You are on page 1of 5

CHẾ BIẾN DẦU NHỜN THƯƠNG PHẨM

1.Nguyên liệu sản xuất dầu nhờn thương phẩm


Dầu nhờn ngày nay có nguồn gốc chủ yếu từ dầu mỏ. Vì vậy dầu mỏ là một dạng
nguyên liệu chủ yếu để sản xuất dầu nhờn.
Trong thực tế dầu gốc khoáng ( dầu gốc từ dầu mỏ) là hỗn hợp của các phân tử đa vòng
có đính mạch nhánh paraíin. Việc phân loại dầu gốc khoáng thành dầu gốc paraíin,
naphten... tuỳ thuộc vào loại hydrocacbon nào chiếm ưu thế. Do bất cứ dầu khoáng bôi trơn
nào cũng là hỗn hợp của nhiều loại phân tử khác nhau, nên bất cứ trong thí nghiệm nào cũng
đều đánh giá chất lượng trung bình dựa theo cấu trúc trung bình trong thành phần dầu nhằm
phân bịêt loại dầu. Các số liệu trong bảng cho ta thấy thành phần cấu trúc của các phân tử
trung bình của hỗn hợp phân đoạn dầu nhờn.
% Cacbon ở mạch paraíin %cp = 53,5
% Cacbon ở vòng thơm %ca = 20,0
% Cacbon ở naphten %cn = 26,7
% Cacbon ở các vòng %cr = 46,7
Tổng số vòng Rt = 3
Vòng thơm Ra=l
Vòng naphten Rn=2

Ngoài các thành hydricacbon chủ yếu trên thành phần phi hydrocacbua cũng
có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dầu nhờn như:
- Hợp chất chứa lưu huỳnh (S): chỉ cho phép có 0,3 - 0,5% nếu lớn hơn 2 - 5% sẽ ảnh
hưỏmg đến nhiệt độ sôi của dầu. Ngoài ra còn có s tự do sẽ bị biến thành khó H2S hoặc khi
gặp hơi nước hay khí lạnh sẽ tạo ra axit H2S gây ăn mòn thiết bị động cơ.
- Hợp chất chứa oxy (O2) : nếu hàm lượng lớn sẽ làm cho dầu lắng và kết tủa dạng keo
nhựa đen nằm dưới đáy các thùng chứa, làm giảm khả năng đốt cháy của nhiên liệu, tạo ra
các chất axit hữu cơ và vô cơ ăn mòn thiết bị.
- Hợp chất chứa nitơ (N): làm ảnh hưởng tới tỷ trọng và hàm lượng keo. Thường
khống chế để N nhỏ hơn hoặc bằng 0,2% vì nếu có mặt N nhiều quá sẽ gây hiện tượng tạo
nhiều muội than trong quá trình đốt.
- Các chất nhựa atphan: các hợp chất nhựa này có độ nhớt lớn, mặt khác có chỉ số độ
nhớt rất thấp. Trong quá trình sử dụng bảo quản tiếp xúc với oxy không khí rất dễ bị oxy
hoá, tạo nên các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn. Những chất này tạo cặn trong dầu khi
sử dụng và dễ tạo chất ăn mòn máy móc.
- Hợp chất cơ kim: có tác hại như atphan làm nóng chảy khi làm việc, khi đốt cháy có
nhiều muội than.
1. Sản xuất,chế biến dầu gốc.
Để chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ, từ dầu thô trước tiên cần phải qua công nghệ lọc,
tách nước, muối và cặn thô ( gọi là desalination) sau đó mới được tách ra theo từng phân
đoạn có khoảng nhiệt độ sôi nhất định và khác nhau.
Tuỳ theo yêu cầu đặt ra về cấu trúc của các hydrocacbon, người ta có thể sử dụng các
giải pháp công nghệ khác nhau như cracking, refoming, ankyl hoá, thơm hoá, đồng phân
hoá, polyme hoá, hydro hoá, nhiệt phân hay cốc hoá...
Có thể tham khảo sơ đồ chưng cất chân không để sản xuất ra các công đoạn dầu nhờn
nhưsau:

