You are on page 1of 4

Thầy giáo: Đỗ Thế Anh ĐT: 0913.783.

482 Trường THPT Chuyên Trần Phu


Trắc nghiệm: Sự rơi tự do
Câu 1: Sự rơi tự do được hiểu là
A. Sự rơi không vận tốc ban đầu B. Sự rơi dưới tác dụng của trọng lực và lực cản
C. Sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực D. Sự rơi theo phương thẳng đứng
Câu 2: Thí nghiệm của Galile ở tháp nghiêng Pisa và thí nghiệm với ống Niuton chứng tỏ các kết quả nào dưới
đây:
A. Mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng B. Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều
C. Các vật nặng, nhẹ đều rơi tự do nhanh như nhau D. Cả ba kết quả A, B, C
Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Trong khi vật đang đi lên thì
A. Gia tốc hướng lên và vận tốc hướng xuống B. Gia tốc hướng xuống và vận tốc hướng lên
C. Gia tốc và vận tốc cùng hướng xuống D. Gia tốc và vận tốc cùng hướng lên
Câu 4: Một lông vũ được thả rơi trong một ống chân không ở độ cao h = 3 m so với mặt đất. Điều nào sau đây
là đúng:
A. Trong quá trình rơi, do có lực cản nên nó có gia tốc nhỏ hơn g
B. Vận tốc của lông vũ tăng dần sau đó không đổi
C. Lông vũ rơi đều
D. Gia tốc rơi không đổi và bằng g
Câu 5: Một viên bi được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Bỏ qua lực cản không khí, tại độ cao nào nó có
gia tốc bằng 0
A. Tại vị trí ném B. Tại độ cao cực đại
C. tại vị trí đổi chiều chuyển động D. Không có vị trí nào
Câu 6: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu ở độ cao 44,1 m. Tính thời gian vật chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s2
A. 2 s B. 3 s C. 4 s D. 0,5 s
Câu 7: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu ở độ cao 78,4 m. Chọn chiều dương trục Ox hướng lên. Tính
vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. Lấy g = 9,8 m/s2
A. 19,6 m/s B. -19,6 m/s C. 39,2 m/s D. - 39,2m/s
Câu 8: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu ở độ cao 176,4 m. Tính quãng đường vật rơi được trong giây
cuối cùng
A. 53,9 m B. 122,5 m C. 25,5 m D. 64,5 m
Câu 9: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu và trong giây cuối cùng nó đi được nửa quãng đường
rơi. Tìm thời gian rơi của vật
A. 0,6 s B. 1,6 s C. 3,4 s D. 5 s
Câu 10: Tính quãng đường của vật rơi tự do trong giấy thứ 4 kể từ lúc thả vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 80 m B. 45 m C. 35 m D. 40 m
Câu 11: Một vật được thả từ độ cao nào để vận tốc của nó trước khi chạm đất là 20 m/s
A. 10 m B. 20 m C. 30 m D. 35 m
Thầy giáo: Đỗ Thế Anh ĐT: 0913.783.482 Trường THPT Chuyên Trần Phu
Câu 12: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu. Hỏi tỉ số quãng đường rơi trong giấy thứ n và trong n giây là
(n - 1) 2 n2 - 1 n -1 2 1
A. B. C. D. -
n2 n2 n n n2
Câu 13: Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng lên cao, sau 2 giây kể từ lúc ném người ta bắt
được nó. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với vị trí ném là:
A. 5 m B. 10 m C. 15 m D. 20 m
Câu 14: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, người ta ném một vật thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 4 m/s.
Tìm thời gian vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2
A. 0,125 s B. 0,2 s C. 0,5 s D. 0,4 s
Câu 15: Trong hai giây cuối vật rơi tự do không vận tốc ban đầu rơi được quãng đường 40. Hỏi vật rơi từ độ
cao nào. Lấy g = 10 (m/s2)
A. 22,5 m B. 45 m C. 90 m D. Một độ cao khác
