You are on page 1of 36

Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

CHƯƠNG 19
ATM

ATM là giao thức cell rely do ATM Forum thiết kế và được ITU-T chấp thuận. Việc kết
hợp giữa ATM và B-ISDN cho phép kết nối với tốc độ cao trên mạng toàn cầu. Thực tế, ATM
có thể được xem là highway trong siêu xa lộ thông tin.

MỤC TIÊU THIẾT KẾ


Trong các thách thức cho nhà thiết kế ATM, thì có sáu điểm quan trọng. Thứ nhất và
quan trọng nhất là nhu cầu cho hệ truyền dẫn để tối ưu hóa việc dùng môi trường truyền dữ
liệu tốc độ cao, đặc biệt trong môi trường cáp quang. Ngoài khả năng cung cấp băng thông
rộng, thì các phương tiện truyền và môi trường truyền mới này lại rất ít bị ảnh hưởng của
nhiễu. Cần có một công nghệ mới để tận dụng các ưu điểm này và tăng tối đa tốc độ truyền.
Yếu tố thứ hai là nhu cầu giao diện của thiết bị mới với các thiế bị hiện hữu, như
nhiều dạng mạng gói khác nhau, nhằm cung cấp khả năng liên ké nối với nhau mà không làm
giảm hiệu quả cũng như phải thay thế chúng. ATM có đồng thời hiệu quả của mạng LAN
trong cự ly gần cùng với cơ chế của mạng WAN. Những người đề xuất ra ATM hy vọng rằng
ATM sẽ dần thay thế các hệ thống hiện có. Trong khi chờ đợi thì giao thức ATM cung cấp cơ
chế để sắp xếp các gói và frame của các hệ thống khác vào trong các cell ATM.
Thứ ba là nhu cầu phải thiết kế các thiết lập rẻ tiền là cho ATM có chi phí có thể
chấp nhận được. Nếu ATM trở thành backbone của thông tin quốc tế, thì chi phí cần phải thấp
để mọi người đều quan tâm đến.
Thứ tư, một hệ thống mới phải có thể hoạt động và hỗ trợ được các cấp viễn thông
hiện hữu (local loop, local provider, long-distance carrier, v.v, ..)
Thứ năm là hệ thống mới phải theo hướng kết nối để bảo đảm tính chính xác và
truyền chính xác (predictable delivery).
Yếu tố cuối nhưng chưa phải là sau cùng là phải sử dụng được nhiều nhất các
chức năng của phần cứng (cho tốc độ) và giảm thiểu tối đa chức năng của các phần mềm (một
lần nữa cũng do tốc độ).

Trước khi thảo luận về các giải pháp cần cho thiết kế, ta cần xem xét lại một số
vấn đề liên quan đến các hệ thống hiện hữu.

Các mạng gói


Thông tin số liệu ngày nay đều dựa trên chuyển mạch gói và mạng gói. Như đã biết thì
gói là tổ hợp của dữ liệu và các bit overhead có thể được chuyển qua mạng như một dơn vị
độc lâp. Các bit overhead có dạng header và trailer, hoạt động như một võ bọc nhằm cung cấp
các thông tin nhận dạng và địa chỉ cùng với dữ liệu cần cho định tuyến (routing), điều khiển
lưu lượng. kiểm tra lỗi, v.v...
Nhiều giao thức khác nhau dùng các gói có kích thước và cách viết khác nhau.
Khi mạng càng trở nên phức tạp, các thông tin phải được truyền trong header sẽ trở nên rất
lớn. Kết cục là ta có các header quá lớn so với kích thước của một đơn vị dữ liệu. Một số giao

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 461


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

thức đề nghị tăng kích thước đơn vị dữ liệu nhằm làm tương thích giữa kích thước của header
và dữ liệu, nhưng việc gia tăng kích thước dữ liệu cũng đồng thời là lãng phí, nhất là khi ít
thông tin truyền. Để cải thiện, một số giao thức cung cấp các kích thước gói mà người dùng
thay đổi được.
Hiện nay, ta có các giao thức dài đến 65.545 byte trong kết nối xa cùng lúc với các gói
chỉ có 200 byte.
Giao thông trong mạng hỗn hợp
Như bạn có thể tưởng tượng được thì việc các gói có kích thước khác nhau là cho lưu
thông là không thể dự báo được. Chuyển mạch, ghép kênh, và bộ định tuyến (router) phải có
các phần mềm tinh tế để quản lý nhiều kích thước gói khác nhau. Cần phải đọc các thông tin
từ header, đếm từng bit và ước lượng để bảo đảm tính toàn vẹn của từng gói. Việc kết nối liên
mạng với nhiều mạng gói khác nhau sẽ chậm và tốn kém, và hầu như là không thể thực hiện
được.
Một vấn đề khác là cần cung cấp một tốc độ truyền dữ liệu ổn định khi các gói có
kích thước không biết trước được và có nhiều thay đổi. Trong công nghệ broadband thì lưu
thông cần thiết phải được thực hiện dùng phương pháp ghép kênh theo thời gian. Thử nghĩ
xem việc gì xảy ra nếu nhiều gói ghép kênh từ hai mạng với nhiều yêu cầu khác nhau, một
mạng truyền một gói quá lớn còn mạng kia thì truyền gói quá nhỏ, như hinh 1

X
1 A X

C B A MUX
Hình 1
2

Nếu gói lớn X ở đường 1 đến bộ ghép kênh rất sớm so với gói bé từ đường 2, thì
bộ ghép kênh đặt gói X trước hết vào một đường mới. Tiếp đến, ngay cả khi gói đường 2 có
tính ưu tiên đi nữa thì bộ ghép kênh cũng không thể nào biết để chờ gói này mà phải xử lý gói
đã được chuyển đến. Gói A cần chờ cho đến khi tất ca dòng bit của X đã được truyền hết thì
mới được đưa vào tiếp theo. Kích thước của gói X tạo ra một thời gian trễ không công bằng
cho gói A, điều này cũng ảnh hưởng lên toàn bộ các gói trên đường 2.

Mạng cell
Các vấn đề có liên quan đến chuyển gói liên mạng có thể đươc khắc phục bằng
cách dùng một ý niệm được gọi là kết mạng tế bào (cell). Một cell là một đơn vị dữ liệu nhỏ
có kích thước không đổi. Trong mạng cell, thì dùng cell làm đơn vị cơ bản để trao đổi dữ liệu,
tất cả dữ liệu đều đươc nạp vào trong các cell giống nhau để được chuyển đi một cách đều đặn
và dự báo trước được. Do các gói có kích thước và format khác nhau, nên chúng cần được
chia nhỏ ra thành nhiều đơn vị nhỏ có cùng kích thước rồi nạp vào cell. Các cell này được
ghép kênh với các cell khác và định tuyến qua mạng cell. Nhờ các cell có kích thước giống
nhau và đều nhỏ nên vấn đề ghép kênh với các gói có kích thước khác nhau đã được loại trừ.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 462


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Một mạng cell dùng các cell làm đơn vị cơ bản để trao đổi dữ liệu. Một cell được định
nghĩa là một block thông tin nhỏ, có kích thước cố định.

Các ưu điểm của cell


Z Y X
1 C Z B Y A X

C B A MUX
Hình 2
2

Hình 2 cho thấy việc ghép kênh của hình 1 dùng hai đường gởi cell thay vì gởi gói đi.
Gói X đã được cắt ra thành 3 cell: X, Y, và Z. Chỉ có cell thứ 1 trên đường 1 là được đặt trước
cell 1 của đường 2. Các cell trong hai đường đươc hoán chuyển nhằm tránh thời gian chờ quá
dài.
Ưu điểm thứ hai trường hợp này là tốc độ cao của đường truyền khi ghép với
nhiều cell có kích thước bé tức là khả năng tạo ra được sự xấp xỉ dòng liên tục . Theo đó, ta có
khả năng tạo ra việc truyền trong thời gian thực, như trường hợp gói số điện thoại, mà không
bên nào phải lo sợ phải bị phân đoạn hay ghép kênh cả.

TDM không đồng bộ


A3 A2 A1

1
B2 B1 C3 B2 A3 C2 B1 A2 C1 A1

2 MUX
C3 C2 C1
Hình 3
3

ATM dùng phương pháp ghép kênh theo thời gian không đồng bộ còn được gọi là chế
độ truyền không đồng bộ để ghép kênh các cell đến từ nhiều kênh khác nhau. Phương pháp
này dùng các slot có kích thước cố định. Bộ ghép kênh ATM lấp các slot bằng các cell từ các
kênh khác nhau; khi kênh không có gì để truyền thì slot này trống.
Hình 3 minh họa phương thức ghép kênh ba ngõ vào. Trong bước thời gian đầu,
kênh 2 không có dữ liệu truyền, nên bộ ghép kênh dùng cell của kênh thứ 3. Khi tất cả các
cell đã được ghép kênh thì các slot ra là trống.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 463


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

KIẾN TRÚC MẠNG ATM


ATM là mạng chuyển cell. Bộ truy cập của user, được gọi là điểm cuối (end point) được
kết nối qua một giao diện user-mạng (UNI: user to network interface) đi đến chuyển mạch
bên trong mạng. Các chuyển mạch được kết nối qua giao diện mạng-mạng (NNI: network to
network interface), như minh họa ở hình 4.

