You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHAO MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

Nhóm :3
Thành viên nhóm : Hoàng Thị Thùy Linh
: Nguyễn Quang Thắng
: Nguyễn Lê Kim Ngân
: Nguyễn Nam Tuấn
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Hiền

Hà Nội, 3/2019
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................7
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................8
TRÍCH YẾU ..................................................................................................................10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN DIỄN CHÂU ....11
1.1 Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 11
1.1.1 Vị trí địa lý....................................................................................................11
1.1.2 Địa hình, địa chất ..........................................................................................12
1.1.3 Khí hậu .........................................................................................................12
1.1.4 Thủy văn .......................................................................................................12
1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................13
1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế ..........................................................................13
1.2.2 Tình hình xã hội............................................................................................ 15
CHƯƠNG II. SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .........................................17
2.1 Sức ép từ hoạt động dân sinh lên môi trường ......................................................17
2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp............................................................................18
2.3. Sức ép hoạt động nông nghiệp ...........................................................................19
2.4. Sức ép hoạt động giao thông vận tải thủy ..........................................................20
2.5. Sức ép hoạt động y tế .........................................................................................20
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC ...............................................23
3.1. Nước mặt lục địa ................................................................................................ 23
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa ...................................................23
3.1.2. Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa............................................................ 23
3.1.3. Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ tiêu riêng lẻ .................................25
3.1.4. Xu thế diễn biến chất lượng nước mặt ........................................................26
3.2. Nước dưới đất .....................................................................................................27
3.3. Môi trường nước biển .........................................................................................29
3.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển .............................................................. 29
3.3.2. Diễn biến ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ........................................30
CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .......................33
4.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người .........................33
4.2. Phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................................34
4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái ...................................................................................36
CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ........................................38
5.1. Những việc đã làm được....................................................................................38
5.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường nước ....................................................38
5.1.2. Đầu tư kinh phí và tranh thủ các nguồn lực cho công tác BVMT nước .....38
5.1.3. Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm .....................................38
5.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường .......38
5.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng ..................................................38
5.1.6. Các hoạt động khác .....................................................................................39
5.2. Những tồn tại và thách thức ...............................................................................39
5.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lí môi trường .........................................................39
5.2.2. Về mặt thể chế, chính sách ..........................................................................40
5.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường .................................40
5.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường ........40
5.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng ..................................................41
5.2.6. Các hoạt động khác .....................................................................................41
CHƯƠNG VI. CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................42
6.1. Các thách thức về môi trường ............................................................................42
6.1.1. Ô nhiễm và sự cố môi trường tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học tiếp tực
suy giảm.................................................................................................................42
6.1.2. Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập ...........................................43
6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường .................................................43
6.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường: .......................................43
6.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ
môi trường nước của huyện Diễn Châu ................................................................ 44
6.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường nước huyện Diễn
Châu .......................................................................................................................44
6.2.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh
báo ô nhiễm môi trường nước ...............................................................................45
6.2.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng bảo vệ môi trường.........................................................................................45
6.2.6. Giải pháp khác: ....................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................49
KẾT LUẬN ...............................................................................................................49
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường


BVTV: Bảo vệ thực vật
CTR: Chất thải răn
CSSX: Cơ sở sản xuất
KCN: Khu công nghiệp
QLMT: Quản lý môi trường
TNN: Tài nguyên nước
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
XLNT: Xử lý nước thải
UBND: Ủy ban nhân dân
WQI: Chỉ số chất lượng nước

6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ tăng trưởng của các nghành trong huyện theo năm ..................... 12
Bảng 2.1: Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại huyện
Diễn Châu ...................................................................................................................
Bảng 2.2: Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải KCN ở huyện Diễn
Châu tính đến năm 2020 ......................................................................................... 16
Bảng 3.1: Cơ cấu chất lượng nước mặt theo mức đánh giá ................................... 18
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm ........................................................ 22
Bảng 3.3: Tổng hợp giếng nước phục vụ nông nghiệp tại huyện Diễn Châu ........ 26
Bảng 3.4: Bảng định hướng quy hoạch cấp nước phân theo vùng ......................... 28
Bảng 3.5: Diện tích mặt nước NTTS và số tàu đánh bắt xa bờ hàng năm ............. 29
Bảng 3.6: Bảng kết quả quan trắc mẫu nước biển tại bãi biển Diễn Thành, huyện Diễn
Châu ........................................................................................................................ 30

7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của các nghành theo từng năm (2014 – 2018)
.................................................................................................................................. 14
Biểu đồ 2.1. Số lượng phương tiện vận tải đường sông và đường biển từ năm 2015 –
2018 ............................................................................................................................ 2
Biểu đồ 2.2. Dự báo lưu lượng nước thải của các cơ sở y tế trong huyện đến năm 2020
.................................................................................................................................. 21
Biểu đồ 2.3. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm BOD5 và COD của các CSYT trong
huyện ........................................................................................................................ 21
Biểu đồ 3.1. Chất lượng nước mặt giai đoạn 2016 - 2018 theo mức đánh giá ......... 24
Biểu đồ 3.2. Nồng độ COD giai đoạn 2016 – 2018 (mg/l) ...................................... 25
Biểu đồ 4.1: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại các huyện ven biển tỉnh Nghệ An năm
2018 .......................................................................................................................... 33

8
LỜI NÓI ĐẦU

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của cuộc sống và môi
trường. Nước góp phần tạo thành bề mặt đất, hình thành thổ nhưỡng, thảm thực vật,
tạo thời tiết, điều kiện khí hậu, hình thành dòng chảy. Nước còn là tư liệu sản xuất
không thể thiếu cho các ngành kinh tế, là một trong những điều kiện không thể thiếu
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên, tài nguyên nước của
nước ta phụ thuộc nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu, với gần
2/3 tổng lượng nước mặt hàng năm từ ngoài biên giới chảy vào. Chất lượng nước có
Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều
nguyên nhân. Trong đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất
lượng cuộc sống, đô thị hoá cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là mối đe doa an ninh nguồn nước và có nguy
cơ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường.
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An. Với 25 km đường bờ
biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào
đất liền tạo thành một vịnh nhỏ. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan
đẹp, khí hậu mát mẻ. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi tạo điều kiện để
Diễn Châu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về kinh tế - xã
hội, quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số không ngừng, kéo theo là nhu cầu sử
dụng nước của người dân ngày càng tăng. Lượng nước thải không được xử lý thải ra
môi trường ngày càng nhiều gây ra những áp lực lên môi trường, đe doạ sức khoẻ
cộng đồng, làm xuất hiện nhiều nguy cơ gây suy thoái và ô nhiễm môi trường. Vì vậy
để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung
và huyện Diễn Châu nói riêng một cách bền vững, lâu dài thì việc đánh giá chất lượng
nước của huyện Diễn Châu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết và
quan trọng.
Báo cáo hiện trạng môi trường nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2018
được xây dụng với mục tiêu cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng môi trường
nước, đánh giá tình hình phát triển và những nguồn tác động điển hình lên môi trường
nước. Đồng thời, nhận định, đánh giá về công tác quản lý môi trường, những việc đã
làm được, những thức thức tồn tại và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp trong thời
gian tới.

9
TRÍCH YẾU

Báo cáo hiện trạng môi trường nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An năm 2018
đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường nước, từ hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội, nguyên nhân, các nguồn tác động chính lên môi trường nước, diễn biến chất lượng
môi trường nước. Báo cáo cũng phân tích những tác động của ô nhiễm môi trường và
những đáp ứng của công tác quản lý, từ đó, đề xuất những định hướng, giải pháp phù
hợp.
Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động
– Đáp ứng (D-P-S-I-R). Động lực là sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và các
nghành kinh tế cùng với BĐKH, thiên tai và sự cố môi trường tạo ra những Áp lực lớn
làm thay đổi hiện trạng chất lượng môi trường nước. Hiện trạng môi trường được đánh
giá gồm diễn biến chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển).
Chất lượng môi trường được đánh giá thông qua việc so sánh kết quả quan trắc các
thông số môi trường với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành. Sự
suy giảm chất lượng và ô nhiễm môi trường gây ra các Tác động đến sức khỏe cộng
đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việc phân tích thực trạng, tồn tại trong
công tác quản lý môi trường là cơ sở xây dựng nội dung phần Đáp ứng là những đề
xuất, giải pháp, những vấn đề trọng tâm ưu tiên giải quyết nhằm quản lý hiệu quả,
phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường
và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

10
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN DIỄN
CHÂU
1.1 Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên
là 30492,36 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chiếm hơn
một nửa. Huyện có tọa độ địa lý từ 18051’31’’ đến 19011’05’’ vĩ độ Bắc; 105030’13’’
đến 105039’26’’ kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu
- Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành
- Phía Đông giáp biển đông
Huyện nằm trên trục giao thông Bắc – Nam là nơi tập trung của nhiều tuyến giao
thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến
đường sắt Bắc – Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng
to lớn của huyện trong khai thác du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn
Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của huyện, cách thành phố Vinh
33 km về phía Bắc.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Diễn Châu


11
1.1.2 Địa hình, địa chất
Diễn Châu có thể chia ra thành 3 dạng địa hình chính: vùng đồi núi, đồng bằng và cát
ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200-300 m),
đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 15 0, chỉ
khoảng 20% có diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
- Tiểu vùng đồi thấp Tây Bắc: gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ cao từ 80
m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 – 200.
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 – 3,5 m. Địa hình thấp
dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn
Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao đại hình vùng thấp trũng từ 0,5 – 1,7
m và thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ.
* Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến đền Cuông
(Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 – 3 m. Đây là đại bàn dễ chịu tác động
của triều cường khi có bão gây ngập mặn.

1.1.3 Khí hậu


Khí hậu: Diễn Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực
tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 5 đến tháng 8) và gió mùa Đông
Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Nhiệt độ: Tổng nhiệt trong năm là 8100 – 85000C. Riêng vụ mùa chiếm khoảng 58%
nền nhiệt tương đối cao; mùa đông lạnh và có sương muối, nhiệt độ trung bình từ 15,5
– 16,50C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, mùa này thời tiết nóng nực,
nhiệt độ trung bình 300C, có ngày lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 dương lịch năm sau. Mùa này thường có gió mùa Đông Bắc, mưa kéo dài.