Nguyên liệu để sản xuất dầu nhờn được lấy chủ yếu từ phân đoạn gasoil nặng hay còn
gọi là phân đoạn dầu nhờn. Phân đoạn dầu nhờn có nhiệt độ sôi từ 350 - 500° C , bao gồm
những hydrocacbon có số nguyên tử cacbon trong phân tử từ 21 đến 35 ( C21 - C 35 ). Trong
phân đoạn này parafin thẳng và nhánh ít hơn so với loại naphten, vòng thơm hoặc hỗn hợp.
Naphten có số vòng từ 1 đến 5 và hỗn hợp của nó với hydrocacbon thơm. Ngoài ra còn chứa
các hợp chất của S, N và nhựa.

Các paraíìn , đặc biệt là loại mạch thẳng có chỉ số độ nhớt cao ( độ nhớt ít thay đổi theo
nhiệt độ ), mạch càng dài chỉ số độ nhớt càng cao. Ngược lại các hydrocacbon thơm hay
naphten nhiều vòng có nhánh phụ ngắn thường có chỉ số độ nhớt rất thấp. Các chất nhựa có
độ nhớt cao nhưng lại có chỉ số độ nhớt thấp, mặt khác sẽ bị nhuộm màu,oxy hoá rất mạnh
tạo asphanten hoặc các boxyt làm cho độ nhớt của dầu tăng,đồng thòi lại tạo cặn không tan
làm tăng tính mài mòn. Các hợp chất của S, O, N cũng bị cháy và tạo cặn bẩn ăn mòn. Vì
vậy dầu thu được trực tiêp từ dầu mỏ thường chưa đạt yêu cầu sử dụng ngay, và đé dễ dàng
phân biệt với cho giai đoạn chế biến dầu nhờn tiếp theo ngưòi ta gọi dầu này là dầu khoáng.
Để có được dầu nhờn đáp ứng được các yêu cầu sử dụng phải nghiên cứu để tiến hành
loại bỏ các thành phần không có lợi như nhựa, các hợp chất của S, O, N, các naphten, các
hydrocacbon thơm hoặc hỗn hợp của chúng. Ví dụ như parafin có chỉ số độ nhớt cao nhưng
lại làm cho dầu mất hẳn tính linh động nên cũng cần loại bớt...Tuy nhiên công việc này rất
phức tạp và tốn kém,nó chỉ thực hiện trong một chừng mực nhất định. Vì vậy để tăng cường
phẩm chất cho dầu nhờn thành phẩm buộc phải cho thêm phụ gia - những chất cải thiện tốt
hơn các tính chất sử dụng của dầu nhờn.
Khi cho phụ gia vào dầu gốc với những tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra dàu thành phẩm gọi là
dầu nhờn.
Như vậy dầu nhờn thành phẩm có đạt được phẩm chất cao hay thấp, có đảm bảo chỉ tiêu
chất lượng hay không là phụ thuộc rất lớn vào công nghệ tinh chế dầu gốc và các phụ gia.
2. Công nghệ sản xuất dầu gốc kỉnh điển.
a. Gỉaỉ đoạn 1 :
Chưng cất chân không để tách lấy các phân đoạn riêng biệt dựa vào độ nhớt và nhiệt độ
sôi.
Mục đích là điều chỉnh độ nhớt và khoảng nhiệt độ cháy của dầu gốc. Tại đây dầu
khoáng được tách thành các phần cất có độ nhớt khác nhau như phân đoạn dầu nhờn nhẹ,
phân đoạn dầu nhờn nặng và phần cặn ( bitum). Tất cả các dầu bôi trơn chưng cất được
phản ánh thành phần hóa học của loại dầu mỏ đem sử dụng.
b. Gỉaỉ đoạn2:
Việc tách bằng chưng cất dựa trên sự khác nhau vê nhiệt độ sôi mà không loại hoá học
như parafin, aromat và naphten do quá trình này chưa loại bỏ hết cấu tử không mong muốn.