Câu 16: Từ mặt đất ném thẳng đứng một vật với vận tốc ban đầu v 0. Công thức nào sau đây là độ cao cực đại
của vật đạt được so với mặt đất
v02 v02 2 2
A. B. C. 2gv0 D. gv0
g 2g
Câu 17: Từ mặt đất ném vật lên theo phương thẳng đứng với vận tốc v 0 thì vật đạt độ cao cực đại của vật là 40
m. Nếu ném vật với vận tốc 2v0 thì độ cao cực đại của vật là
A. 80 m B. 160 m C. 320 m D. 240 m
Câu 18: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s 2. Hỏi
sau đó 4 s thì độ lớn vận tốc và hướng chuyển động của viên bi thế nào
A. 10 m/s và hướng lên B. 30 m/s và hướng lên
C. 10 m/s và hướng xuống D. 30 m/s và hướng xuống
Câu 19: Từ mặt đất, một viên bi được ném lên thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 10 m/s. Cho g = 10 m/s 2.
Ở độ cao nào thì vận tốc của vật giảm đi còn một nửa
A. 5 m B. 2,5 m C. 1,25 m D. 3,75 m
Câu 20: Thả một hòn đá xuống giếng sâu. Sau 4,25 s kể từ lúc tha, ta nhận thấy được âm phát ra từ giếng. Hỏi
độ sâu của giếng. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 320 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
A. 60 m B. 70 m C. 75 m D. 80 m
Câu 21: Cứ sau một khoảng thời gian t 0 = 0,5 s từng quả cầu nhỏ được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Hãy
tìm khoảng cách giữa hai quả cầu liên tiếp nhau khi quả cầu trước rơi được 3,6 m. Cho g = 10 m/s2
A. 3,40 m B. 2,55 m C. 3,55 m D. 3 m
Câu 22: Một viên ngói rơi tự do từ mái tòa nhà. Một người ở tầng phía dưới nhìn thấy nhìn thấy viên ngói rơi
dọc theo cửa sổ trong 0,2 s. Cửa sổ có chiều cao là 1,6 m. Mái nhà cách thành trên của cửa sổ này bao nhiêu ?
Lấy g = 10 m/s2.
A. 2,45 m B. 4,9 m C. 7,8 m D. Đáp số khác
Thầy giáo: Đỗ Thế Anh ĐT: 0913.783.482 Trường THPT Chuyên Trần Phu
Câu 23: Từ một sân thượng cao h = 80 m một người buông rơi tự do một hòn sỏi. Một giây sau người này ném
thẳng đứng hướng xuống một hòn sỏi thứ hai với vận tốc v 0. Hai hòn sỏi chạm đất cùng một lúc. Tính độ lớn v 0.
Lấy g = 10 (m/s2).
A. 5,5 m/s B. 11,7 m/s C. 20,4 m/s D. Khác A, B, C
Câu 24: Từ một tháp cao 80 m một người thả rơi tự do một vật. Cùng thời điểm đó, ở một tháp cao hơn so với
tháp kia một khoảng h, một người khác ném thẳng đứng hướng xuống một vật với vận tốc v 0 = 5 (m/s). Hai vật
chạm đất cùng một lúc. Tính h. Lấy g = 10 (m/s2)
A. 15 m B. 20 m C. 30 m D. 45 m
Câu 25: Một vật được ném thẳng đứng hướng lên từ mặt đất với vận tốc v 0 = 25 (m/s). Cùng lúc đó ở một vị trí
cách mặt đất 15 m một vật khác được buông rơi tự do. Sau bao lâu hai vật ở ngang nhau. Lấy g = 10 (m/s2)
A. 0,4 s B. 0,6 s C. 1,25 s D. Một đáp số khác
Câu 26: Từ một khí cầu đang chuyển động thẳng đều đi lên với vận tốc 10 (m/s), một người ném lên thẳng
đứng một hòn đá có vận tốc 12 m/s so với khí cầu. Lấy g = 10 (m/s2). Sau bao lâu người này lại bắt được bóng
A. 2,4 s B. 4,4 s C. 6,4 s D. Một đáp số khác
Câu 27: Thả một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu. Hỏi trong giây thứ hai vật rơi được quãng đường gấp bao
nhiêu lần quãng đường rơi trong giây thứ nhất.
A. 1,5 B. 2 C. 2,5 D. 3
Câu 28: Khí cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s. Người ta thả rơi một vật ở thời
điểm khí cầu đang bay ở độ cao h = 80 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 (m/s 2). Hỏi
sau bao lâu vật rơi chạm đất.
A. 3,53 s B. 2,45 s C. 4 s D. 3,75 s