1.1.4 Thủy văn


Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông Vếch Bắc,
kênh Nhà Lê,…trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ nước của các sông phụ
thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các sông lên cao gây ngập úng cục bộ
các khu vực ven sông và mùa khu nước các sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập
mặn khu vực cửa sông. Do phần lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc, tốc độ dòng
chảy mạnh nên khả năng tích nước kém.
12
Chế độ thủy triều ở huyện là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời kỳ triều
dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực ven biển.
Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1600 – 1900 mm, vụ mùa chiếm 86 – 89%
lượng mưa. Vào mùa mưa lượng mưa trung bình đạt 200 – 300 mm, lớn nhất vào
tháng 10 đạt 380,4 mm. Hàng năm có khoảng 130 ngày có mưa.

1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội


1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Diễn Châu tuy gặp nhiều khó khăn do thiên
tai, dịch bệnh và giá cả tăng nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đều
đạt, cơ cấu kinh tế Nông lâm ngư – Công nghiệp – Dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực. 6 tháng đầu năm 2018, GDP tăng 5,72%; trong đó giá trị sản xuất
nông lâm ngư nghiệp tăng 3,58%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,8%, dịch vụ tăng
9%. Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm đạt 4.019,9 tỷ đồng, bằng 51,38%
KH cả năm, tăng 4,06% so với cùng kỳ. Khối lượng xây dựng cơ bản 7 tháng đầu năm
ước đạt 10.078 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ tăng trưởng của một số nghành mũi nhọn trong huyện trong thời gian từ 2014 –
2018 được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng của các nghành trong huyện theo năm (%)
STT Nghành nghề 2014 2015 2016 2017 2018
Nông nghiệp, lâm nghiệp,
1 34,41 33,05 31,02 30,77 29,88
thủy sản
2 Công nghiệp, xây dựng 29,30 30,35 32,00 32,07 32,46
3 Dịch vụ 36,29 36,60 36,98 37,16 37,66
4 Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Diễn Châu năm 2018)
Từ bảng trên, tỷ lệ lệ tăng trưởng GDP được thể hiện qua biểu đồ 1.1 như sau:

13
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của các nghành theo từng năm (%) (2014 –
2018)
Nhận xét:
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản theo các
năm giảm dần từ 34,41% (năm 2014) xuống còn 29,88% (năm 2018).
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng theo các
năm tăng dần từ 29,30% (năm 2014) lên 32,46% (năm 2018).
+ Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP trong lĩnh vực dịch vụ theo các năm tăng dần từ
36,29% (năm 2014) lên 37,66% (năm 2018).
Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu trong từng nghành cũng như toàn bộ nền kinh tế còn
chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Mặc dù tiềm năng phát triển kinh tế là
phong phú, đa dạng, nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, chưa tạo ra những tiền đề
cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của
huyện. Vì thế đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói
nghèo năm 2017 là 5,62%, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,55%.
❖ Vai trò và tác động của sự tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi
trường nước của huyện Diễn Châu
a. Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với người dân
+ Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa…phát triển.
+ Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền
kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử

14
dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có
xu hướng giảm.
+ Đối với huyện phát triển chậm như Diễn Châu, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện
tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các huyện đang phát triển.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá
nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng
đồng thời cũng làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, ô nhiễm môi trường đặc
biệt là môi trường nước làm phát sinh nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân.
b. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường nước
+ Môi trường nước mặt: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt
nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng
nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như COD, BOD, CH4, tổng N, tổng P cao hơn
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hiện tại, sông Bùng đoạn ở cầu Bùng đã bị ô nhiễm do
hiện tượng phú dưỡng. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là một số khu công nhiệp
có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô, và ở một số nơi có dấu hiệu bị ô nhiễm do khai thác
bừa bãi, không đúng kỹ thuật.
+ Môi trường biển ven bờ: Huyện Diễn Châu với 25 km đường bờ biển trên tổng số 82
km đường bờ biển của tỉnh Nghệ An. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực
ven biển đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao
thông đường thủy, ô nhiễm từ phía thượng nguồn cũng như từ các nhánh sông đổ về,
kết hợp với ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây còn hạn chế đã gây tác
động không nhỏ đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ của huyện Diễn Châu.

1.2.2 Tình hình xã hội


- Dân số: Theo thống kê năm 2018, dân số toàn huyện Diễn Châu đạt 292.229 người.
Mật độ dân số 871 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%/1% KH (tăng 0,14%
so với năm 2017). Tỷ lệ sinh con thứ 3 của toàn huyện là 26,30%. Nhiều xã có tỷ lệ
sinh con thứ 3 cao như: Diễn Bích (42,4%); Diễn Kim (38.2%); Diễn Hải (36,9%);
Diễn Vạn (30%); Diễn Ngọc (30,2%)...
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh Nghệ An công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn ngày càng được quan tâm. Trong năm 2015 toàn huyện đã tổ
chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18 lớp với 610 lao động. Giải quyết việc
làm làm mới cho 3100 lao động, đạt KH, trong đó xuất khẩu lao động 1000.
- Y tế: Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện và tuyến
xã. Hiện tại Diễn Châu có 1 bệnh viện huyện, ngoài ra còn có một số bệnh viện, phòng
15
khám tư nhân, một đội vệ sinh phòng dịch và 39 trạm y tế của 39 xã, thị trấn. Nhìn
chung mạng lưới y tế đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân
dân trong huyện.
- Giáo dục: Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có: 40 trường mầm non, 42
trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông (trong đó có
4 trường dân lập bán công). Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng
nghiệp dạy nghề. Đến nay toàn huyện có 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường
cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đã xây dựng trung tâm giáo dục cộng
đồng.

16
CHƯƠNG II. SỨC ÉP Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1 Sức ép từ hoạt động dân sinh lên môi trường
Theo thống kê năm 2018, dân số toàn huyện Diễn Châu đạt 292.229 người. Mật độ
dân số 871 người/Km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%/1% KH (tăng 0,14% so với
năm 2017).
Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về sinh
hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm,…làm gia
tăng sức ép lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Dân số đông đã tạo ra sức ép lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên. Cùng với sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sống của con người gây ra đã tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, đồng thời gây
nhiều thiệt hại về kinh tế.
Dân số tăng, nguồn cung cấp nước sạch tại huyện Diễn Châu không đáp ứng kịp cho
sự phát triển dân cư, ô nhiễm môi trường nước tăng lên. Nước sinh hoạt thải ra mà
không được xử lý. Cùng với nước thải không được xử lý, tình trạng rác sinh hoạt thải
vào nguồn nước mặt đang gia tăng sức ép lên môi trường nước tại huyện Diễn Châu.
❖ Nước thải sinh hoạt
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc sống, lượng
nước thải sinh hoạt tiếp tục tăng cao... Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong
nước thải sinh hoạt là TSS, BOD5 , COD, Nitơ và Phốt pho. Ngoài ra còn có các thành
phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh dao
động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và thói quen sinh hoạt của người
dân. Ước tính trung bình khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt trở thành nước
thải sinh hoạt.
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt gồm: tư khu vực dân cư và từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp.
Theo thống kê năm 2018, tổng số dân trên địa bàn huyện lêm đến 292.229 người. Với
quy mô dân số như hiện nay, ước tính lượng nước thải sinh hoạt đạt 27.066 m3/ngày
đêm. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện
trong bảng:
Bảng 2.1: Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại
huyện Diễn Châu
Chất ô nhiễm Tải lượng (tấn/năm)
TSS 137.331,3

17
BOD5 63.236,25
COD 111.142,5
Nước thải sinh hoạt thường được thải trực tiếp ra môi trường nếu không được xử lý
triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước mặt và
nước dưới đất.
Gia tăng dân số tạo áp lực lớn đến môi trường như sức ép lớn đến tài nguyên thiên
nhiên và môi trường do khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu nhà ở, sản
xuất lượng thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp; tạo ra nguồn thải tập trung vượt
quá khả năng phân hủy của môi trường tự nhiên; sự gia tăng dân số làm cho nguồn
cung cấp nước sạch không đáp ứng kịp cho sự phát triển của dân cư làm cho môi
trường khu vực có nguy cơ bị suy thoái.

2.2. Sức ép hoạt động công nghiệp


Theo đánh giá chung, trong những năm qua công nghiệp, xây dựng của huyện Diễn
Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong nghành công nghiệp nhiều nhóm nghành và CSSX có khả năng cạnh tranh trên
thị trường như nhóm nghành công nghiệp chế biến (mía đường, nông sản và đồ
uống,…).
Cùng với sự phát triển nghành công nghiệp, nghành xây dựng cũng đóng góp vai trò
không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo kiến trúc của huyện (nhiều KCN và TTCN
hình thành, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và đô thị mới mọc lên.
Mặc dù nghành công nghiệp – xây dựng được sự quan tâm của UBND tỉnh, các doanh
nghiệp đã chú trọng đầu tư hơn về công nghệ, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cũng như các
giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, mức độ áp dụng các biện
pháp bảo vệ môi trường và quản lý môi trường trong các CSSX nhìn chung chưa cao,
chưa đồng bộ.
Qua kết quả điều tra cho thấy: nhiều cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa
đạt yêu cầu, hoặc không vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, 100% các KCN nhỏ chưa
xây dựng hệ thống XLNT tập trung; ở các KCN chưa có hệ thống XLNT tập trung
hoàn chỉnh; nhiều cơ sở chưa có giấy phép khai thác và xả thải.
Theo các chuyên gia Nhật Bản (JICA) nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp đối
với các tỉnh đang phát triển KCN sẽ bằng khoảng 30% lượng nước cấp cho sinh hoạt.
Như vậy, nhu cầu nước cấp cho công nghiệp của huyện Diễn Châu tính đến năm 2020
là khoảng 175.000 m3/ngày và thải ra môi trường khoảng 140.000 m3 nước thải/ngày.
Nước thải của các KCN có thành phần rất đa dạng: Các kim loại nặng, BOD, COD,
SS, coliform,…
18
Như vậy, nếu theo ước tính trên, tải lượng các chất gây ô nhiễm tại các KCN, TTCN ở
huyện Diễn Châu đến năm 2020 sẽ là:
Bảng 2.2. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải KCN ở huyện
Diễn Châu tính đến năm 2020
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm trung bình (tấn/năm)
TSS 12.128,3
BOD5 8.687
COD 13.848,1

Việc kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách nhằm giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước ngay từ bây giờ. Đặc biệt
là kim loại nặng và các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, cần được kiểm soát chặt
chẽ tại nơi phát sinh nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

2.3. Sức ép hoạt động nông nghiệp


Theo số liệu ước tính, tổng lượng nước thải nông nghiệp toàn huyện hiện khoảng
287,9 triệu m3/năm, trong đó nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước tưới
hồi quy, nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó tập trung về hệ thống
sông suối. Lượng nước hồi quy này kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ hoạt
động bón phân, sử dụng thuốc BVTV.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An ước tính toàn huyện đã sử
dụng khoảng 45.000 tấn phân bón các loại. Lượng thuốc bình quân sử dụng đạt 0,55 –
0,65 kg/ha, đặc biệt vùng trồng rau các xã Diễn Thành, Diễn Thịnh sử dụng gấp 2,5
lần mức bình quân trong huyện. Hiện tượng bao bì đựng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ không được thu gom, xử lý mà vứt bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường
nước vùng nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.
Trong những năm gần đây, Diễn Châu là huyện có hoạt động chăn nuôi khá phát triển,
đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn. Tổng lượng nước tải chăn nuôi
hiện khoảng 4,5 triệu m3/năm, chất thải rắn khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Trong đó, chỉ có
khoảng 837,4 nghìn tấn (chiếm 56%) được xử lý sơ bộ bằng hầm biogas, hố ủ phân.
Còn lại hầu hết không qua xử lý mà đổ thẳng ra các thủy vực trong các khu dân cư,
gây ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng.

