You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: /2014/TT-BCT Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Dự thảo 3

THÔNG TƯ

Quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các
ngành công nghiệp

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ
Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy định các biện pháp sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp như sau:

Chương I

QUY ÐỊNH CHUNG

Ðiều 1. Phạm vi ðiều chỉnh


Thông tư này quy định về:
1. Quản lý đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng cho các quá trình dùng chung
trong các ngành công nghiệp.
2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng có thể triển khai
áp dụng trong thực tế cho các quá trình dùng chung.
3. Quy định về định mức năng lượng trong các ngành công nghiệp và yêu cầu về

1
quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng.
4. Định mức năng lượng trong các ngành công nghiệp được xác định thông qua
khảo sát cụ thể từng ngành công nghiệp.

Ðiều 2. Đối tượng áp dụng:


Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp được qui định tại
chương II, điều 9, mục 1 của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ðiều 3. Giải thích từ ngữ:


1. Quá trình dùng chung trong sản xuất công nghiệp (gọi tắt là các quá trình dùng
chung) là các quá trình cung cấp, biến đổi, lưu trữ và sử dụng năng lượng trong
sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.
2. Định mức sử dụng năng lượng: mức sử dụng năng lượng trên một đơn vị sản phẩm
(qui đổi) của cơ sở sản xuất công nghiệp.
3. kOE: kg dầu tương đương được xác định theo quy định của Bộ Công thương áp
dụng tại thông báo số 3505/BCT-KHCN ngày 19 tháng 04 năm 2011.

Chương II

XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI
CÁC QUÁ TRÌNH DÙNG CHUNG

Ðiều 4. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung:
1. Được xác định thông qua việc tiến hành kiểm toán năng lượng tại cơ sở sản xuất
công nghiệp.
2. Kiểm toán năng lượng được thực hiện theo quy trình tại phụ lục IV trong thông tư
số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 quy định về việc lập kế hoạch,
báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ðiều 5. Quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung:
1. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung phải phản ánh trong
kế hoạch năm và kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất
công nghiệp.
2. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung và mức độ đạt được
các mục tiêu về hiệu quả năng lượng theo kế hoạch của các quá trình dùng chung

2
phải được trình bày trong báo cáo kiểm toán năng lượng, báo cáo tình hình sử
dụng năm lượng hàng năm.
3. Hiệu quả sử dụng năng lượng của các quá trình dùng chung phải đảm bảo được
các yêu cầu theo qui định trong thông tư này (chương III – chương IX).
4. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phải có kế hoạch nghiên cứu triển khai các giải
pháp tiết kiệm năng lượng được khuyến nghị trong thông tư này (chương III –
chương IX).

Chương III

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ĐỐT NHIÊN LIỆU

Ðiều 6. Yêu cầu hiệu quả đối với quá trình đốt nhiên liệu:
1. Hiệu suất của các quá trình cháy cần phải được kiểm soát để đảm bảo chế độ cháy
(gần) tối ưu. Lượng khí đầu vào tính toán tối ưu sẽ phụ thuộc vào loại nhiên liệu
đầu vào. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình cháy tối ưu có thể diễn ra, lượng khí dư
nên duy trì hai thành phần chính (CO2 = 14,5 – 15 %, O2 = 2 – 3 %).
2. Lượng không khí đầu vào và thành phần khí thải cần phải được đo lường đánh giá
thông qua hệ thống giám sát tại chỗ hoặc đo lường định kỳ sử dụng thiết bị đo/
phân tích từ bên ngoài.
3. Các thiết bị gia nhiệt cần được chọn phù hợp và đảm bảo hiệu quả năng lượng. Sự
phù hợp của loại thiết bị gia nhiệt/ loại nhiên liệu sử dụng phải được đánh giá
định kỳ/ hoặc khi xuất hiện các công nghệ mới/ nhiên liệu mới.
4. Các thiết bị gia nhiệt cần được sử dụng loại nhiên liệu phù hợp và kinh tế nhất.
Qui trình chuẩn bị nhiên liệu phải được xem xét đánh giá cẩn thận để đảm bảo
hiệu quả của quá trình cháy.
5. Quá trình cháy tối ưu phụ thuộc vào số lượng, chất lượng nhiên liệu khi đưa vào.
Hiệu quả quá trình gia nhiệt có thể tăng lên nếu nhiên liệu và khí đầu vào được
gia nhiệt trước.
6. Việc kiểm soát quá trình đốt từ đầu vào yêu cầu các thông tin chi tiết về loại nhiên
liệu sử dụng và các đặc tính của các loại nhiên liệu này. Các điều kiện cháy tối
ưu sẽ phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt được sử dụng. Một số loại nhiên liệu phổ
biến trong thực tế xem ở phục lục I.

3
Ðiều 7. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình cháy điển hình ðề xuất áp
dụng ðể nâng cao hiệu quả các quá trình cháy:
1. Nhiên liệu lỏng:
- Sấy dầu nhiên liệu đốt: Khi nhiệt độ giảm, độ nhớt của dầu trong lò và
LSHS (Dầu nặng chứa hàm lượng lưu huỳnh thấp) sẽ tăng lên, cản trở việc
bơm dầu. Ở nhiệt độ môi trường xung quanh thấp (dưới 250C), rất khó bơm
dầu đốt lò.
- Kiểm soát dầu theo nhiệt độ là biện pháp cần thiết nhằm phòng tránh hiện
tượng quá nhiệt, nhất là khi lưu lượng dầu giảm hoặc dừng lại. Điều này rất
quan trọng với bộ sấy điện, vì dầu có thể bị carbon hoá nếu trong bộ sấy
không có dầu chảy qua. Cần lắp thêm bộ điều chỉnh nhiệt ở những bộ phận
dầu chảy tự do vào ống hút. Nhiệt độ dầu thích hợp phụ thuộc vào loại dầu.
Không bao giờ bảo quản dầu ở trên nhiệt độ này vì như vậy sẽ dẫn đến
mức tiêu thụ năng lượng cao hơn.
- Đầu đốt dầu cần được bảo dưỡng định kỳ (theo kế hoạch của nhà cung cấp
thiết bị/ đơn vị hoặc theo quan sát hiện trạng thiết bị). Đầu đốt thiết kế tốt sẽ
nâng hiệu quả quá trình đốt lên nhiều.
2. Nhiên liệu rắn (than)
- Định cỡ than cho các loại lò đốt khác nhau: được cho trong phụ lục I (mục
1.1).
- Làm ẩm than: xem phụ lục I (mục 1.2).
- Trộn than: Khi than có lượng hạt mịn quá nhiều, nên trộn những hạt than có
kích thước lớn với lượng than chứa hạt mịn. Trộn than giúp giới hạn lượng
hạt mịn được đốt không quá 25%. Trộn than có chất lượng khác nhau giúp
lượng than cấp lò đồng đều.
Ðiều 8. Một số giải pháp lựa chọn loại hình thiết bị gia nhiệt phù hợp điển hình đề
xuất áp dụng:
1. Thay lò dầu bằng lò than nếu điều kiện cho phép (ví dụ: khi hệ thống không yêu
cầu mức độ tự động hóa cao, thời gian khấu hao cho phép …).
2. Sử dụng nhiên liệu ép sinh khối (trấu, vỏ cây …), củi thay cho than để giảm chi
phí với điều kiện có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu.
3. Cơ giới hóa quá trình cấp liệu của các lò than để kiểm soát quá trình đốt tốt hơn
(có thể dẫn tới việc thiết kế lại lò).

