You are on page 1of 30

KỸ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÁP

LÝ TRONG HỢP ĐỒNG

ThS. Vũ Huy Hoàng – Giảng viên Học Viện Tư Pháp


THẾ NÀO LÀ RỦI RO HỢP ĐỒNG?
NHẬN DIỆN RỦI RO HỢP ĐỒNG NHƯ THẾ NÀO?

I. Khái niệm
 Rủi ro là khả năng xảy ra sự kiện không mong muốn và
những hậu quả do sự kiện đó mang lại.
 Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học
và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và
giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất
lợi của rủi ro.
THẾ NÀO LÀ RỦI RO HỢP ĐỒNG?
NHẬN DIỆN RỦI RO HỢP ĐỒNG NHƯ THẾ NÀO?
II. Nhận diện rủi ro hợp đồng

1. Rủi ro trong giai đoạn đàm phán, soạn thảo, ký kết HĐ

2. Rủi ro trong giai đoạn thực hiện HĐ

3. Rủi ro trong giải quyết tranh chấp HĐ


PHẦN 1
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐÀM PHÁN, SOẠN
THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
1/ Một số rủi ro dẫn tới hợp đồng có thể vô hiệu

Tình huống: Tháng 1/2017, công ty ABC ký hợp đồng


bán 100 xe máy và hợp đồng vận tải hàng hóa với công ty
XYZ (hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm ký kết). Tháng
3/2017, XYZ phát hiện tại thời điểm ký kết, ABC chưa
ĐKKD ngành nghề mua bán xe máy và vận tải bằng xe ô
tô. Tuy nhiên, tháng 2/2017, ABC đã được ghi nhận hai
ngành nghề này. XYZ cho rằng cả hai hợp đồng vô hiệu do
tại thời điểm ký kết, ABC chưa có chức năng kinh doanh
hai ngành nghề trên.
Rủi ro về chủ thể ký kết hợp đồng.

 Người ký là đại diện theo pháp luật của công ty


nhưng không có thẩm quyền quyết định việc ký kết.

 Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của


công ty và không có ủy quyền hợp pháp của người
có thẩm quyền ký kết.

 Chủ thể ký kết không phải là đại diện theo pháp luật
của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện
ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.
Rủi ro không đảm bảo về hình thức hợp đồng

- Hợp đồng phải được lập thành văn bản nhưng


các bên lại xác lập dưới hình thức lời nói, hành vi.

- Hợp đồng phải công chứng, chứng thực nhưng


các bên lại không thực hiện thủ tục này
Rủi ro do vi phạm điều cấm

- Vấn đề thanh toán bằng ngoại hối.

- Đối tượng hợp đồng bị cấm kinh doanh, hạn chế


kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Biện pháp quản lý rủi ro
- Tìm hiểu năng lực ký kết hợp đồng của Doanh nghiệp
và đối tác:
+ Đăng ký kinh doanh
+ Thẩm quyền ký kết: Ai là đại diện theo pháp luật? Điều
lệ quy định vấn đề phân cấp thẩm quyền như thế nào?
Nếu người ký kết không phải là đại diện theo pháp luật
thì có giấy ủy quyền và giấy ủy quyền này có hiệu lực
không? Phạm vi ủy quyền có được mô tả chính xác
không?
Biện pháp quản lý rủi ro
- Tìm hiểu về đối tượng của giao dịch
+ Dịch vụ gì?
+ Tài sản nào?
- Lựa chọn hình thức giao dịch phù hợp
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh giao dịch dự
định ký kết để đảm bảo nắm được các đặc thù của PL, nhằm
tránh việc các bên đưa ra thoả thuận bị xem là vi phạm điều
cấm của PL.
2/ Rủi ro do hợp đồng thiếu chặt chẽ, chưa dự liệu các tình
huống có thể xảy ra
Tình huống: Cty TNHH AZ là một cty liên doanh trong đó
nhà đầu tư Singapore nắm 70% vốn điều lệ, chuyên kinh
doanh mặt hàng đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, trụ sở tại
TP.HCM. Năm 2017, cty AZ muốn mở chi nhánh tại Hà
Nội. Họ dự định ký HĐ thuê trụ sở mở chi nhánh với Cty
kinh doanh BĐS SAPPHIRE cũng là một cty liên doanh
trong đó nhà đầu tư Singapore nắm 80% vốn điều lệ, trụ sở
tại Hà Nội. Dự thảo HĐcó nội dung sau đây:
- HĐ này và bất kỳ văn bản hoặc thỏa thuận nào qui định ở đây sẽ được
điều chỉnh và giải thích theo pháp luật VN với điều kiện là nếu pháp
luật VN không điều chỉnh một vấn đề nào đó thì pháp luật Singapore sẽ
được sử dụng để điều chỉnh vấn đề đó.
- Bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên
quan đến HĐ này hoặc việc vi phạm, chấm dứt hoặc không có giá trị
của HĐ này sẽ được trọng tài giải quyết tại Trung tâm TTQT Singapore
(SIAC) theo các qui tắc của Trung Tâm này. Số lượng trọng tài viên sẽ
là ba người. Quyết định của trọng tài sẽ là cuối cùng và ràng buộc. Bên
thuê sẽ phải thanh toán phí và chi phí cho luật sư của Bên cho thuê
trong trường hợp Bên thuê được xác định là đã vi phạm các nghĩa vụ
của mình theo HĐ này
Biện pháp quản lý rủi ro
 Hợp đồng đã quy định đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các
bên chưa? Đã dự liệu được các tình huống khác nhau có thể
xảy ra trong quá trình thực hiện hơp đồng, dự liệu các cơ chế
để xử lý và khắc phục hậu quả chưa?
 Rà soát từng điều khoản và toàn bộ hợp đồng
 Thận trọng với việc dùng mẫu HĐ để soạn
3/ Các bên có thể đã bỏ qua những thủ tục cần thiết trước khi ký
kết HĐ
Rủi ro về thẩm định năng lực thực hiện HĐ của đối tác

