You are on page 1of 1

Bài tập 2

Câu 1: Đoạn nào của quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/ chị về khẳng định này của Tòa án?

- Trích đoạn khẳng định của Tòa án: Gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị
Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính,
nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu
cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại
nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục
ở. Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không
có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001);
đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì
thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này
trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 Bộ luật
dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, ba
mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này…”
- Suy nghĩ cá nhân: Khẳng định này của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục, vì căn cứ theo Điều 236
của Bộ luật dân sự 2015 về Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật có quy định: “Người chiếm hữu, ngưởi được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm
đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

You might also like