You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


VÀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Đề tài:
Nghiên cứu quy hoạch môi trường tại làng nghề Vạn
Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Mai Thảo
Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Lưu Ngọc Anh
2. Đinh Thị Vy
3. Lê Minh Hằng
4. Nguyễn Tùng Lâm
5. Quang Thị Thương Thương
6. Hồ Thị Nam Anh
7. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, tháng 9 năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đồ án........................................................................... 1
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TẠI LÀNG
NGHỀ VẠN PHÚC .................................................................................................... 2
1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 2
1.1.1. Vị trí địa lí .................................................................................................... 2
1.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 2
1.1.3. Khí hậu ......................................................................................................... 3
1.1.4. Thủy văn ....................................................................................................... 3
1.1.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................. 3
1.1.6. Cảnh quan thiên nhiên .................................................................................. 3
1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................................... 4
1.2.1. Dân số........................................................................................................... 4
1.2.2. Cơ cấu lao động............................................................................................ 4
1.2.3. Văn hóa xã hội ............................................................................................. 4
1.2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế......................................................................... 4
1.3. Đặc điểm sản xuất của làng nghề .................................................................... 5
1.3.1. Quy mô và tình hình sản xuất của làng Vạn Phúc ...................................... 5
1.3.2. Quy trình công nghệ và đặc điểm phát sinh chất thải .................................. 6
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC ............................ 8
2.1. Danh sách các vấn đề môi trường ................................................................... 8
2.2. Các vấn đề môi trường cấp bách ................................................................... 18
2.2.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt ........................................................................... 18
2.2.2. Ô nhiễm chất thải rắn phát sinh ................................................................. 18
2.2.3. Vấn đề sức khỏe ......................................................................................... 19
2.2.4. Hiện trạng công tác quản lý ....................................................................... 20
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ........................................ 21
3.1. Giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Vạn Phúc ........... 21
3.1.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ ...................................................................... 21
3.1.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án .......................................................... 21
3.1.3. Chi tiết các dự án thực hiện ........................................................................ 21
3.2. Giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải ở làng nghề Vạn Phúc ........... 22
3.2.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ ...................................................................... 22
3.2.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án .......................................................... 23
3.2.3. Chi tiết các dự án thực hiện ........................................................................ 23
3.3. Giải pháp xử lý vấn đề sức khỏe của người dân Vạn Phúc ........................... 24
3.3.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ ...................................................................... 24
3.3.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án .......................................................... 24
3.3.3. Chi tiết các dự án thực hiện ........................................................................ 24
Dự án 2 : Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân khu vực phường Vạn
Phúc ...................................................................................................................... 25
3.4. Giải pháp giải quyết vấn đề quản lý trên địa bàn phường Vạn Phúc ............ 26
3.4.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ ...................................................................... 26
3.4.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án .......................................................... 26
3.4.3. Chi tiết các dự án thực hiện ........................................................................ 26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 30
PHỤ LỤC 1: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN 4 VẤN ĐỀ ƯU
CẦN GIẢI QUYẾT .................................................................................................. 32
PHỤ LỤC 2: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN ƯU TIÊN
THEO TỪNG VẤN ĐỀ ........................................................................................... 34
PHỤ LỤC 3: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN ƯU TIÊN
THEO TỪNG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH ............................................................ 37
BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM XẢ THẢI TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC ........................... 39
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC ............................................ 40
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TP Thành phố
VND Việt Nam Đồng
LĐTB&XH Lao Động Thương Binh và Xã Hội
GD&DT Giáo dục đào tạo
SXSH Sản xuất sạch hơn
ĐTNCSHCM Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
NGO Nguồn vốn xã hội cho vay từ các tổ chức phi
Chính phủ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội, từ lâu đã được biết đến với nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng nhất cả nước. Đây
cũng là nghề truyền thống lâu đời gắn liền với cuộc sống mưu sinh của biết bao thế
hệ trong làng này, đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác
phát triển. Mỗi năm, ở đây có khoảng 2,5 triệu mét lụa các loại được sản xuất, trong
đó có 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm không qua xử lý xả trực tiếp ra
ngoài môi trường. Cùng với đó là công tác quản lý môi trường tại làng nghề còn nhiều
bất cập, thiết bị sử dụng lạc hậu và công nghiệp không đồng bộ, phần lớn nhập từ
Trung Quốc, Đài Loan hoặc từ chế tạo gia công trong nước là nguyên nhân phát sinh
ra nước thải, khí thải và chất thải rắn vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp
tới môi trường làng nghề và sức khỏe của người dân địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng
nghề, trong tương lai, một hướng đi đúng đắn mang tính tổng hợp, đồng bộ và cấp
thiết là quy hoạch môi trường được đề ra để giải quyết tốt các vấn đề môi trường và
cải thiện sức khỏe cho người dân địa phương. Do đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu đánh quy hoạch môi trường tại làng nghề Vạn Phúc đến năm 2025
và đinh hướng đến năm 2030” để thực hiện đồ án môn học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đồ án
- Đánh giá hiện trạng, dự bảo diễn biến tài nguyên và môi trường tại làng nghề Vạn
Phúc.
- Xác định, phân loại các vấn đề môi trường cấp bách cần ưu tiên giải quyết.
- Đề xuất các chương trình, dự án giải quyết các vấn đề cấp bách tại làng nghề Vạn
Phúc.
- Đóng góp một phần giá trị vào quy hoạch kinh tế - xã hội - môi trường toàn TP. Hà
Nội nói chung và quy hoạch chuyên đề làng nghề nói riêng.

1
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH TẠI
LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Làng Vạn Phúc nằm ở phía tây bắc Hà Đông (nay là phường Vạn Phúc), cách
trung tâm thị xã Hà Đông 1 km và cách trung tâm Hà Nội 10 km, là một dải đất hình
thoi.
- Phía Tây giáp xã Văn Khê.
- Phía Đông giáp xã sông Nhuệ và xã Văn Yên.
- Phía Nam giáp hai phường Quang Trung và Yết Kiêu.
- Phía Bắc giáp làng Ngọc Trụ và Đại Mỗ quận Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Phường Vạn Phúc nằm trên trục đường 430 nối quận Hà Đông với tuyến đường
Láng Hòa Lạc (đoạn đầu quốc lộ Bắc Nam 1B) và đường 32.
Với những thuận lợi về địa lý và giao thông đó, Vạn Phúc sẽ có điều kiện phát
triển kinh tế mạnh mẽ thời gian tới.

Bản đồ vị trí làng nghề Vạn Phúc


1.1.2. Địa hình
Địa hình xã Vạn Phúc đồng nhất được ngăn cách bởi con sông Nhuệ và tuyến
đường 430, có độ cao đồng nhất và tương đối bằng phẳng. Vạn Phúc có địa hình
tương đối bằng phẳng có độ cao từ 5,0 m đến 6,0 m và là khu vực đất trũng, thấp hơn
các vùng xung quanh từ 1 – 1,5; có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống

2
Nam với độ dốc từ 0,2% đến 0,3%. Do vậy, rất thuận tiện cho việc phát triển các công
trình nhà ở và công trình xây dựng khác. [1]
1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Hướng gió Đông Nam thổi từ biển mang nhiều hơi nước khiến cho mùa hè nóng,
mưa nhiều; hướng gió Đông Bắc thổi từ áp cao.
Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,60C, độ ẩm trung bình cao 82
đến 88%, lượng mưa trung bình năm là 1707 mm.
Những nơi cạnh sông Nhuệ do ảnh hưởng của hơi nước cho nên có độ ẩm cao
hơn các nơi khác vì vậy mà việc bảo quản vải không cẩn thận sẽ rất rễ bị ẩm mốc và
làm cho chất lượng vải kém đi. [1]
1.1.4. Thủy văn
Sông Nhuệ là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76
km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận
thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều
dài khoảng 7 km, đoạn chảy qua địa phận làng nghề Vạn Phúc có chiều dài khoảng 1
km. Đoạn sông Nhuệ chảy theo hướng chính Bắc Nam. [1]
1.1.5. Thổ nhưỡng
Vạn Phúc xưa gồm năm xóm nhỏ: Xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Giữa, xóm
Lê và xóm Quán. Ngày nay đổi thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng Phong,
Hạnh Phúc, Chiến Thắng và Độc Lập.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là: 143,97 ha [2], trong đó:
Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Đất nông nghiệp 62,13 43,1
Đất chuyên dùng 46,30 32,2
Đất ở 30,88 21,5
Đất chưa sử dụng 4,66 3,2

1.1.6. Cảnh quan thiên nhiên


Được thiên nhiên ưu đãi có con sông Nhuệ hiền hòa thơ mộng và đặc biệt còn
giữ được những công trình cổ kính có giá trị văn hóa và lịch sử cao như đình, chùa,
cổng làng. Điều này giúp làng Vạn Phúc không những có điều kiện phát triển văn
hóa một cách rực rỡ còn có một giá trị về thương mại dịch vụ to lớn trong việc thu
hút khách du lịch.