Cty A có nhu cầu xây dựng một tòa nhà 20 tầng làm trụ sở làm
việc. A dự định ký kết hợp đồng xây dựng với Cty B. Đây là lần
đầu tiên A hợp tác với B, giá trị hợp đồng cũng rất lớn. Cty A lo
ngại không biết Cty B có đủ khả năng để thực hiện hợp đồng
đúng tiến độ hay không. Anh (chị) sẽ tư vấn cho Cty A cách thức
kiểm tra năng lực thực hiện hợp đồng của Cty B và các biện
pháp áp dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng như thế
nào.
 Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm
 Kiểm tra thông tin về đối tác từ nhiều nguồn
 Thực nghiệm kiểm tra đối tác
 Ngân hàng ra văn bản cam kết bảo lãnh
 Thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện hợp đồng
PHẦN 2
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Rủi ro đối tác vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng
 Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà mình có
trách nhiệm phải thực hiện.

 Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng không phải nghĩa vụ

các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

 Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng thực hiện không hết

phần nghĩa vụ thuộc trách nhiệm của mình.


BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO
 Rà soát quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
và cơ chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.
 Hiểu được hậu quả pháp lý của mỗi hành vi vi phạm
hợp đồng để có hành động thích hợp
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Có hiệu lực Đúng

Đàm phán Ký kết Thực hiện Chấm dứt

Không
đúng
CHẾ TÀI
(BLDS)

Cầm giữ TS Buộc thực Đơn phương Phạt


? Bồi thường
? Phạt
hiện HĐ Huỷ bỏ HĐ
(Đ.346) chấm dứt HĐ vi phạm thiệt hại Cọc
(Đ.409-410) (Đ.423-427)
(Đ.428) (Đ.418) (Đ.351-364, 419)(Đ.328)

Phạt
Lãi suất
chậm trả
Đ.468
- Chế tài trong Luật thương mại:
 Buộc thực hiện đúng HĐ (Đ.297)
 Phạt vi phạm (Đ.300)
 Bồi thường thiệt hại (Đ.302)
 Lãi chậm thanh toán (Đ.306)
 Tạm ngừng thực hiện HĐ (Đ.308)
 Đình chỉ thực hiện HĐ (Đ.310)
 Huỷ bỏ HĐ (Đ.312)
- Hợp đồng thương mại:
+ Xác định mức phạt phù hợp cho từng trường hợp, tránh
trường hợp phạt quá quy định pháp luật cho phép.
+ Nếu chỉ có thỏa thuận phạt vi phạm, vẫn có quyền áp dụng
chế tài bồi thường thiệt hại.
- Hợp đồng dân sự:
+ Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận
+ Có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận vừa
phải chịu phạt vừa phải BTTH thì chỉ phải chịu phạt.
1. Thiệt hại thực tế? Bồi

Có TNBT thường
2. Hành vi không thực
Không toàn bộ
có hiện nghĩa vụ HĐ?
TNBT Ko
3.Quan hệ nhân quả
hành vi không thực
Có qui định Ko
hiện nghĩa vụ - thiệt hại ?
(thoả thuận hoặc PL)
về phạt, miễn giảm TNBT ?
4. Lỗi? (suy đoán)

