi hành 3.000
công 800 hành cần nhờ nhân lực, chẳng như thi hành bằng nhất niệm, thao túng tự do mà bí quyết
lại không phức tạp, mới không uổng qua năm tháng, chẳng quá hồ đồ sao? Đúng thay đúng thay,
may mắn không chờ đâu”.
Năm thứ ba niên hiệu Đạo Quang.
Lại nói:
- Lưỡng Đại Nguyên phục, thì sản vật tốt tươi, sinh người lành. Người lành thì vật tốt tươi, vật
tốt tươi thì người lành, người lành vật tốt tươi, chẳng phải đời thái bình sao?52 Chẳng phải có cái
nghĩa chữa trị lẫn nhau sao? Còn trông chừng gì đây! Xưa thần nhân núi Cô Xạ họ Hứa, tên Tinh,
Tử Do, sáng y lưỡng đại ở thời Nghiêu Thuấn, mà hồng thủy bình, miêu dân thần phục, chẳng phải
là minh chinh sao? Rất rõ nữa, Phật thuyết Trì Thế Đà La Ni Kinh, thân truyền cho Diệu Nguyệt
trưởng giả ở Kiêu Di Quốc, đến nay Tây Vực vẫn nhận ân, được xem các Nội Điển53. Công đức ấy,
có thể nhiều hơn sao? Tông phái ta lấy Đạo này mà chứng quả Tiên, chỉ có thất tử của Bắc Phái.
Nhưng mọi người đều học được. Xưa chưa phụng ý chỉ của Ngọc Thanh Thần Mẫu, bí mật không
dám lộ, nay thì thấm nhuần ý chỉ, cáo hạ tam thiên, phổ sắc tam giới, cho phép truyền thụ, không
phân nam nữ. Tam thiên tam giới, ngày đêm tuần hộ, thụ trì thiện tín, có cảm là ứng, ma không xâm
phạm. Thực là khai tích đến nay chưa có tao phùng, tạo hóa rất may, ức vạn thế thế rất may. Nhưng
quý là lấy thân noi theo. Bí quyết của ta là lấy đắc hợp Chân Nhất làm gốc, mà công dụng chính bắt
đầu từ một tiết thai tức. Ta biết Đạo không ẩn mãi, nên xưa giáng Thuyết Thuật tồn ở Long Kiệu
sơn phòng núi ấy. Nay càng triệt để tuyên dạy những cái chưa tiết lộ, các ngươi nên cùng nghiêm
khắc tuân theo, cẩn thận chớ không tồn một chút ý niệm mong hiệu nghiệm. Nay càng vô nghiệm tự
nghiệm, Lí như vậy, Đạo như vậy.
Huấn thị của Lữ Tổ như vậy, người có chí với Đạo, dọc duyệt sách này, tất có thể phát cái chưa
phát, tự thân thể nghiệm mà cố gắng thi hành nó. Tam Ni còn ngầm chứng giám. Đây là Nhất Đắc
thu tập Lữ Tổ di huấn, sơ giải bản ý của sách này. Ngoài ra quá nửa là chọn Tương Nguyên Đình
Đãi Lang khắc in Lữ Tổ [Thiên Tiên chính tông] nội tập. Đãi Lang có lời bạt, nói: “Nghe Ngũ Hoa
Sơn có tàng Vân Nam [Tổ Sư Y Thế Thuyết Kinh], giống như hợp huyền nghĩa chỉ dạy trong nội
tập. Phỏng hỏi chưa đắc, đắc thì như đứng đầu các nội tập, nên tất có yếu diệu tồn trong kinh này,

52
Tạ lại chú: Lưỡng Đại Nguyên là nói Càn Nguyên Khôn Nguyên. Ở thân người mà nói, đắc Càn Nguyên thì Tính Dương sinh, tức
Tính Huyền Quan khai, cũng gọi là Thượng Huyền Quan; Khôn Nguyên là Mệnh Dương sinh, Mệnh Huyền Quan khai, cũng gọi là
Hạ Huyền Quan, kì thật chỉ có “một” cái “Huyền Khiếu”, thực ra tùy các người căn khí công lực hoàn cảnh bất đồng mà hiển hiện
khác nhau, thực đến lúc Huyền Khiếu đại khai, thì Tính Mệnh hợp nhất, Lưỡng Nguyên hỗn nhất, vật ngã lưỡng vong, Chân Nhất
mới hiện, theo “Nhất” mà giữ, thì “Nhất” tự hóa hóa sinh sinh, gọi là “Nhất” Khiếu khai, vạn khiếu đều khai vậy. Y thế công quyết,
chỉ là tám chữ “hư tịch hỗn hóa, niệm trung vô niệm” mà thôi, bí quyết quan trọng ở “niệm trung vô niệm”, gọi là “dùng đến không
phân biệt, mới ngưng vào Thần”, lại nói “Chân Nhất niệm đó”, đầu tiên phóng đến cùng cực, rồi lại thu đến cùng cực. Theo phóng
quang mà dẫn đến phản quang nội tỉnh. Thu đến cùng cực cũng chẳng qua là một Thái Hư, phóng đến cùng cực cũng chẳng qua là
một Thái Hư. Phóng mà không phóng, thu mà không thu.
53
Phật tạng tùy bút của Bành Xích Mộc cũng dẫn.

13
Đạo Tạng chưa chọn, là kinh điển khuyết thiếu vậy.” Nhất Đắc trộm nghe lời Đãi Lang, hoặc là bản
Kê Túc Sơn, là do truyền nghe, nên có kinh này vậy! Vì là nguyên tự của Đào luật sư gộp chung,
quyết không phải kinh văn, mà cho là Lữ Tổ Y Thế cũng sai vậy. Biết điều này hay đợi khảo chứng,
Nhất Đắc cẩn thận nhắc.]

14

You might also like