You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Học viên : Nguyễn Tấn Lực


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Môn học : Sinh thái học Nông nghiệp
Khóa học : 2017 – 2019
Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

TIỂU LUẬN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Học viên : Nguyễn Tấn Lực


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng

Người hướng dẫn:


PGS. TS. Trần Trung Dũng

Đắk Lắk, tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................3

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................6

2.1. Nguyên nhân biến đổi khí hậu........................................................................6

2.1.1. Biến đổi khí hậu...........................................................................................6

2.1.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu.....................................................................6

2.1.3. Những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu...............................................7

2.2. Tác động biến đổi khí hậu đến vùng Tây Nguyên..........................................8

2.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên..10

2.3. Chiến lược phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu............12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

1. MỞ ĐẦU
4
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.

Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý
hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và phúc lợi
của con người.

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi
bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch
quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay
đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi
khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành
phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản
ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí
hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến
đổi từ bên ngoài.

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác.

5
Hiện tượng mưa axit.
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái đất
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu không chỉ đang gây tác động
xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống
trong tương lại.
Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như
mưa đá, hạn hán, lũ lụt... mà còn ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực nông nghiệp,
có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động
mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện tích đất canh tác,
gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh hại, gây áp lực lớn cho sự phát triển của
ngành nông nghiệp nói chung.
6
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
2.1.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của
các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
2.1.2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến
đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và
quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển
trong nội bộ hệ thống khí quyển.
- Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người. Như vậy, biến đổi
khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của
trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng
chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất
với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển,
đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách
mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ
170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở
mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự
gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và
nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được
hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong
bầu khí quyển.
2.1.3. Những hiện tượng biến đổi khí hậu chủ yếu
- Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên: Theo phân tích
các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã
7
đưa ra kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí carbon dioxide (CO 2) dao
động từ 180 - 300ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng,
tính theo phần triệu).
- Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu
làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc
nghiệt hơn trước. Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi
với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…
Dự báo của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra, thế giới sẽ
còn phải đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng
khiếp hơn vào mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt
hơn.
- Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên: Sự nóng lên của
toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những
khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là
nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. Nhiệt độ gia tăng
làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục
địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên.
- Nền nhiệt độ liên tục thay đổi: Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập
niên 90 cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI,
mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn. Theo thống kê, 10 năm đầu
của thế kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái
đất. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng
0,74 độ C trong thế kỷ qua.
- Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland: Trong những năm gần
đây vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn
cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang
dần thu hẹp lại.
2.2. Tác động biến đổi khí hậu đến vùng Tây Nguyên
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tại khu vực Tây Nguyên, tính đến hết ngày
23/9/2015, lượng mưa chỉ đạt từ 65 đến 75% so với trung bình nhiều năm. Cụ
8
thể ở Kon Tum 64%; thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 75%; Buôn Ma Thuột tỉnh
Đắk Lắk 61%. Lượng nước trên các sông ở khu vực này cũng chỉ đạt từ 60-70%.
Đặc biệt, mùa mưa năm 2015 ở Đắk Lắk lượng mưa thấp hơn các năm, chỉ đạt
60-80% và phân bố không đồng đều, có nơi chỉ đạt trên 40% so với cùng kỳ
năm trước. Ngoài yếu tố nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, diễn biến
thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra
thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô;
các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện
ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm,
khiến một số nơi đang mất dần tính ổn định, tính uy luật về thời tiết khí hậu vốn
có của vùng. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao,
gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở một vài nơi. Sự phân bố mưa
theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng
lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn.
Biến đổi khí hậu cũng được xem là tác nhân chính làm cho dòng chảy sông suối
ở Tây Nguyên cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn
hơn, cao hơn, cường suất lũ cao hơn trong mùa lũ.
Biến đổi khí hậu đã và đang làm tăng nhiệt độ và suy giảm nguồn tài
nguyên nước ở Tây Nguyên. Theo dự báo của Liên hiệp quốc biến đổi khí hậu
sẽ làm cho nhiệt độ tăng 2,390C vào năm 2100; số ngày nóng sẽ tăng lên 134
