You are on page 1of 15

I.

Các giao diện trong hệ thống thông tin di động GSM:

NSS
AuC
H
OSS
PLMN VLR HLR Ngoại vi
Ngoại vi
B C MNC
E
PSTN Ngoại vi GSMC MSC F
EIR
Ngoại vi OMC
A
ISDN
Ngoại vi BSS Ngoại vi
BSC
PSDN A-bis

BTS
Um

ME SIM

MS

Hình: Các giao diện trong hệ thống thông tin di động GSM

Giao diện trong hệ thống GSM được chia làm 2 nhóm giao diện: giao diện nội bộ
và giao diện ngoại vi.

1. Các giao diện nội bộ (Internal Interface)


1.1 Giao diện vô tuyến Um (MS-BTS)

Đây là giao diện giữa BTS và MS. Giao thức lớp 2 trên giao diện Um được gọi là
LAPDm (m ký hiệu cho mobile). Đây là một dạng cải tiến của LAPD. Sự khác nhau giữa
LAPD và LAPDm là ở chỗ phát hiện sửa lỗi ở Um được thực hiện ở chức năng lớp 1.
Một điểm khác nhau nữa là các khung của LAPD có thể dài hơn nhiều so với các bản tin
cảu LAPDm vì các khung của LAPDm phải đặt vừa vào các cụm.
Lớp báo hiệu 3

CM-Quản ký kết nối


Ký hiệu:
CC: Call Control - Điều khiển cuộc gọi
CC SS SMS SS: Supplementary Service - Dịch vụ bổ sung
SMS: Short Message Service - Dịch vụ bản tin ngắn

MM- Quản lý di động

RR - Quản lý tài nguyên vô tuyến

Các chức
năng
quảng bá
Lớp báo hiệu 2

PCH
BCCH RACH SDCCH SACCH FACCH Bm
AGCH CBCH

Lớp báo hiệu 1

Hình: Cấu trúc giao thức của giao diện vô tuyến

 Lớp báo hiệu 1:

Lớp báo hiệu 1 còn gọi là lớp vật lý trình bày các chức năng để truyền các luồng
bit trên kênh vật lý ở môi trường vô tuyến. Lớp này giao diện với quản lý tài nguyên vô
tuyến. Ở giao diện này các bản tin gửi đi liên quan đến ấn định các kênh vật lý (truy nhập
ngẫu nhiên) cũng như các thông tin hệ thống của lớp vật lý bao gồm các kết quả đo. Lớp
vật lý cũng giao diện với các khối chức năng khác như bộ mã hóa tiếng, các bộ thích ứng
đầu cuối để đảm bảo các kênh lưu lượng.

Lớp 1 bao gồm các chức năng chính sau:

 Sắp xếp các kênh logic lên các kênh vật lý.
 Mã hóa kênh để sửa lỗi FEC (Forward Error Connection)
 Mã hóa kênh để phát hiện lỗi (CRC: Cyclic Redundance Check)
 Mật mã hóa.
 Chọn ô ở chế độ rỗi.
 Thiết lập các kênh vật lý riêng.
 Đo cường độ trường của các kênh riêng và cường độ trường của các trạm
gốc xung quanh.
 Thiết lập định trước thời gian và công suất thheo sự điều khiển của mạng.
Các cổng mà qua đó lớp này cung cấp dịch vụ cho lớp 2 được gọi là các điểm truy
nhập dịch vụ SAP (Service Access Point). Tồn tại các cổng khác nhau cho các bản tin
ngắn và cho các bản tin của lớp đường truyền.