4
Chương IV

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG CẤP NHIỆT, LÀM LẠNH VÀ
TRUYỀN NHIỆT

Ðiều 9. Nâng cao hiệu quả sử dụng nãng lýợng của lò hơi và các hệ thống cấp nhiệt:
Hệ thống hơi công nghiệp gồm có lò hơi và các thiết bị phụ trợ (bơm nước cấp; quạt
gió (đẩy), quạt khói (hút); thiết bị xử lý nước (trao đổi cation) và thùng nước cấp; ống
góp hơi (khi có nhiều lò hơi); ống khói; thiết bị tận dụng nhiệt thải của ống khói). Để đảm
bảo đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hệ thống hơi các yêu cầu sau cần
phải được tuân thủ:
1. Hiệu suất nhiệt của các lò hơi công nghiệp vào khoảng 70 - 80% khi đốt than,
còn khi đốt dầu và khí thường đạt trên 80%.
2. Tổn thất áp lực trong hệ thống ống cần được thiết kế ở trị số nhỏ nhất có thể để
không phải tăng áp suất quá cao của hơi ra khỏi lò hơi. Trong đa số các xí
nghiệp công nghiệp, tổn thất áp lực từ lò hơi tới thiết bị đường hơi thường không
quá 3 bar.
3. Nhìn chung tổn thất nhiệt trên đường ống, nếu được bọc cách nhiệt tốt thường
không quá 5%.
4. Hệ thống đường ống cần được bảo đảm đủ dãn nở và xả nước ngưng đọng trong
đường ống để tránh hiện tượng thủy kích khi hơi đi trong ống và giảm bớt độ ẩm
của hơi tới thiết bị dùng hơi, đồng thời cũng cần bảo đảm không có rò rỉ hơi và
nước ngưng.
5. Hướng dẫn thiết kế cơ bản cho hệ thống phân phối hơi: xem phụ lục I (mục 2.1).

Để đạt được các yêu cầu trên cần tận dụng các cơ hội tiết kiệm năng lượng sau:
1. Đối với lò hơi:
- Tối ưu hóa quá trình đốt nhiên liệu
- Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt hiệu suất cao
- Xả đáy định kỳ lò hơi
2. Đối với hệ thống truyền nhiệt:
- Đảm bảo cách nhiệt tốt
- Ngăn ngừa rò rỉ hệ thống
- Các tổn thất trong hệ thống nhiệt có thể xác định băng mắt thường hoặc
không. Để khẳng định và mặt định lượng, cần xác định entanpi, hoặc xác
định độ ẩm của hơi ở 2 vị trí đầu và cuối mạng phân phối hơi. Định kỳ cần
5
được đo entanpi của hơi ở đầu và cuối mạng, trên cơ sở đo này thì mới xác
định được mức độ tổn thất nhiệt và đề ra được các biện pháp khắc phục có
hiệu quả.
- Tận dụng nhiệt thừa của các dòng nhiệt thải của nước ngưng: nước ngưng
của hơi gia nhiệt là nước sôi (nước bão hòa) tại áp suất hơi, có nhiệt độ >
1000C (là nhiệt độ nước bão hòa tại áp suất khí quyển) nên cần tận dụng
lượng nhiệt thừa này.

Ðiều 10. Nâng cao hiệu quả sử dụng nãng lýợng trong các hệ thống cấp nhiệt và tải
nhiệt khác:
Bên cạnh việc sử dụng hơi, một số loại môi chất tải nhiệt khác được sử dụng trong
thực tế. Điển hình là hệ thống tải nhiệt dầu trong nhà máy nhuộm và hoàn tất vải, hay hệ
thống điều hòa nóng. Các qui định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với các môi chất sẽ
do các quá trình công nghệ qui định. Để đảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng
cho các thiết bị gia nhiệt và hệ thống truyền nhiệt các yêu cầu sau cần phải được tuân thủ:
1. Các thiết bị gia nhiệt thường được thiết kế tối ưu cho môi chất đặc thù và các thiết
bị này thường là các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên để duy trì được hiệu quả tối ưu,
nhiên liệu và môi chất tải nhiệt cần phải được đảm bảo yêu cầu chất lượng theo
yếu cầu thiết kế.
2. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng nhiên liệu và môi chất tải nhiệt, thiết bị gia
nhiệt cần phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hiệu quả đốt. Các chi tiết
quan trọng với hệ thống như vòi đốt cần được giám sát tình trạng hoạt động để có
thể bảo dưỡng/ sửa chữa kịp thời.
3. Hệ thống các đường ống cấp nhiệt và bảo ôn phải được thiết kế để đảm bảo
chuyển được nhiệt theo yêu cầu tới các hộ tiêu thụ (phân xưởng, thiết bị …) một
cách hiệu quả với tổn thất nhiệt thấp nhất.
4. Khi thiết kế cần lưu ý các vấn đề có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống tải nhiệt
(vd. tránh các góc vuông trong hệ thống tải nhiệt để giảm ma sát, tăng tốc độ lưu
chuyển môi chất và tránh ngưng tụ hơi nước).
5. Môi chất, hệ thống bảo ôn và hệ thống đường ống phải được bảo dưỡng định kỳ
dựa trên kế hoạch bảo dưỡng hoặc giám sát tình trạng để đảm bảo khả năng vận
hành an toàn và hiệu quả.

