You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

Nội dung thực hiện:


“Bằng những kiến thức lý luận và thực tiễn sinh thái đã học hãy
chứng minh luận điểm cho rằng: Tất cả các biện pháp phòng trừ sinh
vật hại bảo vệ và nuôi dướng các sinh vật có ích đều xây dựng lý luận
của Sinh Thái học”

Học viên : Nguyễn Tấn Lực


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoá học: : 2017 - 2019

Đắk Lắk 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP

Nội dung thực hiện:


“Bằng những kiến thức lý luận và thực tiễn sinh thái đã học hãy
chứng minh luận điểm cho rằng: Tất cả các biện pháp phòng trừ sinh
vật hại, bảo vệ và nuôi dưỡng các sinh vật có ích đều xây dựng lý luận
của Sinh Thái học”

Giáo viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Xuân Thanh


Học viên : Nguyễn Tấn Lực
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoá học : 2017 - 2019
Đắk Lắk 2018
Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................2
II. NỘI DUNG..........................................................................................................3
2. Khái niệm..............................................................................................................3
2.1 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là gì?...........................................................4
2.2 Các thành phần của IPM...................................................................................5
2.3 Hệ thống cấp bậc của IPM (và tại sao điều này quan trọng).........................6
2.4 Những nguy hiểm/ rủi ro về kỹ thuật của việc lạm dụng thuốc BVTV.........6
2.5 Thiên địch và thuốc BVTV................................................................................7
2.6 Phòng trừ sinh học/ phòng trừ hóa học..........................................................10
2.7 Hướng tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ.......................................................12
2.8 Chiến lược làm giảm Vector............................................................................15
2.9 Phương pháp Lý học........................................................................................15
2.10 Phương pháp Cơ học.....................................................................................15
2.11 Phương pháp đấu tranh Sinh học (biocontrol)............................................15
2.12 Pheromones.....................................................................................................16
2.13 Nông sản Hữu cơ............................................................................................17
2.14 Quản lý theo ITAB – chế phẩm nông dược (Phytopharmaceutical
Products) có nguồn gốc thảo mộc, áp dụng tại Bỉ, Châu Âu..............................17
3. Bảo vệ thực vật theo hướng nông nghiệp sinh thái.........................................17
3.1 Bảo vệ thực vật đang một ngã rẽ quan trọng................................................18
3.2 Triển khai phương pháp acp trên đồng ruộng..............................................19
3.3 Giải pháp để triển khai thành công acp trong một tình huống sản xuất
nhất định.................................................................................................................20
3.4 Ứng dụng các nguyên tắc acp trên đồng ruộng.............................................20
3.5 Các mô hình bảo vệ cây trồng theo hướng nông nghiệp sinh thái:.............22
III. KẾT LUẬN......................................................................................................23
Tài liệu tham khảo....................................................................................................24

1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý sâu bệnh hại trên nền tảng hữu cơ (organic-based plant protection)
mang tính chất mềm dẽo và linh họat, không hoàn toàn như nông nghiệp hữu cơ
theo nguyên tắc IFOAM, có vận dụng trong những trường hợp bắt buộc phải
dùng hóa học o Nông nghiệp hữu cơ làm cho đất khỏe, động vật và thực vật đều
khỏe, con người và hành tinh của chúng ta không tách rời nhau, luôn phụ thuộc
nhau. o Quản lý dựa trên nguyên tắc hệ thống sinh thái và chu kỳ sinh học sống
động o Đảm bảo tính thân thiện với môi trường và cơ hội cho tất cả các loài sinh
vật o An toàn môi trường cho thề hệ con người trong tương lai Ngành bảo vệ
thực đã và đang trãi qua các hình thức quản lý sâu bệnh hại cây trồng như sau: o
BVTV truyền thống: Tránh sự thiệt hại mùa màng bằng cách làm giảm thấp,
hoặc giết chết đối tượng hại (gây tổn thất kinh tế); sử dụng thuốc hóa học để tiêu
diệt đối tượng gây hại. Người ta chỉ sử dụng thuốc khi đối tượng vượt đến
ngưỡng gây hại cho cây (damage threshold). Người ta đã tranh luận nhiều về
ngưỡng kinh tế và ngưỡng gây hại. Ngưỡng kinh tế lệ thuộc nhiều vào năng suất
và giá cả lên xuống của nông sản, nên khó có thể căn cứ vào đây để quyết định
phun thuốc hay không.
Quản lý dịch hại tổng hợp: Tổng hợp nhiều biện pháp sinh học, công nghệ
sinh học, hóa học, canh tác học, cải tiến giống; có xem xét đặc biệt yếu tố môi
trường; khai thác tương tác môi trường và sinh vật có ích; thay thế thuốc hóa
học có hại bằng thuốc ít hại, với thuật ngữ “green chemicals”.
Quản lý sâu bệnh theo phương pháp hữu cơ: (1) Ngăn ngừa sâu bệnh hại,
và cỏ dại thông qua hệ thống cây trồng tối ưu như một nguyên tắc bao quát nhất
(optimized cropping systems); (2) Không tiêu diệt hoàn toàn sâu hại, bệnh hại,
trên cơ sở xác định ngưỡng kinh tế, quản lý sự cân bằng sinh thái; (3) Xây dựng
hệ thống nông nghiệp có tính chất chữa được vấn đề (curative agricultural
system) khi sâu bệnh tấn công, ví dụ như giống cây trồng kháng sâu bệnh, thay
thế thuốc có hại bằng thuốc ít có hại trong trường hợp bắt buộc.

2
II. NỘI DUNG

2. Khái niệm
IPM giúp ích cho mọi người những rủi ro do việc làm dụng thuốc BVTV
ảnh hưởng đến tất cả mọi người: nông dân – rõ ràng là, vì những nguy cơ đối
với sức khỏe và mất khả năng kiểm soát dịch hại như tái bùng phát dịch bệnh và,
nếu hiện tượng kháng thuốc xảy ra, thì nông dân có thể phun thuốc (tăng chi
phí) cho đến khi thuốc không còn tác dụng; công ty và các đại lý thuốc BVTV -
do mất uy tín và nếu hiện tượng kháng thuốc xảy ra, họ có thể mất cơ hội kinh
doanh vì người nông dân chọn các loại thuốc từ những công ty khác; người tiêu
dùng - thuốc không hiệu quả làm giảm khả năng kiểm soát dịch hại: do đó có thể
làm chi phí thực phẩm tăng lên và khi nông dân tăng liều phun lên thì càng làm
tăng nguy cơ về dư lượng thuốc. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) có thể được
xem là chiến lược tổng thể nhằm khắc phục những rủi ro này, bằng việc kết hợp
quản lý dịch hại với các khía cạnh khác của sản xuất cây trồng, bao gồm cả các
kỹ thuật về nông học.
IPM xem xét: Hiệu quả kinh tế của quản lý dịch hại, Làm thế nào giảm
thiểu rủi ro do sử dụng thuốc BVTV, không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ và môi
trường mà còn giảm chi phí cho nông dân ở mức tối thiểu và tránh các nguy cơ
như kháng thuốc và tái phát dịch hại. Cách tốt nhất để sử dụng các sản phẩm
BVTV: hay còn gọi là sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm. Trước khi quan tâm
đến việc sử dụng thuốc có trách nhiệm kỹ hơn, chúng ta cần phải xem xét các
thành phần khác nhau của IPM. Dịch hại là gì? Dịch hại: là thuật ngữ dùng để
chỉ bất kỳ loài sinh vật nào gây thiệt hại tới cây trồng hay giá trị sản phẩm của
cây trồng, bao gồm:
Côn trùng: Rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi…
Nhuyễn thể (động vật thân mềm): Sên, ốc…
Động vật có xương sống: Chuột đồng và chuột nhắt (chuột nhà)
Vi sinh vật: Nấm, vi khuẩn, protozoa, vi-rút....gây bệnh cây:
 Bệnh do nấm: đạo ôn, đốm vằn
 Bệnh do vi khuẩn: cháy bìa lá
 Bệnh do vi-rút: lùn xoắn lá, tungro
 Bệnh do tuyến trùng: tuyến trùng bướu rễ
Cỏ: bất kỳ cây trồng mọc ở nơi mà con người không mong muốn

