You are on page 1of 16

BẢNG THÔNG QUA ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Họ và tên: Đặng Anh Quang


Lớp: 49K-ĐTVT
Tên đồ án: Mạch Led đơn có nút bấn sáng nhiều kiểu

Nhận xét (cho phép/


Chữ ký
Lần Ngày thông Nội dung không cho phép, thông
GVHD
qua đợt sau)

Nhận xét chung: ....................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ghi chú: - Điều kiện để sinh viên được phép bảo vệ đồ án: phải thông qua đầy
đủ và có chữ ký của giáo viên hướng dẫn xác nhận.
- Bảng này phải được đóng vào đầu của quyển thuyết minh đồ án
MỞ ĐẦU
Thế giới đã và đang phát triển lên những tầm cao mới về khoa học kĩ
thuật. Có các thành công được xem là bước đột phá của con người. Đặc biệt là
các lĩnh vực điện tử, truyền thông, công nghệ thông tin… Các thiết bị điện tử đã
dần thay thế những công việc của con người, đời sống xã hội đang ngày một
được nâng cao. Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ, đất nước đang
tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp
trong tương lai gần.
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, các công trình nghiên cứu của tất cả các
lĩnh vực vào đời sống đang là một vấn đề rất được nhà nước quan tâm. Tuy
nhiên nó cần phải có sự trợ giúp của các thiết bị điện tử, các lập trình viên
lập trình cho chúng hoạt động.
Trong đồ án về ứng dụng vi mạch lập trình lần em lựa chọn đề tài về mạch
đếm sản phẩm. Mạch Led dơn được sử dụng rất rộng rãi trong rất nhiều các
công ty, xí nghiệp . Do đó nó rất gần gũi và thực tế.
Mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài nhưng do kiến thức
còn hạn hẹp, nên đồ án của em vẫn còn nhiều thiếu sót , rất mong được sự chỉ
bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới KS.Hồ Sỹ Phương
đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1.1. Phương án lựa chọn cho thiết kế phần mềm
Ngoài những ngôn ngữ bậc cao như: Java, C, C++… đều có thể được sử
dụng để lập trình cho phần cứng nhưng ở đây chúng em lại lựa chọn ngôn ngữ
lập trình C là bởi vì:
Do đặc thù của sinh viên nghành ĐTVT thì cần phải tìm hiểu rõ phần cứng
của thiết bị mà với ASM người lập trình ra lệnh trực tiếp thông qua ngôn ngữ câu
lệnh có tính ràng buộc còn ngôn ngữ C sử dụng các cấu trúc điều kiện và vòng lặp theo
ý muốn .Nói về ngôn ngữ C thì ưu điểm của ngôn ngữ C là nó dễ hiểu nhưng cấu trúc
lại dài và phức tạp so với ngôn ngữ ASM ,m ột lần nữa sẽ giúp chúng em hiểu rõ
hơn về 89C51.

1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài


Thực hiện lập trình cho 8051 để điển kiển led đơn sáng theo nhiều kiểu
thông qua nút bấn
1.3. Xây dựng sơ đồ khối tổng quát

Hình 1.5: Sơ đồ khối tổng quát

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT


2.1. Tổng quan về họ vi điều khiển 8051
2.1.1 Giới thiệu chung về cấu trúc phần cứng
Họ 8051 là họ IC vi điều khiển (Microcontroller) do hãng Intel sản xuất. IC
này có đặc điểm như sau:
- 4k byte ROM,128 byte RAM
- 4 Port I/O 8 bit.
- 2 bộ đếm/ định thời 16 bit.
- Giao tiếp nối tiếp.
- 64k byte không gian bộ nhớ chương trình mở rộng.
- 64k byte không gian bộ nhớ dữ liệu mở rộng.
- Một bộ xử lý luận lý (thao tác trên các bít đơn).
- 210 bit được địa chỉ đơn.
- Bộ nhân / chia 4.
Sơ lược về các chân của 8051