Ðiều 11. Nâng cao hiệu quả sử dụng nãng lýợng trong hệ thống cấp lạnh:
Với các hệ thống yêu cầu cấp lạnh như trong các nhà máy sản xuất Bia, hệ thống tải
nhiệt cần phải chuyển nhiệt lạnh tới các phụ tải yêu cầu. Bên cạnh yêu cầu tải lạnh, các
6
hệ thống cấp lạnh còn có nhu cầu trữ đông (hệ thống vận hành giờ thấp điểm, sử dụng
trong giờ cao điểm), giúp cho các cơ sở tiết kiệm điện giờ cao điểm. Để đảm bảo đạt
được hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hệ thống cấp lạnh các yêu cầu sau cần phải
được tuân thủ:
1. Lựa chọn thiết bị làm lạnh với công nghệ phù hợp, đảm bảo lựa chọn công nghệ
làm lạnh tốt nhất cho ứng dụng được lựa chọn.
2. Các thiết bị được lựa chọn có chỉ số hiệu quả COP tối thiểu như được đưa ra
trong thông tư số 15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
3. Hệ thống lạnh phải có hệ số IPLV và IEER cao.
4. Hệ thống dẫn lạnh phải được thiết kế hợp lý và cách nhiệt hiệu quả.
Để đạt được các yêu cầu trên cần tận dụng các cơ hội tiết kiệm năng lượng sau:
1. Tối ưu hóa bộ trao đổi nhiệt của quá trình.
2. Bảo trì hiệu quả các bề mặt trao đổi nhiệt.
3. Phân cấp để nâng cao hiệu suất
4. Điều chỉnh công suất với tải của hệ thống.
5. Điều chỉnh năng suất của máy nén và sử dụng năng lượng hiệu quả.
6. Sử dụng hệ thống làm lạnh đa cấp thay vì một cấp.
7. Sử dụng hệ thống trữ lạnh hiện đại để lưu trữ lạnh giờ thấp điểm sử dụng trong
giờ cao điểm (vd. sử dụng ice bank).
8. Thiết kế, bảo dưỡng hiệu quả hệ thống bảo ôn của hệ thống cấp lạnh (giàn lạnh)
9. Giám sát định kỳ số lượng và chất lượng của môi chất lạnh.
10. Hệ thống phải được kiểm tra rò rỉ và các vấn đề khác như đóng băng, xả tuyết …

Chương V

TẬN DỤNG NHIỆT THẢI TỪ CÁC HỆ THỐNG ĐỐT NHIÊN LIỆU, HỆ


THỐNG CẤP NHIỆT, TRUYỀN NHIỆT

Ðiều 12. Yêu cầu hiệu quả đối với việc tận dụng nhiệt thải từ các hệ thống đốt nhiên
liệu, hệ thống cấp nhiệt và truyền nhiệt:
1. Tận dụng nhiệt thải từ các quá trình gia nhiệt và sử dụng nhiệt để sử dụng cho
các quá trình có yêu cầu sử dụng nhiệt khác hoặc để phát điện.
2. Xác định số lượng, chất lượng nhiệt thải và tiềm năng ứng dụng: xem phụ lục I
(mục 2.1).

7
3. Dự đoán tiềm năng tương lai (số năm tương lai có thể sử dụng được) của dòng
nhiệt thải. Cần tính đến các kế hoạch cải thiện một số thiết bị hoặc hệ thống
trong tương lai có thể là giảm lượng nhiệt thải trong tương lai. Tính toán năng
lượng dư cho các ứng dụng tiềm năng.

Ðiều 13. Một số giải pháp tận dụng nhiệt thải điển hình đề xuất áp dụng:
1. Lắp đặt bộ trao đổi nhiệt sử dụng nhiệt khói thải gia nhiệt cho nước cấp đầu
vào.
2. Lắp đặt bộ tận dụng nhiệt thải thông qua thiết bị phun nước.
3. Sử dụng Tabulator.
4. Sử dụng tuabin nhiệt, hệ thống ống xoắn, hệ thống đường ống nhiệt và thiết bị
trao đổi khí tới khí.
5. Thu hồi nhiệt từ khói lò, nước làm mát động cơ, khí xả động cơ, hơi nước áp
suất thấp, khí xả lò sấy, xả đáy nồi hơi, …

Ðiều 14. Một số giải pháp đề xuất sử dụng nhiệt thải trong các ngành công nghiệp:
1. Trong dây chuyền sản xuất xi măng lò quay: sử dụng nhiệt thải từ bộ phận làm
mát clinke để sấy nhiên liệu, than, phát điện …
2. Sử dụng nhiệt thải trong các nhà máy bia để rửa chai.
3. Cần nghiên cứu các cơ hội tận dụng nhiệt thải trong từng đơn vị công nghiệp
cụ thể.

Chương VI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG


ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ; CẤP NƯỚC NÓNG TRONG XƯỞNG SẢN
XUẤT, VĂN PHÒNG

Ðiều 15. Yêu cầu hiệu quả sử dụng năng lượng với hệ thống điều hòa không khí và
cấp nước nóng:
1. Đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng hiệu quả đối với hệ thống điều hòa
không khí của khối văn phòng theo các tiêu chuẩn trong thông tư số
8
15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà
có điều chỉnh phù hợp với khối văn phòng của các cơ sở sản xuất.
2. Đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng với hệ thống cấp nước nóng đối với
khối văn phòng và phân xưởng sản xuất.