3
Phòng trừ dịch hại: là các biện pháp khắc phục được sử dụng khi dịch hại
đã trở thành vấn đề. Chủ yếu dựa vào thuốc BVTV, và thường được dùng để làm
giảm mật số dịch hại xuống mức thấp nhất có thể hoặc diệt trừ chúng hoàn toàn.
Quản lý dịch hại: bao gồm các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp
khắc phục, để quản lí mật số của dịch hại đạt mức dưới ngưỡng thiệt hại

2.1 Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là gì?


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), trong cuốn
Quy tắc ứng xử quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc BVTV (2014), hiện định
nghĩa “IPM” là “...việc xem xét một cách cẩn thận tất cả các kỹ thuật phòng trừ
dịch hại hiện có và phối hợp các biện pháp phù hợp để giảm mật số dịch hại, và
chỉ sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp can thiệp khác khi quần thể dịch hại
tới ngưỡng kinh tế nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con
người, động vật và/hay môi trường. IPM nhấn mạnh rằng sự phát triển của cây
trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến
khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên”.
Hay nói cách khác, IPM ghi nhận các mức độ khác nhau về rủi ro: bao gồm
khả năng kinh tế trang trại, môi trường, sức khỏe của nông dân, sự phá hoại của
dịch bệnh, và khả năng tiếp tục quản lý dịch hại trong trung và dài hạn. Quy tắc
ứng xử cũng phân công trách nhiệm cho tất cả các cấp, bao gồm: “...Chính phủ,
các tổ chức quốc tế, ngành sản xuất thuốc BVTV, ngành sản xuất dụng cụ phun
thuốc, người kinh doanh thuốc BVTV, người khai thác dịch vụ kiểm soát dịch
hại (PCOs), ngành thực phẩm và các ngành khác....” tức là tất cả mọi người đều
có một “lợi ích chung về thuốc BVTV”.

2.2 Các thành phần của IPM


Phòng trừ tự nhiên: đề cập đến yếu tố phòng trừ sâu hại bằng một tiến trình
tự nhiên, không có tác động bởi con người (thời tiết, đất, nước, nhiệt độ cao hay
thấp, thiên địch…).
Phòng trừ bằng biện pháp sinh học: trong tiến trình tự nhiên, việc dùng các
tác nhân phòng sinh học để làm giảm dịch hại được coi là phòng trừ bằng biện
pháp sinh học. Nó đề cập tới việc sử dụng các vi sinh vật sống (nhóm côn trùng
bắt mồi, ăn thịt, nhóm côn trùng ký sinh, và nhóm vi sinh vật gây bệnh như nấm,
vi khuẩn, vi-rút, tuyến trùng và protozoa) để giữ mật số dịch hại dưới mức thiệt
hại kinh tế (ngưỡng kinh tế). Có thể đưa thiên địch vào để phòng trừ dịch hại,
4
tuy nhiên, trong canh tác lúa, thì việc bảo tồn thiên địch tồn tại tự nhiên trên
đồng ruộng được xem là cơ chế phòng trừ sinh học quan trọng nhất.
Phòng trừ bằng biện pháp canh tác: Biện pháp canh tác là những phương
pháp kết hợp các kỹ thuật đồng ruộng để tạo ra một môi trường cây trồng mà nó
không thuận lợi cho sự sinh tồn, phát triển, sinh sản của dịch hại, và làm giảm sự
phát triển và thiệt hại do dịch hại gây ra.
 Cày sâu và phơi đất để diệt nguồn bệnh, nhộng của côn trùng và hạt
cỏ,
 Sạ với mật độ phù hợp,
 Xen kẽ sản phẩm (luân canh cây trồng)…
Phòng trừ bằng biện pháp cơ học/vật lý: là biện pháp kiểm soát nhằm tiêu
diệt dịch hại gián tiếp hay trực tiếp, nhưng không dùng chất hóa học (bắt tay,
bẫy đèn, bẫy màu vàng, vợt bắt côn trùng, làm luống và phủ bạt, làm bờ…).
Các tác nhân phòng trừ: sử dụng thuốc BVTV hóa học hay thuốc BVTV
sinh học, bao gồm: thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ tuyến
trùng, thuốc diệt chuột, thuốc diệt ốc…

2.3 Hệ thống cấp bậc của IPM (và tại sao điều này quan trọng)
Cùng nhau hoạt động chứ không phải chống lại – Tiến trình phòng trừ tự
nhiên là một khái niệm quan trọng trong IPM: cùng với cơ chế phòng trừ sinh
học (thiên địch), phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác và chọn giống thích hợp, thì
có thể tránh được các vấn đề về dịch hại.
Do đó nền tảng của quản lý dịch hại tổng hợp hiệu quả là trồng một vụ mùa
khỏe mạnh, tuy nhiên cần thực hiện giám sát: thường xuyên theo dõi tình trạng
sức khỏe tổng thể của ruộng lúa và mức độ dịch hại, không để bùng phát quá
nhiều, kết hợp với hành động can thiệp thực hiện dựa trên cơ sở ngưỡng hành
động: như được giới thiệu bên dưới.
Quản lý dịch hại bằng hành động can thiệp, khi cần thiết, bao gồm việc sử
dụng các tác nhân phòng trừ một cách an toàn, bền vững, đúng đắn, hiệu quả và
tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, khi cần thiết, IPM có thể được miêu tả theo mô hình kim tự tháp,
với nền tảng của mô hình này là tiến trình phòng trừ tự nhiên và đỉnh tháp là
hành động ra quyết định và can thiệp hợp lý (sử dụng thuốc BVTV hóa học hay
không):

