You are on page 1of 3

“Bản chất linh hồn sống của phép biện chứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi

tình hình cụ thể”


có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể, xác định. Nội dung đó
không phải là sự trừu tượng thuần túy, thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối
tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay hoàn cảnh nào đó trong một mối
liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử -
cụ thể, tức là có tính cụ thể. Nếu thoát ly những điều kiện lịch sử - cụ thể thì những tri thức
được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế, nó
không phải là những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính
này, V.I.Lênin đã khẳng định: "không có chân ly trừu tượng", "chân lý luôn luôn là cụ thể".
Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương pháp luận quan
trọng trong hoại động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi
sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải dựa trên quan điểm lịch sử - cụ thể; phải
xuất phát từ những điều kiện lịch sử - cụ thể mà vận dụng những lý luận chung cho phù hợp.

Ví dụ: Mọi phát biểu các định lý trong khoa học đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm
đảm bảo tính chính xác của nó:

-Trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 180 độ

- Nước tinh khiết có công thức là H2O sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất
1 atmotphe,...

- Khủng long tuyệt chủng vào khoảng 65 triệu năm trước.

Đại hội VI quyết định đưa Việt Nam sang thời kỳ đổi mới với nhấn mạnh là: “Đảng phải luôn
luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận
thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”. Trước
đó đã có sự nhận thức không đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn tới cải tạo xã hội chủ nghĩa nóng vội, hình thức và quan
hệ sản xuất mới không phát huy được hiệu quả. “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản
xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản
xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất”. Quy luật giá trị và sản xuất hàng hóa, quy luật phân phối theo lao động và lợi
ích kinh tế cũng chưa được nhận thức và vận dụng đúng đắn.

Những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là sự tồn tại và phát triển nhiều
thành phần kinh tế và phải trải qua nhiều hình thức, bước đi quá độ khác nhau, được Lê-nin
đặc biệt coi trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần nêu rõ sự cần thiết khuyến khích các
thành phần kinh tế cùng phát triển, khuyến khích làm giàu và tiến dần từng bước lên chủ
nghĩa xã hội và không thể làm giống như các nước khác, phải tổng kết thực tiễn để tìm ra quy
luật riêng của Việt Nam.

Đổi mới chính là nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề lý luận, những quy luật
khách quan và đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để tiếp tục làm rõ
những vấn đề lý luận để chỉ đạo thực tiễn, ngay sau Đại hội VI, Bộ Chính trị đã thấy rõ sự cần
thiết phải soạn thảo Cương lĩnh. Điều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi cuối những năm 80, các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng, trong đó có những nhận
thức không đúng về chủ nghĩa xã hội.

Trước thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất còn chưa có nhưng chúng ta đã nôn nóng muôn đốt
cháy giai đoạn nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển quan hệ sản xuất đi trước
lực lượng sản xuất mà không nhìn thấy vai trò quyết định của lực lượng sản xuất. Sau giải
phóng đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với số dân tham gia vào ngành này tới hơn
90%. Nhưng chúng ta vẫn xây dựng các nhà máy công nghiệp trong khi để nhanh chóng trở
thành nước công nghiệp hoá trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, việc cùng làm cùng
chia sản phẩm cũng làm cho nhiều người có suy nghĩ “không làm vẫn được ăn” dẫn đến năng
suất sản xuất không cao, thêm vào đó là sự phân công không hợp lý về quản lý nhà nước và
của xã hội, quyền lực quá tập trung vào Đảng, và Nhà nước quản lý quá nhiều các mặt của đời
sống xã hội, thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn xã hội thiếu sức sống, thiếu năng động và
sáng tạo. Chúng ta đã quá bài thải chế dộ tư bản chủ nghĩa mà chưa xem xét đến những mặt
tích cực của nó. Thậm chí đôi khi chỉ vì không muốn giống tư bản chủ nghĩa mà chúng ta
chọn cách làm thiếu tính sáng tạo, phát triển. Ví dụ như việc hợp tác xã làm chúng chỉ phù
hợp trong thời gian chiến đấu, cung cấp lương thực cho tiền tuyến, tuy nhiên trong thời bình,
cần tăng gia, phát triển thì chúng ta vẫn giữ phương pháp này làm nảy sinh đố kị trong nhân
dân, đặc biệt là việc ông Kim Ngọc đã bị kết tội sau khi khoán ruộng cho nhân dân. Ở đây
chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp khách quan của thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ
rằng thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều
chặng đường. Với những thực tế cụ thể này, Đảng và chính phủ đã đề ra những biện pháp chỉ
đạo cụ thể cho từng lĩnh vực cụ thể nhất định.

