You are on page 1of 8

Báo cáo:

CÁC BIỆN PHÁP THƯƠNG MẠI


EU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY
NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM

Học phần: Kinh doanh quốc tế


Người hướng dẫn: GV Trịnh Thúy Hường
Lớp: 43K17
Thành viên:
1. Hoàng Thị Thu Nhạn
2. Nguyễn Thị Cẩm Nhung
3. Hà Thị Nhung
4. Nguyễn Thị Thanh Tuyền
5. Nguyễn Thị Bích Thùy
6. Phạm Thị Vi
7.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


CÁC BIỆN PHÁP THƯƠNG MẠI EU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT
MAY NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM
Chủ đề 13 - 43K17
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
nvhdue@gmail.com
1. Các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và EU
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập vào ngày 1-1-1995 với sự tham gia
của 164 thành viên. Trong đó, EU và Việt Nam lần lượt gia nhập vào ngày 1-1-1995 và 11-1-
2007 .
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (Đang trong quá trình đàm phán
và chuẩn bị kí kết) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA,
cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hai FTA có phạm vi cam kết
rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản
hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất.
Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một về thương mại và một về đầu tư. Tháng
6/2018, hai Bên công bố chính thức hoàn tất việc rà soát pháp lý đối với Hiệp định thương mại
(EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (nay có tên là EVIPA).
2. Tiềm năng xuất khẩu trên thị trường thế giới
Trong những năm gần đây, ngành dệt may nói chung và ngành may mặc Việt Nam nói
riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Giai đoạn năm 2015-2018, giá trị xuất khẩu ngành
dệt may nước ta tăng trưởng với tốc độ trung bình hơn 10%/năm. Năm 2018, tỷ trọng xuất
khẩu ngành dệt may chiếm 14,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp
của ngành dệt may trong năm 2018 tăng 16,4% so với cùng kì năm 2017. Các sản phẩm chủ
yếu đều tăng như sợi tăng 9,9%, vải tăng 25,5%, vải không dệt tăng 15,5% và nguyên phụ liệu
tăng 14,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trở thành
một trong ba nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên toàn thế giới.
2.1. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần
áo, mà bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn ,
màn, rèm… Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp
ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các
thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật bản, là quần dài, quần short, áo jacket, áo
sơ mi, áo thun, áo bông…
2.2. Nguồn nhân lực trong ngành dệt may

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Lao động của ngành Dệt May Việt Nam không tập trung, có hơn 70% là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 300
người và dưới 1000 người, số doanh nghiệp từ 1000 người trở lên chỉ có 6%.
Về chất lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
hiện mới chỉ khoảng 25%, còn lại khoảng 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo
(chủ yếu mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông) hoặc chỉ được đào tạo dưới
3 tháng. Lực lượng cán bộ hiện nay của ngành dệt may đang có xu hướng già đi, và chưa có
lớp kế cận. Do thu nhập bình quân của ngành dệt may thấp so với các ngành khác và điều kiện
làm việc cũng như đãi ngộ cũng không tốt.
Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may đang rất
thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở
các nước và marketing cho công ty và sản phẩm.
Năng suất lao động thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc, năng suất lao động
bình quân của một lao động ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10
quần, thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15 – 20 quần. Những bất
cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả
năng cạnh tranh của toàn ngành.
Nhân công Việt Nam có mức thù lao thấp, tạo điều kiện để giảm chi phí, tạo ra lợi thế
cạnh tranh về giá cả. Số liệu năm 2017 từ Jobstreet cho thấy thù lao cho nhân công Việt Nam
thấp hơn các nước cùng khu vực từ 30-50%.
2.3. Những con số ấn tượng
Năm 2018 xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước đạt 36,2 tỷ USD, nằm trong top 5 nước
xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới, đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, đứng trên Bangladesh và
Thổ Nhĩ Kì. Giá trị xuất khẩu tăng 16,4% so với 2017, cao nhất trong top 5. Tạo 17,86 tỉ USD
giá trị thặng dư, tăng 14,4% so với cùng kì 2017.

