You are on page 1of 298

Chính trị Việt Nam hiện đại

1
Chính trị Việt Nam hiện đại

CHÍNH TRỊ
Việt Nam hiện đại

Hoài Nam tuyển dịch

Nhà xuất bản Tự Do

2
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nội Dung

Lời giới thiệu của Nhà xuất bản Tự Do 5


Lời nói đầu 8
Bài 1: Sự chuyển đổi sang tính chính danh
dựa trên thành tích của ĐCS Việt Nam 12
Bài 2: Truyền thông xã hội và hành động
tập thể trong chế độ độc tài ở Việt Nam 60
Bài 3: Cách thức cai trị độc tài ở Việt Nam 100
Bài 4: Sự dẻo dai của chế độ độc tài Cộng
sản Việt Nam từ Đổi mới 154
Bài 5: Bốn cách tiếp cận thúc đẩy chủ hóa
ở Việt Nam 192
Bài 6: Phân tích triển vọng dân chủ hóa
của Việt Nam 260

3
Chính trị Việt Nam hiện đại

Dành tặng cho các nhà hoạt động,

những người đã và đang đấu tranh cho

dân chủ và tự do của Việt Nam.

4
Chính trị Việt Nam hiện đại

Lời giới thiệu của Nhà xuất bản Tự Do

Tại Việt Nam hiện nay, do sự kiểm soát chặt chẽ của
chính quyền nên không thể có một tổ chức độc lập nào
chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị, chính sách
và xã hội. Những thông tin mà người Việt Nam tiếp
nhận được đa phần là từ các nguồn tin của Chính phủ
và do đó không khách quan; hoặc là những thông tin
manh mún, rời rạc từ những nguồn tin lẻ tẻ trên các
mạng xã hội rất khó để kiểm chứng. Do đó, để có thể
hình dung ra một bức tranh chính trị tổng thể là khá
khó khăn. Trong khi điều này lại rất quan trọng trong
việc định hướng các hoạt động xã hội dân sự cũng như
chính trị của những người bất đồng chính kiến và các
nhóm đối lập.

Tuy nhiên, vẫn có một số học giả người Việt và


người nước ngoài có những quan tâm và đã có một
số nghiên cứu về chính trị Việt Nam. Điều này sẽ
giúp ích rất nhiều cho những ai muốn tìm hiểu hoặc
muốn hoạch định một chiến lược dài hơi. Nhưng các
nghiên cứu này lại bằng tiếng Anh và được đăng trên
các tạp chí chuyên ngành tiếng Anh nên người Việt
khó tiếp cận. Để giúp độc giả tiếp cận phần nào với
những nghiên cứu này, Nhà xuất bản Tự Do xin giới
thiệu cuốn sách “Chính trị Việt Nam hiện đại” của
dịch giả trẻ Hoài Nam.

5
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cuốn sách này gồm 6 bài viết của 5 tác giả: Lê Hồng
Hiệp, Bùi Hải Thiêm, Carlyle A. Thayer, Nguyễn Hải
Hồng và Benedict J. Tria Kerkvliet. Năm tác giả này
đều là các học giả chuyên nghiên cứu về các vấn đề
chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên của chương


trình Nghiên cứu Việt Nam và chương trình Nghiên
cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực của Viện ISEAS-
Yusof Ishak, Singapore. Ông cũng là biên tập viên của
tạp chí Đông Nam Á Đương đại hàng đầu của Viện.
Ông có bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu Chính trị và Quốc
tế tại Đại học New South Wales, Úc.

Tiến sỹ Bùi Hải Thiêm có bằng Tiến sĩ khoa học


chính trị tại Đại học Queensland (UQ). Nghiên cứu
của ông tập trung vào xã hội dân sự, chính trị hiến
pháp, nhân quyền và quản trị bầu cử ở Việt Nam và
đã được xuất bản trên một số tạp chí học thuật uy tín
được bình duyệt như Tạp chí Khoa học Xã hội Châu
Á, Đông Nam Á Đương đại, Tạp chí Nghiên cứu Việt
Nam và Toàn cầu Thay đổi, Hòa bình và An ninh.
Ông là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm
Nhân quyền Na Uy, Đại học Oslo năm 2012, học giả
Giải thưởng Lãnh đạo Úc (ALA) 2011-2015 và học
giả Chevening Anh 2004-2005.

6
Chính trị Việt Nam hiện đại

Giáo sư Carl Thayer là Giáo sư danh dự về Chính trị


và Nghiên cứu viên thỉnh giảng, Trường Khoa học Xã
hội và Nhân văn, UNSW Canberra, Úc. Ông cũng là
Giám đốc của Thayer Consultancy, một doanh nghiệp
nhỏ đăng ký tại Úc vào năm 2002 cung cấp phân tích
chính trị về các vấn đề an ninh khu vực hiện tại và hỗ
trợ nghiên cứu khác.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải là nghiên cứu viên, Trung


tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội
học, Đại học Queensland, Úc

Giáo sư Tiến sỹ Benedict Kerkvliet Giáo sư danh dự,


Khoa Chính trị & Thay đổi Xã hội, Trường Quốc tế,
Nghiên cứu Chính trị & Chiến lược; Cao đẳng Châu Á
& Thái Bình Dương.

Do điều kiện khó khăn và hạn chế về liên lạc, chúng


tôi – NXB Tự Do và dịch giả Hoài Nam – không có
điều kiện để liên hệ và xin phép bản quyền tác giả trước
khi xuất bản. Chúng tôi mong các tác giả và quý độc
giả thông cảm cho điều kiện làm việc rất khó khăn của
chúng tôi hiện nay.

Nhà xuất bản Tự Do

7
Chính trị Việt Nam hiện đại

Lời nói đầu

Theo tôi, để có thể hoạt động xã hội tốt, bên cạnh việc
cần hiểu rõ những vấn đề cụ thể, thì cũng cần phải nắm
được bức tranh tổng thể. Và từ kinh nghiệm bản thân,
tôi thấy nhiều nhà hoạt động biết rất rõ những vấn đề
cụ thể đang xảy ra ở Việt Nam, tuy nhiên, lại chưa nắm
được những dịch chuyển lớn đằng sau những vấn đề cụ
thể đó.

Điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Một nguyên


nhân đó là không phải nhà hoạt động nào cũng đọc
được tiếng Anh, và vì vậy nhiều người trong số họ
không thể tiếp cận với các nghiên cứu hàn lâm về Việt
Nam, vốn chủ yếu viết bằng tiếng Anh.

Hiện nay, dù cộng đồng nghiên cứu hàn lâm về chính


trị Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, với một số học giả
đáng chú ý như Benedict J. Tria Kerkvliet, Carlyle A.
Thayer, Vũ Tường, Lê Hồng Hiệp … nhưng vẫn có
những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ nhiều

8
Chính trị Việt Nam hiện đại

vấn đề, cũng như sự dịch chuyển chính trị đang xảy ra
ở Việt Nam. Và những nghiên cứu này rất đáng để cho
các nhà hoạt động tìm hiểu, nhằm bổ sung kiến thức,
và qua đó điều chỉnh lại đường hướng hoạt động của
mình cho tốt hơn.

Nhưng như đã nói ở trên, do hạn chế về khả năng tiếng


Anh, nên một bộ phận các nhà hoạt động không thể tiếp
cận với các nghiên cứu như vậy. Chính vì lý do đó, mà
tôi biên dịch cuốn sách này, gồm một số nghiên cứu về
những chuyển biến chính trị gần đây, như sự thích ứng
của Đảng Cộng sản Việt Nam với tình hình mới, hay
sự phát triển của phong trào dân chủ ở Việt Nam, với
hi vọng sẽ góp một phần nhỏ giúp cho các nhà hoạt
động tiếp cận được với các nghiên cứu này.

Cuốn sách này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số
nghiên cứu về chính trị Việt Nam, và hi vọng rằng sẽ
có những nỗ lực dịch thuật tương tự trong tương lai,
nhằm mang lại cho các nhà hoạt động một bức tranh
toàn diện hơn.

9
Chính trị Việt Nam hiện đại

Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót trong quá trình tuyển


chọn và dịch thuật. Mọi góp ý và thắc mắc xin gửi về
email nhaxuatbantudo@hushmail.com

hoặc nhaxuatbantudo@protonmail.com

Hoài Nam

10
Chính trị Việt Nam hiện đại

11
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 1: Sự chuyển đổi sang tính chính danh


dựa trên thành tích của Đảng Cộng sản
Việt Nam 1

Lê Hồng Hiệp2

1. Giới thiệu

Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới vào cuối những
năm 1980, tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt
Nam (ĐCSVN) ngày càng gia tăng ở cả trong nước lẫn
quốc tế. Bất chấp những bất ổn xã hội và thách thức lẻ
tẻ đến từ một số ít cán bộ cao cấp, giới trí thức ngoài

1
Contemporary Southeast Asia Vol. 34, No. 2 (2012
2
ISEAS - Yusof Ishak Institute · Vietnam Studies Programme

12
Chính trị Việt Nam hiện đại

đảng lẫn các nhà bất đồng chính kiến ủng hộ dân chủ,
sự chi phối tuyệt đối của ĐCSVN đối với hệ thống
chính trị Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài
trong tương lai. Trên bình diện quốc tế, hình ảnh của
Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mở và một bên
tham gia tích cực trong các vấn đề toàn cầu đã mang
đến cho ĐCSVN một sự thừa nhận quốc tế rộng rãi.

Một trong những nền tảng quan trọng cho sự thành


công của ĐCSVN là việc thực hiện chính sách Đổi
mới, vốn được chính thức áp dụng vào tháng 12/1986
tại Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Chính sách này -
được thiết kế chủ yếu để biến nền kinh tế kế hoạch tập
trung thành nền kinh tế thị trường - đã giúp biến đổi
hình ảnh quốc tế của Việt Nam từ một nước gắn liền
với chiến tranh thành một nước với một câu chuyện
thành công về kinh tế. Cải cách kinh tế từ Đổi mới đã
thực sự làm trẻ hóa “sức sống” của ĐCSVN, mà tính
chính danh vốn đã chịu một sự suy giảm mạnh khi tình
hình kinh tế xã hội xấu đi.

13
Chính trị Việt Nam hiện đại

Được thành lập vào năm 1930, tính chính danh của
ĐCSVN cho đến năm 1975 chủ yếu dựa trên vai trò
lãnh đạo của nó trong cuộc đấu tranh quân sự giành độc
lập và thống nhất đất nước, và ở mức độ thấp hơn, là
lời hứa về việc xây dựng một xã hội hiện đại và công
bằng thông qua sở hữu tập thể, kế hoạch hóa tập trung
và huy động đại chúng. Sau khi tái thống nhất đất nước
vào năm 1975, ĐCSVN phải đối mặt với thách thức
hoàn thành lời hứa đó thông qua phát triển nền kinh tế
để đạt được một “cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên, sự đình trệ kinh tế cùng các chính sách


kinh tế sai lầm dẫn đến mức sống ngày càng sụt giảm
trên toàn quốc và khiến đất nước rơi vào khủng hoảng
kinh tế xã hội vào giữa những năm 1980. Hơn nữa,
hình ảnh của Việt Nam cũng trở nên xấu đi do sự can
thiệp quân sự và chiếm đóng Campuchia từ năm 1978
đến 1989, khiến quốc tế trừng phạt và cô lập về ngoại
giao. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn với sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, đặc biệt
là ở Liên Xô và Đông Âu. Tất cả những yếu tố này

14
Chính trị Việt Nam hiện đại

khiến tính chính danh của ĐCSVN bị giảm mạnh, đe


dọa quyền lực của nó.

Đối mặt với hoàn cảnh khó khăn như vậy, ĐCSVN đã
quyết định áp dụng chính sách Đổi mới vào năm 1986,
một chính sách dẫn đến những thay đổi sâu rộng đối
với đất nước cũng như chính với ĐCSVN. Bài báo này
xem việc áp dụng chính sách Đổi mới là một phần của
một quá trình rộng lớn hơn trong việc tìm kiếm tính
chính danh của ĐCSVN, và khẳng định rằng khi tính
chính danh dựa trên các nguồn truyền thống hầu như
không còn nữa vào cuối những năm 1980, thì tính
chính danh dựa trên thành tích trở thành nguồn quan
trọng nhất cho sự tồn tại của ĐCSVN.

Việc ĐCSVN chuyển sang tính danh dựa trên thành


tích có những hàm ý quan trọng đối với chính trị trong
nước cũng như chính sách đối ngoại và là nền tảng
chính cho nó tiếp tục cầm quyền. Đồng thời, ĐCSVN
cũng tạo ra cho mình những thách thức mới, đó là phải
duy trì sự phát triển kinh tế xã hội liên tục trong bối

15
Chính trị Việt Nam hiện đại

cảnh đất nước hội nhập với hệ thống kinh tế toàn cầu
đầy biến động kể từ năm 2008. Từ bối cảnh đó, chủ
nghĩa dân tộc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ
quyền ở Biển Đông, đã được hồi sinh trở thành một
nguồn bổ sung cho tính chính danh trong thời kỳ kinh
tế khó khăn.

Bài viết này bao gồm năm phần. Đầu tiên thảo luận về
lý thuyết chính danh và chính danh hóa. Phần thứ hai
xem xét tính chính danh của ĐCSVN trước khi thống
nhất đất nước vào năm 1975. Phần thứ ba xem xét cuộc
khủng hoảng tính chính danh của ĐCSVN vào những
năm 1980, và phần thứ tư xem xét các lý do đằng sau
sự chuyển đổi sang tính chính danh dựa trên thành tích.
Phần cuối cùng, thảo luận về các hàm ý của việc
chuyển đổi tính chính danh này, và những thách thức
đi cùng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam
đang gặp phải những khó khăn gần đây.

16
Chính trị Việt Nam hiện đại

2. Chính danh và chính danh hóa

Leslie Holmes [người Anh, là Giáo sư danh dự Khoa


học Chính trị, Đại học Melbourne, Úc; sinh năm 1948]
cho rằng các nhà cai trị có thể tìm kiếm tính chính danh
thông qua ít nhất 10 phương thức chính danh hóa cụ thể.
Ông chia chúng thành hai loại, các phương thức bên
trong và các phương thức bên ngoài.

Các phương thức bên trong bao gồm: truyền thống cổ


xưa (ví dụ: quyền thần thánh của vua chúa); sự lôi cuốn
(các nhà lãnh đạo đi lên từ các cuộc cách mạng); mục
tiêu duy lý (các nhà lãnh đạo tuyên bố quyền cai trị
thông qua việc biết đâu là cách hiệu quả nhất và nhanh
nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng); chủ nghĩa dân tộc
(chủ nghĩa yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia); truyền
thống mới (người lãnh đạo trở lại với cách tiếp của
người lãnh đạo trước đó, nhất là các nhà lãnh đạo có
sự lôi cuốn, để chính danh hóa sự cai trị và chính sách
riêng của họ); dựa trên thành tích; và dựa trên cơ sở duy
lý – pháp lý (dân chủ và pháp trị).

17
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tính chính danh bên ngoài hoặc quốc tế có thể đạt


được theo các cách tương tự: sự công nhận chính thức
(của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế); sự
ủng hộ không chính thức (các quốc gia khác thể hiện
sự ủng hộ cho cách tiếp cận của ĐCS); và mô hình
bên ngoài (các nhà lãnh đạo theo sau cách tiếp cận
của một quốc gia hoặc tập hợp các quốc gia thành
công nào đó).

Các phương thức chính danh hóa này thường được sử


dụng linh hoạt bởi các chế độ trên toàn thế giới. Đầu
tiên, hiếm khi chính quyền chỉ sử dụng một phương
thức chính danh hóa. Thay vào đó, nó có thể sử dụng
một phương thức chính danh hóa cốt lõi, và bổ sung
bằng cách kết hợp với những phương thức khác. Thứ
hai, khi một chế độ hoặc chính phủ đang đối mặt với
sự suy giảm tính chính danh, có thể thay đổi phương
thức chính danh hóa của mình để tăng cường tính chính
danh. Do đó, một cuộc khủng hoảng tính chính danh sẽ
xảy ra nếu một chế độ hoặc chính phủ không thể

18
Chính trị Việt Nam hiện đại

chuyển đổi thành công sang một phương thức chính


hóa thay thế khác.

Khác với chế độ dân chủ, các chế độ cộng sản nhìn
chung có một quá trình chính danh hóa phức tạp hơn.
Trong khi hầu hết các chế độ dân chủ có được tính
chính danh của mình từ phương thức duy lý – pháp lý
(tức thông qua bầu cử đa đảng tự do và công bằng), thì
các chế độ cộng sản thường có được tính chính danh từ
sự kết hợp của nhiều nguồn, như tư tưởng Marxist, mục
tiêu xã hội chủ nghĩa, cách mạng nhân dân, nhà lãnh
đạo lôi cuốn, chủ nghĩa dân tộc và thành tích kinh tế xã
hội... Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng trong số các
nguồn này, thì thành tích kinh tế xã hội, liên quan đến
việc cung cấp lợi ích kinh tế xã hội cho người dân, là
nguồn tính chính danh quan trọng nhất. Khẳng định
này được củng cố bởi thực tế cho thấy có một sự đánh
đổi trong các chế độ cộng sản, thường được mô tả như
một “hợp đồng xã hội” hay “thỏa hiệp xã hội”. Theo
đó, dưới chế độ cộng sản, một số quyền tự do dân sự
nhất định, như tự do ngôn luận, báo chí độc lập, pháp

19
Chính trị Việt Nam hiện đại

trị và bầu cử liêm chính sẽ bị hạn chế. Đổi lại, các chế
độ cộng sản hứa sẽ mang lại cho người dân mức phúc
lợi xã hội cao, bao gồm hệ thống giáo dục và chăm sóc
sức khỏe toàn diện, bảo đảm việc làm và giá cả ổn định,
mức sống cao hơn cùng sự dịch chuyển nghề nghiệp
theo hướng đi lên.

Những lời hứa này, trong khi giúp biện minh cho việc
công dân từ bỏ một số quyền tự do dân sự nhất định,
đòi hỏi các chế độ cộng sản phải tạo ra một nguồn lực
lớn để duy trì hệ thống phúc lợi xã hội. Một mục tiêu
như vậy sẽ không thể đạt được nếu kinh tế không tăng
trưởng cao và ổn định. Do đó, việc duy trì thành tích
kinh tế hợp lý là điều cần thiết để các chính phủ cộng
sản củng cố hợp đồng xã hội của họ, và qua đó đảm
bảo tính chính danh chính trị của mình.

3. Tính chính danh của ĐCSVN trước năm 1975

Trong giai đoạn từ năm 1945 khi ĐCS nắm quyền cho
đến năm 1975 khi Việt Nam thống nhất dưới sự cai trị

20
Chính trị Việt Nam hiện đại

của nó, ĐCS đã có được tính chính danh từ hai nguồn


chính: chủ nghĩa dân tộc và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, thẩm quyền đến từ sự lôi cuốn của Hồ Chí
Minh cũng là một nguồn bổ sung cho tính chính danh
của ĐCS. Mãi đến những năm 1950, khi Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (VNDCCH) được Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (CHNDTH) và các nước trong khối Xô Viết
công nhận, thì chế độ Cộng sản Việt Nam mới có được
tính chính danh bên ngoài.

Chủ nghĩa dân tộc có thể được coi là nguồn quan trọng
nhất cho tính chính danh của ĐCS trong giai đoạn này.
Việc tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa là một khoảnh khắc chính trị quan trọng, góp phần
làm gia tăng tình cảm dân tộc chủ nghĩa cũng như tạo
ra phần lớn tính chính danh ban đầu cho ĐCS. Điều
này đến từ thực tế là, ĐCS là lực lượng duy nhất thành
công trong việc giành độc lập cho Việt Nam kể từ khi
Pháp xâm lược vào năm 1885.

21
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sau khi tuyên bố độc lập, ĐCS đã lãnh đạo thành công
đất nước qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ trong
giai đoạn từ 1946 đến 1975, trong đó chủ nghĩa dân tộc
tiếp tục đóng một vai trò quan trọng. Sự lãnh đạo của
ĐCS trong hai cuộc chiến này, vốn được người dân
Việt Nam coi là chính đáng, đã tạo ra thẩm quyền đạo
đức cho ĐCS. Việc hàng triệu người Việt Nam tự
nguyện gia nhập lực lượng vũ trang chiến đấu cho các
lý tưởng của ĐCS đã chứng minh cho việc nó có được
một mức độ chính danh cao trong giai đoạn này. Trong
khi đó, những chiến thắng dưới sự lãnh đạo của ĐCS
trong hai cuộc chiến tranh, với chủ quyền quốc gia
được khôi phục, càng làm tăng thêm tính chính danh
của nó.

Ngoài ra, tính chính danh của ĐCS trong giai đoạn này
cũng được củng cố đáng kể bởi mục tiêu lý tưởng của
nó là xây dựng một hệ thống xã hội chủ nghĩa thông
qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn, bắt
đầu từ năm 1953, ĐCS đã phát động các chiến dịch huy
động lớn như giảm tô thuế và cải cách ruộng đất. Dù

22
Chính trị Việt Nam hiện đại

các sai lầm “tả khuynh” đã gây tổn hại đến uy tín của
ĐCS, song cải cách ruộng đất thực sự giúp huy động
sự ủng hộ của nông dân cho các cuộc kháng chiến và
tăng cường tính chính danh của ĐCS khi chính sách
giành được sự ủng hộ rộng rãi của nông dân nghèo, cơ
sở quyền lực quan trọng nhất và rộng lớn nhất của ĐCS
lúc đó. Đồng thời, ĐCS thực hiện hợp tác hóa công
nghiệp và nông nghiệp như là động thái cải thiện điều
kiện kinh tế xã hội, từ đó hiện thực hóa cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Các chính sách khác nhằm tạo ra một
hệ thống quân bình xã hội chủ nghĩa, như miễn phí giáo
dục và chăm sóc sức khỏe ở miền Bắc, cũng mang lại
sự ủng hộ rộng rãi.

Một nguồn khác cho tính chính danh của ĐCS đến từ
uy tín cá nhân của Hồ Chí Minh. Được coi là cha già
dân tộc, Hồ Chí Minh đã giành được sự tôn trọng rộng
rãi của người dân Việt Nam nhờ chuyến đi ba mươi
năm tìm đường cứu nước cùng tính cách cá nhân của
mình. Rõ ràng, sức thu hút cá nhân của Hồ Chí Minh
đã mang lại cho ĐCS tính chính danh lớn không chỉ

23
Chính trị Việt Nam hiện đại

cho đến khi ông qua đời năm 1969 mà ngay cả ngày
nay. Tuy nhiên, vì Hồ Chí Minh không tìm cách áp đặt
sự kiểm soát cá nhân đối với ĐCS và chế độ chính trị,
nên ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
ĐCSVN đã đưa ra một hệ thống “lãnh đạo tập thể”, vốn
được thể chế hóa vào Đại hội lần thứ ba năm 1960.
Động thái này, góp phần vào việc xây dựng và duy trì
tính chính danh của Đảng.

Cuối cùng, sự công nhận từ bên ngoài cũng là một


nguồn cho tính chính danh của ĐCS và chế độ của nó.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên
công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày
18/01/1950. Đến cuối năm 1975, chín mươi quốc gia
đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự công nhận của các quốc
gia đối với chế độ rõ ràng đã tăng thêm sức nặng cho
yêu sách lãnh đạo đất nước của Đảng. Cùng với những
nỗ lực của Đảng trong hai cuộc kháng chiến, điều này
đã góp phần vào việc tăng cường tính chính danh cho
Đảng. Hơn nữa, sự liên kết chặt chẽ của Việt Nam với

24
Chính trị Việt Nam hiện đại

khối Cộng sản cũng giúp thúc đẩy cơ sở ý thức hệ cho


tính chính danh của Đảng.

Tuy nhiên, sự công nhận từ bên ngoài chưa bao giờ là


một nguồn quan trọng cho tính chính danh đó trong
những năm trước năm 1975. Trong khi số lượng các
quốc gia công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là khá thấp, Chiến tranh
Lạnh và sự chia đôi đất nước tại Hội nghị Genève 1954
thành hai miền cũng là những vấn đề lớn. Miền Bắc
(Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa) với thủ đô tại Hà Nội
và miền Nam (Việt Nam Cộng hòa). Trên thực tế, Việt
Nam Cộng hòa cũng được nhiều nước công nhận. Vì
sự công nhận kép này không phải là một thông lệ vào
thời điểm đó, nên việc một quốc gia công nhận chế độ
Sài Gòn có thể được hiểu là sự từ chối xem Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và sự cai trị của ĐCS ở miền Bắc là
chính danh.

25
Chính trị Việt Nam hiện đại

4. “Thập kỷ thất bại” và cuộc khủng hoảng tính


chính danh của ĐCSVN

Mặc dù tính chính danh của ĐCSVN đã được thiết lập


vững chắc ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm
1975, nhưng ĐCS phải đối mặt với những thách thức
lớn trong việc duy trì tính chính danh này sau khi thống
nhất đất nước vào năm 1975. Những thách thức này
bao gồm: hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chính sách “cải
tạo” đối với cựu công chức và quân nhân của chế độ
Sài Gòn, mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi vào nửa
cuối những năm 1970 khiến hai nước rơi vào chiến
tranh vào năm 1979, và dòng người tị nạn tới các nước
Đông Nam Á. Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc, cho
tới cuối năm 1992, có 835.000 người tị nạn từ Việt
Nam, với thời kỳ cao điểm là từ năm 1979 đến năm
1981. Rõ ràng, hình ảnh của những “thuyền nhân” Việt
Nam, chết trên biển và các trại tị nạn đông đúc ở các
nước láng giềng đã có tác động tàn phá đến tính chính
danh của chế độ trong và ngoài nước.

26
Chính trị Việt Nam hiện đại

Hơn nữa, danh tiếng quốc tế tích cực mà Việt Nam và


ĐCS có được trong hai cuộc kháng chiến trước đó cũng
bị xóa nhòa đi bởi việc quân đội Việt Nam tấn công và
chiếm đóng Campuchia trong thập kỷ sau đó từ năm
1978. Không giống như hai cuộc chiến chống Pháp và
Mỹ trước đó, Việt Nam được hưởng lợi đáng kể từ các
phong trào phản chiến trên khắp thế giới, ngay cả ở
Pháp, Mỹ và các nước đồng minh của họ, thì lần này
Việt Nam và ĐCS không giành được sự ủng hộ quốc
tế cho sự can dự quân sự của mình ở Campuchia và
sớm thấy mình rơi vào một cuộc “chiến tranh Việt
Nam” khác ở đó. Chi phí chiếm đóng Campuchia, cộng
với lệnh trừng phạt của các nước phương Tây, làm trầm
trọng thêm các vấn đề kinh tế của Việt Nam và làm suy
giảm tính chính danh của ĐCS. Cơ sở ý thức hệ của
tính chính danh cũng bị tác động tiêu cực bởi sự sụp đổ
của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô vào
cuối những năm 1980.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ĐCS trong giai
đoạn sau thống nhất là quản lý và phát triển nền kinh

27
Chính trị Việt Nam hiện đại

tế. Tại Đại hội lần thứ tư năm 1976, ĐCS tuyên bố rằng
nền kinh tế quốc gia đang bước vào “thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội”, điều mà nó hy vọng sẽ đạt được
trong ba giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2010. Tuy
nhiên, ngay từ đầu, các kỳ vọng của ĐCS gần như tiêu
tan khi kế hoạch năm năm lần thứ hai (1976 - 80) thất
bại với các mục tiêu chính không đạt được. Kết quả là,
mặc dù Đại hội lần thứ tư tuyên bố rằng các “nhiệm vụ
chính” và “mục tiêu cao nhất” của các chương trình
phát triển kinh tế là cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người dân, nhưng mức sống của người dân bị
sụt giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 1976 - 1980.

Dù kế hoạch năm năm lần thứ ba (1980 – 85) thực hiện


tốt hơn, song không giúp cải thiện tình hình nhiều. Tình
trạng thiếu lương thực buộc Việt Nam phải nhập khẩu
300.000 tấn ngũ cốc vào năm 1984. Mức sống không
tăng, với thu nhập bình quân đầu người theo ước tính
của IMF vào năm 1982 là 160 đô la (so với 181 đô la
ở Miến Điện, 300 đô la ở Trung Quốc và 749,2 đô la ở
Thái Lan). Năm 1985, chính Thủ tướng Phạm Văn

28
Chính trị Việt Nam hiện đại

Đồng thừa nhận rằng thu nhập bình quân đầu người đã
tăng không nhiều so với mười năm trước đây. Tình
hình trở nên trầm trọng hơn bởi cải cách giá - lương -
tiền vào năm 1985 khiến lạm phát tăng 487%, gây ra
một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội vào giữa những năm


1980 thực sự là một đòn giáng mạnh vào tính chính
danh của Đảng. Đảng thất bại trong việc thực hiện lời
hứa cải thiện điều kiện sống của người dân Việt Nam
thông qua một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sau
chiến tranh. Như Gabriel Kolko [nhà sử học người Mỹ,
1932 – 2014] chỉ ra, Việt Nam và ĐCS đã thắng trong
cuộc chiến nhưng thua trong hòa bình. Trong Báo cáo
chính trị trước Đại hội Đảng lần thứ VI, Tổng Bí thư
Trường Chinh thừa nhận sự suy giảm tính chính danh
của Đảng khi cho rằng những khó khăn kinh tế và việc
Đảng không thể cải thiện điều kiện sống của người dân
đã góp phần “làm suy yếu niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và khả năng quản lý của các
cơ quan Nhà nước”.