19
2.4. Sức ép hoạt động giao thông vận tải thủy
Mạng lưới giao thông đường thủy đóng góp không nhỏ vào việc vận tải hàng hóa,
hành khách. Việc đầu tư phương tiện, cơ sở hạ tầng và quản lý các mặt trên lĩnh vực
này vẫn còn nhiều bất cập.

2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 2.1. Số lượng phương tiện vận tải đường sông và đường biển từ năm 2015
– 2018
Trong số 800 phương tiện thủy hoạt động, chỉ có 53% được đăng ký, 114 bến đò
ngang chỉ có 28 bến đò có giấy phép hoạt động. Các phương tiện hầy hết không đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật, nhiều phương tiện mục nát, quá thời hạn sử dụng, gây hiện
trượng rò rỉ dầu mỡ làm ô nhiễm môi trường nước.

2.5. Sức ép hoạt động y tế


Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Nghệ An, năm 2015 huyện Diễn
Châu có 16 giường bệnh/1 vạ dân và năm 2020 sẽ là 20,5 giường bệnh/1 vạn dân.
Theo số liệu điều tra thực tế lượng nước thải tính theo giường bệnh khoảng
350l/ngày/giường bệnh. Do đó, tổng lượng nước thải xả thải ra từ hệ thống bệnh viện
trên địa bàn huyện là khoảng 1.780 m3/ngày đêm vào năm 2015, và khoảng 2.280
m3/ngày đêm vào năm 2020.

20
Lưu lượng nước thải (m3/ngày)
2500
2000
1500
Lưu lượng nước
1000
thải (m3/ngày)
500
0
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Biểu đồ 2.2. Dự báo lưu lượng nước thải của các cơ sở y tế trong huyện đến năm
2020
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật đô thị và khu công nghệp thì tải
lượng ô nhiễm BOD5 và COD của nước thải y tế trung bình là 2110 mg/l và 320 mg/l.
Như vậy với lượng nước thải y tế như dự báo thì lượng BOD 5, COD của các cơ sở y tế
được dự báo như biểu đồ sau:

800
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
700
600
500
400 BOD5
300 COD

200
100
0
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Biểu đồ 2.3. Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm BOD5 và COD của các CSYT trong
huyện
Với tải lượng như dự báo nếu nước thải tại các CSYT trong huyện chưa qua xử lý
(hoặc xử lý chưa triệt để) thải ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây áp
lực lên môi trường nước. Đặc biệt là ô nhiễm do vi trùng, vi rút và các chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học. Do vậy cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng nước
thải y tế trước khi thải ra môi trường.
2.6. Sức ép hoạt động du lịch

21
Có chiều dài bờ biển là 25km, trải dài ở 6 xã, nên thời gian qua, huyện Diễn Châu đã
quy hoạch, xây dựng 5 khu du lịch biển. Nổi bật là khu du lịch biển Diễn Thành hiện
là điểm đến được nhiều du khách trong nước, quốc tế lựa chọn.
Tại khu du lịch biển Hòn Câu - Diễn Hải cũng đang quy hoạch chi tiết và đang được
đầu tư hệ thống giao thông. Với rất nhiều lợi thế về phát triển du lịch gắn với nghỉ
dưỡng, Diễn Châu đã và đang hình thành hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch, khách
sạn nghỉ dưỡng ven biển như tại thị trấn, các xã Diễn Thành, Diễn Hải, tuyến đê,
đường ven biển, đường Đền Cuông Cửa Hiền...
Tuy nhiên, hiện nay ý thức của các doanh nghiệp, các như các cơ sở dịch vụ du lịch về
một nền du lịch bền vững, “du lịch xanh” vẫn chưa đầy đủ nên việc áp dụng các biện
pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng…)
chưa cao và thường bị xem nhẹ.
Nước thải ở hầu hết các trung tâm du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đều
chưa được thu gom xử lý và thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt
và suy giảm chất lượng nước ngầm. Nước thải tại các khách sạn, nhà hàng thường
chảy theo các mương đất sẵn có ra các cửa lạch hoặc ra biển gây ô nhiễm môi trường
cục bộ và góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học biển.

22
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. Nước mặt lục địa
3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa
Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường hòa vào các lưu vực
sông làm ô nhiễm môi trường nước sông.
Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý với thành phần chủ yếu là các yếu tố: kim lịa
nặng, BOD5, COD, TSS, Coliform,…
Sử dụng thuốc BVTV chưa đúng quy trình, khi mưa xuống thuốc BVTV còn tồn dư sẽ
cuốn theo dòng nước ra các kênh mương gây ô nhiễm môi trường nước mặt.
Thực trạng khai thác và chế biến của nghành thủy sản trong những năm qua đã làm
tăng lượng chất thải và gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Hầu hết các cơ sở chế
biến thủy sản đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra
cống rãnh xung quanh chảy trực tiếp ra hệ thống mương thủy lợi chung và thoát ra
sông.

3.1.2. Diễn biến ô nhiễm nước mặt lục địa


Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI từ năm 2016 đến 2018 thông qua 9
đợt Quan trắc, chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Diễn Châu diễn biến như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu chất lượng nước mặt theo mức đánh giá (đơn vị:%)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mức đánh giá chất
ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt ĐĐợt
lượng nước mặt
1 2 1 2 3 4 1 2 3
Nước ô nhiễm nặng, cần
các biện pháp xử lý 21 3 16 37 11 4 8 39 43
trong tương lai (1)
Sử dụng cho giao thông
thuỷ và các mục đích 7 10 4 10 4 6 8 3 3
tương đương khác (2)
Sử dụng cho mục đích
tưới tiêu và các mục
31 27 34 15 45 41 42 30 28
đích tương đương khác
(3)

23
Sử dụng tốt cho mục
đích cấp nước sinh hoạt
40 35 30 26 33 40 28 22 11
nhưng cần biện pháp xử
lý phù hợp (4)
Sử dụng tốt cho mục
đích cấp nước sinh hoạt 2 28 21 12 7 16 19 12 14
(5)

Chất lượng nước mặt giai đoạn 2016-2018 theo mức


đánh giá

120
100 2 7 16 19 12
21 12 14
28
40 22 11
80 26 33
30 40 28
60 35 30 28
15
31 10 3 3
40 34 45 42
27 41
7 39 43
20 4 37
21 10 16 4 8
11 6
4 8
0 3
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

1 2 3 4 5

Biểu đồ 3.1. Chất lượng nước mặt giai đoạn 2016 - 2018 theo mức đánh giá
Chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Diễn Châu giai đoạn 2016 – 2018 có nhiều
diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung theo xu hướng tăng dần tỉ lệ nước mặt bị ô
nhiễm nghiêm trọng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai và giảm dần tỉ lệ nước mặt
có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt cũng như mục đích tưới tiêu và giao thông thủy
tức mức độ nhiễm bẩn nước mặt ngày càng cao.
Tỉ lệ nước mặt bị ô nhiễm nặng tăng từ 21% vào tháng 10/2016 lên 43% vào tháng
10/2018. Số lượng các điểm ô nhiễm nghiêm trọng tăng từ 11 điểm lên 20 điểm năm
2018. Tỉ lệ nước có thể phục vụ cho giao thông thủy giảm từ 7% xuống còn 3%.Tỉ lệ
nước có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt nhưng cần phải có biện pháp xử lý phù
hợp giảm từ 40% xuống 11%. Tỉ lệ nước phục vụ tốt cho mục đích sinh hoạt tăng từ

24
2% lên 14%. Như vậy tỉ lệ nước có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt nhưng cần áp
dụng biện pháp xử lý phù hợp giảm từ 40% xuống còn 11%.
Phân theo lưu vực, trong giai đoạn 2016 -2018 nhìn chung chất lượng nước mặt ven
biển là tốt nhất, hầu hết các mẫu đều có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

3.1.3. Diễn biến chất lượng nước mặt theo chỉ tiêu riêng lẻ
1. pH
Nồng độ pH trong nước mặt huyện Diễn Châu giai đoạn 2016 -2018 dao động trong
khoảng 6,5 – 7,5. Nhìn chung nước có phản ứng trung tính đến kiềm nhẹ.
1. DO
Nhìn chung, nồng độ DO trung bình trong nước mặt trên địa bàn huyện Diễn Châu dao
động từ 5,04-6,26mg/l. Về cơ bản nồng độ DO đáp ứng yêu cầu chất lượng nước phục
vụ cho mục đích sinh hoạt. Các một số điểm quan trắc, nồng độ DO đang ngày càng
suy giảm.
2. TSS
Nồng độ TSS trên địa bàn huyện Diễn Châu giai đoạn 2016 – 2018 cao và có xu
hướng ngày càng tăng. Nồng độ trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2016 -2018 đều không
đáp ứng Quy chuẩn mức A2.
3. COD
Nồng độ COD giai đoạn 2016-2018 biến động phức tạp nhưng vẫn nằm trong giới hạn
cho phép của Quy chuẩn 08-MT:2015/BTNMT cột B2.