 Lớp báo hiệu 2:

Mục đích của lớp báo hiệu 2 là cung cấp đường truyền tin cậy giữa trạm di động
và mạng. Mỗi kênh điều khiển logic được giành riêng một phần tử giao thức riêng. GIao
thức của lớp này được gọi LAPDm được xây dựng trên cơ sở biên bản LAPD của ISDN.
Tuy nhiên có một vài thay đổi để phù hợp với môi trường truyền dẫn vô tuyến và để đạt
được hiệu suất lớn hơn trong việc tiết kiệm phổ tần. Chẳng hạn ở đây không sử dụng
kiểm tra tổng vì mã hóa kênh ở lớp 1 đã thực hiện chức năng này. Một thay đổi khác là
mọt số khung điều khiển như SABM và UA có thể mang thông tin lớp 3 nhờ vậy tiết
kiệm thời gian và phổ. Thủ tục này được gọi là PIGGY- BACKING. Các bản tin LAPD
có thể dài tới 249 byte và vì thế chúng được phân đoạn. Các số liệu trao đổi giữa lớp vật
lý và lớp đường truyền là 32 byte đối với BCCH, CCCH, SDCCH và FACCH, còn đối
với SACCH là 21 byte.

 Lớp báo hiệu 3

Lớp báo hiệu 3 đảm bảo các thủ tục báo hiệu giữa trạm di động và mạng. Nó được
chưa thành 3 lớp con: RR, MM, CM

- Quản lý tài nguyên vô tuyến (RR)

Lớp con quản lý tài nguyên vô tuyến bao gồm nhiều chức năng cần thiết để thiết
lập và duy tri và giải phóng đấu nối tài nguyên trên các kênh điều khiển riêng. Các chức
năng này được thực hiện bao gồm:

 Thiết lập chế độ mật mã


 Thay đổi kênh dành riêng khi vẫn ở ô cũ như: từ SDCCH đến kênh lưu
lượng
 Chuyển giao từ ô này đến ô khác
 Định nghĩa lại tần số (sử dụng cho nhảy tần)

Ở phía mạng các bản tin của lớp này được đặt bên trong BSC. Các bản tin này
được truyền trong suốt qua BTS.

- Quản lý di động (MM)

Lớp con này chứa các chức năng liên quan đến di động của thuê bao như như:

 Nhận thực.
 Ấn định lại TMSI
 Nhận dạng trạm di động bằng cách yêu cầu IMSI hay IMEI.
Trạm di động có thể thực hiện dời mạng IMSI để thông báo rằng không thể đạt tới
trạm vì thế các cuộc gọi vào sẽ được chuyển hượng hoặc chắn chứ không tìm gọi rạm di
động nói trên. Các bản tin tới/từ lớp CM được truyền trong suốt bới MM. CM ở phía phát
yêu cầu thiết lập MM và MM lại yêu cầu đấu nối RR.

- Quản lý nối thông.

Lớp con CM bao gồm 3 phần tử:

 Điều khiển cuộc gọi (CC) cung cấp các chức năng và các thủ tục để điều
khiển cuộc gọi ISDN, các chức năng và các thủ tục này đã được cải tiến để
phù hợp với môi trường truyền dẫn vô tuyến. Việc thiết lập lại cuộc gọi hay
thay đỏi trong quá trình gọi các dịch vụ mang chẳng hạng thay đổi từ tiếng
sang số liệu là hai thủ tục đặc biết mới trong CC. CC cũng chứa các chức năng
cho các dịch vụ bỏ sung đặc biệt như: bái hiệu giữa những người sử dụng.
 Phần tử đảm bảo các dịch vụ bổ sung (SS) xử lý các dịch vị bổ sung không
liên quan đến cuộc gọi như: chuyển hướng cuộc gọi khi không trả lời, đợi
gọi,…
 Phần tử đảm bảo dịch vụ bản tin ngắn (SMS) cung cấp các các giao thức
để truyền các bản tin ngắn giữa mạng và trạm di động.

