You are on page 1of 23

Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

CHƯƠNG 18
TIẾP SÓNG KHUNG (FRAME RELAY)

1. Mở đầu
Hiện nay, bản chất về nhu cầu của WAN đã có nhiêu thay đổi lớn. Các công nghệ
WAN trước đây, như T-lines hay X.25, không còn đáp ứng được các nhu cầu của người dùng
nữa. Người dùng quan tâm đến tốc độ truyền cao hơn, chi phí thấp hơn, xử lý hiệu quả hơn
việc truyền loạt dữ liệu, với ít overhead hơn. Công nghệ tiếp sóng khung là công nghệ mạch
ảo (virtual-circuit) nhằm cung cấp các dịch vụ ở các lớp cấp thấp (lớp vật lý và lớp kết nối dữ
liệu) nhằm đáp ứng các nhu cầu sau:
 Truyền dữ liệu tốc độ cao với chi phí thấp. Trước đây thì nhiều tổ chức dùng công
nghệ mạng WAN như đường dây thuê hay X.25 để kết nối các máy tính đơn. Tốc độ dữ
liệu thì tương đối thấp. Hiện nay thì nhiều tổ chức dùng mạng LAN tốc độ cao và muốn
dùng mạng WAN để kết nối các mạng LAN này. Một giải pháp là dùng T-line, nhưng
các đường dây này chỉ cung cấp được các kết nối điểm-điểm, chứ không phải là nhiều
điểm với nhiều điểm. Việc tạo mạng dạng lưới dùng T-line thì rất tốn kém. Thí dụ, để
kết nối sáu mạng LAN thì cần phải có 15 đường T-line. Tuy nhiên, ta chỉ cần sáu đường
T-line để kết nối sáu mạng này với mạng tiếp sóng khung. Tiếp sóng khung cung cấp
cùng loại dịch vụ với chi phí thấp hơn. Hình 1 cho thấy khác biệt này.
 Truyền loạt dữ liêu (bursty data)
Một số dịch vụ do các nhà cung cấp mạng diện rộng có giả sử là người dùng có
tốc độ truyền không đổi. Thí dụ, với đường T-1 thì được thiết kế cho người dùng có tốc
độ truyền ổn định là 1,544 Mbps. Dạng dịch vụ này không thích hợp với nhiều người
dùng hiện nay có nhu cầu về truyền loạt dữ liệu (bursty data). Thí dụ, người dùng muốn
gởi dữ liệu 6 Mbps trong 2 giây, 0 Mbps (không gởi) trong 7 giây và 3,44 Mbps trong 1
giây, tức là 15,44 Mbps trong thời gian 10 giây. Như thế tốc độ truyền trung bình là vẫn
là 1,544 Mbps, thì đường T-1 không chấp nhận dạng yêu cầu này do chúng được thiết
kế để hoạt động với tốc độ truyền không thay đổi, chứ không dùng được cho truyền loạt
dữ liệu. Truyền loạt dữ liệu thì cần thiết phải có khổ sóng truyền được gọi là khổ sóng
theo nhu cầu (bandwidth on demand). Người dùng cần được cấp nhiều cở khổ sóng khác
nhau tại các thời điểm khác nhau. Hình 2 minh hoạ sự khác biệt giữa tốc độ truyền dữ
liệu cố định và dữ liệu truyền loạt.
Tiếp sóng khung chấp nhận dữ liệu truyền loạt. Một người dùng được bảo đảm
một tốc độ dữ liệu trung bình các thể tăng cao trong khi truyền loạt dữ liệu.

 Cải thiện môi trường truyền để có overhead thấp hơn. Chất lượng của môi trường
truyền đã được cải thiện đáng kể trong thập niên vừa qua, với độ tin cậy tốt và ít lỗi hơn.
Hiện không còn cần có mạng WAN để thực hiện kiểm tra kép các hỏng hóc tiềm năng;
rất phí phạm về tài nguyên và thời gian nữa. X.25 đã cung cấp các phương pháp kiểm
tra lỗi và lưu lượng rất tốt. Các khung được kiểm tra độ chính xác tại mỗi nút (trạm) khi
chúng được định tuyến. Mỗi trạm giữa một bản sao (copy) của khung gốc cho đến khi
như được xác nhận từ trạm kế tiếp là dữ liệu đã đến rồi. Các phương pháp kiểm tra từ
trạm đến trạm được thiết lập trong lớp kết nối dữ liệu của mô hình OSI. Tuy nhiên, X.25
lại không chỉ dừng tại đây, mà còn kiểm tra lỗi từ nguồn đến máy thu trong lớp mạng.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 438


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Nguồn giữ một bản sao của khung gốc cho đến khi nhận được xác nhận từ điểm nhận
cuối cùng. Hầu hết quá trỉnh lưu thông trên mạng X.25 được dành cho kiểm tra lỗi nhằm
bảo đãm độ tin cậy của dịch vụ. Hình 3 minh họa các yêu cầu về lưu thông cần thiết để
truyền một khung từ nguồn đến máy thu. Khối màu trắng chỉ dữ liệu và xác nhận kết nối
dữ liệu. Chỉ có một phần tư trong lưu lượng này được dùng cho bản tin, phần còn lại là
dùng cho độ tin cậy. Quá trình này được đưa vào mạng X.25 do trước đây thì môi
trường truyền còn bị nhiều ảnh hưởng của nhiễu hơn so với môi trường hiện nay.

Điều không may là các overhead này lại tiêu tốn nhiều khổ sóng nên không dùng được
cho truyền dữ liệu bản tin. Khi khổ sóng bị giới hạn thì tốc độ truyền tỉ lệ với khổ sóng kênh
truyền hiện hữu, lại bị giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra, việc yêu cầu mỗi trạm phải lưu trử bản
sao của khung trong khi chờ kết quả xác nhận còn tạo thêm nút nghẽn giao thông và như thế
càng làm giảm tốc độ truyền.
Việc cải thiện môi trường truyền truyền thống và qua việc dùng nhiều cáp quang,
ít bị ảnh hưởng của nhiễu so với cáp kim loại, đã làm giảm đáng kể xác suất lỗi truyền đến

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 439


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

mức mà quá trình kiểm tra lỗi trở nên không cần thiết và còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt
động của hệ thống.
Tiếp sóng khung thì không cung cấp quá trình kiểm tra lỗi hay yêu cầu xác nhận
trong lớp kết nối dữ liệu. Thay vào đó, kiểm tra lỗi được giao cho các giao thức của các lớp
mạng và lớp vận tải, đang dùng các dịch vụ của tiếp sóng khung (tiếp sóng khung chỉ hoạt
động ở lớp vật lý và lớp kết nối dữ liệu). Một số hoạt động của lớp kết nối dữ liệu được giảm
thiểu và một số thì được phối hợp lại. Thay thế cho tình huống phức tạp ở hình 3, ta có
phương thức truyền đơn giản hơn như vẽ ở hình 4.

Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa X.25 và FRame Relay như trong bảng 1

Ưu điểm:
Tiếp sóng khung (Frame Relay) có rất nhiều ưu điểm so với các mạng diện rộng
như X.25 hay T-lines:
 Tiếp sóng khung hoạt động với tốc độ truyền cao hơn (1,544 Mbps hay hiện nay đã lên
đến 44,376 Mbps). Điều này có nghĩa là có thể dùng thay cho mạng hình lưới hay
đường T-1 hoặc T-3.
 Tiếp sóng khung hoạt động ở các lớp vật lý và kết nối dữ liệu. Điều này có nghĩa là có
thể được dùng một cách dễ dàng trong mạng trục sống (backbone) nhằm cung cấp các
dịch vụ cho các giao thức hiện hữu của giao thức lớp mạng. Thí dụ, giao thức TCP/IP
hiện có trong giao thức lớp mạng (IP), nếu TCP/IP cần dùng các dịch vụ của X.25, thì
có sự trùng lặp về chức năng của lớp mạng: X.25 tự thân đã có lớp mạng và TCP/IP thì

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 440


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

cũng có lớp mạng riêng của mình. Trường hợp trùng lặp này không xảy ra cho tiếp sóng
khung do: TCP/IT thì dùng lớp mạng riêng của mình còn tiếp sóng khung thì cung cấp
các dịch vụ tại các lớp vật lý và lớp kết nối dữ liệu.
 Tiếp sóng khung cho phép truyền loạt dữ liệu. Người dùng không nhất thiết phải dính
cặt vào một tốc độ truyền cố định như trong trường hợp của X.25 hay T-lines.
 Tiếp sóng khung cho phép các khung có kích thước đến 9.000 byte và thích hợp cho mọi
dạng khung của các mạng cục bộ.
 Tiếp sóng khung có chi phí thấp hơn so với các dạng mạng WAN khác.

Yếu điểm:
Bản thân tiếp sóng khung thì cũng chưa hoàn hảo. Ngoài yếu tố là có chi phí thấp
thì vẫn còn tồn tại một số yếu điểm như sau:
 Mạng tiếp sóng khung tuy vận hành ở tốc độ 44,376 Mbps, nhưng vẫn chưa đủ cao đối
với các giao thức có tốc độ cao hơn (như B-ISDN).
 Tiếp sóng khung cho phép các khung có độ dài thay đổi được. Điều này có thể dẫn đến
các thời gian trể có độ dài thay đổi cho nhiều kiểu người dùng khác nhau. Chuyển mạch
tiếp sóng khung xử lý các khung lớn của một người dùng và một khung nhỏ của người
dùng khác. Các khung được này được lưu trữ trong cùng một hàng đợi (queue) nếu
chúng đi ra từ cùng một giao diện. Thời gian trễ của khung nhỏ tiếp theo sau một khung
lớn thì sẽ khác với thời gian trễ của một khung bé tiếp đi theo mộ khung bé; người dùng
các khung trễ bị thua thiệt.
 Do có nhiều thời gian trễ khác nhau, mà không phụ thuộc vào sự điều khiển của người
dùng, cho nên tiếp sóng khung không thích hợp để gởi đi các dữ liệu nhạy cảm với thời
gian trễ (delay sensitive data) như tín hiệu auđio hay viđéo trong thời gian thực. Thí dụ
như, tiếp sóng khung không thích hợp với hội thảo từ xa (teleconferencing).

Vai trò của tiếp sóng khung:


Tóm lại, tiếp sóng khung có thể được dùng làm trục sống (backbone) có tốc độ
cao với chi phí thấp nhằm kết nối các mạng cục bộ không có nhu cầu thông tin trong thời gian
thực nhưng phải gởi nhiều dữ liệu truyền loạt (bursty data). Hơn nữa, hiện nay thì tiếp sóng
khung cung cấp được cả kết nối thường trực lẫn kết nối chuyển mạch. Khi người dùng cần kết
nối thường trực thì sẽ chi trả theo cơ sở kết nối kênh thuê, còn người cần kết nối chuyển mạch
thì trả trên lượng dùng kênh.

2. Hoạt động tiếp sóng khung


Tiếp sóng khung cung cấp kết nối thường trực ảo và kết nối chuyển mạch ảo. Các thiết
bị nhằm kết nối người dùng với mạng được gọi là DTE. Chuyển mạch định tuyến các khung
qua mạng được gọi là DCE (xem hình 5). Tiếp sóng khung thường được dùng như mạng
WAN nhằm kết nối với các mạng LAN hay các máy tính chủ (mainframe). Trong trường hợp
đầu thì bộ định tuyến (router) hay cầu nối (bridge) có thể được dùng làm DTE và kết nối
mạng LAN, được xem như DCE, với chuyển mạch tiếp sóng khung thông qua dây thuê (lease
line). Trường hợp thứ hai thì máy tính chủ tự thân đã có thể được dùng như DTE thông qua
các phần mềm thích hợp.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 441


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Mạch ảo (Virtual circuits)


Tiếp sóng khung là dạng mạng mạch ảo. Do đó, không dùng phương pháp định địa
chỉ vật lý cho các DTE được kết nối với mạng. Tương tự như các dạng mạng ảo khác, tiếp
sóng khung dùng bộ nhận dạng mạng ảo (vitual circuit idetifier). Tuy nhiên, bộ nhận dạng
mạng ảo trong tiếp sóng khung thì hoạt động trong lớp kết nối dữ liệu, khác với trường hợp
X.25 thì hoạt động trong lớp mạng.