60

50

40
Đợt 1
mg/l

30
Đợt 2
20 Đợt 3
Đợt 4
10

0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Biểu đồ 3.2. Nồng độ COD giai đoạn 2016 – 2018 (mg/l)


25
4. BOD5
Nồng độ BOD từ năm 2016-2018 có nhiều biến động phức tạp, không có xu hướng rõ
ràng
5. Các hợp chất nito
Khoảng 50% nước mặt trên địa bàn có hiện tượng ô nhiễm nặng bởi NH4+. Nồng độ
NO2, NO3- biến đổi phức tạp nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
6. CN-, F- và kim loại nặng
-Giai đoạn 2016-2018, nồng độ CN- đa phần biến động giảm trên toàn mạng lưới.
Nước mặt hầu như chưa có hiên tượng ô nhiễm F-. Hàm lượng F- trong nước hầu như
chưa có biến động đáng kể.
- Cd, As, Pb, Cu, Zn, Hg có nồng độ thấp trong nước mặt và đại đa số không diễn biến
xấu trong giai đoạn 2016-2018. Riêng Mn, Sn có hàm lượng nhỏ trong nước nhưng
hiện chưa có quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
- Nồng độ Cr6+ diễn ra theo 2 xu thế, các điểm chưa có hiện tượng ô nhiễm thì có dấu
hiệu tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.
- Hàm lượng Ni trong nước mặt giai đoạn 2016-2017 tăng mạnh. Năm 2018 hàm
lượng Ni giảm, đến đợt 3/2018 hàm lượng Ni trong nước đạt QCVN 08-
MT:2015/BTNMT.
- Hàm lượng Fe trong nước có nhiều biến động nhưng đến đợt 3/2018 đều đạt QCVN
08-MT:2015/BTNMT.
7. Dầu mỡ
Chỉ tiêu dầu mỡ chỉ mới chỉ được phân tích từ đợt 3 năm 2017 đến nay. Tuy nhiên
hàm lượng dầu phân tích được trong giai đoạn 2017-2018 có xu hướng tăng mạnh.
Đến đợt 3/2018, huyện có hàm lượng dầu vượt QCVN cột B1.
8. Coliform
Hàm lượng coliforms giai đoạn 2016-2018 có nhiều biến động theo các xu hướng
không rõ ràng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-
MT:2015/BTNMT cột A2.

3.1.4. Xu thế diễn biến chất lượng nước mặt


a) Đô thị hoá làm biến đổi chất lượng môi trường nước mặt

26
b) Phát triển công nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và
tái chế phế liệu… làm biến đổi chất lượng nuớc mặt
c) Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, làm đường giao thông, phát triển kinh tế - xã hội
cộng hiện tượng biến đổi khí hậu làm tăng hiện tượng xói mòn đất, gây ô nhiễm nước
mặt.

3.2. Nước dưới đất


Diễn biến chất lượng nước ngầm
- Để đánh giá chất lượng nước dưới đất cần dựa vào tiêu chuẩn giới hạn các thông số
và nồng độ các chất ô nhiễm nước dưới đất theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT do Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Nước ngầm được lấy tại 02 vị trí có tọa độ như sau:
+ Mẫu NN1 tại hộ Phạm Thị Luyến, có tọa độ (N:19011’12,1” & E: 105o35’38,1”);
+ Mẫu NN2 tại hộ Trịnh Xuân Điền, có tọa độ (N:19010’54,0” & E: 105o35’35,0”).
- Kết quả phân tích mẫu nước ngầm như ghi ở bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm


Kết quả QCVN 09-
Thông số Đơn vị MT:2015/
NN1 NN2
BTNMT
Nhiệt độ oC 19.7 20.3 -
Độ đục* NTU 0.21 0.66 -
pH - 5.91 5.98 5,5-8
Độ dẫn điện EC µS/cm 134.4 650.0 -
Độ cứng CaCO3* mg/L 70 268 500
SS mg/L <2 <2 -
TDS mg/L 86.0 416.0 -
DO mg/L 2.32 1.98 -
COD mg/L <0.4 <0.4 4
NO2- mg/L <0.01 <0.01 1,0
NO3- mg/L 1.04 1.54 15
NH4+-N mg/L <0.06 <0.06 0,1
PO43- mg/L <0.05 <0.05 -

27
Kết quả QCVN 09-
Thông số Đơn vị MT:2015/
NN1 NN2
BTNMT
SO42- mg/L <5 <5 400
Cl- mg/L 12 17 250
Fe mg/L <0.035 <0.035 5
As mg/L <0.0016 <0.0016 0.05
Pb mg/L <0.0016 <0.0016 0.01
Cd mg/L 0.0010 0.0009 0.005
Coliform MPN/100 ml KPH KPH KPH
E.coli MPN/100 ml KPH KPH KPH
Clostridium
MPN/100 ml KPH KPH -
perfringens
Nguồn: Trạm quan trắc và Phân tích môi trường lao động, 2015
Ngoài ra còn một số thông tin quan trắc như:
+ Tầng chứa nước Holocene (qh): Độ mặn > 3000mg/l (nước mặn) phân bố tại công
trình quan trắc thuộc xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (QT3a-NA).
+ Tầng chứa nước Pleistocene (qp): Độ mặn của nước mùa khô 2018 tại các công trình
quan trắc của huyện đều nhỏ hơn 1500mg/l (nước nhạt).
- Nước dưới đất trong vùng nghiên cứu chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích
nông nghiệp và dân sinh. Diện tích tưới cho nông nghiệp vùng ven biển ở huyện Diễn
Châu là 303 ha. Trong nông nghiệp, nước được dùng theo nhiều quy mô khác nhau,
trong đó tưới mang tính tập trung ở một số vùng của tỉnh Nghệ An trong đó có huyện
Diễn Châu. Khai thác nước ngầm phục vụ nông nghiệp tại huyện Diễn Châu được thể
hiện rõ trong bảng sau:
Bảng 3.3 . Tổng hợp giếng nước phục vụ nông nghiệp tại huyện Diễn Châu
Số giếng Độ sâu Diện tích
STT Xã - vùng Loại giếng
(cái) giếng (m) tưới (ha)
1 Diễn Thịnh 120 Khoan 6-8 95
2 Diễn Hùng 180 Ống bê tông 4,5 207.5
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Nghê An 2013-2018
- Tại huyện Diễn Châu tầng khai thác nước ngầm chính là tầng q và C-P bs. Trữ lượng
nước xác định được ở cấp C2 cho tầng C-P bs (phạm vi 290 km2) đạt 247576 m3/ngày

28
và tầng q trên diện tích 150 km2 đạt 224911 m3/ngày. Việc định hướng quy hoạch cấp
nước phân theo vùng được thực hiện theo bảng sau:

Bảng 3.4. Bảng định hướng quy hoạch cấp nước phân theo vùng
Khả năng
Diện Tầng Nhu cầu dùng Đối tượng
Vùng cấp nước
tích khai thác nước (103 m3) cấp nước
(103 m3)
q, Sinh hoạt,
Diễn Châu 65800 10250 11800
C-P bs nông nghiệp
Nguồn: http://www.idm.gov.vn
- Trong sinh hoạt, đại bộ phận người dân trong vùng sử dụng nước dưới đất. Theo
thống kê năm 2013, toàn huyện có 200 giếng đào cấp nước cho 243300 người. Phần
lớn các công trình khai thác không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định, nhất là giếng
đào (chỉ đạt yêu cầu 47%), nước khai thác sử dụng không qua xử lý, chất lượng nước
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong khi đó, các cơ quan chức năng chưa có các biện
pháp quản lý và quy hoạch cụ thể.
- Do đặc thù các ngành công nghiệp trong vùng chỉ phát triển ở khu trung tâm, trong
khi đó thì những nơi như huyện Diễn Châu không có nhiều khả năng cấp nước dưới
đất.

3.3. Môi trường nước biển


3.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển
Với chiều dài bờ biển là 25km, trải dài ở 6 xã, vùng cửa sông và vùng biển ven bờ có
vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của huyện, song đây cũng là nơi
chịu nhiều tác động của các hoạt động của con người với việc thải ra một lượng lớn
nước thải thông qua các dòng sông, kênh.
- Hoạt động trong các khu dân cư đô thị ven biển: Việc gia tăng dân só kéo theo các
hoạt động sản xuất, khai thác nuôi trồng thủy sản, du lịch,…đã thải ra cửa sông, biển
một khối lượng lớn chất thải lỏng ngày càng tăng, gây áp lực trực tiếp đối với môi
trường vùng biển ven bờ.
Tại các khu dân cư tập trung ven biển rác thải sinh hoạt hầu như không được thu gom
xử lý mà người dân tự ý vứt xuống hai bên bờ sông, đường giao thông, các chỗ
trống,…; nước thải sinh hoạt cũng tự ngấm xuống đất. Có thể nói, rác thải và nước thải
phát sinh từ hoạt động dân sinh là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi trường
nước biển ven bờ.

29
- Hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản: Diện tích mặt nước (mặn, lợ)
nuôi trồng thủy sản và số tàu đánh bắt xa bờ tăng hàng năm cả về số lượng lẫn công
suất. Chính sự gia tăng số lượng thuyền máy đánh bắt đồng nghĩa với việc gia tăng
hoạt động khai thác hải sản làm nguy hại đến môi trường biển do chất thải từ tàu:
Bảng 3.5. Diện tích mặt nước NTTS và số tàu đánh bắt xa bờ hàng năm
Năm Diện tích mặt nước Số tàu thuyền Số tàu thuyền đánh
(ha) bắt xa bờ
2014 1.278 3.476 233
2015 1.560 3.845 147
2016 1.599 3.664 288
2017 1.679 3.761 716
2018 1.677 4.114 745
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Nghệ An 2018
Nhiều cơ sở sản xuất độc lập và làng nghề chế biến thủy sản như xã Diễn Ngọc (Diễn
Châu) với công nghệ sản xuất lạc hậu, chất thải (CTR, nước thải) chứa chất hữu cơ dễ
phân hủy, vi sinh vật nhưng không được thu gom, xử lý mà chảy tràn ra xung quanh
hoặc vào mương tiêu của xã thoát ra biển gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nước
(nước mặt, nước dưới đất, nước ven biển).
- Hoạt động giao thông vận tải thủy và sự cố tràn dầu: Hoạt động giao thông vận tải
thủy càng mạnh thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước vùng ven bờ và cửa sông
ngày càng tăng do việc xả các CTR và lỏng từ các cơ sở đóng tàu không được quy
hoạch hợp lý, việc vận chuyển các loại hàng lỏng (xăng, dầu) có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao nếu xảy ra sự cố.
- Hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng ven biển: Trong những
năm gần đây, huyện Diễn Châu phát triển du lịch khá mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển
du lịch kéo theo sự gia tăng lượng lớn CTR và nước thải sinh hoạt từ hoạt động này,
gây sức ép lên môi trường biển.