Hình 2.1. Sơ lược về chân của 8051


 Chức năng của các chân 8051
Port 0: từ chân 32 đến chân 39 (P0.0 _P0.7). Port 0 có 2 chức năng, trong
các thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các đường

IO, đối với thiết kế lớn có bộ nhớ mở rộng nó được kết hợp giữa bus địa chỉ với
bus dữ liệu.
Port 1: từ chân 1 đến chân 9 (P1.0 _ P1.7). Port 1 là port I/O dùng cho giao
tiếp với thiết bị ngoài nếu cần.
Port 2: từ chân 21 đến chân 28 (P2.0 _P2.7). Port 2 là một port có tác dụng
kép, được dùng như các đường xuất nhập hoặc l byte cao của bus địa chỉ đối với
các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng.
Port 3: từ chân 10 đến chân 17 (P3.0 _ P3.7). Port 3 là port có tác dụng
kép. Các chân của port này có nhiều chức năng, có công dụng chuyển đổi có liên
hệ đến các đặc tính đặc biệt của 8051 như ở bảng sau :

Bit Tên Chức năng chuyển đổi


P3.0 RXD Ngõ vào dữ liệu nối tiếp.
P3.1 TXD Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp.
P3.2 INT0\ Ngõ vào ngắt cứng thứ 0.
P3.3 INT1\ Ngõ vào ngắt cứng thứ 1.
P3.4 T0 Ngõ vào TIMER/ COUNTER thứ 0.
P3.5 T1 Ngõ vào của TIMER/ COUNTER thứ 1.
P3.6 WR\ Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài.
P3.7 RD\ Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.

Bảng 2.1. Chức năng của Port3


PSEN (Program store enable):
PSEN là tín hiệu ngõ ra có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở
rộng và thường được nối đến chn OE\ (Output Enable) của Eprom cho phép đọc
các byte mã lệnh.
PSEN ở mức thấp trong thời gian 8051 lấy lệnh. Các mã lệnh của chương
trình được đọc từ Eprom qua bus dữ liệu, được chốt vào thanh ghi lệnh bên
trong 8051 để giải mã lệnh. Khi 8051 thi hành chương trình trong ROM nội
PSEN ở mức cao.
ALE (Address Latch Enable):
Khi 8051 truy xuất bộ nhớ bên ngoài, Port 0 có chức năng là bus địa chỉ và
bus dữ liệu do đó phải tách các đường dữ liệu và địa chỉ. Tín hiệu ra ALE ở chân

thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường địa chỉ và dữ
liệu khi kết nối chúng với IC chốt.
Tín hiệu ở chân ALE là một xung trong khoảng thời gian port 0 đóng vai
trò là địa chỉ thấp nên chốt địa chỉ hoàn toàn tự động.
EA\ (External Access): Tín hiệu vào EA\ ở chân 31 thường được mắc lên
mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1, 8051 thi hành chương trình từ ROM nội. Nếu
ở mức 0, 8051 thi hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng. Chân EA\ được lấy làm
chân cấp nguồn 21V khi lập trình cho Eprom trong 8051.
RST (Reset): Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên mức cao ít nhất 2 chu kỳ
máy, các thanh ghi bên trong được nạp những gi trị thích hợp để khởi động hệ
thống. Khi cấp điện mạch phải tự động reset.
Các ngõ vào bộ dao động X1, X2:
Bộ tạo dao động được tích hợp bên trong 8051. Khi sử dụng 8051, người
ta chỉ cần nối thêm các thạch anh và các tụ. Tần số tụ thạch anh thường l 12 Mh.
2.1.2. Cấu trúc bên trong của 8051
2.1.2.1. Sơ đồ khối bên trong