5
2.4 Những nguy hiểm/ rủi ro về kỹ thuật của việc lạm dụng thuốc BVTV
Tính kháng Chúng ta đã được nhắc về những nguy hiểm/ rủi ro của việc
phát triển tính kháng thuốc, bởi việc sử dụng liên tục các thuốc BVTV có cùng
cơ chế tác động. Tính kháng thuốc có thể đến với tất cả các loại thuốc BVTV
(thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, .v.v...) và những khuyến cáo chuyên
biệt đã được thực hiện bởi Ủy ban Hành động kháng thuốc - được điều phối bởi
CropLife International.
Kết quả là mất hiệu quả của sản phẩm: với sự mất kiểm soát dịch hại làm
cho nông dân tin rằng phải tăng liều lượng thuốc sử dụng và làm tăng thêm nguy
hiểm về dư lượng tồn dư cao, cho đến khi sản phẩm trở nên vô dụng. Vì thế tất
cả đều phải hứng chịu từ hiện tượng này: nông dân, các công ty thuốc BVTV và
người tiêu dùng.

2.5 Thiên địch và thuốc BVTV


Thuật ngữ “thiên địch” gồm các loài loài sinh vật có ích được sử dụng để
kiểm soát các loại sâu hại gây bệnh.
- Đây là các loài côn trùng có sẵn trong hệ sinh thái ở địa phương hoặc
nhập nội từ nước ngoài.
- Các loài thiên địch, hay còn được gọi là tác nhân phòng trừ sinh học
(BCA), được chia ra làm 3 nhóm chính: nhóm côn trùng ký sinh, nhóm
côn trùng bắt mồi, ăn thịt, và nhóm vi sinh vật gây bệnh.
Nhóm côn trùng ký sinh
Nhóm này được gọi là “nhóm côn trùng ký sinh” vì không giống như
những “ký sinh trùng” thật sự, nhóm côn trùng này giết chết vật chủ. Chúng ký
6
sinh bên trong cơ thể (nội ký sinh) hoặc bên ngoài cơ thể (ngoại ký sinh) của
một số loài sâu hại dưới dạng tấn công hay sử dụng hết hoàn toàn các mô của cơ
thể vật chủ. Các loài côn trùng ký sinh khác nhau sẽ tấn công sâu hại ở các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau bao gồm: trứng, ấu trùng, thành trùng.
Nhóm ký sinh phần lớn là các loài ong hoặc ruồi ký sinh, thành trùng sống
tự do, ăn mật hoa, giọt mật và chất lỏng cơ thể của con chủ.
Ví dụ như ong Tetrastichus schoenobii ký sinh trên trứng và nhộng của sâu
đục thân. Nhiều con ong có thể ký sinh trên một ổ trừng của sâu đục thân.
Hiện tượng ký sinh trứng tự nhiên của sâu đục thân lúa do các loài ong
Tetrastichus, Telenomus và Trichogramma là rất cao và nên được bảo tồn, trong
khi đó, với trường hợp của muỗi cuốn lá hành, thì mức độ ký sinh trứng và sâu
non cao do ong ký sinh Platygaster oryzae Cameron có thể được khai thác trên
đồng ruộng. Hiện tượng ký sinh trên sâu non và nhộng của sâu cuốn lá trong
điều kiện tự nhiên cũng cao và hiệu quả.
Nhóm côn trùng bắt mồi, ăn thịt
Nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt là những sinh vật tấn công sâu hại và giết
chúng rất nhanh bằng cách ăn thịt hoặc hút dịch cơ thể của sâu hại. Ví dụ như
nhện thường săn bắt và giữ côn trùng gây hại bằng mạng nhện, rồi sau đó tiêu
diệt bằng cách hút hết mô trên cơ thể con mồi.
Các ấu trùng và thành trùng của nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt có thể tấn
công con mồi. Nhóm côn trùng bắt mồi ăn thịt có phổ thức ăn côn trùng rất
rộng. Một con côn trùng bắt mồi ăn thịt có thể ăn nhiều loài côn trùng khác
nhau.
Nhện, bọ rùa, kiến 3 khoang, bọ cánh cứng, bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus
lividipennis), bọ xít nước, ruồi.v..v... là nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt của sâu
hại lúa. Nhện là côn trùng bắt mồi ăn thịt quan trọng nhất trên ruộng lúa. Nhóm
côn trùng mắt mồi ăn thịt khác như bọ rùa, kiến 3 khoang, bọ cánh cứng, bọ xít
mù xanh, bọ xít nước, ruồi.v..v... cũng có tác dụng giữ cho mật số sâu hại trên
ruộng lúa duy trì ở mức thấp.
Đối với các loài rầy hại lúa, sự hoạt động của nhóm côn trùng bắt mồi ăn
thịt như các loài nhện (Pardosa, Tetragnatha, Argiope, Araenus, Oxyopes) và bọ
xít mù xanh, Cyrtorhinus lividipennis là rất phổ biến và nổi trội trên ruộng lúa.

Nhóm vi sinh vật gây bệnh


7
Vi sinh vật gây bệnh thường là loài vi sinh vật gây bệnh cho các loại côn
trùng có hại cho cây trồng (gồm vi rút gây bệnh, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn
bào và tuyến trùng)
Ví dụ như rầy, bọ xít, sâu cuốn lá lúa bị nhiễm nấm ký sinh côn trùng trong
tự nhiên như nấm xanh Metarhizium, nấm trắng Beauveria, và nấm bột
Nomuraea…

Sự tái bộc phát: tránh gây bộc phát rầy nâu Nông dân hiểu tốt hơn về nhu
cầu xử lý tối hảo thuốc trừ sâu nói chung là để bảo tồn thiên địch (nhóm các côn
trùng bắt mồi/ăn thịt có lợi và nhóm côn trùng ký sinh) và giảm bớt việc sử dụng
các loại thuốc BVTV hóa học không cần thiết. Vấn đề này đặc biệt gay gắt ở nơi
thuốc trừ sâu phổ rộng (như organophosphates, pyrethroids, avermectins) đã,
đang và được sử dụng dư thừa trên lúa, dẫn đến hậu quả cay đắng về sự tái bộc
phát rầy nâu trải rộng ở Việt Nam và hầu hết các nước Châu Á khác.

Một nghiên cứu gần đây hơn so sánh sử dụng thuốc trừ sâu gốc pyrethroid
đối với sâu cuốn lá, một loại côn trùng gây hại được phun thuốc phổ biến, đã
cho thấy rằng mật số rầy nâu có ảnh hưởng ngược trở lại do bởi giảm các côn
trùng bắt mồi, ăn thịt, trong lô áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đã
không cho thấy sự tái bộc phát. Vì thế, Cục BVTV nên có lời khuyên mạnh mẽ
hơn cho nông dân là KHÔNG sử dụng thuốc BVTV trong 40 ngày đầu sau khi
sạ/cấy và không sử dụng thuốc BVTV có phổ tác dụng rộng nơi có sự nguy
hiểm của bộc phát rầy nâu. Ở các giai đoạn sau, thuốc trừ sâu phải được sử dụng
thận trọng và nghiêm khắc phù hợp với ngưỡng hành động.