3.3.2. Diễn biến ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ


Huyện Diễn Châu với 25 km đường bờ biển trên tổng số 82 km đường bờ biển của tỉnh
Nghệ An. Đường bờ biển huyện với khu du lịch tắm biển Diễn Thành, Cửa Hiền và
các bãi nuôi trồng, khai thác thủy hải sản rộng lớn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội khu vực ven biển đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản, du
lịch, giao thông đường thủy, ô nhiễm từ phía thượng nguồn cũng như từ các nhánh
sông đổ về, kết hợp với ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây còn hạn chế

30
đã gây tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường nước biển ven bờ của huyện
Diễn Châu.
Theo kết quả thử nghiệm số: KQ 891/18 ngày 27/8/2018 của Phòng Quan trắc Môi
trường – Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Mẫu nước biển lấy
tại bãi biển Diễn Thành, huyện Diễn Châu:
Bảng 3.6. Bảng kết quả quan trắc mẫu nước biển tại bãi biển Diễn Thành, huyện
Diễn Châu
QCVN 10-
MT:2015/BTNMT
Vùng
nuôi
Thông số Vùng
Kết trồng
TT thử Phương pháp Đơn vị bãi tắm, Các
quả thủy
nghiệm thể thao nơi
sản, bảo
dưới khác
tồn
nước
thủy
sinh
1 Nhiệt độ - ⁰C 33.3 - - -
2 Độ muối - ‰ 5.14 - - -
3 Độ đục - NTU 21 - - -
4 pH - - 7.63 6.5-8.5 6.5-8.5 6.5-8.5
5 DO - mg/L 6.42 ≥5 ≥4 -
TCVN
6 TSS mg/L 46 50 50 -
6625:2000
Amoni
(NH4+ TCVN 6179-
7 mg/L 0.22 0.1 0.5 0.5
tính theo 1:1996
N)
Phosphat
(PO43- SMEWW
8 mg/L <0.05 0.2 0.3 0.5
tính theo 4500P-E
P)
Xyanua SMEWW
9 mg/L <0.004 0.01 0.01 0.01
(CN-) 4500(CN-

31
)C.E:2012
SMEWW
10 Asen (As) mg/L <0.004 0.02 0.04 0.05
3114B:2012
Mangan SMEWW
11 mg/L 0.143 0.5 0.5 0.5
(Mn) 3111B:2012
TCVN
12 Sắt (Fe) mg/L 0.46 0.5 0.5 0.5
6177:1996
TCVN 6187- CFU/
13 Coliform 180 1000 1000 1000
1:2009 100mL

Theo kết quả qun trắc cho thấy, nồng độ pH, DO đạt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ
TSS, Phosphat, Xianua, Asen, Mangan, Sắt đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng
chỉ số Amoni cao hơn ở vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và thấp hơn tiêu
chuẩn cho phép ở vùng bãi tắm, thể thao dưới nước và các nơi khác.

32
CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người
Các nguồn nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm. Ô nhiễm môi trường nước tác
động trực tiếp đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy
(do virus, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào…), lị trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A,
giun, sán. Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát
triển, tử vong, nhất là ở trẻ em.
Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm còn là nơi sinh trưởng và phát triển của một số mầm
mống dịch bệnh như muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết, sốt rét. Xã Diễn Ngọc từng là
điểm nóng về dịch sốt xuất huyết ở huyện Diễn Châu; năm 2018, toàn xã có 156 ca
mắc bệnh sốt xuất huyết. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu là nơi mà Bộ
Tài nguyên & Môi trường công bố có tên trong danh sách 10 "làng ung thư" có nguồn
nước ô nhiễm nặng nhất. Tại đây, ghi nhận được nguồn nước có màu gạch cua, mùi
khó chịu… Nơi đây mọi người không còn xa lạ gì với căn bệnh ung thư nhiều năm qua
với nhiều người đã ra đi vì căn bệnh thế kỳ này. Mặc dù biết nguồn nước ô nhiễm, thế
nhưng từng ngày họ vẫn buộc phải sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt.
Biểu đồ 4.1: Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại các huyện ven biển tỉnh
Nghệ An năm 2018

Số ca bệnh sốt xuất huyết tại các huyện ven


biển Nghệ An
350 315
300
244
250
196
200 166
150
100
50
0
TP Vinh H. Quỳnh Lưu H. Nghi Lộc H. Diễn Châu
Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết

(Nguồn: Báo cáo sức khỏe định kì năm 2018 của các trạm y tế tại các huyện
tỉnh Nghệ An)
Tại Diễn Châu, nước thải từ các bệnh viện đa khoa vẫn còn tồn tại việc chưa có hệ
thống xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra đồng ruộng. Nguồn nước này chứa các hợp
chất hữu cơ, hóa chất của dược phẩm, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh… gây ô

33
nhiễm môi trường nước tại các khu vực xung quanh bệnh viện, gây ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe và cuộc sống của người dân. Các chất độc hại sẽ đi vào nguồn nước và vào
chuỗi thức ăn. Việc sử dụng nguồn nước để sinh hoạt hoặc ăn uống hay tiêu thụ các
sinh vật từ nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tích trữ các chất độc hại, kim loại nặng trong
người, sẽ gây ra các sự suy kiệt về sức khỏe và các bệnh mãn tính sau này.
Tìm hiểu tại Sở Y tế Nghệ An năm 2018, nhằm xử lý triệt để nước thải của một số
bệnh viện trước khi thải ra môi trường, từ năm 2012 UBND tỉnh Nghệ An quyết định
đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại BV Sản Nhi Nghệ An với tổng mức đầu tư gần 18
tỷ đồng, với công nghệ AAO phân tán của Nhật Bản, công suất 250m3/ngày/đêm.
Công trình gấp rút được thực hiện tháng 10/2013 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, chỉ sau gần 5 năm đưa vào sử dụng, hệ thống xử lý đã có hiện tượng
“xuống cấp” khiến nguồn nước thải từ BV Sản Nhi chưa được xử lý triệt để khi thải ra
môi trường.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của người dân tại các vùng có kho thuốc như xóm Hồng
Kỳ và Vũ Kỳ thuộc xã Đồng Thành – Yên Thành, xóm 1 và xóm 2 nằm ở phía Đông
Nam xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn… Xung quanh khu vực này đã xuất hiện nhiều
bệnh như rụng tóc, thần kinh, não, nổi mụn ngứa, ung thư….
Theo thống kê của UBND xã Diễn Phong huyện Diễn Châu, năm 2017 số người chết
là 35 nhưng con số tử vong vì ung thư tăng lên 12 người; 3 tháng đầu năm 2018, toàn
xã có 10 người chết thì đã có tới 5 người là bệnh nhân ung thư (chiếm tỷ lệ 50%). Số
người chết chủ yếu trong độ tuổi khoảng 50 - 70 tuổi. Chưa hết, số người đang điều trị
ung thư giai đoạn cuối cũng lên tới gần 16 người. Đáng chú ý, ở xã Diễn Phong chưa
có nguồn nước sạch từ nhà máy dẫn về, lâu nay, hầu hết các hộ dân đã xây bể nước
mưa để tích trữ nước nhưng chủ yếu chỉ dùng để nấu ăn, còn việc rửa, sơ chế nguyên
liệu, tắm giặt vẫn dùng nước từ giếng khơi hoặc giếng khoan, bị ảnh hưởng nghiêm
trọng từ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

4.2. Phát triển kinh tế - xã hội


Diễn Châu có nguồn nước với mật độ rong tảo cao, làm chất lượng nước sẽ bị suy
giảm, gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sinh hoạt (lắng lọc nước sẽ rất khó khăn),
ảnh hưởng mỹ quan và tạo trở ngại cho hoạt động du lịch, thể thao dưới nước… Bãi
tắm Diễn Thành là bãi tắm đẹp ở huyện Diễn Châu, có tiềm năng thu hút du lịch
nhưng tình trạng ô nhiễm rác thải đã khiến lượng khách du lịch suy giảm theo từng
quý.
Theo Cổng thông tin Điện tử huyện Diễn Châu thì có hơn 100 cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống tại bãi tắm Diễn Thành nhưng số khách du lịch giảm dần và chỉ đạt trung
34
bình 97 người/tháng. Nguyên nhân là gần bãi tắm Diễn Thành có cửa sông Lạch Vạn
mang theo bèo tây và rác thải sinh hoạt từ thượng nguồn sông Bùng rồi đổ ra biển.
Thời điểm tháng 4, tháng 5 hàng năm rác thải lại trôi dạt về biển Diễn Thành với khối
lượng rất lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Theo Báo cáo quan trắc của Sở
Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Nghệ An năm 2018, Ở bãi biển Diễn Thành, tiếp tục
ghi nhận giá trị thông số TSS (chất rắn lơ lửng, độ đục, độ muối) vượt quy chuẩn.
”Thực tế quan sát tại hiện trường cũng cho thấy bờ biển thường xuyên có rác, nước
biển có nhiều cặn và màu đục", báo cáo kết quả của Sở Tài nguyên nêu rõ.
Ô nhiễm môi trường nước còn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và sức
khỏe cộng đồng. Các sản vật (thủy hải sản, muối…) thu được từ môi trường nước bị ô
nhiễm cũng không thể tiêu thụ và gây thiệt hại về mặt kinh tế cho ngư dân địa phương
cũng như sự phát triển chung của vùng.
Về nghề làm muối, theo ông Nguyễn Tấn - Chủ nhiệm HTX Hải Bắc, Diễn Châu, thời
thịnh vượng mỗi năm HTX sản xuất 1.200 tấn muối, nhưng nay chỉ sản xuất 150
tấn/năm. Hiện HTX có trên 20 ha sản xuất muối nhưng chỉ 3 ha làm muối, còn 17 ha
bỏ hoang. Nghề muối trước đây tạo việc làm cho 410 lao động, hiện tại chỉ còn 30 lao
động theo nghề. Môi trường biển bị ô nhiễm chất thải rắn khiến việc lọc muối sạch
khó khăn, cùng với đó là giá muối thấp khiến cho việc làm muối không còn phát triển.
Đất sau khi làm muối cũng bị ô nhiễm mặn nặng, khó chuyển đổi mục đích sử dụng
đất sang nuôi trồng thủy hải sản khác.
Về đánh bắt hải sản, huyện Diễn Châu là địa phương có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn thứ
hai tỉnh Nghệ An với 650 chiếc và sản lượng đánh bắt mỗi năm trên 30 ngàn tấn,
chiếm 1/4 sản lượng đánh bắt toàn tỉnh. Mặc dù địa phương đã chủ động phối hợp
cùng ngành Nông nghiệp khảo sát, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
cho các tàu đánh bắt xa bờ, nhưng thực tế trong vòng 5 tháng việc cá biển bị rớt giá do
sự cố môi trường biển của 3 tỉnh miền Trung năm 2016 - 2017 đã khiến ngư dân địa
phương thiệt hại khoảng trên 42 tỷ đồng. Không chỉ vậy, trong hai 17 và 18-09-2018,
trên sông Bùng (đoạn qua địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An) xuất hiện hiện tượng cá
chết hàng loạt ở nhiều hộ nuôi cá lồng bè trên sông và cá tự nhiên, khiến người dân hết
sức lo lắng. Vào buổi sáng ngày 17, 30 lồng nuôi cá của các gia đình nuôi trên sông,
xuất hiện hiện tượng cá nổi lên chết hàng loạt. Chỉ trong buổi sáng, cá đã chết trắng cả
lồng. Ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng tiền cá. Không chỉ cá nuôi lồng bị chết
mà cá tự nhiên trên sông Bùng cũng chết nổi hàng loạt. Hàng trăm người dân sống dọc
bên sông Bùng đoạn qua xã Diễn Kỷ, Diễn Hạnh, Diễn Quảng… đã vớt được khoảng
1 tấn cá. Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nước sông Bùng bị
ô nhiễm, mặt nước xuất hiện màu đỏ sẫm, bốc mùi hôi thối.

