You are on page 1of 6

Cơ chế hoạt động của lập trình web

Phần 1: trọng tâm của lập trình web là việc xây dựng các websites

Một website có thể rất đơn giản như một trang web tĩnh hay phức tạp như các ứng
dụng web ngày nay. Nếu bạn có thể xem một thứ gì đó trong một trang web trên
trình duyệt của bạn, thứ đó chắc chắn liên quan tới lập trình web.

Dưới đây là một giải thích đơn giản cách các websites hoạt động:

1. Websites về bản
2. Server / Máy chủ là các máy tính dùng để "host" website, nôm na là lưu trữ
các file của websites. Các server được kết nối trong mạng lưới khổng lồ World
Wide Web hay còn gọi là Internet.chất chỉ là tập hợp các file được lưu trữ trên
các máy tính gọi là máy chủ.
3. Browsers/Trình duyệt là các phần mềm chạy trên máy tính của bạn. Chúng
tải các file của websites qua kết nối internet. Máy tính của bạn được coi như
một client và được kết nối tới server

3 thành phần tạo nên mọi website


Như đã nói ở trên, websites là tập hợp các files, chủ yếu là các file HTML, CSS,
Javascript. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng thứ nhé.

HTML hay HyperTextMarkup Language


HTML là nền tảng của mọi website. Nó là một file quan trọng được tải xuống bằng
trình duyệt của bạn khi bạn truy cập một trang web.

Bạn hoàn toàn có thể tự tạo một website rất rất đơn giản chỉ với HTML mà không cần
tới bất kì files nào khác. Nó sẽ khá nhạt nhẽo nhưng HTML là thứ tối thiểu bạn cần để
một website có thể được gọi là một website.

CSS hay Cascading Style Sheets


Nếu không có CSS, website của bạn sẽ nhạt nhẽo như một văn bản được soạn thảo
bằng Word vậy.

Với CSS, bạn có thể thêm màu, chỉnh phông chữ và sắp xếp lại bố cục trang web theo
ý thích của bạn. Thậm chí bạn còn có thể thêm các hiệu ứng chuyển động nếu sử
dụng các kĩ thuật CSS nâng cao.

Javascript
Javascript là ngôn ngữ lập trình cho phép bạn tương tác với các thành phần trên
website và thay đổi chúng.
Nếu CSS trang trí cho HTML thì Javascript thêm tương tác và khiến trang web của bạn
sinh động hơn.

Bạn có thể sử dụng Javascript để cuộn lên đầu trang khi click vào một button, hay làm
một slideshow ảnh có các button điều hướng qua lại để xem hình ảnh.

Để làm việc với HTML, CSS và Javascript, bạn cần dùng một phần mềm khác là trình
soạn thảo .

Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào các ngôn ngữ và frameworks được sử dụng, và để bắt
đầu hãy cùng đi qua hai thuật ngữ phổ biến: front-end và back-end

Frontend là tất cả những gì bạn nhìn thấy trên một trang web

Front-end (hay còn gọi là phía client) là tất cả những gì được tải xuống trên trình duyệt của
người dùng (client). Nó có thể là HTML và CSS, thứ chúng ta đã nhắc tới phía trên.
Ban đầu Javascript cũng chỉ được dùng như một ngôn ngữ front-end nhưng ngày nay
bạn cũng có thể sử dụng nó cho cả back-end.

Front-end quyết định website của bạn sẽ đẹp long lanh hay xấu đau xấu đớn .

Hay nói cách khác, nó liên quan tới việc website của bạn hoạt động có phù hợp với
người dùng không (thứ này gọi là UX - User Experience, tức trải nghiệm người dùng).

Nếu bạn hứng thú với việc thay đổi CSS để đảm bảo trang web của bạn hoàn hảo tới
từng pixel, hay việc thêm các hiệu ứng bằng Javascript cũng làm bạn ngồi lì trước máy
tính cả ngày, bạn có thể sẽ đam mê theo đuổi mảng lập trình front-end đấy.

Còn backend đảm bảo mọi thứ trên website của bạn hoạt động ổn định - nó là
tất cả các tính năng của một trang web.

Trong khi front-end là ngoại hình của trang web thì backend là thứ đứng phía sau
đảm bảo website của bạn hoạt động với đầy đủ các tính năng hữu ích.

Nếu bạn đang làm lập trình back-end, bạn hẳn đã phải làm những công việc liên quan
tới xử lý các yêu cầu tới server và cơ sở dữ liệu.