Ðiều 16. Các giải pháp đề xuất áp dụng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng với
hệ thống điều hòa không khí và cấp nước nóng:
1. Thực hiện thiết kế và nâng cao hiệu quả năng lượng của hệ thống phù hợp với
qui định trong thông tư số 15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hiệu quả
năng lượng trong các tòa nhà có điều chỉnh phù hợp với khối văn phòng của
các cơ sở sản xuất. Có thể tham khảo thêm các tiêu chuẩn ASHRAE 90.1-
2013.
2. Việc cấp nước nóng cho các quá trình sản xuất cần tuân theo qui trình công
nghệ. Hiệu quả của các hệ thống cung cấp này được đảm bảo thông qua hiệu
quả làm việc của hệ thống hệ thống cấp nhiệt và truyền nhiệt đã đề cập tới ở
trên.
3. Cấp nước nóng cho khối văn phòng có thể sử dụng một số phương pháp:
- Sử dụng năng lượng mặt trời
- Sử dụng nước nóng dư từ quá trình sản xuất (nếu có)
- Sử dụng hơi/ nhiệt dư từ quá trình sản xuất để gia nhiệt cho nước sinh hoạt
- Sử dụng nhiệt từ hệ thống điều hòa
- Sử dụng hệ thống bơm nhiệt
- Sử dụng hệ thống bình đun nước nóng sử dụng điện (trực tiếp hoặc gián
tiếp)
- Sử dụng hệ thống cấp nước nóng trung tâm (ít sử dụng tại Việt Nam) gia
nhiệt bằng than, ga, diện …
4. Hệ thống cấp nước nóng (gia nhiệt, truyền nhiệt, đường ống, bảo ôn …) phải
được đảm bảo hiệu quả năng lượng thông qua thiết kế, lắp đặt và vận hành tối
ưu.
5. Xem xét sử dụng các thiết bị công nghệ mới hiệu quả cao như bơm nhiệt, làm
lạnh nhiều giai đoạn … trong hệ thống cấp nước nóng và điều hòa không khí.

Chương VII

9
NGĂN NGỪA TỔN THẤT ĐIỆN

Ðiều 17. Yêu cầu đối với việc ngăn ngừa tổn thất điện và nâng cao hiệu quả sử dụng
điện:
1. Hệ thống cần được thiết kế hiệu quả để tránh các dạng tổn thất có thể làm giảm
hiệu suất cung cấp điện:
- Tổn thất do sụt áp đường dây.
- Tổn thất dây dẫn.
- Tổn thất do lệch pha.
- Tổn thất do hệ số công suất nhỏ.
- Tổn thất máy biến áp.
- Tăng chi phí mua điện do vận hành giờ cao điểm.
2. Thiết kế hệ thống cung cấp điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Bộ Công
Thương.

Ðiều 18. Các giải pháp đề xuất áp dụng để giảm tổn thất điện trong hệ thống:
1. Giảm tổn thất đường dây bằng cách tăng điện áp truyền tải. Các lợi ích của
truyền tải điện cao thế được cho ở phụ lục I (mục 4.1).
2. Tổn thất đường dây có thể giảm thông qua lựa chọn dây dẫn với chất liệu và
tiết diện phù hợp hơn.
3. Hiệu suất máy biến áp cần được đảm bảo nằm trong khoảng 96-98%.
4. Sử dụng hợp lý các máy biến áp thông qua:
- Chọn dung lượng biến áp hợp lý.
- Vận hành kinh tế các trạm biến áp.
- Phân phối tải phù hợp giữa các máy biến áp.
- Trạm biến áp đặt gần các thiết bị động lực.
- Không nên sử dụng ổn áp cho mạch động lực khi dao động điện áp xảy ra
với tần suất không lớn.
- Điều chỉnh điện áp của MBA phù hợp với phụ tải.
- Thay thế, bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp hợp lý.
5. Khắc phục lệch pha bằng cách thông qua việc cân lại các pha trong hệ thống sử
dụng điện.
6. Nâng cao hệ số công suất của hệ thống thông qua việc sử dụng các thiết bị có
hệ số số công suất cao hơn hoặc sử dụng tụ bù.
7. Quản lý phụ tải điện hợp lý: xem phụ lục I (mục 3.2).

10
8. Một số tiêu chuẩn về hệ thống cung cấp điện có thể tham khảo tài liệu:
ASHRAE 90.1-2013.

Chương VIII

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Ðiều 19. Yêu cầu ðể vận hành hiệu quả các ðộng cõ trong hệ thống:
1. Các động cơ vận hành với hiệu suất thấp cần được nghiên cứu thay thế, điều
khiển hiệu quả hơn.
2. Các động cơ có các đặc tính sau đây cần được xem xét:
- Động cơ chạy non tải dưới 60-70% công suất định mức,
- Động cơ vận hành với công suất định mức nhưng đầu ra điều chỉnh bằng
van, lá gió với độ mở dưới 60-70% …
- Động cơ chạy quá tải trong một số khoảng thời gian vận hành đáng kể,
- Động cơ sử dụng với thời gian vượt tuổi thọ cho phép chưa được đại tu …
- Động cơ sử dụng với công suất biến đổi đáng kể trong thời gian sử dụng
nhưng chưa sử dụng biến tần,
- Động cơ hiệu suất thấp,
- Động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto.

Ðiều 20. Các giải pháp đề xuất áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ:
1. Duy trì mức điện áp cung cấp với biên độ dao động tối đa là 5% so với giá trị
danh nghĩa.
2. Giảm thiểu sự mất cân bằng pha trong khoảng 1% để tránh làm giảm hiệu suất
động cơ
3. Duy trì hệ số công suất cao bằng cách lắp tụ bù ở vị trí càng gần với động cơ
càng tốt.
4. Chọn công suất của động cơ thích hợp để tránh hiệu quả thấp và hệ số công suất
kém.
5. Đảm bảo mức tải của động cơ lớn hơn 60%
6. Áp dụng chính sách bảo trì thích hợp cho động cơ.
7. Sử dụng các bộ điều khiển tốc độ (VSD) hoặc hai cấp tốc độ cho các ứng dụng
thích hợp.
8. Sử dụng biến tần cho các động cơ có công suất biến đổi nhiều trong thời gian sử
dụng và các động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto.
11
9. Thay các động cơ hỏng, quá tải hoặc non tải bằng các động cơ hiệu suất cao.
10. Quấn lại các động cơ bị cháy tại các dịch vụ kỹ thuật đảm bảo
11. Tối ưu hoá hiệu suất truyền động thông qua bảo trì và lắp đặt đúng cách các
trục, xích, bánh răng, bộ truyền đai.
12. Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh để kéo dài tuổi thọ cách điện và độ
tin cậy của động cơ, ví dụ như tránh để động cơ dưới với ánh nắng mặt trời
trực tiếp, đặt động cơ ở những khu vực được thông gió tốt và giữ động cơ ở
tình trạng sạch sẽ.
13. Bôi trơn động cơ theo chỉ định của nhà sản xuất và sử dụng dầu hoặc mỡ chất
lượng cao để tránh bị nhiễm bẩn hoặc nước.
14. Bù công suất phản kháng cho các động cơ nếu cần thiết.
15. Khi thay thế hoặc lắp bộ điều khiển cho các động cơ cần lưu ý các đặc tính của
động cơ và đặc tính tải để đảm bảo phương án cải tiến có thể vận hành hiệu quả
theo qui trình công nghệ của hệ thống.