2.6 Phòng trừ sinh học/ phòng trừ hóa học


Tác nhân phòng trừ sinh học (BCA) dễ ứng dụng nhất trong chiến lược
quản lý dịch hại tổng hợp thích hợp và nhấn mạnh về biện pháp can thiệp đúng
lúc cùng với việc thăm đồng thường xuyên, can thiệp chỉ ở nơi nào cần tác động.
Các loại BCA phải được tạo ra sẵn sàng khi nông dân cần. Một sáng kiến của
GIZ nhằm đẩy mạnh BCA là những sản phẩm có khả năng hỗ trợ về kỹ thuật và
môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh doanh nhỏ và vừa. Trong thực tiễn,
tác nhân phòng trừ sinh học (BCA) được phân thành 4 nhóm sản phẩm:
Tác nhân phòng trừ thuộc về vi sinh (gọi tắt là vi sinh vật hoặc sinh vật có
kích thước nhỏ)
8
Tác nhân phòng trừ thuộc về sinh vật có kích thước lớn (gọi tắt là sinh vật
có kích thước lớn),
Các chất bán hóa học (phần lớn là pheromone, kairomone, v.v...),
Sản phẩm tự nhiên (các chất ly trích từ cây trồng hoặc “thuốc thảo mộc”,
các chất lên men hoặc các sản phẩm khác).
Trong đó, vi sinh vật và nhiều “sản phẩm tự nhiên” thường được gọi là
“thuốc BVTV sinh học”. Tuy nhiên một số sản phẩm lên men vẫn còn gây tranh
cải và không thống nhất chung xem chúng có bao gồm là thuốc BVTV sinh học.
Tương tự như vậy, việc điều chỉnh các kiểu thực vật có một số khó khăn nhất
định, bởi vì chúng thường bao gồm các phức hợp của các hoạt chất, nơi có các
tính độc/độ độc riêng biệt không thể xác định được. Các tác nhân sinh học có thể
có các nhu cầu sử dụng đặc biệt và, như với các tác nhân phòng trừ sinh học
(BCA) khác, bao gồm loại vi sinh vật với các đặc tính và yêu cầu thay đổi khác
cho sản xuất, qui định và đặc điểm kỹ thuật. Với các sinh vật có kích thước lớn,
một sự khác biệt rút ra được là giữa nhóm côn trùng bắt mồi/ăn thịt với nhóm
côn trùng ký sinh (thường đối với phòng trừ sinh học “cổ điển” ) và các loài bản
địa. Các chất bán hóa học được định tính bằng liều lượng sử dụng cực kỳ thấp
và nguy hiểm về độ độc, chúng có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc
trừ sâu truyền thống trong bẫy bả, vì thế giới hạn tác động đến môi trường.
Phòng trừ sinh học không thích hợp chung cho quản lý tất cả các dịch hại
và vẫn còn những bằng chứng và nhiệm vụ duy trì/liên tục của thuốc BVTV hóa
học. Tuy nhiên, với việc gia tăng tỷ lệ của các sản phẩm tự nhiên và sản phẩm
tương tự chúng, có một số hệ thống sử dụng phòng trừ sinh học như một thành
phần chính trong chiến lược quản lý cây trồng bao gồm lúa, rau và cây ăn trái
mà nhiều nghiên cứu đã mô tả. Các tác nhân phòng trừ sinh học cá thể, với bản
chất của chúng đã giới hạn một số lượng hạn chế đối tượng phòng trừ và không
thể so sánh với thuốc hóa có tác dụng “phi thường”. Mặc dù vậy, các sản phẩm
từ nấm Metarhizium đã và đang được phát triển, Metarhizium đã có sẳn- để sử
dụng trên lúa, vì thế chúng được bao gồm trong bảng Cơ chế tác động thích hợp
cho rầy nâu (giúp quản lý cả về tính kháng và sự tái bộc phát.

9
2.7 Hướng tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ
Xây dựng chiến lược bảo vệ thực vật nhằm mục tiêu loại trừ các nguyên
nhân làm xuất hiện hay bộc phát đối tượng gây hại cây trồng và tạo ra các điều
kiện phục vụ cho quản lý dịch hại thành công.
Phương pháp gián tiếp trong BVTV: ngăn ngừa dịch hại thông qua hệ
thống canh tác thân thiện với môi trường, sử dụng giống kháng, giống chống
chịu.
Phương pháp trực tiếp BVTV: đấu tranh sinh học (biocontrol), cơ – nhiệt
học (mechanical and thermic methods).
Trong chiến lược bảo vệ thực vật của Daniel – ETH (2014), người ta tạo ra
một hình tháp mà đáy là “tính bền vững của tự nhiên và nguồn bảo tồn trong
tự nhiên” làm cơ sở. Sau đó mới xây dựng vùng canh tác phù hợp với sinh thái,
có tính chọn lọc về giống cây trồng, cũng như mùa vụ canh tác. Cao hơn một
chút là tính đa dạng sinh học với quần thể thiên địch được duy trì (bao gồm con
ăn mồi và ký sinh). Kế đến là tiếp cận với cách thức “biocontrol”, sử dụng vi
khuẩn, virus, côn trùng có ích. Ưu tiên sau cùng là thuốc sâu, thuốc diệt khuẩn,
diệt cỏ, pheromones, phương pháp cơ học.
Như vậy việc bảo tồn tài nguyên sinh vật trong tự nhiên là nền tảng vững
chắc nhất theo chiến lược này.
Trong phương pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại xảy ra: Stoeva (2014) đề ra
lý thuyết “suitable production site” (nơi sản xuất hợp lý), cây trồng thích nghi
với đất và khí hậu, điều kiện tăng trưởng và phát triển của cây trồng tối hảo, cây
che bóng, cây trụ đỡ (support) không là ký chủ phụ của sâu bệnh hại, ẩm độ đất,
đặc điểm hóa lý của đất được nghiên cứu kỹ, nhất là quần thể tuyến trùng gây
hại có thể tăng trưởng theo thời gian với điều kiện cho phép. Tác giả nhấn mạnh
yếu tố ánh nắng mặt trời và độ dốc mặt ruộng có tác dụng tích cực trong ngăn
ngừa sâu bệnh hại.
Trong phương pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại xảy ra: Stoeva (2014) đề ra
lý thuyết “suitable production site” (nơi sản xuất hợp lý), cây trồng thích nghi
với đất và khí hậu, điều kiện tăng trưởng và phát triển của cây trồng tối hảo, cây
che bóng, cây trụ đỡ (support) không là ký chủ phụ của sâu bệnh hại, ẩm độ đất,
đặc điểm hóa lý của đất được nghiên cứu kỹ, nhất là quần thể tuyến trùng gây
hại có thể tăng trưởng theo thời gian với điều kiện cho phép. Tác giả nhấn mạnh