3
1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số
Tính đến năm 2016, dân số đã tăng lên 15.713 người, mật độ dân số là 6.043
người/km2. [2] Trong những năm đổi mới người dân đã ý thức hơn đối với việc kế
hoạch hóa gia đình cho nên tỷ lệ trẻ là tương đối thấp, tỷ lệ những người trong độ tuổi
lao động cao nên đã cung cấp cho quá trình phát triển kinh tế một lượng lao động lớn
và đây dược xem là một thuận lợi lớn của Vạn Phúc.
1.2.2. Cơ cấu lao động
Vạn Phúc hiện có 164 hộ dân làm nghề dệt, chiếm khoảng 20% trên tổng số
hộ sinh sống tại phường Vạn Phúc, sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63%
doanh thu của toàn bộ làng nghề (gần khoảng 27 tỷ VND). Với khoảng 1000 máy dệt
và hằng ngày có khoảng 400 công nhân thời vụ thì các cửa hàng mọc lên ngày càng
nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với hơn 100 cửa hàng. Hầu hết các hộ dân đều chưa
có hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. [3]
1.2.3. Văn hóa xã hội
Giáo dục: Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà
văn hóa, khu vui chơi đều được chú trọng. Phường đả bảo cho các cháu trong độ tuổi
đi học 100% được đến trường.
Y tế: Trạm y tế của vạn Phúc đạt tiêu chuẩn của bộ Y tế. Tổ chức tốt việc khám
chữa bệnh, không để ra bệnh dịch nào và phối hợp kiểm tra an toàn thực phẩm trên
địa bàn.
Văn hóa: Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” đã trở thành
phong trào rộng, được nhân dân Vạn Phúc hưởng ứng tham gia, góp phần giữ gìn và
xây dựng nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc, gắn kết tình làng nghĩa xóm cùng chung
sức phát triển làng nghề.
Công tác an ninh chính trị được giữ vững và ổn định, đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho khách tham quan và du lịch tại làng nghề. Phong trào toàn dân tham gia bảo
vệ an ninh tổ quốc được toàn dân tích cực tham gia, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
1.2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế
Thành phần cơ cấu kinh tế của phường Vạn Phúc gồm:
- Sản xuất thủ công nghiệp: 63%
- Kinh doanh, thương mại, dịch vụ: 33,2%
- Sản xuất nông nghiệp: 3,8% [4]

4
Nông nghiệp
Diện tích nông nghiệp là 44,55 ha, trong đó đất cấy lúa chiếm 33,55 ha, đất
trồng màu chiếm 10 ha
Năng suất cả năm đạt 12,2 tấn/ha, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35 triệu
VND/ha. Cơ cấu nông nghiệp chỉ chiếm 3,8% và đang có xu thế giảm do thu hẹp diện
tích đất canh tác. [4]
Công nghiệp
Tạo công ăn việc làm cho hơn 2000 lao động (chiếm 21,83% dân số). Thu
nhập bình quân đạt 600.000 đến 700.000 VND/người/tháng. Tổng thu nhập do sản
xuất công nghiệp đạt 22 tỷ VND. [4]
Kinh doanh, thương mại, dịch vụ
Chiếm 33,2% cơ cấu phường Vạn Phúc. Toàn phường có 110 cửa hàng bán,
giới thiệu sản phẩm lụa. Ngoài ra các cửa hàng kinh doanh, làng nghề, các hoạt động
về cơ khí, vận tải phục vụ cho sản xuất làng nghề và các hoạt động về ăn uống vẫn
phát triển mạnh. Tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ đạt
39 tỷ VND. [4]
1.3. Đặc điểm sản xuất của làng nghề
1.3.1. Quy mô và tình hình sản xuất của làng Vạn Phúc
Quy mô sản xuất
Hiện nay, cả làng Vạn Phúc có 34 gia đình nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ
dệt tinh xảo với 265 máy dệt đang hoạt động ổn định với quy mô vừa và nhỏ (trung
bình khoảng 5 đến 6 máy dệt/hgđ), sản lượng khoảng 2,5 đến 3 triệu mét mỗi năm.
Hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm (10 giờ/ngày)
nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động
cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xung quanh. [5]
Tình hình sản xuất
Làng lụa Vạn Phúc có truyền thống lâu đời là vậy, nhưng hiện nay lại đang
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Số lượng người sống bằng nghề dệt lụa hiện
không còn nhiều do đặc trưng của nghề là phải học dần dần từng chi tiết nhỏ, tỉ mẫn
song thu nhập lại không cao. Do đó, nhiều hộ gia đình hoạt động chỉ mang tính chất
cầm chừng chưa dám đầu tư lớn, nhà xưởng còn xây dựng tạm bợ, máy móc còn thô
sơ, lạc hậu, không có khu xử lý nước thải riêng, toàn bộ nước thải được đổ trực tiếp
cùng với nước sinh hoạt. Hơn nữa, trong thời kỳ kinh tế thị trường, để giữ gìn được
truyền thống và thương hiệu lụa Vạn Phúc lại không hề đơn giản khi sản lượng giảm
và giá thành cao hơn so với hàng nhập ngoại. Vì vậy, để chạy theo lợi nhuận, không

5
ít các hộ gia đình đã dùng những nguyên liệu đầu vào và máy móc kém chất lượng
được sản xuất từ Trung Quốc, Đài Loan khiến chất lượng ngày càng giảm, thậm chí
khâu nhuộc vải vẫn còn thủ công hoàn toàn với bếp than xông suất nhỏ đã phát sinh
ra nhiều khí thải, nước thải, chất thải ra môi trường ngày càng lớn làm ảnh hưởng tới
môi trường của địa phương và sức khỏe của người dân trực tiếp làm nghề.
Ngoài ra, trên địa bàn Phường Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ phần len Hà Đông
và Tổ hợp tác Tuấn Hải. Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và
trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như
bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn
trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng
các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng
dầu đốt. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải
vẫn còn cao.
1.3.2. Quy trình công nghệ và đặc điểm phát sinh chất thải
Do đây là nguồn thu nhập chính của các hộ dân ở đây nên các hoạt động sản
xuất lụa thường diễn ra ở tất cả các ngày trong năm. Theo điều tra và khảo sát tại các
cơ sở làng nghề phường Vạn Phúc, thông thường có khoảng 2 – 3 người trong gia
đình trực tiếp sản xuất và thuê thêm khoảng 2 – 6 người, tùy vào quy mô hoạt động.
Các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao gồm: Tơ tằm khoảng 1,3 tấn; nước
sạch khoảng 630 m3/tấn sản phẩm; than khoảng 1,5 tấn; thuốc nhuộm 0,728 tấn, hóa
chất khoảng 0,016 m3/tấn sản phẩm và hầu hết áp đều áp dụng quy trình thủ công
trong sản xuất.
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất lụa ở làng Vạn Phúc được thể hiện
như trong hình dưới đây:

6
Nguyên liệu đầu vào Quy trình công nghệ Dòng thải

Tơ vụn
Chập tơ, xe tơ, đảo tơ Tiếng ồn
Nước
Hóa chất Nước thải
Chuội tơ Khí đốt than
Nhiên liệu
Hơi hóa chất

Hóa chất Xỉ than


Nước Giặt Nước thải

Nước Nước thải chứa hóa chất


Hóa chất, thuốc nhuộm Nhuộm tơ Xỉ than; Khí đốt than
Nhiên liệu (than)
Nước thải chứa hóa chất
Giặt Hơi hóa chất
Nước

Nước thải chứa dịch hồ


Mắc sợi, đánh ống, hồ Tơ vụn
Dịch hồ (keo) sợi dọc
Tơ vụn
Dệt lụa Tiếng ồn

Lụa sản phẩm

Sơ đồ công nghệ dệt nhuộm [6]


Tất cả các công đoạn đều gây áp lực tới môi trường, chủ yếu là môi trường
nước do nước thải có chứa hóa chất tẩy trắng và nhuộm như Javen, xút, CH3COOH
và các tạp chất trong tơ tằm. Bên cạnh đó, hầu hết đều được tiến hành bằng phương
pháp thủ công, người công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà không có biện
pháp đảm bảo an toàn nào. Do đó, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, gây
ra nhiều bệnh tật về các bệnh ngoài da và đường ruột do tiếp xúc với hóa chất lâu
hoặc với nguồn nước bị lẫn hóa chất độc hại. [6]

7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
VẠN PHÚC
2.1. Danh sách các vấn đề môi trường

STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Năm 2014, Vạn Phúc có dân số là 9.754 - Dân số có xu hướng tăng (sau 2 - Tình hình gia tăng dân số ảnh
người. năm tăng khoảng 5.959 người) phần hưởng khá nhiều đến sự phát
- Năm 2016, phường Vạn Phúc có dân số lớn là do lượng người dân tạm trú triển kinh tế - xã hội và đặc biệt
là 15.713 người, mật độ dân số là 6,043 tăng cao (1,02%). là nảy sinh các vấn đề môi
người/km2. [2] - Dự báo dân số có thể tiếp tục tăng trường. Các vấn đề môi trường
Văn
- Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học cao (1,02 % nhanh trong các năm tiếp theo phần gia tăng và khó kiểm soát hơn.
1 hóa - xã
vào năm 2016). lớn do lượng nhập cư. - Chính quyền đã có biện pháp
hội
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn, - UBND TP. Hà Nội đã đẩy mạnh quản lý tuy nhiên cần đề ra
tuy nhiên trình độ chưa cao. công tác kế hoạch hóa gia đình để những biện pháp cụ thể hơn nữa
- Phúc lợi xã hội tăng, đời sống nhân dân làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự để kiểm soát lượng người tạm
được nâng cao. nhiên. trú đang tăng tại Vạn Phúc.

- Nguồn nước cung cấp cho hoạt động sinh - Lượng nước cấp cho sử dụng sinh - Người dân được sử dụng nước
Cấp hoạt và sản xuất tại Vạn Phúc được sử hoạt của người dân đang được cải máy sạch của cho sinh hoạt
2
nước dụng chủ yếu tại 2 nguồn là: nước mặt và thiện. thay thế hoàn toàn nước ngầm
nước ngầm. bị ô nhiễm.