Chương IX

CÔNG NGHỆ CHIẾU SÁNG VÀ QUẢN LÝ CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ


MÁY SẢN XUẤT, VĂN PHÒNG CỦA DOANH NGHIỆP

Ðiều 21. Yêu cầu vận hành hiệu quả về năng lượng đối với hệ thống chiếu sáng:
1. Đảm bảo chiếu sáng hiệu quả bộ phận văn phòng làn việc và các phân xưởng
sản xuất trong các nhà máy công nghiệp.
2. Để đảm bảo có được hệ thống chiếu sáng hiệu quả cần:
- Thiết kế chiếu sáng tiêu chuẩn,
- Sử dụng đúng chủng loại đèn tiết kiệm năng lượng nhất cho các vùng sử
dụng thích hợp,
- Sử dụng các loại cảm biến để bật/ tắt đèn theo yêu cầu sử dụng (cảm biến
cường độ sáng, cảm biến di chuyển, rơ le thời gian …),
- Sử dụng chóa đèn để tăng hiệu quả chiếu sáng,
- Sử dụng các phụ kiện hiệu quả (chấn lưu …).

12
Ðiều 22. Các giải pháp đề xuất áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong các hệ thống chiếu sáng:
1. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng hiệu quả đối các bộ phận văn phòng:
áp dụng các tiêu chuẩn trong thông số 15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng có
điều chỉnh phù hợp với khối văn phòng.
2. Đối với các cơ sở sản xuất: áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2002
(2008) cho các hệ thống chiếu sáng làm việc bên trong các tòa nhà. Biên độ
chiếu sáng đề xuất cho một số loại hình các cơ sở sản xuất công nghiệp trong
thực tế: xem phụ lục I (mục 5.1).
3. Đối các bộ phận văn phòng có thể áp dụng các tiêu chuẩn về chiếu sáng trong
thông tư số 15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng có điều chỉnh phù hợp với
khối văn phòng.
4. Khi thay thế các loại đèn hiệu quả năng lượng cần đặc biệt lưu ý tới đặc tính
chiếu sáng của các loại đèn và yêu cầu chiếu sáng của các khu vực làm việc để
lựa chọn các loại đèn phù hợp. Bảng dưới đây đưa ra thông số của một số loại
đèn thông dụng trên thị trường. Thông số của một số loại đèn thông dụng: xem
phụ lục I (mục 5.1).
5. Các tiêu chuẩn về hệ thống chiếu sáng tham khảo các tài liệu: thông tư số
15/2013/TT-BXD, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114:2002, tiêu chuẩn
ASHRAE 90.1-2013.
6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống chiếu sáng
- Chọn phương án chiếu sáng hợp lý.
- Nâng cao hệ số công suất cho các loại đèn huỳnh quang bằng cách sử dụng tụ
bù hoặc sử dụng chấn lưu điện tử.
- Dùng chấn lưu sắt từ hiệu suất cao có thể giảm công suất tiêu thụ của đèn.
- Chọn loại đèn có hiệu suất phát sáng tốt.

Chương X

13
QUI ĐỊNH VỀ MỨC CHUẨN TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC YÊU
CẦU VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Ðiều 22. Xác định các chỉ số tiêu thụ năng lượng và mức độ cải thiện hiệu quả năng
lượng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp
1. Chỉ số hiệu suất năng lượng (SEC) được xác định theo qui trình tại phụ lục II.
2. Chỉ số hiệu suất năng lượng cần được tính trên một đơn vị đầu ra điển hình của
ngành sản xuất (ví dụ: tấn sản phẩm, một đơn vị sản phẩm …). Nếu cơ sở sản xuất
có nhiều loại sản phẩm đầu thì cần phải xem xét qui đổi về một loại sản phẩm điển
hình (nếu có thể).
3. Chỉ số tiêu thụ năng lượng của cơ sở sẽ được so sánh với chỉ số năng lượng định
mức (hoặc chỉ số trung bình ngành) để quyết định mức độ cải thiện hiệu quả năng
lượng cần được thực hiện.
4. Mức độ cải thiện hiếu suất năng lượng được qui định phụ thuộc vào ngành công
nghiệp, trình độ công nghệ, qui mô sản xuất và các đặc điểm sản xuất của cơ sở
sản xuất công nghiệp. Mức độ cải thiện đề xuất sẽ được qui định theo các giai
đoạn kế hoạch.
5. Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm báo cáo các chỉ số hiệu quả năng lượng và mức
cải thiện đạt được so với kế hoạch trong các báo cáo năng lượng hàng năm.
Ðiều 23. Chỉ số hiệu quả năng lượng và mức cải thiện hiệu quả khuyến nghị đối với
ngành hóa chất (xem phụ lục III)
1. Phân ngành sản xuất cao su nguyên liệu:
1.1. Định mức sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế nhỏ hơn 5.000 tấn/năm: 44
kOE/tấn (thành phẩm).
b) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 5.000 đến nhỏ hơn
10.000tấn/năm: 36 kOE/tấn (thành phẩm).
c) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 10.000 tấn/năm trở lên: 28
kOE/tấn (thành phẩm).
1.2. Mức độ nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn định mức hiện tại:
o Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm,

14
o Mức sử dụng năng lượng cần phải đạt được trong 5 năm: tối thiểu nhỏ
hơn định mức sử dụng hiện tại.
b) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn định mức:
Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm.
2. Phân ngành sản xuất phân bón NPK:
2.1. Định mức sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế nhỏ hơn 4.000 tấn/năm: 14,8
kOE/tấn (thành phẩm).
b) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 4.000 đến nhỏ hơn
9.000tấn/năm: 16,8 kOE/tấn (thành phẩm).
c) Đối với các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế từ 9.000 tấn/năm trở lên: 19,7
kOE/tấn (thành phẩm).
2.2. Mức độ nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn định mức hiện tại:
o Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm,
o Mức sử dụng năng lượng cần phải đạt được trong 5 năm: tối thiểu nhỏ
hơn định mức sử dụng hiện tại.
b) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn định mức:
Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm.
3. Phân ngành sản xuất sơn nước:
3.1. Định mức sử dụng năng lượng:
a) Mức sử dụng năng lượng trung bình: 12,1 kOE/tấn (thành phẩm).
b) Mức sử dụng năng lượng cao (mức 75% percentile): 17,3 kOE/tấn (thành
phẩm).
3.2. Mức độ nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn định mức hiện tại:
o Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm,
o Mức sử dụng năng lượng cần phải đạt được trong 5 năm: tối thiểu nhỏ
hơn định mức sử dụng hiện tại.
b) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn định mức:
Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm.
4. Phân ngành sản xuất sơn dung môi:
4.1. Định mức sử dụng năm lượng:
a) Mức sử dụng năng lượng trung bình: 17,7 kOE/tấn (thành phẩm).
b) Mức sử dụng năng lượng cao (mức 75% percentile): 29,4 kOE/tấn (thành
phẩm).