Hình 1: Top 10 thị trường xuất khẩu dệt may lỡn nhất Việt Nam (Đơn vị USD).
Theo số liệu từ Vietnam International Securities Joint Stock Company, Trung Quốc là thị
trường xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Mỹ với tỷ lệ khoảng 36.6% (năm 2017). Năm 2018,

3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Mỹ áp 25% thuế xuất khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc. Điều này mang lại lợi thế cho Việt
Nam xuất hàng dệt may vào Mỹ khi đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP thông qua vào
ngày 14/1/2019 mang lại cơ hội xuất khẩu mặt hàng may mặt lớn cho Việt Nam tới các thị
trường dệt may lớn nằm ở các quốc gia như Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand,
Singapore.
3. Thực trạng xuất khẩu của mặt hàng dệt may qua thị trường EU
Sự thay đổi thị phần xuất khẩu: Cùng với quá trình nền kinh tế nước nhà hội nhập ngày
một sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, hàng may mặc Việt Nam đã bắt đầu lan tỏa trên khắp
các châu lục, hiện diện ở rất nhiều các quốc gia. Hiện nay, trong các thị trường nhập khẩu hàng
may mặc của nước ta thì đứng vị trí thứ nhất là Mỹ, vị trí tiếp theo là EU, Nhật Bản đứng thứ
ba và còn lại là các thị trường khác như là Châu Phi và Nam Mỹ..
Thứ tự này đã được duy trì trong một khoảng thời gian khá dài do chưa có sự đột biến
hay thay đổi nào. Tuy nhiên xu hướng trong thời gian tới, EU sẽ là thị trường trọng điểm của
hàng may mặc nước ta thay thế cho thị trường Hoa Kỳ. Lý do quan trọng cho sự thay đổi quan
điểm này xuất phát từ sự bất ổn của thị trường Hoa Kỳ, trong khi EU luôn giữ được sự thịnh
vượng chung cho khu vực của mình. Nhìn lại thị phần xuất khẩu của hàng may mặc nước ta
năm 2007 và so sánh với hiện tại, ta sẽ thấy đã bắt đầu có sự vươn lên mạnh mẽ. Thị phần của
chúng ta trong thị trường EU còn quá nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu là 1605 triệu USD, chỉ chiếm
1% so với toàn thế giới. Nhưng trong khu vực ASEAN thì chúng ta cùng với Indonexia là hai
nước dẫn đầu.
Đến năm 2010, thị phần xuất khẩu của chúng ta vào EU đã tăng lên hơn 2 lần đạt 2.11%
so với toàn Thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1932 triệu USD.
Sự thay đổi phương thức xuất khẩu : Trước năm 2006, phương thức gia công xuất khẩu
luôn giữ một vị trí chủ đạo với tỷ lệ 80% thì đến nay đã giảm xuống mức 50%. Đây thực sự là
một bước tiến dài trong việc khẳng định sự sáng tạo của ngành dệt may Việt Nam. Không chỉ
biết dựa vào những mẫu thiết kế sẵn, nguyên liệu cung cấp sẵn, thậm chí dây chuyền công
nghệ cũng được hỗ trợ sẵn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã dần tự sản xuất ra sản
phẩm của riêng mình, mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” với phong cách thiết kế riêng, mẫu
mã sáng tạo. Điều này có tác dụng lớn lao trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may
mặc nước ta.
3.1. Thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong
thời gian qua
Thứ nhất: Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động gia công xuất khẩu của
Việt Nam đang ở vào thời điểm khá thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm.. Chúng ta đang
có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dệt may như: an ninh kinh tế và chính trị
của Việt Nam được các tổ chức xếp loại có uy tín trên thế giới xếp loại nhất trong khu vực
Châu Á; hàng dệt may Việt Nam và nhất là hàng may mặc gia công qua 10 năm xuất khẩu