1.2 Giao diện A (BSC-MSC):

Đây là giao diện giữa MSC và BSC của hệ thống con trạm gốc BSS. Giao diện này được
sử dụng cho các bản tin giữa MSC, BSC và các bản tin giữa MSC và MS. Các bản tin
giữa MSC và MS sử dụng các giao thức sau:

 CM: (Connection Management- Quản lý kết nối) được sử dụng để điều


khiển quản lý các cuộc gọi (thiết lập, giải phóng và giám sát cuộc gọi), để quản
lý các dịch vụ bổ sung và để quản lý cá dịch vụ bản tin ngắn.
 MM (Mobility Management –Quản lý di động) được sử dụng để quản lý vị
trí cũng như tính bảo mật của trạm di động.

Giao thức CM và MM thuộc lớp 3. Các lớp CM và MM được đặt bên trong MSC.
Thay cho việc sử dụng các bản tin ISDN-UP tới MS, các bản tin này được biến đổi vào
các bản tin CM. Việc biến đổi này được thực hiện ở MSC và biến đổi giữa các bản tin
MAP và MM cũng được thực hiện như vậy. Các bản tin điều khiển cuộc gọi như đăng ký
các dịch vụ bổ sung (trong CM) cũng được sắp xếp ở các bản tin MAP trong MSC.

BSSAP (BSS Application Part) là giao thức được sử dụng để truyền các bản tin CM và
MM. Giao thức này cũng được sử dụng để điều khiển trực tiếp BSS, chẳng hạn khi MSC
yêu cầu BSC ấn định kênh. BSSAP sử dụng các giao thức MTP và SCCP. Giao thức này
bao gồm ba phần sau:
- BSSMAP (BSS Management Application Part – Phần ứng dụng quản lý hệ
thống con trạm gốc) được sử dụng để gửi các bản tin liên quan MS giưa các
BSC và MSC.
- DTAP (Direct Transfer Application Part- Phần ứng dụng truyền trực tiếp)
được sử dụng cho các bản tin tới/từ một MS (CM, MM) ở chế độ định hướng
theo nối thông (các bản tin này được truyền trong suốt)
- Chức năng phân phối dùng để phân loại giữa các bản tin BSSMAP và
DTAP

BSSAP sử dụng các MTP và giao thức SCCP.

1.3 Giao diện A-bis (BTS-BSC):

Đây là giao diện giữa BSC và BTS. Các bản tin được trao đổi ở giao diện này có
nhiều nguồn gốc và nơi nhận khác nhau: bản tin giữa BSC và BTS (để điều khiển BTS),
giữa MS với các phần tử khác nhau của mạng và các bản tin này có thể xuất xứ từ các
MS khác nhau (trên các kênh vô tuyến khác nhau). Các bản tin lớp 3 từ MS được truyền
trong suốt (không bị xử lý) qua BTS và giao diện này. Ngoài hai bản tin lớp 3 nói trên
đến giao diện này còn có bản tin quản lý tài nguyên vô tuyến RR (Radio Resource
Management). Ở phía mạng, lớp các bản tin này nằm trong BSC. Chức năng chủ yêu của
RR là thiết lập, duy trì và giải phóng nối thông các tài nguyên vô tuyến ở các kênh điều
khiển riêng. Hầu hết các bản tin RR được truyền trong suốt qua BTS, tuy nhiên có một
số bản tin lại có quan hệ mật thiết đến thiết bị vô tuyến ở BTS sẽ được xử lý ở BTS bởi
giao thức quản lý BTS (BTSM BTS Management), giao thức này sẽ biến đổi RR và RR’.
Một thí dụ về bản tin này là bản tin mật mã, ử đay khóa mật mã được sử dụng ở lớp 2
trên giao tiếp vô tuyến được goi là thử tục truy nhập đoạn nối ở kênh D LAP D (Link
Access Procedures on D Channel). Kênh D là kênh bào hiệu để phân biệt với kênh B và
kênh lưi lượng. Đây la một giao thức của ISDN. LAP D có các chức năng phát hiện sửa
lỗi và định hạn khung bằng cách đưa và các cờ ở đầu khung và cuối khung.