Vì vậy sau quá trình này là quá trình chiết tách bằng dung môi để loại bỏ các cấu tử không
mong muốn vói mục đích là cải thiện độ chống lão hoá và đặc tính nhiệt nhớt của dầu gốc.
Những dung môi này có sự lựa chọn vì chúng dựa vào khả năng phân tách hai nhóm cấu tử
khac nhau về thành phần hoá học
Những dung môi chọn lọc phổ biến nhất là fuifurol, phenol, nitrobenzen, và N
- metyl - 2 pyroliđon (NMP).
c. Giai đoạn 3:
Là giai đoạn tách parafin hay loại bỏ sáp ( sáp là hỗn hợp parafin mạch thẳng và các
hydrocacbon khác ở nhiệt độ nóng chảy cao và hoà tan kém trong dầu ở nhiệt độ thấp). Mục
đích là loại bỏ chúng trong dầu gốc, đây là khâu quan trọng và khó khăn nhất.
Có hai quy trình chính:
- Quy trình 1: làm lạnh để kết tinh sáp và dung môi nhằm hoà tan phần dầu để đưa vào
phần lọc nhanh, tách sáp ra khỏi dầu. Nhiệt độ đông đặc của dầu sau khi tách sáp phụ thuộc
vào chế độ tách sáp, nhất là nhiệt độ và loại dung môi được sử dụng. Cần biết rằng tách
parafin để đạt được nhiệt độ đông đặc cực thấp là không cần thiết vì cách sản xuất này
không gây ra sự hao hụt lớn. Hơn nữa paraíin có độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ. Vì vậy
người ta chỉ tách một phần paraíin nhằm đáp ứng nhu cầu mà thôi.
-
-
Quy trình 2: quá trình cracking chọn lọc để bẻ gãy các phân tử paraíin tạo ra những sản
phẩm có mạch paraíin nhỏ còn gọi là tách paraíin bằng xúc tác. Nguyên liệu được dùng là
raíinat.
d. Giai đoạn làm sạch bằng hydro.
Đây là quá trình sử lý hiện đại thay thế cho quá trình xử lý và làm sạch dầu bằng axit
sunfuric và đất sét trước kia do những hạn chế nhất định. Mục đích của quá trình này là loại
bỏ các hợp chất hữu cơ chứa N ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc và độ bền màu của dầu gốc.
Trong quá trình làm sạch nguyên liệu tiếp xúc vói hydro trong điều kiện xúc tác và nhiệt độ,
áp suất cao thông thường từ 10 - 12 mPa và 300 - 375° C. Đa số sử dụng xúc tác molipden -
coban (Mo - Co) với tỷ lệ thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ cần tẩy màu. Nguyên liệu đàu
chứa các hợp chất N và s chuyển hoá từng phần thành NH3 và hydrosuníit, còn các
hydrocacbon thơm một phần bị chuyển hoá thành naphten.
e. Quá trình tách atphan và propan.
Thông thường để sản xuất dầu gốc có thể đưa thẳng các phân đoạn dầu nhẹ sang các
thiết bị chiết tách bằng dung môi, nhưng các phân đoạn dầu cặn ở tháp chưng cất chân
không đòi hỏi phải tách atphan để loại trừ nhựa trước khi qua khâu chiết tách. Nhờ đó dầu
thu được có độ nhớt thấp, giảm xu hướng tạo cặn dạng cốc. Bình thường propan được dùng
làm dung môi tách atphan ( cũng có thể dùng etan hay butan). Propan có tính chất đặc biệt là