Kết nối ảo:


Kết nối giữa hai end point được thực hiện thông qua đường truyền (TP: transmission
path), đường ảo (VP: virtual path) và mạch ảo (VC: virtual circuit).

UNI NNI NNI UNI

Switch
I II III

Switch Switch End points


NNI

End points
IV
Switch

Hình 4
UNI

End points

Một đường truyền TP là kết nối vật lý (dây điện, cáp, vệ tinh, v.v,...) giữa hai điểm cuối
hay chuyển mạch giữa hai chuyển mạch. Thí dụ trường hợp hai thành phố thì đường truyền là
tất cả mọi xa lộ kết nối trực tiếp đến hai thành phố này.
Một đường truyền được chia thành nhiều đường ảo. Một đường ảo (VP: virtual
path) cung cấp kết nối hay tập các kết nối giữa hai chuyển mạch. Thí dụ đường ảo là các xa lộ
nối hai thành phố. Mỗi xa lộ là một đường ảo, còn tập các xa lộ lại chính là đường truyền.

Mạng cell dùng cơ sở mạch ảo (VC: virtual circuit). Mỗi cell phụ thuộc vào một
bản tin đi theo cùng một mạch ảo và duy trì thứ tự nguyên thủy cho đến khi đến nơi nhận. Thí
dụ mạch ảo là các đường lane trong xa lộ (đường ảo). Hình 5 cho thấy quan hệ giữa đường
truyền (kết nối vật lý) , đường ảo (tổ hợp các mạch ảo được gom lại với nhau do chúng có
những phần chung), và mạch ảo là các kết nối luận lý giữa hai điểm với nhau.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 464


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

VC VC
VC VP VP VC
VC
VC
TP VC
VC
VC VP VP VC
VC VC
Hình 5

Để hiểu thêm về các ý niệm VP, và VC, hảy nhìn vào hình 6. Trong hình này thì 8
điểm cuối được kết nối dùng bốn VC. Tuy nhiên, hay VC đầu tiên thì có vẽ như như cùng
chia xẽ cùng một đường ảo từ chuyển mạch I đến chuyển mạch III, nên cần gom hai VC này
lại để tạo thành một VP. Mặt khác, hai VC khác cùng chia đường đi từ chuyển mạch I đến IV
đến cũng cần gom lại thành một VP.

VCs
VCs
VP VP
I II III

VP
VP

IV

Hình 6

VCs

Bộ nhận dạng:

VCI = 21
VCI = 21
VCI = 32 VPI = 14 This virtual connection is VPI = 14
VCI = 32
VCI = 45 uniquely defined using the pair : VCI = 45
VCI = 70
(14 21) VCI = 70
VCI = 74 VPI = 18 VPI = 18 VCI = 74
VCI = 45
VPI VCI VCI = 45
Hình 7

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 465


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

8 bits 16 bits
VPI VCI

28 bits

a. VPI and VCI in an UNI interface


Hình 8
12 bits 16 bits
VPI VCI

24 bits

b. VPI and VCI in an NNI interface


Trong mạng ảo, để chuyển đường dữ liệu tư một end point đến một end point khác, thì
cần phải nhận dạng kết nối ảo. Như thế, các nhà thiết kế ATM đã tạo ra hệ thống bộ nhận
dạng với hai mức: bộ nhận dạng đường ảo (VPI: virtual path identifier) và bộ nhận dạng mạch
ảo (VCI: virtual circuit identifier). VPI định nghĩa VP đặc thù và VCI định nghĩa một VP
riêng trong VP. VPI giống nhau trong mọi kết nối ảo được gom lại (một cách luận lý) bên
trong VP.

Chú ý là các kết nối ảo được định nghĩa từ các cặp số: VPI và VCI.
Hình 7 minh họa VPI và VCI trong một đường truyền (TP). Tính hợp lý khi chia bộ
nhận dạng thành hai phần sẽ trở thành rõ ràng khi ta thảo luận về phương pháp routing trong
mạng ATM.
Chiều dài của VPI cho giao diện UNI và NNI là khác nhau. Trong giao diện UNI,
thì VPI là 8 bit còn trong NNI là 12 bit. Chiều dài VCI là giống nhau trong hai giao diện (16
bit). Ta có thể nói rằng kết nối ảo được định nghĩa bằng 24 bit trong giao diện NNI. Xem hình
8.

Tế bào (cell):
Tế bào là đơn vị dữ liệu cơ bản trong mạng ATM. Một tế bào chỉ dài 53 byte trong đó 5
byte dùng cho header và 48 byte mang tải (dữ liệu của user có thể nhỏ hơn 48 byte). Ta sẽ
nghiên cứu chi tiết các trường của tế bào, nhưng lúc này ta có thể nói là hầu hết header do
VPI và VCI dùng nhằm định nghĩa kết nối ảo qua tế bào sẽ đi từ end point đến chuyển mạch
hay từ chuyển mạch này đến chuyển mạch khác. Xem hình 9.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 466


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Header Payload

VPI VCI

Hình 9 5 bytes 48 bytes


53 bytes

Thiết lập và kết thúc kết nối:


Tương tự như trong X.25 và Frame Relay, ATM dùng hai dạng kết nối: PVC và SVC.

A Hình 10 B

SETUP

SETUP
CALL PROCESSING

CALL PROCESSING

CONNECT

CONNECT CONNECT ACK

CONNECT ACK

Data transfer
RELEASE

RELEASE

RELEASE COMPLETE

RELEASE COMPLETE

PVC:
Kết nối dùng mạng ảo thường trực PVC (permanent virtual circuit) được thiết lập giữa
hai end point do network provider cung cấp. Giao thức VPI và VCI được định nghĩa cho kết
nối thường trực và các giá trị được nhập vào cho các bảng của mỗi chuyển mạch.

SVC:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 467


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Một kết nối chuyển mạch ảo được thiết lập mỗi khi một end point muốn kết nối
với các end point khác. ATM không thể tự thực hiện việc này được, nhưng cần lớp mạng thực
hiện và dịch vụ của các giao thức khác (như B-ISDN hay IP). Cơ chế báo chuông (signalling)
của các giao thức khác khi kết nối đòi hỏi phải dùng lớp mạng phải phụ trách hai end point.
Cơ chế này hiện phụ thuộc vào giao thức lớp mạng, như vẽ ở hình 10.

CHUYỂN MẠCH

ATM dùng chuyển mạch để định tuyến cell từ một end point nguồn đi đến end point
đích.
Tuy nhiên, để chuyển mạch hiệu quả, thì thường dùng hai dạng chuyển mạch: VP và
VPC.

Chuyển mạch VP:


Chuyển mạch VPchuyển đường cell chỉ dùng một VPI. Trong hình 11 cho thấu phương
thức chuyển mạch VP chuyển đường một cell. Một cell có VPI 153 đến chuyển mạch giao
diện 1. Chuyển mạch kiểm tra các bảng chuyển mạch của mình, trong đó chứa 4 phần thông
tin theo cột; giao diện số đến, VPI đến, số giao diện xuất tương ứng, và số VPI mới. Chuyển
mạch tìm bản vào của giao diện 1 và VPI 153 và phát hiện ra là tổ hợp này tương ứng với
giao diện ra 3 với VPI 140. Nó thay đổi VPI trong header thành 140 và gởi cell ra qua giao
diện 3.

Input Output
………………… ...………...…….
Interface VPI Interface VPI
Hình 11 …… …… …… ..…
…… …… …… ..…
1 153 3 140
…… …… …… ..…
…… …… …… ..…
VPI VCI
153 67
4 1
VPI VCI
140 67

3 2

Hình 12 cho ý niệm về chuyển mạch VP. VPI thì thay đổi nhưng VCI thì vẫn giữ như
củ.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 468


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Hình 12
4 1
VCI : 67
VPI : 153

VCI : 67
VPI : 140
3 2
Chuyển mạch VPC:
Chuyển mạch VPC chuyển hướng một cell dùng cả VPI và VCI. Việc chuyển đường
cần toàn bộ nhận dạng. Hình 13 cho thấy phương thức một VPC chuyển đường một cell. Một
cell dùng VPI 153 và VCI 67 dến giao diện chuyển mạch 1. Chuyển mạch kiểm tra bản
chuyển mạch của mình, trong đó lưu trữ 6 phần thông tin theo cột; số giao diện đến, VPI đến,
VCI đến, số giao diện ra tương ứng, VPI mới và VCI mới. Chuyển mạch nhận thấy bản vào
với giao diện 1, VPI 153, và VCI 67 và phát hiện là tổ hợp tương ứng với các giao diện ra 3.
VPI 140 và VCI 92. Chuyển mạch thay đổi VPI và VCI trong header lần lượt từ 140 và 92,
rồi gởi cell ra qua giao diện 3.

