You are on page 1of 63

BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ TKCN TỈNH TIỀN GIANG

TÀI LIỆU
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CHO
CỘNG ĐỒNG

NĂM 2014
BÃO
 Bão là gì?
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh
nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10
đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được
gọi là bão rất mạnh.
PHÂN TÍCH VỀ BÃO
 Xoáy thuận nhiệt đới là gì?
Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới
hàng trăm km), hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung
tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp)
trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm
theo dông, tố, lốc.
Hướng dẫn phòng tránh Bão gần Biển Đông

1. Đối với chính quyền địa


phương các cấp.
 Tổ chức trực ban, theo dõi
sát diễn biến của bão;
 Ban hành công điện cảnh
báo bão và chỉ đạo hướng
dẫn tàu thuyền thoát ra
khỏi vùng nguy hiểm;
 Kiểm đếm tàu thuyền đang
hoạt động trên biển, đặc
biệt là tàu thuyền đánh bắt
xa bờ;
 Rà soát lại các phương án
đã xây dựng để sẵn sàng
đối phó với bão;
Hướng dẫn phòng tránh Bão gần Biển Đông

1. Đối với chính quyền địa


phương các cấp.
 Kiểm tra và tiếp tục chặt
tỉa các cành cây ở các khu
dân cư và đô thị;
 Chỉ đạo đài phát thanh và
truyền hình địa phương
đưa tin kịp thời về bão và
công tác chỉ đạo.
Hướng dẫn phòng tránh Bão gần Biển Đông
2. Đối với chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân
đang hoạt động trên biển.
 Theo dõi các bản tin bão;Giữ liên lạc thường xuyên
giữa tàu thuyền với đất liền.
 Chủ phương tiện và thuyền trưởng có trách nhiệm báo
cáo đến chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và
các cơ quan hữu quan về số lượng, số hiệu tàu thuyền,
số người trên tàu, vị trí tàu đang hoạt động.
 Chủ phương tiện phải thông báo các tin dự báo, cảnh
báo bão đến các thành viên trên tàu thuyền để thực hiện
các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương
tiện.
 Thực hiện nội dung công điện của các cơ quan chỉ đạo,
chỉ huy hữu quan.
 Không đưa tàu thuyền vào khu vực ảnh hưởng của bão.
Hướng dẫn phòng tránh Bão gần Biển Đông
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền,
hải đảo

 Theo dõi diễn biến của bão trên các bản tin
dự báo, cảnh báo;
 Thực hiện nội dung công điện và sự chỉ CƠN BÃO SỐ 7 - CIMARON
đạo trực tiếp của các cơ quan hữu quan;
 Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu
phẩm;
 Chặt tỉa cành cây ở các khu dân cư và đô
thị theo chỉ đạo của chính quyền địa
phương;
 Giữ thông tin liên lạc giữa cộng đồng và
gia đình;
 Tranh thủ thu hoạch sản phẩm nông
nghiệp, thuỷ, hải sản ở vùng có nguy cơ bị
ảnh hưởng bão.
Hướng dẫn phòng tránh Bão trên Biển đông

1. Đối với Chính quyền địa


phương các cấp:
 Tiếp tục thực hiện các hành
động trong giai đoạn Bão xa
 Tăng cường cán bộ và sự chỉ
đạo kêu gọi tàu thuyền
 Sẵn sàng đối phó khi bão,
ATNĐ khi vào gân bờ
 Tổng hợp báo cáo lên cấp có
thẩm quyền về kết quả triển
khai ở địa phương
Hướng dẫn phòng tránh Bão trên Biển đông

2. Chủ phương tiện, thuyền


trưởng và ngư dân đang
hoạt động trên biển
- Tiếp tục thực hiện các hành
động trong giai đoạn Bão xa.
- Đưa tàu thuyền thoát ra
ngoài
vùng nguy hiểm hoặc tìm nơi
trú tránh

3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, Hải đảo
- Tiếp tục thực hiện các hành động trong giai đoạn Bão xa
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, chằng chống nhà cửa
- Chuẩn bị việc sơ tán theo chỉ đạo của chính quyền.
- Tham gia các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng tránh
bão
Hướng dẫn phòng tránh Bão Gần bờ

1. Đối với Chính quyền địa phương các cấp:


 Tiếp tục thực hiện các hành động trong giai đoạn bão
trên biển đông
 Cử cán bộ xuống địa bàn đôn đốc, triển khai đổi phó
với bão
 Cấm tàu thuyền ra khơi và tiếp tục hướng dẫn tàu
thuyền về nơi trú tránh
 Triển khai các phương án đối phó
 Tổng hợp báo cáo lên cấp có thẩm quyền về kết quả
triển khai ở địa phương
Hướng dẫn phòng tránh Bão Gần bờ
2. Chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt
động trên biển
 Tiếp tục triển khai các hành động trong giai đoạn bão
trên biển đông
 Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và
phương tịên khi đã về nơi trú tránh
3. Hoạt động của cộng đồng trên đất liền, Hải đảo
 Tiếp tục triển khai các hành động trong giai đoạn Bão
trên Biển đông
 Sẵn sàng sơ tán theo chỉ đạo của chính quyền.
 Tham gia các hoạt động sắp xếp tàu thuyền tại nơi neo
đậu và các hoạt động của cộng đồng trong việc phòng
tránh bão
Hướng dẫn phòng tránh Bão Khẩn cấp
1. Đối với Chính quyền địa phương các cấp:
 Tiếp tục thực hiện các hành động trong giai đoạn bão Gần
 Bố trí lãnh đạo trực ban, theo dõi, chỉ đạo công tác đối phó
 Nắm chắc số lượng tàu thuyền; Xử lí kịp thời các sự cố tàu
thuyền
 Triển khai việc cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ các công trình trọng
điểm
 Sơ tán dân ra khỏi những vùng nguy hiểm
 Chuẩn bị triển khai các P/án phòng chống lũ, sạt lở đất
 Thường xuyên báo cáo lên cấp có thẩm quyền về diễn biến
tình hình ở địa phương
2. Chủ phương tiện, thuyền trưởng và ngư dân đang hoạt động
trên biển
 Tiếp tục triển khai các hành động trong giai đoạn bão Gần
 Chủ phương tịên phải báo cáo về số lượng, số hiệu tàu thuyền
chưa liên lạc được
 Khẩn trương thoát ra ngoài vùng ảnh hưởng của Bão
Hướng dẫn phòng tránh Bão Khẩn cấp ( tiếp)

3. Hoạt động của cộng đồng


trên đất liền, Hải đảo
 Tiếp tục triển khai các hành
động trong giai đoạn Bão
Gần
 Sơ tán theo chỉ đạo của
chính quyền; không để
người ngủ trên các chòi
canh, lồng bè nuôi trồng
thuỷ sản v.v.
 Khi bão đổ bộ trực tiếp nên
cho con em nghỉ học
 Có trách nhiệm giữ gìn an
ninh trật tự nơi sơ tán
 Chuẩn bị phòng, tránh lũ
(sau bão)
ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

 Áp thấp nhiệt đới là gì?


Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có
sức gió mạnh nhất cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.
Sự giống nhau và khác nhau giữa bão và ATNĐ?
Giống nhau Khác nhau
-Xoáy thuận nhiệt đới -Cấp gió
-Gây mưa và gió giật -Sức tàn phá (diện)
-Tốc độ di chuyển
Phòng tránh áp thấp nhiệt đới

 Việc phòng tránh Áp thấp


nhiệt đới thực hiện các
bước tương ứng như đối
với phòng tránh bão, trong
đó chú trọng đến các biện
pháp đảm bảo an toàn đối
với tàu thuyền, ngư dân
trên biển và mưa lũ trên
đất liền. Đặc biệt đối với
trường hợp ATNĐ hình
thành gần bờ hoặc có xu
hướng mạnh lên thành bão.
LỐC

 Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương


với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong
thời gian ngắn với phạm vi hoạt động trong không gian
hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.
ĐỘNG ĐẤT
 Động đất là gì?
Khái niệm: động đất
là sự rung động của mặt đất,
được tạo ra bởi các dịch
chuyển đột ngột của các khối
địa chất trong lòng đất, các
vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở
đất, sụp đổ hang động…

Nguyên nhân:
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:
- Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất;
- Do núi lửa phun trào;
- Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh
động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc
được đều thuộc loại động đất kiến tạo.
ĐỘNG ĐẤT
 Ứng phó với động đất:
 Trước khi xảy ra động đất:
- Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng,
thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng;
- Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa
kính;
- Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt
vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích;
- Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa
ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên
gắn chặt vào tường nhà;
- Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;
- Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và
cứu hộ, cứu nạn.
ĐỘNG ĐẤT
 Ứng phó với động đất:
 Khi xảy ra động đất:
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn
hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để
thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi
nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi
phòng, nhà nếu cần;
- Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất
điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất
trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để
tránh sập đổ;
- Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do
động đất xảy ra ở đáy biển;
- Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động
mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ
thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.
SÓNG THẦN
 Sóng Thần là gì?
a. Khái niệm: sóng thần là sóng
biển có chu kỳ dài, lan truyền với
tốc độ lớn. Khi tới gần bờ tùy độ
sâu của biển và địa hình vùng bờ,
sóng thần có thể đạt độ cao hàng
chục mét, tràn sâu vào đất liền gây
thảm họa lớn.