Qui định Qui định Qui định Lỗi hỗn


phạt Miễn Giảm hợp

Có thể áp dụng qui BT


định phạt Miễn
Giảm theo mức
độ lỗi
Tình huống: Cty Thái Bình trụ sở tại tỉnh V. Ngành nghề KD là

XNK hàng nông sản tiểu thủ công nghiệp, nhập khẩu linh kiện và lắp

ráp xe gắn máy. Thái Bình có nhiều xí nghiệp khác nhau, việc nhập

khẩu linh kiện và lắp ráp xe gắn máy giao cho XN Hoàng Hải. Năm

2017, Hoàng Hải có ý định đặt làm các linh kiện xe gắn máy với Cty

TNHH Nam Dương, trụ sở tại TP. HCM. Hoàng Hải đã trao đổi và

thống nhất sẽ ký kết hợp đồng nguyên tắc đặt mua thường xuyên bộ

chén cổ xe gắn máy do Nam Dương sản xuất. HĐ đã được ký kết

ngày 25/3/17, thời hạn 2 năm. Sau dó, Hoàng Hải đã nhiều lần đặt

hàng của Nam Dương, việc thực hiện HĐ diễn ra suôn sẻ.
Tình huống: 28/3/18, Hoàng Hải đã nhận lô hàng trị giá 320 triệu,

thời hạn thanh toán 30/4/18. 4/4/18, Nam Dương xác nhận đơn đặt

lô hàng mới trị giá 150 triệu, giao hàng 20/4/18. Sau đó, xảy ra việc

một số lãnh đạo của Thái Bình bị khởi tố về tội tham ô. Scandal này

ảnh hưởng lớn tới Hoàng Hải. Thực tế, nhiều HĐ mà Hoàng Hải ký

với các đối tác khác đã bị huỷ, Hoàng Hải gặp nhiều khó khăn về

tài chính. Được biết, HĐ ký kết ngày 25/3/17 có quy định nếu một

trong hai bên vi phạm hợp đồng thì sẽ chịu phạt 8% giá trị phần

nghĩa vụ bị vi phạm. HĐ cũng không dự liệu về chấm dứt trước

thời hạn.
Rủi ro không thực hiện được hợp đồng do nguyên nhân
khách quan

Tình huống: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa, vì sự kiện bất khả kháng, công ty A không
thể giao hàng cho công ty B. Công ty B không nhận được
hàng của công ty A nên không có hàng để giao cho bên
thứ ba là công ty C.
Rủi ro trong quá trình xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh

- Tài sản thế chấp, bảo lãnh không đủ để trả phần hợp đồng

bị vi phạm

- Bên nhận thế chấp, bảo lãnh không xác minh kĩ, tài sản

thế chấp, bảo lãnh thuộc sở hữu của nhiều người, tài sản

đang trong một vụ kiện về tranh chấp về quyền sở hữu…


PHẦN 3
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GQTC HỢP ĐỒNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
HIỆU QUẢ?

Giải quyết
hoà bình
Hoà giải
Hoà giải

Thương Trọng
Trọng
Thương
lượng tài
tài
lượng

Toà án
Toà án
NGHIÊN CỨU HỒ SƠ TRANH CHẤP
1/ Xác định vấn đề pháp lý
2/ Xác định tính chất pháp lý của hợp đồng
- Hiệu lực hợp đồng
- Vấn đề mấu chốt của hồ sơ: HĐ vô hiệu? Vi phạm nghĩa vụ
nào? Có thiệt hại xảy ra không? Dễ chứng minh thiệt hai?
3/ Tìm và nghiên cứu luật áp dụng
4/ Diễn biến của quá trình tranh chấp giữa các bên; bối cảnh
hợp đồng, quan điểm của các bên về tranh chấp, yêu cầu của
các bên…
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU ĐỂ QUYẾT ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN VÀ CÁCH THỨC XỬ LÝ TRANH CHẤP

 Cơ sở pháp lý của yêu cầu của KH trong tranh chấp


(Cực kỳ lưu ý thực tiễn xét xử)
 Các yếu tố tố tụng: Thời hiệu khởi kiện, kiện ở đâu,
thời gian tranh tụng, chi phí tố tụng, khả năng thi
hành án…
 Các yếu tố khác có thể gây áp lực cho KH hoặc
phía bên kia (uy tín, danh tiếng,…)

You might also like