8
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt là nguồn - Định hướng cấp nước đạt 90 – - Tình hình cấp nước tại Vạn
nước máy do công ty TNHH MTV nước 100% dân số sử dụng nước sạch: 150 Phúc trong các năm tới được cải
sạch Hà Đông cung cấp. Tuy nhiên, công - 200 l/người. thiện do đã có những biện pháp
ty chỉ đáp ứng được 176.000 m3/ngày đêm. - Giảm dần việc khai thác và sử dụng để tăng lượng nước cấp cho
[7] nước ngầm, tiếp tục khai thác nước người dân cũng như giảm thiểu
- Các hộ sản xuất chủ yếu lấy nước từ mặt sông Đà và sông Lô. Dự kiến việc sử dụng nước ngầm ô
nguồn nước ngầm tại các giếng khoan đã đến năm 2020 tỷ lệ khai thác nước nhiễm khá tốt.
có từ lâu. mặt là 65% và 2030 là 83%.
- Nguồn nước ngầm, nước mặt ở đây đã bị => Giảm việc sụt lún đất do khai thác
ô nhiễm khá nghiêm trọng, thậm chí có nước ngầm. Giảm ảnh hưởng của
những điểm còn không thể sử dụng do bị ô việc sử dụng nước ngầm ô nhiễm đối
nhiễm, bốc mùi hôi thối. với sức khỏe người dân.
- Làng Vạn Phúc hiện đã có hệ thống cống - Việc thoát nước chung cho cả khu - Chính sách quy hoạch kinh tế
rãnh thoát nước tuy nhiên lại dùng chung vực phường Vạn Phúc vẫn duy trì do xã hội của khu vực chưa thể giải
cho cả sản xuất và sinh hoạt cũng như chăn chưa có chính sách xây dựng khu quyết triệt để các vấn đề thoát
nuôi. thoát nước thải riêng làng nghề. nước tại khu vực.
Thoát
3 - Nhiều đoạn kênh, cống thoát nước đã xây - Tình hình tắc nghẽn rác thải tại các - Các giải pháp xử lý chưa thực
nước
dựng từ lâu bị tắc nghẽn, ứ đọng do rác cống thoát nước có thể tiếp tục diễn sự cụ thể và đi vào thực tiễn dẫn
thải. ra do chưa có biện pháp cụ thể. đến chưa giải quyết được hết
- Dự kiến đến năm 2030, các đô thị các vấn đề thoát nước tại đây.
cũ sử dụng hệ thống thoát nước hỗn

9
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Hầu hết các cống thoát nước thải trực tiếp hợp, thu gom, xử lý tại các trạm nước - Cần giải quyết các bất cập
ra sông Nhuệ đoạn chảy qua khu vực quận thải tập trung. trong quy hoạch “nền móng cũ”
Hà Đông. - Tình hình ngập lụt cục bộ khi có trước khi xây dựng hệ thống
- Xuất hiện hiện tượng nước chảy tràn, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra và các thoát nước mới.
ngập lụt khi có mưa lớn xảy ra. biện pháp xử lý chưa hiệu quả.
=> Cải thiện được tình trạng nước
thải không được xử lý trước khi đưa
ra ngoài môi trường.
- Lượng nước thải sau khi sử dụng trong - Lượng nước thải có xu hướng gia - Không xây dựng hệ thống thu
các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc tăng do mở rộng quy mô sản xuất tại gom nước thải riêng biệt giữa
rất lớn. Trung bình mỗi hộ làm nghề dệt có các hộ gia đình và các nhà xưởng. sản xuất và sinh hoạt sẽ gây khó
lượng nước thải khoảng 2,48 m3/ngày, - Nước thải chăn nuôi thường có hàm khăn trong quá trình xử lý.
Thành
nước thải dịch chuỗi 0,18 m3, nước thải lượng coliform cao. - Quá trình tiếp xúc lâu dài với
phần và
nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4 - Các cụm sản xuất áp dụng các biện các hóa chất độc hại dẫn tới các
tính
4 m3 và các nước thải khác là 2,04 m3. [8] pháp sản xuất sạch hơn để giảm thiểu bệnh về hô hấp, mắt, viêm mũi,
chất
- COD đo được tại Vạn Phúc dao động từ thành phần nước thải. Nhưng để thay viêm xoang và đặc biệt là ung
nước
380 – 890 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho đổi hoàn toàn quy trình thì rất khó. thư cho đại bộ phận dân cư sinh
thải
phép từ 3 – 8 lần. [8] sống.
- Độ màu đo được là 750 Pt - Co, cao hơn - Áp dụng sản xuất sạch hơn
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. [8] chú trọng về cải tiến quy trình,
thay đổi nguyên liệu để giảm

10
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Nguồn nước từ các cơ sở nhuộm ở làng lượng hóa chất sử dụng và thay
nghề chứa nồng độ các chất hóa học độc thế bằng chất khác thân thiện
hại như: N2CO3, CH3COOH, H2S, với môi trường. Từ đó giảm
Na2S,… cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 được lượng nước tiêu thụ và
- 8 lần. [8] kiểm soát nồng độ các chất ô
nhiễm.
- Toàn bộ lượng nước thải không thông - Dự tính đến năm 2020 lượng nước - Lượng nước thải đang ngày
qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh thải của làng nghề tăng gấp 2 lần so càng gia tăng theo quy mô sản
mương rồi đổ trực tiếp ra sông Nhuệ. với hiện tại với tốc độ tăng trưởng xuất của làng nghề.
- Tổng lượng nước sau sản xuất và nước của ngành sản xuất dệt nhuộm là - Tình trạng ô nhiễm nước thải
thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 – 285,3 6,9%. trong tương lai được cải thiện,
m3/ngày. [8] - Trong thời gian tới sẽ xây dựng hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ
Xử lý
- Khu vực làng nghề chưa có hệ thống thêm hệ thống xử lý nước thải đồng giảm.
5 nước
thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng thời nâng cao hiêu quả xử lý của các - Công nghệ xử lý hiện đại được
thải
biệt. trạm xử lý trên địa bàn. áp dụng và xử lý một phần
- Vào mùa khô, lòng mương cạn, nước bốc - Chưa có đơn vị tính toán lượng thải lượng thải của làng nghề.
mùi hắc khó chịu. Những ngày trời mưa, cụ thể khu vực làng nghề.
nước thải dệt nhuộm chảy tràn xuống
ruộng canh tác khiến lúa bị “lốp” nhiều lá
ít hạt.

11
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Rác thải trong quá trình sản xuất của làng - Với tốc độ tăng trưởng ngành sản - Tần suất thu gom và phương
nghề chủ yếu là xơ nhộng, vụn bông, tơ xuất dệt nhuộm khá nhanh (bình tiện thu gom được cải thiện thì
vụn, … quân khoảng 6,9%/năm) thì khối lượng chất thải được thu gom
- Bình quân mỗi ngày lượng rác thải, chất lượng thải đến năm 2020 cũng khá kịp thời tăng lên khá cao; giải
thải rắn ra ngoài môi trường trên địa bàn cao. Có thể ước tính được khối lượng quyết được vấn đề chất thải rắn
phường khoảng 8 tấn, trong đó rác thải thải của làng nghề Vạn Phúc dựa bất cập.
làng nghề là 1,2 tấn/ngày; rác thải sinh theo công thức sau: - Giảm được lượng chất thải rắn
Ô
hoạt là 4,8 tấn/ngày, chất thải chăn nuôi là M(2020)= M(2015) x (1+i)n chôn lấp, giảm ảnh hưởng tới
nhiễm
2 tấn/ngày. 5
= 438 x (1+0,069) = 611,5 (tấn) môi trường đất, nước mặt,
chất
6 - Chất thải rắn thu gom hầu hết được vận - Trước thực trạng môi trường như không khí đặc biệt là nguồn
thải rắn
chuyển xử lý bằng phương pháp chôn lấp. trên, hội Nông dân TP.Hà Nội đã nước ngầm.
phát
=> Có thể ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm chọn phường Vạn Phúc thực hiện mô - Nhiều mô hình sống thân thiện
sinh
hình điểm “Thu gom, phân loại rác với môi trường giúp người dân
thải tại nguồn, hướng dẫn sử dụng thay đổi hành vi, lối sống văn
rác thải hữu cơ làm phân bón”. minh với cộng đồng, khắc phục
- Rác thải làng nghề, sinh hoạt, chăn được tình trạng ô nhiễm rác
nuôi được thu gom cùng nhau với tần thải.
suất 2 lần/ngày và khung 6h sáng và
17h chiều.