Một số ví dụ về các công việc của backend có thể là việc lưu trữ dữ liệu khi người
dùng điền form trên trang liên hệ, hay việc lấy dữ liệu để hiển thị các bài viết theo một
danh mục cụ thể mà người dùng yêu cầu. Công việc của back-end cũng có thể bao
gồm cả cài đặt website trên server, xử lý vấn đề deploy/triển khai trang web trên
server và cài đặt cơ sở dữ liệu SQL.
Nếu bạn thấy việc triển khai các thành phần chức năng của một trang web thú vị, bạn
hoàn toàn phù hợp với mảng back-end.

Ghép chúng lại nào


Cái tên front-end và back-end bắt nguồn từ việc front-end là những thứ bạn nhìn thấy
trong trình duyệt và back-end là những thứ bạn không nhìn thấy nhưng chúng giúp
xử lý các tác vụ trong trang web và đảm bảo phần front-end hoạt động ổn định.

Bạn có thể coi front-end là cửa hiệu của một tập đoàn, thứ mà khách hàng thường
nhìn thấy và sử dụng. Back-end là các trung tâm chế tạo và phân phối giúp cửa hiệu
hoạt động hiệu quả.

Trong lập trình web cả front-end và back-end đều quan trọng như nhau.

Và để lập trình được 1 trang web bạn không thể không sử dụng thành thạo một
ngôn ngữ lập trình nào đấy.

1. Ngôn ngữ lập trình PHP

Đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến trong giới lập trình website, có gần 1/3 website
trên toàn thế giới sử dụng nền tảng của PHP, có thể kể đến các ông lớn được xây
dựng bằng PHP như Facebook, Yahoo, WordPress,…Hiện nay, lập trình viên PHP đang
được khá nhiều các công ty săn đón, điều đó cho thấy nhu cầu việc làm PHP đang
ngày càng tăng cao.

Ưu điểm:
 Dùng mã nguồn mở (có thể chạy trên Apache hoặc IIS) và ổn định nên việc cài
đặt đơn giản và miễn phí giúp các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi
phí lớn so với việc sử dụng các ngôn ngữ khác.
 Phổ biến hơn ASP (có thể thấy dựa vào số website dùng PHP).
 Dễ học khi đã biết HTML, C.
 Dựa vào XAMP (dễ cấu hình).
 Nhiều hệ thống CMS miễn phí dùng.
 Đi cặp với mySQL.
 Mặt khác khi sử dụng php để phát triển website và các ứng dụng web thì trang
web của bạn rất linh hoạt, khả năng phản hồi và tương tác rất tốt.

Nhược điểm:
 Mã nguồn không đẹp
 Chỉ chạy trên ứng dụng Web.
2. Ngôn ngữ lập trình Python

Python ra đời từ năm 1989, tính đến nay cũng đã trên 20 năm, nhưng chỉ trong
khoảng trên 5 năm trở lại đây, Python mới dần được nhiều người biết đến và hiện nay
cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này rất đông, nếu so sánh từ bảng xếp hạng
các ngôn ngữ lập trình năm 2017 thì Python đứng thứ 5 trong top 10 ngôn ngữ phổ
biến nhất.

Ưu điểm:

 Có hình thức sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, cú pháp ngắn gọn.
 Có trên tất cả các nền tảng hệ điều hành từ UNIX, MS – DOS, Mac OS,
Windows và Linix và các OS khác thuộc họ Unix.
 Tương thích mạnh mẽ với Unix, hardware, third-party software với số lượng thư
viện khổng lồ (400 triệu người sử dụng)
 Với tốc độ xử lý cực nhanh, Python có thể tạo ra những chương trình từ những
script siêu nhỏ tới những phần mềm cực lớn như Biender 3D.

Nhược điểm:
 Không có các thuộc tính như : protected, private hay public
 Không có vòng lặp do…while và switch….case.
 Mặc dù tốc độ xử lý của Python nhanh hơn PHP nhưng không bằng Java và C+
+.

3. Ngôn ngữ lập trình Java

Được phát minh vào năm 1991 bởi Oracle, hiện nay Java đang là ngôn ngữ phổ biến
nhất trên thế giới và cũng là một trong những ngôn ngữ lập trình được trả lương cao,
được sử dụng bởi 9 triệu developer và chạy trên 7 tỷ thiết bị trên toàn cầu, là nền tảng
quan trọng để viết ứng dụng cho Android và nhiều phần mềm doanh nghiệp khác.
Java đang đứng ở vị trí số 1 trong cộng đồng lập trình TIOBE, chiếm đến tổng cộng
20.79% trong danh sách 50 ngôn ngữ lập trình hàng đầu và nó đã lên đến 63% trên
GitHub bằng một số yêu cầu tải về trong mười hai tháng vừa qua.) Điểm khác biệt
nổi bật của Java là biên dịch mã nguồn thành bytecode, trong khi ngôn ngữ khác là
biên dịch ngôn ngữ mã nguồn thành mã máy.