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

sang Nhật và EU đã chứng tỏ uy tín to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các hãng có
tên tuổi trên thế giới cả về chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng được đảm bảo.
Thứ 2: đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ tay nghề cao, khéo léo và chăm chỉ. Giá lao
động Việt Nam rẻ nhất khu vực Châu Á, từ 0,16-0,35 USD/giờ, trong khi của Indonesia là 0,32
USD/giờ, Trung Quốc 0,70 USD/giờ và của Ấn Độ là 0,58 USD/giờ. Hiện Hiệp hội dệt may
Việt Nam đang có kế hoạch tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm vào thị trường
đầy tiềm năng ở Nam Phi. Đại diện cơ quan Thương mại Việt Nam ở Nam Phi cho biết, Nam
Phi không hề phải chịu áp đặt hạn ngạch về dệt may. Quốc gia này đang tiến hành đàm phán
hiệp định tự do thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc (mức thuế nhập khẩu giao động 20-
60%), phần lớn người dân Nam Phi lại ưa chuộng kiểu quần áo giản đơn như jean, áo thun…
Đây chính là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp gia công xuất khẩu để có thể thâm nhập,
chiếm lĩnh thị trường “không phải chịu hạn ngạch, không yêu cầu quá cao về chất lượng” này.
3.2. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU
trong thời gian qua
Thứ nhất: Quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU còn quá nhỏ so với tiềm năng
kinh tế cũng nhu cầu nhập khu ca thị trường EU.
Thứ hai: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU chưa phong phú, chất lượng chưa
đồng đều.Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang EU những mặt hàng chất lượng trung bình,
phục vụ tầng lớp khách hàng trung lưu và thấp hơn. Đối với những mặt hàng cao cấp mang
tính xa xỉ, chúng ta chưa đáp ứng được với thị trường EU. Chúng ta còn thiếu nhiều nhà sáng
tạo, thiết kế mẫu mã mang tính độc đáo, riêng biệt. Các mặt hàng xuấtkhẩu vào EU mới chỉ tập
trung vào các mặt hàng dễ làm, đòi hỏi kỹ thuật không cao, còncác mặt hàng có giá trị và đòi
hỏi kỹ thuật phức tạp thì mới chỉ có một số ít doanh nghiệp có khả năng sản xuất được.
Thứ ba: Khả năng cạnh tranh tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng vẫn còn thấp.
Về chất lượng: Người tiêu dùng EU đáng giá hàng hoá qua hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
như: ISO 9000, ISO 14000, SA 8000…. Hiện nay ngành dệt may Việt Nam chỉ có hơn 100
doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 9000, khoảng 30 doanh nghiệp có chứng chỉ SA 8000,
10 doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 14000. Đây là các con số quá khiêm tốn.
Về thương hiệu sản phẩm: Việt Nam chưa có những thương hiệu nổi tiếng. Các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu mới làm gia công cho nhà nhập khẩu EU, hàng làm xong rồi được
xuất khẩu dưới các thương hiệu nổi tiếng khác. Do vậy, người tiêu dùng EU không biết đó là
những sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.
Về giá cả: Hàng dệt may Việt Nam vẫn còn có giá khá cao so với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường EU.
Thứ tư: Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang thị trường EU
còn quá đơn giản. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU chủ yếu qua 2 hình thức xuất
khẩu trực tiếp và xuất khẩu qua trung gian (trong đó gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung
gian chiếm khoảng 79% giá trị xuất khẩu). Các doanh nghiệp chưa có sự liên kết hợp tác kinh
doanh, do đó doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

4. Các biện pháp can thiệp thương mại mà EU áp dụng cho mặt hàng may mặc
Chính sách của EU đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU dựa trên cơ sở của
các Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam về buôn bán hàng dệt may, Hiệp định
hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu âu
Những hiệp định này được điều chỉnh thay đổi phụ thuộc vào từng thời kì phát triển kinh
tế của cả hai bên.
Ngày 15-12-1992 Việt Nam và EU đã ký Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt
Nam về buôn bán hàng dệt may và áp dụng từ ngày 1-1-1993. Việc này đã tạo hành lang pháp
lý đầu tiên cho việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU. Mặt hàng dệt may được
xuất khẩu sang EU được chia thành 2 loại: mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch và mặt hàng tự
do xuất khẩu. Hàng dệt may được xuất khẩu sang EU bao gồm 151 chủng loại hàng trong đó
có 46 loại xuất khẩu tự do vào EU và 105 loại xuất khẩu theo hạn ngạch.
Từ 1/7/1996 Việt Nam được hưởng hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của EU nên hàng
hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi.
Ngày 7/11/1997 Hiệp định giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam về buôn bán hàng dệt
may được kí lại, EU đồng ý tăng 40% khối lượng hạn ngạch và cho phép Việt Nam hưởng chế
độ tối huệ quốc (chế độ này đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia
đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau. Cụ thể là trong các điều ước quốc tế
về thương mại cũng như luật thương mại quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc thường được thể hiện
dưới dạng quy định cho các sản phẩm hàng hoá dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia đối tác
được hưởng chế độ thương mại "không kém ưu đãi hơn chế độ ưu đãi nhất" mà quốc gia sở tại
dành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tương tự của bất kỳ quốc gia nào khác).
Nhiều mặt hàng dệt may của Việt Nam được xuất khẩu sang EU với mức thuế suất 0%.
Ngày 3/11/2004 Việt Nam và EU đã ký tắt thỏa thuận hạn ngạch dệt may, từ ngày
1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang Việt Nam không hạn chế về số lượng.
Ngày 3/11/2004 Việt Nam và EU đã ký tắt thỏa thuận hạn ngạch dệt may, từ ngày
1/1/2005 EU đã dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu
sang Việt Nam không hạn chế về số lượng.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mà
ở đó 28 nước thuộc Liên minh châu Âu đều là thành viên của WTO). Từ đó khung pháp lý về
thị trường thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU được mở hoàn toàn.
Ngày 30/05/2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà sản
xuất chiếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu, đã nộp đơn lên Ủy ban châu Âu yêu
cầu cơ quan này tiền hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt
Nam.
Ngày 07/07/2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra trên
Công báo của Liên minh Châu Âu theo đó các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam
được nhập khẩu vào EC sẽ bị điều tra chống bán phá giá. Theo quy định của EU, trong điều tra
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