15
4.2. Mức độ nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng:
a) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng cao hơn định mức hiện tại:
o Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm,
o Mức sử dụng năng lượng cần phải đạt được trong 5 năm: tối thiểu nhỏ
hơn định mức sử dụng hiện tại.
b) Đối với các cơ sở có mức sử dụng năng lượng bằng hoặc thấp hơn định mức:
Liên tục giảm mức sử dụng năng lượng hàng năm.
5. Chi tiết về định mức sử dụng năng lượng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng trong ngành hóa chất: tham khảo phụ lục III.

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Trách nhiệm của Tổng cục Năng lượng


1. Tổ chức giám sát, kiểm tra tình hình quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng trong
các cơ sở sản xuất công nghiệp.
2. Hỗ trợ các cơ sở thực hiện kiểm toán năng lượng và triển khai việc quản lý hiệu
quả sử dụng năng lượng theo các quy định tại Thông tư này.
3. Xác định, cập nhật định mức sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp
làm cơ sở cho việc quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng.
4. Thực hiện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tìm kiếm các giải pháp
hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các quá trình dùng
chung cũng như cho toàn bộ các hệ thống công nghiệp.

Điều 26. Trách nhiệm của Sở Công Thương


1. Phối hợp với Tổng cục Năng lượng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nội dung của thông tư này.
2. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Thông tư này trong phạm vi quản lý tại
địa phương.
3. Chủ trì, phối hợp với các Sở quản lý kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở sản xuất
công nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Thông tư này.

Điều 27. Điều khoản thi hành


1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2014.

16
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, các tổ chức,
cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công thương để kịp thời sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân Tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ Tư pháp;
- VCCI;
- Công báo;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, KHCN, PC.

17
Phụ lục I

MỘT SỐ QUI ĐỊNH KỸ THUẬT CHI TIẾT CỦA CÁC QUÁ TRÌNH DÙNG
CHUNG
Ban hành kèm theo Thông tư số ??/201? /TT-BCT ngày ?? tháng ?? năm 201? của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương

1 Nâng cao hiệu quả quá trình đốt nhiên liệu

1.1 Các loại nhiên liệu sử dụng phổ biến trong thực tế
- Nhiên liệu lỏng: dầu hỏa, dầu Diezen, LDO (dầu DO nhẹ), dầu đốt, LSHS
(dầu nặng)…
- Nhiên liệu rắn: than (thành phần khác nhau từ các nguồn khác nhau)
- Nhiên liệu khí: khí tự nhiên, LPG (khí hóa lỏng), khí hóa từ các loại nhiên
liệu rắn …

1.2 Xử lý than nhiên liệu


- Kích thước than phù hợp với các hệ thống đốt khác nhau:

STT Kiểu hệ thống đốt Kích thước (mm)


1 Đốt thủ công

(a) Thông gió tự nhiên 25-75

(b) Thông gió cưỡng bức 25-40

2 Đốt lò
(a) Lò ghi xích

i) Thông gió tự nhiên 25-40

ii) Thông gió cưỡng bức 15-25

(b) Lò ghi cố định 15-25

3 Lò hơi dùng nhiên liệu phun 75% dưới 75 micron*

18
4 Buồng lửa tầng sôi < 10 mm

*1 Micron = 1/1000 mm
- Mức độ phun nước để tạo độ ẩm cho than nhiên liệu: những hạt mịn trên độ ẩm bề
mặt trong than
Hạt mịn (%) Độ ẩm bề mặt (%)

10 - 15 4-5
15 - 20 5-6
20 - 25 6-7
25 - 30 7-8

2 Nâng cao hiệu quả quá trình đốt nhiên liệu

2.1 Một số hướng dẫn thiết kế cơ bản cho hệ thống hơi


Hướng dẫn thiết kế hệ thống thoát nước và hệ thống ống dẫn hơi hợp lý:

Các đướng dẫn hơi chính không được đi xuống quá 125 mm trên mỗi 30 mét
1
chiều dài của hướng dòng chảy của hơi.
Điểm thoát nên được thiết kế tại các khoảng cách 30-45 m theo chiều dài của
2
đường ống chính.
Các điểm thoát cần phải đặt tại các điểm thấp trên đường ống chính còn hơi
3 được trích ra từ phía trên của đường ống chính. Các vị trí tốt nhất và ở phía
dưới của các khớp nối trước khi thu hẹp và các van.
Các điểm thoát trên đường ống chính cần phải được thiết kế với kích thước
4
phù hợp.
5 Sử dụng bẫy hới kiểu "open bucket" hoặc "TD traps" cho độ ồn thấp.
Các đường nhánh từ đường ống chính cần được nối từ phía trên của ống.
6
Ngược lại đường ống nhành sẽ trở thành đường dẫn nước ngưng.
Các thiết bị hỗ trợ không đảm bảo có thể dẫn tới việc hình thành các hạt nước
7 trong hơi, dẫn tới hơi bị ướt. Cung cấp các thiết bị hỗ trợ đứng hoặc treo tốt để
giải quyết tình huống này.
Các vòng lặp mở rộng là cần thiết để xử lý các dòng hơi mở rộng bắt đầu từ
8
trạng thái lạnh.
9 Để đảm hơi khô trong các thiết bị quá trình và các đường nhánh, các thiết bị
phân tách hơi có thể được lắp đặt.