29
Chính trị Việt Nam hiện đại

Khi tính chính danh của ĐCS giảm mạnh, sự phản


kháng đối với một số chính sách của nó bắt đầu gia
tăng. Ví dụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long mới được
giải phóng, các chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp, gặp phải
sự phản kháng quy mô lớn.

Đến năm 1980, chỉ có 31% hộ gia đình ở Đồng bằng


sông Cửu Long đồng ý tham gia hợp tác xã và chỉ có
24% đất canh tác thuộc về hợp tác xã. Tính chính danh
của ĐCS thậm chí còn bị thách thức bởi một số thành
viên cấp cao, những người thất vọng với các chính sách
kinh tế và chính trị xã hội sau chiến tranh của ĐCS.
Năm 1986, Câu lạc bộ Truyền thống Kháng chiến được
thành lập với sự tham gia của các cựu chiến binh và
các đảng viên cao cấp ở miền Nam. Câu lạc bộ yêu cầu
Đảng thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế sâu
rộng. Họ cũng lưu hành các tờ báo chỉ trích Đảng độc
quyền về quyền lực cũng như các chính sách sau thống
nhất. Sự cai trị của Đảng cũng bị thách thức bởi các
nhóm chính trị đối lập do người tị nạn Việt Nam ở nước

30
Chính trị Việt Nam hiện đại

ngoài thành lập. Một số nhóm nhất định, như FULRO,


chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên, thậm chí đã tổ chức
“một cuộc chiến tranh” quân sự.

5. Đổi mới và sự chuyển đổi của ĐCS sang tính


chính danh dựa trên thành tích

Trước tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội lan rộng


cùng những thách thức chính trị đối với thẩm quyền
của mình, Đảng đã chính thức áp dụng chính sách Đổi
mới tại Đại hội lần thứ VI vào tháng 12/1986. Chính
sách mới này bao gồm một loạt các cải cách kinh tế,
trong đó khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần, đổi mới cơ cấu kinh tế, ổn định môi
trường kinh tế xã hội, thúc đẩy khoa học và công
nghệ, và áp dụng một chính sách ngoại giao cởi mở
với nước ngoài.

Mặc dù ĐCS nhấn mạnh việc cải thiện các điều kiện
kinh tế xã hội của người dân là một nguồn của tính
chính danh sau khi thống nhất, các tài liệu của Đại hội

31
Chính trị Việt Nam hiện đại

lần thứ tư và thứ năm cho thấy Đảng vẫn coi lý tưởng
xã hội chủ nghĩa là nguồn quan trọng nhất cho tính
chính danh của mình, như được thể hiện ở quyết tâm
đưa đất nước vào “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Tuy nhiên, sự thành công về kinh tế xã hội sẽ không
thể xảy ra nếu không thực hiện Đổi mới. Điều này
được chứng minh bằng những thất bại về kinh tế xã
hội trong giai đoạn 1976 - 1986 và thành công trong
giai đoạn sau năm 1986. Do đó, việc áp dụng chính
sách Đổi mới của ĐCS có thể được coi là sự chuyển
đổi mang tính chiến lược của nó sang tính chính danh
dựa trên thành tích.

Quyết định của Đảng là một lựa chọn duy lý, dựa trên
thực tế là vào năm 1986, các nguồn chính danh truyền
thống đã không còn. Đầu tiên, vào năm 1986, chủ
nghĩa dân tộc và yêu sách của đảng về “sứ mệnh lịch
sử” trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam gần như đã
mất đi hết ý nghĩa trong quá trình chính danh hóa của
Đảng. Hình ảnh ĐCS với tư cách là lực lượng bảo vệ
độc lập và thống nhất quốc gia đã bị thay thế bởi một

32
Chính trị Việt Nam hiện đại

hình ảnh kém cỏi trong cuộc chiến trên mặt trận kinh
tế với sự thất bại hoàn toàn.

Trên thực tế, từ năm 1975 đến 1986, Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của ĐCS đã tham gia vào hai cuộc xung đột
vũ trang khác: một cuộc chiến tranh biên giới ngắn
ngủi với Trung Quốc vào tháng 02/1979, và một cuộc
xung đột vũ trang lâu dài và tốn kém hơn với Khmer
Đỏ ở Campuchia. Ban đầu, những xung đột này đã tạo
ra một sự gia tăng đột biến tình cảm dân tộc và sự ủng
hộ cho Đảng, nhưng sự gia tăng này chỉ tồn tại trong
một thời gian ngắn. Cụ thể, những khó khăn kinh tế
cũng như thương vong của lực lượng vũ trang từ sự
chiếm đóng Campuchia đã đặt ra nghi vấn về tính hợp
lý trong các chính sách của Đảng. Chẳng hạn, cựu Thứ
trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ cho rằng việc Việt
Nam “can dự quá sâu và quá lâu dài vào vấn đề
Campuchia” là một trong bốn sai lầm lớn nhất trong
chính sách đối ngoại Việt Nam trong thập niên 1970.

33
Chính trị Việt Nam hiện đại

Hơn nữa, việc Việt Nam tham gia vào cuộc xung đột ở
Campuchia cũng khiến đất nước phải chịu sự cô lập về
ngoại giao khi các thành viên ASEAN, Trung Quốc và
các cường quốc phương Tây gây áp lực buộc Việt Nam
phải rút khỏi Campuchia. Trong khi gây tổn hại cho
hình ảnh quốc tế của mình, thì sự cô lập ngoại giao
cũng cản trở nỗ lực của ĐCS trong việc hồi phục nền
kinh tế.

Sau khi chủ nghĩa dân tộc mất đi ý nghĩa sau sự thống
nhất đất nước, chính những lý tưởng xã hội chủ nghĩa
nổi lên như là nguồn quan trọng nhất cho tính chính
danh của Đảng. Tuy nhiên, những thất bại về kinh tế
trong “thập kỷ thất bại” đã khiến cho nó không thể tạo
ra sự quá độ lên xã hội chủ nghĩa trên cả nước. Do đó,
ý thức hệ của Đảng bị xói mòn khi mọi người bắt đầu
mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, ĐCS
đã vi phạm “hợp đồng xã hội” với người Việt Nam, đó
là sự độc quyền về quyền lực dựa trên việc thực hiện
lời hứa về một xã hội giàu có và công bằng. Kết quả,

34
Chính trị Việt Nam hiện đại

lý tưởng xã hội chủ nghĩa không còn là một nguồn quan


trọng mang lại tính chính danh cho Đảng nữa.

Hai nguồn chính danh truyền thống khác của ĐCS, là


uy tín của Hồ Chí Minh và sự công nhận từ bên ngoài,
cũng không đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy tính
chính danh của Đảng. Mặc dù Hồ Chí Minh vẫn là biểu
tượng lâu dài của sự đoàn kết dân tộc, nhưng đến năm
1986, uy tín cá nhân của ông đối với tính chính danh
của ĐCS đã giảm đáng kể, vì đã gần hai thập kỷ kể từ
khi ông qua đời. Hơn nữa, phải đến thập niên 1990,
Đảng mới bắt đầu gắn liền Hồ Chí Minh với Đảng như
một biện pháp để khôi phục tính chính danh của nó.
Chẳng hạn, “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà Đảng hiện
đang sử dụng như một trong những cơ sở tư tưởng cùng
với chủ nghĩa Marx - Lenin, đã không được đưa vào
cương lĩnh của Đảng cho đến năm 1991. Trong khi đó,
như đã nói ở trên, vào năm 1986, sự công nhận từ bên
ngoài chưa trở thành một nguồn đáng kể cho tính chính
danh của Đảng do sự cô lập ngoại giao mà Việt Nam
đang phải chịu khi chiếm đóng Campuchia.

35
Chính trị Việt Nam hiện đại

Ngoài ra, các phương thức chính danh hóa thay thế
khác, như Leslie Holmes đề xuất, thì cho thấy không
tương thích hoặc không hiệu quả cho Đảng trong việc
củng cố tính chính danh đang suy giảm của mình.
Chẳng hạn, trong khi phương thức truyền thống cổ xưa
(sự cai trị dựa trên quyền thần thánh của vua chúa)
không thể áp dụng được với Đảng, thì những diễn tiến
chính trị ở Đông Âu khiến các nhà lãnh đạo Đảng né
tránh phương thức dựa trên nền tảng duy lý – pháp lý.
Tương tự, tính chính danh đến từ sự hỗ trợ không chính
thức (các quốc gia khác bày tỏ ủng hộ cho cách tiếp
cận của Đảng) là không đáng kể do sự biệt lập về ngoại
giao của Việt Nam. Phương thức truyền thống mới (các
nhà lãnh đạo kế tiếp trở lại cách tiếp cận của các nhà
lãnh đạo có uy tín trước đó để chính danh hóa sự cai
trị và chính sách của mình) phần lớn không liên quan,
vì cách tiếp cận của Hồ Chí Minh tập trung vào việc
bảo vệ chủ quyền quốc gia hơn là phát triển kinh tế.

Trong khi đó, phương thức mô hình bên ngoài (các nhà
lãnh đạo đi theo cách tiếp cận của một quốc gia hoặc

36
Chính trị Việt Nam hiện đại

tập hợp các quốc gia thành công nào đó) không thể tạo
ra tác động tích cực ngay lập tức đến tính chính danh
của Đảng. Không chỉ vì nó đòi hỏi thời gian để một mô
hình bên ngoài được nghiên cứu, điều chỉnh và áp dụng
vào bối cảnh Việt Nam, mà còn bởi vào năm 1986,
không có mô hình bên ngoài nổi bật nào mà ĐCS có
thể dựa vào. Mặc dù sự giới thiệu cải cách kinh tế của
Trung Quốc vào năm 1978 có thể đã được Đảng quan
tâm, tuy nhiên vào năm 1986 quá trình cải cách vẫn
còn ở giai đoạn đầu.

Tóm lại, vào năm 1986, hầu hết các phương thức chính
danh hóa hoặc không liên quan, không hiệu quả hoặc
trở nên lỗi thời đối với ĐCS. Trong bối cảnh đó, thành
tích kinh tế xã hội nổi lên trở thành phương thức chính
danh hóa khả thi duy nhất cho ĐCS khôi phục tính
chính danh đang tàn tạ cũng như duy trì sự tồn tại của
mình. Quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như
một biện pháp thiết yếu để duy trì sự tồn tại của chế độ
đã thể hiện rõ trong báo cáo chính trị của Ủy ban Trung
ương Đảng trước Đại hội giữa nhiệm kỳ vào tháng

37
Chính trị Việt Nam hiện đại

01/1994. Báo cáo xác định bốn mối đe dọa chính đối
với chế độ, đó là tụt hậu so với các nước khác về kinh
tế; đi chệch khỏi con đường xã hội chủ nghĩa; tham
nhũng, quan liêu không hiệu quả; và “diễn biến hòa
bình”. Bị tụt hậu so với các nước khác về kinh tế được
coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất, vì Đảng tin rằng,
nền kinh tế kém phát triển sẽ gây ra sự bất ổn chính trị
và làm suy yếu sự cai trị của mình.

Hơn nữa, lãnh đạo Đảng cũng khẳng định rằng, phát
triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống sẽ giúp tránh
khỏi các mối đe dọa khác đối với chế độ, đặc biệt là
“diễn biến hòa bình”. Do đó, có thể hiểu được tại sao
ĐCS quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông
qua Đổi mới, coi đó là nguồn chính danh quan trọng
nhất kể từ giữa những năm 1980.

Cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội vào cuối những năm


1980 và sự sụt giảm mạnh về tính chính danh của ĐCS,
đã giải thích cho sự cấp bách đằng sau lời hô hào của
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh “đổi mới hay là chết”.

38
Chính trị Việt Nam hiện đại

May mắn cho ĐCS, các cải cách được được áp dụng từ
Đổi mới đã giúp bảo vệ nó, nếu không muốn nói là giúp
tăng cường sự cai trị đối với đất nước. Thành tựu quan
trọng nhất mà Đổi mới mang lại cho Việt Nam là sự
phát triển kinh tế ấn tượng cùng với sự giảm nghèo đói
đáng kể. Từ Đổi mới, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình hàng năm là 7,5% trong giai đoạn
1986-2006, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ
hai ở châu Á, sau Trung Quốc. Theo đó, GDP của Việt
Nam đã tăng từ 9,8 tỷ đô la năm 1992 lên 103,5 tỷ đô
la năm 2010. GDP bình quân đầu người của Việt Nam
đã tăng gần tám lần so với cùng kỳ, từ 144 đô la năm
1992 lên 1.191 đô la vào năm 2010. Sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế đã mang lại lợi ích cho đa
số người Việt Nam, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nghèo
đói từ 58% năm 1993 xuống còn 14,7% năm 2007.

Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cũng đóng một


vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội ấn
tượng của đất nước trong hai thập kỷ qua, mang lại cho
Việt Nam không chỉ các nguồn tài chính có giá trị

39
Chính trị Việt Nam hiện đại

thông qua viện trợ phát triển và đầu tư trực tiếp nước
ngoài, mà còn là thị trường xuất khẩu quan trọng. Ví
dụ, việc mở rộng thị trường nước ngoài góp phần quan
trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam khoảng 20% mỗi năm, từ 3,4 tỷ USD năm 1992
lên 73 tỷ USD năm 2010, khi xuất khẩu chiếm khoảng
71% GDP.

Thành tựu kinh tế đáng kể trong hơn hai thập kỷ Đổi


mới có tác động tích cực không thể phủ nhận đến tính
chính danh trong nước của ĐCS. Mặc dù rất khó để đo
lường tính chính danh, nhưng có những dấu hiệu cho
thấy tính chính danh của ĐCS không chỉ được khôi
phục mà còn được tăng cường đáng kể.

Ví dụ, ngoại trừ những bất ổn xã hội quy mô nhỏ, hầu


như không có bất kỳ phong trào đối lập chính trị lớn
nào trong nước thực sự thách thức sự cai trị của ĐCS,
ít nhất là cho đến gần đây. Mặc dù việc không có sự
phản kháng lớn nào đối với ĐCS có thể là do sự kiểm
soát chặt chẽ đối với phong trào đối lập cũng như sự

40
Chính trị Việt Nam hiện đại

yếu kém của xã hội dân sự trong nước, song việc duy
trì thành công sự ổn định chính trị trong hai mươi lăm
năm qua cho thấy ĐCS đã có được một mức chính danh
tích cực. Một số yếu tố liên quan đến chính sách Đổi
mới có thể quy cho điều này.

Đầu tiên, trong khi thành tích kinh tế kém cỏi trong
những năm 1980 đã làm dấy lên sự chỉ trích về sự cai
trị của ĐCS, thì sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đạt được
dưới thời Đổi mới cho đến gần đây đã giúp giảm bớt
sự bất mãn với sự độc quyền của ĐCS.

Thứ hai, sự phát triển kinh tế suôn sẻ trong thời kỳ Đổi


mới đã khiến người dân Việt Nam không ủng hộ bất kỳ
nỗ lực nào nhằm thách thức sự cai trị của ĐCS, điều có
thể dẫn đến sự bất ổn chính trị.

Hơn nữa, không giống như vào cuối những năm 1970
và đầu những năm 1980, khi một số chính sách của
ĐCS như tập thể hóa nông nghiệp và chuyển đổi
thương mại và công nghiệp ở miền Nam gặp phải sự

41
Chính trị Việt Nam hiện đại

phản kháng rộng rãi, thì hầu hết các chính sách được
ĐCS đưa ra trong thời kỳ Đổi mới giành được sự ủng
hộ rộng rãi.

Việc thực hiện chính sách Đổi mới cũng dẫn đến những
thay đổi trong chính sách đối ngoại của ĐCS, từ đó
nâng cao tính chính danh bên ngoài của nó. Ngày nay,
Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, bao
gồm tất cả các cường quốc và thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Việt
Nam cũng đã trở thành thành viên của hơn sáu mươi tổ
chức liên chính phủ. Vào tháng 10/2007, lần đầu tiên
kể từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1977, Việt
Nam đã được bầu chọn một cách áp đảo để trở thành
thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an cho
nhiệm kỳ 2008-09. Năm 2007, Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh
tế toàn cầu sau hai thập kỷ cải cách kinh tế. Đây là
những thành tựu đáng chú ý đối với Việt Nam từ thực
tế là trong những năm 1980, nó vẫn phải chịu sự cô lập

42
Chính trị Việt Nam hiện đại

ngoại giao và cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, trong số


những thành tựu này, hai cột mốc quan trọng nhất có
tác động lớn nhất đến sự khôi phục tính chính danh
thông qua thành tích kinh tế xã hội là việc gia nhập
ASEAN vào năm 1995 cũng như bình thường hóa quan
hệ ngoại giao với Mỹ cùng năm đó.

Trước hết, việc gia nhập ASEAN và bình thường hóa


quan hệ với Mỹ đều có nghĩa là sự thừa nhận rộng rãi
hơn của cộng đồng quốc tế đối với chế độ của ĐCSVN.
Hơn nữa, trong trường hợp trước, tư cách thành viên
ASEAN đã giúp nâng cao vị thế ngoại giao và an ninh
của Việt Nam và góp phần tạo ra một môi trường bên
ngoài ổn định và hòa bình có lợi cho sự phát triển kinh
tế trong nước.

Tư cách thành viên của ASEAN cũng mở đường cho


Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế khác và tạo bàn
đạp ban đầu cho mục tiêu dài hạn hơn là hội nhập vào
nền kinh tế toàn cầu. Về kinh tế, tư cách thành viên
ASEAN cũng là chất xúc tác để Việt Nam thúc đẩy hơn

43
Chính trị Việt Nam hiện đại

nữa cải cách trong nước trong thời kỳ Đổi mới. Theo
đó, các mối quan hệ được cải thiện tạo điều kiện cho
Việt Nam học hỏi kinh nghiệm phát triển từ các thành
viên phát triển hơn của ASEAN. Thương mại và đầu
tư gia tăng từ các quốc gia ASEAN cũng đã đóng góp
đáng kể cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Chẳng
hạn, năm 2010 xuất và nhập khẩu với các nước
ASEAN lần lượt chiếm 13,3% và 19,3% tổng xuất
khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, vốn
FDI từ các nước thành viên ASEAN chiếm 26,4% tổng
vốn FDI đã đăng ký vào cuối năm 2010.

Tương tự, sau khi ĐCS áp dụng chính sách Đổi mới,
việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ vẫn là một vấn
đề rất quan trọng đối với ĐCS. Về mặt chính trị, việc
bình thường hóa quan hệ với Mỹ, quốc gia hùng mạnh
nhất thế giới, sẽ là một sự kiện mang tính biểu tượng
cao, đánh dấu sự nổi lên của Việt Nam như một người
chơi hoàn toàn chính danh trong cộng đồng quốc tế.

44
Chính trị Việt Nam hiện đại

Về mặt kinh tế, vì Mỹ đóng một vai trò quan trọng


trong các tổ chức tài chính quốc tế lớn, như IMF và
Ngân hàng Thế giới, nên việc bình thường hóa quan hệ
với siêu cường này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp
cận nguồn tài trợ lớn từ các tổ chức này. Hơn nữa, là
nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ sẽ là thị trường quan
trọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam
cũng có thể tận dụng các nguồn tài chính và chuyển
giao công nghệ từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ để
thúc đẩy sự phát triển trong nước.

Thật vậy, lợi ích lớn nhất mà Việt Nam đã tích lũy từ
việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ là thương mại.
Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu
lực vào cuối năm 2001, giá trị của kim ngạch thương
mại hai chiều đã tăng hơn mười hai lần, đạt hơn 20 tỷ
đô la vào năm 2011. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 1/5 kim ngạch
xuất khẩu. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng tăng
đáng kể trong những năm gần đây và Mỹ là nhà đầu tư
nước ngoài lớn thứ bảy trong năm 2010.

45
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tóm lại, quá trình chính danh hóa của ĐCS đã đạt được
những thành tựu đáng kể từ việc cải thiện mối quan hệ
với ASEAN và Mỹ, thông qua cả sự công nhận rộng
rãi hơn lẫn các lợi ích về kinh tế. Nếu không có sự cải
thiện hai mối quan hệ chính này, thành công kinh tế
của Việt Nam, và do đó, sự chuyển đổi sang tính chính
danh dựa trên thành tích của ĐCS không thể thực hiện
được. Hơn nữa, sự phụ thuộc ngày càng tăng của Việt
Nam vào bên ngoài trong vấn đề phát triển kinh tế - mà
quan hệ với ASEAN và Mỹ chỉ là hai ví dụ - cũng đánh
dấu một bước chuyển lớn trong cách thức chính danh
hóa của ĐCS. Trước Đổi mới, các nguồn trong nước
đóng vai trò chính trong quá trình chính danh hóa ĐCS,
trong khi các nguồn bên ngoài có vai trò không đáng
kể. Tuy nhiên, trong thời kỳ Đổi mới, các nguồn bên
ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với việc chính
danh hóa của ĐCS. Xét cho cùng, thành tích kinh tế xã
hội trong thời kỳ Đổi mới, và do đó tính chính danh
của ĐCS, phần lớn phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài
được bảo đảm thông qua việc mở rộng quan hệ đối
ngoại cũng như sự công nhận rộng rãi hơn của cộng

46
Chính trị Việt Nam hiện đại

đồng quốc tế đối với chế độ của ĐCSVN. Sự chuyển


đổi như vậy xác nhận quan sát cho rằng sự chính danh
hóa là một quá trình không bao giờ kết thúc đối với
những người cai trị và tồn tại một sự tương tác sâu rộng
giữa các nguồn chính danh hóa trong và ngoài nước.

6. Các hàm ý đối với sự chuyển đổi sang tính chính


danh dựa trên thành tích của ĐCS

Mặc dù tính chính danh dựa trên thành tích sẽ tiếp tục
là nguồn chính của ĐCS trong tương lai gần, song ĐCS
sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong dài hạn.
Như Stephen White [Giáo sư triết học Đại học Tufts,
Mỹ] chỉ ra rằng, thành tích kinh tế xã hội chỉ có thể
cung cấp cho chế độ cộng sản một tính chính danh tạm
thời và bấp bênh. Thách thức chính đối với các chế độ
cộng sản khi dựa vào tính chính danh do thành tích, là
phải duy trì tăng trưởng kinh tế liên tục trong một thời
gian dài, mà đây vốn là một nhiệm vụ khó khăn. Do
đó, trong trường hợp tăng trưởng kinh tế xã hội bị gián

47
Chính trị Việt Nam hiện đại

đoạn, ĐCS sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong
việc duy trì tính chính danh của mình.

Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008
và hậu quả của nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm từ
8,46% trong năm 2008 xuống còn 5,32% và 6,78%
trong năm 2009 và 2010. Mặc dù xuất khẩu tiếp tục
duy trì tốc độ, song nhập khẩu cũng tăng mạnh, khiến
thâm hụt thương mại năm 2010 tăng lên 12,4 tỷ USD,
tương đương 17,3% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi
đó, kể từ năm 2005, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam liên
tục tăng. Từ năm 2005 đến 2010, Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tăng 64,32% và năm 2007 chứng kiến tỷ lệ lạm
phát hàng năm cao nhất ở mức 22,97%. Giá cả tăng
lên, ở một mức độ nào đó, làm mất đi lợi ích của tăng
trưởng kinh tế và làm giảm đáng kể mức sống, đặc biệt
là đối với người nghèo. Lạm phát cao cũng dẫn đến các
chính sách thắt chặt tiền tệ, và điều này dẫn đến hàng
ngàn vụ phá sản do thiếu tín dụng và lãi suất cao.
Chẳng hạn, trong 9 tháng đầu năm 2011, 48.700 doanh

48
Chính trị Việt Nam hiện đại

nghiệp trong số hơn 400.000 đã phá sản hoặc ngừng


hoạt động. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp chính thức của đất
nước đã tăng lên trong vài năm qua, từ 2% vào tháng
01/ 2008 lên 2,9% vào tháng 01/2011.

Tình hình kinh tế xấu đi đã đặt ra những thách thức


nghiêm trọng đối với uy tín của Chính phủ và tính
chính danh của ĐCS. Chẳng hạn, vụ phá sản của Tập
đoàn đóng tàu khổng lồ Vinashin đã dẫn đến những sự
chỉ trích nặng nề đối với Chính phủ của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng về việc quản lý yếu kém nền kinh
tế nói chung và các tập đoàn nhà nước nói riêng. Lần
đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội, một Phó Chủ tịch
Quốc hội thậm chí còn kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm
đối với Thủ tướng. Hơn nữa, đã có 3.829 cuộc biểu tình
trên toàn quốc trong năm năm qua, trong đó có 326
cuộc có hơn 50 người tham gia.

Trong khi đó, từ những khó khăn kinh tế của đất nước,
các nhà hoạt động chính trị cũng mở rộng và tăng
cường các hoạt động phê phán của họ, dẫn đến một loạt

49
Chính trị Việt Nam hiện đại

các vụ bắt giữ và xét xử, đặc biệt là trong những tháng
trước Đại hội lần thứ XI của ĐCS vào tháng 01/2011.
Trong số các yêu cầu chính của các nhà hoạt động, bao
gồm việc loại bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn quy định sự
độc quyền về quyền lực của ĐCS.

Để đối phó với thành tích kinh tế kém của đất nước,
ĐCS đã tìm cách củng cố tính chính danh từ các nguồn
khác nhằm bổ sung cho tính chính danh dựa trên thành
tích. Trong số các nguồn quan trọng nhất mà ĐCS đã
sử dụng là chủ nghĩa dân tộc. Tranh chấp với Bắc Kinh
về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cũng như ranh giới trên Biển Đông đã trở
thành tâm điểm trong nỗ lực này.

Mặc dù tranh chấp Việt Nam với Trung Quốc là một


vấn đề lâu dài trong quan hệ song phương, nhưng đáng
lưu ý là quan điểm của Việt Nam về tranh chấp và phản
ứng đối với các động thái của Trung Quốc trên Biển
Đông trở nên mạnh mẽ trong vài năm qua. Mặc dù căng
thẳng trên Biển Đông đang gia tăng vì nhiều lý do, bao

50
Chính trị Việt Nam hiện đại

gồm cạnh tranh trong việc tiếp cận các nguồn tài
nguyên, hàng hải cùng chính sách gây hấn hơn của
Trung Quốc, thì việc ĐCSVN sử dụng chủ nghĩa dân
tộc tại thời điểm khó khăn về kinh tế cũng trở thành
động lực quan trọng cho tranh chấp. Như Greg Austin
[nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Tây ở New York,
Mỹ] khẳng định, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ
quyền và tính chính danh của chế độ.

Ví dụ, xem phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam đối với
sự kiện vào ngày 26/05/2011, trong đó tàu Giám sát
Hàng hải Trung Quốc đã cắt thiết bị giám sát địa chấn
của tàu khảo sát dầu khí Việt Nam Bình Minh 02 đang
hoạt động tại khu kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Các
nhà lãnh đạo quốc gia đã đưa ra những tuyên bố mạnh
mẽ khác thường để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Ví dụ,
vào ngày 08/06/2011, trong chuyến thăm đảo Cô Tô
ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết tuyên bố Việt Nam quyết tâm bảo vệ các
đảo thuộc chủ quyền và khẳng định “chúng ta sẵn sàng
dành tất cả để bảo vệ quê hương và chủ quyền biển và

51
Chính trị Việt Nam hiện đại

đảo”. Một vài ngày sau đó, vào ngày 13/06, Việt Nam
đã thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển
gần đảo Hòn Ông ngoài khơi tỉnh Quảng Nam. Mặc dù
Bộ Ngoại giao Việt Nam mô tả cuộc tập trận này là
“một hoạt động đào tạo thường niên của Hải quân Việt
Nam”, song truyền thông Trung Quốc cáo buộc chính
phủ Việt Nam sử dụng nó để “phân tán áp lực và cũng
như gia tăng tinh thần trong nước”.

Tại Quốc hội vào ngày 26/11/2011, khi trả lời các câu
hỏi về các biện pháp của Chính phủ nhằm bảo vệ chủ
quyền quốc gia chống lại sự gây hấn ngày càng tăng
của Bắc Kinh ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt
Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, và nói thêm
rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm giữ
Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974. Đây là lần đầu
tiên một nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam công khai
thừa nhận việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa bằng
vũ lực.

52
Chính trị Việt Nam hiện đại

Ngoài ra, để hỗ trợ cho yêu sách của mình, Việt Nam
đã đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Lực lượng vũ
trang, đặc biệt là Lực lượng Hải quân và Không quân.
Chính phủ đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo, 20 máy
bay chiến đấu phản lực Sukhoi và 4 tàu khu trục tối tân
từ Nga. Mặc dù kinh tế khó khăn, ngân sách quốc
phòng Việt Nam vẫn tăng đều đặn trong vài năm qua.
Các báo cáo liên quan đến các nỗ lực hiện đại hóa quân
đội của Việt Nam và hình ảnh về các cuộc tập trận của
quân đội cũng đã được phổ biến rộng rãi thông qua các
phương tiện truyền thông nhà nước. Sau sự kiện Bình
Minh 02, chính quyền Việt Nam thậm chí đi xa hơn khi
cho phép biểu tình chống Trung Quốc được tổ chức
trong mười tuần liên tiếp tại Hà Nội, điều cực kỳ hiếm
ở Việt Nam khi Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các cuộc
biểu tình của người dân.