Tiếp sóng khung nhận dạng mạng ảo bằng một số được gọi là nhận dạng kết nối nối
dữ liệu DLCI (data link connection identifier). Khi mạng thiết lập mạch ảo, thì DTE được cho
một số DLCI dùng cho truy cập các DTE ở xa (remote DTE). DTE tại chổ (local DTE) dùng
số DLCI này để gởi các khung đến remote DTE. Hình 6 minh họa nhiều mạch ảo và các
DLCI tương ứng. Chú ý là có 2 DLCI mang số 33; cả hai đều có giá trị vì chúng định nghĩa
các mạch ảo khác nhau do các DTE khác nhau cung cấp.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 442


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Để hiểu thêm về phương pháp định nghĩa DLCI trong kết nối ảo, hảy thảo luận về
hai kiểu kết nối trong tiếp sóng khung là PVC và SVC.

PVC
Kết nối mạch ảo thường trực PVC (permanent virtual circuit) được nhà cung cấp mạng
thiết lập giữa hai DTE. Hai DTE được kết nối thường trực dùng phương pháp kết nối ảo. Hai
DLCI được định nghĩa cho giao diện UNI tai hai đầu cuối kết nối, như vẽ ở hình 7.

Kết nối thường trực PVC là dạng kết nối được thực hiện trong tiếp sóng khung mới
xuất hiện. Hiện nay thì đã có thể kết nối thông tin giữa hai DTE với nhau thông qua chuyển
mạch ảo.

SVC

Trong kết nối chuyển mạch ảo SVC (swiched virtual circuit), mỗi khi DTE cần tạo kết
nối với DTE khác, thì có thể thiết lập một kết nối mạch ảo mới. Phương thức này được thực
hiện như thế nào? Trong trường hợp này tự thân tiếp sóng khung không thể thực hiện được,
mà cần có các dịch vụ của các giao thức khác có lớp mạng và địa chỉ trong lớp mạng (thí dụ
ISDN hay IP). Cơ chế báo chuông (signalling) của các giao thức này cho phép yêu cầu kết nối

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 443


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

dùng địa chỉ lớp mạng của DTE A và DTE B. Cơ chế chính xác phụ thuộc vào giao thức lớp
mạng, tuy nhiên ý tưởng tổng quát được trình bày trong hình 8.
DTE tại chổ (địa phương; local DTE) gởi bản tin SETUP đến bộ remote DTE, DTE này
đáp ứng với bản tin CONNECT. Sau pha kết nối, mạch ảo được thiết lập để hai DTE này có
thể trao đổi dữ liệu. Các DTE đều có thể tạo bản tin RELEASE để kết thúc kết nối. Hình 9
minh họa DLCI dùng trong kết nối SVC.

DLCI trong Mạng


DLCI không chỉ dùng định nghĩa mạch ảo giữa DTE và DCE, mà còn được dùng để
định nghĩa mạch ảo giữa hai DCE (chuyển mạch) bên trong mạng. Chuyển mạch định nghĩa
DLCI cho mỗi kết nối ảo trong giao diện. Điều này có nghĩa là hai kết nối khác nhau trong hai
giao diện khác nhau có thể có cùng DLCI. Nói cách khác, DLCI chỉ là độc nhất trong từng
giao diện đặc thù. Hình 10 minh họa DLCI trong mạng.

Chuyển mạch
Mỗi chuyển mạch trong tiếp sóng khung đều có từng bản riêng để định tuyến các khung
(frame). Bản nhằm khớp giữa giao diện vào- tổ hợp DLCI với giao diện ra – tổ hợp DLCI. thí
dụ, trong hình 11 minh họa hai frame đến từ chuyển mạch trên giao diện 1, một có DLCI
=121 và cái kia có DLCI = 124. Frame đầu rời chuyển mạch đến giao diện 2, để có DLCI
mới là 041 (xem dòng 1 trong bản) và frame thứ hai thì rời chuyển mạch đi đến giao diện 3
với DLCI = 112 (xem dòng 2 của bản)

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 444


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

3. Các lớp tiếp sóng khung


Hình 12 minh họa các lớp trong tiếp sóng khung, tiếp sóng khung chì có lớp vật lý và
lớp kết nối dữ liệu.

Hình 13 so sánh các lớp trong tiếp sóng khung với các lớp qui ước trong mạng chuyển
gói như X.25. Tiếp sóng khung giảm thiểu tất cả các chức năng của lớp mạng và một phần
chức năng của lớp kết nối dữ liệu.

Lớp vật lý
Không định nghĩa giao thức đặc thù trong lớp vật lý của tiếp sóng khung. Thay vào đó,
được dành riêng cho người dùng thiết lập nhu cầu. Tiếp sóng khung hỗ trợ các giao diện được
ANSI thừa nhận.
Lớp kết nối dữ liệu

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 445


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Trong lớp kết nối dữ liệu, Tiếp sóng khung dùng một phiên bản đơn giản của HDLC
được gọi là lõi LAPF. Dùng phiên bản đơn giản hơn là do giao thức HDLC cung cấp các
trường kiểm tra lỗi và điều khiển lưu lượng quá lớn và không cần thiết cho tiếp sóng khung.

Hình 14 cho thấy format của một khung (frame) trong tiếp sóng khung. Khung này
tương tự như khung dùng trong HDLC. Trong thực tế thì các trường flag, FCS và thông tin
đều tương tự nhau. Tuy nhiên, trong tiếp sóng khung thì không có trường điều khiển. Trường
địa chỉ định nghĩa DLCI như một số bit được dùng để khống chế nghẽn mạng và lưu lương.

Các trường này được mô tả chi tiết như sau:


 Trường địa chỉ (DLCI). Sáu bit đầu của byte đầu tiên tại phần 1 của DLCI. Phần thứ
hai của DLCI dùng bốn bit đầu của byte thứ hai. Các bit này được định nghĩa là bộ
nhận dạng kết nối dữ liệu 10 bit (10 bit data link connection identifier). Chức năng của
DLCI đã được trình bày, riêng phần địa chỉ mở rộng sẽ được trình bày trong phần cuối
chương.
 Command/Response (C/R). Bit điều khiển/đáp ứng (C/R) được cung cấp nhằm cho
phép lớp trên nhận ra được một frame là điều khiển hay là frame đáp ứng. Trong giao
thức tiếp sóng khung thì không dùng bit này.
 Địa chỉ mở rộng (EA: extended address). Bit địa chỉ mở rộng cho thấy byte hiện tại có
phải là byte cuối cùng của địa chỉ chứ. khi EA là 0 tức là còn có thêm byte địa chỉ nữa.
Trường hợp EA bằng 1 tức là byte hiện tại là byte cuối.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 446