1.4 Giao diện B (MSC-VLR)

Giao diện B tồn tại giữa MSC và VLR. Nó sử dụng một giao thức được gọi là giao
thức MAP/B. Hầu hết các VLR là được đặt chung với một MSC, điều này làm cho giao
diện hoàn toàn là một giao diện nội bộ. Giao diện được sử dụng bấ cứ khi nào MSC cần
truy cập vào dữ kiệu liên quan đến một MSC trong khu vực của VLR

1.5 Giao diện C (MSC – HLR)

Giao diện C nằm giữa MSC và HLR. Giao diện này sử dụng báo hiệu số 7 CSS7
với giao thức MAP/C, MSC sử dụng giao diện này để truy nhập vào HLR để lấy các
thông tin trong các trường hợp như:
- Số thuê bao di động vãng lai MSRN khi có cuộc gọi từ mạng cố định vào
mạng di động qua GMSC (Gate MSC)
- Thông tin định tuyến HLR tới GMSC khi có cuộc gọi từ mạng di động vào
mạng cố định.
1.6 Giao diện D (VLR – HLR).

Giao diện D sử dụng báo hiệu số 7, CCS7 để trao đổi số liệu về các thuê bao di
động giữa các cở sở dữ liệu của VLR và HLR, Các tham số về tài nguyên truy cập mạng
của thuê bao.

- Tái thiết lập lại số liệu của thuê bao trong VLR khi cần thiết. Thiết lập mới
các số liệu về thuê bao cho VLR khi thuê bao di chuyển sang vùng phục vụ
của tổng đài khác
- Khi có cuộc gọi từ mạng cố định vào mạng GSM thì HLR sẽ chuyển các
yêu cầu của GSMC về MSRN cho VLR.
- Thiết lập số liệu mới của thuê bao cho VLR khi thuê bao chuyển từ vùng
phục vụ của tổng đài khác tới.
- Xử lý và lưu trữ các thông tin về dịch vụ bổ sung (Supplementary Service)
khi có thuê bao nào đó yêu cầu.
1.7 Giao diện E (MSC-MSC):
Là giao diện giữa các tổng đài trong mạng GSM. Giao diện E được dùng để thiết
lập các cuộc nối giữa các thuê bao thuộc vùng kiểm soát của các tổng đài khác nhau. Giao
diện này sử dụng các luồng PCM32 (2Mb/s) cùng các kênh CCS7 để thực hiện các chức
năng:
- Duy chuyển cuộc nối từ MSC này sang MSC khác khi mạch đang được nối
cho thuê bao thực hiện cuộc gọi và đang di chuyển, được gọi là “Handover”
hoặc “Roaming”.
- Trao đổi các thông tin điều khiển cuộc gọi giữa MSC và thuê bao khi xảy
ra Handover.
- Thiết lập hay hủy cuộc nối từ MSC này sang MSC khác.

1.8 Giao diện F (EIR – MSC):

Giao diện này sử dụng CCS7 để trao đổi số liệu về nhận dạng thiết bị thuê bao
vãng lai. IMEI (International Mobile Equipment Identity) với cơ sở dữ liệu đã được ghi
sẵn trong bộ ghi nhận dạng thiết bị của mạng EIR (Equipment Identification Register)
khi cần kiểm tra để xác nhận trạng thái IMEI của ME được quyền truy cập mạng.

1.9 Giao diện G (VLR-VLR):


Giao diện G là giao diện giữa các VLR với nhau. Giao diện này được sử dụng để
tra đổi số liệu về thuê bao di động trong quá trình thiết lập và lưu giữ “hộ khẩu tạm trú”
của thuê bao đó. Giao diện G sử dụng CCS7 để trao đổi thông tin:

- Gửi các yêu cầu về IMSI (International Mobile Subscriber Identity) từ VLR
cũng dang VLR mới.
- Gửi các yêu cầu tham số quyền truy nhập thuê bao từ VLR này sang VLR
khác khi thuê bao đang di chuyển khỏi khu vực của MSC này sang MSC khác.
1.10 Giao diện H (HLR-AuC)
Đây là giao diện kết nối để trao đổi thông tin giữa HLR và AuC. Nhưng hai bộ
phận này thường được thiết kế trên cùng một thiết bị nên giao diện H không có chuẩn
riêng.
- Giao diện M giữa BSC và TRAU, thông qua giao diện này TRAU sẽ chuyển
đổi các kênh lưu lượng từ BSC với tốc độ 16Kbps thành 64Kbps và ngược lại
- Giao diện T giữa BSC và bàn điều hành cục bộ LMT (Local Maintenance
Terminal) thông thường sử dụng giao thức X25. LMT thường là một máy PC
chuyên dụng.
-
1.11 Giao diện I:
Giao diện I có thể được tìm thấy giữa MSC và ME. Bản tin trao đổi qua giao diện
I được chuyển tiếp thông qua BSS. Giao diện này sử dụng giao thức MAP/I.

2. Các giao diện ngoại vi (External Interface).


2.1 Giao diện với OMC.

Đây là giao diện giữa OMC và các phần tử của mạng như MSC, VLR, HLR, AUC,
BSC… do chức năng của BSS và NSS khác nhau nên các OMC hiện nay được thiết kế
riêng cho từng hệ thống. Tuy nhiên trong tương lai có thể cả mạng sẽ có một OMC duy
nhất. Giao diện này nhằm mực đích điều hành, khai thác và bảo dưỡng các phần từ trong
mạng như:

- Quản lý thuê bao: Nhập mạng hay rời mạng, tính cước, đăng ký và giám
sát các dịch vụ
- Quản lý phát hiện sự cố.
- Quản lý lưu lượng, tạo lập cấu hình.
- Hiện nay chưa có tiêu chuẩn chung cho giao diện này nghĩa là việc ghép
nối giữa OMC của các hãng này với phần tử của hãng khác sẽ gặp phải khó
khăn, nhìn chung các hãng đều dùng tiêu chuẩn X25.
2.2 Giao diện với mạng thoại công công PSTN (Ai: MSC-PSTN).
Giao diện giữa mạng GSM với mạng PSTN được chuẩn hóa bằng các luồng PCM
32 (2Mbps) với các hệ thống báo hiệu CCS7 hay MFCR2 tùy thuộc vào mạng thoại. Chỉ
có các dịch vụ có mặt ở hai mạng mới cung cấp được các cuộc nối có liên quan đến mạng
thoại.

2.3 Giao diện với mạng số đa dịch vụ ISDN (Di: MSC-ISDN).

Giao diện mạng GSM với ISDN được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn giao diện của
ISDN (giao diện sơ cấp) và sử dụng hệ thống CCS7 để cung cấp các dịch vụ thoại, số
liệu.

2.4 Giao diện mạng chuyển mạch gói PSDN (Pi: MSC-PSDN).

Giao diện với mạng số liệu X25 cũng được tiêu chuẩn hóa trong mạng GSM. Cấu
trúc của giao diện phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của mạng khai thác. Trong thực tế việc
cung cấp các dịch vụ trong GSM theo tiêu chuẩn X25 khá phức tạp về phần cứng cũng
như phần mềm của mạng, do vậy giá thành cao.

2.5 Giao diện với PLMN qua PSTN/ISDN (Di: MSC-PLMN).

Giao diện giữa các mạng GSM với nhau thông qua mạng cố định PSTN hay ISDN
được tiêu chuẩn hóa cho GSM. Giữa MSC của 2 magnj có báo hiệu được trao đổi khi nối
mạng:

- Các chức năng xử lý cuộc gọi cơ bản, phụ thuộc vào hệ thống báo hiệu của
mạng cố định (CSS7 hay R2)
- Các chức năng của MAP (Mobile Application Parth) được quy định SCCP
của CSS7 như: Dư chuyển cuộc nối từ MSC này sang MSC khác khi đang nối
mạch (thuê bao đang thoại và di chuyển).