35
Ngoài ra nguồn nước bị ô nhiễm sẽ tạo phí tổn lớn về chi phí phục hổi môi trường
nước tại địa phương và chi phí cho công tác khám chữa bệnh do ô nhiễm nước gây ra,
gây chi phí lớn cho cá nhân và nhà nước. Hội Người Cao Tuổi huyện Diễn Châu đã
ủng hộ 500 triệu đồng để phát động phong trào dọn rác ven biển mùa hè năm 2018. Số
tiền và thuốc men được chuyển về xã Diễn Ngọc, Diễn Châu để khắc phục thiệt hại và
hỗ trợ chi phí dọn sạch môi trường biển ven bờ nơi buôn bán thủy hải sản và chữa
bệnh cho các nạn nhân ô nhiễm môi trường của huyện.
4.3. Cảnh quan và hệ sinh thái
Nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và hệ sinh thái của các
huyện ven biển như Diễn Châu. Theo Cổng thông tin điện tử Diễn Châu, Nghệ AN ghi
lại vào ngày 26 – 09 – 2018, nước thải từ làng nghề làm bún, bánh ở xã Diễn Quảng,
Diễn Châu (Nghệ An) không được xử lý, chảy thẳng ra các khu vực dân cư, bốc mùi
hôi thối. Không chỉ vậy nước thải này đang biến những cánh đồng màu mỡ ở làng quê
Diễn Quảng thành những vùng đất bỏ hoang, vì không một loại cây nào có thể sống
nổi trước sự ô nhiễm nước thải độc hại này.
Bãi biển Diễn Thành (xã Diễn Thành, Diễn Châu) được xem là một trong những bãi
biển đẹp tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, tình trạng rác đang là vấn nạn kéo dài nhiều năm
qua tại đây. Dọc bờ biển, đủ mọi loại rác nằm ngổn ngang. Mùi hôi thối bốc lên nồng
nặc, gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan nơi tham quan du lịch. Những ngày tháng 6
năm 2018, mặc dù đang là mùa du lịch nhưng bãi tắm Diễn Thành khá vắng vẻ. Phần
lớn thời gian trong ngày, bãi biển không một bóng người. Nguyên nhân được người
dân giải thích, do tình trạng ô nhiễm chất thải rắn tràn lan trên mặt biển, bèo từ các con
lạch trôi ra biển sau đó bị tấp vào bờ phủ kín cả bãi tắm. Chính quyền nhiều lần huy
động các tổ chức, đoàn thể ra quân dọn dẹp. Có đến hàng nghìn người tham gia, nhưng
chỉ sau đó ít ngày, rác thải lại chất đống.
Chất thải rắn và bèo trôi dạt với lượng lớn sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của các
loài thủy sinh vật. Nguồn nước giàu các chất dinh dưỡng N, P sẽ gây nên hiện tượng
phú dưỡng, hay thủy triều đỏ, nở hoa nước, tức là nồng độ các chất dinh dưỡng tăng
tới mức tạo ra sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, rong trong nguồn nước. Đặc biệt
trong nguồn nước tù (ao, đầm) có thể tạo ra nước chứa đầy tảo. Việc phân hủy tảo sẽ
tạo mùi và các chất cặn lắng, gây giảm oxi hòa tan trong nước, từ đồ gây cản trở cho
việc phát triển hầu hết các loài cá. Trong điều kiện đó, chỉ có một số loài cá dữ mới có
thể sống được, gây thiệt hại về tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực.
Nguồn nước ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng (là các hóa chất hữu cơ bền vững,
tốc độ phân hủy trong nước rất chậm) từ hoạt động nông nghiệp như phun thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, diệt nấm… làm cho hệ sinh vật đất bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các

36
loại vi khuẩn, tảo… dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất, giảm độ phì của đất, thiệt
hại về tài nguyên đa dạng sinh học của cả môi trường đất và nước.

37
CHƯƠNG V. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
5.1. Những việc đã làm được
5.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường nước
- Xây dựng, tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của các cơ quan, đơn vị về quản lý
và xử lý môi trường nước
- Ban hành các thể chế, chính sách trong công tác quản lý môi trường
5.1.2. Đầu tư kinh phí và tranh thủ các nguồn lực cho công tác BVMT nước
- Diễn Châu đưa nhà máy nước sạch với dự toán 180 tỷ vào hoạt động. Sau 8 tháng thi
công, nhà máy nước sạch Diễn Thọ, Huyện Diễn Châu đã tiến hành đi vào hoạt động,
đây là nhà máy có quy mô và hiện đại, góp phần đáp ứng nhu cầu nước sạch phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất của các xã vùng nam Diễn Châu.
- Kinh phí môi trường được sử dụng để thực hiện các kế hoạch môi trường: thanh tra,
kiểm tra ô nhiễm môi trường, chương trình quan trắc, kiểm soát môi trường, hoạt
động nâng cao nhận thức môi trường, mua sắm một số trang thiết bị phục vụ quản lý
và quan trắc môi trường nước
5.1.3. Thực trạng công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm
- Để thu hút ngày càng đông du khách đến với bãi tắm Diễn Thành, bên cạnh làm tốt
công tác quảng bá thương hiệu thì vệ sinh môi trường luôn là vấn đề được địa phương
quan tâm. Hàng năm, trồng thêm cây xanh ven biển, nghiêm cấm các hộ kinh doanh
tại khu du lịch vứt rác ra biển và mỗi tuần tổ VSMT thu gom rác thải 3 lần, vì vậy môi
trường ở vùng biển Diễn Thành ngày một sạch hơn.
- Còn tại xã Diễn Bích, để đảm bảo môi trường, đồng thời bảo vệ được nguồn lợi thủy
sản đem lại, xã đã cắt cử người canh giữ rừng ngập mặn, nghiêm cấm việc khai thác
nguồn lợi thuỷ sản bằng hình thức huỷ diệt, tổ chức dọn vệ sinh môi trường ven đê,
ven rừng thường xuyên. Huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng bãi thu gom
rác thải tập trung rộng 5.000m2 với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác
tuyên truyền thay đổi hành vi cho người dân luôn được Diễn Bích thực hiện thường
xuyên
5.1.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
Công tác kiểm tra, giám sát công tác BVMT tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục với tần xuất 1 lần/năm. Tuy nhiên, đối với
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thì tần suất kiểm tra có thể là 2-3 lần/ năm
5.1.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực cho BVMT. Trong những năm gần đây huyện đã mở một số lớp đào tọa ngắn
38
hạn về môi trường cho cán bộ chuyên môn, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn về
BVMT; duy trì thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ giữa cán bộ các sở,
ngành thông qua hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ BVMT.
- Phong trào BVMT đã được triển khai, một số xã trong huyện đã lồng ghép nội dung
BVMT trong hương ước, quy ước xây dựng nông thôn mới.
- Công tác BVMT có sự phối hợp giữa các đoàn thể trong huyện như: hội phụ nữ, hội
nông dân, các cán bộ đoàn...
5.1.6. Các hoạt động khác
- Thường xuyên tuyên truyền cho người dân trong huyện về BVMT đặc biệt là môi
trường nước.
- Tích cực tham gia, hưởng ứng các ngày về môi trường như: tuần lễ nước sạch, ngày
môi trường nước thế giới...
5.2. Những tồn tại và thách thức
5.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lí môi trường
- Sự quản lý thiếu tính hệ thống: Dân số ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống người
dân ngày càng được cải thiện, tốc độ phát triển kinh tế tăng cao. Áp lực từ nước thải
rất lớn trong khi đó hệ thống QLMT chưa đồng bộ. Do vậy gặp rất nhiều khó khăn
trong quản lý tài nguyên nước cũng như chất lượng nước nói chung. Đội ngũ cán bộ
còn thiếu về số lượng, chất lượng còn yéu nên chưa đáp ứng được khối lượng công
việc cần giải quyết. Ở cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường chủ yếu là
cán bộ địa chính kiêm nhiệm nhiệm vụ. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa bố trí
cán bộ chyên trách về môi trường.
- Thiếu tính phối hợp liên ngành: Sự phối hợp liên ngành là một trong những yếu tố
quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại của công tác QLMT. Trên thực tế, sự
phát triển của bất kỳ hoạt động sản xuất hay ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
nào cũng đều có nguy cơ tác động đến vấn đề ô nhiễm môi trường rất cao. Bên cạnh
đó, giá trị, nguồn lợi tài nguyên môi trường lại hầu như không thể xác định, phân chia
rạch ròi cho các lĩnh vực nên đã và đang dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau trong
việc sử dụng tài nguyên cũng như thực thi và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.
Cho đến nay việc thực hiện thu phí xả thải vẫn chưa thực hiện được.
- Chưa phối hợp tốt với các tỉnh lận cận trong công tác quản lí môi trường nước mặt
nên phải gánh chịu hậu quả do việc ô nhiễm nguồn nước sông từ phía thượng nguồn
chảy xuống.
- Thường xuyên nâng cao năng lực quản lí cho các cán bộ môi trường thông qua các
chương trình đào tạo, khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm.