từ 40 - 60° c nó hoà tan paraíin rất tốt, khả năng này giảm khi nhiệt độ tăng và khi nhiệt độ
tăng tới hạn của propan ( 96,8° C) thì tất cả các hydrocacbon đều không tan. Trong khoảng
từ 40 - 96,8° c các hợp chất atphan có phân tử lượng cao hầu như không tan trong propan.
Quá trình tách bằng cất các phân đoạn chủ yếu dựa vào trọng lượng phân tử , còn chiết
bằng dung môi thì dựa vào chủng loại phân tử.
Quá trình tách atphan nhằm ở vị trí trung gian giữa hai quá trình này.
3. Pha chế dầu nhờn thành phẩm.
Sau khi qua các công đoạn trên dầu gốc được pha với một số phụ gia hoá học,mỗi loại
đóng góp phần đặc tính riêng của mình để tạo thành sản phẩm chung hoàn chỉnh.
Quy trình pha chế này sẽ quyết định chất lượng của dầu nhờn cũng là những công thức
riêng quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm. Trong quá trình này dầu gốc và phụ gia được
đem trộn vói nhau vào một bể chứa có cánh khuấy liên tục, được gia nhiệt từ 40 - 60° c
trong thời gian 2 giờ. Nếu tăng nhiệt độ lên quá nhiệt độ tới hạn vào khoảng 80° c sẽ làm
cho phụ gia của dầu bị biến mất đặc tính và làm cho dầu bị biến đổi màu.Điều quan trong
hơn cả là nó sẽ làm giảm độ nhớt của dầu, tăng khả năng tạo cặn, nhựa và trong quá trình sử
dụng dầu có màu sạm hơn.
Trong quy trình này phải khuấy đều dầu gốc và phụ gia, nếu khuấy quá nhẹ sẽ làm cho
phân tử dầu gốc và phụ gia khó mà kết hợp được với nhau, nếu khuấy quá mạnh sẽ gây ra
hiện tượng sủi bọt trong hỗn hợp đầu, điều này sẽ làm tăng khả năng oxy hoá của dầu và
làm giảm đáng kể chất lượng của dầu. Vì vậy quy trình pha chế phải có sự quản lý, kiểm tra
nghiêm ngặt.
Phụ gia để pha chế dầu bôi trơn phải có các tính chất chung nhất định để có thể được
đưa vào dầu gốc một cách hiệu qủa. Những tính chất chung đó là:
-tan trong dầu gốc.
-Ổn đinh hoá học.
-không độc hại.
-có tính tương họp.
-độ bay hơi thấp.
-hoạt tính có thể khống chế được.
-tính linh hoạt.
Loại dầu Phụ gia
bôi trơn
Dầu động Chất cải thiện chỉ số độ nhớt, chất ức chế oxy hoá,chất tẩy rửa, phụ gia
cơ phân tán, chất ức chế ăn mòn, chất ức chế gỉ, phụ gia chống mài mòn, phụ gia
biến tính giảm ma sát, chất hạ điểm đông, chất ức chế tạo bọt.
Dầu thuỷ Chất cải thiện chỉ số độ nhớt, chất ức chế oxy hoá, chất ức chế ăn mòn/ gỉ,
lực phụ gia chống mài mòn, chất hạ điểm đông, chất ức chế tạo bọt.
Dầu bánh Chất ức chế oxy hoá, phụ gia cực áp, chất ức chế ăn mòn/ gỉ, phụ gia
răng chống mài mòn, phụ gia biến tính giảm ma sát, chất ức chế tạo bọt.
Dầu công Chất ức chế oxy hoá, chất ức chế ăn mòn/ gỉ, phụ gia biến tính giảm ma
cụ sát, chất hạ điểm đông, chất ức chế tạo bọt.
Dầu Chất ức chế oxy hoá, phụ gia tạo nhũ, chất ức chế ăn mòn/ gỉ.
tuabin hơi
nước

You might also like