Input Output

Interface VPI VCI Interface VPI VCI


…… …… …… ..… ….. …..
…… …… …… ..… ….. …..
1 153 67 3 140 92
…… …… …… ..… ….. …...
…… …… …… ..… ….. …...
VPI VCI
153 67

4 1
VPI VCI
140 92 Hình 13
3 2

Hình 14 cho ý niệm về chuyển mạch VPC. Ta có thể nghĩ đến chuyển mạch VPC như là
tổ hợp của chuyển mạch VP và chuyển mạch VC.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 469


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

VC

Hình 14

4 1
VCI : 67
VPI : 153

VPI : 140
VCI : 92
3 2
VP

VPC

Ý tưởng là chia bộ nhận dạng kết nối ảo thành 2 phần nhằm cho phép chuyển đường
theo cấp. Hầu hết các chuyển mạch trong mạng ATM thì thường dùng chuyển mạch VP.
Chúng chỉ dùng VPY để chuyển đường. Các chuyển mạch ở biên của mạng, tức là tương tác
trực tiếp với các thiết bị cuối điểm (end point) thì dùng cả hai loại VPI và VCI.

SWITCH FABRICS
Ý tưởng cốt lõi của ATM là nhằm chuyển nhanh các cell qua mạng. Trong mạng ATM
hoạt động tại 155 Mbps, trong một giây có hơn 350.000 cell có thể đến các giao diện chuyển
mạch. Như thế thì cần có chuyển mạch để nhận và chuyển đường các cell càng nhanh càng
tốt. Hơn nữa, các chuyển mạch trong ATM phải được đồng bộ hóa, ngay cả khi không có cell
trong một số slot. Chuyển mạch có đồng hồ và chuyển một cell đến ngõ ra tại từng tick một.
Chuyển mạch crossbar: Xem hình 15

1
Input
2

Hình 15 0 1 2 3
Output
Knockout switch:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 470


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Vấn đề của crossbar là xuất hiện xung đột khi hai cell từ hai ngõ vào khác nhau cần đến
một ngõ ra. Chuyển mạch knockout đóng vai trò phân phối và xếp hàng nhằm hướng các cell
xếp hàng đến ngõ ra. Tuy nhiên, chuyển mạch knockout vẫn chưa được hiệu quả do với n ngõ
vào và n ngõ ra, thì cần phải có n2 crosspoint.

Input
2
Hình 16

Distributors

Queues

0 1 2 3
Output

Chuyển mạch Banyan (Banyan Switch):


Một xu hướng hiện thực hơn gọi là chuyển mạch Banyan (gọi theo ý tưởng (cây Bayan).
Một chuyển mạch Banyan là chuyển mạch nhiều tầng dùng các microswitch tại mỗi tầng
nhằm định tuyến các cell tại cảng ra được biểu diễn theo dãy nhị phân. Khi có n ngõ vào và n
ngõ ra, ta chỉ cần log2(n) tầng dùng n/2 microswitch tại mỗi tầng. Tầng dầu tiên định tuyến
các cell trên cơ sở các bit bậc cao trong dãy nhị phân. Tầng kế định tuyến các cell trên cơ sở
thứ bậc bit tiếp theo. Hình 17 cho thấy một chuyển mạch banyan có 8 ngõ vào và 8 ngõ ra. Số
tầng là log2(8)=3.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 471


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Left bit Middle bit Right bit


Hình 17

0 0 0 0 0
A-1 B-1 C-1
1 1 1
1

2 0 0 0 2
A-2 B-2 C-2
3 1 1 1 3

4 0 0 0 4
A-3 B-3 C-3
5 1 1 1 5

0 0 0
6 6
A-4 B-4 C-4
7 1 1 1 7

Hình 18 minh họa hoạt động. Trong phần a, một cell đến tại cảng vào 1 và sẽ đến cảng
ra 6 (dạng nhị phân là 110). Microswitch đầu tiên (A-2) định tuyến cell dựa trên bit đầu (1),
microswitch thứ hai (B-4) định tuyến cell trên cơ sở bit thứ hai (1), và microswtch thứ 3 (C-4)
định tuyến cell trên cơ sở bit thứ ba (0). Trong phần b, một cell đến cảng vào số 5 và sẽ đi đến
cảng ra 2 ( dạng nhị phân là 010). Microswitch thứ 1 (A-2) định tuyến cell rên cơ sở bit đầu
(0), microswitch thứ 2 (B-2) định tuyến cell trên cơ sổ bit hai (1) và microswitch thứ 3 (C-2)
định tuyến cell trên bit ba (0).

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
A-1 B-1 C-1 A-1 B-1 C-1
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

2 0 0 0 2 2 0 0 0 2
A-2 B-2 C-2 A-2 B-2 C-2
3 1 1 1 3 3 1 1 1 3

4 0 0 0 4 4 0 0 0 4
A-3 B-3 C-3 A-3 B-3 C-3
5 1 1 1 5 5 1 1 1 5

6 0 0 0 6 6 0 0 0 6
A-4 B-4 C-4 A-4 B-4 C-4
7 1 1 1 7 7 1 1 1 7
a. Input 1 sending a cell to output 6 (110) b. Input 5 sending a cell to output 2 (010)
Hình 18

Chuyển mạch Batcher-Banyan:


Khó khăn khi dùng chuyển mạch banyan là khả năng xung đột bên trong ngay cả khi hai
cell không được định tuyến đến cùng cảng ra. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách
sort các cell đến trên cơ sở cảng đích.
K.E. Batcher thiết kế chuyển mạch đến trước chuyển mạch banyan và sort các cell đến
theo cảng đến địa chỉ sau cùng. Tổ hợp này được gọi là chuyển mạch Batcher-banyan.
Chuyển mạch sorting dùng kỹ thuật hardware merging. Thông thường thì một modun phần

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 472


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

cứng khác được gọi là trap được thêm vào giữa chuyển mạch batcher và chuyển mạch banyan
(xem hình 19). Modun trap ngăn các cell trùng lặp ngõ ra đi cùng lúc đến chuyển mạch
banyan. Chỉ có một cell cho một đích đến trong mỗi stick; nếu có nhiều cell hơn thì phải chờ
đến tick kế tiếp.

0 0 0 0
0 A-1 B-1 C-1
1 1 1 1
1

2 0 0 0 2
A-2 B-2 C-2
3 1 1 1 3
Batcher Trap
switch module 4
4 0 0 0
A-3 B-3 C-3
5 1 1 1 5
0 0 0 6
6 A-4 B-4 C-4
7 1 1 1 7

Hình 19 Banyan switch

Các lớp ATM


Chuẩn ATM định nghĩa ba lớp. Đó là các lớp thích nghi ứng dụng, lớp ATM và lớp vật
lý, xem hình 20.

Application adaptation
Hình 20
layer (AAL)

ATM layer

Physical layer

Các điểm end point dùng cả ba lớp trong khi chuyển mạch thì chỉ dùng hai lớp phía
dưới (xem hình 21)
Lớp thích nghi ứng dụng (AAL: Application Adaptation Layer)
Lớp này cho phép các mạng hiện hữu (như mạng gói) kết nối với các phương tiện của
ATM. Giao thức AAL cho phép truyền từ các dịch vụ lớp dưới (thí dụ dự liệu gói) và đưa
chúng vào các cell có kích thước cố định của ATM. Các truyền dẫn này có thể có dạng bất kỳ
(thoại, dữ liệu, audio, viedeo, ..) và có tốc độ truyền cố định hay thay đổi được. Tại máy thu,
quá trình này được thực hiện ngược lại-các phân đoạn được kết nối lại thành format nguyên
thủy của chúng và đưa vào dịch vụ thu.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 473


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

AAL AAL

ATM ATM ATM ATM

Physical Physical Physical Physical

Hình 21

Dạng dữ liệu:
Thay vì dùng một giao thức cho mọi dạng dữ liệu, chuẩn ATM chia lớp AAL thành các
nhiều loại, mỗi loại hỗ trợ yêu cầu của nhiều dạng ứng dụng khác nhau. Các nhà thiết kế
ATM định nghĩa 4 dạng dòng dữ liệu: dữ liệu có tốc độ bit cố định, dữ liệu có tốc độ bit thay
đổi, dữ liệu gói theo hướng kết nối, dữ liệu gói không kết nối.
Constant-bit-rate (CBR): dữ liệu CBR liên quan đến các ứng dụng tạo ra và tiêu tốn bit với
tốc độ không đổi. Trong dạng ứng dụng này, các thời gian trễ khi truyền dẫn cần được giữ
tối thiểu và việc truyền dẫn phải thực hiện được trong thời gian thực. Các ứng dụng của
CBR bao gồm truyền thoại trong thời gian thực (đường điện thoại), nén thoại, dữ liệu, và
viđéo.
Variable bit rate (VBR): dữ liệu VBR liên quan đến các ứng dụng tạo ra và tiêu tốn bit với tốc
độ thay đổi. Trong các ứng dụng dạng này thì thì tốc độ bit thay đổi từ section này sang
section khác trong quá trình truyền dẫn, nhưng với các tham số đã được thiết lập trước.
Thí dụ các ứng dụng về nén dữ liệu thoại, dữ liệu và viđéo,
Dữ liệu gói theo hướng kết nối liên quan đến các ứng dụng gói truyền thống (như là X.25 và
giao thức TCP hay TCP/IP) như trong các mạch ảo.
Dữ liệu gói không theo hướng ứng dụng dùng hướng datagram trong việc định tuyến (tương
tự như giao thức IP trong TCP/IP)

ITU-T công nhận sự cần thiết phải có thêm các hạng mục khác, có khả năng thích nghị
được với cơ chế truyền điểm-điểm thay vì nhiều điểm hay truyền dẫn liên mạng. Lớp con
đươc thiết kế phù hợp với nhu cầu dạng truyền dẫn này được gọi là lớp thích ứng hiệu quả và
đơn giản (SEAL: simple and efficient adaptation layer).
Các dạng AAL được thiết kế để hỗ trợ các dạng dữ liệu này lần lượt được gọi là AAL1,
AAL2, AAL3, AAL4 và AAL5. Hiện nay do phát hiện thấy có sự trùng lặp giữa AAL3 và
AAL4, nên có sự kết hợp lại thành AAL3/4. AAL2 tuy vẫn còn là một phần của thiết kế
ATM, nhưng hiện không còn được sử dụng và các chức năng này được kết hợp với các chuẩn
còn lại.