Những quan sát trên cho thấy Chính phủ Việt Nam sử
dụng chủ nghĩa dân tộc không chỉ đơn thuần là một
công cụ để tập hợp sự ủng hộ của người dân cho chính
sách đối với các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

53
Chính trị Việt Nam hiện đại

Thay vào đó, các phản ứng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ
khác thường với những diễn tiến ở Biển Đông trong
bối cảnh bất ổn kinh tế trong nước cho thấy chủ nghĩa
dân tộc đã trở thành một công cụ bổ sung tính chính
danh cho ĐCS, nhằm bù đắp cho những tác động tiêu
cực mà khó khăn kinh tế gây ra cho tính chính danh
dựa trên thành tích của nó. Tuy nhiên, chúng ta cần
phải nhớ rằng chủ nghĩa dân tộc từ lâu đã được ĐCS
sử dụng như một nguồn của tính chính danh. Điều cần
lưu ý ở đây là ĐCS nhấn mạnh hơn vào chủ nghĩa dân
tộc trong thời kỳ kinh tế khó khăn khi tính chính danh
dựa trên thành tích của nó bị suy giảm.

Hơn nữa, trong khi tình cảm dân tộc có thể giúp tăng
cường sự ủng hộ của người dân, ĐCS nhận thức rõ rằng
chiến lược này có thể phản tác dụng nếu các phong trào
dân tộc phát triển vượt quá tầm kiểm soát. Ví dụ, sau
mười tuần biểu tình liên tiếp, Ủy ban Nhân dân Hà Nội
cuối cùng đã cấm các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
vào mùa hè năm 2011. Ủy ban đã đưa ra một thông báo
giải thích rằng các cuộc biểu tình ban đầu tạo ra tình

54
Chính trị Việt Nam hiện đại

cảm yêu nước từ công chúng, nhưng sau đó hóa ra lại


gây bất lợi cho đất nước. Thông báo cáo buộc “các thế
lực thù địch trong nước và hải ngoại” đã lợi dụng các
cuộc biểu tình để thực hiện các hoạt động chống phá
Nhà nước, phá hoại trật tự xã hội và ổn định chính trị.

Có hai ẩn ý từ chiến lược chính danh hóa của ĐCS.


Đầu tiên, sự phụ thuộc của ĐCS vào tính chính danh
dựa trên thành tích làm cho nó dễ tổn thương trước
những bất ổn kinh tế bên ngoài, điều này dường như
nằm ngoài tầm kiểm soát khi Việt Nam ngày càng hội
nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Do đó, ĐCS cần
tìm kiếm các phương thức chính danh hóa thay thế để
củng cố tính chính danh dựa trên thành tích của mình
trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Thứ hai, khi chủ nghĩa dân tộc đã nổi lên như một
nguồn quan trọng mà từ đó ĐCS có thể có thêm được
sự hỗ trợ rộng rãi, thì quan hệ đối ngoại của Việt Nam
có thể bị ảnh hưởng. Như thể hiện trong phân tích trên,
các phản ứng dân tộc mạnh mẽ của Việt Nam đối với

55
Chính trị Việt Nam hiện đại

các diễn tiến ở Biển Đông đã làm căng thẳng thêm quan
hệ với Bắc Kinh. Do đó, ĐCS dường như thận trọng
trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc để củng cố tính
chính danh của nó, không bao giờ cho phép nó đi xa
đến mức gây thiệt hại mối quan hệ với Trung Quốc.
Rốt cuộc, ĐCS nhận thức rõ rằng mối quan hệ xấu đi
với Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế của Việt Nam, và do đó, làm suy giảm tính
chính danh dựa trên thành tích của mình.

7. Kết luận

Khi các nguồn tính chính danh truyền thống mất đi ý


nghĩa và các phương thức chính danh hóa thay thế cho
thấy là không liên quan hoặc không hiệu quả, thì
thành thích kinh tế xã hội đã trở thành nguồn khả dĩ
duy nhất cho tính chính danh của ĐCS vào giữa những
năm 1980. Do đó, việc chuyển đổi của ĐCS sang tính
chính danh dựa trên thành tích có thể được coi là động
lực chính đằng sau việc áp dụng chính sách Đổi mới
vào năm 1986; và sự chuyển đổi này minh chứng cho

56
Chính trị Việt Nam hiện đại

quan sát được thừa nhận rộng rãi, đó là chính danh


hóa là một công việc không bao giờ kết thúc đối với
người cai trị.

Mặc dù cho đến nay, quyết định của ĐCS đã được


chứng minh là khôn ngoan, nhưng sự phụ thuộc vào
tính chính danh dựa trên thành tích đã mang đến thách
thức mới: Đó là phải duy trì sự tăng trưởng kinh tế liên
tục. Đây là một nhiệm vụ khó khăn vì sự thịnh vượng
kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều vào
trao đổi với bên ngoài. Trong bối cảnh đó, tức khi Việt
Nam đối diện với khó khăn kinh tế, thì ĐCS đã dùng
đến chủ nghĩa dân tộc để bổ sung cho tính chính danh
của mình. Tuy nhiên, tính chính danh mà chủ nghĩa dân
tộc mang lại, như thể hiện qua phản ứng của Việt Nam
với vấn đề Biển Đông, có thể tạo ra căng thẳng trong
quan hệ đối ngoại với Trung Quốc, từ đó có thể làm
suy yếu sự phát triển kinh tế và tính chính danh dựa
trên thành tích. Về lâu dài, như Lowenthal [chính trị
gia người Mỹ, bang California] khẳng định, các chế độ

57
Chính trị Việt Nam hiện đại

cộng sản “không có lựa chọn nào khác ngoài việc thiết
lâp tính chính danh dựa trên thủ tục”.

Do đó, phương thức chính danh hóa bổ sung khả thi


nhất mà ĐCS có thể sử dụng trong tương lai nên là
phương thức duy lý – pháp lý. Trên thực tế, trong khi
ĐCS xác định cải cách kinh tế là mục tiêu chính của
Đổi mới, thì nó không loại trừ cải cách chính trị. ĐCS
tuyên bố rằng họ “tìm cách kết hợp chặt chẽ các cải
cách kinh tế và chính trị ngay từ đầu, với cải cách kinh
tế là trọng tâm, trong khi từng bước tiến hành cải cách
chính trị”. Mặc dù các cải cách chính trị không theo
kịp các cải cách kinh tế, song một số động thái cho thấy
ĐCS đang xem phương thức chính danh hóa duy lý –
pháp lý là một sự bổ sung tiềm năng cho tính chính
danh dựa trên thành tích.

Ví dụ, gần đây ĐCS đã tổ chức các cuộc bầu cử trực


tiếp chủ tịch của 500 ủy ban nhân dân xã ở 4 tỉnh.
Ngoài ra, Quốc hội đã có được sự độc lập lớn hơn và
việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dự kiến sẽ mang đến

58
Chính trị Việt Nam hiện đại

những thay đổi tích cực trong việc thúc đẩy cải cách
dân chủ và quản trị tốt. Ví dụ gần đây nhất là quyết
định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng
03/2012 về việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với
các chức vụ chủ chốt do Quốc hội bầu, bao gồm Chủ
tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các thành
viên Nội các, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao,
Giám đốc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Kiểm
toán Nhà nước. Theo đó, quyết định cũng có thể được
quy định trong bản Hiến pháp sửa đổi sắp tới. Những
ví dụ này phản ánh những nỗ lực liên tục của ĐCS
trong việc duy trì tính chính danh, và qua đó là sự cai
trị của mình đối với đất nước.

59
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 2: Truyền thông xã hội và hành động


tập thể trong chế độ độc tài ở Việt Nam 3

Bùi Hải Thiêm4

1. Giới thiệu

Trong những năm gần đây, dễ thấy chính trị phi chính
thức (ngoài lề) tương tác ngày càng tăng với chính trị
chóp bu và trở nên nổi bật hơn, một xu hướng rõ ràng
gắn liền với truyền thông xã hội. Sự bùng nổ của các
diễn đàn dân sự trên internet đã và đang trở thành một

3
Journal of Current Southeast Asian Affairs 2/2016
4
A researcher at the Institute for Legislative Studies in Hanoi

60
Chính trị Việt Nam hiện đại

đặc trưng chính trong nền chính trị thông tin mới ở Việt
Nam. Sự phát triển của xã hội dân sự cũng như sự mở
rộng không gian chính trị tại Việt Nam, trước đây đến
từ các hoạt động phát triển của giới NGO [các tổ chức
phi chính phủ] hay giới bất đồng chính kiến “trung
thành”, thì nay đến từ đa dạng các hoạt động chính trị
và xã hội, bao gồm việc tham gia vào truyền thông xã
hội cũng như hành động tập thể cùng nhau của các cá
nhân tổ chức phi chính thức (ngoài lề) nhằm giải quyết
một vấn đề cụ thể.

Sự phát triển của truyền thông xã hội đã và đang trở


thành động lực chính thúc đẩy sự tham gia tích cực
của người dân vào đời sống chính trị xã hội. Quá trình
sửa đổi Hiến pháp trong khoảng thời gian từ 2011 -
2013; các cuộc biểu tình của người dân chống lại các
hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, qua
đó dẫn đến các cuộc biểu tình lớn vào năm 2014;
phong trào bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào tháng
03/2015, cũng như phong trào chống lại việc đổ rác
thải xuống sông Đồng Nai cùng năm đó; các cuộc biểu

61
Chính trị Việt Nam hiện đại

tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.


Hồ Chí Minh; cũng như các cuộc biểu tình chống bụi
tro xỉ ở Bình Thuận, là các ví dụ điển hình về sức
mạnh của xã hội dân sự cũng như sự tham tích cực
trên truyền thông xã hội. Trong tất cả các ví dụ trên,
cùng nhiều ví dụ khác, hoạt động xã hội dân sự đã
định hình phản ứng của công chúng cũng như cách mà
chính quyền giải quyết vấn đề. Và các ví dụ này cho
thấy một mức độ phát triển mới của xã hội dân sự, xét
về mức độ tác động, cùng khả năng tổ chức, điều phối
và phản ứng của các tác nhân liên quan.

Với sự lên ngôi của truyền thông xã hội, sự tham gia


của người dân ngày càng dịch chuyển sang không gian
trực tuyến (online), và việc huy động xã hội đối với
những vấn đề quan trọng mà công chúng quan tâm
không còn đến từ các cơ quan truyền thông Nhà nước.
Sức mạnh và sự dẻo dai của xã hội dân sự trực tuyến
(online) được đo dựa vào khả năng tác động và huy
động chính trị của nó, cũng như ảnh hưởng của nó lên
chính sách, công luận và hành động của chính quyền.

62
Chính trị Việt Nam hiện đại

Những sự phát triển gần đây cho thấy “sự nhạy cảm”
của một số vấn đề sẽ tùy thuộc thời điểm và tình hình,
cũng như các tác nhân luôn sẵn sàng mở rộng ranh giới
ngôn luận và không gian chính trị. Các cụm từ như
“minh bạch”, “trách nhiệm giải trình” và “vận động”,
từng bị coi là cấm kị, giờ đây được sử dụng phổ biến,
và thậm chí cụm từ “xã hội dân sự” giờ đây cũng được
sử dụng rộng rãi hơn so với quá khứ.

Không gian mạng cho phép sự tham gia chính trị theo
cách cả chính thức lẫn phi chính thức. Trên truyền
thông xã hội ở Việt Nam, chúng ta thấy sự tranh cãi
ngày càng tăng về chính trị, với sự tham gia của đa
dạng các lực lượng/tác nhân ở mọi mức. Việc sử dụng
truyền thông xã hội để sản xuất và phát tán thông tin
ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp trong những năm
gần đây. Các tác nhân trên không gian mạng rất đa
dạng, từ các lực lượng của nhà nước, các nhà bình
luận/phân tích chính trị độc lập, các công dân
“internet”, cho đến các nhà bất đồng chính kiến. Sự

63
Chính trị Việt Nam hiện đại

tương tác giữa các tác nhân này đã góp phần quan trọng
trong việc mở rộng không gian chính trị ở Việt Nam.

Bài này sẽ cung cấp một sự giải thích về lịch sử phát


triển của truyền thông xã hội ở Việt Nam. Dù chính
quyền Cộng sản Việt Nam nỗ lực kiểm soát truyền
thông xã hội ngày một chặt chẽ hơn, song một không
gian chính trị trực tuyến đã được tạo ra trên truyền
thông xã hội, do tính thiết thực của các công cụ này đối
với các tác nhân khác nhau, bao gồm chính các phe
phái trong ĐCS.

Bài báo sẽ khảo sát việc sử dụng truyền thông xã hội


theo hai góc độ quan trọng, như một nguồn lực chính
trị và như một sân khấu chính trị. Một nghiên cứu về
chiến dịch bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào tháng
03/2015, và một phân tích sau đó về phản ứng của nhà
nước đối với việc sử dụng truyền thông xã hội cho thấy
ý nghĩa của nó đối với sự tham gia chính trị. Nghiên
cứu này xác định việc sử dụng truyền thông xã hội đã
ảnh hưởng lên các khía cạnh khác nhau của nền chính

64
Chính trị Việt Nam hiện đại

trị như thế nào, và cuối cùng là một số thảo luận về


những giới hạn của truyền thông xã hội trong đời sống
chính trị Việt Nam đương đại.

2. Sức mạnh của truyền thông xã hội

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và


truyền thông đóng góp quan trọng cho sự phát triển
của xã hội dân sự cũng như cho sự tham gia chính trị
thông qua việc mang đến những cơ hội mới. Theo
Chang, Chu và Welsh [ba học giả Đài Loan và
Singapore], internet và truyền thông xã hội thúc đẩy
sự phát triển của xã hội dân sự ở ba khía cạnh sau:

1) cung cấp nguồn thông tin khác (với thông


tin do nhà nước kiểm soát);

2) hạ thấp chi phí tham gia chính trị;

3) gia tăng khả năng huy động của các lực


lượng đối lập.

65
Chính trị Việt Nam hiện đại

Dù ở Việt Nam, hầu như không tồn tại bất cứ lực


lượng/tổ chức đối lập nào, do hệ quả của lịch sử cũng
như sự đàn áp của chính quyền, song sự bất mãn trên
không gian mạng ngày càng gia tăng, và trở nên mang
tính tổ chức hơn. Chính quyền nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc quản lý, kiểm soát, xử lý bất mãn trên
không gian mạng. Họ áp dụng kết hợp các biện pháp
đáp ứng và đàn áp nhằm giảm bớt tác động bất lợi đến
từ chính những chính sách kinh tế kém cỏi cũng như
những bất mãn mà các nhà hoạt động và người dân thể
hiện trên không gian mạng.

Những biện pháp này bao gồm: những biện pháp về


công nghệ, như giới hạn việc tiếp cận thông tin (được
cho là độc hại) thông qua bộ lọc, tường lửa, cùng danh
sách các website bị chặn; những biện pháp pháp lý thể
hiện trong Bộ luật Hình sự nhằm ngăn chặn những
hành động phản kháng; và những biện pháp chính trị,
như sử dụng các mạng lưới/nhóm phục tùng, cùng các
biện pháp pháp lý nhằm bắt buộc phải vâng phục.

66
Chính trị Việt Nam hiện đại

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ gia tăng


người sử dụng internet nhanh nhất, không chỉ ở châu
Á, mà còn cả trên thế giới. Vào cuối năm 1997, internet
có mặt ở Việt Nam, với chỉ một số lượng nhỏ người sử
dụng, trong đó bao gồm một số cơ quan Nhà nước. Sau
15 năm, đã có một sự bùng nổ số lượng người sử dụng
internet. Theo Trung tâm Internet Việt Nam, vào tháng
11/2012, có 31.3 triệu người sử dụng internet, chiếm
35.58% dân số, và con số này tiếp tục gia tăng; trong
đó số người sử dụng 3G vào năm 2013 là khoảng 20
triệu người. Hầu hết người sử dụng internet là giới trẻ,
có giáo dục, sống ở đô thị, và tầng lớp trung lưu.

Tương tự với sự gia tăng sử dụng internet trên toàn thế


giới, internet giúp người Việt Nam tiếp cận và phổ biến
thông tin, xây dựng các mối quan hệ và kết nối mọi
người thông qua những mối quan tâm chung vượt qua
cách trở về địa lý.

Tỷ lệ người sử dụng internet cao có ý nghĩa quan trọng


đối với việc lập các hội “ảo” trên không gian mạng.

67
Chính trị Việt Nam hiện đại

Giờ đây có rất nhiều phương tiện để giao tiếp trên


internet, bao gồm blog, tiểu blog, trang mạng xã hội,
phòng chát, email, … các diễn đàn trực tuyến, vốn
được sử dụng để kết nối những người bất mãn và phổ
biến các quan điểm của họ. Internet và dịch vụ dữ liệu
di động đã cung cấp một nền tảng màu mỡ cho sự phát
triển của thế giới blog cùng sự tham gia tích cực trên
không gian mạng, tạo ra sự thách thức quan trọng đối
với báo chí chính thống thuộc sở hữu của Nhà nước.

Người sử dụng truyền thông xã hội là một khán giả


mục tiêu quan trọng, đồng thời là những người chơi
vừa xuất hiện, của xã hội dân sự độc lập đang phát triển
ở Việt Nam. Những tác nhân mới này tận dụng thuận
lợi của thế giới blog và truyền thông xã hội để phổ biến
thông tin, bao gồm các tranh cãi và bất đồng với các ý
tưởng của ĐCS. Họ bao gồm các nhóm phi chính thức
của giới trí thức, các quan chức nghỉ hưu, các giáo sư,
sinh viên, nhà văn và các nhà hoạt động độc lập.

68
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sự phát triển của internet ở Việt Nam đã tạo thuận lợi


cho sự mở rộng nhanh chóng của một không gian thảo
luận độc lập cũng như đóng vai trò quan trọng cho sự
tái xuất hiện của xã hội dân sự ở Việt Nam. Internet
giúp gia tăng tiếp cận với các nguồn thông tin khác
nhau và thúc đẩy hơn nữa tự do thông tin. Khi làm như
vậy, nó đã góp phần giảm bớt sự kiểm soát của Nhà
nước đối với dòng thông tin cũng như tác động của
kiểm duyệt, và mở rộng không gian của xã hội dân sự
cũng như không gian chính trị, giúp chúng có thể phát
triển lớn mạnh.

Có một sự gia tăng rõ ràng về tương tác xã hội trên


internet. Trong bối cảnh của một Nhà nước độc tài với
sự kiểm soát chặt chẽ việc lập hội (trong thực tế), thì
việc lập hội “ảo” trên không gian mạng thúc đẩy người
dân tích cực hơn về chính trị. Việc có thể ẩn danh cùng
với khả năng tiếp cận thông tin là những lý do quan
trọng nhất khiến cho ngày càng nhiều người dân lựa
chọn sử dụng các công cụ truyền thông trên internet.

69
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sở thích ẩn danh khi online cũng phản ánh những lo


âu về mặt xã hội, bao gồm việc có thể bị Nhà nước
phát hiện khi quan tâm đến các vấn đề cấm kị như
chính trị, hay bị giám sát bởi cấp trên, bao gồm sếp,
cha mẹ, và thầy cô giáo. Về cơ bản, cấu trúc xã hội
Việt Nam chỉ được chuyển một phần vào internet, khi
thế hệ già hơn thường ít quan tâm hay bày tỏ trên
mạng so với đời thực.

Truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, mang lại


một phương tiện quan trọng trong việc thể hiện các
quan điểm bất đồng đối với sự kiểm soát của ĐCS với
xã hội. Công ty phân tích truyền thông xã hội
Socialbakers ước tính Việt Nam có khoảng 22 triệu
người sử dụng Facebook vào năm 2014. Ngoài
Facebook, các trang mạng xã hội nội địa của Việt
Nam như Zingme và Go.vn cũng được xếp hạng cao
về số lượng người sử dụng. Blog và tiểu blog rất phổ
biến đối với người sử dụng Internet, khi mà theo ước
tính thì hiện có khoảng 3 triệu người Việt Nam có
blog cá nhân.

70
Chính trị Việt Nam hiện đại

Ảnh hưởng ngày càng tăng của truyền thông xã hội góp
phần tạo ra những thay đổi lớn trong ý thức công chúng
cũng như vai trò của truyền thông truyền thống do nhà
nước kiểm soát, tới mức mà Facebook giờ đây trở
thành nguồn thông tin quan trọng và ảnh hưởng nhất ở
Việt Nam. Các nhà báo dòng chính thậm chí phải theo
dõi những tranh luận trên Facebook để viết bài cho
truyền thông in ấn. Phần lớn trong số 18.000 nhà báo
được Nhà nước cấp phép có tài khoản Facebook và tích
cực tương tác trên không gian này. Kết quả, truyền
thông in ấn dòng chính do Nhà nước kiểm soát cũng
ngày càng chuyển sang online. Một áp lực ngày càng
tăng đối với truyền thông dòng chính, đó chính là nguy
cơ mất đi niềm tin và sự quan tâm của độc giả.

3. Truyền thông xã hội - một nguồn lực chính trị

Tuy nhiên, ở Việt Nam, truyền thông xã hội cũng được


các quan chức/lực lượng chính trị sử dụng làm phương
tiện cho việc theo đuổi các mục đích của mình. Họ sử
dụng truyền thông xã hội để giành lấy sự ủng hộ của

71
Chính trị Việt Nam hiện đại

công chúng cũng như làm cho mình trở nên thân thiện
hơn. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Văn
phòng Chính phủ là hai trong số những cá nhân/tổ chức
Nhà nước đi đầu trong cách tiếp cận này, khi sử dụng
Facebook để thông tin các hoạt động của mình tới công
chúng. Việc sử dụng truyền thông xã hội của họ nhận
được nhiều sự phản hồi tích cực.

Quan trọng hơn, truyền thông xã hội trở thành một


công cụ chính trị rất hữu ích, khi được các phe phái
trong ĐCS sử dụng để đấu đá với nhau. Chẳng hạn, các
tài khoản trên mạng xã hội đã tiết lộ “những xung đột
chính trị tinh vi” cùng “các cuộc đấu đá trong việc kiểm
soát Bộ Chính trị”.

Ở một mức độ nào đó, truyền thông xã hội ảnh hưởng


đến công luận thông qua việc khỏa lấp những khoảng
trống về thông tin mà truyền thông nhà Nước tạo ra.
Vô số các website và blog xuất hiện, không rõ nguồn
hay chủ sở hữu, cung cấp những thông tin nội bộ về
các nhân vật công chúng cùng các quan chức cấp cao.

72
Chính trị Việt Nam hiện đại

Những website này thu hút nhiều sự chú ý của công


chúng. Dù một vài blogger phê phán chính quyền bị
quản thúc, bắt giữ và bỏ tù, song những lực lượng đứng
sau những website nổi tiếng này vẫn còn là một bí mật.

Sự xuất hiện của một số blog chính trị, thường xảy ra


trùng với các sự kiện chính trị lớn, đóng vai trò quan
trọng trong cuộc đấu đá chính trị giữa các phe phái
trong ĐCS. Chẳng hạn, Dân Làm Báo xuất hiện online
vào tháng 08/2010, khi các quan chức hàng đầu của
ĐCS đang đấu đá tranh giành các chức vụ trong Đại
hội ĐCS khóa XI (theo kế hoạch diễn ra vào tháng
01/2011). Quan Làm Báo được tạo ra vào tháng
05/2012, ngay trước Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp
hành Trung ương ĐCS khóa XI.

Hội nghị này cho thấy những tín hiệu về một nỗ lực
ngày càng tăng trong việc tước bỏ quyền lực của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi một chủ đề quan trọng
trong chương trình của Hội nghị là đánh giá lại các nỗ
lực chống tham nhũng, bao gồm thành tích của Ủy ban

73
Chính trị Việt Nam hiện đại

Chỉ đạo Chống tham nhũng Trung ương do Thủ tướng


Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Hội nghị đưa ra những
quyết định quan trọng về tổ chức và công tác lãnh đạo
của Ủy ban Chỉ đạo Chống tham nhũng Trung ương,
trong đó bao gồm đặt dưới quyền của Bộ Chính trị thay
vì Chính phủ, và Chủ tịch Ủy ban được chuyển từ Thủ
tướng sang Tổng bí thư. Hai blog, Dân Làm Báo và
Quan Làm Báo, thực hiện vố số các tấn công vào Thủ
tướng; trong khi ông phản ứng bằng cách lệnh cho Bộ
Công an cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông điều
tra đưa ra các biện pháp chống lại các blog này, và sau
đó chúng đã bị đóng.

Chân Dung Quyền Lực được tạo ra vào tháng 12/2014,


sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các Bộ trưởng vào
năm 2013, và ngay trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối
với 20 quan chức cấp cao của ĐCS tại Hội nghị lần thứ
10 Ban chấp hành Trung ương ĐCS khóa XI vào tháng
01/2015. Blog này đưa ra một loạt các cáo tham nhũng
chống lại các quan chức cấp cao, bao gồm Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

74
Chính trị Việt Nam hiện đại

Phùng Quang Thanh, và Chủ tịch Viện kiểm sát Nhân


dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, cùng nhiều người khác.
Từ thực tế là nó chưa bao giờ đưa ra cáo buộc đối với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đến những đồn đoán
rằng blog này nhắm đến các đối thủ chính trị của ông.
Theo đánh giá của một người cung cấp tin, khoảng
70% số liệu và hình ảnh mà Chân Dung Quyền Lực, và
sau đó là Dân Luận, tiết lộ là chính xác, nhưng các nhà
lãnh đạo chính trị đã không lên tiếng công khai hay có
phản ứng với thông tin được đăng trên các trang này.

Điều thú vị là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra


một bình luận công khai trong một buổi họp chính thức
vào tháng 01/2015 rằng, truyền thông xã hội “là cần
thiết và không thể bị cấm”, trong bối cảnh có nhiều
quan ngại từ các quan chức về các thông tin “độc hại”
do truyền thông xã hội phổ biến – ngụ ý nhắm tới Chân
dung Quyền lực. Với sự vươn lên của thế giới blog,
việc huy động xã hội về các vấn đề quan trọng mà công
chúng quan tâm, chẳng hạn như tham nhũng, đã dịch

75
Chính trị Việt Nam hiện đại

chuyển từ các cơ quan truyền thông dòng chính do Nhà


nước kiểm soát sang truyền thông xã hội.

4. Truyền thông xã hội – sân khấu chính trị

Một điều quan trọng đó là truyền thông xã hội và thế


giới blog ngày càng trở thành chiến trường chính trong
sự cạnh tranh giữa các ý tưởng về cai trị cũng như thảo
luận về chế độ. Vô số các tổ chức xã hội dân sự và các
công dân có hiểu biết dùng internet để tạo ra các hội ảo
cũng như phổ biến các đòi hỏi về một chính quyền hữu
hiệu hơn cũng như sự tham gia nhiều hơn của người
dân vào việc làm chính sách nói riêng và chính trị nói
chung. Sử dụng dữ liệu của Asian Barometer Survey
(ABS) trong nghiên cứu về tính chính danh của các chế
độ ở Đông Nam Á, Chang, Chu và Welsh thấy rằng
“ngày nay sự xung đột ngày càng xảy ra trên không
gian trực tuyến và các blogger thường là các chiến
binh tuyến đầu”.

76
Chính trị Việt Nam hiện đại

Ở Việt Nam, blog, tiểu blog, và truyền thông xã hội trở


thành phương tiện hiệu quả của những lời kêu gọi, yêu
cầu cho các quyền dân chủ, tự do hội họp và lập hội,
tham gia vào lĩnh vực công, và do đó, mở rộng không
gian chính trị. Các blog và website chính trị nổi tiếng
bao gồm Anh Ba Sam, Bauxite Viet Nam, Dân Làm Báo
và Diễn đàn Xã hội Dân sự. Dù bị Nhà nước chặn bằng
tường lửa, song các trang này thu hút hàng triệu người
đọc cùng hàng ngàn người theo dõi mỗi ngày. Chúng
đang kích thích một hình thức tham gia chính trị mới
mà theo quan điểm của ĐCS, làm gia phức tạp hơn mối
quan hệ Nhà nước và xã hội.

Chẳng hạn, blog Ba Sàm ra đời vào năm 2007 với mục
đích giáo dục người dân về các vấn đề chính trị, xã hội,
kinh tế và văn hóa từ một góc nhìn khác. Trang này
đăng các bản dịch từ các bài báo và đoạn trích từ các
quyển sách tiếng Anh và tiếng Pháp, và link tới nhiều
nguồn mới.

77
Chính trị Việt Nam hiện đại

Khi Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Ba Sàm, bị bắt và


kết án, trong đó chỉ ra một tiểu blog trên trang, có tên
Dân quyền, “đã đăng 2.014 bài viết, nhận được 28.574
bình luận và 3.243.330 lượt tiếp cận”; bên cạnh đó
một blog khác, Chép Sử Việt, “đã đăng 383 bài viết,
nhận được 3.401 bình luận và 480.353 lượt đọc”.
Cảnh sát và Công tố viên đã tìm thấy 12 bài đăng trên
Dân quyền và 12 bài đăng trên Chép sử Việt “có nội
cung sai sự thật, vô căn cứ; xuyên tạc đường lối chính
sách của ĐCS và pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ
một số cá nhân và ảnh hưởng đến uy tín của các quan
chức và tổ chức; thể hiện quan điểm một chiều và tiêu
cực, gây hoang mang cũng như ảnh hưởng đến niềm
tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính
phủ, Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.”

Từ lời kết tội chống lại chủ trang Ba Sàm, cho thấy thế
giới blog có một ảnh hưởng rõ ràng đối với chính trị
Việt Nam.

