You are on page 1of 3

Rơi Tự Do

Bài 2: Từ độ cao 100 m người ta thả một vật thẳng đứng xuống với v = 10 m/s, g = 10 m/s2 .

a. Sau bao lâu vật chạm đất. 6.2s ( nhận )

b. Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất. 72 m/s

Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 15 m xuống đất, g = 9.8 m/s2 .

a. Tính thời gian để vật rơi đến đất.(1,75s)

b. Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.(17,15m/s)

Bài 4: Người ta thả một vật rơi tự do, sau 5s vật chạm đất, g = 9.8 m/s2 . Xác định.

a. Tính độ cao lúc thả vật. 122,5m

b. Vận tốc khi chạm đất.49m/s

c. Độ cao của vật sau khi thả được 2s. 102,9m

Bài 5: Một người thả vật rơi tự do, vật chạm đất có v = 36 m/s, g = 10 m/s2 .

a. Tìm độ cao thả vật. 64,8m

b. Vận tốc vật khi rơi được 15 m.17,3m/s

c. Độ cao của vật sau khi đi được 2.5s. 44,8m

Câu 7: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất và hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá từ độ
cao h’= 4h thì thời gian rơi là:2s

Câu 12: Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận
tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian? 8,35s

Câu 13: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Nếu
vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7
m/s2) thì thời gian rơi sẽ là? 12s

Bài 2: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10
m/s2 . Thời gian vật rơi là 6 giây.

a. Tính độ cao h, tốc độ của vật khi vật chạm đất.

b. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất.

Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 50 m, g = 10 m/s2. Tính:

a. Thời gian vật rơi 1 m đầu tiên. t1 = 0,45s

b. Thời gian vật rơi được 1 m cuối cùng. 0,03s


Bài 4: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường
bằng quãng đường đi trong 5s đầu tiên, g = 10 m/s2.

a. Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi. 252,81 m

b. Tìm vận tốc cuả vật lúc vừa chạm đất. 72,5 m/s

Bài 5: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong giây thứ 3,
quãng đường rơi được là 24,5 m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39,2 m/s. Tính g và
độ cao nơi thả vật. 78,4m g = 9,8 m/s2

Bài 1: Từ tầng 9 của một tòa nhà, Minh thả rơi viên bi A. Sau 1s, Thắng thả rơi viên bi B ở
tầng thấp hơn 10 m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào Tính từ khi viên bi A rơi , g = 9,8
m/s2 .1,5s

Bài 2: Từ 1 đỉnh tháp cao 20m, người ta buông một vật. Sau 2s thì người ta lại buông vật thứ
2 ở tầng thấp hơn đỉnh tháp 5m. Chọn trục Oy thẳng đứng, gốc O ở đỉnh tháp, chiều dương
hướng xuống, thời gian lúc vật 1 bắt đầu rơi, g = 10 m/s2

a. Lập phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của 2 vật.

b. Hai vật có chạm đất cùng lúc không. t1 ≠ t2 suy ra 2 vật không chạm đất cùng lúc.

c. Vận tốc lúc chạm đất của mỗi vật là bao nhiêu? 17.3 m/s

Bài 3: Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo
phương thẳng đứng từ dưới đất lên với v = 25 m/s tới va chạm vào bi A. Chọn trục Oy thẳng
đứng, gốc O ở mặt đất, chiều dương hướng lên, gốc thời gian lúc 2 viên bi bắt đầu chuyển
động, g = 10 m/s2 . Bỏ qua sức cản không khí.

a. Lập phương trình chuyển động của mỗi viên bi.

b. Tính thời điểm và tọa độ 2 viên bi gặp nhau.  t = 1,2s

c. Vận tốc mỗi viên bi khi gặp nhau.13m/s

Bài 4: Thả một vật rơi tự do ở độ cao 200 m so với mặt đất. Lấy g = 9.8 m/s 2, một giây sau
cũng tại nơi đó một vật khác được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc vo. Hai vật
chạm đất cùng lúc xác định vo . vo = 10.6 m/s

Bài 5: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như
nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v 1 = 5v2 thì tỉ số giữa hai độ cao
tương ứng là? h1 = 25h2

You might also like