39
5.2.2. Về mặt thể chế, chính sách
- Việc thực thi thu phí xả thải tại huyện hiện nay vẫn chưa thực hiện được. Do vậy,
tình trạng các nhà máy xí nghiệp vi phạm xả thải nước thải không đảm bảo cũng như
không áp dụng công nghệ xử lý nước thải vần tồn tại và chưa được xử lý triệt để.
- Chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về
BVMT của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương.
- Nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phương chưa tính đến BVMT.
- Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu
quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế.
- Chương trình, kế hoạch BVMT dài hạn ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức
- Chưa xây dựng được quy chế quản lí đô thị, vệ sinh môi trường, gắn kết chặt chẽ
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tải lượng lớn chất Thải vào môi
trường nước.
- Tăng cường việc thực thi công cụ pháp luật nhằm hạn chế các tác động tới chất lượng
nước mặt như tăng cường kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, Luật TNN, cá quy định
về chất lượng nước; thực hiện thu phí môi trường và phí xử lí nước thải; thẩm định
nghiêm túc báo cáo đánh giá tác động môi trường, không cho phép xây dựng các cơ sở
sản xuất có lưu lượng nước thải lớn hoặc chứa chất thải nguy hại gần các điểm lấy
nước cấp sinh hoạt.
5.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư công tác bảo vệ môi trường
- Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trị 1% tổng thu ngân sách hàng năm nhưng
trên thực tế viêc phân bổ và quản lí kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện không
theo đúng quy định.
- Với nguồn kinh phí được cấp hàng năm mới chỉ đáp ứng để giải quyết được khoảng
1/3 các hạng mục chi cho sự nghiệp môi trường còn các hạng mục khác không có kinh
phí để hoạt động chưa kể đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ quan trắc và giám sát
môi trường và sửa chữa trang thiết bị hỏng hóc, không đáp ứng được yêu cầu của công
tác giám sát môi trường. Cần tăng cường ngân sách cho công tác BVMT nhằm tạo
hiệu quả lâu dài và triệt để.
- Trong những năm qua bước đầu các doanh nghiệp đầu tư dự án đã chú trọng đầu tư
kinh phí cho công tác BVMT nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu để
giải quyết vấn đề môi trường của doanh nghiệp còn mang hình thức chống đối.
5.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường
Thiếu tính liên tục: Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại huyện đã được quan tâm và
chú trọng trong nhiều năm qua. Nhiều dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu về chất
40
lượng nước mặt của huyện đã được thực hiện. Tuy nhiên, các dự án nghiên cứu liên
tục chất lượng nước vẫn còn thiếu. Hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt chưa
được tiến hành. Do vậy, chưa đánh giá hết sự diễn biến chất lượng nước cũng như các
điểm nóng về ô nhiễm nước.
5.2.5. Về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng
- Thiếu sự phối hợp giữa các địa phương:Trong những năm gần đây huyện đã thực
hiện công tác bảo vệ môi trường khá tốt. Tuy nhiên, sự phối hợp bảo vệ tài nguyên
nước với các huyện lân cận cũng như với các tỉnh trong lưu vực, khu vực trong việc sử
dụng và bảo vệ và xử lý ô nhiễm nước vẫn chưa cao.
- Thực hiện xã hội hóa trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này.
- Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân cho BVMT rất ít, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ
ngân sách nhà nước.
- Cơ sở hạ tầng BVMT còn thiếu và yếu kém, những vi phạm pháp luật về BVMT của
cá doanh nghiệp hoạt dộng sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn xảy ra nhưng chưa
được ơhát hiện xử lí nghiêm khắc.
- Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp so với thực tế còn thấp do
nhận thức và ý thức tuân thủ của chủ cơ sở không chấp hành kê khai.
- Ý thức chấp hành pháp luật về BVMT trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân chưa nghiêm túc, không tham gia các hoạt động xã hội hóa về BVMT do địa
phương, cơ quan phát động, một số trường hợp vi phạm xử lí hành chính..
- Công tác truyền thông về BVMT chưa thường xuyên (ở cấp huyện, xã) nhất là đưa
tin về gương tốt, phê phán việc làm không tốt hoặc vi phạm pháp luật BVMT còn ít.
5.2.6. Các hoạt động khác
- Chưa đáp ứng đầy đủ nước sạch cho người dân.
- Chưa quản lí được nước thải sinh hoạt ở các đô thị, khu dân cư: nước thải chủ yếu
chưa được xử lí thải trực tiếp ra sông và các ao, hồ, đầm.
- Ô nhiễm nước mặt do sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học trong nông nghiệp.
- Việc quản lí nước thải sản xuất công nghiệp của nhiều cơ sở, nhà máy ở huyện còn
chưa thực hiện tốt: điển hình như các cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lí nước thải
hoặc có hệ thống xử lí nước thải nhưng không hoạt động hoặc xử lí không đạt tiêu
chuẩn môi trường.
- Khó khăn trong công tác quản lí nước thải làng nghề.
- Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ nguồn nước.

41
CHƯƠNG VI. CÁC THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
6.1. Các thách thức về môi trường
6.1.1. Ô nhiễm và sự cố môi trường tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học tiếp tực
suy giảm
* Ô nhiễm môi trường các khu/cụm công nhiệp và làng nghề là đáng lo ngại
Tại các KCN, nhà máy nổi lên là ô nhiễm nguồn nước thải do chưa có hệ thống xử lý
nước thải tập trung và bản thân các doanh nghiệp nằm trong KCN cũng không quan
tâm tới việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải nội bộ trước khi thải ra môi trường.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, đơn vị đốc thốc quyết liệt và giám sát để
các doanh nghiệp tự khắc phục, đồng thời xúc tiến đẩy nhanh xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung của KCN...Nhìn tổng thể thì tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa
bàn huyện đã được kiểm soát. Tuy nhiên tại một số cơ sở sản xuất mặc dù đã xây dựng
hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện
pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều làng
nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Một số loại hình làng nghề, đặc biệt là các
làng nghề chế biến hải sản cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của một bộ phận lớn người dân trong các khu vực này và
vùng lân cận. Việc xây dựng các chính sách, giải pháp phù hợp bảo đảm hoạt động bền
vững của các làng nghề truyền thống đáp ứng tốt các yêu cầu về BVMT đang gặp
nhiều lúng túng do chính thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân.
* Ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học, thuốc BVTV
chưa được cải thiện
Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng cả về số
lượng và liều lượng hoạt chất. Đặc biệt, một lượng lớn vỏ bao bì phân bón, thuốc
BVTV thải bỏ bừa bãi ra môi trường mà chưa có biện pháp xử lý phù hợp. Đây là
nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng cho môi trường nước tại các khu vực chuyên canh
nông nghiệp trên địa bàn huyện
* Sự cố môi trường tiếp tục gia tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, năng lực
ứng phó sự cố còn nhiều hạn chế
Các sự cố môi trường chủ yếu gồm: sự cố đối với các công trình xử lý nước thải, dịch
cúm A/H5N1, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, sự cố cháy rừng, sự cố xói lở bờ dải
ven biển và các sự cố khác. Các sự cố môi trường thủy hải sản chết hàng loạt trên các
sông và vùng ven biển do chất thải công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường cũng
đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ thiệt hại.
42
Qua các sự cố môi trường xảy ra trong thời gian qua cùng với xu thế phát triển của các
dự án công nghiệp với quy mô lớn hiện nay cho thấy, việc kiểm soát hoạt động xả thải
của các dự án, cơ sở; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các nguồn thải và đảm bảo
năng lực ứng phó kịp thời là những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với công tác ứng
phó và xử lý các sự cố môi trường. Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng trong
xử lý sự cố môi trường đó là năng lực ứng phó. Hoạt động ứng phó các sự cố môi
trường trong thời gian qua cho thấy, năng lực ứng phó sự cố môi trường của nước ta
nói chung và trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng còn rất hạn chế.
* Đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm nghiêm trọng
Chất lượng môi trường nước tại huyện Diễn Châu đang xuống cấp, nhất là tại các cửa
sông ven biển do rác thải, nước thải xả thải trực tiếp vào môi trường. Ðây là nguyên
nhân đe dọa ÐDSH, gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp hủy hoại nơi cư trú
và môi trường sống của các loài sinh vật.
6.1.2. Công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn một còn số bất cập. Điều đó thể hiện
ngay từ sự chồng chéo, không rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, hệ thống
trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Năng lực quản lý nhà nước về BVMT còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát
sinh và tính chất ngày càng phức tạp của các vấn đề môi trường. Ở cấp địa phương, cơ
cấu tổ chức và năng lực của tổ chức chuyên môn về BVMT chưa đáp ứng yêu cầu
quản lý. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, mất
cân đối về cơ cấu.
Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Trong
giai đoạn hiện nay chúng ta đang rất cần vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật về
BVMT nhất là hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
6.2. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường
6.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường:
Tăng quyền hạn và chức năng của các đơn vị quản lý môi trường của Huyện, bổ sung
thêm cán bộ chuyên trách quản lý, đối với cấp huyện có ít nhất 3 cán bộ chuyên trách.
Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường
giữa các ngành, các cấp tránh sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan.