Hội tụ và phân đoạn


Ngoài các chuẩn theo AAL, ITU-T còn chia theo nhóm chức năng. Như thế, mổi loại AAL
được chia thành hai lớp: lớp con hội tụ (CS: convergence sublayer) và lớp phân đoạn và hợp

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 474


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

đoạn (SAR: segmentation and reassembly sublayer) như minh họa ở hình 22. Chức năng của
từng lớp con nay thay đổi và được mô tả cho từng loại AAL.

CS CS CS CS
Convergence Convergence Convergence Convergence
A sublayer A sublayer A sublayer A sublayer
A A A A
L SAR L SAR L SAR L SAR
1 Segmentation 2 Segmentation 3 Segmentation 4 Segmentation
and and and and
reassembly reassembly reassembly reassembly

Hình 22 ATM layer

Physical layer

ALL1: hỗ trợ ứng dụng nhằm chuyển thông tin theo một tốc độ bit cố định, như thoại
và viđéo, và cho phép ATM kết nối với các mạng điện thoại số như DS-3 hay E-1

Lớp con hội tụ: lớp con này chia dòng bit thành các phân đoạn 47 byte rồi chuyển
chúng sang lớp con SAR bên dưới.

Phân đoạn và tái hợp (SAR: segmentation and Reassembly): hình 23 ho thấy
format của đơn vị dữ liệu ALL1 và lớp SAR, lớp này chấp nhận tải 47 byte từ CS rồi công
thêm vào một byte header (đầu). Kết quả là đơn vị dữ liệu 48 byte đưa sang lớp ATM, để
được đóng gói trong một cell.
Constant bit rate data from upper layer
……………….1110010010001111…………………..111110101010101………………………..
CS……………….1110010010001111…………………..111110101010101……………………….

SAR
A 47 bytes 47 bytes 47 bytes

A Header Payload Hình 23


1 byte 47 bytes
L
1 CSI SC CRC P CSI : Convergence sublayer identifier
SC : Sequence count
1 bit 3 bits 4 bits 1 bit
CRC : Cyclic redundancy check
P : Parity

Header trong lớp này bao gồm bốn trường:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 475


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Trường nhận dạng hội tụ CSI: (convergence sublayer indentifier) trường 1 bit được dùng
trong cảnh báo (signalling) việc chưa được định nghĩa rõ ràng
Đếm chuỗi SC (sequence count). Trường SC ba bit này là chuỗi modulo 8 được dùng để
ordering và nhận dạng các cell cho lỗi từ end-end và điều khiển lưu lượng.
Trường CRC (cyclic redundancy check): trường CRC 3 bit được tính toán trong bốn bit đầu
dùng bộ chia bốn bit x3+x+1. Ba bit có vẽ như là thừa nhưng mục tiêu không chỉ là phát
hiện các lỗi đơn trong cell mà còn nhằm sửa lổi một bit. Trong các ứng dụng không
dùng thời gian thực, thì lỗi trong một cell là inconsequential (cell có thể được truyền
lại). Trong ứng dụng thời gian thực, việc truyền lại không phải là option. Khi không thể
truyền lại thì chất lượng máy thu giảm đáng kể. Khi thiếu một cell thì bạn nghe một
tiếng click trong điện thoại hay một điểm đen trên màn hình; khi mát nhiều cell thì mới
có khả năng hủy hoại thông tin. Việc sử lỗi bit đơn một cách tự động giảm thiểu đáng kể
số cell bị thiếu và như thế đã cải thiện được chất lượng dịch vụ.
Trường P (parity): trường 1 bit là bit parity chuẩn được dùng để kiểm tra bảy bit đầu của
header. Parity bit có thể phát hiện các lỗi số lẻ nhưng không phát hiện được số lỗi chẳn.
Chứcnăng này được dùng để để sửa lỗi cho 4 bit đầu, nếu xuất hiện lỗi đơn thì cả CRC
và bit P sẽ phát hiện ra ngay. Trường hợp này thì CRC sẽ sửa lỗi để cell có thể được
chấp nhận. Tuy nhiên khi sai hai bit thì CRC phát hiện ra nhưng bit P thì không. Trường
hợp này thì CRC không sửa lỗi được và cell bị loại.

AAL2: dùng hỗ trợ các ứng dụng có tốc độ bit thay đổi
Lớp con hội tụ: format nhằm sắp xếp lại thứ tự của dòng bit nhận được, việc thêm
overhead không bàn ở đây.
Variable bit rate data from upper layer
……………….1110010010001111…………………..111110101010101……………………...

CS……………….1110010010001111…………………..111110101010101………………………..

SAR
45 bytes 45 bytes 45 bytes
A Hình 24
A Header
1 byte
Payload
45 bytes
Trailer
2 bytes
L
CSI SC IT LI CRC
2 1 bit 3 bits 4 bits 6 bits 10 bits
CSI : Convergence sublayer identifier LI : Length indicator
SC : Sequence count CRC : Cyclic redundancy check
IT : Information type

Lớp SAR (segmentation and reassembly): hình 24 cho thấy format của đơn vị dữ liệu
AAL2 tại lớp SAR. Chức năng trong lớp này là chấp nhận tải 45 byte từ CS và thêm vào một
byte header (đầu) và hai byte trailer (cuối đoạn). Kết quả là một đơn vị dữ liệu 48 byte được
đưa sang lớp ATM, rồi được đóng võ trong cell.
Overhead trong lớp này gồm 3 trường trong header và hai trường trong trailer:
Lớp con CSI (convergence sublayer identifier): trường 1 bit này được dùng để cảnh báo khi
chưa được định nghĩa rõ

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 476


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Trường SC (sequence count): dùng ba bit cho chuỗi modulo 8 được dùng để xếp thứ tự và
nhận dạng các cell trong phát hiện lỗi end-end và điều khiển lưu lượng.
IT (Information Type): các bit IT nhận dạng đoạn dữ liệu là beginning, middle, hay là end
của message.
LI (length Indicator): sáu bit đầu của trailer được dùng với segment cuối của message (trong
khi IT ở header chỉ đoạn cuối của message) để cho biết có bao nhiêu cell là dữ liệu và
bao nhiêu là padding. Nếu dòng bit nguyên thủy không chia được cho 45, thì các
dummy bit được thêm vào segment cuối to make up the difference. Trường này cho biết
các bit này bắt đầu từ đâu trong segment.
CRC. 10 bit cuối của đoạn cuối (trailer) là CRC cho toàn đơn vị dữ liệu. Đồng thời còn được
dùng để sửa các lỗi đơn trong đơn vị dữ liệu.

AAL3/4: Ban đầu thì lớp AAL3 được dùng để hỗ trợ cho các dịch vụ dữ liệu theo
hướng kết nối và AAL4 hỗ trợ dịch vụ không kết nối. Dần dần khi phát triển lên thì về cơ bản
hai giao thức này là giống nhau, nên được kết hợp này thành một thành AAL3/4.

Data from upper layer


User data < = 65,536 bytes
Hình 25
T : Type AL : Alignment
BT : Begin tag ET : End tag
BA : Buffer allocation L : Length
Header Trailer
A CS 1
T BT BA
1 2
PAD AL ET L
0-43 1 1 2
A SAR
44 bytes 44 bytes 44 bytes
L
3 Header
2 bytes
Payload
44 bytes
Trailer
2 bytes

/ ST CSI SC MID LI CRC


4 2 bits 1 bit 3 bits 10 bits 6 bits 10 bits
ST : Segment type
CSI : Convergence sublayer identifier LI : Length indicator
SC : Sequence count CRC : Cyclic redundancy check
MT : Multiplexing ID

Lớp con hội tụ: chấp nhận gói dữ liệu nhỏ hơn 65.535 (216-1) byte từ lớp dịch vụ phía
trên (như SMDS hay Frame Relay) rồi thêm vào header và trailer (xem hình 25). Header và
trailer cho biết bắt đầu và chấm dứt của message (dùng để tái hợp đoạn), củng như bao nhiêu
frame cuối là dữ liệu và bao nhiêu là padding. Vì gói có kích thước thay đổi, cần thiết phải có
thêm padding để bảo đảm là các segment này có cùng kích thước and that the control field fall
where the receiver expect to find them. Sau khi đã thiết lập xong header, trailer, và padding
thì message với các segment 44 byte được CS chuyển sang lớp SAR.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 477