10
yếu tố ánh nắng mặt trời và độ dốc mặt ruộng có tác dụng tích cực trong ngăn
ngừa sâu bệnh hại.
Các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng tích cực là tiểu khí hậu (micro
climate) vùng canh tác, phì nhiêu đất đai và cách tiếp cận với dinh dưỡng trong
đất, địa hình canh tác, hệ thống môi sinh tự nhiên (natural ecosystem). Stoeva
(2014) kết luận rằng những kỹ thuật canh tác hữu cơ đều có thể giúp nông dân
tự bảo vệ mùa màng và luôn gắn liền với môi trường canh tác.
Quản lý dinh dưỡng là chìa khóa trong ngăn ngừa sâu bệnh hại có tính chất
kinh điển nhất. Hàm lượng hữu cơ trong đất phải được quản lý theo hướng có lợi
nhất cho cây sử dụng các phân khoáng hiệu quả cao. Đi liền với hữu cơ trong
đất là hoạt động của biết bao vi sinh vật có ích và nhiều loài sinh vật khác, đóng
vai trò dịch vụ tự nhiên trong kiểm soát đối tượng gây hại, hoặc hạn chế quần
thể của chúng dưới ngưỡng gây hại. Phân chuồng, phân xanh, phân ủ được nhấn
mạnh với sự tương tác của các chủng vi sinh, nhằm thúc đẩy quá trình mong
muốn xảy ra thuận lợi trong đất.
Kỹ thuật canh tác có tác động lớn đến vai trò phòng ngừa này, mang tính
giáo trình từ nhiều năm nay. Canh tác chống “soil compaction” (đất chai cứng),
chống sa mạc hóa, chống suy thoái / thoái hóa đất, xét về độ phì nhiều,.. là
những hợp phần được thảo luận hiều nhất (Stoeva 2014). Cày đất với tần suất
bao nhiêu là vừa, luân canh/xen canh, bón phân cân đối là nội dung tuy cũ,
nhưng vẫn còn mới trong nông nghiệp hữu cơ, với khái niệm “green
fertilization” (phì nhiêu xanh, thân thiện môi trường). Sức khỏe của rễ gắn liền
với sức khỏe của cây, giúp cây tăng cường hệ thống tự bảo vệ, hệ thống miễn
nhiễm.
Biện pháp luân canh (crop rotation) được bình luận khá dài trong nông
nghiệp hữu cơ, với những lợi ích như sau: (1) cải thiện được cấu trúc đất; (2) gia
tăng độ phì nhiêu đất; (3) quản lý cỏ dại, sâu bệnh; (4) giảm thiểu nhiều rủi ro
trong nông nghiệp; (5) gia tăng sự cố định đạm thông qua vi khuẩn cộng sinh
của cây họ đậu; (6) cải tiến được cân đối N-P-K cả hai nguồn phân hữu cơ và vô
cơ.
Ví dụ luân canh trong BVTV tại Châu Âu (Karov et al., AUP, 2013): Năm
thứ nhất (2005) trồng cỏ alfalfa: cung cấp nguồn cỏ khô chất lượng tốt, tăng độ
phì đất, cải thiện có nhiều nguồn bệnh trong đất. Năm thứ hai (2006) trồng Cải
bó xôi (spinach) và lúa mì. Năm thứ ba (20078) trồng Khoai tây. Năm thứ tư
11
(2008) trồng Cà rốt và hành tây: ức chế pathogen trong đất, ngăn ngừa nấm Psila
rosae và Delia radicum. Năm thứ năm (2009) trồng Ớt. Năm thứ sáu (2010)
trồng Lúa mạch đen (Rye) và đậu đỗ mùa đông (winter pea). Năm thứ bảy
(2011) trồng Cà chua và tỏi tây (leek): cho kết quả phòng chống pathogen trong
đất tốt. Năm thứ tám (2012) trồng Đậu cô ve (bean) và đậu Hà Lan (pea): làm
giàu đất với N hữu cơ. Sau đó (2013), thực hiện kế hoạch trồng Lúa mạch và
bắp cải.
Phòng ngừa bằng biện pháp canh tác bao gồm: 1. Xen canh (intercropping)
2. Trồng từng băng xen kẽ, mỗi băng mỗi loài khác nhau (stripe cropping) 3.
Trồng nối tiếp nhau sau mỗi loài cây trồng khác nhau (relay cropping)
Ví dụ trồng xen canh tỏi đen và cần tây (celery) phòng ngừa được bệnh rỉ
sắt và bù lạch; trồng xen bắp và cây họ cà (ớt, cà tím, cà chua) phòng ngừa được
“leaf hopper”; cà rốt trồng xen với tỏi đen phòng ngừa được ruồi đục cà rốt
(carrot fly); tỏi trồng xen dâu tây phòng ngừa được nhiều pathogens
Phòng ngừa bằng đa dạng cây trồng (crop diversity) bao gồm: 1. Cánh
đồng hữu cơ (organic fields) 2. Kết hợp nhiều biện pháp canh tác với nhau
(associated mixed cultures) - Tạo ảnh hưởng đa chiều trong BVTV (multiple
plant protection effect) - Cây cúc calendula trồng rải rác trong líp rau chống
được nhện đỏ (mite) và nhiều pathogens - Cây bông vạn thọ (Tagetes erecta)
hoặc rau dền (Amaranthus) làm bẩy để bắt giữ tuyến trùng có hại.
Giống cây trồng kháng/Chống chịu stress sinh học
Giống thích nghi với điều kiện sinh thái là điều kiện tiên quyết, có những
giống mang tính chất “native variety” (giống bản địa) phải được bảo tồn.
Giống kháng hoặc chống chịu sâu bệnh hại chính Chiến lược giống kháng
là một ngành khoa học rất lớn, sẽ được thảo luận riêng và chuyên sâu. Điều cơ
bản là làm sao quản lý tính kháng này một cách bền vững.