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

 Forward explicit congestion notification (FECN). Bit FECN có thể được thiết lập từ
chuyển mạch bất ký nhằm chỉ thị là lưu lượng bị nghẽn theo chiều di chuyển của
khung. Bit thông báo cho điểm đích biết là đã xuất hiện nghẽn mạng. Ta sẽ tiếp tục thảo
luận về bit này trong phần khảo sát về nghẽn mạng.
 Backward explicit congestion notification (BECN). Bit BECN được thiết lập nhằm
chỉ thị là nghẽn mạch xuất hiện theo chiều ngược với chiều di chuyển của khung. Bit
báo cho nguồn biết là có xuất hiện nghẽn mạng. Ta sẽ tiếp tục thảo luận về bit này trong
phần khảo sát về nghẽn mạng
 Discard eligibility (DE). Bit DE chỉ thị mức ưu tiên của khung. Trong trường hợp khẩn
cấp, chuyển mạch có thể bỏ qua các khung đẻ gỉai tỏa bớt nghẽn mạch và có thể giúp
cho mạng khỏi bị quá tải. khi DE =1, thì bit thông báo cho mạng biết là không loại bỏ
khung này cho đến khi xuất hiện một khung trong dòng có mức ưu tiên là 0. Bit có thể
được thiết lập do người gởi hay do bất kỳ chuyển mạch nào trong mạng.

4. Điều khiển nghẽn mạng


Nghẽn mạng có thể xuất hiện nếu các người dùng gởi dữ liệu vào mạng với tốc độ cao
hơn tốc độ cho phép của mạng. Thí dụ, nghẽn mạng có thể xuất hiện do các chuyển mạch có
kích thước bộ đệm (buffer) không đủ lớn để lưu trữ các gói đưa đến trước khi xử lý.
Trong tiếp sóng khung thì yếu tố nghẽn mạng là vấn đề phải tránh do làm giảm
thông lượng và gia tăng thời gian trễ. Thông lượng cao và thời gian trễ thấp là các mục tiêu
chủ yếu của giao thức tiếp sóng khung.
Các mạng chuyển gói như X.25 dùng phương pháp điều khiển lưu lượng trong cả
lớp kết nối dữ liệu và lớp mạng. Điều khiển lưu lượng trong lớp mạng thì dùng phương pháp
đầu cuối đến đầu cuối (end to end), còn trong lớp kết nối dữ liệu thì từ nút đến nút. Các cơ chế
này đều ngăn ngừa người dùng gởi lưu lượng quá lớn vào mạng.
Giao thức tiếp sóng khung không dùng lớp mạng. Ngay trong lớp kết nối dữ liệu,
thì tiếp sóng khung cũng không điều khiển lưu lượng, mà tiếp sóng khung cho phép người
dùng truyền loạt dự liệu (dursty data). Điều này tức là mạng tiếp sóng khung cho khả năng bị
nghẽn mạng, và nhất thiết phải khống chế nghẽn mạng.

Tránh nghẽn mạng


Giao thức tiếp sóng khung dùng hai bit trong khung để cảnh báo một các dứt
khoát (explicitly warn) nguồn và đích khi có sự hiện diện của nghẽn mạng.

BECN
Bit BECN thông báo cho máy phát về nghẽn mạng. Khi khung đã đi khỏi máy phát thì
thông báo này sẽ được thực hiện ra sao. Thưc tế có thì có hai phương pháp: chuyển mạch có
thể dùng khung đáp ứng từ máy thu (trong chế độ full- duplex) hay chuyển mạch có thể dùng
kết nối ban đầu (DLCI = 1023) để gởi các khung đặc biệt cho mục đích này. Máy phát có thể
trả lời thông báo này bằng cách đơn giảm là giảm tốc độ truyền. Hình 15 minh họa hoạt động
của BECN.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 447


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

FECN
Bit FECN được dùng để cảnh báo cho máy thu về nghẽn mạng. Điều này tức là máy
thu không thể làm gì để thoát khỏi nghẽn mạng. Tuy nhiên, giao thức tiếp sóng khung thì giả
sử là máy phát và máy thu được thông tin lẫn nhau và dùng một số dạng điều khiển lưu lượng
trong cấp cao hơn. Thí dụ, nếu có cơ chế xác nhận tại cấp cao này, thì máy thu có thể làm trễ
xác nhận, như thế ép buột máy phát phải giảm tốc độ truyền xuống. Hình 18 minh họa hoạt
động của FECN.

Bố
n tình huống
Khi hai DTE thông tin với nhau trong mạng tiếp sóng khung, có thể xuất hiện bốn khả
năng liên quan đến nghẽn mạng. Hình 17 minh họa bốn tình huống này cùng các giá trị của
FECN và BECN.

Discarding (loại bỏ)

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 448


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Khi người dùng không trả lời cảnh báo về nghẽn mạng, thì mạng tiếp sóng khung bắt
buột phải bỏ bớt khung. Việc loại bớt khung nào được nghiên cứu trong phần điều khiển lưu
lượng (traffic control)
Người dùng được cảnh báo ngầm về nghẽn mạch khi các giao thức lớp trên (thí dụ
như lớp vận tải) nhận thấy có một số khung không đến đích được. Nhiệm vụ của máy phát là
ngừng truyền và cho phép khôi phục mạng sau khi nghẽn và tiếp tục gởi lại và loại bớt các
khung.

5. Thuật toán leaky bucket


Hoạt động của chuyển mạch trong mạng tiếp sóng khung thì có thể được mô phỏng như
quá trình lỗ rò tại bồn chứa (leaky bucket). Nếu bồn chứa có một lỗ rò ở phía dưới, thì nước
được rỉ khỏi bồn sẽ có lưu lượng cố định bao lâu mà trong bồn còn chứa nước. Tốc độ rò rỉ
của nước thì không phụ thuộc vào lưu tốc nước đi vào. Lưu tốc nước vào có thể thay đổi
nhưng lưu tốc ra luôn không đổi (xem hình 18).