Câu 29: Một viên đá được ném lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc 25 m/s từ nóc của một tòa nhà cao
80 m. Lấy t = 0 là thời điểm hòn đá rời tay. Tính thời gian hòn đá chạm đất. Lấy g = 10 m/s2
A. 6,25 s B. 7,22 s C. 4,52 s D. 8,25 s
Câu 30: Một viên đá được ném lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc 20 m/s từ nóc của một tòa nhà cao
80 m. Lấy t = 0 là thời điểm hòn đá rời tay. Tính vận tốc viên đá ngay trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2
A. 55 m/s B. 40(m / s ) C. 20 3( m / s ) D. 20 5(m / s)
Câu 31: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ một tòa nhà cao tầng. Trong thời gian một giây
cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 40 m. Cho g = 10 m/s2. Tính độ cao ban đầu của vật.
A. 100 m B. 101,25 m C. 120 m D. 135 m
Câu 32: Người ta thả một vật rơi từ đỉnh tháp cao. Sau đó 1 s và thấp hơn chỗ thả trước 15 m, ta thả tiếp vật thứ
2. Lấy g = 10 (m/s2). Khi hai vật gặp nhau thì vật thứ nhất đi được quãng đường là:
A. 15 m B. 25 m C. 20 m D. 35 m
Câu 33: Từ đỉnh tháp đủ cao, vật I được thả rơi tự do. Sau đó 1 s và ở thấp hơn 10 m, vật II được thả rơi. Cho g
= 10 m/s2. Sau bao lâu kể từ lúc thả vật II hai vật gặp nhau.
A. 1,5 s B. 1 s C. 0,5 s D. 1,25 s
Thầy giáo: Đỗ Thế Anh ĐT: 0913.783.482 Trường THPT Chuyên Trần Phu
Câu 34: Sau 2 s kể từ lúc giọt nước thứ hai rơi tự do, khoảng cách giữa hai giọt nước là 25 m. Giọt thứ hai bắt
đầu rơi trễ hơn giọt thứ nhất bao lâu. Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,5 s B. 1 s C. 1,25 s D. 0,75 s
Câu 35: Từ tầng nhà cao 80 m ta thả một vật rơi tự do. Một giây sau đó ta ném thẳng đứng xuống dưới một vật
khác thì hai vật chạm đất cùng một lúc. Tính tốc độ ban đầu đã truyền cho vật thứ hai.
A. 25/3 m/s B. 5 m/s C. 9 m/s D. 35/3 m/s
Câu 36: Từ một sân thượng cao ốc có độ cao h = 80 m một người buông rơi tự do một hòn sỏi. Một giây sau
người này ném thẳng đứng hướng xuống một hòn sỏi thứ hai với vận tốc ban đầu v 0. Hai hòn sỏi chạm đất cùng
một lúc. Tính v0, lấy g = 10 m/s2.
A. 5,5 m/s B. 20,4 m/s C. 11,7 m/s D. Một đáp số khác
Câu 37: Từ một tháp cao 80 m một người thả rơi tự do một vật. Cùng lúc đó, ở một tháp cao hơn so với tháp
kia một khoảng h, một người khác ném thẳng đứng hướng xuống một vật nhỏ với vận tốc v 0 = 5 m/s. Hai vật
chạm đất cùng một lúc. Tính h, lấy g = 10 m/s2.
A. h = 15 m B. h = 20 m C. 30 m D. h = 25 m
Câu 38: Một vật được ném thẳng đứng hướng lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v 0 = 25 m/s. Cùng lúc đó ở
một vị trí cách mặt đất 15 m, một vật khác được buông rơi tự do. Sau bao lâu hai vật ở ngang nhau. Lấy g = 10
m/s2.
A. 0,4 s B. 0,6 s C. 1,25 s D. 0,8 s
Câu 39: Người ta thả một vật rơi tự do từ đỉnh tháp cao. Sau đó 1 s và ở vị trí thấp hơn chỗ thả trước 15 m, ta
thả tiếp vật thứ hai. Lấy g = 10 m/s2. Sau bao lâu từ lúc thả vật một hai vật gặp nhau.
A1s B. 2,5 s C. 2 s D. 1,5 s
Câu 40: Người ta thả một vật rơi tự do từ đỉnh tháp cao. Sau đó 1 s và ở vị trí thấp hơn chỗ thả trước 15 m, ta
thả tiếp vật thứ hai. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn vận tốc vật thứ hai ở thời điểm hai vật gặp nhau.
A. 8 m/s B. 5 m/s C. 4 m/s D. 10 m/s

1C 2C 3B 4D 5D 6B 7D 8A 9C 10C

11B 12D 13A 14B 15B 16B 17B 18C 19D 20D

21D 22A 23B 24B 25B 26A 27D 28A 29B 30D

31B 32C 33C 34B 35D 36C 37B 38B 39C 40D

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

You might also like