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Chú ý là các header và trailer CS chỉ được thêm vào tại đầu và cuối của gói nguyên
thuỷu, chứ không cho mọi gói. Segment giữa được đưa đến lớp SAR mà không thêm vào
overhead. Theo cách này, ATM duy trì được tính thống nhất của gói nguyên thủy và giữ tỉ số
overhead/dữ liệu là bé. Các header và trailer của header CS AAL3/4 là:
T (Type): một bit T còn được giữ trong version trước của AAL3 và được đặt ở bit 0 trong
format này.
BT (Begin Tag) trường một byte dùng làm flag khởi đầu, nhận dạng cell đầu tiên của các gói
phân đoạn và cung cấp đồng bộ cho đồng hồ máy thu.
BA (Buffer Allocation): trường hai byte BA cho máy thu biết là cần có kích thước buffer cho
dữ liệu sắp tới.
PAD (Pad): padding được thêm vào khi cần để lấp đầy các cell cuối trong gói đã phân đoạn.
Tổng số padding có thể từ 0 đến 43 byte và được thêm vào segment cuối hay hai
segment cuối. Có thể xảy ra các trường hợp sau:
Khi số byte dữ liệu trong segment cuối vừa đúng là 40, thì không cần có padding (4 byte
trailer (phần cuối) được thêm vào segment 40 byte để tạo ra 44 byte).
Khi số byte dữ liệu của segment cuối nhỏ hơn 40 (từ 0 đến 39), padding được thêm vào
(từ 40 đến 1) để đưa tổng số lên là 40.
Khi số byte dữ liệu có được của segment cuối nằm giữa 41 và 44, thì thêm các byte
padding (43 đến 40) để đưa tổng số lến 84. Trong đó 44 byte đầu tạo thành một
segment hoàn chỉnh. 40 byte kế tiếp và trailer tạo ra segment sau cùng.
AL (Alignment): trường 1 byte được đưa vào để tạo phần cuối của trailer có độ dài 4 byte.
ET (Ending Tag): trường 1 byte dùng để tạo flag cuối dùng cho đồng bộ.
L (Length): trường 2 byte cho biết độ dài của đơn vị dữ liệu

Phân đoạn và tái hợp đoạn: hình 25 cho thấy format của đơn vị dữ liệu của AAL3/4.
Chức năng là chấp nhận tải 44 byte từ CS và thêm 2 byte header và 2 byte trailer. Kết quả là
đơn vị dữ liệu 48 byte được chuyển đến lớp ATM để đưa vào một cell.
Header và trailer trong lớp con này bao gồm:
ST (segment type): hai bit nhận dạng ST cho biết segment là bắt đầu, ở giữa hay ở cuối của
message, hay là một message chỉ có một segment.
CSI (convergence sublayer identifier): trường 1 bit này được dùng cảnh báo khi chưa được
định nghĩa rõ.
SC (sequence count): ba bit tạo modulo-8 được dùng để xếp thứ tự và nhận dạng các cell để
tìm lỗi end-end và điều khiển lưu lượng.
MID (multiplexing identification): trường 10 bit nhận dạngg cac cell đến từ nhiều tốc độ dữ
liệu khác nhau và đã ghép kênh trên cùng một kết nối ảo.
LI (length indicator): Sáu bit đầu của trailer được dùng cùng lúc với ST cho biết segment cuối
là dữ liệu hay là padding. Trường LI chỉ được dùng trong frame do ST nhận dạngg là
phần cuối cùng của message (cuôi gói).
CRC: 10 bit cuối của đoạn cuối (trailer) là CRC cho toàn đơn vị dữ liệu.

AAL5:
AAL3/4 cung cấp cơ chế kiểm tra lỗi và xếp thứ tự tuy dễ hiểu nhưng không nhất thiết
là cần cho mọi ứng dụng. Khi truyền dẫn không đi qua nhiều node hay ghép kênh với các
truyền khác, thì việc xếp theo thứ tự hay kiểm tra tỉ mỉ lỗi là một phi phạm lớn. Backbone của
ATM và LAN dùng kết nối điểm - điểm là thí dụ về các ứng dụng hiệu quả hơn . Trong các

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 478


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

ứng dụng này thì nhà thiết kế ATM đã cung cấp lớp con AAL thứ năm được gọi là lớp SEAL
(simple and efficace adaptation layer). AAL5 giả sử là tất cả các cell thuộc vào một bản tin
đơn thì được di chuyển tuần tự và như thế thì các chức năng còn lại thường được các header
CS và SAR đã được bao gồm trong các lớp trên của ứng dụng gởi tin. Từ đó, AAL5 không
cung cấp phần định địa chỉ, thứ tự truyền, hay các thông tin header tại CS hay SAR, ma chỉ
cung cấp một padding và bốn trường trailer tại CS.

Lớp con hội tụ: lớp này chấp nhận gói dữ liệu khống lớn hơn 65.535 byte từ lớp dịch
vụ trên và thêm vào 8 byte traiker cùng với số padding cần thiết nhằm đảm bảo vị trí của
trailer falls mà máy thu cần có (trong 8 bytes cuối của đơn vị dữ liệu sau cùng); xem thêm
hình 26. Sau khi thiết lập xong padding và trailer, CS chuyển message với 48 segment sang
lớp SAR.
Data from upper layer
User data < = 65,536 bytes
Hình 26

UU : User-to-user ID
T : Type
L : Length
A Trailer
PAD UU T L CRC
A CS 0-47 1 1 2 4

L SAR
48 bytes 48 bytes

5
Payload
48 bytes

Tương tự như trong AAL3/4, padding và trailer được thêm vào phần cuối của toàn
message, chứ không tại cuối mỗi segment. Như thế mỗi segment sẽ gồm 48 byte dữ liệu hay,
nếu là segment cuối thì 40 byte dữ liệu và 8 byte overhead (trailer). Trường đươc thêm vào
phần cuối message gồm có:
PAD (Pad): Tổng số padding trong gói có thể thay đổi trong khoảng từ 0 đến 47 byte. Luật
thêm padding vào cũng tương tự như trong AAL3/4, chỉ với một khác biệt là mỗi
segment phải là 48 bute thay vì 44 byte.
UU (User to User ID): trường 1 byte được dùng phục vụ user
T (Type): trường 1 byte còn để dành nhưng chưa định nghĩa
L (Lenght): trường 2 byte cho biết số lượng dữ liệu và padding trong message.
CRC: bốn byte cuối nhằm kiểm tra lỗi cho toàn đơn vị dữ liệu.

Phân đoạn và tái hợp đoạn: trong mức SAR thì không định nghĩa header hay trailer,
mà chuyển trực tiếp message sang lớp ATM.

LỚP ATM:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 479


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Cung cấp dịch vụ routing, quản lý lưu thông, chuyển mạch, và ghép kênh. Lớp xử lý lưu
thông ra ngoài bằng cách chấp nhận segment 48 byte t72 lớp con AAL và biến đổi chúng
thành cell 53 byte bằng cách thêm vào 5 byte header (xem hình 27).

From AAL layer


Segment
Hình 27 48 bytes

Header Segment
A
5bytes 48 bytes
T
M
53 bytes

Format Header:
ATM dùng hai format trong header này, một cell dùng cho giao diện người dùng - mạng
(UNI: user to network interface), còn lại là giao diện mạng - mạng (NNI: network to network
interface). Hình 28 cho thấy các header này trong format byte - by – byte phù hợp với ITU -
T ( mỗi hàng là một byte)

GFC : Generic flow control PT : Payload type


VPI : Virtual path identifier CLP : Cell loss priority
VCI : Virtual channel identifier HEC : Header error control

GFC VPI VPI


VPI VCI VPI VCI
VCI VCI
VCI PT CLP VCI PT CLP
HEC HEC

Playload Playload
data data

UNI Cell Hình 28 NNI Cell

GFC (Generic flow control): trường 4 bit cung cấp điều khiển lưu lượng tại mức UNI. Chuẩn
ITU – T xác định mức điều khiển lưu lượng này không cần cho mức NNI. Trong NNI
header, các bit này được thêm vào VPI. Giá trị VPI càng dài thì cho phép càng nhiều

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 480


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

đường ảo được định nghĩa trong mức NNI. Format của phần VPI này vẫn chưa được
định nghĩa.
VPI (Virtual path identifier): trường 8 bit trong cell UNI và trường 12 bit trong cell NNI.
VCI (Virtual channel identifier): trường 16 bit trong tất cả các frame
PT (Payload type): trường 3 bit, bit đầu định nghĩa tải như là user data hay thông tin quản lý.
Ý nghĩa của hai bit còn lại phụ thuộc vào bit đầu tiên như hình 29.