12
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Đến năm 2020, tăng tỷ lệ rác thải
được xử lý, giảm dần tỷ lệ rác thải
chôn lấp xuống còn khoảng 30%. [9]
- Mỗi ngày, các cơ sở tại Vạn Phúc sản - Những năm gần đây môi trường - Trong tương lai, nước thải tại
xuất khoảng 4000 – 5000 m lụa, tương nước ngầm, nước mặt tại làng nghề thành phố Hà Nội sẽ được xử lý
đương khoảng 400 kg lụa. Và để sản xuất Vạn Phúc và sông Nhuệ đang bị ô cục bộ. Giảm được một phần ô
được lượng thành phẩm đó, lượng hóa chất nhiễm và có xu hướng gia tăng do nhiễm môi trường nước do áp
sử dụng ước tính khoảng 30 lít nước tẩy hiện trạng xả thải nước thải trực tiếp dụng các biện pháp, thực hiện
rửa và hóa chất khác. [8] ra môi trường. quy hoạch của nhà nước.
=> Lượng hóa chất sử dụng cho quá trình - Nhà nước đang quy hoạch xây dựng - Các đơn vị quản lý có thẩm
Lạm dệt nhuộm luôn chiếm tỷ lệ cao. các trạm xử lý nước thải, cụ thể như quyền cần có những biện pháp
dụng - Khoảng 10 – 30% lượng thuốc nhuộm và sau: [9] triệt để hơn nữa trong việc xử lý
7
hóa hóa chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng + Xây dựng các hệ thống thu gom nước thải, tập chung vào cải
chất nước thải đổ thải trực tiếp vào sông Nhuệ nước thải, các trạm xử lý nước thải thiện nhận thức của người dân
là nguồn tiếp nhận nước thải này. cục bộ, trước mắt tại các khu đô thi làng nghề.
- Các kênh mương nước thải tại làng nghề mới. - Áp dụng các biện pháp sản
có màu xanh, đỏ, bốc mùi hoắc khó chịu. + Triển khai xây dựng các nhà máy xuất sạch hơn để giảm thiểu
xử lý nước thải quy mô lớn: dự án lượng hóa chất sử dụng cải
nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Yên thiện chất lượng nước thải trước
Xá, Phú Đô. khi vào khâu xử lý và thải ra
ngoài môi trường.

13
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
Đầu tư các trạm xử lý nướ thải cho
các khu, cụm công nghiệp, các làng
nghề, các đô thị vệ tinh.
=> Có thể xử lý được các chất ô
nhiễm môi trường nước chung. Tuy
nhiên việc xử lý chung nước thải
không thể xử lý triệt để các chất gây
ô nhiễm môi trường từ nước thải làng
nghề.
- Diện tích đất tự nhiên: 143,97 ha, trong - Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất - Quy hoạch sử dụng đất định
đó [2]: trên địa bàn thành phố, kể cả khu vực xu hướng ổn định các yếu tố
+ Đất nông nghiệp: 62,13 ha (chiếm đô thi và nông thôn. [9] môi trường lồng ghép vào phát
43,1%) - Hạn chế mức thấp nhất chuyển đổi triển kinh tế xã hội.
+ Đất chuyên dụng: 46,30 ha (chiếm đất nông nghiệp 2 vụ lúa sang phát - Với lượng nhập cư gia tăng,
Môi
32,2%) triển các khu công nghiệp, sân golf, nhu cầu nhà ở tăng cao gây khó
8 trường
+ Đất ở: 30,88 ha (chiếm 21,5%) các khu đô thị. [9] khăn cho quá trình quản lý.
đất
+ Đất chưa sử dụng 4,66 ha (chiếm 3,2 %) - Huy động các nguồn lực từ quỹ đất - Phát sinh nhu cầu sử dụng đất
- Nước thải sản xuất, sinh hoạt ngấm dần để phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - tăng cao khu vực làng nghề mở
vào đất là đất bị thoái hóa, năng suất cây xã hội trên địa bàn thành phố. Thực rộng quy mô sản xuất.
trồng và vật nuôi giảm sút. hiện từng bước, tiến tới chủ động
công tác giải phóng mặt bằng theo

14
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
- Sản xuất trong điều kiện đất đai chật hẹp quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để phát
khiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ô triển kinh tế - xã hội. [9]
nhiễm môi trường gây ra cho người dân là - Đối với đất nông nghiệp, triển khai
rất lớn. lập quy hoạch những vùng nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp công
nghệ cao và đầu tư hệ thống hạ tầng
hiện đại để phát triển nông nghiệp
sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao
kết hợp du lịch [9]
=> Việc sử dụng đất tại Vạn Phúc sẽ
đưuọc quy hoạch rõ ràng, chất lượng
sử dụng đất tăng lên. Giảm nhiễm
môi trường đất.
- Qua khảo sát tại làng nghề dệt nhuộm, - Tuổi thọ trung bình của người dân - Tuổi thọ của người dân ở mức
các bệnh thường gặp về đường hô hấp là trong phường ở mức thấp vào giai thấp do ảnh hưởng của ô nhiễm
10 – 20%, bệnh về mắt khoảng 10 – 20%, đoạn năm 2020, là hệ lụy của ô môi trường không khí, nước,
Vấn đề
bệnh phụ khoa 10 - 30%, bệnh về đường nhiễm môi trường làng nghề giai đất không được cải thiện
9 sức
tiêu hóa khoảng 10 - 20%. [10] đoạn trước. - Các bệnh liên quan tới ô
khỏe
- Năm 2010, gần chục ca tử vong do mắc - Các loại bệnh phổ biến: bệnh ngoài nhiễm môi trường làng nghề có
phải bệnh đường hô hấp. Phần lớn những da, bệnh về mắt, hô hấp, đường ruột, xu hướng gia tăng nếu không áp
người chết tuổi trung bình từ 32 - 40, ung thư,... dụng các biện pháp thích hợp.

15
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
chiếm tới 60% số ca tử vong của Vạn
Phúc.
- Hiện nay việc phát triển kinh doanh du - Chú trọng đưa Vạn Phúc trở thành - Việc phát triển du lịch sẽ đem
lịch tại làng lụa Vạn Phúc chủ yếu là thăm địa phương tiêu biển về "làng nghề - lại nguồn lợi lớn cho Vạn Phúc
quan, tìm hiểu quy trình sản xuất lụa làng cách mạng - làng du lịch văn về mặt kinh tế. Cùng với đó,
truyền thống và kinh doanh buôn bán lụa hoá" bằng các biện pháp đẩy mạnh việc đẩy mạnh phát triển du lịch
với khoảng 100 cơ sở kinh doanh buôn bán phát triển du lịch, kết nối thăm quan, cũng làm giảm bớt sức éo từ
lụa và 14 gian hàng kinh doanh vải lụa chất mua sắm. [11] chất thải sản xuất phát sinh từ
lượng cao cho du khách thăm quan. => Do đó việc phát triển kinh doanh làng nghề tới môi trường.
- Trung bình mỗi năm Vạn Phúc đón và du lịch tại Vạn Phúc sẽ ngày càng - Tuy nhiên việc gia tăng rác
Kinh khoảng 20.000 lượt khách, trong đó có tăng trong tương lai. thải du lịch với lượng lớn trong
10 doanh - khoảng 2.000 lượt khách nước ngoài đến - Với lượng đón tiếp khách du lịch tương lai cũng cần được quan
du lịch thăm quan, mua sắm. [3] hàng năm khá lớn như hiện nay và tâm quy hoạch để tránh ảnh
- Trong 6 tháng đầu năm 2017, Vạn Phúc đang có xu hướng tăng nhanh thì hưởng tới môi trường. Cùng với
đưa ra thị trường hơn 1 triệu mét lụa các lượng rác thải rắn phát sinh hàng đó việc kinh doanh các loại vải
loại, ước tính doanh thu đạt khoảng 52,5 tỷ năm từ hoạt động du lịch tại làng lụa không phải xuất xứ từ Vạn
VND. [3] nghề Vạn Phúc cũng sẽ ngày càng Phúc cũng cần có những giải
- Tuy nhiên hiện nay, tại Vạn Phúc, những gia tăng. pháp đề giảm thiểu và thúc đẩy
sản phẩm truyền thống có tính chất bản địa kinh doanh lụa truyền thống. Từ
đang dần bị thay thế hoặc bị áp đảo bởi các đó giúp Vạn Phúc hướng tới
sản phẩm xuất xứ từ các nơi khác với giá

16
STT Vấn đề Đánh giá hiện trạng Dự báo diễn biến Đánh giá xu thế
thành rẻ hơn gây ảnh hưởng tới chất lượng việc phát triển du lịch bền vững
và uy tín kinh doanh. làng nghề.
- Các chính sách phát triển bền vững làng - Tăng cường đầu tư vốn xã hội hóa - Quy mô sản xuất được mở
nghề dệt lụa tơ tằm được chú trọng cho làng nghề Vạn Phúc nhằm đổi rộng, quy trình công nghệ hiện
- Thực hiện thí điểm mô hình thu gom mới trang thiết bị, công nghệ, quy đại được áp dụng đem lại hiệu
phân loại rác tại nguồn và hướng dẫn làm trình phục vụ sản xuất thay thế dần quả kinh tế song sang với môi
phân hữu cơ. công cụ thủ công lạc hậu. [12] trường.
- UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo thực - Khuyến khích và đề nghị các cơ sở - Lồng ghép vấn đề bảo vệ môi
Công
hiện nhiều giải pháp trong công tác bảo vệ sản xuất trong làng nghề áp dụng các trường và hương ước lâu đời
tác
1 môi trường làng nghề trên địa bàn như giải pháp trong sản xuất sạch hơn. của làng nghề.
quản lý
11 tuyên tryền, phổ biến, giáo dục, nâng cao - Xây dựng, ban hành và áp dụng các - Các chương trình nâng cao
môi
ý thức cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi văn bản quy phạm pháp luật về bảo nhận thức về bảo vệ môi trường
trường
trường; tăng cường thanh kiểm tra, kiểm vệ môi trường làng nghề. [12] được nhân rộng trong đại bộ
soát ô nhiễm môi trường và xử lý vi phạm - Hà Nội đang phát triển các quy phận nhân dân.
pháp luạt về bảo vệ môi trường tại các làng hoạch các cụm công nghiệp làng - Việc quản lý môi trường tại
nghề. Tuy nhiên việc xử lý vấn đề ô nhiễm nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm làng nghề còn gặp nhiều khó
môi trường còn gặp nhiều khó khăn. ra khỏi khu vực dân cư. [12] khăn do chưa có sự đồng bộ
giữa chính quyền và người dân.