II. Các giao diện trong hệ thống thông tin di động WCDMA:
Nhu cầu ngày càng cao trong việc
Vai trò các nút trong mạng khác nhau cần có sự liên kết với nhau thông qua các
giao diện khác nhau. Các giao diện này được định nghĩa chặt chẽ để kết nói phần cứng
của các hang khác nhau.
External
UE AN CN Network
MSC SCF
GMSC
E,
BSS G
A-bis
MS Um BTS A
BTS
BTS BSC MSC SMS-SC
SIM ME BTS D
HLR AuC
F
Iu_CS SMS- ISDN
GMSC PSTN
EIR Gr
SMS- PSPDN
Gb
IWMSC CSPDN
RNS Gf Gd PDN:
UE Iub
Gn+ Gi
- Intranet
Uu BTS
BTS RNC SGSN GGSN - Extranet
USIM ME Node
BTS Iu_PS
B - Internet
Iur Gd,
Gp
RNS SGSN Gn+
UE Iub
Uu BTS
BTS RNC
USIM ME Node
BTS SGSN
B

UTRAN

Hình: Các giao diện trong hệ thông thông tin di động WCDMA
1. Các giao diện trong UTRAN

1.1. Giao diện Cu (USIM –UE)


Giao diện Cu là giao diện chuẩn cho các card thông minh. Trong UE đây là nơi
kết nối giữa USIM và UE.
1.2. Giao diện vô tuyến Uu (UE – NodeB)
Giao diện Uu là giao diện vô tuyến của WCDMA trong UMTS. Đây là giao diện
mà qua đó UE truy nhập vào phần cố định của mạng.
Giao diện vô tuyến được chia thành 3 lớp giao thức:
- Lớp vật lý (L1)
- Lớp đoạn nối số liệu (L2)
- Lớp mạng (L3)
Báo hiệu mặt phẳng C GC: Điều khiển chung
GC Nt DC Nt: Thông báo
DC: Điều khiển riêng

Tránh Lặp
GC Nt DC

L3
Điều khiển
RRC
(Điều khiển tài nguyên vô tuyến) L2/PDCP
DCH
PDCH (Giao thức hội
Điều khiển
Điều khiển

tụ số liệu gói)
Điều khiển

khiển
Điều

L2/PDCP
BMC (Điều khiển quảng
bá/đa phương)

RLC RLC
L2/RLC
RLC RLC
(Điều khiển
RLC RLC đoạn VT)
RLC RLC

Các kênh logic

MAC L2/MAC
Các kênh
truyền tải
PHY L1

Hình: Cấu trúc giao thức ở giao diện vô tuyến

Lớp vật lý (L1) là các kênh vật lý tương ứng với một tần số mang, mã và đối với
đường lên nó còn tương ứng với góc pha tương đối. Đường xuống chỉ có một kênh vật lý
riêng duy nhất: kênh vật lý riêng đường xuống (downlink DPCH)

Lớp 2 được chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control – Điều khiển
truy nhập môi trường) và RLC (Radio Link Control – Điều khiển liên kết vô tuyến),
PDCP (Parket Data Convergence Protocol – Giao thức hội tụ số liệu gói) và BMC
(Broadcast/Multicast Control – Điều khiển quảng bá/đa phương).

Lớp 3 và RLC được chia thành hai mặt phẳng: Mặt phẳng điều khiển © và mặt
phẳng người sử dụng (U). PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U.