43
6.2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ
môi trường nước của huyện Diễn Châu
Ban hành quy chế đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường nước
trong đó nêu rõ thực trạng của vấn đề môi trường và nguyên tắc ứng xử của các bên
liên quan (cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư);
Tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích các nguồn đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nước, nhân rộng các mô hình phát triển
bền vững trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp kết hợp bảo vệ
môi trường nước mặt, nước ngầm và nước biển;
Nghiên cứu các cơ chế đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường nước được lồng ghép vào các
kế hoạch, quy hoạch phát triển của các ngành nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng;
Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban
ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc ở huyện Diễn Châu nhằm tạo sự
liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước;
Tạo điều kiện về mặt chính sách, cơ chế để khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia
quản lý môi trường tại huyện;
Quy định mức phạt cụ thể đối với từng trường hợp gây ô nhiễm môi trường nước trong
quá trình hoạt động;
Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và
tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng
nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
6.2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường nước huyện Diễn
Châu
Sử dụng các công cụ kinh tế (phí bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính
liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, biển và hải đảo): Đây là một trong những công
cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi trường nước, giúp huy động nguồn lực
từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Hợp tác khu vực và quốc tế: Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ
trợ phát triển (ODA) từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và tổ chức phi chính
phủ như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát
triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP),…;
Tỉnh Nghệ An cần hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính
phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ trong các lĩnh vực về tài nguyên nước, biển và hải
đảo, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu;

44
Thu hút sự tham gia của các tổ chức trong nước và quốc tế vào các chương trình bảo
vệ tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, cải thiện điều
kiện vệ sinh môi trường và cấp nước sạch cho người dân ở huyện,…Hợp tác nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn vốn bảo vệ môi trường với các tỉnh,
thành trong nước và các quốc gia trong khu vực;
Huyện cần huy động các nguồn vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá
nhân, cộng đồng dân cư theo hình thức nhà nước và người dân cùng làm với sự hỗ trợ
một phần từ ngân sách nhà nước.
6.2.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh
báo ô nhiễm môi trường nước
Tăng cường trang thiết bị giám sát, quan trắc: Đầu tư trang thiết bị, máy móc phục
vụ công tác quan trắc từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cũng như từ
các chương trình, dự án,…;
Nâng cao năng lực giám sát chất lượng và cảnh báo ô nhiễm môi trường: Bổ sung
cán bộ giám sát chất lượng môi trường của huyện để phát hiện kịp thời sự cố môi
trường và ô nhiễm môi trường nhằm cảnh báo với người dân. Sử dụng các công cụ
truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân
các sự cố về môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề
môi trường phát sinh tại huyện. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra,
kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao. Thường xuyên tổ chức thanh
tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những
trường hợp sai phạm.;
Rà soát và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc: Đơn vị quản lý môi trường
của huyện cần xây dựng một mạng lưới quan trắc riêng và định kỳ tiến hành thực hiện,
lập báo cáo hiện trạng môi trường của huyện. Khi trên địa bàn xảy ra những hiện
tượng bất thường phải xác định được nguyên nhân và báo cáo cấp cao hơn để có giải
pháp khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân.
6.2.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng bảo vệ môi trường
Tăng cường năng lực quản lý tại huyện thông qua tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và có chế độ chính sách phù hợp đối với đội
ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công
tác bảo vệ môi trường nước;
Tạo điều kiện để các cán bộ môi trường, cán bộ quản lý có liên quan được giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm về các mô hình bảo vệ môi trường nước mang hiệu quả cao ở các

45
huyện khác cũng như các tỉnh thành trong nước. Cần có cơ chế, chính sách thu hút
nguồn nhân lực được đào tạo chính quy chuyên ngành môi trường;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nước mặt, nước
ngầm, biển và hải đảo. Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn
lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các cuộc họp định kỳ tại
huyện nhằm phổ biến các quy định, kiến thức về bảo vệ môi trường nước và ven biển
đến người dân;
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án, các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội,…
Các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, đóng đủ các loại
phí về môi trường, đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất được tập huấn các
kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trường… Xây dựng các mô hình bảo vệ
môi trường nước với sự tham gia của người dân như thành lập các tổ, đội bảo vệ môi
trường tại huyện gồm nhiều thành phần, thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi
trường trên địa bàn để thông tin kịp thời về các vi phạm đến cấp cao hơn, đồng thời
hướng dẫn việc xử lý rác thải, nước thải…
Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, áp dụng các quy
định, chính sách về môi trường và cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc
về môi trường. Biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường.
Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường hiệu quả giữa các cán bộ
môi trường. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các buổi
học trên lớp, hoạt động ngoại khóa qua đó giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường của
các em. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường hằng năm với sự
tham gia của người dân.
6.2.6. Giải pháp khác:
- Về công nghệ kỹ thuật:
Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia nghiên cứu, áp dụng
các quy trình sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường. Hợp tác với các viện, trường đại
học trong tỉnh và trong nước để nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp khoa học công
nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo vệ môi trường nước. Tranh thủ sự tài trợ
của các tổ chức quốc tế để chuyển giao công nghệ, học hỏi kinh nghiệm về khoa học
kỹ thuật. Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, mô hình về công nghệ kỹ thuật hiện đại
trong và ngoài nước mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện
Diễn Châu;
46
Các kế hoạch cần bám sát vào chính sách và chiến lược phát triển khoa học công nghệ
của quốc gia, quy hoạch phát triển khoa học công nghệ của huyện trong giai đoạn tiếp
theo, cần tập trung vào các ngành thế mạnh, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất thay
mới công nghệ.
Đối với nông nghiệp: tập trung nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng
thích ứng với điều kiện tự nhiên của huyện, hướng dẫn người dân phương pháp sử
dụng các chế phẩm nông nghiệp, quy trình sản xuất sạch hơn, giúp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước do dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Đối với ngư nghiệp: tạo điều kiện về vốn để ngư dân có điều kiện đóng tàu cá có công
suất lớn, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ. Mỗi vùng sinh thái cần xây dựng các
mô hình sản xuất thủy sản bền vững, sản xuất con giống chất lượng cao. Nghiên cứu,
nhân giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả phòng chống và
xử lý dịch bệnh trong quá trình nuôi trồng thủy sản, quản lý chất lượng nước thải từ
các ao nuôi.
Để đạt các mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo, khắc phục những
tồn tại, vượt qua những thách thức do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập tạo ra, trong thời gian chúng ta tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo vệ
môi trường, trong đó cần tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với môi
trường. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ
môi trường, để bảo vệ môi trường trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội.
- Về quy hoạch phát triển:
Đối với ngành nông nghiệp: quy hoạch lại diện tích canh tác nông nghiệp, quy mô
sản xuất và chất lượng đất, nước, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, khai thác thế
mạnh của huyện;
Đối với ngành công nghiệp: cần cân nhắc khi cho phép đầu tư các ngành nghề sản
xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm tài nguyên nước cao như sản xuất hóa chất, dệt
nhuộm, sản xuất giấy, pin, ac-quy,… Ngoài ra, cần chú ý đến việc các nhà máy phải
được xây dựng và di dời vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đảm
bảo khoảng cách an toàn giữa khu vực sản xuất với khu dân cư tập trung. Quy hoạch
các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải,
nước thải, hệ thống cây xanh,… Ngành chế biến thủy sản cần được quy hoạch cạnh
các khu vực thu mua, tái chế chất thải thủy sản để thuận tiện cho khâu thu mua và xử
lý phế phẩm sau sản xuất;
Quy hoạch khu dân cư, đô thị, các trung tâm thương mại, nghĩa trang: cần chú
trọng vị trí, hệ sinh thái và nguồn nước của vùng. Các quy hoạch cần phải gắn liền với
quy hoạch hạ tầng kỹ thuật môi trường nhằm hạn chế các sự cố môi trường nước đặc
47
biệt là môi trường biển trong tương lai. Ưu tiên triển khai quy hoạch phát triển hạ tầng
kỹ thuật đô thị có liên quan đến môi trường nước. Có phương án quản lý, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên nước; thực hiện bắt buộc về bảo vệ môi trường đối với các cơ
sở sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững;
Quy hoạch du lịch: quy hoạch các khu du lịch sinh thái kết hợp với các định hướng và
đầu tư hợp lý nhằm tận dụng tiềm năng du lịch tự nhiên kết hợp bảo vệ môi trường
sinh thái, phát triển bền vững. Đối với các khu du lịch ven biển cần chú trọng giữa
công tác quy hoạch du lịch và công tác bảo vệ môi trường nước, tránh tình trạng khai
thác và đánh bắt quá mức nguồn lợi tự nhiên. Huy động nguồn lực, phát huy vai trò
của người dân trong phát triển kinh tế bền vững gắn với du lịch và bảo vệ môi trường.

48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Được sự quan tâm của tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt của các cấp nghành
đoàn thể công tác bảo vệ môi trường của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ
thống chính sách, cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện phục vụ
ngày càng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường của huyện. Nhận thức về bảo vệ
môi trường được nâng lên, mức độ ra tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường
từng bước được hạn chế.
Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng tạo nên nhiều áp lực
cho môi trường. Hiện trạng môi trường vẫn đang diễn biến phức tạp, chất lượng môi
trường vẫn đang suy thoái đặc biệt ở các khu vực KCN, làng nghề.
Nhìn chung chất lượng nước mặt tại các sông đã bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do nước
thải của các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý
nhưng không hiệu quả đã và đang thải trực tiếp vào dòng sông. Nhiều nơi chất lượng
nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như TSS, COD, BOD5, NH4+, NO3-…vượt quy
chuẩn cho phép.
Môi trường nước biển ven bờ cũng bị ô nhiễm trầm trọng bởi các hoạt động khai thác,
nuôi trồng và chế biến thủy sản, hoạt động du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch, nghỉ
dưỡng ven biển…đã thải ra biển một khối lượng lớn các chất thải và ngày càng tăng
gây sức ép lên môi trường nước ven biển, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học biển, gây
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.

KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả của báo cáo, huyện Diễn Châu xin kiến nghị một số nội dung sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác BVMT theo
quy định của luật BVMT 2014. Rà soát, chỉnh sửa một số văn bản còn chồng chéo,
gây khó khăn và chưa tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý môi trường;
- Đề nghị Chính phủ và các bộ nghành liên quan xem xét, có những cơ chế, chính sách
khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham
gia đầu tư, quản lý, vận hành cung cấp các dịch vụ công cộng BVMT;
- Tăng cường các lớp tập huấn, khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
môi trường địa phương;
- Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án đầu tư các công trình xử lý môi trường, các mô hình
sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012 – Môi
trường nước mặt.
2. Dương Thanh Nga (2012). Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng
nước mặt tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên.
3. Lê Văn Huy (2015). Thực trạng và giải pháp môi trường tại huyện Diễn Châu. Luận
văn tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Nghệ An 5 năm 2010 – 2014.
5. Duy Ngợi (2018). Diễn Châu: Bãi tắm Diễn Thành ngập rác.
<https://baovemoitruong.org.vn/bai-tam-dien-thanh-ngap-rac/>.

50

You might also like