78
Chính trị Việt Nam hiện đại

Trong khi truyền thông truyền thống do Nhà nước sở


hữu và kiểm soát chặt chẽ, thì truyền thông xã hội hầu
trở thành công cụ thực tế và hữu hiệu duy nhất vượt
qua khỏi kiểm duyệt, mang đến thông tin và tri thức
phê phán. Các đề tài thu hút truyền thông xã hội bao
gồm quản lý yếu kém, chính sách kinh tế sai lầm, ô
nhiễm môi trường, đối ngoại, sự liêm chính của quan
chức và chế độ, sự xuống cấp của giáo dục, y tế, điều
kiện lao động, và văn hóa. Lúc đầu, các blog tập trung
vào một lĩnh vực cụ thể, sau đó mở rộng thảo luận ra
đa dạng các vấn đề.

Sự hình thành và phát triển blog Bauxite Vietnam là


một ví dụ điển hình. Blog được tạo ra vào năm 2009,
là diễn đàn phê phán các chính sách của ĐCS trong
việc khai thác bauxite Tây Nguyên, chủ yếu liên
quan đến môi trường. Những phê phán này đã phát
triển để bao gồm các phân tích về chi phí và lợi ích
kinh tế, an ninh quốc phòng cũng như sự can thiệp
và đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam. Trang nhanh
chóng trở nên ảnh hưởng trong giới trí thức và công

79
Chính trị Việt Nam hiện đại

chúng, dù ĐCS vẫn kiên quyết thực hiện dự án. Blog


dần trở thành một diễn đàn chung cho việc thảo luận
về sự đa dạng các vấn đề, dù vẫn tiếp tục giữ tên ban
đầu là Bauxite Vietnam.

Sự xuất hiện và biến mất của trang Quan Làm Báo


trong một thời gian ngắn là một ví dụ điển hình khác.
Quan Làm Báo được tạo ra giống như một diễn đàn
nhằm chống tham nhũng trong thời điểm mà cuộc
chiến giữa các các quan chức lãnh đạo cấp cao đang
diễn ra quyết liệt, lên đến đỉnh điểm ở Hội nghị lần thứ
6 Ban chấp hành Trung ương ĐCS vào tháng 10/2012.

Trong hội nghị này, Bộ Chính trị có một nỗ lực chưa


từng có tiền lệ, đó là kỷ luật Thủ tướng, tuy nhiên nỗ
lực này đã thất bại. Blog đã tiết lộ hồ sơ chi tiết của
nhiều quan chức cấp cao trong ĐCS, cấu kết với các
doanh nhân được cho liên quan đến tham nhũng. Trong
khi nguồn gốc và tính xác thực của những thông tin này
không thể xác nhận với sự chắc chắn, chúng đã tạo ra
sự nghi ngờ cũng như mất niềm tin vào các quan chức

80
Chính trị Việt Nam hiện đại

cấp cao. Trong một số trường hợp, những bài viết thậm
chí tiết lộ các bí mật và thông tin rất nhạy cảm mà sau
đó được xác nhận bởi truyền thông Nhà nước. Blog này
thu hút hàng triệu độc giả và người theo dõi thường
xuyên ở lúc cao điểm. Quan tâm của với blog giảm đi
vào năm 2013 khi giới lãnh đạo chính trị đạt được một
sự thỏa hiệp và blog đã không thể tiếp tục cung cấp
thông tin/phân tích có thể kiểm chứng về các quan chức
tham nhũng cùng các phi vụ của họ.

Một lý do quan trọng khác cho sự suy giảm của Quan


Làm Báo là sự chuyển hướng của công chúng tới quá
trình sửa đổi Hiến Pháp 1992. Nhóm 72 và Diễn đàn
Xã hội Dân sự trở thành trung tâm của sự chú ý trong
năm 2013. Các phân tích phê phán chỉ ra một cách
thuyết phục những khiếm khuyết trong các sửa đổi liên
quan đến sự phát triển quốc gia cũng như quyền con
người trong Hiến pháp.

Đặc biệt là nhóm phê phán Điều 4 Hiến pháp - vốn


khẳng định vai trò độc nhất của ĐCS với tư cách là ‘lực

81
Chính trị Việt Nam hiện đại

lượng lãnh đạo’ Nhà nước và xã hội cũng như vai trò
của quân đội, với tư cách thiết chế bảo vệ ĐCS và chế
độ, hơn là bảo vệ người dân, lãnh thổ. Ngoài ra họ kêu
gọi công khai cho một hệ thống đa đảng. Sau khi quá
trình sửa đổi Hiến pháp kết thúc, Diễn đàn Xã hội Dân
sự vẫn tiếp tục hoạt động, khởi xướng một loạt các
chiến dịch khác tập trung vào các vấn đề thể chế cũng
như thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự.

Phong trào 6.700 người vì 6.700 cây

Phong trào này là một ví dụ rõ ràng về sự liên kết của


người dân với các tổ chức xã hội trong việc đấu tranh
cho một vấn đề chính trị và xã hội cụ thể. Thông qua
truyền thông xã hội, những người với mối quan tâm
chính đáng về môi trường và cảnh quan Hà Nội tạo ra
một diễn đàn chung để cập nhật một cách sống động về
sự kiện, truyền đạt một cách thuyết phục sự bất bình
tới một lượng khán giả lớn hơn, và biện minh mạnh mẽ
hơn cho yêu sách của họ so với những gì từng xảy ra

82
Chính trị Việt Nam hiện đại

trước đó; và cuối cùng khiến chính quyền Hà Nội phải


bãi bỏ kế hoạch chặt hạ 6.700 cây.

Vào tháng 03/2015, thông tin từ một nguồn đáng tin


cậy cho thấy chính quyền Hà Nội đang lên kế hoạch
đốn hạ 6.708 cây cổ thụ mà không có sự giải trình hay
thông tin minh bạch về hành động này. Điều này đã
dẫn đến một phản ứng tức giận ngay lập tức từ các tầng
lớp khác nhau trong xã hội. Cụ thể, vào ngày
10/03/2015, Sở Xây dựng Hà Nội công bố trên truyền
thông dự án có tên “Cải tạo thay thế cây xanh trong giai
đoạn 2014 -2015”, với sự chấp thuận của Ủy ban
Thành phố. Truyền thông Nhà nước cũng thực hiện
một số bản tin về việc đốn hạ cây trên đường Nguyễn
Trãi và Nguyễn Chí Thanh. Tất cả khiến công chúng
giận giữ vì điều này có thể làm mất đi các giá trị lịch
sử cũng như ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường
của thành phố.

Quan tâm của công chúng bắt đầu từ một số tiếng nói
riêng lẻ trên truyền thông xã hội về kế hoạch này và tác

83
Chính trị Việt Nam hiện đại

động tai hại của nó đối với môi trường và đời sống tình
cảm của người dân Hà Nội. Trần Đăng Tuấn - một cựu
quan chức cao cấp - viết một lá thư gửi cho Ủy ban
Nhân dân Tp Hà Nội yêu cầu giải thích về kế hoạch
cũng như đình chỉ việc thực hiện. Bức thư của ông
được đăng lên mạng vào ngày 16/03/2015, và lan
truyền rộng rãi trên Facebook.

Ngày hôm sau, trong phản ứng đầu tiên, đại diện chính
quyền, ông Phan Đăng Long, Phó Giám đốc Ban tuyên
giáo nói rằng việc chặt hạ cây không cần phải xin ý
kiến của người dân. Phát biểu này được xem như một
biểu hiện cho sự vô cảm của chính quyền địa phương
với sự lo lắng và bất an của người dân. Ngô Bảo Châu
- một giáo sư toán học nổi tiếng - cũng công khai một
bức thư gửi tới chính quyền Hà Nội, nêu lên ba vấn đề
lớn cùng 10 câu hỏi quan trọng về kế hoạch này.

Sự tích cực trực tuyến mà hai nhân vật công chúng này
khởi xướng ngay lập tức biến thành các hành động tập
thể. Chẳng hạn, trên một diễn đàn của các nhà báo, có

84
Chính trị Việt Nam hiện đại

các cuộc tranh luận gay gắt về các vấn đề nghiêm trọng
gắn liền với kế hoạch chặt hạ cây. Một số cuộc khảo
sát nhỏ trên các diễn đàn này cho thấy sự ủng hộ của
đại đa số nhà báo đối với ý tưởng của Trần Đăng Tuấn
và Ngô Bảo Châu.

Sự phản đối mạnh mẽ trên truyền thông xã hội khiến


chính quyền Hà Nội chú ý tới vấn đề. Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã phải phúc đáp
cho bức thư mở của Trần Đăng Tuấn về kế hoạch đốn
hạ quá nhiều cây ở Hà Nội. Trong đó yêu cầu “các cơ
quan chuyên môn liên quan” xem xét lại cẩn thận kế
hoạch và việc thực hiện nó. Nhiều người hơn trở nên
quan tâm đến vấn đề và sử dụng truyền thông xã hội để
thể hiện sự giận giữ và quan ngại của họ về kế hoạch.

Một nhóm công dân tích cực đã tạo ra trang Facebook


6.700 người vì 6.700 cây, cập nhật liên tục về tình hình
và phản ứng của người dân lẫn chính quyền. Trang
Facebook này có sự tương tác rộng rãi với hơn 80.000
người theo dõi. Nhiều nhóm, bao gồm kiến trúc sư,

85
Chính trị Việt Nam hiện đại

nghệ sĩ, ca sĩ, giảng viên đại học và sinh viên cũng đưa
ra các bình luận trên trang Facebook riêng của mình,
trên các cổng thông tin điện tử, và trên các tờ báo giấy
để thể hiện sự ủng hộ đối với việc bảo vệ cây cũng như
yêu cầu cho sự minh bạch thông tin, và sự tôn trọng
cho quan điểm của công chúng và chuyên gia.

Sự tích cực trên không gian mạng nhanh chóng biến


thành sự tích cực trong không gian thực. Nhiều
người, đặc biệt là giới trẻ, đã tổ chức một phong trào,
với các cuộc tuần hành ôm cây, định danh cây và bảo
vệ cây. Một sinh viên ở Hà Nội tên Hoàng Thùy Linh
đưa ra một chiến dịch bảo vệ cây bằng cách khuyến
khích mọi người buộc nơ vàng xung quanh cây để
cho thấy tình yêu của họ cũng như thể hiện sự phản
đối việc chặt hạ cây.

Những người tham gia dự án này sử dụng Facebook


phổ biến thông điệp và chia sẻ cảm nhận của mình. Một
số nhà báo tiến hành một loạt các báo cáo điều tra, công
bố trên truyền thông, cho thấy các dấu hiệu vi phạm

86
Chính trị Việt Nam hiện đại

của chính quyền địa phương cùng sự thiếu trách nhiệm


giải trình liên quan đến dự án thay thế cây. Một số
người đồng thời tổ chức đi bộ xanh, tuần hành ôm cây,
giơ các khẩu hiệu xung quanh hồ Thiền Quang và Hoàn
Kiếm ở trung tâm Hà Nội trong tháng 03 – 04/2015.
Những hành động trên đường phố này nhanh chóng bị
chính quyền Hà Nội đàn áp.

Trong khi đó, một số luật sư - đáng chú ý là Trần Vũ


Hải, Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân - đã khởi động
một cuộc chiến pháp lý chống lại dự án chặt cây của
chính quyền Hà Nội. Họ soạn thảo và ký vào một bản
kiến nghị kêu gọi đình chỉ ngay lập tức dự án, chỉ ra
những những dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Một hành động đáng chú ý khác do một số tổ chức phi
chính phủ thực hiện. PanNature đã tổ chức một cuộc
hội thảo vào ngày 23/03/2015 để cho các chuyên gia
bày tỏ quan điểm của họ với công chúng và truyền
thông về dự án chặt cây này.

87
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sự tích cực dân sự đáng kinh ngạc trong trường hợp


này khiến cho chính quyền Hà Nội và chính quyền
trung ương phải lắng nghe. Thanh tra Chính phủ đã
điều tra vấn đề và báo cáo với Chính phủ. Kết quả, một
số quan chức thành phố bị kết tội hành động thiếu trách
nhiệm và vi phạm quy định hiện hành. Chính quyền Hà
Nội kỷ luật những quan chức này và bãi bỏ việc chặt
6.700 cây. Kết quả, hàng nghìn cây đã được bảo vệ
khỏi bị chặt hạ. Quan trọng hơn, chính quyền Hà Nội
học được một bài học quan trọng về việc phải lưu tâm
và tôn trọng quan điểm và tình cảm của người dân, đặc
biệt liên quan đến sự minh bạch và trách nhiệm giải
trình trong các dự án của thành phố.

5. Phản ứng của Nhà nước

Nhà nước đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của mạng
xã hội, khi nó đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát mạng xã hội, cả chính thức lẫn phi
chính thức. Các biện pháp chính thức bao gồm sử dụng
bộ máy quản lý, cùng các hình thức khuyến khích và

88
Chính trị Việt Nam hiện đại

trừng phạt để tạo sự đồng thuận và vâng phục trên


mạng xã hội. Các biện pháp phi chính thức bao gồm sử
dụng các “ngôi sao” trong xã hội dân sự, cùng những
cá nhân/tổ chức đồng thuận với Nhà nước, nhưng
không nằm trong hệ thống Nhà nước.

Dù Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ đối với thông
tin và thảo luận trên truyền thông truyền thống, song
nó ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát
nội dung trên truyền thông xã hội. Đặc biệt là các nội
dung liên quan đến các vấn đề chính trị nhạy cảm và tự
do tôn giáo. Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của ĐCS -
bày tỏ sự quan ngại về sức mạnh ngầm của truyền
thông xã hội. Bài học về việc sử dụng Internet trong
những cuộc nổi dậy gần đây, đặc biệt là Mùa Xuân Ả
Rập vào đầu những năm 2010, khiến cho Nhà nước trở
nên cảnh giác với các bình luận và thảo luận chính trị
trên mạng xã hội.

Báo chí Việt Nam luôn được xem là một công cụ tuyên
truyền quan trọng của Nhà nước. Có 812 cơ quan báo

89
Chính trị Việt Nam hiện đại

chí, xuất bản 1.084 ấn bản, bao gồm tin tức hàng ngày
và tạp chí định kỳ; 1.174 website tin tức; và 67 tổ chức
truyền thông, với 101 kênh truyền hình và 78 kênh
radio. Tuy nhiên, tất cả do Nhà nước sở hữu và tuân
theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng
như Ban Tuyên giáo Trung ương; và được coi là các
công cụ sản xuất và phổ biến những dạng thông tin chỉ
phục vụ lợi ích của ĐCS.

Các quan chức phụ trách truyền thông và tuyên truyền


của ĐCS thường than vãn rằng báo chí dòng chính
đang bị thụt lùi trong mặt trận thông tin và nhường chỗ
cho các nhà báo công dân. Các bloger tự do - những
người sản xuất và phổ biến các thông tin phê phán gây
xói mòn quyền lực của Nhà nước. Tình hình trên tạo ra
sự quan ngại trong ĐCS về an ninh của chế độ trên
không gian mạng. Một quan chức cấp cao chịu trách
nhiệm về thông tin và tuyên truyền đã thừa nhận rằng
báo chí do Nhà nước tài trợ bị truyền thông xã hội thay
thế trong việc thông tin về các vấn đề quản trị quan
trọng cũng như cập nhật các tin tức nhạy cảm.

90
Chính trị Việt Nam hiện đại

Ngành Truyền thông và Tuyên giáo của ĐCS đang cố


gắng giành lại uy thế của mình nhằm ảnh hưởng đến
công luận theo hướng ủng hộ cho các chính sách của
ĐCS. Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đã và
đang áp dụng vô số kỹ thuật nhằm thắt chặt an ninh
trên không gian mạng. Đầu tiên, là dùng các bộ luật và
nghị định quy định các giới hạn, với sự mơ hồ, chung
chung và tùy tiện. Như Abuza [Giáo sư tại Đại học
Chiến tranh Quốc gia, ở Washington, DC] bình luận
“ở Việt Nam, sự phát triển của internet vượt xa năng
lực ngăn chặn của chính quyền về phương diện công
nghệ, do đó chính quyền chủ yếu phải dựa vào luật và
nghị định để kiểm soát.”

Thứ hai, ĐCS sử dụng ảnh hưởng chính trị của mình,
cũng như đưa ra khuyến khích tài chính cho mạng lưới
các doanh nghiệp, đại học, các nhóm hacker và các tổ
chức dân sự, tất cả kiểm soát hệ thống internet của
mình bằng cách sử dụng các bộ lọc, tường lửa, và cho
một số website vào danh sách ngăn chặn. Nhà nước yêu
cầu sự hợp tác và hỗ trợ từ các công ty truyền thông và

91
Chính trị Việt Nam hiện đại

internet, mà hầu hết do Nhà nước sở hữu một phần


hoặc toàn bộ, hoặc có quan hệ với Nhà nước. Các nhà
cung cấp dịch vụ và công nghệ truyền thông này được
yêu cầu cung cấp cho các cơ quan Nhà nước thông tin
khi họ cần và hỗ trợ Nhà nước giám sát thông qua phân
tích dữ liệu về gia cảnh, lịch sử, sở thích, thói quen của
các cá nhân. Vào tháng 05/2013, Thủ tướng đưa ra một
quyết định yêu cầu các kênh tin tức quốc tế như BBC
và CNN dịch tất cả nội dung sang tiếng Việt. Một số
nhà cung cấp dịch vụ cáp ở Việt Nam đã ngưng các các
bản tin của CNN và BBC trên các kênh của họ.

Những sự giới hạn mới đối với các quyền tự do dân sự


và chính trị liên quan đến mạng lưới ảo đang được xem
xét và thực thi, một dạng đàn áp mềm. Vào tháng
04/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu Nghị
định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
và nội dung thông tin trực tuyến. Kết quả, nghị định
buộc các nhà cung cấp nội dung nước ngoài tăng cường
hợp tác với chính quyền Việt Nam bằng cách loại bỏ
những nội dung bị cho là vi phạm pháp luật cũng như

92
Chính trị Việt Nam hiện đại

lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam. Nghị định này cũng yêu
cầu người sử dụng internet sử dụng tên thật khi online,
điều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tự do ngôn luận.

Thực tế là các biện pháp đàn áp cứng cũng được sử


dụng để trừng phạt các blogger những người “sử dụng
sai trái quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của
quốc gia”, hay những người “tiến hành tuyên truyền
chống lại Nhà nước”. Vào tháng 07/2013, Nghị định
72 có hiệu lực, tạo ra sự phản đối ngay lập tức của các
nhóm bảo vệ nhân quyền như tổ chức Nhà báo không
biên giới, Liên minh Tự do Online, và các blogger Việt
Nam. Nghị định 72 đưa ra nhiều giới giạn đối với việc
phát tán thông tin trên mạng xã hội, nhằm ngăn chặn
ảnh hưởng của mạng xã hội đối với công chúng.

Hầu hết lo ngại của những người chỉ trích Nghị định
này liên quan đến sự giám sát rộng rãi và liên tục trên
không gian mạng nhằm kiểm soát các công dân online,
cũng như ngôn từ mơ hồ của Nghị định, vốn cho phép
chính quyền trừng phạt bất cứ công dân nào tùy theo ý

93
Chính trị Việt Nam hiện đại

của Nhà nước. Nghị định 72 cấm “sử dụng dịch vụ


internet và thông tin trực tuyến để chống đối Nhà nước,
đe dọa an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ tôn giáo và
sắc tộc, hay trái với truyền thống đất nước, và cùng
nhiều điều khác”.

Một chiến lược khác được sử dụng là thuê dư luận viên


cùng những người nổi tiếng theo dõi các blog chính trị,
các trang mạng xã hội và tham gia vào cuộc chiến trực
tuyến chống lại cái gọi ‘các thế lực thù địch”. Tuy
nhiên, hiệu quả của chiến lược này còn hạn chế. Những
chính sách nhằm kiểm soát và giới hạn sự mở rộng
không gian chính trị này thường không có nhiều tác
dụng. Các biện pháp cưỡng bức lại khiến cho người sử
dụng internet phản kháng, còn những người bình luận
được thuê không có khả năng cung cấp các luận điểm
thuyết phục trên cơ sở duy lý. Truyền thông xã hội tiếp
tục phát triển vượt ra khỏi sự kiểm soát của Nhà nước
và trở thành một nguồn hỗ trợ chính cho sự phát triển
của xã hội dân sự và không gian chính trị độc lập.

94
Chính trị Việt Nam hiện đại

6. Giới hạn của truyền thông xã hội

Trong khi truyền thông xã hội cho phép sự tham gia


chính trị ở một phạm vi và quy mô mới, thì cũng không
nên quá phóng đại vai trò của nó đối với xã hội dân sự.

Thay vào đó, nó nên được đánh giá một cách thận
trọng. Sự chân thực và nguồn gốc của các thông tin lan
truyền trên truyền thông xã hội, trong nhiều trường
hợp, rất khó kiểm chứng. Do đó, truyền thông xã hội
trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự lan truyền các tin
đồn chính trị.

Chẳng hạn, vào năm 2014, có những sự đồn đoán lan


rộng trong giới blog và Facebook rằng, Nguyễn Bá
Thanh - chính trị gia dân túy đi đầu trong cuộc chiến
chống tham nhũng - bị đối thủ chính trị của mình đầu
độc bằng polonium khiến ông chết sau đó. Không có
một truyền thông độc lập đáng tin để cân bằng hoặc
xác nhận những thuyết âm mưu liên quan đến cái chết
của ông. Tương tự, vào năm 2015, rộ tin đồn về cái

95
Chính trị Việt Nam hiện đại

chết đột ngột của Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ


Quốc phòng đương nhiệm - tạo ra nhiều sự tò mò và
đồn đoán về các đối thủ chính trị của ông cùng âm mưu
của họ trên truyền thông xã hội. Tin đồn tiếp tục ngay
cả sau khi truyền thông nhà nước đưa ra các hình ảnh
cho thấy ông đang tham gia vào các hoạt động thường
ngày. Trong một bối cảnh chính trị như vậy, truyền
thông xã hội có thể dễ dàng bị thao túng bởi các lực
lượng chính trị khác nhau cho những mục đích riêng
của họ, mà không nhất thiết đưa ra toàn bộ sự thật hay
toàn thông tin sai.

Trong khi nhiều nhà quan sát rất hi vọng rằng truyền
thông xã hội có thể trở thành công cụ quyền lực để thúc
đẩy các phong trào xã hội liên quan đến các vấn đề như
bất bình đẳng, bất công và môi trường. Tuy nhiên việc
chuyển các phản ứng của đám đông trên mạng xã hội
thành các hành động tập thể trên thực thế là một công
việc khó khăn. Trường hợp 6.700 người vì 6.700 cây
tương đối hiếm.

96
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhìn chung sự tích cực dân sự có khả năng tạo ra động


lực lớn hơn nếu không thách thức trực tiếp quyền lực
chính trị, lợi ích của lãnh đạo ĐCS hay các cá nhân
quyền lực, dù ở cấp độ địa phương hay quốc gia. Một
lý do quan trọng cho thực tế này là truyền thông xã hội
vẫn còn bị kiểm soát và đàn áp tương đối hữu hiệu.
Ngoài ra, sự tham gia một cách có ý nghĩa nhằm ảnh
hưởng đến tiến trình chính trị ở cấp độ rộng và sâu hơn,
đòi hỏi nhiều hơn là chỉ dựa vào các phản ứng và cảm
xúc tự phát của những người tham gia trên không gian
mạng. Đồng thời, dường như cũng đang có một sự
thiếu niềm tin và tôn trọng giữa những người tương tác
với nhau trên truyền thông xã hội.

7. Kết luận

Sự phát triển của truyền thông xã hội ở Việt Nam đã


và đang có vai trò quan trọng trong việc mở rộng
không gian chính trị cho sự tham gia của công chúng
trong những năm gần đây. Nhờ vào các công nghệ
mới, truyền thông xã hội cho phép sự tham gia đại

97
Chính trị Việt Nam hiện đại

chúng và khiến cho các biện pháp kiểm soát theo kiểu
truyền thống, như kiểm duyệt, trở nên ít hữu hiệu.
Nhìn chung, với sự phát triển của truyền thông xã hội,
công chúng trở nên hiểu biết hơn về các vấn đề chính
trị và kinh tế quan trọng; làm cho xã hội dân sự có
những bước phát triển mới, xét về tác động cũng như
mức độ tổ chức, điều phối, huy động, dù còn một số
giới hạn. Với việc sử dụng truyền thông xã hội, các
tác nhân trong xã hội dân sự có thể mở rộng ranh giới
của những điều được chấp nhận và tạo ra một không
gian chính trị rộng mở hơn.

98
Chính trị Việt Nam hiện đại

99
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 3: Cách thức cai trị độc tài ở Việt Nam 5

Carlyle A. Thayer6

1. Giới thiệu

Bài này khảo sát vai trò đàn áp của bốn tổ chức Nhà
nước chính, vốn là trụ đỡ cho chế độ độc tài Cộng sản
ở Việt Nam, gồm: Bộ Công an (BCA), Bộ đội Biên
phòng (BĐBP), Tổng cục II (tình báo quân đội) (TCII),

5
Politics in Contemporary Vietnam: Party, State, and Authority
Relations, edited by J. London, 2015
6
Carlyle A. Thayer is Emeritus Professor, The University of New
South Wales at the Australian Defense Force Academy, Canberra,
Australia

100
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT). Phân tích chỉ


ra cách cai trị độc tài thông qua khảo sát các phương
pháp và chiến thuật được sử dụng để đàn áp các nhà
hoạt động dân chủ, các blogger, các nhà báo, và các
nhà lãnh đạo tôn giáo. Khảo sát này cũng cho thấy rằng
Nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam là một thực thể
chia rẽ và các cơ quan đàn áp bị giới lãnh đạo thao túng
sử dụng cho các cuộc chiến phe phái.

Cơ quan an ninh Việt Nam thường kết tội các nhà hoạt
động dựa trên những từ ngữ mơ hồ của Điều 88 Bộ luật
Hình sự như “Tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam” (nay là điều 117):

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây


nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền
nhân dân;

101
Chính trị Việt Nam hiện đại

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh


tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong
nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn
hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đàn áp ở Việt Nam bao gồm ba bộ phận chồng lắp:


theo dõi và giám sát; quấy rối và đe dọa; giam giữ, xét
xử và kết án. Mỗi bộ phận trong số này được sử dụng
để đàn áp các công dân tích cực về chính trị, có các
quan điểm và hành động được cho là không thể chấp
nhận được đối với ĐCS và Nhà nước.

Số lượng những người bất đồng chính kiến, ủng hộ dân


chủ, và tự do tôn giáo ở Việt Nam khá nhỏ. Tuy nhiên,
Nhà nước dành nhiều nguồn lực để giám sát và trấn áp
nhóm nhỏ bé này. Một trong các lý do đó là yêu sách
về tính chính danh dựa trên nền tảng ý thức hệ và duy
lý – pháp lý của Nhà nước độc tài Việt Nam tương đối
yếu. Điều này làm gia tăng cảm giác dễ tổn thương của

102
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhà nước, cũng như sự phản ứng mạnh của nó đối với
các quan điểm bất mãn. Và Nhà nước dựa vào đàn áp
để làm câm lặng các cá nhân tổ chức tạo thành “xã hội
dân sự chính trị”, qua đó củng cố quyền uy của nó cũng
như ngăn chặn sự xói mòn cơ sở cai trị độc tài.

2. Bộ máy đàn áp

Bộ Công an (BCA)

BCA là tổ chức chính chịu trách nhiệm về an ninh quốc


gia. BCA tạo thành một khối trong Ủy ban Trung ương
ĐCS và có một chân trong Bộ Chính trị. Một số cơ
quan quan trọng như Cục An ninh có trách nhiệm thu
thập thông tin liên quan đến an ninh quốc gia và tư vấn
chính sách, bảo vệ an ninh chính trị và kinh tế, văn hóa
và tư tưởng, kiểm soát nhập cư và khủng bố quốc tế.
Trong Cục An ninh có một đơn vị đặc biệt là A42,
chuyên theo dõi điện thoại, email và internet. Năm
2002, BCA đã mua hệ thống giám sát điện thoại di
động Verint. Năm 2005, BCA mua thêm thiết bị giám

103
Chính trị Việt Nam hiện đại

sát điện thoại di động tinh vi được gọi là hệ thống


Silver Bullet bao gồm thiết bị giám sát điện thoại di
động P-GSM.

Bộ đội Biên phòng (BĐBP)

BĐBP được thành lập năm 1959, hoạt động chủ yếu ở
các vùng nông thôn. Chịu trách nhiệm xử lý tội phạm
thông thường, hoạt động chính trị bất hợp pháp và các
cuộc nổi dậy. Theo một giải thích có thẩm quyền, trong
những năm 1980, BĐBP đã lờ đi hoặc chỉ phối hợp
theo phương ngang với Bộ Công An, cấp trên danh
nghĩa của mình, và báo cáo trực tiếp với Ban Bí thư.
Theo nghĩa này, BĐBP có thể được xem là một sự mở
rộng kiểm soát của ĐCS ở cấp địa phương. Trong
những năm gần đây, Bộ Công An đã có một sự kiểm
soát theo chiều dọc lớn hơn đối với BĐBP.

