You are on page 1of 2

Tuyển chọn và biên tập: giáo viên Trần Văn Thạnh 01227470803

ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ I


MÔN: HÓA HỌC 10 – ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 30 phút;
Họ và tên :..................................................................................................

(Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28;
P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137,
Pb=207)

Câu 1: Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20notron, 19proton và
19electron:
A. 39
19 K B. 37
17 Cl C. 40
18 Ar D. 40 20 Ca

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử?
t0 t0
A. 2HgO �� � 2Hg + O2 B. 2Al(OH)3 �� � Al2O3 + 3H2O
t0 t0
C. CaCO3 �� � CaO + CO2 D. 2NaHCO3 �� � Na2CO3 + CO2 + H2O
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO 3 thu được 4,48 lít hỗn hợp khí NO, NO 2 có
tỉ lệ mol 1:1. Gía trị m là:
A. 12,8gam B. 3,2gam C. 25,6gam D. 6,4gam
Câu 4: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. Số khối B. Số notron C. Số proton D. Số electron
Câu 5: Hợp chất nào được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện ngược dấu (Biết độ
âm điện H=2,20; O=3,44; N= 3,04; C= 2,55; K= 0,82):
A. H2O B. NH3 C. CH4 D. KCl.
Câu 6: Chất oxi hóa là
A. chất nhường electron cho chất khác. B. chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. chất nhận proton của chất khác. D. chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Câu 7: Một nguyên tử X có cấu hình electron là 1s 22s22p63s2. Khi tạo thành ion thì nguyên tử X trở
thành
A. cation X2- B. cation X2+ C. anion X2+ D. anion X2-
Câu 8: Các nguyên tố nhóm VIIA được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần như sau:
A. Br, I, Cl, F B. I, Br, Cl, F C. I, Br, F, Cl D. F, Cl, Br, I
Câu 9: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại mạnh nhất là Li B. Kim loại mạnh nhất là bari
C. Phi kim mạnh nhất là iot D. Phi kim mạnh nhất là flo
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số lượng chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là:
A. 4 và 3 B. 2 và 3 C. 2 và 5 D. 3 và 4
Câu 11: Liên kết ion được hình thành bởi
A. lực hút giữa các ion dương và electron.
B. lực hút giữa các hạt nhân nguyên tử.
C. các cặp electron dùng chung.
D. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Câu 12: Cho các nguyên tố X(Z=12); Y(Z=14); L(Z=16); M(Z=20). Dãy các nguyên tố được sắp xếp
theo chiều tăng dần độ âm điện:
A. L, Y, X, M B. X, Y, L, M C. M, X, Y, L D. M, L, Y, X
Câu 13: Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp O là:
A. 32 B. 18 C. 50 D. 20
Câu 14: Hòa tan hết 14,5 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Zn, Fe trong dung dịch HCl vừa đủ thu được
dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
A. 25,45 gam B. 35,8 gam C. 24,5 gam D. 53,8 gam
79 81
Câu 15: Trong tự nhiên, nguyên tử Brom có hai đồng vị là 35 Br và 35 Br . Nếu nguyên tử lượng trung
bình của Brom là 79,91 thì phần trăm hai đồng vị này là:

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường! Trang 1


Tuyển chọn và biên tập: giáo viên Trần Văn Thạnh 01227470803
A. 35% và 65% B. 54,5% và 45,5% C. 30,2% và 69,8% D. 51% và 49%
Câu 16: Cho các nguyên tố Mg (Z=12); Al (Z=13); Ca (Z=20). Tính kim loại của các nguyên tố theo
thứ tự giảm dần là:
A. Ca, Mg, Al B. Al, Mg, Ca C. Al, Ca, Mg D. Ca, Mg, Al
Câu 17: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị bền, đồng vị 1 có số khối là 12 chiếm 98,89%, đồng vị 2
nhiều hơn đồng vị 1 là 1 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là
A. 12,500 B. 12,022 C. 12,011 D. 12,055
Câu 18: Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là 3d10 4s1 . Vậy trong bảng tuần hoàn, vị trí của X
thuộc:
A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 4, nhóm VIA.
C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm IB.
Câu 19: X và Y có cùng cấu hình electron là 1s 2s22p6 . Vậy tổng số hạt mang điện trong phân tử
+ 2- 2

X2Y
A. 60 B. 20 C. 40 D. 30
Câu 20: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng của nguyên tử một nguyên tố hóa học vì nó cho
biết:
A. Số khối B. Nguyên tử khối của nguyên tử
C. Số hiệu nguyên tử Z D. Số khối và số hiệu nguyên tử
27
Câu 21: Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 13 X. Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tử của nguyên tố X có 14 hạt không mang điện ; (b) Số electron hóa trị của X là 3
(c) X là nguyên tố p ; (d) Tên nguyên tố X là nhôm
(e) Nguyên tố X có tính chất hóa học đặc trưng là kim loại ; (f) Số khối của X là 40
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 22: Cộng hoá trị của cacbon và oxi trong phân tử CO2 là
A. 3 và 2 B. +4 và -2 C. 4 và 2 D. 4 và -2
Câu 23: Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau: X:12 proton và 12 nơtron; Y:10
proton và 14 nơtron; Z:12 proton và 14 nơtron. Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của cùng 1
nguyên tố
A. X, Z B. X, Y, Z C. Y, Z D. X, Y
Câu 24: Trong các hợp chất sau trường hợp nào Mn có số oxi hóa cao nhất?
A. MnO2 B. KMnO4 C. K2MnO4 D. MnSO4
35
Câu 25: Nguyên tử nguyên tố X có kí hiệu 17 X . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 4, nhóm VIIA
C. Chu kì 4, nhóm VA D. Chu kì 3, nhóm VIIB
Câu 26: Ion nào là ion đơn nguyên tử?
A. NO3- B. NH4+ C. OH- D. Cl-
Câu 27: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 12. X là
A. P B. Mg C. Al D. Ca
Câu 28: Phản ứng nào trong số các phản ứng sau không phải là phản ứng oxihoa khử:
A. 2Na + 2H2O � 2NaOH + H2 B. NaOH + HCl � NaCl + H2O
C. Mg + 2HCl � MgCl2 + H2 D. F2 + H2O � 2HF + O2
Câu 29: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. electron, proton và notron B. notron và proton
C. notron và electron D. proton và electron
Câu 30: : Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Vai trò NO2 là
A. vừa là chất oxi hóa và vừa là chất khử. B. chất oxi hóa.
C. không phải chất oxi hóa cũng không khử. D. chất khử.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường! Trang 2

You might also like