17
2.2. Các vấn đề môi trường cấp bách
2.2.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt
Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 -
285,3 m3/ngày. Nước thải sinh ra từ nhiều công đoạn khác nhau và thải chủ yếu từ
quá trình giặt sau mỗi công đoạn. Lượng hóa chất đi vào sợi vải chỉ chiếm 30 - 50%,
do đó một lượng dư hóa chất bao gồm kim loại nặng, phẩm màu, hàm lượng chất rắn
cao như xơ sợi trong nước thải. Nước thải có độ kiềm cao, có độ màu và hàm lượng
chất hữu cơ, tổng chất rắn cao gây nên nhiều tác động. 100% mẫu nước thải đều có
thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép và nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm. [13]
Bảng: Chất lượng môi trường nước thải của các hộ dệt nhuộm [13]
Chỉ tiêu pH TSS DO COD BOD
Quan trắc 9,15 123 1,19 11421 5680
TCNN 5945 - 2015 5,5 - 9 100 - 80 50
Hầu hết các xưởng nhuộm chưa có hệ thống xử lí nước thải nên sau các công
đoạn sản xuất, nước thải đổ thẳng ra cống rãnh và xả trực tiếp xuông sông Nhuệ gây
ô nhiễm nghiêm trọng khu vực. Các loài sinh vật như cây cỏ hay tôm cá khó thể sống
lâu thậm chí không thể tồn tại được.
Nước thải sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm ngày càng nặng
nguồn nước. Tại một số mương thoát nước chảy ra sông Nhuệ nước có màu đen và
có mùi. Các dãy nhà được xây kiên cố một bên mương thoát nước đều lắp đặt ít nhất
một ống nhựa thoát nước ở bên ngoài căn nhà, dẫn nước thải từ tầng trên xuống tầng
dưới và xả trực tiếp xuống mương.
Hiện tại người dân khu vực phải sống chung với mùi hôi thối của các con
mương. Đặc biệt là những ngày hè nắng nóng, mùi nước thải nồng nặc bốc lên ảnh
hưởng lớn đến vệ sinh môi trường và sức khỏe của người dân địa phương.
2.2.2. Ô nhiễm chất thải rắn phát sinh
Rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất
Công nghệ sản xuất được cải thiện và nâng cấp để tăng năng xuất cũng như
chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng. Điều này cũng đồng
nghĩa hơn với việc lượng hóa chất thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn. Bình quân
mỗi ngày làng nghề thải ra 1,2 tấn/ngày.
Bên cạnh các loại rác thải như vải vụn, sợi tơ,... thì chất thải độc hại của ngành
dệt nhuộm không thể không kể tới. Các chất thải rắn như: chai, lọ, thùng, can, bao
bì,… đựng hóa chất, thuốc nhuộm, các giẻ lau, túi nilon, dụng cụ,… trong quá trình

18
tẩy nhuộm, in hoa cũng chưa được phân loại và thu gom đúng quy định, chúng được
thu gom cùng rác thải sinh hoạt của người dân, thậm chí được đổ cùng rác thải sinh
hoạt ra ngay khu vực xung quanh hộ gia đình, khu sản xuất hay khu vực ao, hồ dọc
bờ sông, dẫn tới chính họ phải gánh chịu nạn ô nhiễm môi trường đầu tiên, mà hậu
quả của nó là tỷ lệ những người mắc bệnh ngoài da, đường ruột, hô hấp và ung thư
cao hơn hẳn so với người dân ở vùng khác.
Ngoài ra trong quá trình giặt nhuộm người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ
công, dùng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao, do đó lượng xỉ than và
khí thải than thải ra khá lớn. Theo kết quả điều tra, khảo sát tại làng nghề Vạn Phúc
thì định mức than sử dụng cho quá trình chuội, nhuộm gián đoạn là 1,5 tấn.
Rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt được thu gom bởi Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông với
mức thu phí 6.000 VND/người/tháng.
Mỗi ngày rác thải sinh hoạt phát sinh tại phường Vạn Phúc là 4,8 tấn/ngày.
Tuy nhiên do ý thức của người dân chưa cao cùng công tác quản lý tại địa phương
chưa được chặt chẽ nên việc thu gom rác đúng nơi quy định chưa triệt để. Một số
thành phần người dân vẫn vứt rác bừa bãi xuống các hệ thống kênh mương trong khu
vực gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
2.2.3. Vấn đề sức khỏe
Theo kết quả xét nghiệm của Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên,
cho thấy mẫu nước ngầm của địa phương bị nhiễm quá nhiều các thành phần hóa chất.
Trong đó nhiều nhất là các chất như N2CO3, CH3COOH, H2S, Na2S. Tất cả các thành
phần này đã nhiễm xuống nguồn nước ăn của bà con, căn nguyên chính cũng chỉ do
quá trình sản xuất lụa, đặc biệt là khâu tẩy và nhuộm lụa. Ngoài những người mắc
phải các căn bệnh về đường hô hấp, mắt, viêm mũi, viêm xoang thì những người mắc
phải các căn bệnh và tử vong do ung thư mà được trạm Y tế của địa phương biết tới
thì trong vài năm trở lại đây khá cao.
Trong năm 2010, đã có cả gần chục ca tử vong do mắc phải căn bệnh này.
Phần lớn những người chết tuổi trung bình từ 32 - 40, chiếm tới 60% số ca tử vong
của Vạn Phúc. Phẩm màu và hóa chất đã giúp những thợ lụa nơi đây cho ra thị trường
những thước lụa không mất quá nhiều công sức. Song, khi khâu xử lý nước thải chưa
được đảm bảo thì chính sự “đi tắt” kiểu này trong quá trình sản xuất lụa đã đe dọa tới
cả tính mạng của những người dân nơi đây. Nhiều gia đình sau cái chết của người
thân được xác định là ung thư do có liên quan đến việc sử dụng hóa chất độc hại, nay
đã quyết định bỏ nghề làm lụa. Nhiều người dân còn cho biết, đã 10 năm nay lãnh

19
đạo địa phương đưa ra những ý kiến về quy hoạch làng nghề và những giải pháp
chống ô nhiễm. Song giờ phút này vẫn chưa đi tới đâu. Và hiện nay các cơ sở sản
xuất lụa vẫn ngày ngày vô tư xả nước thải có chứa phẩm màu, hóa chất xuống những
mương, rãnh quanh làng.
Trong năm 2011, phường có 463 người mắc bệnh viêm hô hấp, 36 người mắc
bệnh viêm phế quản, 87 người mắc bệnh viêm phổi, 82 người mắc bệnh tiêu chảy…
và có 15/42 người tử vong do mắc bệnh ung thư. Với tình trạng ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng như hiện này thì theo các dự đoán của cơ sở y tế địa phương tuổi thọ
của người dân làng nghề Vạn Phúc ngày càng giảm do quá trình sống tiếp xúc với
nhiều chất độc hại. [10]
2.2.4. Hiện trạng công tác quản lý
Tình trạng ô nhiễm ở làng nghề Vạn Phúc trở nên ngày càng nghiêm trọng và
cấp bách, cần được giải quyết ngay. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề và UBND quận Hà Đông đã ban hành các văn bản pháp luật nhưng do đặc thù
của hoạt động sản xuất làng nghề nên chưa có biện pháp thích hợp, lâu dài để giải
quyết. Các điều khoản trong hệ thống pháp luật mới chỉ dừng lại ở mức chung chung
và vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào dành riêng cho làng nghề Vạn Phúc.
Hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông chưa có thuế đánh vào nước thải nguy
hại. Đối với các doanh nghiệp hiện nay chỉ đánh thuế nước thải với mức phí bằng 1/3
mức phí nước cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử
dụng nước cấp của thành phố, đối với các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề chưa
thực hiện thu phí nước thải.
Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp quy về quản lý môi trường nhưng hệ thống
các văn bản này còn chưa đầy đủ, chồng chéo, gây ra nhiều khó khăn cho các đơn vị
quản lý.
Tuy nhiên việc quan trắc môi trường tại các điểm nóng ở làng nghề Vạn Phúc
lại thường xuyên diễn ra giúp cho việc đánh giá sự thay đổi của chất lượng môi trường
nơi đây. Đi cùng với đó là các hoạt động bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức của
người dân cũng được đẩy mạnh tích cực.

