You are on page 1of 4

1.

Những khó khăn người Việt Nam gặp phải khi sống, làm việc ở Nhật và
người Nhật gặp phải khi sống, làm việc ở Việt Nam:

a. Trong công việc:

 Người Nhật và người Âu Mĩ nói chung xem thời gian như một
nguồn tài nguyên quý giá nên cần phải tiết kiệm và sử dụng thời gian một
cách hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Người Nhật sử
dụng thời gian chính xác đến từng phút trong khi đối với người Việt Nam
trễ 5- 10 phút không phải là vấn đề to lớn lắm. Vì thế người Việt Nam dễ
bị hiểu lầm là không tôn trọng đối tác và thiếu tác phong làm việc chuyên
nghiệp nếu họ không tôn trọng giờ giấc khi làm việc với người Nhật.
 Người Nhật đánh giá cao những người biết cách làm việc nhóm hiệu
quả hơn những người làm việc cá nhân.. Những người Việt Nam không
quen với việc làm việc nhóm sẽ khó thích nghi với môi trường làm việc ở
Nhật- một xã hội luôn nhấn mạnh ‘’chúng tôi’’ hơn là ‘’tôi’’. Làm việc
nhóm cũng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự nhường nhịn, có khi phải hy
sinh vì mục đích chung.
 Người Nhật thường sử dụng cách nói giảm, nói tránh, tránh từ chối
thẳng thừng, tránh nói’’ không’’ và đối đầu trực tiếp với người khác. Trong
khi đó, người Việt Nam thường thích nói thẳng, góp ý trực tiếp. Điều đó
không hẳn là không tốt nhưng nhiều người Nhật cần thời gian để thích
nghi với điều đó. Nếu không hiểu, người Nhật sẽ cho là người Việt Nam
khá thô lỗ.
 Người Nhật đặt tầm quan trọng của công việc lên hàng đầu, họ
thường hoàn tất công việc một cách hoàn mỹ rồi mới về nhà chứ không
bao giờ canh giờ để về trong lúc công việc còn chất đống. Đây là điều mà
nhiều người Việt Nam cảm thấy khá khó hiểu vì mối quan tâm hàng đầu
của người Việt Nam không phải là công việc mà là sức khỏe, gia đình, giải
trí.
 Người Nhật không thích xen tình cảm vào công việc. Họ thường
dùng chiếc mặt nạ nghiêm túc, lạnh lùng nơi công sở trong khi bên trong
họ thật sự là người vui vẻ và cởi mở. Dù có thân thiết nhưng người Nhật
vẫn không suồng sã và họ quan tâm đồng nghiệp nhưng tối kị xen vào
chuyện đời tư, tránh hỏi về tiền lương của người khác. Trong khi đó, nhiều
nhân viên công sở ở Việt Nam vẫn thường đem chuyện đời tư của cấp trên
và đồng nghiệp ra ‘’buôn’’ trong giờ rảnh rỗi. Với người Nhật làm việc ở
Việt Nam, điều đó là điều gây khó chịu và khó có thể chấp nhận.
 Người Nhật thường gắn bó lâu dài với một công ty và coi công ty
như một đại gia đình mà mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm vì sự tồn
tại và đi lên của công ty. Trong khi đó, người Việt Nam và người phương
Tây thường thích cảm giác phiêu lưu, trải nghiềm nhiều công việc tại
nhiều môi trường làm việc khác nhau trước khi quyết định gắn bó lâu dài
với một công ty nào.
 Người Nhật tôn trọng kỉ luật và lễ nghĩa trong giao tiếp. Họ sử
dụng kính ngữ với cấp trên, chào bằng cách cúi gập người và câu nói
thường trực trên môi mỗi người là’’sumimasen’’. Nhiều người Việt Nam
vẫn chưa quen với kỉ luật và tác phong làm việc công nghiệp như người
