You are on page 1of 1

Bài tập 3

Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Bà Dung là người phải chịu rủi ro đối với tài sản, vì theo Khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 có quy
định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro
đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác”, mà thời điểm xảy ra cháy chợ và ghe xoài bị hư là sau khi bà Dung đã nhận ghe xoài nên theo quy
định của Bộ luật dân sự 2015 thì bà Dung là người phải chịu rủi ro đối với ghe xoài.

Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Tại thời điểm cháy chợ thì bà Dung là chủ sở hữu số xoài, vì theo Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự có quy
định: “… thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển
giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của
họ chiếm hữu tài sản”, mà tại thời điểm cháy chợ thì ghe xoài đã được bà Thủy chuyển giao cho bà Dung
nên theo quy định pháp luật thì bà Dung là chủ sở hữu số xoài.

Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.

Bà Dung vẫn phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên. Vì bà Thủy đã hoàn tất chuyển giao ghe xoài cho bà
Dung và bà Dung đã trở thành chủ sở hữu của ghe xoài trước khi bị cháy chợ và ghe xoài bị hư nên theo
quy định tại Khoản 1 điều 441 Bộ luật dân sự thì bà Dung phải thanh toán tiền cho bên bán là bà Thủy và
chịu hoàn toàn rủi ro.

You might also like