Thay vì triển khai hợp tác xã sản suất nông nghiệp tập trung gây nên sự lạng phí nhân công
mà năng suất không cao bằng việc khóa ruộng đất để tăng sản lượng và năng suất. Thay vì
nền kinh tế tập trung bằng nên kinh tế thị trường để gia tăng tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ
đổi mới cũng có các chính sách cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể như chủ trương việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam so với các nước trong khu vực giai đoạn 1994-
2013 trong điều kiện nên kinh tế, chất lượng nguồn lao động nước ta thụt lùi hàng thập kỷ so
với các nước trong khu vực đã giảm tỉ lệ năng suất lao động Singapo so với với Việt Nam từ
29 lần xuống còn 7 lần là ví dụ điển hình. Hay là các chính sách cụ thể của Đảng đề ra trong
việc phổ cập giáo dục từng giai đoạn, ban đầu là Tiểu học, sau khi phổ cập Tiểu học là phổ
cập Trung học cơ sở. Ngoài ra còn là việc nhận thấy sự toàn cầu hóa, chính phủ Việt Nam đã
quyết định hội nhập, mở cửa, tham gia các tổ chức như WTO, ASEAN, APEC,.. Trong điều
kiện cụ thể cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1999 và căn cứ điều kiện cụ thể cuộc khủng hoảng
năm 2008, chính phủ đã đề ra các biện pháp khác nhau để đưa Việt Nam vượt qua qua khủng
hoảng êm đẹp. Chính phủ đề ra các biện pháp kích cầu kinh tế, đặc biệt là bất động sản trong
điều kiện bất động sản kinh tế đóng băng thời kỳ 2008-2010. Nhận thấy cơ sở vật chất, giao
thông vận tải kém phát triển dẫn điển các nghành công nghiệp, dịch vụ kém phát triển, chính
phủ đã xây dựng hệ thống giao thông theo từng lộ trình cụ thể: từ xây dựng các đường quốc
lộ, các cầu vượt sông để luân chuyển hàng hóa đến xây các cầu vượt, đường cao tốc để di
chuyển nhanh hơn rồi đến xây các đường sắt trên cao, hệ thống giao thông công cộng phục vụ
tiện lợi người dân. Ta cũng có thể kể đến sự thay đổi cơ cấu do nhà nước đề ra, thập niên
những năm 80-90 nước ta là một nước thuần nông, công nghiệp khai khoáng nên nhà nước
chú trọng đặc biệt đến lĩnh vực này, Đầu những năm 2000, nhận thấy giá trị hàng hóa chưa
cao nên chính phủ quyết định chuyển cơ cấu công nghiệp sang chú trong chế biến thực phẩm,
may mặc, giày da,… phục vụ nguồn nguyên liệu sẵn có. Đến những năm 2010 sự bùng nổ
công nghệ đã buộc chính phủ đưa ra chính sách cụ thể theo đó khuyến khích chuyển đổi, áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đó đều là các chính sách cụ thể dựa theo tình hình, hoàn cảnh cụ thể, thời gian, không gian
xác định mà chính phủ đưa ra. Ta có thể thấy nước ta trong thời kỳ đổi mới cũng phải tuân thủ
theo tính vụ thể của chân lý, lịch sử giống như Lenin nói “Bản chất linh hồn sống của phép
biện chứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”

You might also like