chống bán phá giá, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường (MET), do vậy,
giá thông thường trong tính toán biên độ phá giá sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin,
số liệu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại một nước thứ ba (quốc gia thay thế)
có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu có thể cho từng doanh nghiệp bị đơn
được hưởng quy chế MET nếu đáp ứng được các tiêu chí quy định. Trong vụ việc này, không
doanh nghiệp Việt Nam nào chứng minh được với Ủy ban châu Âu rằng mình thỏa mãn các
tiêu chí để được hưởng MET. Do đó, Braxin được EC lựa chọn làm quốc gia thay thế để xác
định biên độ phá giá của doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 05/10/2006, Ủy ban châu Âu ra thông
báo quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu
từ Việt Nam và Trung Quốc với mức thuế suất áp dụng đối với hàng giày mũ da có xuất xứ từ
Việt Nam là 10%. Mức thuế chống bán phá giá này được xem là xác định theo biên độ thiệt
hại, được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp được điều
tra hay không được điều tra). Quyết định có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày ra Thông
báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (thay vì 5 năm như thông thường ở EC). Ngày
16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá
giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt
lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.
Trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) (chưa ký kết) có quy định
về yêu cầu hàm lượng nội địa hóa và thuế nhập khẩu:
Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt
Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế suất
nhập khẩu bình quân áp dụng với hàng dệt may từ Việt Nam vào EU là 9,6%.
Bởi dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất
xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển
đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi
thuế quan, thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là
vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải được sản xuất
tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn
gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Cụ
thể, trong Hiệp định có nêu rõ việc cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước đã có
FTA song phương với EU).
5. Lí do chính phủ các nước EU áp dụng các biện pháp can thiệp thương mại
Chính sách chống bán phá giá: Trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào
việc bán phá giá và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh thiếu công bằng của
phía nước ngoài.
Bán phá giá (dumping) là bán hàng ở nước ngoài thấp hơn chi phí sản xuất hoặc dưới
mức giá trị thị trường “hợp lí”. Giúp doanh nghiệp xả hàng dư thừa ở thị trường nước ngoài.

7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Có thể là hành vi thôn tính khi các nhà sản xuất sử dụng lợi nhuận từ thị trường trong nước để
trợ giá ở thị trường nước ngoài nhằm loại các đối thủ ra khỏi thị trường và sau đó tăng giá.
Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa là yêu cầu một tỉ lệ nhất định hàng hóa phải được sản
xuất trong nước. Nó sẽ hạn chế sự cạnh tranh từ nước ngoài từ đó giúp mang lại lợi ích cho
nhà sản xuất nội địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://bitly.vn/21uc
[2] https://bitly.vn/21uf
[3] https://bitly.vn/21ul
[4] http://www.trungtamwto.vn/fta/188-viet-nam---lien-minh-kinh-te-a---au/1
[5] http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9622-hiep-dinh-khung-ve-doi-tac-va-hop-tac-toan-
dien-giua-viet-nam-va-eu-
[6] http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/585-hiep-dinh-duoi-hinh-thuc-trao-doi-thu-sua-
doi-hiep-dinh-giua-cong-dong-chau-au-va-viet-nam-ve-buon-ban-hang-det-may
[7] https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/european_communities_e.htm
[8] http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/192-van-kien-co-ban-cua-wto
[9] http://chongbanphagia.vn/nhin-lai-vu-kien-chong-ban-pha-gia-doi-voi-giay-mu-da-viet-
nam-tai-eu-n170.html
[10] http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/11795-tom-luoc-chung-ve-hiep-dinh-thuong-mai-
tu-do-viet-nam---eu-evfta
[11] https://congthuong.vn/nganh-det-may-quyet-liet-chuyen-minh-don-evfta-69769.html

You might also like