User data Management


0 0/1 0/1 1

Congestion bit Signaling bit Management bits


0 : no congestion 0 : no signaling 00 : link-associated management
1 : congestion 1 : signaling 01 : end-to-end management
10 : resource management
Hình 29 11 : reserved

CLP (Cell loss priority): trường một bit được dùng điều khiển nghẽn mạng. Khi kết nối bị
nghẽn mạch, các cell có độ ưu tiên thấp có thể bị loại nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ
cho các cell có độ ưu tiên cao hơn. Trường 1 bit này cho chuyển mạch biết các cell cần
loại bỏ hay duy trì. Bit 1 này cùng với bit CLP được đặt ở 1 sẽ được duy trì trong khi
còn có cell có CLP là 0. Khả năng phân biệt mức ưu tiên này đôi khi rất hiệu quả trong
một số trường hợp. Thí dụ, có user được chỉ định tốc độ x bit/giây nhưng lại không thể
tạo dữ liệu nhanh đến thế. User này có thể chèn vào đó các dummy cell trong dòng dữ
liệu nhằm làm gia tăng một cách nhân tạo tốc độ bit. Các dummy cell này có độ ưu tiên
là 0 nhằm cho biết là có thể loại bỏ chúng mà không ảnh hưởng đến dữ liệu hiện hữu.
Thí dụ thứ hai, là user được chỉ định dùng một tốc độ bit nhưng lại muốn truyền với tốc
độ cao hơn. Trường hợp này thì thì mạng có thể thiết lập trường này về 0 trong một số
cell nhằm thông báo là có thể loại bỏ chúng khi mạng bị quá tải.
HEC (Header error correction): là mã được tính toán cho bốn byte đầu của header. Đây chính
là CRC với bộ chia (divisor) x8 + x2 + x + 1 được dùng sửa lỗi đơn và nhiều dạngg lỗi
nhiều bit.

LỚP VẬT LÝ:


Lớp vật lý định nghĩa môi trường truyền, phương pháp mã hóa, và phương thức chuyển
đổi điện –quang. Lớp này cung cấp tính hội tụ với giao thức vận chuyển vật lý, như SONET
và T-3, cùng với cơ chế để biến đổi lưu lượng truyền cell thành lưu lượng truyền bit.
ATM Forum còn dành hầu hết các đặc tính trong lớp này cho các nhà thiết lập mạng.
Thí dụ, môi truyền vận chuyển có thể dùng cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, hay cáp quang (mặc
dù trong thực tế cáp xoắn đôi thì không dùng được cho mạng B-ISDN).

CÁC LỚP DỊCH VỤ:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 481


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

ATM forum định nghĩa bốn lớp dịch vụ: CBR, VBR, ABR và UBR. Trong đó, VBR
được chia nhỏ thành hai lớp con VBR – RT và VBR – NRT (xem hình 30)

Service classes

CBR VBR ABR UBR

Hình 30
VBR-RT VBR-NRT

CBR (constant bit rate):được thiết kế cho khách hành có nhu cầu về auđio trong thời gian
thực hay dịch vụ viđéo. Dịch vụ này tương tự như trong dedicated line như T-line.
VBR (variable bit rate): được chia thành hai lớp con: VRT-RT (real time) trong thời gian thực
dùng cho nhu cầu dùng dịch vụ trong thời gian thực như truyền dẫn auđio và viđéo và
VRT-NRT (nonreal time) khi không có nhu cầu dùng thời gian thực nhưng được dùng
kỹ thuật nén để tạo tốc độ bit thay đổi.
ABR (available bit rate): dùng truyền cell với tốc độ tối thiểu. Nếu mạng còn có khả năng
truyền tốt hơn thì tốc độ này có thể được gia tăng. ABR đặc biệt thích hợp trong các ứng
dụng có bản chất (bursty).
UBR (unspecified bit rate): nhằm cố gắng cung cấp tốt nhất nhưng chưa bảo đảm được.

Hình 31 cho thấy quan hệ giữa nhiều loại khác nhau với dung lượng tổng của mạng.

Capacity
Hình 31
100%
ABR and UBR

VBR

CBR
Time
T
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (QoS: Quality of Service)
Định nghĩa tập các thuộc tính liên quan đến tính năng của kết nối. Trong mỗi loại kết
nối, use có thể yêu cầu một loại thuộc tính khác nhau. Mỗi lớp dịch vụ liên quan đến một tập
các thuộc tính. Hình 32 minh họa hai categories và một số thuộc tính liên quan.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 482


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

QoS
attreibutes

Hình 32

User-oriented Network-oriented

SCR PCR MCR CVDT CLR CTD CDV CER

Các thuộc tính liên quan đến user: nhằm định nghĩa tốc độ truyền dữ liệu mà user
mong muốn. Điều này đươc thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ của mạng. Sau đây
là một số thuộc tính:
SCR (sustained cell rate: tốc độ duy trì liên tục): là tốc độ trung bình trong một thời gian dài.
Tốc độ thực của cell có thể thấp hơn hay cao hơn so với giá trị này, nhưng tốc độ trung
bình thì luông bằng hay bé hơn.
PCR (peak cell rate): định nghĩa tốc độ tối đa được máy phát gởi đi. Đôi khi tốc độ cell của
user có thể đạt trị đỉnh này, bao lâu mà SCR còn được duy trì.
MCR (minimum cell rate): định nghĩa tốc độ cell tối thiểu của sender chấp nhận được. Thí
dụ, nếu MCR là 50.000, thì mạng phải bảo đảm là sender phải gởi đi ít nhất là 50.000
cell/giây.
CVDT (cell variation delay tolerance): nhằm đo lường sự thay đổi của thời gian truyền cell.
Thí dụ, nếu CVDT là 5 ns, tức là sai biệt giữa thời gian truyền trễ cao nhất và thấp nhất
không được quá 5 ns

Thuôc tính liên quan đến mạng: bao gồm:


CLR (cell loss ratio): định nghĩa tỉ số giữa các cell thất lạc (hay truyền quá trễ để có thể bị
xem là thất lạc) trong quá trình truyền. Thí dụ, nếu máy phát gởi 100 cell và bị mất 1, thì
CLR = 1/100 = 10-2.
CTD (cell transfer delay): là thời gian trung bình cần tiết để một cell đi từ nguồn đến đích,
các giá trị lớn nhất và bé nhất của CTD là thuộc tính của mạng.
CDV (cell delay variation): là sai biệt giữa giá trị lớn nhất và bé nhất của CTD.
CER (cell error ratio): định nghĩa tỉ số các cell bị lỗi.

TRAFFIC DESCRIPTORS
Là cơ chế thiết lập các lớp dịch vụ và chỉ tiêu chất lượng, nhằm định nghĩa phương
hướng lưu thông mà mạng cố gắng thực hiện. Thuật toán dung thiết lập traffic descriptor được
gọi là GCRA (generalized cell rate algorithm). Thuật toán này dùng các biến thể của các thuật
toán thùng rò (leaky bucket) cho từng loại dịch vụ.

CÁC ỨNG DỤNG CỦA ATM

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 483


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

ATM được dùng trong mạng LAN và WAN, ta khảo sát các ứng dụng tại hai lớp này

ATM WANs
ATM cơ bản là công nghệ WAN nhằm cung cấp các cell trên cự ly xa. Trong dạngg ứng
dụng này, ATM chủ yếu được dùng để kết nối LAN hay các mạng MAN. Bộ dịnh tuyến giữa
mạng ATM và các mạng khác được sử dụng như một end point. Bộ định tuyến co hai ngăn
xếp (stack) của giao thức: một phụ thuộc vào ATM và một phụ thuộc vào giao thức khác, như
minh họa trong hình 33.

Others Others
Others Others
LLC AAL
AAL LLC
MAC ATM
ATM WAN ATM MAC
Physical Physical
Physical Physical
Ethernet
I II III
Token Ring

IV

X.25
Frame Relay Hình 33 (WAN)
(WAN)

Others Others Others Others


AAL AAL
LADP LADP
ATM ATM
Physical Physical Physical Physical

ATM LANs
ATM thì cơ bản là công nghệ của WAN. Tuy nhiên, tốc độ dữ liệu cao của công nghệ
(155 và 622 Mbpps) đã gây sự chú ý cho các nhà thiết kế có mong muốn tăng tốc độ hoạt
động của LAN. Tại lớp mặt, việc dùng công nghệ WAN trong LAN có vẽ rất tự nhiên. Thí
dụ, khi so sánh phần a và phần b của hình 34 thì phần a cho thấy dạngg Ethernet chuyển
mạch, còn phần b lại là ATM trong LAN. Cả hai phần đều dùng chuyển mạch để định tuyến
các gói hay cell giữa các máy tính. Tuy nhiên, sự giống nhau chỉ nằm ở mức bề mặt, còn
nhiều vấn đê phải đươc tiếp tục giải quyết. Một số vấn đề được tóm tắt ở phần dưới đây:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 484


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Ethernet switch ATM switch

Hình 34

` ` ` ` ` `

a. Ethernet LAN b. ATM LAN

Hướng không kết nối và hướng kết nối: Các giao thức mạng LAN truyền thống thí dụ
Ethernet là các giao thức không kết nối (connectionless). Một trạm gởi gói dữ liệu đến
trạm khác bao lâu mà gói đã sẳn sàng. Như thế thì không có bước thiết lập kết nối hay
bước kết thúc kết nối. Mặt khác, ATM là giao thức theo hướng có kết nối; một trạm
muốn gởi cell đi đến trạm khác thì trước hết phải thiết lập kết nối, và sau khi đã chuyển
cell đi xong, thì phải kết thúc kết nối.
Địa chỉ vật lý và bộ nhận dạngg kết nối ảo: Phương thức định địa chỉ khác so với các giao
thức truyền thống. Một giao thức không theo hướng kết nối như Ethernet định nghĩ
route cho gói đi từ nguồn đến đích. Trong giao thức theo hướng không kết nối như ATM
thì định nghĩa route của cell qua bộ nhận dạngg kết nối ảo (VPI hay VCI)
Multicasting và broadcasting delivery: Các mạng LAN truyền thống như Ethernet có thể
vừa là multicasting và broadcasting gói; một trạm có thể gởi gói đến một nhóm trạm hay
tất cả các trạm. Điều này không dễ thực hiện trong ATM cho dù thiết lập được kết nối
điểm - điểm.

