You are on page 1of 3

ĐTA CTP

Chủ đề 3: Sự rơi tự do

Dạng 1: Vật rơi tụ do không vận tốc ban đầu


Bài 1: (4.10 SBK CB)
Tính khoảng thời gian rơi tự do của một viên đá. Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất,
vật đã rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2.

Bài 2: Từ một tầng của tháp nghiêng Pisa ở Ý, cách mặt đất 54,6 m, một em bé thả một viên đá rơi
không vận tốc ban đầu. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
a) Tính thời gian rơi và vận tốc viên đá khi chạm mặt đất
b) Sau thời gian bao nhiêu lâu viên đá rơi được nửa quãng đường sau?
c) Tính quãng đường mà viên đá rơi được trong 1 s đầu tiên và quãng đường mà viên đá rơi được
trong 1 s cuối cùng.

Bài 4: Một vật được thả rơi tự do từ một tòa nhà cao tầng. Trong thời gian một giây cuối cùng trước
khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 35 m. Cho g = 10,0 m/s2.
a) Tính độ cao ban đầu của vật nếu vật được thả rơi không vận tốc ban đầu.
b) Tính độ cao ban đầu của vật nếu ban đầu vật được ném thẳng đứng xuống với vận tốc có độ lớn
2,0 m/s.

Bài 5: Thả hòn đá rơi tự do, bắt đầu từ thời điểm nào thì đoạn đường vật đi được trong giây tiếp
theo gấp 2 lần đoạn đường vật rơi trong giây trước đó.
t = 1,5 s

Bài 6: Bài 1.22 (SBTNC)


Để biết độ sâu của một cái hang, người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo thời gian từ
lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vang của hòn đá chạm đáy hang. Thời gian đo được là 13,66 s. Tính
độ sâu của hang. Lấy g = 10 m/s2 và vận tốc của âm trong không khí là 340 m/s.
h = 680 m

Dạng 2: Vật rơi tự do có vận tốc ban đầu


Bài: Một người ném một hòn đá từ độ cao 2 m lên trên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu
6 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi
a) Sau bao lâu hòn đá chạm đất
b) Vận tốc hòn đá lúc chạm đất
a)  1,5 s ; b) 8,7 m/s
ĐTA CTP

Bài 3: Một khinh khí cầu đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc không đổi bằng 2,50 m/s. Khi
cách mặt đất 15,0 m thì người lái khinh khí cầu làm rơi một chiếc la bàn. Cho g = 10,0 m/s2.
a) Hỏi chiếc la bàn sẽ rơi chạm mặt đất sau bao nhiêu lâu kể từ khi rơi khỏi khinh khí cầu? Tính vận
tốc của chiếc la bàn khi chạm mặt đất.
b) Tính độ cao cực đại đối với mặt đất mà chiếc la bàn lên được.

Bài 5: Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu có độ lớn
50 m/s. Sau thời gian 8,0 s, viên đạn rơi xuống chạm mái một tòa nhà cao tầng với vận tốc có độ
lớn 30 m/s.
a) Tính gia tốc trọng trường tại nơi bắn viên đạn.
b) Tính vận tốc của viên đạn khi đang bay lên ngang mái nhà
c) Tính độ cao cực đại mà viên đạn lên được và độ cao của mái nhà

Bài 6: Một viên đá được ném theo phương thẳng đứng với vận tốc 20 m/s từ nóc của một tòa nhà
cao 50 m. Lấy t = 0 là thời điểm hòn đá rời tay
a) Tính thời gian hòn đá đạt đến độcao cực đại và độ cao cực đại đó
b) Tính thời gian để hòn đá quay trở lại độ cao lúc đầu từ vị trí ném
c) Tính vận tốc của hòn đá tại thời điểm t = 5 s
ĐS: a) 2,04 s ; 20,4 m b) 4,08 s c) – 22,5 m

Tr 29 – BTCB và NC 10- Nguyễn Đức Hiệp


Bài 8*: Một vận động viên nhảy dù đang đi xuống với vận tốc không đổi 5 m/s thì thả một quả
pháo. Khi rơi đến mặt đất thì quả pháo nổ và phát sáng. Thời gian từ lúc vận động viên thả quả pháo
đến lúc nhìn thấy tia sáng là 4 s.
a) Tính độ cao của vận động viên khi thả quả pháo
b) Tính độ cao của vận động viên khi nhìn thấy tia chớp. Lấy g = 10 m/s2

Dạng 3: Sự rơi của nhiều vật

Tr 28 – BTCB và NC 10- Nguyễn Đức Hiệp


Bài 6: Một vật A rơi không vận tốc ban đầu từ một tầng của một tòa nhà. Khi chạm đất, vận tốc của
vật A có độ lớn bằng 14 m/s. Cho g = 9,8 m/s2.
a) Tính độ cao từ đó vật A rơi xuống và thời gian vật A đã rơi.
b) Ngay khi vật A được thả, một trái bóng B được ném thẳng đứng lên trên từ mặt đất. Sau 1,0 s
ĐTA CTP

bóng B chạm A.
c) Hỏi vận tốc đầu của bóng B bằng bao nhiêu? Xác định vị trí tại đó A chạm B.

Bài 7: Tại cùng một lúc vật 1 được thả rơi tự do từ độ cao h = 4 m, còn vật 2 được ném thẳng đứng
dưới từ độ cao H = 7 m (H > h). Hỏi phải truyền cho vật 2 một vận tốc đầu vo bằng bao nhiêu để hai
vật chạm đất cùng một lúc. Lấy g = 9,8 m/s2.
( H  h) 2 gh
ĐS: vo 
2h
Bài 1.50 – tr 34 (HDBTVL10 – Vũ Thanh Khiết)
Bài : Hai bạn học sinh đứng ở ban công cách mặt đất 19,6 m. Bạn thứ nhất ném quả bóng xuống
dưới theo phương thẳng đứng với vận tốc 14,7 m/s. Cùng lúc bạn thứ hai ném một quả khác lên trên
theo phương thẳng đứng với cùng vận tốc. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi
a) Độ chênh lệch thời gian sau khi hai quả bóng chạm đất là bao nhiêu ?
b) Vận tốc của mỗi quả bóng khi chạm đất là bao nhiêu
c) Sau khi cùng ném, hai quả cách nhau bao xa vào thời điểm 0,8 s từ lúc ném
ĐS: a) t  4  1  3 s ; b) v1  v 2  24,5 m / s ; c) 23,52 m

Bài 19.14 (GTVL 10 – tr 186)


Bài : Hai vật được ném thẳng đứng lên cao từ cùng một điểm với cùng vận tốc ban đầu vo = 25 m/s,
vật nọ ném sau vật kia một khoảng thời gian to. Lấy g = 10 m/s2
a) Cho to = 0,5 s. Hỏi hai vật gặp nhau sau khi ném vật thứ hai bao lâu và ở độ cao nào
b) Tìm to để câu hỏi trên có nghiệm
a) 2,25 s ; 30,9 m b) t o  5 s

Bài 19.18 (GTVL 10 – tr 186)


Bài : Vật A từ độ cao 300 m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 20 m/s. Sau đó 1 s vật B
được ném lên thẳng đứng từ độ cao 250 m với vận tốc đầu 25 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí,
lấy g = 10 m/s2. Hỏi trong quá trình chuyển động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là bao nhiêu,
khoảng cách đó đạt được lúc nào ?
ĐS: 70 m ; sau khi ném quả vật A được 10 s

You might also like