Trong mặt phẳng C lớp 3 được chia thành các lớp con: “tránh lặp (TBD) nằm ở
tầng truy nhập nhưng kết cuối ở mạng lõi (CN: Core Netwok) và lớp RRC (Radio
Resource Control – Điều khiển tài nguyên vô tuyến). Báo hiệu ở các lớp cao hơn: MM
(Mobilty Management – Quản lý di động) và CC (Connection Managemet – Quản lý kết
nối) được coi là tầng không truy nhập

1.3. Giao diện Iu (UTRAN –CN).


Giao diện Iu kết nối UTRAN với CN. Iu là một giao diện mở để chia hệ thống
thành UTRAN đặc thù và CN, CN chụi trách nhiệm chuyển mạch, định tuyến và điều
khiển dịch vụ. Iu có thể có 2 trường hợp khác nhau:
- Iu CS (Iu chuyển mạch kênh): Iu CS để kết nối UTRAN với CN chuyển
mạch kênh.
- Iu PS (Iu chuyển mạch gói): Iu PS để kết nối UTRAN với CN chuyển mạch
gói.

Một UTRAN chỉ có thể kết nối đến một điểm truy cập CN.

1.4. Giao diện Iur (RNC – RNC)

Iur là giao diện vô tuyến giữa các bộ điều khiển mạng vô tuyến. Lúc đầu giao diện
này được thiết kế hỗ trợ chuyển giao mềm các RNC, trong quá trình phát triển tiêu chuẩn
nhiều tính năng đã được bổ sung để giao diện Iur đảm bảo 4 chức năng sau:

- Hỗ trợ tính di động cơ sở giữa các RNC.


- Hỗ trợ kênh lưu lượng riêng.
- Hỗ trợ kênh lưu lượng chung.
- Hỗ trợ quản lý tài nguên vô tuyến toàn cầu.
1.5. Giao diện Iub (RNC – Node B)

Giao diện Iub định nghĩa cấu trúc khung và các thủ tục điều khiển trong băng cho
từng kiểu kênh truyền tải các chức năng chính của Iub như sau:

- Chức năng thiết lập, bổ sung, giải phóng và tái thiết lập một kết nối vô tuyến đầu
tiên của một UE và chọn điểm kết cuối lưu lượng.
- Khởi tạo và báo cáo các đặc thù cell, Node B, kết nối vô tuyến.
- Xử lý các kênh riêng và kênh chung.
- Xử lý kế hợp chuyển giao.
- Quản lý sự cố kết nối vô tuyến.

2. Các giao diện trong mạng lõi CN

2.1. Giao diện Gs (MSC-SGSN).


Giao diện Gs là giao diện giữa SGSN và MSC/VLR, nhằm trao đổi thông tin về vị
trí, tìm gọi phối hợp phân phối và sử dụng tài nguên vô tuyến để hỗ trợ cho những thuê
bao kết nối vào cả 2 hệ thống WCDMA và GSM. Giao diện này sử dụng báo hiệu số 7.
Tại giao diện này, BSSAP+ (Base Station System Application Part +): là bộ phận
của BSSSAP nhằm hỗ trợ cho viêc báo hiệu giữa SGSN và MSC/VLR.

Gs
BSSAP+ BSSAP+
SCCP SCCP

MTP3 MTP3 BSSAP: Base Station Subsystem Application Part


SCCP: Signaling Connection Control Part.
MTP2 MTP2 MTP: Message Transfer Part.
L1: Layer 1
L1 L1

GGSN/SLR MSC/VLR

Hình: Giao diện Gs

2.2. Giao diện Gr (SGSN – HLR)


Giao diện này kết nối SGSN với HLR bởi báo hiệu số 7, nó cung cấp khả năng
truy cập tới tất cả các nút trong mạng bởi báo hiệu số 7, bao gồm HLR của nội PLMN và
HLR của mạng PLMN khác nhằm mục đích tham chiếu vị trí thuê bao GPRS.
2.3. Giao diện Gf (SGSN –EIR)
Giao diện Gf là giao diện giữa SGSN và EIR nhằm hỗ trợ cho các thủ tục xác nhận
khi thuê bao đang thực hiện quá trình kết nối vào mạng bằng cách hỏi só IMEI của thuê
bao MS.
Tại giao diện nà, giao thức MAP hỗ trợ cho báo hiệu giữa hai phần tử SGSN và
EIR phục vụ vho việc nhận dạng thiết bị đầu cuối.
2.4. Giao diện Gd (SGSN --- SMS-GMSC, SGSN --- SMS-IWMSC).
Giao diện Gd là giao diện giữa SGSN với SMS-GMSC và SGSN với SMS-
IWMSC cho phép sử dụng dịch vị SMS trong mạng. Giao diện này sử dụng báo hiệu số
7.
2.5. Giao diện Gn (SGSN-GGSN):