vào năm 2050 và 230 vào năm 2100. Các nhà khoa học sử dụng số liệu quan
trắc từ 30 năm đến 33 năm (1979 -2008) để so sánh, đánh giá so với thập niên
1979 -1988, đã nhận thấy rằng nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999 -
2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa Đông và trên độ cao từ 100 mét
đến 800 mét. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,5 0C đến 0,80C;
Trong khi đó nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5 0C đến 0,70C.
Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác,
tiêu biểu là tháng 1, phổ biến cao hơn từ 0,80C đến 1,50C. Trong 3 tháng chính
Đông, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,8 0C đến 1,40C; trong các tháng
mùa hè, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0,230C đến 0,70C. Điều này khẳng
9
định sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các trạm quan trắc và nhiệt độ mùa
Đông tăng nhanh hơn mùa Hè rõ rệt.
Theo kịch bản về biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm
2009 thì Tây Nguyên vào năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 2,39 0C. Trong
điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng ở hầu hết các vùng trong cả
nước có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện nhiều hơn các kỷ
lục về nắng nóng so với những năm trung tính hay La Nina. Trong năm 2015, do
tác động của El Nino, Việt Nam đã xảy ra 14 đợt nắng nóng diện rộng ở miền
Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 5 đến tháng 9 và nhiệt độ cao hơn trung
bình nhiều năm từ 0,5 - 1 0C. Trong những năm El Nino, đặc biệt là năm 2015,
2016 dòng chảy năm ở các sông thuộc Tây Nguyên nhỏ hơn trung bình nhiều
năm từ 10% trở lên, có thể hụt tới 50-60%. Lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất ở
hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm và đạt khoảng 6070%.
Dòng chảy mùa lũ trong những năm El Nino thường nhỏ hơn trung bình nhiều
năm và thường đạt 65 - 90% dòng chảy năm.
Biến đổi khí hậu làm cho nguồn tài nguyên nước suy giảm. Tài nguyên
nước mặt trên các sông suối điển hình ở lưu vực Tây Nguyên như: Sê San, Sê rê
pốk, sông Ba và Đồng Nai đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863l/s của những năm
2004-2005 xuống còn trên dưới 125.000l/s hiện nay. Sự phân bổ không đồng
đều của lượng mưa theo không gian và thời gian, nơi có lượng mưa hằng năm
lớn hơn 3000 mm như huyện Kon Plông (Kon Tum) và nơi có lượng mưa chỉ
trên dưới 1.500 mm như Krông Buk, Ea Súp… thì sự chênh lệch lưu lượng nước
ở đỉnh lũ lớn nhất với lưu lượng kiệt nhỏ nhất là rất cao. Những năm gần đây
rừng Tây Nguyên bị chặt phá nghiêm trọng, cộng với những yếu tố bất lợi như
mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của thời tiết làm cho lũ lụt, hạn hán trở
nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, Tây Nguyên là nơi thượng nguồn của 3 hệ thống
sông lớn (Sê rê pốk - Sê San nằm ở phía Tây Bắc và sông Đồng Nai ở phía
Nam), người dân tận lực khai thác nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới cà
phê, hoa màu khiến mực nước dưới l ng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến
quá trình sản xuất tại các vùng hạ lưu gặp khó khăn do thiếu nước.
10
2.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng Tây
Nguyên
Những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên đang có những dấu hiệu chịu
tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang làm cho
các hiện tượng khí hậu và thời tiết ở Tây Nguyên diễn biến ngày càng phức tạp,
những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về mức độ tác động, qui
mô ảnh hưởng và tần suất xuất hiện; thêm vào đó, các áp lực khác bao gồm sự
suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nơi cư trú tự nhiên, ô nhiễm môi trường...
càng làm gia tăng mức độ rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của con người
trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Tác động của biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Mưa lũ
xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất canh tác cây
lương thực mức độ rủi ro trong sản xuất cao hơn. Bên cạnh đó, những đợt hạn
hán trầm trọng kéo dài cũng đe dọa các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, ảnh
hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây công nghiệp
chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.... Biến động của yếu
tố nhiệt ẩm và các yếu tố khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng
của cây trồng và vật nuôi bị giảm; sức đề kháng của vật nuôi kém đi, đồng thời
tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra
nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch heo
tai xanh.... Mưa lũ lớn, hạn hán và nắng nóng làm cho đất đai bị rửa trôi, cằn
cỗi, tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Rừng mất dần, hệ sinh thái rừng,
kiểu rừng thay đổi, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, mất đi những
nguồn gen quí hiếm. Năm 2009, 2010 nhiệt độ cao hơn các năm trước, nắng
nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu vực Tây. Do ảnh hưởng của hạn
hán, vụ Đông Xuân 2014-2015 của tỉnh Đắk Lắk đã bị thiệt hại gần 2.000 tỉ
đồng, vụ Hè - Thu vừa qua (2016) thiệt hại 171 tỉ đồng.
Lượng mưa bình quân có xu hướng thay đổi, đặc biệt là từ tháng 4 - 7 giai
đoạn cây cà phê cần nhiều nước để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng cây và phát
triển của quả cà phê, song gần đây vào các tháng này, lượng mưa có xu hướng
11
thấp, tần suất mưa ít, gây thiếu nước, làm quả cà phê bị khô và rụng, hoặc nhân
nhỏ, dẫn đến thiệt hại về năng suất và giảm chất lượng cà phê nhân.
Năm 2015 lượng mưa bình quân năm chỉ bằng 60% so với bình quân
nhiều năm và là năm có mức độ hạn khốc liệt nhất trong những năm trở lại đây.
Do tác động của hiện tượng El Nino cũng đã làm cho kích cỡ hạt cà phê nhân
giảm so với năm 2013 khoảng 30%, đặc biệt là ở vùng khô hạn nặng thì giảm
đến 45%. Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây
Nguyên trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào các
tháng 12, 1 là khá phổ biến. Điều này đã làm cho các loại cây trồng như điều, cà
phê gặp trở ngại trong quá trình thụ phấn thụ tinh. Vào những tháng cuối năm
2015 do có những cơn mưa nhỏ bất thường cũng đã làm cho hoa cà phê nở ở
nhiều vùng như Đăk Nông, Lâm Đồng, một số nơi tỷ lệ hoa nở lên đến 20%, gây
khó khăn cho sản xuất cà phê của nông dân. Cây điều là cây ra hoa, thụ phấn
trong mùa khô (tháng 1 - 3), song trong những năm từ 2006 - 2012 quy luật mưa
đã thay đổi, vào các tháng này thường có những đợt mưa phùn xảy ra ở các vùng
trồng điều, vì vậy hoa điều không thể thụ phấn thụ tinh được. Nếu cây điều ra
hoa nhiều đợt thì có thể có các đợt khác đậu quả, song nếu chỉ ra hoa 1 đợt tập
trung, gặp mưa phùn thì tỷ lệ đậu quả gần như bằng không.
Ngoài ra, do nhiệt độ tăng, thời gian khô hạn trong năm đến sớm và kéo
dài cũng đã làm cho diện tích sản xuất vụ Đông - Xuân giảm mạnh do thiếu hụt
nguồn nước, gây ảnh hưởng đến một bộ phận nông dân sản xuất cây lương thực,
thực phẩm như lúa, ngô, rau.... Sự nóng lên do bức xạ nhiệt tăng thì nhu cầu
nước của cây cũng tăng lên, vì vậy yêu cầu về lượng nước tưới sẽ tăng trong bối
cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt sẽ là thách thức cho sản xuất
nông nghiệp trong thời gian tới. Chi phí đầu tư để thu được 1 đơn vị sản phẩm
tăng, đồng nghĩa với thu nhập giảm và đời sống của người nông dân càng khó
khăn hơn.