Hình 2.2 Sơ đồ khối bên trong của 8051

2.1.2.2. Khảo sát các khối nhớ bên trong


 Tổ chức bộ nhớ:
Bộ nhớ bên trong 8051 bao gồm ROM và RAM. RAM bao gồm nhiều
thành phần: phần lưu trữ đa dụng, phần lưu trữ địa chỉ của từng bit, các bank
thanh ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt.
8051 có bộ nhớ theo cấu trúc Harvard: có những vùng nhớ riêng biệt cho
chương trình và dữ liệu. Chương trình và dữ liệu có thể chứa bên trong 8051
nhưng 8051 vẫn có thể kết nối với 64 k byte bộ nhớ chương trình và 64 k byte
bộ nhớ dữ liệu mở rộng.
Ram bên trong 8051 được phân chia như sau:
- Các bank thanh ghi có địa chỉ từ 00H đến 1Fh.
- Ram địa chỉ hóa từng bit có địa chỉ từ 20H đến 2FH.
- Ram đa dụng từ 30H đến 7FH.
- Các thanh ghi chức năng đặc biệt từ 80H đến FFH.
Các thanh ghi có chức năng đặc biệt:
8051 có 21 thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR: Special Funtion Register) ở
vùng trên của RAM nội từ địa chỉ 80H đến FFH.
Thanh ghi B:
Thanh ghi B ở địa chỉ F0H được dùng cùng với thanh ghi tích lũy A cho
các phép tóan nhân và chia. Lệnh MUL AB sẽ nhân các giá trị không dấu 8 bit
trong A và B rồi trả kết quả về 16 bit trong A (byte thấp) và B (byte cao). Lệnh
DIV AB sẽ chia A cho B rồi trả kết quả nguyên trong A và phần dư trong B.
thanh ghi cũng có thể xem như thanh ghi đệm đa dụng.
Con trỏ ngăn xếp:
Con trỏ ngăn xếp SP l một thanh ghi 8 bit ở địa chỉ 18H. Nó chứa địa chỉ
của byte dữ liệu hiện hành trên đỉnh của ngăn xếp. Các lệnh trên ngăn xếp bao
gồm các lệnh cất dữ liệu vào ngăn xếp và lấy dữ liệu ra khỏi ngăn xếp. Lệnh cất
dữ liệu vào ngăn xếp sẽ làm tăng SP trước khi ghi dữ liệu và lệnh lấy dữ liệu ra
khỏi ngăn xếp sẽ làm giảm SP. Ngăn xếp của 8051 được giữ trong ram nội và
giới hạn các địa chỉ có thế truy xuất bằng địa chỉ gián tiếp, chúng là 128 byte
đầu của 8051
Để khởi động SP với ngăn xếp bắt đầu tại địa chỉ 60 H, các lệnh sau đây
được dùng:

#include <REGX51.H>
Khi reset 8051, SP sẽ mang giá trị mặc định là 07H và dữ liệu đầu tiên sẽ
được cất vào ô nhớ ngăn xếp có địa chỉ là 08 H.
Con trỏ dữ liệu:
Con trỏ dữ liệu DPTR được dùng để truy xuất bộ nhớ ngòai là một thanh
ghi 16 bit ở địa chỉ 82H (DPL: byte thấp) và 83H (DPH: byte cao).
Các thanh ghi port xuất nhập:
Các port của 8051 bao gồm port 0 ở địa chỉ 80H, port 1 ở địa chỉ 90H, port 2 ở
địa chỉ A0H, v port3 ở địa chỉ B0H. tất cả các port này đều có thể truy xuất từng
bit nên rất thuận tiện trong khả năng giao tiếp.
Các thanh ghi timer:
8051 có chứa 2 bộ định thời/ đếm 16 bit được dùng cho việc định thời
hoặc đếm sự kiện. Timer 0 ở địa chỉ 8AH (TL0: byte thấp) và 8CH (TH0: byte
cao). Timer 1 ở địa chỉ 8BH (TL1: byte thấp) v 8DH (TH1: byte cao). Việc khởi
động timer được Set bởi Timer Mode (TMOD) ở địa chỉ 89H và thanh ghi điều
khiển timer (TCON) ở địa chỉ 88H, chỉ có TCON được địa chỉ hóa từng bit.
Các thanh ghi port nối tiếp:
8051 chứa một port nối tiếp dành cho việc trao đổi thông tin với các thiết
bị nối tiếp như máy tính, modem hoặc giao tiếp nối tiếp với các IC khác.
Các thanh ghi ngắt:
8051 có cấu trúc 5 nguồn ngắt, 2 mức ưu tin. Các ngắt bị cấm sau khi
reset hệ thống và sẽ được cho phép bằng việc ghi thanh ghi cho phép ngắt (IE) ở
địa chỉ A8H, cả 2 thanh ghi được địa chỉ hóa từng bit.
Thanh ghi điều khiển công suất:
Thanh ghi điều khiển công suất (PCON) ở địa chỉ 87H chứa các bit điều
khiển.
Tín hiệu Reset:
8051 có ngõ vào reset RST tác động ở mức cao trong khoảng thời gian 2
chu kỳ, sau đó xuống mức thấp để 8051 bắt đầu làm việc. RST có thể kích bằng
tay bằng một phím nhấn thường mở.
Thanh ghi quan trọng nhất là thanh ghi bộ đếm chương trình PC được Reset tại
địa chỉ 0000H. Khi ngõ vào RST xuống mức thấp, chương trình luôn bắt đầu tại
địa chỉ 0000H của bộ nhớ chương trình. Nội dung của Ram trong chip không bị
hay đổi bởi tác động của ngõ vào Reset.

2.1.2.3. Hoạt động thanh ghi TIMER


8051 có hai timer 16 bit, mỗi timer có bốn cách làm việc. Người ta sử dụng
các timer để:
- Định khoảng thời gian.
- Đếm sự kiện.
- Tạo tốc độ baud cho port nối tiếp trong 8051.
Tổ chức ngắt của 8051
Có 5 nguồn ngắt ở 8031: 2 ngắt ngoài, 2 ngắt từ timer và 1 ngắt port nối
tiếp. Tất cả các ngắt theo mặc nhiên đều bị cấm sau khi reset hệ thống và được
cho phép từng cái một bằng phần mềm.
Cho phép và cấm ngắt :
Mỗi nguồn ngắt được cho phép hoặc cấm ngắt qua một thanh ghi chức
năng đặt biệt có định địa chỉ bit IE ( Interrupt Enable : cho phép ngắt ) ở địa chỉ
A8H.
Các cờ ngắt :
Khi điều kiện ngắt xảy ra thì ứng với từng loại ngắt mà loại cờ đó được đặt
lên một để xác nhận ngắt. Ta có bảng như sau:

Ngắt Cờ Địa chỉ vector

Reset hệ thống RST 0000H

Bên ngoài 0 IE0 0003H

Timer 0 TF0 000BH

Bên ngoài 1 IE1 0013H

Timer 1 TF1 001BH

Port nối tiếp TI và RI 0023H

Timer 2 002BH
Bảng 2.2 Các cờ ngắt

Các vectơ ngắt :


Ngắt Cờ Địa chỉ vector

Reset hệ
RST 0000H
thống

Bn ngồi 0 IE0 0003H

Timer 0 TF0 000BH

Bn ngồi 1 IE1 0013H

Timer 1 TF1 001BH

Port nối tiếp TI v RI 0023H

Timer 2 002BH

Bảng 2.1.2.3: Các véc tơ ngắt

Bảng 2.3 Các vector ngắt


Khi chấp nhận ngắt, giá trị được nạp vào PC được gọi là vector ngắt. Nó là
địa chỉ bắt đầu của ISR cho nguồn tạo ngắt. Vector reset hệ thống (RST ở địa chỉ
0000H) được để trong bảng này vì theo nghĩa này, nó giống ngắt : nó ngắt
chương trình chính và nạp cho PC giá trị mới.