Rõ ràng là nếu nước vào nhiều hơn nước bị rò thì bồn chứa sẽ bị tràn. Trường hợp này
cũng xuất hiện trong mạng chuyển gói như mạng tiếp sóng khung mà không có điều khiển lưu
lượng. Mỗi chuyển mạch có thể gởi dữ liệu đi với một tốc độ nào đó. Nếu dữ liệu nhận được
có tốc độ nhanh hơn dữ liệu được truyền đi, thì chuyển mạch có thể bị nghẽn và phải loại bớt
một số khung.
Như thế thì leaky bucket kiểm soát ngõ vào truyền loạt như thế nào? Giả sử nước
bị rò với tốc độ 2 gallon trong một phút Nếu ta có ngõ vào truyền loạt với tốc độ 10 gallon
trong phút, kéo dài trong 12 giây và không có gì xảy ra trong 48 giây, như thế thì dung lượng
của bồn chứa phải là bao nhiêu để không bị tràn nước? Ta có thể tính dung lượng này như
sau:
Lượng nước trong thời gian truyền loạt là = 10 x 12/60 = 2 gallon.
Nếu dung lượng bồn chứa là 2 gallon thì bồn chứa có thể giữ nước trong thời gian
truyền loạt rồi cho rò rỉ liên tục trong thời gian một phút. Chú ý là dung lượng có thể hơi nhỏ
hơn hai gallon vì một số nước đã bị rò rỉ trong thời gian truyền loạt này. Tốt nhất là chọn
ngưỡng trên.
Ta có thể dùng ý tưởng này trong giao diện ra tại mỗi chuyển mạch của tiếp sóng
khung. Ngõ ra có tốc độ không đổi (thí dụ 1,544 Mbps), trong khi ngõ vào được truyền loạt.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 449


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Chuyển mạch có thể dùng bộ đệm hàng đợi, đóng vai trò như bồn chứa. Dữ liệu truyền loạt có
thể đươc lưu trữ trong hàng đợi và được gởi đi với tốc độ không đổi.

Thí dụ, giả sử chuyển mạch chỉ có một ngõ vào và một giao diện ngõ ra. Nếu tốc
độ dữ liệu tại giao diện ra là 1,544 Mbps và dữ liệu vào có dạng truyền loạt với tốc độ 40
Mbps trong thời gian 100 mili giây (và trong giầy kế tiếp thì không truyền), như thế thì kích
thuớc của hàng đợi là bao nhiêu thì được?
40 Mbps x (100/1000) = 4 Mega bit
Giao diện ra cần có bộ đệm hàng đợi 4 triệu bit hay một triệu byte. Hình 19 mô tả thiết
kế này.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 450


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Thế nhưng ta kiểm soát tốc độ dữ liệu ra để luôn có giá trị luôn thấp hơn tốc độ cố
định (thí dụ 1,544 Mbps) của mạng chuyển gói, trong đó kích thước mỗi gói có thể lại khác
nhau? Cần có một đồng hồ và bộ đếm. Trong mỗi thời khắc của đồng hồ (thí dụ, tại lúc bắt
đầu của mỗi giây), bộ đếm được đặt đến số luợng dữ liệu có thể xuất ra trong mỗi thời khoảng
này. Thuật toán kiểm tra kích thước của khung trước mỗi hàng đợi. Nếu kích thước nhỏ hơn
hay bằng giá trị của bộ đếm, thì gói được gởi đi; nếu kích thước này lớn hơn giá trị của bộ
đếm thì gói được đưa vào hàng đợi và chờ đến thời khắc tới của đồng hồ. Hình 20 minh họa
lưu đồ của thuật toán leaky bucket.
Chú ý là để thuật toán hoạt động được thì kích thước của khung nên nhỏ hơn giá trị
tối đa của bộ đếm.
Hình 21 cho thấy một thí dụ. Giả sử là tốc độ ra là 80 Kbps. Tức là 80.000 bit/giây
hay 10.000 byte/giây. Ban đầu bộ đếm được thiết lập ở 10.000; sau khi gời đi 3 khung, gia trị
của bộ đếm là 600, nhỏ hơn kích thước của khung kế tiếp. Ba khung kế tiếp không thể được
gởi đi. Chúng phải đợi đến thời khắc tiếp của đồng hồ.

6. Điều khiển lưu lượng


Chiến lược về chống nghẽn mạng đòi hỏi tiếp sóng khung phải đo lường quá trình điều
khiển lưu thông nhằm xác định khi nào phải thiết lập các bit BECN và FECN, khi nào thì thiết
lập bit DE, và đồng thời khi nào thì loại bỏ khung.
Bốn thuộc tính khác nhau khi điều khiển lưu thông cần xem xét là: tốc độ truy cập,
committed burst size, committed information rate, và kích thuớc truyền loạt gia tăng. Chúng
đuợc thiết lập trong quá trình dàn xếp giữa người dùng và mạng. Trong kết nối PVC, thì
chúng được dàn xếp ngay, còn trong kết nối SVC, thì chúng được dàn xếp tại từng kết nối
trong quá trình thiết lập kết nối. Hình 22 cho thấy quan hệ giữa bốn đo lường này.

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 451


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Tốc độ truy cập


Trong mỗi kết nối thì tốc độ truy cập (tính theo bit/giây) được định nghĩa. Tốc độ
truy cập hiện đang phụ thuộc vào khổ sóng của kênh truyền kết nối người dùng và mạng.
Người dùng không bao giờ có thể vượt qua tốc độ này được. Thí dụ, nếu người dùng đươc kết
nối với mạng tiếp sóng khung dùng dây T-1 thì không bao giờ có thể vượt qua ngưỡng tốc độ
1,544 Mbps.

Committed Burst Size


Trong mỗi kết nối thì tiếp khung định nghĩa kích thuớc truyền loạt cam kết (committed)
Bc. Đây là số bit tối đa trong một thời khoảng định trước mà mạng cam kết truyền đi mà
không loại các khung hay thiết lập bit DE. Thí dụ, nếu Bc của 400 Kbit cần phải bảo đảm
trong bốn giây, thì người dùng có thể gởi đến 400 Kbit trong thời gian bốn giây mà không lo
bị mất khung nào. Chú ý là đây không phải là tốc độ được định nghĩa trong từng giây, mà là
kết quả của quá trình đo lường tích lủy. Người dùng có thê gởi 300 Kbit trong giây đầu,
không gởi dữ liệu trong giây thứ hai và thứ ba, và sau cùng gởi tiếp 100 Kbit trong giây thứ
ba.

Committed Information Rate


Tốc độ thông tin cam kết CIR thì tương tự như kích thước truyền loạt cam kết Bc
ngoại trừ việc nó được định nghĩa là tốc độ bit/giây trung bình. Nếu người dùng liên tục dùng
tốc độ này, thì mạng cam kết sẽ chuyển các khung đi. Tuy nhiên, do đây là tốc độ trung bình,
nên người dùng có thể gởi dữ liệu với tốc độ cao hơn CIR trong một lúc hay thấp hơn trong
CIR trong thời gian truyền. Khi tốc độ truyền trung bình đã đạt được, thì các khung sẽ được
truyền đi.
Số bit gởi đi tích lủy trong một thời gian định trước không nên vượt quá Bc. Chú ý
là CIR không phải là một đo lường độc lập; và được tính theo công thức sau:
CIR = Bc/T

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 452


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Thí dụ, nếu Bc là năm Kbit/giây thì CIR là 5000/5 = 1 Kbit/giây.