Giao diện Gn là giao diện giữa SGSN với GGSN để điều khiển báo hiệu (quản lý
di động , quản lý phiên) và truyền dẫn dữ liệu của người dùng (User) trên các mạng trục
khi thuê bao di chuyển từ SGSN này sang SGSN khác.

GTP – GPRS Tunnelling Protocol: là giao thức đường hầm cho phép truyền các
bản tin báo hiệu cũng như dữ liệu của người dùng trên mạng trục WCDMA thông qua
đường hầm (tunel)
TCP/UDM (Transmission Control Protocol/User Datagram Protocol): Chuyển các
bản tin báo hiệu giữa SGSN và GGSN

Gd, Gf, Gr

MAP MAP

TCAP TCAP

SCCP SCCP

MTP3 MTP3 MAP: Mobile Application Part


TCAP: Transaction Capabilities Application Part
SCCP: Signaling Connection Control Part.
MTP2 MTP2 MTP: Message Transfer Part.
L1: Layer 1
L1 L1
MSC (for SMS),
GGSN/SLR
EIR, HLR

Hình: Giao diện Gd, Gf, Gr dựa trên báo hiệu số 7

2.6. Giao diện Gc (GGSN và HLR).

Giao diện Gc là giao diện giữa HLR. Có 2 cách thiết lập tuyến báo hiệu giữa GGSN và
HLR.

 Nếu giao diện SS7 được cài đặt trong GGSN thì giao thức MAP được sử dung để
trao đổi thông tin giữa GGSN và HLR.
 Nếu giao diện SS7 không được cài đặt trong GGSN thì GGSN và HLR phải giao
tiếp thông qua một GGSN trung gian. Nút trung gian này phải có khả năng hỗ trợ
2 nhóm giao thức.
- Một nhóm giao thức để giao tiếp GGSN (GTP)
- Một nhóm giao thức sử dụng báo hiệu số 7 để gia tiếp với HLR (MAP)
Gc

MAP MAP

TCAP TCAP

SCCP SCCP

MTP3 MTP3 MAP: Mobile Application Part


TCAP: Transaction Capabilities Application Part
SCCP: Signaling Connection Control Part.
MTP2 MTP2 MTP: Message Transfer Part.
L1: Layer 1
L1 L1

GGSN HLR

Gc Gn

MAP MAP
GTP GTP
TCAP TCAP MAP: Mobile Application Part
TCAP: Transaction Capabilities Application Part
SCCP SCCP UDP UDP SCCP: Signaling Connection Control Part.
MTP: Message Transfer Part.
MTP3 MTP3 IP IP L1: Layer 1
GTP: GPRS Tunnelling Protocol
MTP2 MTP2 L2 L2 UDP: User Datagram Protocol.
IP: Internet Protocol
L1' L1' L1 L1

HLR SGSN GGSN



Hình 3.19 Hai trường hợp của giao diện Gn

Giao diện Gp:


Giao diện Gp là giao diện giữa hai GGSN trong các mạng PLMN khác nhau. Giao
diện này có chức năng giống Gn, ngoài ra nó còn cung cấp Firewall và tất cả các chức
năng hỗ trợ cho kết nối liên mạng WCDMA
Giao diện Gi:
Giao diện Gi là giao diện giữa GGSN và mạng số liệu bên ngoài mạng X.25, mạng
IP, intranet, internet… nhằm phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu thuê bao di động và các
mạng ngoài.
B. CÁC KÊNH TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM

You might also like