Nhật, không quen nói câu ‘’xin lỗi’’ thường xuyên nên sẽ gặp nhiều khó
khăn nếu muốn làm việc lâu dài với người Nhật.
b. Trong cuộc sống sinh hoạt:
 Người Nhật có tập quán giao thông khác với chúng ta đó là khi ra
đường thì họ đi ở bên trái trong khi người Việt Nam thì ngược lại đi ở
phía bên phải. Vì thế, khi đến Nhật, người Việt Nam cần phải làm quen từ
những thứ nhỏ nhất như vị trí vô lăng xe, các quy tắc lưu thông bên tay
trái.
 Người Nhật có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài việc
không xả rác bừa bãi từ lâu người Nhật đã biết phân loại rác thải.ở nhà và
ở nơi công cộng như tàu điện hay quán cà phê. Điều này khá mới mẻ ở
Việt Nam nên người Việt Nam cần tự rèn luyện cho mình ý thức giữ gìn
vệ sinh khi sống ở Nhật.
 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng của Nhật vô cùng tiện nghi và hiện
đại nên nhiều người Nhật sẽ gắp nhiều bất tiện khi ở Việt Nam vì nói
chung hệ thống nhà vệ sinh ở Việt Nam chưa được trang bị đầy đủ lắm và
người Việt Nam chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
 Người Nhật có phong tục ngâm mình trong nước nóng ở các bồn
tắm công cộng và cả ngay ở nhà nữa.. Bồn tắm của người Nhật không
phải để tắm rửa, kì cọ mà để giữ ấm cơ thể, xả stress nên phải kì cọ sạch
sẽ trước khi bước vào bồn và sau khi ngâm xong phải đậy lại để giữ nhiệt
độ và vệ sinh để cho người khác còn vào ngâm. Người Nhật hiếu khách
thường mời khách vào ngâm bồn trước. Phong tục này khá là khác với
người Viêt Nam vì người Việt chủ yếu tắm theo kiểu phương Tây là cho
xà phòng tạo bọt vào bồn tắm sau đó tắm lại bằng nước sạch.
 Người Nhật có thói quen ăn nhiều hải sản và ăn đồ sống như món
sushi hay sashimi chấm với nước tương shouyu và sốt mù tạc wasabi .
Người Việt Nam nói chung không có thói quen ăn đồ sống nên sẽ gặp
nhiều khó khăn vì thói quen ăn uống khác biệt nếu sống ở Nhật.
 Các phương tiện giao thông công cộng ở Nhật tuyệt đối chính xác
về giờ giấc trừ khi có sự cố đột ngột. Còn phương tiện giao thông ở Việt
Nam thường không tuân theo giờ giấc và thường chờ khách nên dẫn đến
trễ nãi thường xuyên gây khó chịu cho người Nhật vốn đã quen với việc
đúng giờ giấc . Ngược lại, sự đúng giờ của của phương tiện giao thông
Nhật đôi khi cũng phản tác dụng và gây ra không ít rắc rối cho người Việt
Nam vốn thường hay có thói quen trễ từ 5’-12’.
 Người Nhật có thói quen giữ trật tự trên phương tiện công cộng
như shinkansen, xe buýt vì họ quan niệm đó là nơi để mọi người nghỉ
ngơi nên họ tránh nói chuyện phiếm, nghe điện thoại mà chỉ thường đọc
sách và ngủ. Người Việt Nam thì quen cho xe buýt là nơi công cộng ai
cũng có thể tự do làm gì mình thích nên tha hồ đùa giỡn, nói điện thoại to
dẫn đến sự khó chịu cho người Nhật.
 Người Nhật yêu động vật nhất là chó, mèo nên họ cảm thấy bất
bình khi một bộ phận người Việt dùng thịt chúng làm món ăn.
 Người Nhật có nghi thức cúi thấp đầu (ojigi) để chào hỏi xã giao,
hành lễ với người trên và khi muốn bày tỏ sự hối lỗi hay biết ơn sâu sắc.