Ưu điểm:
 Dùng mã nguồn mở (có thể chạy trên Apache hoặc IIS), mã nguồn rõ ràng,
tách biệt với giao diện HTML.
 Chạy chậm hơn PHP & ASP.NET nhưng có thể cải thiện bằng hardware
 Visual Studio có thể sinh mã, tiết kiệm thời gian viết code.
 Dễ học khi đã biết HTML, C+. Có thể dùng PHP, Ruby… để GUI.
 Dựa vào XAMP + Tomcat plugin (dễ cấu hình).
 Đi cặp Oracle.
 Hoạt động trên Linux, có thể trên IIS – Windows.
 Nếu ko có Java Studio thì xài Eclipse, NetBean … viết code.
 Tương thích mọi nền tảng, an toàn, mạnh mẽ, cú pháp mạch lạc, trong sáng.

Nhược điểm:
 Tốc độ hơi chậm, nhưng chấp nhận được.
 Config nhiều , dễ làm beginet …Giữa PHP và .NET

4. Ngôn ngữ lập trình Javascript

Trong top các ngôn ngữ lập trình web phổ biến cũng cần kể đến JavaScript. Nghe
tên có vẻ giống nhau, tuy nhiên giữa JavaScript và Java chẳng có mối liên hệ gì với
nhau. Có khá nhiều trang web hiện đại ngày nay đều chạy trên JavaScript.
Khi chạy JavaScript trong một trình duyệt bạn không cần phải tải bất cứ phần mềm
nào khác. Bạn chỉ cần một chương trình soạn thảo văn bản và một trình duyệt web
mà thôi. Đây là ngôn ngữ rất dễ tiếp cận cho những bạn mới vào nghề. Hiện nay, việc
làm Javascript cũng đang rất được ưa chuộng ở nhiều doanh nghiệp như hiện nay.

Ưu điểm:
 Hoàn toàn miễn phí và dễ học.
 Thiết kế độc lập với hệ điều hành. Nó có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào
có trình duyệt hỗ trợ JavaScript.
 Dễ dàng tương tác, điều khiển và tránh bớt việc xử lý từ phía server.
 Nắm vững kiến thức JavaScript bây giờ rất hữu dụng cho các bạn sau này để
có thể tiếp thu những công nghệ mới mà nó được gói gọn vào những ngôn ngữ như
: Ajax , Atlas ….

Nhược điểm:
 JavaScript không có trình biên dịch riêng mà được diễn dịch và chạy bởi trình
duyệt hỗ trợ nó. Chính vì thế, nếu trình duyệt không hỗ trợ, hoặc không bật
JavaScript, nó sẽ không chạy được.

 Có thể làm ứng dụng web của bạn trở nên nặng nề hơn.
 Bảo mật kém. Không có khả năng giấu mã.
5. Ngô n ngữ lập trình C++

C++ có lịch sử trên 30 năm, nó là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được xây dựng
dựa trên “ông tổ” là ngôn ngữ C, C++ thực sự rất phổ biến với các nhà phát triển trên
toàn cầu. Có nhiều ứng dụng được viết bằng C++, có thể kể đến như: Microsoft
Windows, Google Chrome, Photoshop, PDFReader…. và các tựa game thuộc hàng
kinh điển như AOE, Counter Strike hay Call Of Duty…
Ngôn ngữ C++ cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ lập trình web phổ biến
khác như C# và Java.

Ưu điểm:

 Sử dụng ở mọi nơi và kế thừa được các điểm mạnh truyền thống của ngôn ngữ
C như uyển chuyển, tương thích với các thiết bị phần cứng.
 Là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất mạnh.
 Dễ mang chuyển đến nền máy khác nếu các nguyên tắc của C++ được tôn
trọng.
 C++ là ngôn ngữ có ít từ khóa, tạo thuận lợi cho việc học và sử dụng.
 Với cấu trúc module cho phép sử dụng nhiều lần các chương trình con dưới
dạng các hàm.
 Có nhiều thư viện sẵn có cho việc thêm các chức năng.

Nhược điểm:
 Khá khó học.
 Chương trình chạy chậm hơn chương trình trong C.
 Tương tác ngược với C nên làm hạn chế khả năng của nó.

You might also like