20
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1. Giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Vạn Phúc
3.1.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề Vạn
Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Đến năm 2020 – 2030, giảm được 20% lượng nước đưa vào quá trình sản xuất.
+ Đạt tỷ lệ xử lý lượng nước thải được thải trong quá trình sản xuất vào năm 2020
là 20% và đến năm 2030 là 30%.
+ Đến năm 2030, giảm các nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ít nhất là bằng
với tiêu chuẩn cho phép. (QCVN 13 – MT:2015/BTNMT).
+ Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải trước và sau khi xả thải ra ngoài môi trường.
3.1.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án
- Giai đoạn 2018 – 2020: Dự án 1: Cải tạo, xây mới hệ thống đường cống, rãnh
xả thải khu vực làng nghề Vạn Phúc.
- Giai đoạn 2021 – 2025: Dự án 2: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các hộ
sản xuất tại làng nghề Vạn Phúc.
- Giai đoạn 2026 – 2030: Dự án 3: Áp dụng công nghệ và các biện pháp sạch hơn
vào quy trình sản xuất tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc.
3.1.3. Chi tiết các dự án thực hiện
- Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở Khoa Học và Công Nghệ thành phố Hà Nội. Sở
Xây Dựng thành phố Hà Nội.
- Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở TNMT TP. Hà Nội, Công ty Môi trường CCEP
và Công ty Udeco, UBND TP. Hà Nội. UBND phường Vạn Phúc.
- Nguồn vốn:
+ Quỹ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP. Hà Nội, tổng số vốn huy động cho
toàn bộ chương trình cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
+ Nguồn vốn xã hội cho vay từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO).
+ Quỹ bảo vệ môi trường điạ bàn quận Hà Đông.
Dự án 1: Cải tạo, xây mới hệ thống đường cống, rãnh xả thải khu vực làng nghề
Vạn Phúc
- Đối tượng áp dụng dự án: Hệ thống cống nước thải trên địa bàn phường Vạn Phúc,
đặc biệt là khu vực làng nghề Vạn Phúc.
21
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, xây dựng chuyên đề xây mới, cải tạo đường cống, rãnh dẫn nước
thải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, địa ý của khu vực phường Vạn Phúc.
(0,5 tỷ VND)
+ Cải tạo, xây mới hệ thống công trình cống, rãnh hỏng hóc và bổ sung công trình
hạ tầng bảo vệ sơ bộ. (3 tỷ VND)
+ Nạo vét, khơi thông dòng, lắp đặt hệ thống lưới chống rác thải dân sinh. (1 tỉ
VND)
- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 4,5 tỷ VND.
Dự án 2: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các hộ sản xuất tại làng nghề Vạn
Phúc
- Đối tượng áp dụng dự án: Các hộ sản xuất truyền thống chưa có hệ thống xử lý nước
thải đạt yêu cầu.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho 5 cụm sản xuất tại làng nghề Vạn Phúc
theo công nghệ MMBR (5 tỷ VND).
+ Xây dựng báo cáo chuẩn bị đầu tư bể xử lý.
+ Đào tạo nhân lực, xúc tiến du lịch và hợp tác liên vùng, liên ngành. (2 tỷ VND).
- Tổng kinh phí dự kiến: 7 tỷ VND.
Dự án 3: Áp dụng công nghệ và các biện pháp sạch hơn vào quy trình sản xuất
tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc
- Đối tượng áp dụng dự án: Các hộ sản xuất dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện đề án, quy hoạch phát triển làng nghề áp dụng công nghệ SXSH
đang triển khai dở dang.(0,5 tỷ VND)
+ Xây dựng báo cáo chuẩn bị đầu tư thí điểm 01 cụm sản xuất. (0,4 tỷ VND)
+ Đầu tư xây dựng, áp dụng cho cả 5 cụm sản xuất trên làng nghề. (1,6 tỷ VND)
+ Đào tạo nhân lực trong ngành SXSH. (1 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 3,5 tỷ VND.
3.2. Giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải ở làng nghề Vạn Phúc
3.2.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Phòng ngừa và xử lý ô nhiễm do rác thải tại làng nghề Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Giảm 30% lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất.
+ Giảm 30% lượng chất thải từ quá trình sinh hoạt của người dân.

22
+ 60% chất thải ra ngoài môi trường sẽ được thu gom và xử lý.
+ 20% chất thải được thu gom đưa vào quá trình tái sản xuất.
3.2.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án
- Giai đoạn 2018 – 2020: Dự án 1: Phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Giai đoạn 2021 – 2025: Dự án 2: Quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển chất thải
rắn.
- Giai đoạn 2026 – 2030: Dự án 3: Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn
quận Hà Đông.
3.2.3. Chi tiết các dự án thực hiện
- Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở TNMT TP. Hà Nội
- Các cơ quan phối hợp – tham gia:, Sở XD TP. Hà Nội, Sở GTVT TP. Hà Nội,
UBND TP. Hà Nội; các công ty vệ sinh môi trường và xử lý rác thải đô thị dự thầu
dự án, UBND phường Vạn Phúc.
- Nguồn vốn:
+ Quỹ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP. Hà Nội,
+ Nguồn vốn xã hội cho vay từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO).
+ Quỹ bảo vệ môi trường điạ bàn quận Hà Đông.
+ Nguồn vốn vay Ngân Hàng Thế Giới.
Dự án 1: Phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Đối tượng áp dụng dự án: Nhận thức và hành động của người dân, các hộ sản xuất
trên địa bàn làng nghề Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện đề án, quy hoạch phát triển phân loại rác tại nguồn. (0,5 tỷ VND)
+ Hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị liên quan đến phân loại
CTR tại nguồn. (2 tỷ VND)
+ Đào tạo nhân lực chuyên ngành. (1 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 3,5 tỷ VND.
Dự án 2 : Quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn
- Đối tượng áp dụng dự án: Các bãi thải dân sinh tự phát, khung giờ thu gom hợp lý
và các khu tập kết rác công cộng.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện đề án, quy hoạch phát triển tuyến thu gom CTR tại làng nghề. (0,5
tỷ VND)

23
+ Hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng: Giao thông đường bộ, xe chở rác, bãi
chôn lấp và các công trình công cộng khác. (4 tỷ VND)
+ Đào tạo nhân lực chuyên ngành. (1 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 5,5 tỷ VND.
Dự án 3: Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn quận Hà Đông
- Đối tượng áp dụng dự án: rác thải sau khi phân loại và đưa đến bãi tập kết.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện các đề án, quy hoạch xây dựng bãi chôn lấp CTR trên địa bàn làng
Vạn Phúc nói riêng và quận Hà Đông. (0,3 tỷ VND)
+ Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, hệ
thống thoát nước, xử ly ô nhiễm môi trường, hệ thống điện, bãi chôn lấp và các
công trình công cộng liên quan. (4 tỷ VND)
+ Đào tạo nhân lực vận hành bãi chôn lấp. (0,2 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 4,5 tỷ VND.
3.3. Giải pháp xử lý vấn đề sức khỏe của người dân Vạn Phúc
3.3.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Cải thiện và nâng cao chất lượng sức khỏe người dân sinh sống
cũng như người lao động tại phường Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ 100% người dân sử dụng bảo hiểm y tế.
+ 100% người dân được đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
+ Nâng cao nhận thức cho người dân về tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
3.3.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án
- Giai đoạn 2018 – 2020: Dự án 1: Tổ chức vệ sinh định kỳ khu vực sinh sống và sản
xuất.
- Giai đoạn 2021 – 2025: Dự án 2: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân
khu vực phường Vạn Phúc.
- Giai đoạn 2026 – 2030: Dự án 3: Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khu
vực sản xuất.
3.3.3. Chi tiết các dự án thực hiện
- Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở TNMT TP. Hà Nội.
- Các cơ quan phối hợp – tham gia: Sở Y Tế TP. Hà Nội, Trạm y tế phường Vạn Phúc,
UBND phường Vạn Phúc, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội LĐTB&XH phường Vạn Phúc,
bệnh viện Đa Khoa Hà Đông.
24
- Nguồn vốn:
+ Tiền bảo hiểm y tế hàng năm.
+ Tiền từ các chương trình hỗ trợ sức khỏe cho người dân nông thôn.
+ Vốn xã hội hóa do người dân tự đóng góp.
+ Quỹ an toàn lao động quận Hà Đông.
Dự án 1 : Tổ chức vệ sinh định kỳ khu vực sinh sống và sản xuất
- Đối tượng áp dụng dự án: Người dân, người lao động tại khu vực làng nghề Vạn
Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người dân trên
địa bàn làng nghề Vạn Phúc. (0,3 tỷ VND)
+ Xây dựng báo cáo chuẩn bị đầu tư. (0,3 tỷ VND)
+ Đầu tư xây dựng các trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch bệnh. (1,5 tỷ
VND)
+ Định kỳ ra soát các ổ dịch bệnh phòng chống (6 tháng/lần) và khi phát sinh các
dịch bệnh. (0,5 tỷ VND/đợt).
+ Đào tạo nhân lực chuyên ngành. (0,4 tỷ VND)
- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 3 tỷ VND
Dự án 2 : Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân khu vực phường Vạn
Phúc
- Đối tượng áp dụng dự án: Người dân sinh sống trên đại bàn phường Vạn Phúc.
Nhiệm vụ:
- Hoàn thiện các dự án chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân cộng VND đang
còn dang dở trên làng Vạn Phúc. (0,4 tỷ VND)
+ Xây dựng báo cáo chuẩn bị đầu tư tại làng Vạn Phúc. (0,2 tỷ VND)
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan (1 tỷ VND)
+ Đào tạo nhân lực y tế, bác sỹ có chuyên môn (0,4 tỷ VND)
+ Hỗ trợ kinh phí người dân khó khăn tham gia bảo hiểm y tế. (0,3 tỷ VND)
+ Tổ chức thăm khám sức khỏe người dân định kỳ 6 tháng. (0,2 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 2,5 tỷ VND
Dự án 3: Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khu vực sản xuất
- Đối tượng áp dụng dự án: Người lao động tại làng nghề Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng mới các dự án đảm bảo an toàn lao động cho người dân lao động
trong khu vực sản xuất dệt nhuộm. (0,4 tỷ VND)