b. Nguyên nhân sinh ra sóng thần:


sóng thần sinh ra do hệ quả của động
đất ở vùng đáy đại dương.
SÓNG THẦN
Đặc trưng sóng thần:
- Tên gọi quốc tế của sóng thần là Tsunami.
Từ Tsunami có xuất xứ từ tiếng Nhật, trong đó
"Tsu" nghĩa là cảng và "Nami" nghĩ là sóng.
- Sóng thần xuất hiện thành nhiều đợt, mỗi
đợt cách nhau đến hàng giờ, thường sau đợt
sóng đầu tiên phải đợi ít nhất 01 giờ mới thấy
được đợt sóng thứ 2.
- Một đặc trưng nổi bật là trước khi sóng
ập vào bờ, mực nước biển hạ xuống nhanh,
nước biển rút ra xa bờ trong thời gian chừng
20 phút hay lâu hơn.
- Động đất trên 6.5 độ Richter mới gây
sóng thần nguy hiểm...
SÓNG THẦN
 Các loại sóng thần: có 02 loại
 Sóng thần địa phương (sóng thần gần)
 Sóng thần xa.
- Sóng thần địa phương biểu hiện dưới dạng sóng lớn trên
mặt biển và tàn phá những bờ biển gần;
- Sóng thần xa truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn.
- Sóng thần mang tính chất địa phương là rất nguy hiểm, vì
có thể tấn công vào đất liền chỉ sau 10 phút.
- Đối với các trận sóng thần ở ngoài khơi xa, nhờ hệ thống
các trạm đo và các trung tâm cảnh báo sóng thần, có thể tính toán
và cảnh báo thời điểm đổ bộ của sóng thần vào bờ.
SÓNG THẦN
 Độ nguy hiểm của sóng thần địa phương trên vùng
biển nước ta
Trên vùng biển nước ta,
động đất có thể xảy ra chỉ có độ lớn
M = 60 richter, nên khả năng xảy ra
sóng thần mạnh trong vùng biển
nước ta là rất nhỏ. Ở tỉnh Tiền
Giang, sóng thần đe dọa vùng ven
biển huyện Gò Công Đông và Tân
Phú Đông là chủ yếu.
SÓNG THẦN
Ứng phó với Sóng Thần:
 Trường hợp đang ở trên biển, ven biển:
- Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh
báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu
thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể
gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy
nguy hiểm ở cảng và bến tàu;
- Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng
thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời
gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng;
- Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần
có mức phá hoại rất lớn.
SÓNG THẦN
 Ứng phó với Sóng Thần:
 Trường hợp ở trên đất liền:
- Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức
chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;
- Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo
với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ
500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;
- Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ
biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan
trọng khi sơ tán;
- Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại
tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của
sóng.
- Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.
SẤM SÉT
 Việt Nam thuộc một trong 3 khu
vực tập trung nhiều giông, sét của
thế giới. Vì nước ta nằm trong khu
vực nhiệt đới có độ ẩm cao, lại
gần biển, có đường bờ biển kéo
dài nên gió từ biển đưa vào càng
tăng thêm độ ẩm trong vùng đất
liền, gây mưa giông.

 Mưa dông kèm sấm sét hoạt động mạnh nhất từ tháng 4 đến
tháng 10 đặc biệt vào thời điểm giao mùa.
SẤM SÉT
 Để hạn chế thiệt hại do sấm sét:
 Nghe bản tin dự báo thời tiết .
 Thực hiện nguyên tắc nhìn – nghe.
 Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ
ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường
hợp rất cần thiết.
 Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực
cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại.
 Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện, giữ khoảng cách ít nhất là 1m rất có
thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Cần rút ăng-ten ra khỏi ti vi khi có dông.
 Nên nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm
người gần nhau.
 Đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ,
mương. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
SẠT LỞ ĐẤT

 Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt do mất ổn


định.
SẠT LỞ ĐẤT
 Sạt lở:
Đối với khu vực phía Tây
Đối với khu vực phía
Đông
NƯỚC DÂNG