Excess Burst Size


Trong từng kết nối thì, tiếp sóng khung định nghĩa kích thước gia tăng truyền loạt (Be).
Đây là số bit tối đa vượt khung Bc, ma người dùng gởi đi trong một thời gian định trước.
Mạng bảo đảm truyền đi các bit này nếu không bị nghẽn. Chú ý, trong trường hợp này thì
tính cam kết thì thấp hơn so với Bc. Mạng cam kết nhưng có điều kiện.

User Rate

Hình 23 minh họa phuơng thức mà người dùng gởi đi dữ liệu truyền loạt. nếu người
dùng chưa bao giờ vượt khỏi Bc, mạng cam kết sẽ truyền đi các khung mà không loại bỏ
khung nào. Nếu người dùng đã vượt quá Bc nhưng nhỏ hơn Be (tức là tổng số bit nhỏ hơn Bc
+ Be), thì mạng bảo đảm gởi đi tất cả các khung nếu không có nghẽn mạng. Khi có nghẽn
mạng, một số khung sẽ bị loại đi. Chuyển mạch thứ nhất nhận khung từ người dùng có bộ
đếm được thiết lập và thiết lập bit DE đối với khung vượt quá be. Các chuyển mạch còn lại sẽ
loại các khung này khi có nghẽn mạng. Chú ý là người dùng có yêu cầu gởi nhanh dữ liệu có
thể vượt khỏi mức Be. Khi mức này chưa vượt qua (Bc + Be) thì còn có cơ hội cho các khung
đi đến đích và không bị loại. Tuy nhiên, cần nới rằng, khi người dùng vượt qua mức (Bc +
Be), thì tất cả các khung được gởi tiếp theo sẽ bị loại bởi chuyển mạch đầu tiên.
7. Các tính năng khác
Một số tính năng khác của tiếp sóng khung có thể được trình bày vắn tắt như sau:
Địa chỉ mở rộng:
Để mở rộng tầm của DLCI, các địa chỉ của tiếp sóng khung đã được mở rộng từ địa chỉ
ban đầu hai byte thành các địa chỉ ba hay bốn byte. Hình 24 minh họa các dạng địa chỉ khác
nhau. Chú ý là trường EA định nghĩa số byte; giá trị này là 1 trong byte cuối của địa chỉ và là
0 trong các byte khác. Chú ý là trong format ba và bốn byte, bit truớc bit được đặt ở giá trị 0.

FRAD

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 453


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Để xử lý các frame đến từ các giao thức khác, tiếp sóng khung dùng một thiết bị gọi là
FRAD (Frame Relay assembler/disassembler). FRAD lắp ghép và giải lắp ghép các frame đến
từ các giao thức khác nhằm cho phép các frame trong tiếp sóng khung mang chúng đi được.
Hình 25 minh họa hai FRAD kết nố itrong mạng ttiếp sóng khung.

VOFR
Mạng tiếp sóng khung cung cấp một chọn lựa được gọi là VOFR (Voice Over Frame
Relay) cho phép gởi tín hiệu thoại (voice) qua mạng. Tín hiệu thoại được lấy mẫu dùng PCM
và được nén. Kết quả được gởi như khung dữ liệu (data frame) qua mạng. Chức măng này
cho phép gởi với chi phí thấp âm thoại qua cự ly xa. Tuy nhiên, cần chú ý là chất lượng thoại
sẽ không được tốt bằng thoại truyền qua mạng chuyển mạch như mạng điện thoại. Đồng thời,
do các thời gian trễ thay đổi cũng làm xấu đi tín hiệu thoại trong thời gian thực.

LMI
Tiếp sóng khung ban đầu được thiết kế dùng cho kết nối PVC, như thê thì chưa có sự
chuẩn bị cho việc quản lý giao diện. LMI (Local management information) là giao thức mới
được thêm vào trong giao thức tiếp sóng khung nhằm cung cấp chức năng quản lý này. Đặc
biệt LMI còn cung cấp:
 Cơ chế keepalive để kiểm tra nếu có dữ liệu tiếp theo
 Cơ chế multicast cho phép các DTE địa phương (local DTE) kiểm tra trạng thái của
DCE (thí dụ như xem DCE có gặp nghẽn mạch không).

8. Từ khóa và các ý niệm


Access rate
Backward explicit congestion notification (BECN)
Banwidth on demand
Bursty data
Committed burst size (CIR)
Committed Information rate (CIR)
Congestion congestion control
Data link connection indentifier (DLCI)
Discard eligibility (DE)
Excess burst size (Be)
Forward explivit congestion notification (FECN)
Frame Relay
Frame Relay assembler/disassembler (FRAD)
Leaky bucket algorithm
Local management information (LMI)

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 454


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

Traffic control
Voice Over Frame Relay (VOFR)

9. Tóm tắt
 Tiếp sóng khung là một công nghệ rất kinh tế nhằm kết nối các mạng LAN
 Tiếp sóng khung có thể dùng truyền loạt dữ liệu
 Tiếp sóng khung giảm thiểu quá trình kiểm tra lỗi dùng trong giao thức X.25
 Bộ nhận dạng kết nối lớp dữ liệu (DLCI: Data link connection identifier) nhận dạng
mạng ảo trong tiếp sóng khung
 Tiếp sóng khung hoạt động trong lớp vật lý và kết nối dữ liệu của mô hình OSI
 Trong lớp kết nối dữ liệu, Tiếp sóng khung dùng phiên bản đơn giản của giao thức
HDLC
 Trong tiếp sóng khung, định tuyến và chuyển mạch là các chức năng của lớp kết nối dữ
liệu. Các khung được chuyển mạch thay vì là các gói.
 Kiểm soát lưu lượng được xử lý do bit BCEN (backward explicit congestion
notification) hay/và FECN (forward explicit congestion notification) tại trường địa chỉ
của khung.
 Thuật toán leaky bucker là chế độ dùng cho truyền khung như là chuyển mạch. Các bit
ra của hàng đợi có tốc độ không đổi trong khi các bit vào hàng đợi thì có tốc độ thay đổi.
 Lưu lượng trong tiếp sóng khung phụ thuộc vào bốn yếu tố: tốc độ truy xuất, kích thước
truyền loạt, tốc độ thông tin, và kích thước gia tăng của truyền loạt.