2.8 Chiến lược làm giảm Vector


Những vector có thể được chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm chích hút: rầy mềm, rầy chích hút lá (leaf hopper) truyền bệnh cho
cây
Nhóm lan truyền (transmitters) ví dụ như aphids, cỏ dại

2.9 Phương pháp Lý học


Xử lý nhiệt (heat treatment)
12
Vệ sinh, kiểm dịch (sanitation)
Soil solarization: đối với vùng có nhiệt độ đất vào múa hè cao (>60 0C),
dùng năng lượng này để giết chết pathogen và hạt cỏ dại

2.10 Phương pháp Cơ học


Bẩy đèn
Bẩy màu vàng
Bẩy nước
Băng có chất dính (sticky bands)

2.11 Phương pháp đấu tranh Sinh học (biocontrol)


Định nghĩa đấu tranh sinh học (ĐTSH) của Smith (1919): ĐTSH là
phương pháp điều tiết mật số quần thể của sâu hại, bằng cách sử dụng thiên địch
có trong tự nhiên, hay do người ta nuôi thả ra môi trường.
Tiêu diệt tận gốc sâu hại
Xây dựng những hệ thống sinh thái canh tác gần giống với tự nhiên: gần
đây, người ta sử dụng thuật ngữ công nghệ sinh thái (ecological engineering) để
diễn giải các dịch vụ có lợi xảy ra trên đồng ruộng.
Ví dụ chiến dịch thực hiện “ruộng lúa, bờ hoa” tại đồng bằng sông Cửu
Long (2008-2014).
Quản lý pathogens bằng vi sinh vật ký sinh trên pathogen, vi sinh vật ký
sinh trên côn trùng (nấm xanh, nấm trắng), những con tuyến trùng có tính chất
“entomopathogenic” (ký sinh côn trùng), những tuyến trùng có ích cho nhà
nông.
Trong đấu tranh sinh học, người ta cũng có thể khai thác khả năng ký sinh
của tuyến trùng. Tuyến trùng có khả năng tấn công sâu hại trong đất là quần thể
lớn, với trên 3200 loài tuyến trùng, tương ứng với khoảng 1000 loài côn trùng có
hại.
Tuyến trùng có tính chất “entomopathogenic” (gây bệnh cho sâu) có chu kỳ
sống chỉ vài ngày, cho nên hàng trăm nghìn tuyến trùng non luôn luôn được sinh
ra thông qua nhiều thế hệ mới, trên ký chủ còn tươi. Do đó, tuyến trùng
“entomopathogenic” là một phức hợp tuyến trùng, có mang vi khuẩn tiêu diệt
sâu hại, rất hiệu quả (nematode-bacterium complex).
Người ta còn nghiên cứu và phát triển nhiều loài côn trùng có ích trong đấu
tranh sinh học với côn trùng có hại, ví dụ con “lacewing”, ong ký sinh, ong ăn
13
mồi, bọ rùa ăn mồi, nhện; đặc biệt các loài ong ký sinh khá phổ biến trong nông
nghiệp nhiệt đới. Đây là những đối tượng rất nhạy cảm với thuốc hóa học, nên
quần thể của chúng không ổn định, ít khi trùng khớp với chu kỳ sống của sâu hại
trên đồng ruộng.

2.12 Pheromones
Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa
các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có
thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể khác cùng loài. Đôi khi
chất này còn được gọi là hormone xã hội (social hormone) hay được xem như
một hệ thống thông tin hóa học. Có loài chỉ sản xuất một số ít pheromone, một
số loài khác lại có khả năng sản xuất nhiều hơn. Hệ thống pheromone khá phức
tạp ở các loài côn trùng sống thành xã hội bầy đàn. Thông tin hóa học này khác
với cơ quan thị giác hay thính giác. Sự truyền bá thông tin bởi pheromone tương
đối chậm (pheromone phân tán trong không khí) nhưng tín hiệu của pheromone
được duy trì lâu, xa và đôi khi đến vài km hay xa hơn nữa. Sử dụng “synthetic
sex pheromone” bao gồm
Bẫy pheromones (dục tình hương tự nhiên): chủ yếu để dẫn dụ con đực
Dispensers (chất do người ta bào chế giống như dục tình hương):
diammonium phosphate, pyrethroids (deltamethrin hoặc lambdacyhalothrin)
Bột có tính chất tĩnh điện (electrostatic powder) o Kết hợp với chất triệt
sinh (chemosterilant) với pheromone
Kết hợp với bẩy dính có màu với pheromone
Theo số liệu đã thống kê, có hơn 900 loài côn trùng có hại đã có thể được
người ta áp dụng pheromones để dẫn dụ chúng vào bẩy, và tiêu diệt chúng.
Pheromones và những hóa chất tổng hợp giống như dục tình hương được sử
dụng (1) theo dõi côn trùng; (2) bảo vệ trực tiếp mùa màng; (3) làm xáo trộn sự
thụ tinh của côn trùng; (4) bắt giữ được số lượng lớn con trưởng thành vào bẩy
(mass trapping)

2.13 Nông sản Hữu cơ


Trong bảo vệ thực vật theo hướng hữu cơ, nội hàm về “organic production
and labeling of bio-products” (sản xuất hữu cơ và dán nhãn nông sản này) phải
được pháp luật xác nhận.

14
Ví dụ: đạo luật (EC) No 834/2007 của EU và 889/2008 tiếp theo đó. Người
ta có thể chấp nhận thuốc trừ sâu sinh học (biopesticides), thậm chí thuốc trừ sâu
hóa học (chemical pesticides), với những tiêu chí về ngưỡng tồn dư tối thiểu
(MRL) rất khắc khe, sau một thời gian nhất định nào đó.

2.14 Quản lý theo ITAB – chế phẩm nông dược (Phytopharmaceutical


Products) có nguồn gốc thảo mộc, áp dụng tại Bỉ, Châu Âu.
Chế phẩm nông dược có nguồn gốc từ thảo mộc được định nghĩa trong văn
kiện pháp luật “Article L.253-1”, nghị định số 792 (Decree no. 2009 792), ký
ngày 23 tháng sáu năm 2009, được phép sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. Chế
phẩm hữu cơ vi sinh vật được tham khảo theo Phụ Lục I, văn kiện luật số
91/414/EC (Art. R.253.5). Mỗi chế phẩm nông dược có nguồn gốc từ thảo mộc
đều phải được xác nhận trước khi cho phép sử dụng.

3. Bảo vệ thực vật theo hướng nông nghiệp sinh thái


Nông nghiệp thâm canh, dựa trên các biện pháp áp dụng trong ‘cách mạng
xanh’ như độc canh, gia tăng sử dụng hóa chất nông nghiệp, làm đất cơ giới sử
dụng nhiều nhiên liệu để tăng năng suất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng
của dân số và thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc thâm canh tác động đến môi
trường, ảnh hưởng đến lợi tức của nông dân truyền thống và tác động đến sức
khỏe con người, bao gồm nông dân và người tiêu dùng. Đặc biệt việc sử dụng
các hóa chất tổng hợp trừ dịch hại không theo khuyến cáo hiện nay đặt ra các
vấn đề xã hội ở quy mô toàn cầu. Vấn đề này chỉ có thể được khắc phục qua sự
chuyển đổi căn bản dựa trên tăng cường nhận thức cộng đồng qua nghiên cứu,
phát triển mô hình, huấn luyện nông dân và khuyến cáo có chọn lọc các mô hình
sản xuất nông nghiệp ứng dụng các kỹ thuật canh tác an toàn cho tự nhiên và
môi trường.
Ở châu Á, bảo vệ thực vật/cây trồng theo hướng nông nghiệp sinh thái
(Agroecological Crop Protection – ACP) có lịch sử lâu dài và phong phú. Thực
tế việc nông dân thời xưa nuôi và sử dụng kiến vàng (Oecophylla spp.) để phòng
trừ sâu hại trên vườn cây có múi ở Trung Quốc và Việt Nam là một ví dụ lâu đời
nhất của ACP.
ACP là một khái niệm bảo vệ cây trồng mà dựa trên những nguyên tắc sinh
thái, nhằm mục đích làm cho hệ thống nông nghiệp bền vững hơn. Nói cách
khác, ACP là biện pháp bảo vệ cây trồng nhằm tăng tính bền vững và khả năng