 Nước dâng là hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực
nước triều bình thường do ảnh hưởng của bão.
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

 Hạn là hiện tượng thiếu nước kéo dài


LŨ LỤT

 Lụt là gì?
Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình
thường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
Lũ là gì?
Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao, có vận tốc
dòng chảy lớn
Lũ lụt là gì?
Là hiện tượng nước ngập quá mức bình thường có
vận tốc dòng chảy gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA

Hình ảnh ngập lụt


LŨ LỤT

 Định nghĩa
1. Lũ nhỏ là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung
bình nhiều năm.
2. Lũ vừa là lũ có đỉnh lũ tương đương mức đỉnh lũ
trung bình nhiều năm.
3. Lũ lớn là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung
bình nhiều năm.
4. Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy
trong thời kỳ quan trắc.
5. Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số
liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.
LŨ LỤT
 Định nghĩa.
+ Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ.
+ Đỉnh lũ là mực nước cao nhất trong một trận lũ tại một tuyến
đo. Đỉnh lũ năm là đỉnh lũ cao nhất đã quan trắc được trong năm.
Đỉnh lũ trung bình nhiều năm là trị số trung bình của các đỉnh lũ trong
thời kỳ quan trắc.
+ Biên độ lũ là trị số chênh lệch mực nước giữa đỉnh lũ và mực
nước ngay trước lúc lũ lên.
+ Cường suất lũ là trị số biến đổi mực nước lũ trong một đơn
vị thời gian.
+ Sai số dự báo lũ là sự chênh lệch của mực nước hoặc lưu
lượng nước dự báo so với giá trị thực tế tại thời điểm được dự báo.
+ Mùa lũ là khoảng thời gian trong một năm thường xuất hiện
lũ.
Hướng dẫn
phòng tránh lũ
ĐẶC ĐIỂM LŨ
Lũ chủ yếu từ thượng nguồn
sông Mê Kông đổ về và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của thủy
triều kết hợp với khả năng
điều tiết của Biển Hồ. Lũ diễn
biến chậm, kéo dài trong suốt
khoảng thời gian từ 4 đến 5
tháng trong năm, làm ngập
hầu hết toàn bộ vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Đối với
Tiền Giang lũ gây ngập
khoảng 2 tháng.
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho


vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ động “Sống
chung với lũ” đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.
 Giải pháp chủ đạo tập trung vào hướng kiểm soát lũ, chủ
động khai thác lợi thế của lũ, sử dụng hợp lý tài nguyên
đất, rừng và các điều kiện tự nhiên trong vùng.

 Giải pháp cụ thể về kiểm soát lũ và kiểm soát mặn bao


gồm: xây dựng cụm tuyến dân cư, cơ sở hạ tầng vượt lũ,
tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống kênh rạch,
thực hiện các chương trình xây dựng đê biển, đê cửa sông,
đê bao, bờ bao, các hồ điều hòa, các công trình ngăn mặn
giữ ngọt.
• Chủ động khai thác mặt lợi của lũ,
nghiên cứu đầu tư sử dụng tài nguyên
môi trường nước nổi, tận dụng phù sa,
thau chua, rửa mặn, phát triển nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản, giao thông
thủy, du lịch sinh thái, các hoạt động văn
hóa thể thao đặc thù cho mùa nước nổi
và vùng thường xuyên ngập.

• Tăng cường hợp tác quốc tế với các


nước trong lưu vực sông Mêkông nhằm
kiểm soát lũ, khai thác hợp lý tài nguyên
nước.
• Tăng cường các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
và khả năng đối phó với thiên tai của
mỗi người dân và cộng đồng.

• Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn


cho các lực lượng chuyên trách, bán
chuyên trách và lực lượng nhân dân
địa phương. Hoàn thiện các chính
sách, chế độ khuyến khích người dân
tham gia phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc.
HƯỚNG DẪN PHÒNG
TRÁNH
Đối với chính quyền các cấp

 Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức


giáo dục cộng đồng phòng tránh lũ, lụt và giảm
nhẹ thiên tai.

 Chỉ đạo đài phát thanh và truyền hình, hệ thống


truyền thanh địa phương đưa tin kịp thời về mưa,
lũ, lụt và công tác chỉ đạo.