10. Phần thực hành


Câu hỏi ôn
1. Cho biết phương pháp điều khiển lưu lượng trong tiếp sóng khung?
2. FRAD (Frame Relay assembler/disassembler được dùng như thế nào trong trục sống
(backbone) của tiếp sóng khung?
3. Cho biết một số ưu điểm của tiếp sóng khung so với X.25
4. Cho biết phương thức tiếp sóng khung trong Frame Relay?
5. So sánh format của giao thức HDLC và giao thức của tiếp sóng khung. Cho biết các
trường bị loại trong khung giao thức tiếp sóng khung? Khung nào được gắn thêm vào
trong khung giao thức tiếp sóng khung?
6. Cho biết tai sao hoàn toàn không có trường điều khiển trong tiếp sóng khung?
7. Trong HDLC có 3 dạng khung (I-frame, S-frame, và U- frame). Cho biết các khung
tương ứng trong tiếp sóng khung?
8. Cho biết trong giao thức tiếp sóng khung có nhu cầu về cửa sổ trượt (sliding window)
không?
9. Tại sao trong tiếp sóng khung không có các số chuỗi (sequaence numbers)?
10. Hai thiết bị có thể được kết nối với cùng một mạng tiếp sóng khung với cùng một DLCI
không?
11. Cho biết tại sao tiếp sóng khung lại là giải pháp tốt nhất để kết nối các mạng LAN và
đường T-1?
12. Định nghĩa dữ liệu truyền loạt (bursty data)
13. Cho biết tại sao tiếp sóng khung lại không phù hợp với phương thức thông tin trong thời
gian thự như hội thảo từ xa (teleconferencing)?
14. So sánh giữa SVC và PVC?
15. Trình bày về lớp vật lý trong tiếp sóng khung?

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 455


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

16. Cho biết vai trò của bit DE khi có nghẽn mạch?
17. Bit BECN thông báo cho máy phát về nghẽn mạng như thế nào?
18. Bit FECN thông báo cho máy thu về nghẽn mạng như thế nào?
19. Cho biết tại sao tốc độ ra của chuyển mạch tiếp sóng khung trong thực tế lại là cố định?
có thể thay đổi đươc không? Tại sao?
20. Cho biết quan hệ giữa kích thước khung truyền loạt cam kết và tốc độ thông tin cam
kết?
21. Cho biết vai trò của bị EA trong trường địa chỉ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


22. Tiếp sóng khung cần kiểm tra lỗi tại lớp nào?
a. vật lý
b. kết nối dữ liệu
c. mạng
d. các câu trên đều sai
23. Tiếp sóng khung hoạt động trong lớp nào?
a. vật lý
b. kết nối dữ liệu
c. vật lý và kết nối dữ liệu
d. vật lý, kết nối dữ liệu và mạng
24. Giao thức dùng trong lớp kết nối dữ liệu của tiếp sóng khung là:
a. giao thức BSC
b. giao thức HDLC đơn giản hóa
c. LAPB
d. giao thức ANSI bất kỳ
25. Bit nào trong trường địa chỉ của tiếp sóng khung đươc thiết lập ở 1 nhằm cho biết đây là
byte địa chỉ sau cùng:
a. DE
b. EA
c. C/R
d. FECN
26. Bit nào trong trường địa chỉ của tiếp sóng khung nhăm xác định khung sẽ hay không bị
loại trong trường hợp khẩn cấp?
a. DE
b. EA
c. C/R
d. FECN
27. Định tuyến và chuyển mạch trong tiếp sóng khung được thực hiện tại lớp:
a. vật lý
b. kết nối dữ liệu
c. mạng
d. câu b và câu c
28. Cho biết trường nào chứa địa chỉ mạch ảo thuờng trực của tiếp sóng khung:
a. EA
b. FECN/BECN
c. DE
d. DLCI

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 456


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

29. Tốc độ dữ liệu trong mạng tiếp sóng khung thì có thể vượt quá bao nhiêu Mbps:
a. 1,544
b. 3,88
c. 44,376
d. 60
30. Cho biết yếu tố nào đóng góp vào việc giảm thiểu overhead trong tiếp sóng khung so
với X.25?
a. tốc độ truyền dữ liệu cao hơn
b. chế độ song công (full duplex)
c. mạng chuyển gói
d. không dùng xác nhận
31. Truyền loại dữ liệu dùng được trong trường hợp nào:
a. mạng tiếp sóng khung
b. mạng X.25
c. đường T –line
d. tất cả các trường hợp trên
32. Tiếp sóng khung không thích hợp cho phương thức truyền nào, do có khung với kích
thước thay đổi được:
a. truyền viđéo trong thời gian thực
b. truyền file
c. tốc độ thông tin không thay đổi
d. tất cả các trường hợp trên
33. Cho biết vai trò của chuyển mạch tiếp sóng khung khi dùng mạng tiếp sóng khung làm
mạng WAN, và vai trò của bộ định tuyến (router) kết nối mạng LAN với chuyển mạch
tiếp sóng khung lần lượt là:
a. DTE; DCE
b. DTE; DTE
c. DCE; DTE
d. DCE; DEC
34. Tiếp sóng khung cung cấp được kiểu kết nối:
a. PVC
b. SVC
c. DLCI
d. tất cả các trường hợp trên
35. Bộ nhận dạng mạch ảo (virtual circuit identifier) của X.25 hoạt động trong lớp nào? còn
bộ nhận dạng mạch ảo của tiếp sóng khung thì hoạt động trong lớp nào?
a. kết nối dữ liệu; vật lý
b. mạng; kết nối dữ liệu
c. mạng; vật lý
d. kết nối dữ liệu; mạng
36. FECN thông báo nghẽn mạng cho ____, còn BECN thì thông báo nghẽn mạng cho
____:
a. đích đến (destination); giao diện
b. đích đến (destination); mày phát
c. mày phát; đích đến (destination)
d. giao diện, máy phát
37. Dùng mạng tiếp sóng khung kết nối DTE A với DTEZ, xuất hiện nghẽn mạng theo
hướng từ A đến Z. Một khung đi từ A đến Z sẽ có các bit FECN và bit BECN được thiết
lập theo:
a. thiết lập (set) ; thiết lập