15
phục hồi của các hệ thống canh tác trên thế giới và được định hướng bởi các
‘công nghệ sinh thái’. ACP dựa trên việc triển khai một cách hệ thống các kỹ
thuật canh tác thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có sự tham gia
(SPA), ưu tiên các biện pháp phòng ngừa thay vì phương pháp trừ diệt và chú
trọng vào việc bảo tồn và phát huy sinh vật có ích (loài ăn mồi chân đốt, loài ký
sinh, vi sinh vật ký sinh, loài thụ phấn và loài phân giải chất hữu cơ).

Về bản chất, ACP sử dụng những nguyên lý và biện pháp canh tác trong
bảo vệ cây trồng. Mục đích của ACP là tăng cường chức năng sinh thái trong các
hệ thống canh tác qua tối ưu hóa trực tiếp hoặc gián tiếp các tương tác trong
cộng đồng thực vật, động vật và vi sinh vật. Sức khỏe đất và đa dạng sinh học là
hai trụ cột của ACP. Chúng tạo ra cân bằng hiệu quả của các quần thể trong hệ
thống canh tác cũng như khả năng chống chịu đối với những thiệt hại do sinh vật
gây ra, giảm nguy cơ và mức độ xâm hại, lây nhiễm, bùng phát, dịch bệnh và
xâm nhập của dịch hại.

3.1 Bảo vệ thực vật đang một ngã rẽ quan trọng


Trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng, Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã trở
thành mô hình phổ biến từ những năm 1950, được hình thành dựa trên các khái
niệm do các nhà côn trùng học ở California đưa ra. Tuy nhiên, hiện nay rõ ràng
là rất khó để kết hợp thành công giữa phòng trừ sinh học (dựa vào sử dụng thiên
địch) với phòng trừ bằng biện pháp hóa học (mà có tác động xấu đến thiên địch).
Thêm vào đó, một số mô hình áp dụng phương pháp IPM lại sử dụng thuốc trừ
sâu ở mức độ cao đi ngược lại khái niệm của IPM.

3.2 Triển khai phương pháp acp trên đồng ruộng


Phương pháp ACP được thực hiện chủ yếu bằng việc ngăn ngừa xâm nhập,
ngưng dùng thuốc hóa học, ưu tiên các biện pháp phòng là chính (bảo vệ trước
khi bị xâm hại, sử dụng giống kháng/chống chịu, né tránh sự tấn công của sâu
bệnh, quản lý môi trường sống và quản lý đất) và các kỹ thuật ngăn ngừa xâm
nhập, phương thức canh tác tương thích với ACP và phòng trừ sinh học bảo tồn
(hàng rào vật lý, trồng cây che phủ đất…). ACP không cấm sử dụng các biện
pháp trừ diệt sâu bệnh khi cần thiết, kể cả việc dùng các thuốc hóa học chọn lọc
khi cần thiết dưới sự kiểm soát chặt chẽ để không ảnh hưởng xấu đến các tác
nhân sinh học sẵn có trong vườn.
16
Khi triển khai, cần dành thời gian để phân tích kỹ các chức năng của hệ
sinh thái nông nghiệp và sự tương tác giữa các nhóm thực vật (cây trồng, cây hỗ
trợ và cỏ dại), quần thể động vật (dịch hại là động vật chân đốt, tuyến trùng và
thiên địch) cũng như quần thể visinh vật liên quan (gồm cả loài gây hại và có
ích).
Thêm vào đó, môi trường đất trồng tốt và hệ sinh vật phân giải trong đất đa
dạng là yếu tố chính tạo nên lưới thức ăn chức năng khỏe mạnh cũng như có tác
động tốt tới sức khỏe của cây trồng. Phát hiện sớm các nguy cơ để xử lý kịp thời
bằng biện pháp công nghệ sinh thái sẽ hạn chế sự bộc phát dịch hại và thiệt hại
có thể xảy ra.
ACP dựa trên cách tiếp cận hệ thống trên quy mô rộng về không gian và
thời gian cho tiềm năng phân tán và sống sót của dịch hại và thiên địch trong
đất.
Chiến lược quản lý không chỉ ở quy mô quản lý một vườn cây và một cây
trồng mà xảy ra trên quy mô một cánh đồng và sinh cảnh trên đó, do đó cần sự
hợp tác giữa các đối tác tham gia (quản lý tập thể).
Tất cả các bên liên quan phải tham gia, không chỉ gồm nông dân mà cũng
bao gồm các chuyên gia (để nghiên cứu, thực nghiệm, tập huấn và chuyển giao
kiến thức), cán bộ địa phương, cán bộ quản lý, ban ngành có liên quan đến sinh
cảnh cả khu vực.

3.3 Giải pháp để triển khai thành công acp trong một tình huống sản xuất
nhất định
Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực bảo vệ cây
trồng theo hướng nông nghiệp sinh thái. Để triển khai thành công ACP, cần có
một chương trình quốc gia về ACP và một chiến lược giảm sử dụng thuốc
BVTV. Vì ACP là một phương pháp mới, nó phải được thiết kế và thực hiện trên
một quy mô rộng với sự tham gia của nhiều đối tác liên quan (ngành nông
nghiệp, chính quyền địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán
bộ nông nghiệp và đặc biệt là nông dân mà chấp nhận và hưởng ứng phương
pháp này). Sự phối hợp năng động, tích cực và linh hoạt của các đối tác trong
triển khai một chương trình ACP là cần thiết