104
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tổng cục II

Là cơ quan tình báo quân sự của Quân đội, Tổng cục


II được thành lập vào đầu những năm 1980 khi Tướng
Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo các
điều khoản của Nghị định 96/ND-CP (tháng 09/1997),
tình báo quân đội Việt Nam chịu trách nhiệm thu thập
tin tức và tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia, đặc
biệt chú ý đến nước ngoài, các tổ chức và cá nhân
trong hoặc ngoài nước, “những người có âm mưu
hoặc tham gia các hoạt động nhằm đe dọa hoặc chống
lại ĐCS và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”. Tổng cục II được nâng cấp vào những năm
1990 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung Quốc để cho
phép nó giám sát tốt hơn các mối đe dọa nội bộ đối
với an ninh quốc gia.

Rất ít thông tin về hoạt động của Tổng cục II cho đến
tháng 03/2001 khi nó thu hút sự chú ý của công chúng
về việc nghe lén điện thoại của các quan chức cao cấp
ĐCS. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được cho đã sử dụng

105
Chính trị Việt Nam hiện đại

các hồ sơ do một đơn vị đặc biệt trong Tổng cục II -


A10 - tạo ra để gây ảnh hưởng lên cuộc đấu tranh phe
phái vào đêm trước Đại hội ĐCS toàn quốc lần thứ IX.
Lê Khả Phiêu không thể tái cử chức Tổng Bí thư tại
Đại hội một phần do vụ bê bối nghe lén này.

Năm 2004, hai trong số các tướng lĩnh quân đội nghỉ
hưu được kính trọng nhất của Việt Nam đã nêu lên sự
can thiệp của Tổng cục II vào các vấn đề nội bộ trong
thư riêng gửi cho lãnh đạo cấp cao. Tướng Võ Nguyên
Giáp yêu cầu điều tra “các hoạt động ngoài vòng pháp
luật” của Tổng cục II. Ông Giáp lưu ý rằng Ban Chấp
hành Trung ương ĐCS, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
Ban Kiểm tra Trung ương đều biết vấn đề mà không có
biện pháp khắc phục nào. Trong nhiều năm, ông Giáp
buộc tội Tổng cục II đã cố gắng thao túng bè phái trong
ĐCS và đã bôi nhọ danh tiếng chính trị của nhiều nhân
vật hàng đầu trong đó có ông.

Các cáo buộc của Tướng Giáp được sự ủng hộ của một
Tướng nghỉ hưu khác là Nguyễn Nam Khánh trong một

106
Chính trị Việt Nam hiện đại

lá thư gửi lãnh đạo ĐCS trước thềm cuộc họp toàn thể
của Ban Chấp hành Trung ương. Ông Khánh cáo buộc
Tổng cục II “vu khống, đe dọa, tra tấn, ám sát chính
trị”, và thao túng phe phái nội bộ cho mục đích phe
phái của riêng mình. Ông Khánh cũng đã cung cấp các
trích đoạn từ Bản tin được phân loại của Tổng cục II
để bảo vệ cho các cáo buộc của mình.

Bộ thông tin và truyền thông (BTTTT)

Theo truyền thống, BTTTT đóng một vai trò lớn trong
việc kiểm soát thông tin của xã hội. Bộ này giám sát
ngành xuất bản, bao gồm sách báo, tạp chí định kỳ, và
sử dụng quyền hạn của mình để kiểm duyệt các quan
điểm cũng như cấm các ấn phẩm được cho là đi ngược
lại chính sách của ĐCS. Sự phát triển của internet đã
đặt ra những thách thức lớn đối với vai trò truyền thống
của BTTTT. Tuy nhiên, nó là một trong những tổ chức
chủ động nhất trong việc ban hành các quy định nhằm
chống lại việc sử dụng internet của những người bất
đồng chính kiến.

107
Chính trị Việt Nam hiện đại

Từ năm 2001, BTTTT đã ban hành một loạt các chỉ thị
khi nỗ lực theo kịp với những tiến bộ trong việc phổ
biến internet tại Việt Nam. Ví dụ, Nghị định 55/2001
về Quản lý và Sử dụng internet, quy định chủ quán cà
phê chịu trách nhiệm pháp lý trong việc giám sát khách
hàng của mình và báo cáo các vi phạm pháp luật.

Một quy định khác của BTTTT được ban hành vào
tháng 08/2005, cấm sử dụng internet để chống đối Nhà
nước; gây mất ổn định an ninh, nền kinh tế hoặc trật tự
xã hội; xâm phạm quyền của các tổ chức và cá nhân.

Quyết định thứ ba của BTTTT (ngày 10/10/2007) yêu


cầu tất cả các doanh nghiệp phải có giấy phép trước khi
thiết lập trang các web mới và chỉ có thể đăng thông
tin đã được cho phép. Quyết định cũng quy định việc
đăng thông tin kích động người dân chống lại Chính
phủ hoặc gây ra sự thù địch giữa các nhóm sắc tộc khác
nhau là bất hợp pháp.

108
Chính trị Việt Nam hiện đại

Quyết định thứ tư của BTTTT (tháng 12/2008), yêu


cầu các blogger phải giới hạn các bài đăng của họ vào
các vấn đề cá nhân, và cấm các blog bình luận về chính
trị, các vấn đề được coi là bí mật Nhà nước, lật đổ hoặc
đe dọa trật tự xã hội và an ninh quốc gia.

Vào năm 2007, BTTTT đã thực hiện một cuộc kiểm


toán quốc gia đối với các trang web ở tất cả các tỉnh và
thành phố lớn để xác định xem các chỉ thị của Bộ có
được tuân thủ hay không. Khảo sát này đã xác định gần
2.000 trang web có tính cách lật đổ, bao gồm Thong
Luan, Han Nam Quan, Con Ong, Con Vit,
Vietbaoonline và Ky Con.

BTTTT đã ngay lập tức củng cố tường lửa nhằm chặn


các tài liệu bị coi là lật đổ và gây hại cho an ninh quốc
gia. Bộ chỉ đạo Công ty truyền thông dữ liệu Việt Nam,
cổng internet duy nhất của Việt Nam, chặn các trang
web dựa trên danh sách được lập và cập nhật thường
xuyên với BCA. Đây là một yêu cầu khó khăn vì Công

109
Chính trị Việt Nam hiện đại

ty truyền thông dữ liệu Việt Nam chỉ có thể lọc thủ


công các trang web này.

BTTTT cũng ban hành thêm các quy định yêu cầu
chủ quán cà phê internet phải có giấy phép đặc biệt,
trong đó yêu cầu kiểm tra gia đình, nghề nghiệp và
tài chính của họ. Bộ cũng thông báo rằng các nhà
cung cấp dịch vụ internet sẽ chịu trách nhiệm chặn
các trang web chống Chính phủ. Họ được yêu cầu lấy
ảnh ID, theo dõi và lưu trữ thông tin về các hoạt động
của người dùng.

Năm 2008, các hoạt động khai thác bauxite của Trung
Quốc tại Tây Nguyên đã chịu sự chỉ trích rộng rãi từ
một mạng lưới đa dạng người dân, vốn sử dụng mạng
xã hội, như Facebook, để bày tỏ quan điểm của họ.
Việc sử dụng truyền thông xã hội để chỉ trích các chính
sách của Chính phủ, một điều tương đối mới lạ lúc đó,
khiến cho vào cuối năm đó, cơ quan an ninh đã can
thiệp mạnh mẽ, trong đó có việc chặn Facebook và các
trang blog chống bauxite. Ở khía cạnh này, cơ quan an

110
Chính trị Việt Nam hiện đại

ninh Việt Nam bắt chước Trung Quốc, nơi chính quyền
chặn Facebook vào tháng 07/2008 cũng như áp đặt các
hạn chế đối với Twitter và YouTube sau đó. Khi các
nhà hoạt động Công giáo Việt Nam lập trang web để
công khai tranh chấp đất đai của họ với các chính
quyền, các quan chức an ninh cũng chặn các trang này.

Trong một nỗ lực khác nhằm kiểm soát internet, Ủy


ban Nhân dân Hà Nội đã ban hành Quyết định số
15/2010/QĐ-PPC (ngày 26/04/2010) yêu cầu nhà cung
cấp dịch vụ internet cài đặt phần mềm quản lý trong tất
cả các máy tính được sử dụng bởi các quán cà phê,
khách sạn, nhà hàng, sân bay, trạm xe buýt, và các địa
điểm khác cung cấp quyền truy cập web vào cuối năm.
Phần mềm này sẽ cho phép Chính phủ theo dõi các hoạt
động của người dùng và chặn truy cập vào các trang
web mà họ cấm.

111
Chính trị Việt Nam hiện đại

3. Các nhóm bị đàn áp

Các nhà hoạt động dân chủ

Trong những năm 1980 và 1990, giới bất đồng chính


kiến ở Việt Nam chủ yếu gồm các cá nhân/hoặc nhóm
nhỏ. Vào năm 2006, mạng lưới các nhà hoạt động và
các nhóm dân chủ tạo thành một phong trào chính trị
rõ ràng. Vào ngày 06/04/2006, 116 người đưa ra một
lời kêu gọi cho quyền tự do hội họp, phổ biến qua
internet. Vào ngày 08/04, 118 người đưa ra Tuyên
ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Những người ủng
hộ dân chủ này còn được biết đến với tên gọi Khối
8406, theo ngày mà họ tuyên bố thành lập.

Khối 8406 đưa ra một số tuyên bố kêu gọi Nhà nước


Việt Nam tôn trọng các quyền con người cơ bản, tự do
tôn giáo, cho phép người dân tự do hội họp cũng như
thành lập đảng phái chính trị. Họ cho rằng những sự tự
do này là các quyền được quy định theo Hiến pháp
1992 và phù hợp với các thỏa thuận quốc tế mà Chính

112
Chính trị Việt Nam hiện đại

phủ Việt Nam đã ký kết. Khối 8406 là mạng lưới chính


trị nổi bật nhất, tuy nhiên cũng có các nhóm/mạng lưới
chính trị khác hoạt động tích cực trong thời gian này.

Vào tháng 08/2006, Khối công khai thông báo đề nghị


bốn giai đoạn dân chủ hóa bao gồm khôi phục các
quyền tự do dân sự, thiết lập các đảng chính trị, thảo ra
một Hiến pháp mới, và bầu chọn Quốc hội. Vào ngày
12/10/2006, các thành viên của Khối 8406 đưa ra một
lá thư mở gửi tới các nhà lãnh đạo APEC, những người
sẽ gặp nhau tại Hà Nội vào tháng 11, nhằm kêu gọi họ
giúp đỡ thúc đẩy dân chủ cho Việt Nam. Bốn ngày sau,
Khối 8406 nỗ lực biến chính nó thành một phong trào
chính trị thông qua việc thống nhất với Giáo hội Phật
Giáo Việt Nam Thống nhất (vốn bị đặt ngoài vòng
pháp luật) để hình thành Liên minh Dân chủ và Nhân
quyền Việt Nam.

Các cơ quan an ninh Việt Nam đã không hành động


chống lại Khối 8406 cho đến khi kết thúc Hội nghị
APEC. Sau khi Hội nghị kết thúc, an ninh đã vây bắt

113
Chính trị Việt Nam hiện đại

các lãnh đạo chính của mạng lưới. Họ bị xét xử và kết


án một cách chóng vánh. Vào năm 2009, Việt Nam tiến
hành một đợt đàn áp mới nhắm vào những người bất
đồng chính kiến khi bắt tới 30 nhà hoạt động chính trị.

Ở một khía cạnh, việc đàn áp vào năm 2009, được xem
nhằm xóa sạch hoạt động của Khối 8406. Nhưng ở một
khía cạnh khác, nó phản ánh một sự phát triển mới
trong nền chính trị trong nước. Trong quá khứ, các nhà
hoạt động chính trị tập trung sự phản kháng của họ vào
các vấn đề liên quan đến sự tự do biểu đạt, hội họp, và
đức tin. Vào năm 2009, những người bất đồng chính
kiến mở rộng chương trình để bao gồm các vấn đề về
môi trường liên quan đến khai thác bauxite, quan hệ
với Trung Quốc, tham nhũng của các quan chức cấp
cao, cùng những vấn đề khác.

Từ năm 2009 các nhà hoạt động chính trị ngày càng sử
dụng internet để thể hiện sự phê phán của mình đối với
Nhà nước. Việc sử dụng internet của các blogger cá
nhân có số lượng người người theo dõi đông là một sự

114
Chính trị Việt Nam hiện đại

phát triển mới khác. Các blogger nhanh chóng lựa chọn
các chủ đề và đưa ra quan điểm của họ trên internet và
mời độc giả đưa ra phản hồi. Không vấn đề nào nổi bật
hơn chuyện liên quan đến Biển Đông, nơi mà sự gây
hấn của Trung Quốc khiến cho những người dân tộc
chủ nghĩa tức giận, và sự lạm dụng quyền lực của các
quan chức. Vào năm 2012, ít nhất 25 nhà hoạt động
ủng hộ dân chủ, bao gồm các blogger và nhạc sĩ, bị kết
án với án tù nhiều năm. Trong nửa đầu năm 2013, 46
nhà hoạt động dân chủ và blogger bị bắt.

Việc mở rộng lĩnh vực đấu tranh mang đến một thách
thức mới cho tính chính danh của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài những thách thức đối với tính chính danh dựa
trên các thành tích và duy lý – pháp lý, giờ đây Nhà
nước thấy rằng yêu sách về tính chính danh dựa trên
chủ nghĩa dân tộc cũng bị thách thức. Điều này mang
đến một mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền lực
của Nhà nước khi phản ứng chống Trung Quốc gia tăng
và lan rộng từ ngoài lề cho tới giới chóp bu. Ngày càng
có nhiều người trong giới này đặt vấn đề về sự phản

115
Chính trị Việt Nam hiện đại

ứng được cho là không thích đáng của Nhà nước đối
với sự xâm phạm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Biểu tình đất đai Công giáo

Số lượng người Công giáo ở Việt Nam khoảng 6 triệu.


Giới chức Công giáo ước tính rằng chế độ Cộng sản
Việt Nam đã tịch thu khoảng 2.250 tài sản của Giáo hội
từ năm 1954. Trong những năm gần đây, xung đột nổi
lên giữa nhà thờ và Nhà nước về quyền sở hữu đối với
đất đai và các tài sản bị tịch thu. Chẳng hạn, vào cuối
năm 2007 và trong suốt năm 2008, Giáo xứ Thái Hà và
chính quyền địa phương tranh chấp mảnh đất mà Giáo
xứ tuyên bố sở hữu. Chính quyền địa phương bác bỏ
các yêu sách sở hữu trên và điều này dẫn đến sự phản
đối của người dân thể hiện qua các buổi cầu nguyện.

Vào năm 2009, xảy ra một tranh chấp đất đai lớn khác
giữa Giáo hội Công giáo với chính quyền địa phương
ở Quảng Bình. Vấn đề liên quan đến quyền sở hữu
khuôn viên Nhà thờ Tam tòa. Nhà thờ bị Mỹ ném bom

116
Chính trị Việt Nam hiện đại

trong Chiến tranh Việt Nam. Chính quyền địa phương


chiếm quyền sở hữu vào năm 1996 và năm sau quyết
định biến phần di tích còn lại của nhà thờ thành Khu
Chứng tích Tội ác Chiến tranh.

Vấn đề tranh chấp quyền sở hữu nhà thờ Tam Tòa tiếp
tục nóng lên trong hai mươi năm tiếp theo, khi mà vào
năm 2009, các giáo chức Giáo hội Công giáo trở nên
mạnh mẽ hơn trong các yêu sách của mình thông qua
tổ chức các buổi tập trung ngoài trời trên nền của nhà
thờ và kêu gọi trả lại đất cho nhà thờ. Điều này khiến
Ủy ban Tôn giáo Nhà nước tuyên bố rằng chính quyền
“không có ý định trả lại bất cứ tài sản nào cho Giáo
hội Công giáo và bất cứ tổ chức tôn giáo khác” mà đã
bị Nhà nước tịch thu.

Trong suốt phần còn lại của năm 2009, vấn đề ngày
càng leo thang. Vào tháng 7, khi 150 giáo dân dựng
một nhà thờ tạm trên khu đất tranh chấp, họ nhanh
chóng bị công an giải tán, và sau đó công an bắt giữ
11 nhà hoạt động Công giáo. Việc bắt giữ này kích

117
Chính trị Việt Nam hiện đại

thích một loạt các cuộc biểu tình lớn của người Công
giáo ở các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh vào
cuối tháng 7.

Vào đầu tháng 8, truyền thông Công giáo cho biết rằng
toàn bộ giáo phận Vinh, với khoảng 500.000 người từ
178 giáo xứ, tuần hành phản đối bạo lực của công an.
Vào giữa tháng 8, trong ngày lễ Đức mẹ Lên trời, Giáo
hội Công giáo tổ chức một cuộc biểu dương khác với
200.000 giáo dân trước Tòa giám mục Vinh. Các băng
rôn và áp phích lên án sự tàn bạo của cảnh sát và kêu
gọi cho công lý. Cuộc mít-tinh được sự ủng hộ của giới
chức cấp cao trong Giáo hội và chắc chắn là cuộc biểu
tình tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Những người Phật giáo Thiền tông

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật giáo Thiền


tông và đồng thời là một nhà hoạt động tôn giáo, một
trong những người thành lập Giáo hội Phật giáo
Thống nhất (GHPGTN) ở miền Nam trong thời

118
Chính trị Việt Nam hiện đại

Chiến tranh Việt Nam. Ông phản đối chiến tranh và


phải đi lưu vong ở Pháp; ở đó ông thành lập Làng
Mai, một tu viện Phật giáo Thiền tông. Sau khi Việt
Nam thống nhất vào năm 1975, GHPGVNTN từ chối
từ bỏ sự tự trị của mình cũng như sáp nhập với Giáo
hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý.
GHPGVNTN bị tuyên bố bất hợp pháp và các nhà
lãnh đạo bị giam giữ tại gia. Nhìn chung, họ luôn là
cái gai trong mắt Nhà nước Việt Nam.

Vào năm 2005, Việt Nam cho phép Thiền sư Thích


Nhất Hạnh trở về nước. Ông được các quan chức
chính quyền chào đón, và họ hi vọng sử dụng thông
điệp hòa giải của ông để làm xói mòn sự lãnh đạo
của GHPGVNTN. Các môn đệ của thầy Thích Nhất
Hạnh được mời đến chùa Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm
Đồng, ăn nghỉ và thờ phụng, và đã có đến 800 người
từ các tỉnh đổ về.

Vào năm 2007, thầy Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam
lần hai và khiến quan chức chính quyền tức giận khi

119
Chính trị Việt Nam hiện đại

gửi đề nghị 10 điểm tới Chủ tịch nước kêu gọi tự do


tôn giáo. Đề nghị của ông có đoạn như sau:

Vui lòng tách tôn giáo khỏi chính trị và chính


trị khỏi tôn giáo. Vui lòng ngưng mọi giám sát
đối với các hoạt động tôn giáo, giải thể Ban
Tôn giáo Chính phủ, cũng như cảnh sát tôn
giáo. Tất cả hội đoàn tôn giáo cần được tự do
hoạt động theo luật pháp, giống như các hội
đoàn văn hóa, thương mại, công nghiệp và xã
hội khác.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng khiến chính quyền


tức giận hơn nữa khi công khai ủng hộ Đức Dalai
Lama và chỉ trích sự truy bức của Trung Quốc với các
môn đệ của Dalai Lama ở Tây Tạng. Các bình luận
của ông khiến chính quyền Trung Quốc gây áp lực với
chính quyền Việt Nam. Trong hoàn cảnh như vậy, thái
độ của chính quyền với Thích Nhất Hạnh và học trò
của ông thay đổi, khi họ bị trục xuất bằng bạo lực khỏi
chùa Bát Nhã.

120
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cộng đồng Degar thiểu số

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc. Các nhóm thiểu
số chiếm khoảng 15% dân số. Trong Chiến tranh Việt
Nam, một vài nhóm thiểu số (còn được biết đến với tên
gọi “người Thượng”) phát triển một ý thức tập thể về
bản sắc nhằm đối phó lại với sự di cư của người Việt
lên Tây Nguyên. Họ sử dụng tên chung là Degar. Trong
những năm 1960 cộng đồng thiểu số Degar hình thành
một phong trào chính trị có tên gọi FULRO để theo
đuổi lý tưởng của mình. Sau năm 1975, một số bộ phận
của FULRO chống lại sự cai trị áp đặt của Cộng sản,
tuy nhiên vào giữa những năm 1990 họ chỉ còn là một
lực lượng yếu ớt.

Vào tháng 02 - 03/2001, đã nổ ra những cuộc bạo động


lớn, với sự tham gia của hàng nghìn người Degar ở ba
tỉnh Tây Nguyên. Lực lượng an ninh đã nhanh chóng
đổ lỗi cho “các thế lực thù địch bên ngoài”, mà ở đây
họ chỉ rõ là Quỹ Người Thượng ở Mỹ và những người
kế tục của FULRO.

121
Chính trị Việt Nam hiện đại

Quân đội được triển khai, với ít nhất 13 trung đoàn


được đưa tới Tây Nguyên nhằm bảo đảm an ninh cho
khu vực, thiết lập các chốt kiểm soát, cũng như đảm
bảo biên giới với Campuchia nhằm ngăn chặn sự di
chuyển của các nhóm thiểu số. Quân nhân được đưa tới
ăn ở nhà dân địa phương và các cán bộ chính trị tiến
hành một chiến dịch giáo dục cộng đồng được thiết kế
nhằm ổn định tình hình và ngăn sự di dân bất hợp pháp.
Có các đợt bất ổn khác nổ ra ở Tây Nguyên vào tháng
08/2001 và tháng 04/2004.

Vào năm 2009, 100 người Degar, vốn bị bắt giữ và bỏ


tù do liên quan đến những bất ổn vào năm 2001 và
2004, được thả ra. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền
quốc tế cho rằng còn khoảng vài trăm người thiểu số
tham gia vào các cuộc biểu tình vào năm 2004 vẫn còn
bị giam giữ. Ngoài ra, nhiều người Degar cải sang đạo
Tin lành cũng bị truy bức tôn giáo và tiếp tục bị đàn áp
về chính trị.

122
Chính trị Việt Nam hiện đại

4. Ba cấp độ đàn áp

Theo dõi và giám sát

Lực lượng an ninh Việt Nam sử dụng một mạng lưới


giám sát trên khắp đất nước cùng các công nghệ giám
sát điện tử tinh vi để xác định và giám sát các cá nhân
và nhóm bị coi là phản động. Khi đã thu thập đủ thông
tin để xác nhận rằng một cá nhân hoặc nhóm tham gia
vào các hoạt động vi phạm Điều 88 (hoặc các điều
khác) của Bộ luật Hình sự, thì cá nhân hoặc nhóm này
sẽ bị quấy rối và đe dọa.

Tổng cục An ninh được tổ chức theo lãnh thổ với văn
phòng ở tất cả 59 tỉnh và 5 thành phố trung ương. Các
viên chức công an cũng được phân công ở cấp
phường/xã, nơi họ tiến hành giám sát và báo cáo về các
hoạt động của những người ủng hộ dân chủ và tự do
tôn giáo. Việc giám sát cũng sử dụng rộng rãi mạng
lưới những người cung cấp thông tin địa phương
(informant).

123
Chính trị Việt Nam hiện đại

Trường hợp của Khối 8406 minh họa cho cách an ninh
tiến hành theo dõi và giám sát. Chẳng hạn, trước và
trong Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà
Nội, công an đã phong tỏa các con đường nơi các thành
viên của Khối 8406 sống, ngắt kết nối điện thoại và hạn
chế sự đi lại của họ; cùng với các thông báo cấm người
nước ngoài đi vào khu vực bị phong tỏa cũng như có
công an đứng chốt.

Khi internet lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam,
chính quyền đã thiết lập tường lửa để ngăn chặn truy
cập vào các trang web mà họ cho phản động, bao gồm
các trang web của các nhóm chống cộng của người
Việt Nam hải ngoại, các tổ chức nhân quyền quốc tế và
các cơ quan thông tấn quốc tế như Đài Á Châu Tự Do
và Đài Tiếng nói Mỹ. Việc chặn Đài Tiếng nói Mỹ đã
được dỡ bỏ vào năm 2009 nhưng vẫn được áp dụng cho
Đài Á Châu Tự Do. Vào cuối tháng 12/2009, các tường
lửa này đã được mở rộng áp dụng cho BBC tiếng Việt,
và đôi khi với cả Facebook.

124
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bộ Công an và Tổng cục II thường xuyên theo dõi điện


thoại, fax, bưu điện, email, internet và điện thoại di
động của các nhà hoạt động. Các thành viên của Khối
8406 đã cố gắng vượt qua sự giám sát này bằng cách
sử dụng công nghệ mã hóa được cung cấp bởi PalTalk,
Skype và Yahoo! Messenger để tổ chức các cuộc thảo
luận online ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.

Vào năm 2008  2009, các quan chức Việt Nam phải
đối mặt với thách thức, ngày càng tăng, từ các blogger,
những người đăng các bình luận chính trị lên internet
và không có mối liên hệ rõ ràng nào với các nhà hoạt
động dân chủ. Ví dụ, vào đầu năm 2009, một nhóm bảy
trăm cá nhân đã tham gia vào một trang Facebook để
thúc đẩy sự phản đối của họ đối với việc khai thác
bauxite. Các nhà hoạt động môi trường khác đã thành
lập một trang web cực kỳ phổ biến dành cho tranh cãi
về khai thác bauxite. Một số blogger độc lập cũng trở
nên tích cực và thu hút được nhiều sự quan tâm đối với
blog của họ.

125
Chính trị Việt Nam hiện đại

Các nhà lãnh đạo ĐCS bị đặt vào tình thế không thuận
lợi khi phải bảo vệ cách họ xử lý mối quan hệ với Trung
Quốc, để không chịu sự chỉ trích của các công dân yêu
nước có tư tưởng dân tộc, trong đó bao gồm nhiều
người trong giới tinh hoa chính trị. Chế độ phản ứng
bằng cách đàn áp những người chỉ trích cũng như ngăn
chặn việc viết blog trên internet. Vào tháng 05/2010,
Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục II, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng bộ
phận của ông đã phá hủy 300 trang web và blog cá nhân
độc hại.

Một số người chỉ trích chế độ cho rằng Tổng cục II chịu
ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh và đang sử dụng thiết
bị điện tử tinh vi để xác định các nhà hoạt động chống
Trung Quốc. Năm 2010, một loạt các cuộc tấn công
vào trang Thông Luận, một trang web bình luận chính
trị, và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, một trang web
Công giáo, mà địa chỉ IP của cuộc tấn công thuộc
Viettel, một công ty thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng.

126
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhiều khả năng là các đơn vị đặc biệt trong Bộ Công


an cũng tham gia vào các cuộc tấn công mạng chưa
từng có tiền lệ nhắm vào các trang blog độc lập bắt đầu
vào tháng 09/2009 và tăng cường vào tháng 04/2010.
Trong giai đoạn này, các cuộc tấn công mạng đã được
tiến hành chống lại hơn hai chục trang web và blog của
các nhà hoạt động đất đai Công giáo, các diễn đàn thảo
luận chính trị, các nhóm chính trị đối lập, và các nhà
môi trường liên quan đến khai thác bauxite.

Tin tặc xâm nhập vào trang blog Osin vào tháng
01/2010 và đăng các tin nhắn bịa đặt nói rằng chủ
trang, nhà báo Huy Đức, đã nghỉ hưu vì ông “không
còn ý tưởng mới”. Một thông báo bịa đặt cũng xuất
hiện trên DCVOnline, một trang tin tức và thảo luận,
thông báo rằng trang đóng cửa do xung đột nội bộ. Tin
tặc đã truy cập vào cơ sở dữ liệu của diễn đàn thảo luận
x-cafevn.org và đăng tên đăng nhập, email, và địa chỉ
IP của hơn 19.000 người dùng. Hồ sơ bịa đặt của quản
trị viên và nhà hoạt động liên quan đến x-cafevn.org đã
được đăng trên www.x-cafenv.db.info. Tóm lại, mục

127
Chính trị Việt Nam hiện đại

tiêu là làm cho cộng đồng mạng tin rằng các cơ quan
tình báo Hà Nội làm việc với các hacker có thể có được
hồ sơ hầu như bất kỳ nhà hoạt động hay người dùng
internet nào ở Việt Nam.

Các cuộc điều tra độc lập của Google và McAfee, một
công ty bảo mật internet uy tín, đã xác định phần lớn
các máy chủ liên quan đến các cuộc tấn công mạng
được thực hiện thông qua các địa chỉ IP ở Việt Nam.
Giám đốc kỹ thuật của McAfee, là George Kurtz, kết
luận rằng “chúng tôi tin rằng thủ phạm có động cơ
chính trị và có thể liên quan với chính phủ Việt Nam...
Đây có thể là ví dụ mới nhất về các cuộc tấn công mạng
có động cơ chính trị”.

Các cuộc điều tra do Google và McAfee thực hiện đã


xác định rằng các cuộc tấn công mạng sử dụng phần
mềm độc hại botnet (W32/Vulvanbot) được ngụy trang
thành phần mềm tiếng Việt VPSKeys để xâm nhập các
trang blog, thu thập thông tin về người dùng và sau đó
tấn công Từ chối Dịch vụ chống lại các trang web và

128
Chính trị Việt Nam hiện đại

người Việt Nam ở hải ngoại truy cập các trang web
này. Neel Mehta, một thành viên của nhóm bảo mật
Google, đã kết luận rằng các cuộc tấn công mạng nhắm
vào các trang blog bất đồng chính trị. Cụ thể, các cuộc
tấn công này đã cố gắng ngăn chặn sự phản đối việc
khai thác bauxite tại Việt Nam. Vào tháng 12/2009 và
tháng 01/2010, cuộc tấn công đã đánh sập trang web
bauxiteViệtNam.info.