12
2.3. Chiến lược phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí
hậu
Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông
nghiệp. Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm
trọng hơn cả về cường độ và quy mô; quy luật phân bố mưa cũng bị thay đổi.
Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên
nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để phát triển nông
nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần phải có những giải pháp đồng bộ
mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng, như:

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
của từng vùng.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng các
giống kháng, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô...), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây
điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp
để tránh hạn, né lũ; tưới nước tiết kiệm…

- Trong quá trình canh tác cần quan tâm đến các giải pháp quản lý xói
mòn, rửa trôi đất và thất thoát phân bón do sử dụng, bón phân không đúng cách,
thiếu cân đối, gây ngộ độc đất.

- Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cây.

- Chuyển đổi một số diện tích đất trồng các loại cây trồng như lúa, điều có
điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây
khác có hiệu quả hơn như sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả
năng thích ứng cao với sự biến đổi khí hậu.

- Đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học, đặc biệt nghiên cứu chọn tạo
các giống kháng hạn, chịu hạn; giống kháng, chống chịu sâu bệnh; giống chín
tập trung, hoặc rãi rác (tùy đối tượng cây trồng và tùy vùng sinh thái); kỹ thuật
canh tác với biến đổi khí hậu.

13
- Mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp thông minh ở một số vùng có điều kiện để góp phần ổn định, bễn vững
nông nghiệp ở Tây Nguyên.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Trần Trung Dũng, Giáo trình Sinh thái môi trường.
2. Tài liệu Hội thảo Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững.
3. https://khoahoc.tv/bien-doi-khi-hau-viet-nam-chiu-anh-huong-18342
4. https://khoahoc.tv/bien-doi-khi-hau-la-gi-85775

15

You might also like