 Chỉ đạo và tổ chức trực ban, theo dõi sát diễn biến
mưa, lũ và tình hình công trình; bố trí lãnh đạo chủ
chốt thường trực để xử lý các tình huống.
Đối với chính quyền...
 Chỉ đạo việc thực hiện công tác tu bổ bờ bao chống
lũ sớm; kiểm tra việc đảm bao an toàn cho các công
trình kiểm soát lũ trong vùng.
 Kiểm tra an toàn các cụm tuyến dân cư, vùng bị
ngập sâu, vùng có nguy cơ bị sạt lở, cơ sở trông giữ
trẻ và bảo đảm an toàn cho học sinh trên đường đến
trường.
 Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc
men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với
những vùng bị ngập sâu.
Đối với chính quyền...
 Chỉ đạo việc thu hoạch lúa mùa sớm, các sản phẩm
nông nghiệp, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản.
 Cử cán bộ xuống các cụm chống lụt, đặc biệt là các
vùng trọng điểm để chỉ đạo việc đối phó với lũ, lụt.
 Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời, thường
xuyên về diễn biến lũ, lụt và các sự cố công trình
đến các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo.
 Sẵn sàng nguồn lực để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi
có yêu cầu.
Đối với chính quyền...
 Tổ chức thực hiện phương án đối phó với lũ, lụt
theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; Lực
lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần
tại chỗ.
 Chỉ đạo thực hiện các phương án sơ tán dân, phương
án xử lí đảm bảo an toàn các trọng điểm phòng
chống lũ, lụt.
 Chỉ đạo xử lý kịp thời các sự cố do lũ lụt gây ra
 Cho học sinh trong vùng ngập lũ nghỉ học khi cần
thiết.
Đối với chính quyền...
 Dừng các cuộc họp để tập trung cho công tác đối
phó với lũ lụt khi cần thiết.
 Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với các lực
lượng vũ trang trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ
tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi cần.
 Chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên
địa bàn.Chỉ đạo khai thác nguồn lợi từ lũ đảm bảo
sinh kế trong vùng ngập lũ.
Đối với chính quyền...
 Đánh giá thiệt hại, tổ chức khắc phục hậu quả, ổn
định đời sống, phục hồi sản xuất, phòng chống dịch
bệnh, xử lý môi trường, do lũ lụt gây ra.
 Tổ chức cứu trợ cho các cá nhân và gia đình bị thiệt
hại do lũ gây ra.
 Tổng hợp, báo cáo đến cơ quan cấp trên về diễn biến
mưa, lũ, lụt, tình hình thiệt hại và kết quả triển khai
đối phó, khắc phục hậu quả.
Đối với cộng đồng

 Theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của
chính quyền qua đài phát thanh, truyền hình và hệ
thống truyền thanh xã, phường.
 Chủ động thu hoạch lúa mùa sớm, các sản phẩm
nông nghiệp, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản.
 Tham gia tuyên truyền công tác giáo dục cộng đồng
về phòng tránh lũ lụt.
 Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các
nhu yếu phẩm khác
Đối với cộng đồng…
 Chủ động sơ tán ở vùng bị ngập sâu và chấp hành
chỉ đạo sơ tán của chính quyền địa phương.
 Tham gia và sẵn sàng thực hiện việc huy động nhân
lực và phương tiện của chính quyền địa phương cho
công tác phòng tránh và cứu hộ, cứu nạn.
 Chủ động cho con em nghỉ học trong trường hợp lũ,
lụt lớn, không an toàn. Tham gia bảo vệ trẻ em, học
sinh đi học và sinh họat trong mùa lũ.
Đối với cộng đồng…
 Chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả, ổn
định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường,
phòng chống dịch bệnh do mưa lũ gây ra.
 Tham gia cứu trợ theo truyền thống “Lá lành đùm lá
rách”.
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 1.Giảm thiểu tốc mái lá bằng giằng chữ A và dây neo:


Nhà mái lá:

- Đặt phên liếp, lưới mắt cáo lên mái;


- Đặt thanh chặn ngang bằng tre, gỗ,
luồng hoặc thép đè lên trên khoảng
cách giữa 2 thanh khoảng 1 m
- Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau
khoảng 2,5 m lên trên thanh chặn.
Buộc thanh chặn vào giằng chữ A;
- Dùng thừng, chão, dây thép đường
kính 4 mm neo giằng chữ A theo 2
phương vuông góc với nhau rồi neo
vào các cọc đóng sâu xuống đất
khoảng 1,0 -1,5m. (hình 1)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 2. Giảm thiểu tốc mái tôn, Fibro ximăng bằng bao cát
Đối với những nhà có độ dốc
mái nhỏ:

- Xếp trực tiếp các bao cát lên


mái. Bao cát đóng lỏng, trọng
lượng từ 15 kg đến 20 kg đặt
ép sát mái lên đầu tấm lợp hoặc
mép tiếp giáp của các tấm cách
nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa
mái 1 m ở vùng quang mái (tốt
nhất là đặt gần các xà gồ hoặc
vì kèo). (Hình 2)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 2. Giảm thiểu tốc mái tôn, Fibro ximăng bằng bao cát
Đối với nhà có độ dốc mái lớn:

- Đặt các bao cát ép sát mái,


buộc vào các dây vắt qua đỉnh
mái (chống trơn trượt).
- Bao cát đóng lỏng, trọng
lượng khoảng 15 -20 kg, đặt
lên đầu hoặc mép tiếp giáp của
các tấm cách nhau khoảng 1.5
m ở vùng giữa mái, 1.0 m xung
quanh mái (tốt nhất gần các xà
gồ hoặc vì kèo). (hình 3)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 3. Giảm thiểu tốc mái tôn, fibro xi măng bằng thanh nẹp:
- Đặt lên mái các thanh nẹp cách
nhau khoảng 1.2 - 1.5 m cho mái
Fibro ximăng; 1.5 – 2.0 m cho mái
tôn tại phần phủ chồng giữa 2 mái.
- Bắn vít cường độ cao, đục lỗ tại
đỉnh sóng tấm lợp, xâu thép đường
kính 2 mm buộc thanh thép vào xà gồ
cách nhau khoảng 0.5 m đến 0.7 m.
- Thanh nẹp có thể dùng thép
thanh đường kính > 14 mm, thép góc,
gỗ, tre hoặc luồng bổ đôi. (hình 4)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 4.Giảm thiểu tốc mái ngói (hình


5)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 4.Giảm thiểu tốc mái ngói (hình


5) - Chèn vữa ximăng, cát tỷ lệ
1:3 gắn các viên ngói khoảng
3-4 hàng xung quanh mái.
- Xây bờ nóc: chèn vữa xi
măng cát tỷ lệ 1:3
- Xây bờ chảy mái: 1 hàng
gạch đôi, 1 hàng gạch đơn
vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3
- Xây con chạch mái: 1 hàng
gạch đơn, vữa ximăng cát tỷ
lê 1:3 cách nhau khoảng 1.5
m (hình 6).
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 5. Dùng giằng chữ A và dây neo cho mái nhà tôn, fibroximăng
- Đặt các thanh chặn ngang bằng
tre, luồng, gỗ, thép lên trên mái
cách nhau khoảng 1 m.
- Đặt tiếp các giằng chữ A cách
nhau khoảng 2.5 m, buộc thanh
chặn vào giằng bằng dây thép
hoặc dây thừng.
- Dùng thừng, chão, neo giằng
chữ A vào các cọc đóng xuống
đất sâu 1 -1.5 m.
- Trường hợp thân nhà tường 20,
cửa chắc chắn kín gió. Kèo mái
dùng thép đường kính 14 mm
neo giằng chữ A. (hình 7)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 6. Bịt kín cửa và các khe hở: trước khi bão đến
- Cài chắt các then, chốt cửa đi ,
cửa sổ, neo cửa bằng đòn tre
hoặc gỗ vào tường nhà để phòng
gió giật làm bung cửa.
- Dán cửa kính bằng băng dính
bản động để giảm thiểu kính vỡ.
- Bịt các khe hở giữa đỉnh tường
và mái, phần chân tường sát đất
( đối với nhà vách gỗ, tre), các lỗ
thông gió đầu hồi và trên cửa để
tránh gió luồn vào nhà gây tốc
mái (hình 8)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 7.Mẫu nhà ở xây tường 20, hai gian kiên cố, có gác xép: (hình 9)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 8.Cấu tạo móng nhà: (hình 10)


- Phải có móng bê
tông cốt thép đặt trên
móng gạch chạy xung
quanh nhà.
- Trường hợp đất yếu:
đóng cọc tre, cọc tràm
(cọc ngập trong đất
ngập nước để tránh bị
mục).
- Trường hợp đất tốt,
khô ráo thì đầm kỹ
nền đất trước khi xây
móng.
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 9. Nhà xây gạch, mái lợp tôn hoặc Fibroximăng: (hình 11)
MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT
HẠI DO BÃO, ATNĐ, LỐC CHO NHÀ Ở

 10.Trú ẩn tại công trình công cộng kiên cố khi bão lớn

You might also like