LANE:
Một xu hướng được gọi là LANE (local network emulation) cho phép chuyển mạch
ATM hoạt động được như chuyển mạch LAN; cung cấp dịch vụ theo hướng không kết nối,
cho phép các trạm được dùng các địa chỉ truyền thống thay vì bộ nhận dạngg kết nối
(VPI/VCI), và cho phép truyền theo dạngg broacadsting. Từ cơ sở theo hướng client/server;
tất cả các trạm đều sử dụng phần mềm LEC (LANE client) và hai server dùng hai phần mềm
LANE server khác nhau là LES và BUS, như vẽ ở hình 35.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 485


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

LES BUS
(server) (server)

Hình 35 ATM switch

`
`

LEC LEC
(client) ` (client)
`

LEC ` ` LEC
(client) (client)
LEC LEC
(client) (client)

LES (LANE server software) được thiết lập trong các server LES. Khi trạm nhận một
frame cần gởi đến trạm khác dùng địa chỉ vật lý, thì LEC gởi một frame đặc biệt cho LES
server. Server tạo ra một mạch ảo giữa trạm nguồn và trạm đích. Bấy giờ, trạm nguồn có thể
dùng mạng ảo này (và bộ nhận dạngg tương ứng) để gởi frame đến trạm đích.
BUS (Broadcast/unknown server) dùng khi truyền muticasting hay broadcasting. Nếu
một trạm cần gởi một frame cho một nhóm trạm hay tất cả các trạm, thì frame này cần đi đến
trước hết server BUS; server này có kết nối thường trục ảo đến từng trạm. Server tạo các bản
copy của frame vừa nhận được và gởi bản copy này đến nhóm các trạm hay tất cả các trạm,
mô phỏng quá trình muticasting hay broadcasting. Ngoài ra, sever còn có thể gởi uncast frame
bằng các gởi frame cho từng trạm cho trường hợp địa chỉ của trạm chưa biết. Đôi khi điều này
còn hiệu quả hơn viêc dùng bộ nhận dạngg kết nối từ server LES.
Hình 36 minh họa các lớp tại mỗi trạm, server LES, và server BUS.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 486


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Upper LES BUS Upper


layers (server) (server) layers
LES BUS
AAL AAL
ATM ATM
Physical Physical

Upper Upper
ATM switch
layers layers
LES LES
AAL ` ` AAL
ATM
Hình 36
LEC ATM
LEC
Physical (cilent) (cilent) Physical

TỪ KHÓA VÀ CÁC Ý NỆM CƠ BẢN


AAL1 AAL2 AAL3/4 AAL5 AAL (application adaptation layer)
ATM (asynchronous transfer mode)
ABR (available bit rate)
Banyan switch Batcher-banyan switch
BUS (broadcast/unknown server)
Cell Cell network Cell relay
CDV (cell delay variation)
CER (cell error ratio)
CLR (cell loss ratio)
CTD (cell transfer delay)
CVDT (cell variation delay tolerance)
CBR (constant bit rate)
CS (convergence sublayer)
Knockout switch
LEC (LANE client) LES (LANE server)
LANE (local area network emulation)
MCR (minimum cell rate)
NNI (network to network interface)

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 487


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

PCR (peak cell rate)


QoS (quality of service)
SAR (segmentation and reassembly)
SCR (sustained cell rate)
TP (transmission path)
UBR (unspecified bit rate)
UNI (user to network interface)
VBR (variable bit rate)
VBR-RT (variable bit rate real time) VBR-NRT (variable bit rate nonreal time)
VC (virtual circuit) VCI (virtual circuit identifier)
VP (virtual path) VPI (virtual path indentifier)

TÓM TẮT
ATM (ansynchronous transfer mode) là giao thức cell relay, kết hợp với B-ISDN, cho phép
liên kết nối với tốc độ cao cho các mạng trên thế giới.
Cell là một khối thông tin bé có kích thước cố định.
Gói dữ liệu ATM là cell gồm 53 byte (5 byte header và 48 byte tải)
ATM giảm thiểu yếu tố thời gian trễ thay đổi khi truyền các gói có kích thước khác nhau.
ATM có thể hoạt động được trong thời gian thực
Các chức năng chuyển mạch và ghép kênh trong ATM có thể được thiết lập ở phần cứng.
ATM dùng phương pháp ghép kênh TDM không đồng bộ và mạng ảo thường trực.
UNI (user to network interface) là giao diện giữa người dùng và chuyển mạch ATM.
NNI (network to network interface) là giao diện giữa hai chuyển mạch ATM.
kế nối giữa hai điểm cuối (end point) được thực hiện qua đường truyền (TP), đường ảo (VP),
và mạch ảo (VC).
Kết hợp bộ nhận dạngg đường ảo (VPI) và bộ nhận dạngg mạch ảo (VCI) nhằm nhận dạngg
kết nối.
ATM có thể dùng mạch ảo thường trực (PVC) hay chuyển mạch ảo (SVC).
Một chuyển mạch ATM được đặc trưng bởi chuyển mạch VP hay VPC. Loại đầu định tuyến
cho cell chỉ dùng VPI. loại còn lại định tuyến cho cell dùng hai loại VPI và VCI.
Chuyển mạch crossbar, chuyển mạch knockout, banyan switch, và Batcher-banyan switch đều
có thể dùng trong chuyển mạch ATM
Chuẩn ATM định nghĩa ba lớp:
AAL được chia thành hai lớp con
Có bốn loại AAL, dùng cho từng loại dữ liệu đặc thù
Trong lớp ATM, thì 5 byte header được thêm vào 48 byte dữ liệu.
Chuyển mạch trong ATM cung cấp các quá trình chuyển mạch và ghép kênh.
Lớp dịch vụ ATM được định nghĩa bởi tốc độ bit phụ thuộc vào yêu cầu của user.
Chất lượng dịch vụ (QoS) phụ thuộc vào hiệu năng của kết nối và có thể được chia thành yếu
tố phụ htuộc user và yếu tố phụ thuộc mạng.
Traffic descriptors thiết lập các lớp dịch vụ và thuộc tính của QoS.
LANE (local area network emulator) cho phép chuyển mạch ATM hoạt động tương tự như
chuyển mạch LAN.

PHẦN LUYỆN TẬP

Câu hỏi ôn tập:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 488


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Trình bày sáu yêu cầu mà cơ sở hạ tầng dùng cho siêu xa lộ thông tin phải có?
Cho biết tại sao quá trình ghép kênh sẽ hiệu quả hơn nếu các đơn vị dữ liệu có cùng kích
thước?
Thảo luận về quan hệ giữa thời gian trễ, kích thước đơn vị dữ liệu, và việc truyền audio và
video trong thời gian thực?
Khác biệt giữa NNI và UNI?
Quan hệ giữa TP, VP, và VC?
Kết nối ảo trong ATM được nhận dạngg như thế nào?
Phương thức ghép kênh các cell trong ATM?
Mô tả format của cell ATM?
So sánh sự khác biệt giữa chuyển mạch VP và VCP?
Tại sao chuyển mạch Batcher-banyan lại tốt hơn chuyển mạch banyan phẳng?
Thảo luận về các phương pháp phát hiện lỗi khác nhau trong AAL?
Loại AAL nào không thêm header vào lớp SAR?
Tại sao cần thiết phải có padding trong cell ATM?
Mục tiêu của các lớp dịch vụ chất lượng là gì?
Khác biệt giữa PCR và MCR là gì?
Vai trò của bit CLP trong header của lớp ATM?
Tại sao dùng 12 bit cho VPI của kết nối NNI và 8 bit cho kết nối UNI?
Nêu ra các lớp ATM và chức năng của từng lớp?
Trình bày bốn lớp dịch vụ ATM và dạngg khách hàng mà chúng phục vụ?
ATM dùng trong WAN như thế nào?
Thảo luận về yếu tố thúc đẩy dùng ATM trong LAN?
Mục đích của phần mềm LES client/server?
Mục đích của phần mềm BUS client/server?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

ATM dùng môi trường truyền nào?


cáp xoắn đôi
cáp đồng trục
cáp quang
tất cả đều đúng
Trong thông tin dữ liệu, thì ATM có nghĩa là:
Automatic Teller Machine
Automatic Transmission Model
Asynchronous Telecommunication Method
Asynchronous Transfer Mode
ATM có tính chất nào, mà có thể buọc các cell đi theo cùng một đường, theo một trật tự:
tính không đồng bộ
tính ghép kênh
là mạng
dùng mạch định tuyến ảo
Lớp nào trong ATM tao lại format cho dữ liệu nhận được từ một mạng khác:
vật lý
ATM
thích ứng ứng dụng
biến đổi cell