25
+ Triển khai đầu tư các trang thiết bị an toàn lao động cho người dân. (1,5 tỷ
VND)
+ Đào tạo hướng dẫn nhận thức cho người dân và sự quan trọng của an toàn lao
động, thực hành an toàn lao động. (0,6 tỷ VND)
- Tổng kinh phí: 2,5 tỷ VND.
3.4. Giải pháp giải quyết vấn đề quản lý trên địa bàn phường Vạn Phúc
3.4.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Tập huấn, giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa
bàn phường Vạn Phúc giữa các cấp.
- Nghiệm vụ:
+ 100% cán bộ trên địa bàn quận Hà Đông có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ
quản lý môi trường.
+ 100% các chủ cơ sở sản xuất có kiến thức chuyên sâu và hành động cụ thể nâng
cao hiệu quả quản lý môi trường cơ sở.
+ Xây dựng sự quản lý VND bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các tổ chức, đơn vị trong vấn
đề quản lý môi trường áp dụng vào các quy trình sản suất, kinh doanh; nâng cao nhận
thức về sản xuất, làm kinh tế thân thiện với môi trường.
+ Đảm bảo 100% người dân có kiến thức về bảo vệ môi trường và sẵn sàng thực
hiện những hành động bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng bộ hành vi trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất thân thiện với môi
trường của người dân.
3.4.2. Trình tự ưu tiên thực hiện các dự án
- Giai đoạn 2018 – 2020: Dự án 1: Tuyên truyền và vận động người dân tham gia bảo
vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
- Giai đoạn 2021 – 2025: Dự án 2: Mở lớp tập huấn quản lý môi trường cho cán bộ
quản lý.
- Giai đoạn 2026 – 2030: Dự án 3: Đào tạo chuyên môn quản lý bảo vệ môi trường
cho các chủ hộ sản xuất và kinh doanh trên địa bàn phường Vạn Phúc .
3.4.3. Chi tiết các dự án thực hiện
- Chủ trì quản lý và thực hiện: Sở TNMT TP. Hà Nội.
- Các cơ quan phối hợp – tham gia:, UBND phường Vạn Phúc, Sở GD&DT TP. Hà
Nội, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Người Cao Tuổi, Hiệp Hội
Làng Nghề, ĐTNCSHCM phường Vạn Phúc.
- Nguồn vốn:
26
+ Quỹ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP. Hà Nội,
+ Nguồn vốn xã hội cho vay từ các tổ chức phi Chính phủ (NGO).
+ Quỹ bảo vệ môi trường điạ bàn quận Hà Đông.
+ Nguồn kinh phí xã hội do người dân đóng góp.
Dự án 1: Tuyên truyền và vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm
nâng cao nhận thức của người dân
- Đối tượng áp dụng dự án: Người dân phường Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các chương trình tập huấn kiến thức cho người dân. (0,2 tỷ VND)
+ Xây dựng bộ chuyên đề chuyên môn hóa cho người dân. (0,2 tỷ VND)
+ Truyền thông về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và lối sống sanh
thanh thiện với môi trường. (0,1 tỷ VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 0,5 tỷ VND
Dự án 2: Mở lớp tập huấn quản lý môi trường cho cán bộ quản lý
- Đối tượng áp dụng dự án: Cán bộ quản lý trên địa bàn quận Hà Đông, đặc biệt là
cán bộ quản lý làng nghề Vạn Phúc.
- Nhiệm vụ:
+ Hoàn thiện các chương trình tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường trên địa
bàn làng Vạn Phúc nói riêng và quận Hà Đông nói chung. (0,2 tỷ VND)
+ Xây dựng bộ chuyên đề chuyên môn hóa vấn đề quản lý môi trường cho các
cán quản lý. (0,3 tỷ VND)
- Tổng kinh phí: dự kiến khoảng 0.5 tỷ VND
Dự án 3: Đào tạo chuyên môn quản lý bảo vệ môi trường cho các chủ hộ sản
xuất và kinh doanh trên địa bàn phường Vạn Phúc
- Đối tượng áp dụng dự án: Các chủ hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các lớp tập huấn định kỳ cho các chủ hộ sản xuất và kinh doanh trên
địa bàn làng nghề Vạn Phúc. (0,2 tỷ VND)
+ Xây dựng bộ chuyên đề chuyên môn hóa bảo vệ môi trường cho các chủ hộ sản
xuất và kinh doanh. (0,2 tỷ VND)
+ Thanh kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất dệt nhuộm tại làng nghề. (0,1 tỷ
VND)
- Tổng kinh phí dự kiến: 0,5 tỷ VND

27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu tài liệu và thực tế làng nghề Vạn Phúc, nhóm nghiên
cứu chúng tôi nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của làng nghề Vạn Phúc đã mang
lại nhiều giá trị cho các mặt kinh tế - văn hóa – môi trường. Tuy nhiên bên cạnh sự
phát triển đáng khích lệ đó còn rất nhiều bất cập như sau:
- Quá trình phát triển quy mô ngành sản xuất dệt nhuộm của làng nghề Vạn
Phúc đang có dấu hiệu chững lại.
- Mức độ phát triển và hoạt động của các cơ sở sản xuất tại làng nghề vượt quá
mức tải của cơ sở hạ tầng.
- Hầu hết các cơ sở sản xuất dệt nhuộm chưa có hệ thống xử lý nước thải sau
quá trình sản xuất một cách triệt để.
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn làng
nghề chưa có hệ thống thu gom, xử lý hiệu quả.
- Nhận thức, kiến thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, sản xuất
sạch hơn còn chưa cao.
- Sự ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đặc thù sản xuất
ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của người dân.
- Việc quy hoạch môi trường làng nghề theo hướng thân hiện với môi trường,
giảm lượng phát thải là vấn đề cần được uy tiên lâu dài.
II. Kiến nghị
Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề Vạn Phúc, nhóm nghiên
cứu chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Thứ nhất là tăng cường thực hiện giáo dục chuyên môn về quản lý môi trường.
Tạo nhiều cơ hội tập huấn nâng cao năng lực quản lý về môi trường của cán bộ quản
lý và các chủ hộ sản xuất trên địa bàn phường Vạn Phúc.
- Thứ hai là nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề.
Khuyến khích, thúc đẩy người dân tự giác thay đổi trong sinh hoạt và sản thân thiện
với môi trường.
- Thứ ba là xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sau quá trình sản xuất
theo hướng phân cụm xử lý triệt để.
- Thứ tư là quy hoạch hệ thống thu gom rác thải theo tuyến dân sinh với các
bãi tập trung rác thải thân thiện môi trường; xử lý chất thải rắn theo hình thức chôn
lấp.

28
- Thứ năm là khuyến khích, hỗ trợ chính sách, chế tài phù hợp để các hộ sản
xuất thay đổi công nghệ sạch hơn ngành dệt nhuộm.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Hà Đông, “Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên quận Hà Đông,” Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Hà Đông, Hà
Nội, 2013.

[2] Cục thống kê TP Hà Nội, Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2016, Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống Kê, 2017.

[3] Giang Nam, “Đưa Vạn Phúc trở thành điểm du lịch hấp dẫn,” Báo Nhân Dân,
2017. [Trực tuyến]. Available: http://nhandan.com.vn/hanoi/item/34091302-
dua-van-phuc-tro-thanh-diem-du-lich-hap-dan.html.

[4] Trần Thị Liên, “Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền
vững ở quận Hà Đông,” Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2012.

[5] Nguyễn Mai, “Giữ gìn thương hiệu lụa Vạn Phúc,” Báo Hà Nội Mới, 2017.
[Trực tuyến]. Available: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-
su/881822/giu-gin-thuong-hieu-lua-van-phuc.

[6] Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành
dệt, Hà Nội: Viện Khoa Học & Công Nghệ Môi Trường, 2012.

[7] Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, “Công bố thông tin 2017,” Công ty
TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Hà Nội, 2017.

[8] Lê Thị Kim Cúc, “Báo cáo tổng kết dự án Dự án điều tra hiện trạng môi trường
làng nghề gây ô nhiễm ở các tỉnh trọng điểm,” Viện Khoa Học Thủy Lợi, Hà
Nội, 2014.

[9] UBND TP. Hà Nội, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP Hà Nội,”
UBND TP. Hà Nội, Hà Nội, 2011.

[10] Nguyễn Hoan, “Làng lụa nổi tiếng nhất Việt Nam đã "đầu độc" sông Nhuệ như
thế nào?,” Báo Petrotimes, 2011. [Trực tuyến]. Available:
https://petrotimes.vn/lang-lua-noi-tieng-nhat-viet-nam-da-dau-doc-song-nhue-
nhu-the-nao-60568.html.

30
[11] BCH Đảng bộ quận Hà Đông, “Phát triển thương mại dịch vụ quận Hà Đông
giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo,” Ban Tuyên Giáo Quận ủy Hà
Đông, Hà Nội, 2011.

[12] UBND TP. Hà Nội, “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà
Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,” UBND TP. Hà Nội, Hà Nội,
2017.

[13] Nguyễn Thị Thu, “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt làng nghề dệt
nhuộm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội,” Đại học Tài
Nguyên & Môi Trường Hà Nội, Hà Nội, 2015.

[14] PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Quy hoạch môi trường, TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại
Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2012.