Quấy rối, đe dọa và bạo lực

Việc sử dụng các chiến thuật đàn áp như quấy rối, đe


dọa không phải là một hiện tượng chỉ có ở Việt Nam,
chúng được sử dụng bởi các chế độ độc tài trên toàn
thế giới. Trong trường hợp của Việt Nam, đe dọa và
đàn áp có một di sản lâu đời như chính Nhà nước Cộng
sản. Các chiến thuật này vẫn được an ninh sử dụng mà
không cần phải giải trình mặc dù có sự nới lỏng kiểm
soát đối với xã hội trong những năm sau Đổi mới.

129
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cơ quan an ninh Việt Nam thường xuyên sử dụng


một loạt các kỹ thuật được thiết kế để quấy rối và đe
dọa các công dân tích cực về chính trị với mục đích
ngăn cản họ tiếp tục chỉ trích các chính sách của
chính quyền.

Những kỹ thuật này bao gồm cắt dịch vụ điện thoại,


tịch thu hộ chiếu và từ chối cấp phép đi du lịch nước
ngoài, các quan chức an ninh đến nhà gây áp lực cho
các thành viên gia đình, gặp người sử dụng lao động,
đấu tố công khai, phỉ báng trên truyền thông, đột kích
vào nhà và tịch thu các thiết bị điện tử, các buổi thẩm
vấn nhà hoạt động dài, và sử dụng cảnh sát mặc
thường phục, cựu quân nhân, đoàn thanh niên cách
mạng và những người đã báo cáo vào năm 2009 cho
biết “các báo cáo tin cậy cho thấy lực lượng cảnh sát
địa phương đã sử dụng “côn đồ” và “người dân” để
quấy rối và đánh đập các nhà hoạt động chính trị cũng
như những người khác, kể cả những người thờ phụng
tôn giáo bị coi là “không được phép” hoặc đe dọa “an
ninh công cộng”.

130
Chính trị Việt Nam hiện đại

Trước và trong Hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội, như


đã nói ở trên, cảnh sát đã quấy rối một số người ký tên
vào bản tuyên ngôn của Khối 8406 bằng cách hạn chế
đi lại và ngắt kết nối điện thoại. Các thành viên của
Khối 8406 bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ trong các
giai đoạn khác nhau. Các nhà tuyển dụng bị gây áp lực
buộc phải chấm dứt hợp đồng với các thành viên của
Khối 8408. Chẳng hạn, vào tháng 07/2008, do áp lực
từ các quan chức an ninh, nhà hoạt động của Khối 8406
- Vũ Văn Hùng - đã bị đuổi không cho giảng dạy.

Kinh nghiệm của hai thành viên nổi bật của Khối 8406
minh họa việc sử dụng sự quấy rối và đe dọa của lực
lượng A42, Bộ Công An. Một nhà báo ở Hà Nội đã báo
cáo về sự việc của luật sư Nguyễn Văn Đài:

Vào tháng 09/2006, cha ông gọi và nói rằng


nếu ông tiếp tục làm bảo chữa cho những người
bất đồng chính kiến, thì hai người sẽ từ mặt
nhau. Một trong những nhân viên trong văn
phòng của ông, một phụ nữ trẻ, cho biết cảnh

131
Chính trị Việt Nam hiện đại

sát đã gặp bạn bè của cô và nói với họ rằng cô


đang làm việc cho một người xấu và họ nên
khuyên cô nên dừng lại.

Nguồn tin tương tự cung cấp chi tiết về vụ việc của Lê


Thị Công Nhân, một luật sư, thành viên Khối 8406, và
là sáng lập viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam:

Ngay sau khi gia nhập Đảng Thăng tiến Việt


Nam, các nhân viên an ninh A42 đã đến thăm
nhà cô. Cô đã bị đưa đến đồn công an, với cáo
buộc phạm tội âm mưu lật đổ Nhà nước và bị
thẩm vấn trong ba ngày, trong quá trình đó cô
nói họ đã nói với cô rằng, nhiều điều tồi tệ có
thể xảy ra với cô. Khi cô từ chối không tham dự
bất kỳ phiên thẩm vấn nào nữa, cảnh sát đã tấn
công tới tấp cô bằng cách gọi và nhắn tin đe
dọa cô, bắt giữ cô. Một công an viên nhắc nhở
cô rằng cảnh sát đang theo dõi tất cả các cuộc
gọi điện thoại của cô. Nhưng rồi đột nhiên,
chiến thuật thay đổi. “Họ đã gửi hoa cho tôi,

132
Chính trị Việt Nam hiện đại

mời đi ăn tối và đi xem phim, thậm chí đưa cho


tôi một chiếc điện thoại di động mới”. Các tin
nhắn/email lúc này quay sang nói cô là dũng
cảm và tử tế, hỏi cô giải thích về động cơ và
ước mơ của mình cho đất nước. Tuy nhiên,
cùng lúc đó, A42 tiếp tục vận động gia đình và
bạn bè nhằm gây áp lực buộc cô dừng hoạt
động của mình.

Chiến thuật đấu tố công khai liên quan đến việc huy
động hàng xóm chửi bới - và đôi khi sử dụng vũ lực.
Các ví dụ minh họa như Hoàng Minh Chính, Trần Khải
Thanh Thủy và Nguyễn Văn Đài.

Năm 2005, Hoàng Minh Chính, Tổng Thư ký của Dân


chủ Việt Nam (XXI), đến Mỹ để chữa bệnh. Trong khi
ở Mỹ, ông Chính đã điều trần trước Ủy ban Quan hệ
quốc tế của Hạ viện Mỹ. Điều này đã dẫn đến một
chiến dịch bôi nhọ ông trên các phương tiện truyền
thông nhà nước Việt Nam vào nửa cuối tháng 10.

133
Chính trị Việt Nam hiện đại

Vào tháng 12/2005, khi trở về Hà Nội, ông đã phải đối


mặt với đám đông gồm hàng chục người biểu tình tố
cáo hành động của mình. Đám đông đã ném cà chua và
những thứ khác, cũng như đánh ông Chính bằng chai
nước nhựa. Toàn bộ sự việc được quay bởi sáu người
quay phim. Đám đông đuổi theo ông Chính vào sân nhà
ông và đòi vào nhà ông. Khi các thành viên gia đình
gọi cảnh sát giúp đỡ, họ nhận được câu trả lời lảng
tránh. Cuối cùng, ba cảnh sát 113 xuất hiện nhưng từ
chối hành động. Theo tường thuật của ông:

Đám đông điên cuồng ra lệnh cho chúng tôi:


“Mở cửa trong năm phút nếu không sẽ bị phá
hủy”. Các con tôi tiếp tục đứng đó khi một số
thành viên của đám đông phá vỡ các ô cửa sổ,
nhảy vào và cố gắng mở cửa chính, trong khi
những người khác sử dụng gậy đập các cửa sổ
khác và ném chai mắm tôm hôi thối vào nhà tôi.
Đó là một thời điểm kinh khủng.

134
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sau đó, cũng đột ngột như khi bắt đầu, đám đông nhanh
chóng giải tán. Các nhân chứng cho biết rằng một
nhóm mười công an đứng trong con hẻm bên ngoài
nhưng không có hành động gì. Ông Chính sau đó đã
kết luận, “chính công an tổ chức các vụ gây rối”.

Ví dụ thứ hai liên quan đến bà Trần Khải Thanh Thủy,


một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu luận chính trị nổi
tiếng. Năm 2006, bà thành lập Hiệp hội của các nạn
nhân bị tịch thu đất đai (Hội Dân Oan Việt Nam) và
Liên minh Công nhân độc lập Việt Nam. Bà cũng là
một blogger tích cực và là thành viên Ban biên tập của
một bản tin dân chủ ngầm, Tổ quốc. Năm 2006, bà
Thủy bị buộc phải tham gia vào cái gọi là “Tòa án Nhân
dân” trong đó cảnh sát đã huy động 300 người đến một
sân vận động công cộng để lăng mạ bà. Bà đã bị bắt
vào tháng 04/2007, được thả vào tháng 01/2008. Kể từ
đó, bà đã phải chịu:

Sự quấy rối không ngừng từ công an, quan


chức địa phương và các băng đảng trong khu

135
Chính trị Việt Nam hiện đại

phố. Ví dụ, trong năm 2009, những tên côn đồ


đã tấn công ngôi nhà của bà ít nhất 14 lần, ném
phân và xác động vật chết vào cổng nhà bà. Họ
cũng đổ keo dán sắt vào khóa cửa nhà bà hai
lần, khiến bà không thể vào nhà của mình. Khi
bà đến cảnh sát để khiếu nại, họ đã từ chối
không làm gì, thậm chí hàng xóm còn cho biết
rằng cảnh sát đang quan sát một số vụ tấn công
vào nhà bà.

Vào ngày 08/02/2007, luật sư Nguyễn Văn Đại đã bị


đưa ra trước một cuộc họp của 200 cư dân cao tuổi ở
phường Bách Khoa, Hà Nội và còn phải chịu hai
tiếng rưỡi đấu tố. Phiên đấu tố kết thúc sau khi đưa
ra một kiến nghị cho rằng ông vi phạm các điều 88
và 258 của Bộ luật Hình sự và kêu gọi thu hồi giấy
phép hành nghề, đóng cửa văn phòng luật, cũng như
truy tố hình sự.

Trong khoảng thời gian bảy tháng từ tháng 11/2009


đến tháng 05/2010, Việt Nam đã giam giữ bốn blogger

136
Chính trị Việt Nam hiện đại

độc lập và thẩm vấn họ kéo dài. Năm 2009, nhà báo
Huy Đức viết blog với bút danh Osin cùng các bình
luận về nhân quyền ở Liên Xô. Ông bị tờ báo Sài Gòn
Tiếp thị đuổi việc do áp lực từ cơ quan an ninh.

Bùi Thanh Hiếu, người viết blog dưới bút danh Người
Buôn Gió, đã đăng bình luận chỉ trích Việt Nam trong
các vấn đề liên quan đến quan hệ với Trung Quốc,
tranh chấp đất đai Công giáo, và khai thác bauxite.
Hiếu đã nhiều lần bị cảnh sát thẩm vấn vào năm 2008
- 2009, vì vai trò trong việc xúi giục các cuộc biểu tình
chống Trung Quốc và bị bắt vào tháng 8.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog dưới bút


danh Mẹ Nấm, cũng đăng các blog thảo luận về quan
hệ với Trung Quốc, khai thác bauxite và tranh chấp
lãnh thổ ở Biển Đông. Cô bị cảnh sát thẩm vấn vì liên
quan đến việc in áo thun với khẩu hiệu: “Không
bauxite, Không Trung Quốc; Trường Sa và Hoàng Sa
là của Việt Nam”.

137
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cuối cùng, blogger Phạm Đoan Trang đã bị giam giữ


theo các điều khoản của luật an ninh quốc gia Việt
Nam vì các bài viết về Biển Đông, sự chia cắt Việt
Nam năm 1954 và vai trò bá quyền của Trung Quốc.
Sau đó, cô được thả ra khi cảnh sát kết luận rằng cô
không liên quan đến bất kỳ mạng lưới chính trị đối
kháng nào. Về phần mình, Trang tuyên bố cô chỉ thảo
luận các vấn đề cá nhân trên internet và sẽ tránh xa
các chủ đề chính trị.

Vào năm 2007 - 2008, một vụ tranh chấp đất đai nổ ra


giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước về tài sản mà
Giáo xứ Thái Hà tuyên bố sở hữu. Có hai lần đám đông
được tổ chức để cướp phá nhà nguyện Dòng Chúa Cứu
Thế Hà Nội. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào ngày
21/09/2008, có sự tham gia của một nhóm 200 thanh
niên mặc áo Đoàn Thanh niên Cộng sản. Vụ tấn công
thứ hai diễn ra vào đêm vào ngày 15/11/2008. Giới
chức nhà thờ tin rằng các nhóm này do các nhân viên
an ninh địa phương tổ chức. Trong vụ việc thứ hai,

138
Chính trị Việt Nam hiện đại

hàng trăm cảnh sát được trang bị súng điện chỉ đứng
nhìn và không có hành động gì.

Trong các cuộc biểu tình tranh chấp đất đai của Giáo
hội Công giáo tại giáo xứ Tam Tòa ở miền Trung Việt
Nam năm 2009, chính quyền địa phương đã sử dụng
các chiến thuật nặng tay tương tự. Vào ngày 20/07, sau
khi người Công giáo dựng lên một nhà nguyện tạm trên
sân nhà thờ, họ đã bị cảnh sát đuổi đi bằng hơi cay và
dùi cui điện. Giới chức nhà thờ ở địa phương lên án sự
tàn bạo của cảnh sát và yêu cầu thả mười một giáo dân
đang bị giam giữ.

Vào ngày 21/07/2009, chính quyền đã tung ra cuộc


chiến truyền thông trong đó mô tả những người Công
giáo bị bắt giữ là “cứng đầu, phạm tội có tổ chức”, gây
rối trật tự công cộng và trực tiếp thách thức an ninh
quốc gia cùng tính liêm chính của Nhà nước. Ví dụ,
truyền thông Nhà nước đưa tin cảnh sát buộc tội những
người bị bắt với tội “phản cách mạng, vi phạm chính
sách của Nhà nước đối với Khu vực tưởng niệm tội ác

139
Chính trị Việt Nam hiện đại

chiến tranh của Mỹ, làm xáo trộn trật tự công cộng, và
tấn công các quan chức đang làm nhiệm vụ”. Khi
chính quyền địa phương triệu tập các quan chức của
Giáo hội, họ đã từ chối tuân thủ và yêu cầu trả tự do
cho những người bị giam giữ, trả lại tài sản của Giáo
hội, bồi thường cũng như tạm dừng tuyên truyền bôi
nhọ trên truyền thông Nhà nước.

Trong tháng 07 và tháng 08/2009, các phương tiện


truyền thông Công giáo đã báo cáo các cuộc tấn công
liên tục vào giáo dân và linh mục bởi cảnh sát mặc
thường phục và các nhóm côn đồ. Vào ngày 26/07,
Linh mục Paul Nguyễn Đình Phú và Linh mục Peter
Thế Bình bị một băng đảng đánh đập theo chỉ thị của
cảnh sát khi các linh mục cố gắng can thiệp vào cuộc
đối đầu giữa cảnh sát và ba người phụ nữ Công giáo
biểu tình ở Vinh. Cả hai linh mục được đưa vào bệnh
viện ở Đồng Hới. Nhóm côn đồ vào bệnh viện và được
cho là đã ném cha Phú ra khỏi cửa sổ tầng hai. Các
nhân chứng khẳng định ba mươi cảnh sát đứng bên
cạnh mà không làm gì.

140
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhà nước tiếp tục phản ứng với các cuộc biểu tình
tranh chấp đất đai Công giáo bằng một chiến dịch phỉ
báng chưa từng thấy trên các phương tiện truyền thông
Nhà nước cũng như chặn các trang web Công giáo. Các
phương tiện truyền thông Nhà nước cũng đưa ra các
khẳng định của Chính phủ, phủ nhận mọi trách nhiệm
hoặc có liên quan đến bất kỳ hành vi bạo lực nào. Các
cuộc biểu tình tranh chấp đất đai Công Giáo ở Hà Nội
và Tam Tòa chấm dứt khi chính quyền địa phương đưa
máy ủi đến san bằng khu các đất tranh chấp và chuyển
chúng thành các công viên công cộng.

Các đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đối mặt với


các chiến thuật đe dọa và bạo lực tương tự. Khi trụ trì
chùa Bát Nhã hủy bỏ lời mời ở lại tu viện, họ không
chịu rời đi. Trụ trì đã ra lệnh cho các tu sĩ của mình cắt
điện, nước và điện thoại. Khi các chiến thuật này thất
bại, chính quyền địa phương đặt ra hạn chót là ngày
02/09 họ phải rời đi. Khi thời hạn này đã qua đi, vào
ngày 17/09, Ủy ban Nhân dân huyện đã ra một văn bản
cho rằng các đệ tử của thầy Hạnh đã tham gia vào các

141
Chính trị Việt Nam hiện đại

hoạt động phi pháp và “lạm dụng các quy định tôn giáo
của Đảng và Chính phủ, để phá hoại Chính phủ và
chống lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Các quan
chức Chính phủ được chỉ thị buộc các đệ tử của thầy
Hạnh rời khỏi tu viện Bát Nhã và phân tán họ đến các
chùa Phật giáo nằm dưới sự kiểm soát của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam hoặc trở về quê của mình.

Vào ngày 27/09, một đám đông ước tính khoảng từ 100
đến 150 người, bao gồm cảnh sát mặc thường phục,
được trang bị dao, dùi cui điện và gậy, đã bao vây tu
viện, đuổi 150 tu sĩ và sau đó lục soát nơi này. Cảnh
sát mặc đồng phục đứng gần đó nhưng không có hành
động. Các đệ tử của thầy Hạnh được đưa lên xe buýt,
xe tải, xe hơi đưa đi một quãng xa và bỏ lại bên đường.
Những người khác bị buộc phải tự rời đi. Vào ngày
hôm sau, đám đông quay trở lại và tấn công 200 nữ tu
và thanh niên buộc họ phải chạy trốn đến chùa Phúc
Huệ gần đó, nơi được cảnh sát bảo vệ. Ba nhà lãnh đạo
đã bị giam giữ riêng không thể liên lạc được. Cảnh sát
mặc đồng phục đã thiết lập các trạm kiểm soát để ngăn

142
Chính trị Việt Nam hiện đại

đệ tử của thầy Hạnh và những người ủng hộ địa phương


quay trở lại chùa Bát Nhã.

Mặc dù tình hình an ninh ở Tây Nguyên đã được kiểm


soát từ năm 2004, song vẫn có những báo cáo liên tục
về tình trạng đụng độ bạo lực giữa các lực lượng an
ninh địa phương và người Degar thiểu số. Trong giai
đoạn này, các lực lượng an ninh tiếp tục xông vào nhà
của các Kitô hữu Degar khi các hoạt động tôn giáo
đang được tổ chức, bắt giữ và giam giữ những người
được coi là lãnh đạo. Chẳng hạn, vào năm 2009, Bộ
Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về việc cảnh sát quấy rối các
nhà thờ Tin lành ở các tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai. Trong
các trường hợp khác, lực lượng an ninh được cho đã
triệu tập người Degar đến các cuộc họp công khai và
gây áp lực buộc họ phải từ bỏ tôn giáo của mình. Vào
tháng 04/2010, ba Kitô hữu Degar bị bắt và thẩm vấn
vì sử dụng nhà của họ để thờ phượng và từ chối gia
nhập Giáo hội Tin lành mà Nhà nước cho phép.

143
Chính trị Việt Nam hiện đại

Người Degar báo cáo một loạt các áp lực từ đe dọa đến
lạm dụng thể xác để buộc họ ký vào một văn bản từ bỏ
đức tin của họ và/hoặc tuyên bố là thành viên của Giáo
hội Tin Lành do Nhà nước cấp phép. Cũng có rất nhiều
báo cáo nhưng chưa được xác minh về các cuộc biểu
tình công cộng thường xuyên của người Degar bên
ngoài trụ sở xã và huyện. Thỉnh thoảng cảnh sát sử
dụng hơi cay và dùi cui điện để giải tán đám đông.

Bắt giữ, giam giữ, xét xử và bỏ tù

Thành phần chính thứ ba của sự đàn áp liên quan đến


việc bắt giữ, tịch thu tài sản, thẩm vấn, xét xử chiếu lệ,
tuyên án, bỏ tù, từ chối kháng cáo, lạm dụng thể xác
trong nhà tù, và quản thúc tại gia sau khi ra tù. Năm
2008, các quan chức an ninh đã sử dụng một chiến
thuật đàn áp khác là đưa một số nhà hoạt động chính
trị vào các bệnh viện tâm thần.

Sau hội nghị APEC năm 2006, Việt Nam đưa ra xét xử
các lãnh đạo của Khối 8406. Bảy thành viên của Khối

144
Chính trị Việt Nam hiện đại

8406 bị bắt và xét xử trong thời gian sáu tuần bắt đầu
vào tháng 05/2007. Vào ngày 11/05/2007, Lê Thị Công
Nhân và Nguyễn Văn Đài bị đưa ra trong một phiên tòa
kéo dài bốn giờ và bị kết án lần lượt là bốn và năm năm
tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước.

Ba nhà bất đồng chính trị khác, Vũ Văn Hùng, Phạm


Văn Trội và Trần Đức Thạch, đã được đưa ra xét xử
riêng tại Hà Nội. Ông Hùng bị bắt vào ngày
14/09/2008, vì treo biểu ngữ ủng hộ dân chủ trên một
cầu vượt ở Hà Nội. Ông được cho bị đánh đập khi đang
bị giam giữ. Ông đã tuyệt thực và phản kháng khi sức
khỏe xấu đi rất nhiều. Trong khi bị giam giữ, cảnh sát
đã đến gia đình và gây áp lực buộc họ phải ký một bản
tuyên bố cho thấy ông có vấn đề về sức khỏe tâm thần,
tuy nhiên gia đình đã từ chối. Ông Hùng bị kết án vào
ngày 06/10 với ba năm tù và ba năm quản chế vì vi
phạm Điều 88. Phạm Văn Trội và Trần Đức Thạch
cũng bị xét xử và kết án theo Điều 88, bị kết án lần lượt
bốn năm tù và bốn năm quản chế, và ba năm tù và ba
năm quản chế.

145
Chính trị Việt Nam hiện đại

Vào tháng 05/2009, các quan chức an ninh Việt Nam


đã bắt bảy nhà hoạt động chính trị liên quan tới một
mạng lưới dân chủ không chính thức. Trần Huỳnh Duy
Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến
Trung và Trần Anh Kim bị buộc tội theo Điều 88 của
Bộ luật Hình sự vì tuyên truyền chống Nhà nước hoặc
thông đồng với những kẻ phản động trong và ngoài
nước để phá hoại đất nước. Hành vi phạm tội này bị
phạt tù tối đa hai mươi năm. Lê Thị Thu Thu và Trần
Thị Thu không bị buộc tội nhưng bị tạm giam chờ điều
tra thêm.

Vào tháng 12/2009, các luật sư đại diện cho năm nhà
bất đồng chính kiến bị bắt đã cho biết rằng chính quyền
đã sửa đổi lời kết tội để bao gồm việc vi phạm Điều 79
của Bộ luật Hình sự với án tối đa là tử hình đối với
những người thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân.

Vào ngày 26/05/2009, Trần Huỳnh Duy Thức là


người đầu tiên bị bắt. Ông bị kết tội theo Điều 88,

146
Chính trị Việt Nam hiện đại

trong đó bao gồm xuyên tạc “chính sách, pháp luật


và sự lãnh đạo của Chính phủ”. Thông tin thu được
từ việc thẩm vấn ông Thức dẫn đến việc bắt giữ Lê
Thăng Long và Lê Công Định vào tháng 6. Việc bắt
giữ ông Định được thực hiện bởi điều mà an ninh gọi
là “thủ tục khẩn cấp”. Ông Định từng là luật sư bào
chữa cho các nhà hoạt động của Khối 8406 và là thành
viên của Đảng Dân chủ.

Cách thức mà Nhà nước xử lý trường hợp Lê Công


Định cho thấy việc sử dụng “chiến tranh thông tin” ở
mức chưa từng có. Vụ bắt giữ luật sư Định đã được
công bố tại các cuộc họp báo đồng thời ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh bởi các quan chức cấp cao
của Bộ Công an. Một chiến dịch tuyên truyền được
dàn dựng trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình
do Nhà nước kiểm soát. Lời khai của ông Định được
phát công khai và được mô tả như một lời thú tội.
Đoàn Luật sư Việt Nam loại ông ra khỏi Đoàn, không
cho thực hành nghề luật. Tóm lại, ông Định hầu như
đã bị xét xử và kết án trước khi xuất hiện tại tòa. Ông

147
Chính trị Việt Nam hiện đại

Định sau đó đã bị xét xử theo thủ tục tố tụng chiếu lệ


trước khi bị kết án tù.

Tháng 03/2008, sau khi trở về Việt Nam, Nguyễn Tiến


Trung đã bị gọi nhập ngũ. Ông từ chối tuyên thệ trung
thành và vào giữa năm 2009 ngay sau khi bị giải ngũ,
ông đã bị bắt vì từ chối tuân theo cấp trên. Các phương
tiện truyền thông Nhà nước đưa tin rằng anh Trung
đóng một vai trò trong việc tổ chức các cuộc biểu tình
của sinh viên chống Trung Quốc vào cuối năm 2007
cũng như các cuộc biểu tình phản đối ngọn đuốc
Olympic của Trung Quốc khi nó đi qua Việt Nam vào
năm 2008. Trần Anh Kim là một sĩ quan quân đội đã
nghỉ hưu, trở nên tích cực về mặt chính trị trong phong
trào dân chủ. Anh Trung và ông Kim đều bị bắt vào
tháng Bảy.

Ngày 19/08/2009, năm bị cáo nói trên xuất hiện trên


truyền hình Nhà nước với cái đầu cúi và công khai thừa
nhận “phá hoại và lật đổ Nhà nước Việt Nam”. Ngày
hôm sau, các phương tiện truyền thông Nhà nước đắc

148
Chính trị Việt Nam hiện đại

thắng đưa tin rằng các nhà bất đồng chính kiến “đã
nhận tội và cầu xin sự khoan hồng”.

Tháng 10/2009, các quan chức an ninh bắt chín nhà bất
đồng chính trị khác và tiến hành xét xử chiếu lệ tại Hà
Nội và Hải Phòng. Tất cả các bị cáo đều bị kết tội, bị
kết án từ hai đến sáu năm tù cộng với hai đến ba năm
bị quản thúc tại gia.

Sáu người bất đồng chính kiến đã bị xét xử chung trong


một tòa án ở Hải Phòng vì treo băng rôn ở nơi công
cộng tại Hải Phòng và Hải Dương vào tháng 08 và
tháng 09/2008. Các biểu ngữ chứa các khẩu hiệu
“không có dân chủ, tự do hay nhân quyền vì chế độ
Cộng sản”. Các biểu ngữ cũng cáo buộc Chính phủ
tham nhũng, không kiểm soát được lạm phát và “để
mất các quần đảo cho Trung Quốc”, mà ở đây là quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

“Sáu người Hải Phòng” bị buộc tội theo Điều 88 của


Bộ luật Hình sự. Lãnh đạo của nhóm này, Nguyễn

149
Chính trị Việt Nam hiện đại

Xuân Nghĩa, là một nhà văn liên quan đến Khối 8406.
Ông bị buộc tội đăng 57 bài viết trên internet. Ông
Nghĩa bị kết án sáu năm tù giam. Nguyễn Văn Túc,
một nông dân, và nhà hoạt động vì quyền đất đai, bị kết
án bốn năm tù. Nguyễn Văn Tính, một nhà tiểu luận,
và Nguyễn Mẫn Sơn, một cựu đảng viên ĐCS đã đăng
22 bài viết trên internet, mỗi người bị kết án ba năm
rưỡi tù. Nguyễn Kim Nhân, một thợ điện, đã bị kết án
hai năm cộng với hai năm quản chế. Ngô Quỳnh, một
sinh viên đại học, người lên kế hoạch cho một cuộc
biểu tình ở thời điểm ngọn đuốc Olympic Trung Quốc
đến Thành phố Hồ Chí Minh, đã bị kết án ba năm tù.

Các Kitô hữu Degar bị giam giữ trong thời gian dài cho
biết thường xuyên bị cảnh sát địa phương đánh đập và
tra tấn. Vào tháng 05/2008, Y Ben Hdok, một người
gốc ở Đăk Lăk, đã chết trong khi bị giam giữ mà không
có lời giải thích thỏa đáng của chính quyền. Bộ Ngoại
giao Mỹ cho biết rằng trong năm 2009, không giống
như những năm trước, không có báo cáo đáng tin cậy
nào về số lượng người chết trong đồn công an. Tuy

150
Chính trị Việt Nam hiện đại

nhiên, vào tháng 03/2010, K’pa Lot, một người Degar


theo đạo Kitô, đã chết sau khi anh được thả ra khỏi nhà
tù và chuyển đến bệnh viện, do hậu quả của một thời
gian dài bị lạm dụng và tra tấn sau. Các nhà hoạt động
nhân quyền cho biết đây là một thực tế phổ biến của
cảnh sát để che giấu sự lạm dụng tra tấn trong tù.

Nhóm vận động của người Degar, Quỹ Người Thượng,


tổng hợp tình hình của các Kitô hữu dân tộc thiểu số
như sau:

Chiến thuật quấy rầy, đánh đập và tra tấn các


Kitô hữu Degar này là một phần trong chính
sách của chính quyền Cộng sản Việt Nam nhằm
đàn áp các Kitô hữu. Vô số các sự kiện đã được
báo cáo cho biết việc lực lượng an ninh triệu
tập ngẫu nhiên người Degar để chất vấn về các
vấn đề liên quan đến niềm tin và hoạt động tôn
giáo của họ. Nhiều vụ bắt giữ đi kèm với tra
tấn, đánh đập, bỏ tù và thậm chí là giết chết.

151
Chính trị Việt Nam hiện đại

5. Kết luận

Bài này trình bày tổng quan về các tổ chức chính quyền
có liên quan, gồm: Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng,
Tổng cục II và Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng
thời cũng chỉ ra ba thành phần đàn áp chính, gồm: theo
dõi và giám sát; quấy rối và đe dọa; và bắt giữ, giam
giữ, xét xử và bỏ tù.