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO


3.1. Phân tích và thiết kế
3.1.1. Sơ đồ khối tổng quát

Hình 3.1 Sơ đồ khối tổng quát


Nhiệm vụ của từng khối
 Khối tạo xung
Có nhiệm vụ tạo xung và cung cấp xung cho khối vi điều khiển
ở đây em chọn thạch anh 12Mhz nối vào chân 18 và 19 của 89s52 nhằm tạo dao
động cho 89s52 hoạt động.

 Khối điều khiển (AT89s52 )


Làm nhiệm vụ tao xung cho khối hiển thị như đã lập trình trước
 Khối hiển thị
Hiển thị các kiểu sáng đã lập trình trước
Gồm 8 Led đơn

3.1.2. Khối điều khiển


Sử dụng chíp điều khiển 89C51 với các mạch phụ trợ: Mạch reset, thạch
anh
Sơ đồ nguyên lí :

Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lí khối điều khiển

3.2. Sơ đồ nguyên lí của mạch

Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lí của mạch


3.3. Lập trình phần mềm
Qua quá trình phân tích các khối về mạch chúng ta tiến hành viết chương
trình điều khiển cho 89S52
Chương trình chính sẽ điều khiển cấp xung ra các chân P3 và tác động
vào LED hiển thị giúp hiển thị

3.3.2. Chương trình CODE viết trên KEIL C


#include <REGX51.H>
sbit TANG = P2^0;
unsigned char l=0;
bit TANG1=1,TANG0=1;

void delay(unsigned long time)


{unsigned long n;
for(n=0;n<time;n++)
{;}
}

void kieu3()
{
unsigned char n;
unsigned char ma[4]={0x18,0x24,0x42,0x81};
for(n=0;n<4;n++)
{ if(TANG==0)break;
P3=~ma[n];
delay(3000);}
}
void kieu4()
{
unsigned char n;
unsigned char ma[4]={0x81,0x42,0x24,0x18};
for(n=0;n<4;n++)
{if(TANG==0)break;
P3=~ma[n];
delay(3000);}
}
void kieu5()
{
unsigned char n;
unsigned char ma[4]={0xff,0x00};
for(n=0;n<4;n++)
{if(TANG==0)break;
P3=~ma[n];
delay(3000);}
}

void kieu6()
{
unsigned char n;
unsigned char ma[8]={0x80,0x40,0x20,0x10,0x08,0x04,0x02,0x01};
for(n=0;n<8;n++)
{if(TANG==0)break;
P3=~ma[n];
delay(3000);}
}
void kieu7()
{
unsigned char n;
unsigned char ma[8]={0x80,0x40,0x20,0x10,0x08,0x04,0x02,0x01};
for(n=7;n>0;n--)
{if(TANG==0)break;
P3=~ma[n];
delay(3000);}
}

void main()
{

while(1)
{
TANG0=TANG1;TANG1=TANG;
if((TANG0==1)&&(TANG1==0))
{
l=l+1;
if(l>2)l=0; }

if(l==0) {P3=0xff;}
if(l==1) {kieu3();}
if(l==2) {kieu4();}

}
}
end

3.4. Thi công mạch


3.4.1. Sơ đồ mạch thật
Hình 3.7 Sơ đồ mạch

KẾT LUẬN

Qua một thời gian thực hiện đề tài.Đề tài này chúng em đã cố gắng nghiên
cứu thực hiện một cách nghiêm túc. Nhưng do thời gian có hạn, kiến thức nhiều
nên đề tài chỉ mang tính chất tìm hiểu chứ không đi sâu nghiên cứu chi tiết. Do
đó rất mong được sự đóng góp y kiến của quí thầy cô và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.

Từ những kiến thức và kinh nghiệm đã thu được trong quá trình thực hiện
đồ án này sẽ giúp em nâng cao vốn hiểu biết về lập trình bằng vi điều khiền có
thêm kinh nghiệm để tìm hiểu sâu về các mạch điều khiển phức tạp hơn và có
ứng dụng thực tế nhiều hơn.

Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cảm ơn KS. Hồ Sỹ Phương đã
tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án này.

You might also like