17
3.4 Ứng dụng các nguyên tắc acp trên đồng ruộng
Nguyên tắc 1: Phòng trừ sinh học theo hướng bảo tồn là yếu tố chính của
ACP, bao gồm các biện pháp như: ngừng ngay việc sử dụng thuốc hóa học, tạo
môi trường sống thích hợp cho thiên địch nhưng không thích hợp cho sâu bệnh,
thiết kế hệ thống canh tác và kế hoạch quản lý cây trồng giúp bảo tồn thiên địch.
Các kỹ thuật phòng trừ sinh học khác (du nhập giới thiệu thiên địch hay qua
nhân nuôi phóng thích thiên địch) cũng có thể được sử dụng kết hợp nhằm tăng
hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Tăng cường đa dạng sinh học đòi hỏi quản lý tốt hệ sinh thái
nông nghiệp cả về không gian và thời gian: quản lý/định hướng tốt hệ thực vật
tại chỗ; đa dạng trong luân canh cây trồng; trồng cây phủ đất đa mục tiêu; xen
canh với nhiều loại hay giống cây trồng khác nhau; quản lý tốt các hệ nông sinh
thái (các luống hoa, hàng rào, đất hoang, mương, kè, hành lang); thiết kế lại các
lô cây trồng không phù hợp hoặc quá rộng để có thể thay đổi số lượng, quy mô
và bản chất của đa dạng sinh học thực vật để hiệu quả hơn. Tăng cường đa dạng
sinh học thực vật để thúc đẩy đa dạng sinh học động vật. Tối ưu hóa tương tác
giữa hai quần thể này là chìa khóa để hệ sinh thái hoạt động tốt và hiệu quả
(xem nguyên tắc 1).
Nguyên tắc 3: Cải thiện sức khỏe đất bao gồm việc tối ưu hóa tương tác
giữa các đặc tính của đất với khí hậu và kỹ thuật canh tác. Mục tiêu là để cải
thiện chất lượng đất (hàm lượng chất hữu cơ, cấu trúc, đặc tính hóa lý như pH và
khả năng oxy hóa khử và chức năng sinh học) và để bảo vệ đất, chống xói mòn
và giảm bốc thoát hơi nước bằng việc sử dụng các biện pháp canh tác bền vững
thân thiện với môi trường, nhằm hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Qua đó, sức
khỏe cây trồng được cải thiện và gia tăng tính chống chịu đối với sâu bệnh.
Nguyên tắc 4: Áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp giúp cây trồng cải
thiện khả năng chống chịu với thiệt hại do sinh vật gây ra (biotic stress) như sự
tấn công của sâu bệnh hại và sự cạnh tranh của cỏ dại.
Cần kết hợp các kỹ thuật bao gồm: sử dụng các giống kháng/chống chịu và
kỹ thuật canh tác thích hợp giúp cây trồng ít mẩn cảm với sâu bệnh (phương
pháp né tránh, gây ngạt thở, thay đổi kiến trúc hay điều kiện sinh lý của cây để
ngăn trở sâu bệnh (thí dụ như thay đổi lịch xuống giống, mật độ trồng, bón phân
tưới nước, tỉa thưa thích hợp)

18
3.5 Các mô hình bảo vệ cây trồng theo hướng nông nghiệp sinh thái:
Quản lý ruồi đục quả theo hướng nông nghiệp sinh thái
Phòng trừ sinh học rệp sáp trên khoai mì
Sử dụng kiến vàng làm tác nhân sinh học trong vườn cây có múi
Ứng dụng công nghệ sinh thái phòng trừ sâu bệnh hại lúa tại Đồng bằng
sông Cửu Long
Cải thiện sức khỏe đất bằng các phân bón sinh học và chế phẩm sinh học

19
III. KẾT LUẬN
Quản lý dịch hại tổng hợp: Tổng hợp nhiều biện pháp sinh học, công
nghệ sinh học, hóa học, canh tác học, cải tiến giống; có xem xét đặc biệt yếu tố
môi trường; khai thác tương tác môi trường và sinh vật có ích; thay thế thuốc
hóa học có hại bằng thuốc ít hại, với thuật ngữ “green chemicals”.
Quản lý sâu bệnh theo phương pháp hữu cơ: (1) Ngăn ngừa sâu bệnh
hại, và cỏ dại thông qua hệ thống cây trồng tối ưu như một nguyên tắc bao quát
nhất (optimized cropping systems); (2) Không tiêu diệt hoàn toàn sâu hại, bệnh
hại, trên cơ sở xác định ngưỡng kinh tế, quản lý sự cân bằng sinh thái; (3) Xây
dựng hệ thống nông nghiệp có tính chất chữa được vấn đề (curative agricultural
system) khi sâu bệnh tấn công, ví dụ như giống cây trồng kháng sâu bệnh, thay
thế thuốc có hại bằng thuốc ít có hại trong trường hợp bắt buộc
Quản lý sâu bệnh hại trên nền tảng hữu cơ (organic-based plant protection)
mang tính chất mềm dẽo và linh họat, không hoàn toàn như nông nghiệp hữu cơ
theo nguyên tắc IFOAM, có vận dụng trong những trường hợp bắt buộc phải
dùng hóa học. Nông nghiệp hữu cơ làm cho đất khỏe, động vật và thực vật đều
khỏe, con người và hành tinh của chúng ta không tách rời nhau, luôn phụ thuộc
nhau.
Quản lý dựa trên nguyên tắc hệ thống sinh thái và chu kỳ sinh học sống
động
Đảm bảo tính thân thiện với môi trường và cơ hội cho tất cả các loài sinh
vật
An toàn môi trường cho thề hệ con người trong tương lai
Tóm lại thì tất cả những điều nêu trên đều dựa trên Sinh Thái Học, để từ đó
xây dựng và sẽ giúp cho chúng ta hiểu được các khía cạnh khác nhau của quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM) và vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng sinh vật có ích trong
công tác phòng trừ sinh vật gây hại đối với cây trồng. Qua đó hy vọng rằng
chúng ta sẽ học cách để hiểu rõ hơn về thông tin dịch hại, đồng thời đảm bảo
đồng ruộng an toàn và và giúp ích trong cách quản lý sâu bệnh hiệu quả nhất.

20
Tài liệu tham khảo
1. Nguồn chính: Atanaska Stoeva (Agricultural University - Plovdiv). 2014.
Plant protection in organic farming; Lecture 6: Joint Bachelor Course on
Organic Agriculture 2014 Nguồn bổ sung: M. Xavier LANGLET. 2010.
2. Phytopharmaceutical products statutory point on their use in organic farming -
Evolution of the regulations. European Symposium Of the Technical Institute for
Organic Agriculture (ITAB) and partners of the VETABIO and
TRANSBIOFRUITS projects. 10 - 11 March 2010 in Lille.
Tham khảo trực tuyến:
1. http://www.ifoam.org/sites/default/files/ifoam_poa.pdf. Last access: 27th
April 2014
2. http://www.infonet-biovision.org/default/ct/251/soilfertilitymanagement. Last
access: 28th April 2014
3.http://www.fao.org/ag/ca/AfricaTrainingManualCD/PDF
%20Files/06CROP1.PDF#page=4. Last access: 28th April 2014
4.http://www.intechopen.com/books/weed-and-pest-control-conventional-and-
new-challenges/companion-planting-and-insect-pestcontrol#article-front. Last
access: 28th April 2014
5.http://msue.anr.msu.edu/news/it_is_time_to_integrate_biological_control_into
_your_reduced_risk_ipm_progr. Last access: 28th April 2014
6. http://vegalab.com/larva-bio-control/. Last access: 28th April 2014
7.http://www.seedbuzz.com/knowledge-center/article/bio-pesticides-benefits-
barriers. Last access: 28th April 2014
access: 28th April 2014

21

You might also like