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 457


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

b. thiết lập (set) ; không thiết lập


c. không thiết lập ; thiết lập (set)
d. không thiết lập; không thiết lập

38. Giá trị (Bc+Be) cần bé hơn giá trị nào:


a. CIR
b. tốc độ truy xuất
c. kích thước truyền loạt cam kết
d. câu a và b
39. Quan hệ giữa tốc độ truy cập và CIR là:
a. CIR luôn luôn bằng tốc độ truy cập
b. CIR lớn hơn tốc độ truy cập
c. CIR nhỏ hơn tốc độ truy cập
d. (CIR + Be) bằng tốc độ truy cập
40. Mạng tiếp sóng khung cam kết sẽ truyền đi ___ bit/giây mà không loại bỏ khung nào:
a. Bc
b. Be
c. CIR
d. câu a và b
41. Trong môt thời khoảng thì Bc so với Be là:
a. luôn lớn hơn
b. luôn nhỏ hơn
c. luôn bằng
d. các câu trên đều sai
42. Tiếp sóng khung tốc độ truyền không bao giờ có thể vuợt qua:
a. Bc
b. Be
c. (Bc+Be)
d. tốc độ truy cập
43. Mạng tiếp sóng khung cam kết truyền tối đa tối đa bao nhiêu bit trong một thời gian cho
trước, khi không nghẽn mạng là:
a. Bc
b. Be
c. (Bc+Be)
d. các câu trên đều sai
44. Trường địa chỉ của tiếp sóng khung có chiều dài:
a. bốn byte
b. hai byte
c. ba byte
d. các câu trên đều sai
45. Cho biết thiết bị nào cho phép chuyển gói từ mạng ATM sang mạng tiếp sóng khung:
a. LMI
b. VOFR
c. FRAD
d. DLCI
46. Cho biết giao thức nào điều khiển và quản lý giao diện trong mạng tiếp sóng khung:
a. LMI
b. VOFR
c. FRAD

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 458


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

d. DLCI
47. Trong tiếp sóng khung thì tuỳ chọn (option) nào truyền thoại qua mạng:
a. LMI
b. VOFR
c. FRAD
d. DLCI

BÀI TẬP
48. Trường địa chỉ của khung tiếp sóng khung là 1011 0001 0001 0110. Tìm DLCI (tính
theo hệ thập phân)?
49. Trường địa chỉ của tiếp sóng khung là 1011 0001 00010110. Cho biết có nghẽn mạng
theo huớng thuận không? và có nghẽn mạng theo hướng ngược lại không?
50. Trường địa chỉ của tiếp sóng khung là 1011 0010 0010 1110. Cho biết khung có bị loại
không nếu xảy ra nghẽn mạng?
51. Trường địa chỉ của tiếp sóng khung là 1011 0000 0101 001. Điều này có nghĩa gì?
52. Tìm giá trị của DLCI nếu nhận được ba byte đầu là 7C 74 É (dạng hexa)?
53. Tìm giá trị của hai byte đầu trong trường địa chỉ (tính theo hexa) nếu DLCI có giá trị là
178, với giả sử là không có nghẽn mạng.
54. Một khung đi từ DTE A đến DTE B. Xuất hiện nghẽn mạng theo hướng từ A đến B.
Cho biết các thiết lập của bit FECN và BECN?
55. Một khung đi từ DTE B đến DTE A. Xuất hiện nghẽn mạng theo hướng từ A đến B.
Cho biết các thiết lập của bit FECN và BECN?
56. Một khung đi từ DTE A đến DTE B. Xuất hiện nghẽn mạng theo cả hai hướng. Cho biết
các thiết lập của bit FECN và BECN?
57. Trong phương pháp lổ rò thùng chứa (leaky bucket), cho biết dung lượng của bồn chứa
nếu tốc độ ra là 5 gallon/phút, và có ngõ vào truyền loạt là 100 gallon/phút trong 12 giây
và không có ngõ vào trong 48 giây?
58. Giao diện ra của chuyển mạch được thiết kế dùng thuật toán leaky bucket để chuyển
8.000 bit/giây (tick). Khi nhận được lần lượt các khung sau, cho biết khung được chuyển
đi trong mỗi giây.
Khung 1, 2, 3, 4: mỗi khung 4.000 byte
Khung 5, 6, 7: mỗi khung 3.200 byte
Khung 8, 9: mỗi khung 400 byte
Khung 10, 11, 12: mỗi khung 2.000 byte
59. Người dùng kết nối mạng tiếp sóng khung dùng đường T-1. CIR bảo đảm là 1 Mbps với
Bc là 5 triệu bit trong 5 giây và Be là 1 triệu bit trong 5 giây. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Tốc độ truy cập là bao nhiêu?
b. Người dùng có thể gởi dữ liệu với tốc độ 1,6 Mbps không?
c. Người dùng có thể mọi lúc gởi dữ liệu với tốc độ 1 Mbps không? Có bảo đảm
gì là không có khung nào bị loại trong thời gian này không?
d. Người dùng có thể mọi lúc gởi dữ liệu với tốc độ 1,2 Mbps không? Có bảo
đảm gì là không có khung nào bị loại trong trường hợp này không? Nếu câu trả
lời là không, cho biết có bảo đảm nào là không chỉ bị loại khi nghẽn mạng
không?
e. Làm lại câu trên với tốc độ 1,4 Mbps?

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 459


Bài giảng: Truyền số liệu Chương 18: Frame Relay

f. Cho biết tốc độ truyền tối đa tại mọi lúc mà người dùng có thể gởi mà không lo
có khung bị loại?
g. Nếu người dùng chấp nhận rủi ro, hảy cho biết tốc độ tối đa có thể gởi mà
không sợ bị loại khi chưa có nghẽn mạng?

60. Trong bài 59 thì người dùng gởi dữ liệu 5ại 1,4 Mbps trong hai giây và không gởi gì
trong ba giây kế. Có nguy cơ về loại bỏ các khung không khi không nghẽn mạng? Có
nguy cơ về loại bỏ các khung không khi xuất hiện nghẽn mạng?
61. Trong hình 26 có kết nối ảo được thiết lập giữa DTE A và DTE B, Tìm DLCI trong từng
kết nối?
62. Trong hình 27 có kết nối ảo được thiết lập giữa DTE A và DTE B, Trình bày các số liệu
trong các bản tại chuyển mạch?

Biên dịch: Nguyễn Việt Hùng Trang 460

You might also like