Cách hành lễ của người Nhật rất đa dạng tùy theo mục đích, đối tượng
tiếp nhận. Người Nhật chào nhau nhiều lần trong ngày, lần đầu tiên sẽ
chào theo kiểu thi lễ còn những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Nghi lễ này tuy
đôi chút rườm rà nhưng thể hiện được vẻ đẹp trong cách giao tiếp của
người Nhật. Người Việt Nam không có thói quen chào theo kiểu gập
người như thế mà người Việt thật ra cũng không có kiểu chào riêng nào.
Thường thì người ta chào nhau theo kiểu của người phương Tây là vẫy
tay, bắt tay (nếu là trường hợp trang trọng) hoặc có đi lướt qua nhau thì
mỉm cười thay luôn cho việc chào hỏi. Để thích nghi với cuộc sống ở
Nhật- một xã hội rất trọng ‘‘lễ’’ thì người Việt Nam nhất thiết cần phải
làm quen với nghi thức chào hỏi này và nó cũng gây ra không ít khó khăn
cho người Việt Nam.
 Người Nhật thường không thích mùi nước mắm của Việt Nam và
họ cũng gặp đôi chút khó khăn khi tiếp cận với món ăn Viêt Nam vì rất
nhiều món ăn của Việt Nam thường sử dụng nước mắm để tẩm ướp và
chấm thức ăn. Cũng như người Trung Quốc và người Việt Nam, người
Nhật cũng dùng nước tương trong tẩm ướp thức phẩm và làm nước chấm.
Tuy vậy, mùi vị của nước tương Nhật khá khác so với nước tương Việt
Nam. Các món ăn của Nhật thường có chút vị ngọt, điều này là do họ có
thói quen sử dụng mirin- một loại rượu ngọt của Nhật chuyên dụng để
nấu ăn. Người miền Nam Việt Nam vốn có thói quen dùng đường nêm
nếm để cân bằng độ mặn thì sẽ dễ dàng thích nghi với món Nhật nhưng
người miền Bắc và miền Trung cũng như như người phương Tây ban đầu
sẽ cảm thấy không quen với vị đặc trưng này của món Nhật. Người Nhật
cũng ít dùng rau ngò, thì là, hành tím tạo vị cho món ăn. Người Nhật
thường dùng rong biển kombu va cá bào để làm thành nước dùng dashi
chứ không hầm từ xương như người Viêt Nam nên món ăn Nhật nhìn
chung có mùi vị rất khác so với món Viêt Nam.
 Người Nhật thường có thói quen chuẩn bị đồ ăn sáng ở nhà chứ
không thường ra ngoài hàng ăn sáng như người Việt Nam. Các quán ăn
Nhật cũng chỉ thường bắt đầu mở cửa từ 10:30. Vậy nên, người Việt Nam
qua Nhật cũng phải thay đổi thói quen ăn sáng để thích nghi với văn hóa
ẩm thực của người Nhật. Bữa ăn sáng của người Nhật giống như là một
bữa ăn nhỏ hoàn chỉnh với cơm và các món đi kèm chỉ có điều ít hơn bữa
chính. Họ không có thói quen ăn các món nước phở, bún như người Việt
Nam vào bữa sáng. Nếu quá bận rộn người Nhật thường ăn các món ăn
nhanh được chuẩn bị mang theo hay mua nhanh ở ga tàu trong lúc chờ tàu
hay đổi chuyến.
 Cách suy nghĩ: Người Nhật thường rất ngại làm điều gì gây phiền
hà người khác. Khi làm bất cứ việc gì với người khác, họ thường
trao đổi, lắng nghe ý kiến của nhau. Khi có những ý kiến trái
ngược nhau, họ vẫn tôn trọng ý kiến của nhau, và cố gắng đưa ra
hướng làm việc mà cả hai đều cảm thấy thoải mái. Mỗi khi họ
không thực hiện được điều gì như đã hẹn thì họ luôn thông báo
trước và xin lỗi đối tác. Một số bạn Việt Nam chưa hiểu được việc
này nên đôi khi gây ra những “sự cố” đáng tiếc.

You might also like