19
3 Tận dụng nhiệt thải từ các hệ thống đốt nhiên liệu, hệ thống cấp nhiệt,
truyền nhiệt

3.1 Một số nguồn nhiệt thải và chất lượng


STT Nguồn nhiệt thải Chất lượng nhiệt thải và tiềm
năng sử dụng
1 Nhiệt tại khói lò Nhiệt độ càng cao giá trị tiềm năng
thu hồi nhiệt càng lớn
2 Nhiệt trong dòng hơi Cũng giống như nhiệt tại khói lò
nhưng khi ngưng tụ lại cũng có thể
thu hồi nhiệt ẩn
3 Nhiệt bức xạ & đối lưu thất thoát từ Cấp thấp – nếu được thu hồi, có thể
bề mặt ngoài của thiết bị sử dụng để sưởi nhà hoặc gia nhiệt
sơ bộ không khí
4 Thất thoát nhiệt trong nước làm mát Cấp thấp – sẽ hữu ích nếu trao đổi
nhiệt với nước tự nhiên đi vào
5 Thất thoát nhiệt trong quá trình cung 1. Cấp cao nếu có thể tận dụng để
cấp nước làm mát hoặc thải giảm nhu cầu làm lạnh
nước làm mát 2. Cấp thấp nếu bộ phận làm lạnh
được sử dụng như một bơm nhiệt
6 Nhiệt trong các sản phẩm ra khỏi Chất lượng phụ thuộc vào nhiệt độ
quy trình
7 Nhiệt trong các chất thải dạng khí và Kém, nếu bị ô nhiễm nặng và do vậy
dạng lỏng ra khỏi quy trình cần có thiết bị trao đổi nhiệt hợp
kim

4 Ngăn ngừa tổn thất điện

4.1 Một số vấn đề về quản lý truyền tải điện


- Các lợi ích của truyền tải điện cao thế:

Lý do Giải thích Lợi ích

20
Giảm Sụt áp ở đường dây phân phối/truyền tải Điều chỉnh điện áp
sụt áp điện phụ thuộc vào điện trở, trở kháng và thích hơp, chênh
chiều dài của đường dây, và cường độ lệch giữa điện áp
dòng điện. Với cùng chất lượng truyền tải nhận và gửi ở mức
điện, điện áp cao sẽ giúp cường độ dòng thấp.
điện giảm, và giảm sụt áp.
Giảm Tổn thất điện trong đường dây tỷ lệ với điện Hiệu suất truyền
tổn trở (R) và bình phương cường độ dòng tải cao
thất điện (I), là Ptổn thất = I2R. Hiệu điện áp cao sẽ
điện dẫn đến cường độ dòng điện giảm và nhờ đó
giảm tổn thất điện.
Dây Điện áp cao sẽ làm giảm cường độ dòng Vốn đầu tư và chi
dẫn điện vì vậy, chỉ cần sử dụng dây dẫn nhỏ phí lắp đặt thấp
nhỏ hơn để dẫn điện. hơn
hơn
Ví dụ:
Nếu điện áp phân phối tăng từ 11 kV lên 33 kV, sụt áp sẽ giảm 1/3 và tổn
thất đường điện sẽ giảm theo hệ số 1/9, tức là (1/3)2.

- Chiến lược quản lý phụ tải đỉnh:

Chuyển tải không Lập lại lịch trình cho những tải lớn và vận hành thiết bị, có
cần thiết và quy thể lập kế hoạch thực hiện ở những ca khác nhau để giảm
trình không liên thiểu nhu cầu tối đa liên tục. Nên chuẩn bị sơ đồ vận hành
tục sang giờ thấp và sơ đồ quy trình. Phân tích những sơ đồ này với cách tiếp
điểm cận tổng hợp, nhờ vậy có thể lập lại lịch trình vận hành và
sử dụng các thiết bị theo cách đó, giúp cải thiện hệ số tải, từ
đó giảm được nhu cầu tối đa.
Ngăt tải không Khi nhu cầu tối đa có xu hướng đạt mức giới hạn đã được
cần thiết trong giờ thiết lập, có thể tạm thời loại bỏ bớt tải không cần thiết để
cao điểm giảm nhu cầu. Có thể lắp đặt hệ thống quan trắc nhu cầu
trực tiếp, hệ thống này sẽ ngắt những tải không cần thiết khi
đạt mức nhu cầu đã được thiết lập. Những hệ thống đơn
giản sẽ đưa ra báo động và việc ngắt tải được thực hiện
bằng tay. Những hệ thống điều khiển mạch vi xử lý tiên tiến
cũng đang có trên thị trường, giúp đưa ra các giải pháp ngắt
tải tự động.

21
Vận hành máy Khi sử dụng thiết bị phát điện chạy bằng diezen, nên sử
phát tại nhà máy dụng khi mức nhu cầu đạt mức tải đỉnh; nhờ vậy sẽ giảm
hoặc máy phát được mức tải xuống một mức đáng kể và giảm thiểu được
chạy bằng diezen phí sử dụng điện.
(DG) trong giờ cao
điểm
Vận hành máy Có thể giảm nhu cầu tối đa nhờ thiết lập khả năng lưu trữ
điều hoà nhiệt độ sản phẩm/vật liệu, nước, nước mát/nước nóng, sử dung điện
trong giờ thấp trong giờ thấp điểm. Vận hành trong giờ thấp điểm cũng
điểm và lưu trữ giúp tiết kiệm năng lượng nhờ các điều kiện thuận lợi như
nhiệt lạnh. nhiệt độ môi trường thấp,vv…
Lắp đặt thiết bị Có thể giảm nhu cầu tối đa theo mức độ của nhà máy bằng
điều chỉnh hệ số cách sử dụng tụ bù và duy trì hệ số công suất tối ưu. Những
công suất hệ thống với những tụ bù có thể bật tắt để duy trì Hệ số
công suất mong muốn của hệ thống và tối ưu hoá nhu cầu
tối đa.