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 489


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Lớp nào trong giao thức ATM có cell với 53 byte là kết quả sau cùng:
vật lý
ATM
thích ứng ứng dụng
biến đổi cell
Dạng AAL nào được thiết kế để hỗ trợ dòng dữ liệu có tốc độ bit không cố định:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Dạng AAL nào được thiết kế để hỗ trợ dòng dữ liệu có tốc độ bit cố định:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Dạng AAL nào được thiết kế để hỗ trợ chuyển mạch gói truyền thống dùng hướng mạch ảo:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Dạng AAL nào được thiết kế để hỗ trợ SEAL:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Kết quả sau cùng của SAR là gói dữ liệu có:
độ dài thay đổi
dài 48 byte
từ 44 đến 48 byte
dài hơn 48 byte
Trong lớp con SAR của AAL nào mà có thêm header 1 byte vào 47 byte dữ liệu:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Trong lớp con SAR của AAL nào mà có thêm header 1 byte và 2 byte trailer vào 47 byte dữ
liệu
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Trong lớp con SAR của AAL nào mà tải với 48 byte và không có thêm header hay trailer:
AAL1
AAL2
AAL3/4
AAL5
Để kết nối thì trong header của cell UNI dùng trường nào:
VPI (virtual path identifier)
VCI (virtual circuit identifier)
CLP (cell loss priority)

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 490


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

GFC (generic flow constant)


Cho biết trường nào trong cell header của lớp ATM cho biết có thể bỏ qua cell:
VPI (virtual path identifier)
VCI (virtual circuit identifier)
CLP (cell loss priority)
GFC (generic flow constant)
Phương phép ghép kênh trong ATM là:
FDM không đồng bộ
FDM đồng bộ
TDM không đồng bộ
TDM đồng bộ
Trong mạng ATM, tất cả các cell phụ thuộc vào một message đơn di chuyển như thế nào để
duy trì thứ tự ban đầu khi đi đến đích:
đường truyền
đường ảo
mạch ảo
tất cả đều sai
Để cung cấp kết nối hay tập các kết nối giữa hai chuyển mạch thì cần có:
đường truyền
đường ảo
mạch ảo
tất cả đều sai
Để cung cấp kết nối vật lý giữa điểm cuối với chuyển mạch hay giữa hai chuyển mạch thì cần
có:
đường truyền
đường ảo
mạch ảo
tất cả đều sai
VPI trong UNI có độ dài:
8
12
16
24
VPI trong NNI có độ dài:
8
12
16
24
Trong chuyển mạch VP thì ________không đổi, còn ____thì có thể thay đổi:
VPI; VCI
VCI; VPI
VP; VPC
VPC; VP
Trong chuyển mạch dạngg nào mà VPI và VCI đều có thể thay đổi:
VP
VPC
VPI
VCI
Cho biết dạngg chuyển mạch có dạngg đa tầng dùng microswitch tại mỗi tầng và định tuyến
các cell trên cơ sở cảng ra:

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 491


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

crossbar
knockout
banyan
Batcher-banyan
Dạngg chuyển mạch nào dùng bộ phân phối và queue để định hướng cell tại ngõ ra:
crossbar
knockout
banyan
Batcher-banyan
Dạngg chuyển mạch nào có n x m crosspoint với n ngõ vào và m ngõ ra và không dự báo tình
trạng xung đột:
crossbar
knockout
banyan
Batcher-banyan
Dạngg chuyển mạch nào giảm thiểu khả năng xung đột bên trong của chuyển mạch
crossbar
knockout
banyan
Batcher-banyan
Sai biêt giữa CTD tối đa và tối thiểu được gọi là:
tỉ số tổn thất
thời gian truyền trễ
thay đổi thời gian trễ
tỉ số lỗi
Tỉ số giữa cell thất lạc và cell gởi đi gọi là:
tỉ số tổn thất
thời gian truyền trễ
thay đổi thời gian trễ
tỉ số lỗi
Cho biết loại dịch vụ thích hợp với các ứng dụng dùng bursty data:
CBR
VBR
ABR
UBR
Cho biết loại dịch vụ nào thích hợp với khách hàng có nhu cầu trong thời gian thực:
CBR
VBR
ABR
UBR
Cho biết yếu tố nào lớn hơn SCR
PCR
MCR
CVDT
Tất cả đều đúng
Để đo lường thay đổi của thời gian truyền cell thì dùng:
a. SCR
b. PCR
c. MCR
d. CVDT

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 492


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Nếu SCR là 60.000 và PCR là 70.000 và MCR là 55.000, cho biết số cell ít nhất có thể được
gởi trong một giây:
a. 55.000
b. 60.000
c. 70.000
d. 5.000
Chỉ số đo cell bị lỗi là:
a. CLR
b. CTD
c. CDV
d. CER
Nếu có CTD tối đa là 10 s và CTD tối thiểu là 1s, thì yếu tố nào có giá trị 9 s:
a. CLR
b. CTD
c. CDV
d. CER
Dạngg phần mềm nào cho phép chuyển mạch ATM mô phỏng chuyển mạch LAN:
a. LEC
b. BUS
c. BES
d. LANE
Dạngg phần mềm nào cho phép ATM LAN muticasting và broadcasting
a. LEC
b. BUS
c. BES
d. LANE

BÀI LUYỆN TẬP

Một lớp AAL1 nhận dữ liệu có tốc độ 2 Mbps. Lớp ATM có thể tạo ra bao nhiêu cell trong
một giây?
Cho biết hiệu quả của ATM dùng AAL1 (tỉ số bit nhận được trên số bit gởi đi)?
Một lớp AAL2 nhận dữ liệu có tốc độ 2 Mbps. Lớp ATM có thể tạo ra bao nhiêu cell trong
một giây?
Cho biết hiệu quả của ATM dùng AAL2 (tỉ số bit nhận được trên số bit gởi đi)?
Nếu ứng dụng dùng AAL3/4 nhận được 47.787 byte dữ liệu đến lớp con CS, cho biết cần có
bao nhiêu byte padding? Bao nhiêu đơn vị dữ liệu đi từ lớp SAR đến lớp ATM?
ATM dùng AAL3/4 có hiệu năng phụ htuộc lên kích thước của gói không? giải thích?
Số cell tối thiểu từ góicó được từ lớp AAL3/4 là bao nhiêu? số cell tối đa do gói vào tạo nên
là bao nhiêu?
Số cell tối thiểu từ góicó được từ lớp AAL5 là bao nhiêu? số cell tối đa do gói vào tạo nên là
bao nhiêu?
Giải thích tạo sao AAL1 và AAL2 không cần padding, còn AAL3/4 và AAL5 thì cần?
Dùng AAL3/4, cho biết tình huống xảy ra khi ta cần số padding như sau:
không có padding
40 byte
43 byte

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 493


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

Dùng AAL5, cho biết tình huống xảy ra khi ta cần số padding như sau:
không có padding
40 byte
47 byte
Trong cell 53 byte, cho biết có bao nhiểu byte phụ thuộc vào user (giả sử là không có
padding) trong các trường hợp sau:
AAL1
AAL2
AAL3/4 (không phải là cell đầu tiên hay cuối cùng)
AAL5 (không phải là cell đầu tiên hay cuối cùng)
Trong bài 73, cho biết hiệu quả của từng loại AAL?
So sánh AAL1 và AAL2. Nếu cả hai đều thu với cùng tốc độ bit, thì lớp nào tạo ra nhiều cell
hơn?
Điền vào bảng B.76 nhằm cho thấy lớp nào tích cực hơn trong các loại AAL
B.76

Sublayer ALL1 ALL2 ALL3/4 ALL5

Cs

SAR

Điền vào bảng B.77 kích thước các đơn vị dữ liệu tại lớp con SAR của các loại AAL
B.77

Sublayer ALL1 ALL2 ALL3/4 ALL5

SAR

Đánh dấu X vào cột thích hợp trong bảng B.78 cho các trường dùng trong lớp con CS của các
AAL
B.76

Sublayer ALL1 ALL2 ALL3/4 ALL5

BT

BA

AL

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 494


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

ET

UU

Đánh dấu X vào cột thích hợp trong bảng B.79 cho các trường dùng trong lớp con SAR của
các AAL
B.76

Sublayer ALL1 ALL2 ALL3/4 ALL5

CSI

SC

CRC

IT

LI

ST

MID

Cho thấy ngõ ra của bộ ghép kênh ATM tại hình 80

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 495


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 19: ATM

A3 A2 A1

B1

C4 C2 C1
MUX
D2 D1 Hình 80

Có bao nhiêu kết nối ảo có thể được định nghĩa trong giao diện UNI? Và trong NNI?
Một user muốn gởi đi một cell trong mỗi micrôgiây với khả năng gởi nhanh nhất là một cell
trong một nanôgiây. Tuy nhiên, user này cần được bảo đảm là có hể gởi một cell trong
mỗi micrôgiây. Trả lời các câu hỏi sau:
Nếu một cell cần 10 micrôgiây để đi đến đích, cho biết CTD là bao nhiêu?
Một mạng bị mất 5 cell khi truyền 10.000 và bị lỗi 2 cell. Cho biết CLR là bao nhiêu? CER là
bao nhiêu?

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 496

You might also like