Rõ ràng từ phân tích này cho thấy Việt Nam dành


nguồn nhân lực và kỹ thuật lớn để theo dõi và giám sát
công dân của mình. Nguồn lực khổng lồ này tương
phản với số lượng tương đối nhỏ các nhà hoạt động
chính trị, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các blogger,
những người đã bị bắt, xét xử và bị kết án tù.

Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng các cơ quan an ninh


Việt Nam thực hiện công việc của mình mà không bị
trừng phạt và không phải giải trình mặc dù đã có các
cam kết về mặt Hiến pháp, pháp lý và quốc tế đối với
nền pháp quyền. BCA được tự do xác định những bất

152
Chính trị Việt Nam hiện đại

đồng chính trị cần được xử lý theo Điều 88 mơ hồ của


Bộ luật Hình sự. BCA cũng không bị ràng buộc bởi
pháp luật trong việc tiết lộ thông tin từ các tập tin sau
đó được các phương tiện truyền thông do Nhà nước
kiểm soát sử dụng để bôi nhọ danh tiếng của các nhà
bất đồng chính trị. Tóm lại, các quy định của Hiến pháp
và pháp luật thường xuyên bị vi phạm.

153
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 4: Sự dẻo dai của chế độ độc tài Cộng


sản Việt Nam từ sau Đổi mới7

Nguyễn Hải Hồng8

1. Giới thiệu

Các cuộc khủng hoảng chính trị từ giữa những năm


1970 cho đến đầu những năm 1990 đã khiến cho hàng
tá các chế độ độc tài và độc tài quân sự chuyển đổi sang
nền dân chủ trên khắp thế giới, thường được biết đến

7
Journal of Current Southeast Asian Affairs 2/2016
8
Hai Hong Nguyen currently works at Queensland University of
Technology (QUT)

154
Chính trị Việt Nam hiện đại

với tên gọi “Làn sóng Dân chủ hóa Thứ ba”. Làn
sóng này làm gia tăng số lượng các nền dân chủ từ 44
nước vào năm 1973 lên 86 nước vào năm 2001. Vào
năm 2011, “Mùa Xuân Ả Rập” lật đổ các chế độ độc
tài ở Tunisia, Ai Cập, và Libya, cũng như truyền cảm
hứng cho các cuộc nổi dậy khác trong thế giới Ả Rập,
từ Yemen, Bahrain cho đến Syria, Saudi Arabia và
Jordan, và từ đó dấy lên hi vọng về một làn sóng dân
chủ khác – “làn sóng thứ tư”. Các sự kiện này cho thấy
dân chủ có thể nảy nở và phát triển ở mọi nơi trên thế
giới, bao gồm các xã hội thần quyền trong thế giới Ả
Rập vốn trước đó bị coi là “ngoại lệ”, hay “miễn
nhiễm” đối với dân chủ hóa, cũng như củng cố hơn nữa
nhận thức rằng các chế độ độc tài, tự bản chất, cuối
cùng cũng sụp đổ.

Tuy nhiên, hơn hai thập kỷ sau khi Fukuyama [nhà


khoa học chính trị, nhà kinh tế chính trị và nhà văn
người Mỹ gốc Nhật, sinh năm 1952] tuyên bố về “sự
cáo chung của lịch sử”, thể hiện ở sự chi phối của chủ
nghĩa tự do, với sự kết hợp của chủ nghĩa tư bản và nền

155
Chính trị Việt Nam hiện đại

dân chủ, cũng như sự mở rộng một cách ấn tượng của


dân chủ trên toàn cầu, thì các chế độ chuyên chế vẫn
tồn tại dẻo dai ở nhiều nước cũng như tái xuất hiện
trong hình thức này hay hình thức khác ở nhiều quốc
gia hậu chuyển đổi.

Trong khoảng từ năm 1972 đến 2003, chỉ có 23% số


trường hợp chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ thành
công, còn lại 77% số trường hợp cuối cùng dẫn tới một
dạng độc tài khác thay vì dân chủ. Cũng theo Freedom
House [một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng
theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như
khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do
chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công
dân tại các quốc gia trên thế giới. Hàng năm, Freedom
House đều có một bản công bố bản báo cáo - đánh giá
về tình hình tự do trên của các nước trên thế giới], thì
trước “Mùa Xuân Ả Rập”, chỉ có 89 trong tổng số 194
nước trên thế giới được xếp hạng “tự do”, số còn lại,
58 là “tự do một phần”, và 47 nước là “không tự do”;
và sau sự kiện trên, tình hình cũng không khá gì hơn.

156
Chính trị Việt Nam hiện đại

Những con số này khiến những người ủng hộ dân chủ


cần phải xem lại sự lạc quan của mình. Và như Thomas
Carothers [chuyên gia về hỗ trợ dân chủ quốc tế, dân
chủ hóa và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, sinh năm
1956] nhận xét, việc khẳng định rằng thế giới đang
chuyển dần từ sự cai trị độc tài sang dân chủ không còn
đúng nữa (2002).

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008),


dân chủ dường như đang ngày một suy thoái, trong khi
đó độc tài trỗi dậy ở nhiều nơi. Các nước mà Mùa Xuân
Ả Rập quét qua, vốn từng mang đến hi vọng về một làn
sóng dân chủ hóa thứ tư, đang ngụp lặn trong sự bất ổn.
Năm năm đã trôi qua, song nền dân chủ thực sự vẫn
không thể thiết lập được ở các quốc gia này, ngoại trừ
Tunisia. Chẳng hạn, ở Ai Cập, chính quyền quay trở lại
với các thực tiễn độc tài trước kia cùng với sự can dự
ngày càng tăng của quân đội vào trong các vấn đề chính
trị và quản lý. Saudi Arabia vẫn còn là một trong những
nước vi phạm nhân quyền nhất trên thế giới. Và thực
tế không mấy tích cực đối với những người ủng hộ dân

157
Chính trị Việt Nam hiện đại

chủ, đó là sự trì trệ của nhiều nền dân chủ lâu đời lẫn
các nền dân chủ mới, cũng như tình trạng ngày một tệ
hơn của các quyền chính trị và dân sự trên toàn cầu.
Các chế độ độc tài đã khéo léo áp dụng các chiến lược
một cách chủ động nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát
và quyền lực của họ, bao gồm cả việc tận dụng internet.
Khi mới xuất hiện, internet được xem như “công cụ
giải phóng” cho các phong trào chống chế độ độc tài
trước đây, thì nay được dùng để giám sát các nhà hoạt
động dân chủ.

Thực tế là, các chế độ độc tài không chỉ chứng tỏ sự


dẻo dai cùng khả năng trỗi dậy của mình mà còn tích
cực định hình không gian mạng nhằm khiến nó trở
thành phương tiện chiến lược của mình. Với thực tế
trên, cho thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu tại sao một
số chế độ độc tài có thể chống lại các xu hướng dân
chủ hóa trên toàn cầu, tiếp tục duy trì quyền lực cho
đến cuối thế kỷ 20, cũng như tiếp tục sống sót trong hai
thập kỷ đầu của thế kỷ 21, và có lẽ sẽ còn kéo dài trong
nhiều năm nữa.

158
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sự bền vững của các chế độ độc tài tại Việt Nam và
Trung Quốc cho thấy cần phải suy nghĩ lại niềm tin
truyền thống về tính mong manh của các chế độ này. Ở
Việt Nam, sự vươn lên và dẻo dai của chế độ gắn liền
với sự cai trị của ĐCSVN.

Được thành lập vào năm 1930 tại Hong Kong,


ĐCSVN cai trị ở miền Bắc sau khi đánh bại Pháp
trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954, và trên cả
nước từ năm 1976 sau sự sụp đổ của chế độ Miền
Nam do Mỹ ủng hộ.

Thập kỷ tiếp theo chứng kiến việc ĐCSVN thiết lập


nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Stalin.
Điều này đã dẫn đến khủng hoảng xã hội nghiêm trọng
và toàn diện vào giữa những năm 1980, khiến suy giảm
niềm tin của công chúng vào chế độ, cũng như niềm tin
vào chủ nghĩa xã hội của những người trong Đảng, tạo
ra một mối đe dọa thực sự đến tính chính danh và sự
sống còn của Đảng. ĐCS đối phó với cuộc khủng
hoảng này thông qua việc giới thiệu chính sách có tên

159
Chính trị Việt Nam hiện đại

gọi là Đổi mới vào Đại hội VI năm 1986, từ bỏ nền


kinh tế chỉ huy cũng như mở rộng quan hệ với thế giới.

Sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực từ Đổi mới trong ba thập


kỷ qua là không phải bàn cãi. Về mặt kinh tế, Việt Nam
đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Tăng
trưởng kinh tế cao liên tục từ giữa những năm 1990 tới
giữa những năm 2000 khiến cho Việt Nam được gắn
mác “con rồng kinh tế”, tương tự Hàn Quốc,
Singapore, Hong Kong và Đài Loan trong những năm
1970. Trong lĩnh vực chính trị, xã hội Việt Nam trở nên
ngày càng đa nguyên. Việt Nam cũng đã mở rộng quan
hệ với hầu hết các nước, bao gồm các cựu thù là Pháp
và Mỹ, cũng như tích cực tham gia vào các thiết chế
quốc tế. Thành tựu của Đổi mới rõ ràng đã cho phép
ĐCSVN không chỉ khôi phục lại niềm tin của công
chúng mà còn tiếp tục tăng cường tính chính danh và
sự độc quyền về quyền lực của mình.

Bài báo này xem Việt Nam như một trường hợp điển
hình về sự dẻo dai của chế độ độc tài. Nó bắt đầu với

160
Chính trị Việt Nam hiện đại

việc tóm tắt lại các nghiên cứu về sự dẻo dai của các
chế độ độc tài. Sau đó, phân tích các biện pháp mà
Đảng thực hiện từ sau Đổi mới. Phân tích cho thấy các
biện pháp của ĐCSVN nhằm thích ứng với các áp lực
nội sinh cũng như ngoại sinh và có ba mục đích chính:

Thứ nhất, giành lại và duy trì sự ủng hộ của


người dân thông qua việc cải cách kinh tế và
chính trị.

Thứ hai, kiểm soát áp lực bên trong bằng cách


ngăn chặn sự phản kháng từ trong trứng nước.

Thứ ba, khéo léo đối phó và giảm bớt áp lực


bên ngoài bằng cách gia tăng quan hệ với
phương Tây để củng cố tính chính danh của
ĐCS cũng như chế độ của nó.

Cuối cùng, bài báo dự đoán một số thách thức


với ĐCSVN trong tương lai.

161
Chính trị Việt Nam hiện đại

2. Tóm tắt các nghiên cứu

Trong thời điểm khủng hoảng, sự dẻo dai của các chế
độ độc tài thể hiện ở khả năng của nó trong việc dự
đoán cũng như chuẩn bị cho các cú sốc, thực hiện các
biện pháp hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng khi nó
xảy ra. Chế độ nào có khả năng sống sót trước các cuộc
khủng hoảng như vậy, thì tính chính danh của nó sẽ
được tăng cường. Trong những thập kỷ gần đây, các
học giả đã xác định được một số yếu tố góp phần duy
trì sự dẻo dai của các chế độ độc tài. Những yếu tố này
có thể phân chia thành hai nhóm: các yếu tố trong nước,
được xác định bởi cách tiếp cận cấu trúc, và các ảnh
hưởng khuếch tán liên quốc gia, vốn được truyền cảm
ứng bởi sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nền dân
chủ từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Để giữ quyền lực, các nhà cai trị độc tài trước hết dựa
vào một bộ máy an ninh nội bộ trung thành, hữu hiệu,
được trang bị và đào tạo tốt. Bộ phận cốt lõi của bộ
máy này, được trao cho bổn phận đối phó với các cuộc

162
Chính trị Việt Nam hiện đại

biểu tình đại chúng, cũng như khi cần thiết, hăm dọa
hoặc sử dụng bạo lực để khôi phục trật tự.

Ngoài các hành động đàn áp như giải tán các cuộc biểu
tình, quấy rầy và bắt giữ những người đối lập, bộ máy
này cũng thực hiện các hành động “ít gây hấn” hơn như
không cấp giấy phép hay cắt các dịch vụ xã hội cơ bản,
đánh thuế đặc biệt, và lệnh cho những kẻ côn đồ tấn
công những người bất đồng chính kiến. Khi làm như
vậy, các nhà cai trị độc tài muốn truyền tới những
người bất đồng thông điệp là sự phản kháng có tổ chức
sẽ gây nguy hiểm cho cá nhân họ cũng như không thể
đạt được mục đích.

Ngoài bộ máy an ninh đàn áp, thành tích kinh tế cao


cùng việc kiểm soát nguồn tài nguyên góp phần quan
trọng trong việc giúp cho các chế độ độc tài duy trì sự
ủng hộ lâu dài của người dân cũng như trở nên dẻo dai
trước các khủng hoảng. Các chế độ này thường nắm
quyền thông qua các cuộc cách mạng bạo lực và có
được tính chính danh không phải thông qua các cuộc

163
Chính trị Việt Nam hiện đại

bầu cử tự do mà bởi niềm tin của công chúng vào các


giá trị mà họ khẳng định. Do đó, để tiếp tục nắm quyền,
họ phải có khả năng trong việc tạo ra tăng trưởng kinh
tế cao cùng với việc cải thiện tiêu chuẩn sống của hầu
hết người dân. Một số học giả thừa nhận rằng những
người cai trị độc tài nào đạt được thu nhập bình quân
trên đầu người cao và tránh được các suy thoái kinh tế
ngắn hạn, thì có xu hướng tiếp tục nắm quyền trong
một giai đoạn dài hơn.

Tuy nhiên, lý thuyết hiện đại cho chúng ta biết rằng


mối liên hệ giữa thành tích kinh tế và sự sống còn của
chế chế độ không phải luôn luôn tuyến tính. Kì vọng
của người dân tỉ lệ với sự gia tăng tiêu chuẩn sống của
họ. Kết quả, nếu kì vọng của họ không được đáp ứng,
thì chế độ sẽ mất đi sự ủng hộ. Ngoài ra, các nhà lý
thuyết hiện đại như Lipset [1922 – 2006, một nhà xã
hội học người Mỹ], Rostow [1916 – 2003, một nhà
kinh tế học, giáo sư và nhà lý luận chính trị người Mỹ]
cho rằng tăng trưởng kinh tế liên tục sẽ làm biến đổi xã
hội theo những cách gây mất ổn định, với việc tạo ra

164
Chính trị Việt Nam hiện đại

các lực lượng xã hội mới không thể kiểm soát thông
qua các hình thức kiểm soát cũ. Đối với các chế độ độc
tài sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào, như các nước Ả
Rập, vấn đề này ít gai góc hơn. Điều này là vì chế độ
có thể thu về một nguồn tiền khổng lồ từ việc bán dầu,
khí đốt dự trữ. Và do đó, có thể dùng chúng để phân
phối cho những người ủng hộ mình. Từ đó tạo ra một
tầng lớp trung lưu phụ thuộc vào chế độ do sự sung túc
về vật chất. Đối với các chế độ độc tài nghèo tài
nguyên, tăng trưởng kinh tế là con dao hai lưỡi. Trong
khi biện minh cho sự cai trị của mình thông qua thành
tích kinh tế, họ cũng phải tránh những khủng hoảng
kinh tế ngắn hạn, và tìm kiếm các phương pháp mới để
kiểm soát một xã hội ngày càng phức tạp và năng động.

Tuổi thọ của chế độ độc tài cũng được quyết định bởi
việc nó có các thiết chế hình thức như đảng phái chính
trị hay không, cũng như các thiết chế này hoạt động có
hiệu quả không. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
việc có một đảng chính trị mạnh, được thể chế hóa cao
có ý nghĩa quan trọng đối với sự bền vững của các chế

165
Chính trị Việt Nam hiện đại

độ này. Người ta cho rằng đảng có vai trò như phương


tiện cho việc tiếp cận rents - địa vị chính trị, và các đặc
quyền đặc lợi gắn liền với sự trung thành với chế độ.

Ngoài ra, đảng cũng ràng buộc các thành viên lại với
nhau thông qua việc hợp pháp hóa một ý thức hệ chính
thức, cùng những chia sẻ về cuộc đấu tranh vũ trang
mà họ đã cùng nhau trải qua, đặc biệt trong trường hợp
của các chế độ độc tài cách mạng như Việt Nam, Trung
Quốc. Quan trọng nhất, là việc đảng thiết lập các thủ
tục dựa trên chế độ nhân tài và áp dụng cho mọi người,
về cách mà đảng viên được tuyển chọn và sa thải. Từ
lợi thế của việc trở thành đảng viên, điều này đem đến
một sự cam kết tín nhiệm hơn rằng, việc trung thành
liên tục với đảng sẽ chuyển thành các lợi ích cá nhân
và nghề nghiệp về dài hạn.

Các đảng chính trị mạnh cũng có thể củng cố quyền lực
của mình bằng cách quản lý tốt việc chuyển giao quyền
lực. Các đảng như vậy có xu hướng thiết lập các chuẩn
mực và thủ tục cho việc kế nhiệm. Cơ chế “dân chủ

166
Chính trị Việt Nam hiện đại

trong đảng” này giúp giảm bớt bất đồng trong đảng và
trong giới tinh hoa, qua đó giảm bớt rủi ro đảng mất đi
sự thống nhất. Kết quả là, giới tinh hoa cầm quyền trở
nên ít chia rẽ hơn khi đối mặt với sự phản đối của công
chúng. Đồng thời cho thấy không có sự chia rẽ rõ ràng
nào mà có thể bị những người bên ngoài khai thác.

Bầu cử, một tiêu chí của dân chủ, cũng có lợi cho sự
tồn tại của các chế độ độc tài. Dù nhiều người đặt nghi
vấn về ý nghĩa thực sự của chúng trong các chế độ độc
tài. Bởi vì chúng thường được coi là mang tính hình
thức, song bầu cử trong chế độc tài giúp kết nối giới
tinh hoa với công chúng. Trong thực tế, các chế độ độc
tài sử dụng bầu cử để củng cố và tăng cường tính chính
danh của mình; chia rẽ và làm suy yếu phe đối lập; xác
định những người phê phán chế độ; tạo ra diễn đàn cho
việc thúc đẩy sự thỏa hiệp giữa những người thách thức
tiềm năng; giảm bớt sự tham nhũng và lạm quyền; tăng
trách nhiệm của Chính phủ; và mang đến cho nhà độc
tài cơ hội rời bỏ quyền lực không thông qua bạo lực.

167
Chính trị Việt Nam hiện đại

Kết quả là, các chế độ độc tài thường tổ chức các cuộc
bầu cử mang hình thức dân chủ sẽ có tuổi thọ lớn hơn
các chế độ không thực hiện bầu cử.

Bên cạnh đó, một chế độ độc tài bền vững cần phải có
khả năng chống lại các áp lực thay đổi từ bên ngoài.
Có nghĩa là, tuổi thọ của chế độ độc tài không chỉ gắn
liền với các yếu tố trong nước, mà còn gắn liền với bối
cảnh quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, các học
giả về chuyển đổi chế độ đã không còn xem sự chuyển
đổi dân chủ chỉ là do các yếu tố trong nước nữa.

Việc ở gần các nước dân chủ là một yếu tố quan trọng
góp phần thúc đẩy dân chủ hóa hơn bất cứ yếu tố xã
hội cụ thể nào khác. Ngoài ra, việc thiết lập dân chủ ở
một nước cũng có một hiệu ứng lan tỏa mạnh lên các
nước lân cận. Điều này thể hiện ở việc dân chủ hóa ở
nước này, truyền cảm hứng cùng các kinh nghiệm huy
động cho phe đối lập thách thức và lật đổ một chế độ ở
nước khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hiệu ứng
lan tỏa này không phải lúc nào cũng khiến chế độ độc

168
Chính trị Việt Nam hiện đại

tài sụp đổ, như trong trường hợp của Armenia năm
2003, Belarus năm 2006, khi bản thân những người cai
trị độc tài cũng học được các bài học từ quá khứ để
ngăn chặn hiệu ứng này.

Các chế độ độc tài cũng có thể sử dụng các công cụ


khác để tăng cường tuổi thọ của nó, bao gồm: chia sẻ
quyền lực, qua đó kiểm soát các mối đe dọa từ các
nhóm khác nhau trong xã hội, khiến họ không nổi loạn;
gắn kết giới tinh hoa, nhằm ngăn chặn khả năng đảo
ngũ trong đảng; tạo ra và thao túng các tổ chức đại
chúng nhằm quản lý cũng như sống sót trong thời điểm
khủng hoảng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công cụ này có thể áp


dụng cho mọi chế độ độc tài. Chế độ độc tài Việt Nam
tồn tại dẻo dai cho đến ngày nay bởi nó đã sử dụng một
cách chọn lọc các biện pháp kể trên.

169
Chính trị Việt Nam hiện đại

3. Sự tồn tại dẻo dai của ĐCS từ sau Đổi mới

Từ khi thành lập vào năm 1930 cho đến khi kết thúc
cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1975, tính chính danh
và chế độ độc tài của ĐCSVN được xây dựng trên ba
nền tảng – truyền thống, duy lý – pháp lý, và uy tín cá
nhân. Trong thời kỳ hậu chiến, ĐCS dựa vào khả năng
của nó trong việc đương đầu và đối phó với khủng
hoảng. Vào giữa những năm 1980, Việt Nam rơi vào
khủng hoảng xã hội toàn diện dẫn đến sự xói mòn niềm
tin của công chúng vào chế độ, và vì vậy đe dọa tính
chính danh của nó. ĐCS lúc đó đối mặt với một câu hỏi
lớn: cải cách hay là chết?

Vào cuối năm 1986, ĐCS đưa ra một chính sách gọi là
Đổi mới, trong đó từ bỏ hệ thống kinh tế mệnh lệnh
vốn được cho là nguyên nhân gây ra khủng hoảng,
cũng như tiến hành các cải cách chính trị mang tính
chọn lọc mà dường như với các mục đích theo hướng
dân chủ hóa.

170
Chính trị Việt Nam hiện đại

Vào năm 1996, ĐCS khẳng định rằng đất nước đã vượt
qua cuộc khủng hoảng toàn diện; niềm tin của công
chúng đã được khôi phục và chế độ chính trị được đảm
bảo chắc chắn.

Vào đầu năm 2016, Việt Nam trở thành nước có thu
nhập trung bình thấp và đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với hầu hết các nước, bao gồm các cựu thù chiến tranh
của mình.

Phân tích sau đây sẽ tập trung vào các biện pháp mà
ĐCS thực hiện trong ba thập kỷ qua, bao gồm các chiến
thuật đàn áp để đối phó với một thách thức mới vốn là
hệ quả của Đổi mới – sự gia tăng phê phán đối với các
thiết chế Marx – Lenin và kêu gọi cải cách chính trị
nhằm thúc đẩy dân chủ thực sự.

Thành tích kinh tế

Trước Đổi mới, mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa của


ĐCS thất bại trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản

171
Chính trị Việt Nam hiện đại

của người dân, vốn đã chịu khốn khổ sau hàng thập kỷ
chiến tranh. Trong khi đó, tham nhũng trong giới chóp
bu lan rộng, tương phản với sự bần cùng hóa của người
dân. Các cuộc biểu tình dân sự nổ ra ở các vùng nông
thôn và đô thị, bắt đầu vào giữa những năm 1980, thể
hiện sự suy yếu năng lực của chế độ, và đe dọa tính
chính danh của ĐCS.

Các nghiên cứu cho thấy rằng thành tích của chế độ là
một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng và duy trì sự
ủng hộ rộng rãi cho nó. Cụ thể hơn, các chính sách kinh
tế rõ ràng và hữu hiệu trong việc mang lại cho người
dân điều mà họ kỳ vọng là một kích thước quan trọng
trong việc đánh giá năng lực, hiệu quả của chế độ.

Vào đầu những năm 1990, Việt Nam được xem là nước
kém phát triển, người dân ở trong tình trạng nghèo đói
và thiếu ăn kinh niên. Tuy nhiên, trong một thập kỷ
sau, Đổi mới đã mang lại thành tích kinh tế ấn tượng.
Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm trong giai
đoạn từ 1991 – 1995 là 8.2%, và trong 10 năm từ 1988

172
Chính trị Việt Nam hiện đại

– 1997 là 7.1%. Tỉ lệ lạm phát giảm từ 67.1% vào năm


1991 xuống còn 12.7% vào năm 1995 và 5% vào năm
1996. Và quan trọng nhất, tỉ lệ nghèo đói giảm mạnh,
thậm chí xuống mức thấp hơn cả Trung Quốc. Tỷ lệ
nghèo đói giảm từ 75% vào năm 1984 xuống còn
34.7% vào năm 1997, 15% vào năm 2007, và 5.8% vào
năm 2014.

Dù Việt Nam vẫn có bất bình đẳng xã hội, và đang gia


tăng thực sự, song hầu hết người Việt Nam thấy đời
sống của mình thay đổi đáng kể. Điều này phản ánh
thông qua một loạt các chỉ số kinh tế - xã hội, từ thu
nhập bình quân đầu người cho tới tuổi thọ. Tăng trưởng
kinh tế cũng cho phép sự tiếp cận rộng hơn với các
hàng hóa và dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nước
sạch và điện. Không quá phóng đại khi nói rằng Đổi
mới đã hiện thực hóa tầm nhìn của cựu Tổng Bí thư Lê
Duẩn vào năm 1976 về một đài radio, một ti vi và một
tủ lạnh cho mỗi gia đình trong 10 năm.

173
Chính trị Việt Nam hiện đại

Trong thời kỳ hậu Đổi mới, các cuộc biểu tình và tuần
hành của người dân trở nên bình thường trong đời sống
chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc
nhiên là, không cuộc biểu tình nào trong số này liên
quan đến suy thoái kinh tế, như xảy ra ở nhiều nước
khác. Điều này không có nghĩa là đất nước có hệ thống
quản trị tốt, nhưng chế độ đã tránh được cuộc khủng
hoảng xã hội do tác động của khủng hoảng tài chính
toàn cầu vào năm 2008 thông qua việc đảm bảo nền
kinh tế tăng trưởng 4 - 6% trong bảy năm qua.

Trong khi thế giới nhiều khả năng phải đối mặt với một
chu kỳ suy thoái kinh tế mới, thì nền kinh tế Việt Nam
vẫn tăng trưởng ở mức 6.68% vào năm 2015 và được
kì vọng sẽ tăng 6.5% vào năm 2016 – tỉ lệ mà hầu hết
các nước đều mơ ước. ĐCSVN có thể đối mặt với
những chỉ trích về sự bóp nghẹt đối không gian tự do
chính trị, song thành tích kinh tế cao không thể phủ
nhận cho phép tăng cường tính chính danh của nó từ
Đổi mới khi các cơ sở truyền thống của tính chính danh
đang bị phai mờ.

174
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sự uyển chuyển về chính trị

Thuật ngữ “uyển chuyển về chính trị”, đề cập đến việc


Đảng phản ứng trước các đòi hỏi của công chúng. Rộng
hơn, thuật ngữ này cho phép giải thích toàn diện các
cách thức hành động của Đảng, bao gồm các cải cách
chính trị như thay đổi quy tắc bầu cử nhằm thúc đẩy
dân chủ bên trong cấu trúc quyền lực của nó, hay cải
cách phương pháp làm việc của Quốc hội để buộc
Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình cao hơn. Tóm
lại, nó cho thấy sự “lắng nghe” của chính quyền trước
các yêu cầu của người dân trong “thực tế chính trị hàng
ngày”. Ngoài ra “uyển chuyển về chính trị” cho thấy
cải cách chính trị, một mặt, nên được xem là “thành
tâm” trong một bộ phận của ĐCS để bắt kịp với những
thay đổi mà tự do hóa kinh tế tạo ra, mặt khác là các
chiến thuật nhằm làm giảm sự tức giận của công chúng
vốn có thể dẫn đến việc thách thức quyền lực của Đảng.

Cải cách chính trị mà ĐCS tiến hành trong ba thập kỷ


qua là phản ứng đối với các yêu cầu của người dân, để

175
Chính trị Việt Nam hiện đại

hấp thụ sự tức giận vào trong các cơ chế do Đảng kiểm
soát, cũng như đến từ chính nhu cầu bên trong của
Đảng. Về phương diện tổ chức, chúng đã tăng cường
khả năng của Đảng trong việc đối phó với những thách
thức mới.

Cải cách chính trị đáng chú ý nhất là việc Đảng áp dụng
dân chủ cơ sở vào năm 1998 nhằm đối phó với các cuộc
biểu tình của nông dân ở Thái Bình vào năm 1997. Ban
đầu được thực hiện thí điểm, sau đó áp dụng trên diện
rộng. Dù dân chủ cơ sở thường được coi chỉ mang tính
hình thức, nhằm phục vụ cho những tu từ của Đảng về
dân chủ, song vẫn có những câu chuyện thành công
trong đó người dân địa phương có thể thực hiện một số
quyền chính trị. Nhìn chung, điều cần được nhấn mạnh
ở đây là dân chủ ở cơ sở cung cấp một cơ chế trao
quyền cho cả Đảng lẫn người nông dân. Dân chủ ở cơ
sở là cơ chế cho phép Đảng ổn định vùng nông thôn và
giảm bớt sự bất mãn của người dân.