5 Công nghệ chiếu sáng và quản lý chiếu sáng trong nhà máy sản xuất, văn
phòng của doanh nghiệp

5.1 Một số vấn đề về hệ thống chiếu sáng


- Một số tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà cho một số cơ sở điển hình (TCVN
7114:2002):

Loại phòng, nhiệm vụ hoặc họat động Dải độ rọi làm Cấp chất lượng
việc (lux) về giới hạn chói
lóa
Văn phòng, công sở

Các phòng chung, đánh máy, vi tính 300 - 500 -750 A–B
Phòng kế hoạch chuyên sâu 500 – 750 - 1000 A–B
Phòng đồ họa 500 – 750 - 1000 A-B
Phòng họp 300 – 500 - 1000

22
Nhà xưởng lắp ráp

Công việc thô, lắp ráp máy lạnh 200 - 300 -500 C–D
Công việc vừa, lắp ráp đầu máy, thân xe cộ 300 - 500 -750 B–C
Công việc chính xác, lắp ráp máy văn 500 – 750 – 1000 A–B
phòng và điện tử
Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ 1000 – 1500 - A–B
2000
Các khu vực chung trong công trình

Vùng lưu thông, hành lang 50 - 100 -150 D–E


Cầu thang, thang máy 100 - 150 -200 C–D
Nhà kho và buồng kho 100 - 150 -200 D–E
Văn phòng, công sở

Các phòng chung, đánh máy, vi tính 300 - 500 -750 A–B
Phòng kế hoạch chuyên sâu 500 – 750 - 1000 A–B
Phòng đồ họa 500 – 750 - 1000 A-B
Phòng họp 300 – 500 - 1000
Nhà xưởng lắp ráp

Công việc thô, lắp ráp máy lạnh 200 - 300 -500 C–D
Công việc vừa, lắp ráp đầu máy, thân xe cộ 300 - 500 -750 B–C
Công việc chính xác, lắp ráp máy văn 500 – 750 – 1000 A–B
phòng và điện tử
Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ 1000 – 1500 - A–B
2000
Các khu vực chung trong công trình

Vùng lưu thông, hành lang 50 - 100 -150 D–E


Cầu thang, thang máy 100 - 150 -200 C–D
Nhà kho và buồng kho 100 - 150 -200 D–E

23
- Thông số của một số loại đèn thông dụng:

Loại đèn (công suất) Hiệu suất Tuổi thọ (h) Nhiệt độ CRI
phát sáng Tm (0K) (hay Ra)
(lm/W)
Đèn sợi đốt thông thường
(…40, 60, 75, 100 W ) 5÷20 750÷1.000 3.000 100
Đèn halogen (…150, 250,
300, 500, 1000,1500… 15÷25 2.000÷4.000 3.000 100
W)
Đèn halogen gương ở
điện áp 12 V (20, 35, 50 20 ÷35 2.000÷3.000 3.000 100
W)
Đèn huỳnh quang (… 18, 60÷100 15000÷24000 2.800÷ 50 ÷ 90
36, 58… W) 6.500
Đèn HQ compact
(5, 7, 9, 11, 15, 20, 23, 26 20 ÷55 10.000 2.700 ÷ 80
W) 50 ÷80 15.000÷ 6.400
( 27 ÷ 40 W) 20.000
Đèn thủy ngân cao áp (có
lớp bột huỳnh quang) (50, 30 ÷ 60 24.000 3400 42 ÷ 60
80, 125, 250, 400,
700…w)
Đèn metal halide (35, 70, 10.000 ÷
3.000  65÷90
150, 250, 400…w) 68 ÷105 20.000
4.200
Đèn Natri cao áp (…70, 1.900 ÷ 21 ÷ 85
100, 150, 250, 400…w) 80÷140 24.000 2.100
Đèn Natri hạ áp (18, 35, 100÷183 12.000 1.800 0
55, 90, 135, 180w) ÷16.000
LED Thay đổi Tùy theo màu Tùy theo Tùy theo
tùy theo (có thể đến màu màu
màu 100.000
Đèn cảm ứng 62÷87 70.000 3.000 ÷ ≥ 80
÷100.000 6.500

24
Phụ lục II

QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG
Ban hành kèm theo Thông tư số ??/201? /TT-BCT ngày ?? tháng ?? năm 201? của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương

1. Thực hiện kiểm toán năng lượng tại cơ sở sản xuất theo hướng dẫn tại phụ lục IV
trong thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 quy định về việc
lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
2. Trong quá trình kiểm toán cần lưu ý thu thập và xử lý các thông tin liên quan tới
việc tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng:
a. Thông tin về năng lượng đầu vào sử dụng (lưu ý khả năng phân bổ sử dụng
năng lượng theo quá trình sản xuất).
b. Thông tin về sản lượng đầu ra của các sản phẩm sản xuất chính (và cách
thức tính năng lượng tiêu thụ cho các sản phẩm này).
c. Khả năng kết hợp và qui đổi các sản phẩm để chuẩn hóa các chỉ tiêu hiệu
quả năng lượng trong các ngành công nghiệp.
d. Khi một phần của quá trình sản xuất được thuê ngoài thì phần năng lượng
của quá trình thuê ngoài này cần phải được thu thập và đưa vào quá trình
tính toán các chỉ số hiệu quả năng lượng.
3. Việc lựa chọn chỉ số hiệu quả năng lượng phụ thuộc vào đặc thù của các lĩnh vực
sản xuất công nghiệp cụ thể.
4. Kết hợp trình bày các thông tin về các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng trong báo cáo
kiểm toán và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất công
nghiệp.
5. Trình bày về mức độ cải thiện các chỉ số hiệu quả trong quá khứ và tiềm năng cải
thiện trong tương lai các chỉ số hiệu quả này.
6. Cập nhật “Mẫu Kế hoạch năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” đưa phần chỉ số hiệu quả năng lượng (năng
lượng sử dụng trên một đơn vị sản phẩm) vào báo cáo (phần 2.1 và 3.1).

25
Phụ lục III

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH HÓA CHẤT VÀ


CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐỀ
XUẤT
Ban hành kèm theo Thông tư số ??/201? /TT-BCT ngày ?? tháng ?? năm 201? của Bộ
Trưởng Bộ Công Thương

PII.1 Chỉ số hiệu quả năng lượng cho ba phân ngành


Tham khảo từ tài liệu “ENERTEAM, 2013, Final Report on Assessment of Energy
Saving Potential of Rubber, NPK fertilizer and Paint manufacturing industry, Report”.
Đây là kết quả dự án tư vấn của Bộ Công Thương và World Bank.

1. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất cao su tự nhiên:

2. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất phân bón NPK:

26
(xem lại dữ liệu phần này trong báo cáo của tư vấn vì chỉ số hiệu quả năng lượng
tăng khi qui mô tăng, đi ngược lại với tính kinh tế theo qui mô).

3. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất sơn nước:

4. Định mức năng lượng cho phân ngành sản xuất dung môi:

27
PII.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng cho ba phân ngành

Tham khảo từ tài liệu “ENERTEAM, 2013, Final Report on Assessment of Energy
Saving Potential of Rubber, NPK fertilizer and Paint manufacturing industry, Report”.

28

You might also like