31
PHỤ LỤC 1: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN 4 VẤN ĐỀ ƯU
CẦN GIẢI QUYẾT
1. Tiêu chí đánh giá
Thang điểm để đánh giá mức độ ưu tiên vấn đề là 0 – 9 (ứng với mỗi vấn đề
lấy một đầu điểm, có thể trùng số điểm). Với 0 là ko cần đánh giá và 9 là mức độ vấn
đề quan trọng nhất.
2. Bảng ma trận đánh giá tiêu chí

Tác Tác Quản Định


Tính Hệ 4
động động Lượng lý hướng
liên thống thứ
MT sức thải nguồn chính Tổng
vùng xử lý tự
nước khỏe thải sách điểm
ưy
Trọng
2 2 1 1 3 3 5 tiên
số
Văn
hóa - xã 0 1 3 0 6 2 5 54
hội
Cấp
6 3 4 1 6 2 6 77
nước
Thoát
3 4 5 3 5 2 6 73
nước
Thành
phần,
tính
Vấn 4 4 6 5 8 8 7 110
chất
đề
nước
thải 1
Tình
trạng
xử lý 5 5 8 4 9 9 8 126
nước
thải
Ô
nhiễm 8 7 9 9 9 8 9 144 2
chất

32
thải rắn
phát
sinh
Lạm
dụng
7 6 4 4 6 5 6 97
hóa
chất
Môi
trường 1 4 3 5 5 6 4 71
đất
Vấn đề
sức 7 9 6 2 8 9 8 131 4
khỏe
Kinh
doanh - 2 4 6 8 5 6 5 84
du lịch
Công
tác
9 10 7 4 3 7 9 124 3
quản lý
môi

Vấn đề Thành phần, tính chất nước thải và Tình trạng xử lý nước thải
được nhóm nghiên cứu gộp chung lại thành Vấn đề Ô nhiễm nguồn nước mặt.
Nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường đề tài làng nghề dệt nhuộm nói chung và
làng Vạn Phúc nói riêng luôn có một đặc thù riêng biệt với các đề tài khác chính là
vấn đề về ô nhiễm nguồn nước mặt. Việc gộp chung vấn đề lại làm tăng tính chi tiết
của nghiên cứu từ các vấn đề riêng lẻ; hơn nữa, đặt trọng tâm cho việc phát triển các
chương trình dự án giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và sáng tạo.
Chọn ra 4 vấn đề cấp bách cần giải quyết bằng các dự án cụ thể là:
1. Ô nhiễm nguồn nước mặt
2. Ô nhiễm chất thải rắn phát sinh
3. Vấn đề sức khỏe
4. Công tác quản lý môi trường

33
PHỤ LỤC 2: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN ƯU
TIÊN THEO TỪNG VẤN ĐỀ
1. Tiêu chí đánh giá
- Dự án ưu tiên là những dự án là cơ sở cho việc ra quyết định thực hiện các dự án
khác; có tính duy nhất; khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường hơn; tạo ra nhiều
lợi ích cho xã hội; phù hợp với định hướng phát triển của làng nghề hơn.
- Dự án có tính duy nhất là dự án không trùng lặp hay dự án giải quyết một vấn đề
riêng biệt
- Thang điểm từ 0 – 3. Với 3 là mức độ tác động cao nhất (ứng với từng tiêu chí) và
1 là mức độ thấp nhất. [14]
2. Các dự án giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Vạn Phúc
- DA1: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các hộ sản xuất tại làng nghề Vạn Phúc
- DA2: Áp dụng công nghệ và các biện pháp sạch hơn vào quy trình sản xuất tại làng
nghề dệt nhuộm Vạn Phúc.
- DA3: Cải tạo, xây mới hệ thống đường cống, rãnh xả thải khu vực làng nghề Vạn
Phúc
Tiêu chí DA1 DA2 DA3
Dự án có tính duy nhất 1 3 2
Dự án giải quyết nhiều nhu cầu
1 2 3
việc làm
Dự án cải thiện chất lượng sống
2 1 3
của người dân
Dự án dễ thực hiện (về mặt kỹ
1 2 3
thuật)
Dự án có khả năng thu hút
2 1 3
nguồn vốn cao
Dự án có thời gian hoàn thành
2 1 3
phù hợp
Dự án ít kinh phí hơn 3 1 2
Dự án ít tác động môi trường 2 3 1
Tổng 14 14 20

3. Các dự án giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải tại làng nghề Vạn Phúc
- DA4: Quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn
- DA5: Phân loại chất thải rắn tại nguồn

34
- DA6: Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn quận Hà Đông
Tiêu chí DA4 DA5 DA6
Dự án là cơ sở để thực hiện các
2 1 3
dự án khác
Dự án có tính duy nhất 1 1 1
Dự án giải quyết nhiều nhu cầu
1 2 3
việc làm
Dự án dễ thực hiện (về mặt kỹ
2 3 1
thuật)
Dự án có khả năng thu hút
2 1 3
nguồn vốn cao
Dự án ít thời gian hơn 2 3 1
Dự án ít kinh phí hơn 2 3 1
Dự án gây ít tác động cho môi
2 3 1
trường
Tổng 14 17 14

4. Các dự án giải quyết vấn đề sức khỏe của người dân Vạn Phúc
- DA7: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân khu vực phường Vạn Phúc
- DA8: Tổ chức vệ sinh định kỳ khu vực sinh sống và sản xuất
- DA9: Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khu vực sản xuất
Tiêu chí DA7 DA8 DA9
Dự án có tính duy nhất 3 2 1
Dự án cải thiện chất lượng sức
1 3 2
khỏe của người dân
Dự án dễ thực hiện
2 3 1
(về mặt kỹ thuật)
Dự án có khả năng thu hút
3 2 1
nguồn vốn cao
Dự án ít thời gian hơn 3 2 1
Dự án ít kinh phí hơn 2 3 1
Dự án có hiệu quả cho môi
1 2 3
trường
Tổng 15 17 10

35
5. Các dự án giải quyết các vấn đề về công tác quản lý và nhận thức của người
dân về môi trường tại Vạn Phúc
- DA10 : Mở lớp tập huấn cho cán bộ quản lý
- DA11: Đào tạo chuyên môn quản lý bảo vệ môi trường cho các chủ hộ sản xuất và
kinh doanh trên địa bàn phường Vạn Phúc
- DA12: Tuyên truyền và vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm nâng
cao nhận thức của người dân.
Tiêu chí DA10 DA11 DA12
Dự án ít thời gian hơn 3 2 1
Dự án ít nguồn nhân lực hơn 1 2 3
Dự án ít kinh phí hơn 2 1 3
Dự án thu hút nguồn vốn cao 3 1 2
Dự án mang lại hiệu quả xã
1 2 3
hội
Tổng 10 8 12

36
PHỤ LỤC 3: CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN ƯU
TIÊN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH
1. Tiêu chí đánh giá
- Thứ tự ưu tiên tỉ lệ nghịch với mức độ quan trọng của các vấn đề cấp bách
và được cho sẵn điểm.
- Thang điểm từ 1 – 4 với 4 là mức độ tác động cao nhất (ứng với từng tiêu
chí) và 1 tức là không tác động. [14]
2. Các dự án trong giai đoạn 2018 – 2020
- DA1: Cải tạo, xây mới hệ thống đường cống, rãnh xả thải khu vực làng nghề
Vạn Phúc.
- DA2: Phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- DA3: Tổ chức vệ sinh định kỳ khu vực sinh sống và sản xuất.
- DA4: Tuyên truyền và vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm
nâng cao nhận thức của người dân.
Bảng đánh giá tiêu chí lựa chọn thứ tự dự án theo giai đoạn 2018 - 2020

Nhu Cải Hiệu Tốn


Dễ Ít tác
cầu thiện Phạm quả ít
thực động Thứ
việc cuộc vi xã kinh Tổng
hiện MT tự ưy
làm sống hội phí điểm
tiên
Trọng
2 2 1 1 3 3 5
số
DA1 1 4 4 1 1 1 1 26 4
Giai DA2 2 3 1 2 4 2 2 37 3
đoạn
1 DA3 3 1 2 3 3 4 3 45 2
DA4 4 2 3 4 2 3 2 47 1

3. Các dự án giai đoạn 2021 - 2025


- DA1: Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các hộ sản xuất tại làng nghề Vạn
Phúc.
- DA2: Quy hoạch tuyến thu gom vận chuyển chất thải rắn.
- DA3: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân khu vực phường Vạn
Phúc.
- DA4: Mở lớp tập huấn quản lý môi trường cho cán bộ quản lý.

37
Bảng đánh giá tiêu chí lựa chọn thứ tự dự án theo giai đoạn 2021 - 2025

Nhu Cải Hiệu Tốn


Dễ Ít tác
cầu thiện Phạm quả ít
thực động Thứ
việc cuộc vi xã kinh Tổng
hiện MT tự ưy
làm sống hội phí điểm
tiên
Trọng
2 2 1 1 3 3 5
số
DA1 3 2 4 1 1 1 1 26 4
Giai
DA2 4 3 3 3 2 3 2 39 3
đoạn
DA3 2 4 2 4 3 4 3 54 1
2
DA4 1 1 1 2 4 2 4 47 2

4. Các dự án giai đoạn 2026 - 2030


- DA1: Áp dụng công nghệ và các biện pháp sạch hơn vào quy trình sản xuất
tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc.
- DA2: Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn quận Hà Đông.
- DA3: Đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khu vực sản xuất.
- DA4: Đào tạo chuyên môn quản lý bảo vệ môi trường cho các chủ hộ sản
xuất và kinh doanh trên địa bàn phường Vạn Phúc.
Bảng đánh giá tiêu chí lựa chọn thứ tự dự án theo giai đoạn 2026 - 2030

Nhu Cải Hiệu Tốn


Dễ Ít tác
cầu thiện Phạm quả ít
thực động Thứ
việc cuộc vi xã kinh Tổng
hiện MT tự ưy
làm sống hội phí điểm
tiên
Trọng
2 2 1 1 3 3 5
số
DA1 3 3 4 2 4 3 2 46 2
Giai
DA2 4 2 2 1 3 2 1 35 3
đoạn
DA3 1 4 3 3 2 4 4 50 1
3
DA4 2 1 1 4 1 1 3 33 4

38
BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM XẢ THẢI TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC

39
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC

40

You might also like