176
Chính trị Việt Nam hiện đại

Sự thích ứng về mặt tổ chức với các điều kiện thị


trường là bằng chứng về sự uyển chuyển chính trị của
ĐCS trong thời kỳ cải cách, dù ý tưởng về kinh doanh
mâu thuẫn với ý thức hệ Cộng sản. Vào năm 2006,
Đại hội X thông qua giải pháp cho phép đảng viên
kinh doanh. Quyết định này được theo sau bởi một
cam kết bước ngoặt khác trong Đại hội XI vào năm
2011, khi Đảng đồng ý chấp nhận cho các chủ doanh
nghiệp tư nhân tham gia vào Đảng. Nhiều người xem
sự thay đổi này là một sự đi ngược lại với các quy tắc
Đảng cùng ý thức hệ Marx – Lênin. Chủ doanh nghiệp
tư - “kẻ thù của chủ nghĩa xã hội” - giờ đây có thể gia
nhập ĐCS, dù có sự lo lắng trong nhóm bảo thủ về
việc cải cách này sẽ đe dọa bản chất và tính đại diện
giai cấp của Đảng.

Tóm lại, giải pháp mới này nhằm chính thức hóa một
thực tế chính trị đã được thực hiện từ đầu những năm
1990. Đó là, vào tháng 03/1994, theo Quyết định 90/91
của Thủ tướng, một số lượng lớn các doanh nghiệp Nhà
nước được sát nhập thành các Tập đoàn Nhà nước quy

177
Chính trị Việt Nam hiện đại

mô lớn, còn được gọi là các tập đoàn 90/91, mà gần


một nửa số vốn đến từ đóng góp của các chủ doanh
nghiệp tư nhân.

Các tập đoàn này được mô phỏng theo các Chaebol của
Hàn Quốc, và đứng đầu bởi một đảng viên. Chắc chắn,
chính sách doanh nghiệp của ĐCS nhằm thích ứng với
các điều kiện thị trường đã gia tăng khả năng của Đảng
trong việc thu nạp các lực lượng kinh tế mới trong thời
kì cải cách. Do đó góp phần hình thành nên một mối
quan hệ hỗ tương giữa doanh nhân và Đảng. Ngoài ra,
bằng việc bổ nhiệm đảng viên giám sát các tập đoàn,
vốn theo đuổi chủ nghĩa tư bản, Đảng tìm cách “gia
tăng sự tương thích của mình” và xây dựng hình ảnh
về “Đảng của cả dân tộc, đại diện cho các lực lượng
sản xuất tiến bộ nhất”.

Cuộc chiến chống tham nhũng là một nỗ lực của Đảng


nhằm đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất là làm trong sạch
chính nó, khi Đảng thừa nhận rằng tham nhũng đe dọa
sự sống còn của mình và chế độ. Thứ hai, giảm bớt sự

178
Chính trị Việt Nam hiện đại

tức giận của công chúng khi Tổng Bí thư đảng cay đắng
thừa nhận rằng “tham nhũng ở mọi nơi”. Dù các chiến
dịch chống tham nhũng không đạt được nhiều thành
tựu và thường bị chỉ trích là chỉ nói mồm, song ít nhất
Đảng cũng đã thành công trong việc trấn an sự tức giận
của công chúng bằng cách cho thấy quyết tâm của mình
trong việc chiến đấu chống tham nhũng.

Sự uyển chuyển về chính trị của Đảng trong “chính trị


hàng ngày” được thể hiện qua cách nó phản ứng với sự
giận giữ của công chúng. Trong năm 2012, Đoàn Văn
Vươn, một người nông dân nuôi tôm ở Tiên Lãng, Hải
Phòng, và anh em mình đã sử dụng mìn tự chế và súng
hoa cải để đối phó với lực lượng công an khi họ cưỡng
chế trang trại của ông. Việc cưỡng chế có liên quan đến
tham nhũng và quản lý sai về đất đai của chính quyền
địa phương. Phản ứng của công chúng với vấn đề này
đã tạo ra áp lực lớn lên Đảng, khiến Thủ tướng phải
tuyên bố rằng việc cưỡng chế là “bất hợp pháp”.

179
Chính trị Việt Nam hiện đại

Một trường hợp khác gần đây hơn là các cuộc biểu
tình bất ngờ của người dân Hà Nội chống lại chiến
dịch chặt bỏ 6.700 cây xanh do chính quyền địa
phương thực hiện. Biểu tình có sự tham gia của hàng
nghìn người dân và cuối cùng khiến chính quyền
ngừng chiến dịch và kỉ luật các quan chức liên quan.
Chủ tịch Tp Hà Nội sau đó phải xin lỗi. Dù vấn đề xảy
ra ở cấp độ địa phương, song một lần nữa cho thấy
cách mà chính quyền ứng phó linh hoạt với công luận,
qua đó kiểm soát được sự giận giữ, điều có thể trở
thành nguyên nhân gây ra khủng hoảng chính trị ở
nhiều nơi trên thế giới.

Đàn áp bất đồng chính kiến

Một vị lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam gần đây đã ra
lệnh cho bộ máy an ninh của chế độ không được nhẹ
tay với các lực lượng chính trị đối lập và sẵn sàng đàn
áp bất cứ mối đe dọa đối lập nào ngay khi còn ở trong
trứng nước. Zachary Abuza chỉ ra năm chiến thuật mới

180
Chính trị Việt Nam hiện đại

mà chính quyền sử dụng để đàn áp các lực lượng đối


lập, chống chính quyền.

Các chiến thuật này bao gồm: nhắm vào các luật gia,
những người đại diện cho các tù nhân chính trị; sử dụng
cáo buộc hình sự để làm chệch hướng những lời chỉ
trích rằng những người bị kết án là tù nhân chính trị;
dung túng cho các cuộc tấn công vật lý của cảnh sát
thường phục và những kẻ côn đồ đối với những người
bất đồng chính kiến; tuyển mộ một đội quân dư luận
viên để theo dõi và phát hiện các nhà hoạt động, các
blogger và những người dùng Facebook chống chính
quyền online; và sử dụng sức mạnh cưỡng chế đối với
các trang web đang cố gắng thực hiện bước nhảy từ các
blog riêng lẻ sang các cổng tin tức đa tác giả - một bước
chuyển quan trọng cho sự phát triển của truyền thông
độc lập.

Gần đây hơn, chế độ đã sử dụng chiến thuật “trục xuất


chính trị”, nghĩa là đẩy những người bất đồng chính
kiến đi lưu vong ở nước ngoài. Một số nhà bất đồng

181
Chính trị Việt Nam hiện đại

chính trị nổi tiếng như: Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy
Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và gần đây nhất là
Tạ Phong Tần, đã bị trục xuất ra nước ngoài sau khi
được thả ra khỏi nhà tù. Đây không phải là một chiến
thuật mới mà các nhà cai trị độc tài sử dụng để tách
người bất đồng chính kiến khỏi quần chúng. Trường
hợp của nhà văn Xô viết nổi tiếng Aleksandr
Solzhenitsyn là một ví dụ điển hình. Bằng cách sử dụng
chiến thuật này, chính quyền Việt Nam đã vô hiệu hóa
tiếng nói của những người bất đồng chính kiến này và
ngăn không cho nó lan rộng ra toàn xã hội.

Mở rộng quan hệ quốc tế

Levitsky [một nhà khoa học chính trị người Mỹ và


Giáo sư Chính phủ tại Đại học Harvard, sinh 1968] và
Way [Giáo sư chính trị học tại Đại học Toronto,
Canada, sinh 1968] đã lý thuyết hóa tác động của quốc
tế đối với dân chủ hóa sau Chiến tranh Lạnh, trong đó
tập trung vào lý thuyết “đòn bẩy và liên kết với phương

182
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tây”. Liên kết với phương Tây được xác định bằng sáu
mối quan hệ sau:

(1) liên kết kinh tế, với dòng thương mại, đầu
tư và tín dụng;

(2) liên kết liên chính phủ, bao gồm các quan
hệ quân sự và ngoại giao song phương cũng
như tham gia vào các liên minh, hiệp ước và
các tổ chức quốc tế do phương Tây lãnh đạo;

(3) liên kết kỹ trị, khi một phần của giới chóp
bu của quốc gia được giáo dục ở phương Tây
và/hoặc có mối quan hệ nghề nghiệp với các
trường đại học phương Tây hay các tổ chức đa
phương mà phương Tây lãnh đạo;

(4) liên kết xã hội, hay dòng người qua biên


giới, bao gồm du lịch, nhập cư và tị nạn, và
cộng đồng hải ngoại;

(5) liên kết thông tin, hay dòng thông tin vượt
qua biên giới thông qua công nghệ viễn thông,

183
Chính trị Việt Nam hiện đại

kết nối internet và thâm nhập của truyền thông


phương Tây;

(6) liên kết xã hội dân sự, hay quan hệ cục bộ


với các tổ chức NGO phương Tây, các tổ chức
tôn giáo và đảng quốc tế và các mạng lưới
xuyên quốc gia khác.

Trong khi liên kết có thể không phải là mối đe dọa trực
tiếp đối với chế độ, song Levitsky và Way cho rằng
liên kết rất hữu hiệu trong việc hạ bệ một chế độ độc
tài. Tuy nhiên, sự dẻo dai của chế độ độc tài ĐCSVN
khiến cho những người quan tâm đến lý thuyết liên kết
thấy rằng lý thuyết này không đúng cho Việt Nam
(hoặc không phải lúc này).

Mục tiêu mở rộng liên kết với phương Tây của ĐCS về
cơ bản là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như
bảo vệ nó khỏi những áp lực từ dân chủ hóa từ bên
ngoài. Kể từ sau Đổi mới, chế độ đã thành công trong
việc mở rộng quan hệ quốc tế, chuyển từ thành viên

184
Chính trị Việt Nam hiện đại

của phe xã hội chủ nghĩa thành thành viên của cộng
đồng quốc tế.

Mối liên kết của chế độ với phương Tây được tăng
cường hơn nữa thông qua việc Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới vào năm 1997, và tham gia
các hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu vào
năm 2015 và Mỹ năm 2000 và gần đây hơn là Hiệp ước
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vào năm 2016. Quan
hệ ngoại giao với các quốc gia phương Tây được tăng
cường và thể hiện ở nhiều lớp khác nhau, từ quan hệ
đối tác thông thường đến toàn diện và chiến lược. Các
mối liên kết quốc gia với phương Tây cũng được minh
họa bằng sự hiện diện của hàng trăm tổ chức phi chính
phủ quốc tế, hầu hết có trụ sở tại các nước phương Tây
và hoạt động tại đó.

Nhìn chung, nếu lý thuyết về sáu liên kết với phương


Tây của Levitsky và Way đúng, thì Việt Nam sẽ
chuyển đổi sang nền dân chủ. Tuy nhiên, dù liên kết
sâu rộng của nó với phương Tây, song có rất ít dấu hiệu

185
Chính trị Việt Nam hiện đại

cho thấy một sự chuyển đổi như vậy sẽ xảy ra trong


tương lai gần.

Ví dụ, quan hệ song phương ngày càng cải thiện của


Việt Nam với Mỹ, thay vì tạo ra mối đe dọa với chế độ,
thì nó lại cho phép ĐCS củng cố tính chính danh của
mình. Trong một tài liệu cấp nhà nước, Mỹ cam kết tôn
trọng hệ thống chính trị hiện tại của Việt Nam, qua đó
ngầm công nhận tính chính danh của ĐCSVN. Cam kết
này được lặp lại trong bài phát biểu của Tổng thống
Mỹ Barack Obama tại Hà Nội nhân chuyến thăm của
ông tới Việt Nam vào tháng 05/2016, dù ông thể hiện
sự quan ngại sâu sắc về tình trạng vi phạm nhân quyền
của Việt Nam.

Ngược lại, Mỹ đã không làm điều này với Trung Quốc,


đối tác thương mại quan trọng nhất của họ, hoặc với
bất kỳ chế độ nào khác dưới sự cai trị của ĐCS. Có
những giả định liên quan đến vị trí địa chính trị Việt
Nam, qua đó thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ gần gũi
giữa hai cựu thù. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã thiết

186
Chính trị Việt Nam hiện đại

lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước châu Âu
khác, như Anh, Đức, Pháp. Dù với bất cứ giả thuyết
nào về quan hệ quốc tế của chế độ, thì các mối liên kết
sâu sắc của nó với phương Tây cho đến nay chứng tỏ
là đòn bẩy giúp củng cố khả năng của chế độ trong việc
chống lại các thách thức ngoại sinh đối với sự tồn tại
của nó.

3. Kết luận

Đầu bài báo này, tôi đã khẳng định chế độ độc tài Cộng
sản Việt Nam trở nên dẻo dai hơn kể từ sau Đổi mới
khi nó có thể khôi phục và duy trì niềm tin của công
chúng, kiểm soát sự chống đối trong nước và giảm bớt
áp lực từ bên ngoài. Tôi đã minh họa cho lập luận này
bằng cách phân tích bốn yếu tố: thành tích kinh tế, uyển
chuyển về chính trị, đàn áp bất đồng chính kiến và mở
rộng quan hệ quốc tế.

Thành tích kinh tế cao được coi là yếu tố chính góp


phần tạo nên tính chính danh của ĐCS trong thời kỳ

187
Chính trị Việt Nam hiện đại

hậu Đổi mới, khi tính chính danh truyền thống đang
phai nhạt dần. ĐCSVN đã thừa nhận rằng, nhờ vào việc
tự do hóa kinh tế, niềm tin của người dân vào chế độ
đã được khôi phục. Trong lĩnh vực chính trị, ĐCS đã
thử nghiệm và áp dụng các thay đổi để tự điều chỉnh
theo các điều kiện của thị trường. Quan trọng hơn, với
tư cách là Đảng cầm quyền, những thay đổi của ĐCS
đã có tác động lớn đến việc quản lý khủng hoảng của
chế độ.

Về mặt chính trị, chế độ độc tài của ĐCSVN bao gồm
các đặc điểm có thể giải thích cho sự dẻo dai của nó
khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Nó mang các
đặc điểm của một chế độ độc tài thông minh, theo định
nghĩa của David Shambaugh, khi đáp ứng các yêu cầu
của công chúng và tạo ra các cơ chế nhằm mục đích
hấp thụ và quản lý sự phẫn nộ của người dân. Việc áp
dụng dân chủ cơ sở là một ví dụ về cách mà Đảng sử
dụng một thiết chế Nhà nước để kiểm soát khủng
hoảng chính trị. Nó cũng có những đặc điểm của chế
độ độc tài cạnh tranh theo Levitsky và Way, khi không

188
Chính trị Việt Nam hiện đại

gian cạnh tranh phần nào được cho phép và dân chủ
được thực hiện ngay trong Đảng cầm quyền. Những
phát triển trong giới chóp bu chính trị trước và trong
Đại hội XII của Đảng, cũng như phong trào tự ứng cử
trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2016, minh họa
cho những đặc điểm này.

Bài báo này cũng cho thấy mối liên kết với phương Tây
không đặt ra một mối đe dọa nào cho sự tồn tại của nó,
mà thay vào đó lại giúp tăng cường tính chính danh của
chế độ.

Đổi mới đã chứng minh sự dẻo dai của ĐCSVN trước


những cú sốc và khủng hoảng định kỳ khi chúng xảy
ra. Tuy nhiên, sự dẻo dai này hiện đang bị đặt vấn đề
bởi những thách thức mới liên quan đến cái gọi là lỗi
hệ thống. Trong đó, bao gồm chi tiêu công cao tạo ra
áp lực lớn lên ngân sách Nhà nước, nợ quốc gia tăng
cao, tham nhũng tràn lan trong khu vực công, và sự phá
hủy môi trường tự nhiên do hậu quả của phát triển.
Ngoài ra, những phát triển gần đây trong nền chính trị,

189
Chính trị Việt Nam hiện đại

như sự thao túng bởi lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản
thân hữu đang xuất hiện, cùng sự hình thành của một
xã hội dân sự ngày càng tự tin với sự hỗ trợ của
internet, đã tạo ra những thách thức thực sự đối với sự
cai trị của ĐCS. Về ảnh hưởng của các mối quan hệ
quốc tế, tính chính danh của Đảng đang bị đe dọa bởi
mối quan hệ của nó với Trung Quốc hơn là mối quan
hệ gần gũi với phương Tây. Các yêu sách về chủ quyền
của Trung Quốc đối với Biển Đông và các hành động
hung hăng của họ đối với ngư dân Việt Nam đã khiến
ĐCSVN phải cảnh giác/thận trọng với người dân nếu
muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với đồng minh ý
thức hệ của mình.

Tóm lại, trong những năm tới chế độ độc tài Cộng sản
Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức, và sự tồn tại của nó
sẽ phụ thuộc vào sự thông minh trong việc đối phó với
những thách thức liên quan đến niềm tin của công
chúng vào chế độ kể trên.

190
Chính trị Việt Nam hiện đại

191
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 5: Bốn cách tiếp cận thúc đẩy chủ hóa


ở Việt Nam9

Benedict J. Tria Kerkvliet10

1. Giới thiệu

Từ cuối những năm 1980, người Việt Nam đã


thành lập các câu lạc bộ, hiệp hội và các tổ chức
khác nhau mà không có hoặc có rất ít mối liên hệ
với Đảng Cộng sản (ĐCS), Chính phủ hoặc các tổ

9
Critical Asian Studies 47:3; 2015
10
Department of Political and Social Change, Australian National
University, Canberra, Australia

192
Chính trị Việt Nam hiện đại

chức Nhà nước khác. Vào năm 2014, con số các tổ


chức vào khoảng một vài trăm ở cấp quốc gia, một
vài nghìn ở cấp tỉnh và hàng chục ngàn ở thị trấn
và làng mạc. Hầu hết các tổ chức mới này được
hình thành tập trung vào các hoạt động của nhà thờ,
chùa chiền, thể thao, sức khỏe, kinh doanh và
những thứ tương tự. Chỉ một số ít liên quan đến
chính trị, nhưng số lượng đang tăng lên và ngày
càng công khai chỉ trích các chính sách, hành động
cùng thể chế Nhà nước.

2. Tiến trình lan rộng

Sự chỉ trích công khai đối với hệ thống chính trị ở


Việt Nam xuất hiện từ từ vào cuối những năm
1980. Từ năm 1987 đến năm 1990, một số nhà văn
đã xuất bản các truyện ngắn và các tác phẩm khác
nhằm chỉ trích, thường chỉ là ngầm, hoàn cảnh
chính trị của đất nước. Năm 1988, những lời chỉ

193
Chính trị Việt Nam hiện đại

trích trở nên trực diện hơn. Một tổ chức gồm các
cựu chiến binh chống Pháp, Mỹ và chính quyền
Sài Gòn đã kiến nghị Quốc hội và Ủy ban Trung
ương Đảng lựa chọn giới lãnh đạo bằng cách bỏ
phiếu kín. Họ cũng tổ chức các cuộc thảo luận
công khai tại Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn
đề như làm thế nào để Quốc hội trở nên dân chủ
hơn. Tại cuộc họp ngày 07/01/1990, những người
tham gia đã “tạo nên một cơn bão chỉ trích sự thất
bại của ĐCS trong hầu hết mọi khía cạnh quản trị;
trở nên ngày một phi dân chủ; bị chi phối bởi các
nhóm tham nhũng với các quyền lợi cố hữu”; cùng
cảnh báo “hoặc chọn… thực hiện dân chủ hóa nếu
không người dân sẽ tự giải quyết vấn đề theo cách
của mình”.

Cuộc họp mặt vào tháng 01 cũng nhấn mạnh rằng,


số tạp chí thứ tư của nhóm sẽ được xuất bản. Các
số trước đây, bao gồm các bài viết bày tỏ quan
điểm, đã thúc đẩy một số sinh viên đại học ở TP.

194
Chính trị Việt Nam hiện đại

Hồ Chí Minh ra mắt ấn phẩm của riêng họ vào


tháng 06/1989. Ngoài ra, vào đầu năm 1990, một
nhóm khác gồm những người miền Nam đã phát
hành số báo đầu tiên của mình có tên, Diễn đàn Tự
do, trong một nỗ lực, mà như các biên tập viên cho
biết, nhằm chống lại sự độc quyền bình luận chính
trị của chế độ.

Cuộc thảo luận của nhóm cựu chiến binh vào tháng
01/1990 là cuộc thảo luận cuối cùng, và số thứ tư
của tạp chí không bao giờ xuất hiện. Tạp chí sinh
viên cũng nhanh chóng biến mất, còn Diễn đàn Tự
do thì ngừng phát hành vào tháng 8. Với một sự
cảnh giác ngày càng tăng đối với các hành động
của cựu chiến binh cùng các điểm bất mãn mới nổi
khác, chính quyền đã thực hiện các hành động kiên
quyết trong việc bóp nghẹt sự chỉ trích.

Trong vài năm tiếp theo, sự chỉ trích rút vào những
cuộc trò chuyện riêng tư giữa những người thân và

195
Chính trị Việt Nam hiện đại

bạn bè tin cậy, trong nhật ký cá nhân và những bài


viết không được công bố. Một ngoại lệ là những sự
lên án công khai về tham nhũng vẫn diễn ra định
kỳ ở một số nơi vào đầu những năm 1990.

Trong hai thập kỷ từ 1994 đến 2014, sự chỉ trích


công khai đối với hệ thống chính trị đã phát triển
từ một vài cá nhân thành một phong trào với nhiều
mạng lưới, tổ chức, trang web, và các ấn phẩm. Sự
tiến hóa mang tính tự nhiên, khi phong trào không
có nhóm chi phối hoặc lãnh đạo được xác định rõ
ràng hoặc thậm chí một nhóm các nhà lãnh đạo.
Mặc dù phần lớn cá nhân/tổ chức phê phán nằm ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, song cũng có
nhiều người ở các nơi khác trên cả nước.

Sự phát triển này có thể được phân chia thành bốn


giai đoạn. Vào giữa đến cuối những năm 1990, một
vài chục cá nhân đã viết thư cho chính quyền và
lưu hành các bài tiểu luận lên án tham nhũng và

196
Chính trị Việt Nam hiện đại

vận động cho một hệ thống chính trị cởi mở hơn.


Bài viết của họ, bao gồm tên và các thông tin nhận
dạng khác, được lưu hành từ tay người này sang
tay người khác thông qua sao chép. Khi internet
phát triển vào cuối những năm 1990, nó đã trở
thành phương tiện giúp họ phổ biến quan điểm của
mình. Một số nhà phê bình biết nhau từ trước,
nhưng họ thường viết riêng lẻ, hiếm khi lên tiếng
cùng nhau.

Vào năm 2001 - 2003, giai đoạn thứ hai, hoạt động
tập thể xuất hiện, dần trở thành một đặc điểm nổi
bật trong sự phản kháng chính trị đương đại. Ví dụ,
vào tháng 09/2001, Phạm Quế Dương ở Hà Nội và
Trần Khuê ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã thành lập
một Hội chống tham nhũng, với sự tham gia của
nhiều người khác, mặc dù một số người bị lực
lượng an ninh bắt giữ. Vào tháng 04/2003, Câu lạc
bộ Dân chủ, được thành lập năm 2001, lưu hành
qua internet số đầu tiên có tên Thư điện tử. Câu lạc

197
Chính trị Việt Nam hiện đại

bộ này phát hành đều đặn tạp chí trong bốn năm
tiếp theo. Các bài báo nói về dân chủ hóa, phê phán
chế độ, và cáo buộc các nhà lãnh đạo Chính phủ
nhượng bộ Trung Quốc làm tổn hại đến lợi ích của
Việt Nam. Hầu hết các tác giả đã nêu tên và địa chỉ
của họ, không giống như một ấn phẩm đối lập khác
tồn tại khoảng trong thời gian 1996 - 1997, khi các
tác giả ẩn danh.

Giai đoạn thứ ba, trong năm 2006, một loạt các tổ
chức chính trị công khai đã xuất hiện. Một số nhấn
mạnh các quyền dân sự và dân chủ hóa. Hai trong
số đó là các đảng chính trị: Đảng Thăng tiến và
Đảng Dân chủ. Cùng với Đảng Dân chủ Nhân dân,
bí mật thành lập năm 2003 nhưng công khai vào
tháng 06/2005, ba đảng chính trị có trụ sở tại Việt
Nam hiện công khai chống lại Đảng Cộng sản.
Khối 8406, ra mắt vào cuối tháng 4, thúc đẩy các
quyền tự do chính trị thông qua Tuyên ngôn Tự do
và Dân chủ, lưu hành vào ngày 08/04; và đây là lần

198
Chính trị Việt Nam hiện đại

đầu tiên cho thấy những người bất đồng chính kiến
sử dụng internet một cách có hệ thống nhằm thu
hút sự ủng hộ trên toàn quốc. Ban đầu, Tuyên ngôn
nhận được sự ủng hộ của 118 cá nhân, sau đó lên
đến hơn một ngàn người tham gia ký tên ủng hộ,
tất cả đều cung cấp tên và địa chỉ của mình.

Cũng trong năm 2006, các tạp chí mạng khác ra


đời, bao gồm Quê Hương, Tự do Ngôn luận, Tự do
và Dân chủ, và Dân chủ. Ba tạp chí đầu tiên độc
lập với các tổ chức. Trong khi đó tạp chí Dân chủ
là của Đảng Dân chủ.

Một số người tham gia vào các tổ chức chính trị


năm 2006 đã phải đối mặt với những sự đàn áp từ
chính quyền. Cảnh sát đã đột kích nơi cư trú của
họ, quấy rối, giam giữ và thẩm vấn họ trong nhiều
ngày. Một số bị cầm tù. Đàn áp khiến một số tổ
chức tan vỡ. Nhưng những người khác vẫn kiên trì,
trong đó có Đảng Dân chủ và Khối 8406. Hai tạp

199
Chính trị Việt Nam hiện đại

chí Quê hương và Tự do Ngôn luận vẫn tiếp tục


xuất bản hai lần trên tháng.

Điểm nổi bật trong giai đoạn thứ tư là sự gia tăng


đột biến số lượng các blog và web chính trị. Các
trang web chỉ trích hệ thống chính trị xuất hiện từ
những năm 1990, nhưng những trang này có trụ sở
bên ngoài Việt Nam. Năm 2006 - 2007, một vài
blog nhấn mạnh vào các vấn đề chính trị được phát
triển ở chính Việt Nam.

Bên cạnh việc đăng các tiểu luận và tin tức, các
trang web này đã giúp huy động hàng trăm người
dân vào tháng 12/2007 để biểu tình chống lại sự
xâm lấn của Trung Quốc vào vùng lãnh hải Việt
Nam. Sự tăng vọt các trang web quan trọng về
chính trị diễn ra từ cuối năm 2008 đến cuối năm
2010. Một số trang web mới, chẳng hạn như
Bauxite Việt Nam, đã bắt đầu với một vấn đề cụ
thể nhưng sau đó mở rộng ra nhiều chủ đề. Những

200
Chính trị Việt Nam hiện đại

trang mới khác, như Dân Luận và Dân Làm Báo,


ngay từ ban đầu đã viết về vô số chủ đề bởi các tác
giả không liên quan trực tiếp đến người quản lý
trang web. Mặc dù chính quyền nỗ lực để đánh sập
chúng, nhưng hầu hết vẫn sống sót. Và sau năm
2010, nhiều blogger chính trị hơn xuất hiện, ngay
cả khi những người khác bị bắt giữ. Vào tháng
07/2013, hơn một trăm blogger ở Việt Nam đã
cùng nhau, thách thức và công khai lên án các vụ
bắt giữ như vậy.

Đến năm 2013 - 2014, đời sống chính trị công ở


Việt Nam tràn ngập các blog, trang web, ký kiến
nghị, mạng lưới và các tổ chức chỉ trích các chính
sách công, các thiết chế Nhà nước hoặc toàn bộ hệ
thống chính trị. Những cá nhân và nhóm có đầu óc
chính trị rõ ràng này đã trở thành một đặc điểm
quan trọng của một xã hội dân sự đang ngày một
phát triển và đa dạng ở Việt Nam.

201
Chính trị Việt Nam hiện đại

3. Tại sao lan rộng?

Lý do giải thích cho sự lan rộng bất mãn chính trị


từ giữa những năm 1990 đến từ sự mở rộng cơ
hội/nguồn lực để thể hiện sự bất mãn này cũng như
sự gia tăng những vấn đề gây bất mãn. Cả hai đều
có thể truy nguyên, một phần, từ sự thay thế nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung bằng nền kinh tế thị
trường. Sự thay đổi đó đã góp phần tạo điều kiện
sống tốt hơn cho hầu hết người Việt Nam. Người
dân trở nên tự do hơn khi quyết định nơi sống, làm
việc và học tập; mua bán gì, và sản xuất như thế
nào. Các công nghệ truyền thông và sự phổ biến
ngày càng tăng của chúng đã giúp mọi người học
hỏi, tạo ra các mạng lưới và giám sát chính quyền.

Trước năm 2012, rất ít người Việt Nam sở hữu một


chiếc tivi, thậm chí có một số nhỏ có điện thoại.
Song đến năm 2012, đại đa số các hộ gia đình đã
có cả hai. Và 40% người Việt Nam tiếp cận

202
Chính trị Việt Nam hiện đại

internet vào năm 2014. Các công nghệ này đã cải


thiện đáng kể nhận thức của mọi người về các sự
kiện bên ngoài đời sống hàng ngày của họ.

Chúng cũng giúp cho những người phê phán dễ


dàng hơn trong việc phổ biến các tài liệu/quan
điểm chỉ trích chính quyền cũng như khiến cho
việc ngăn chặn khó khăn hơn. Trước đây, việc phổ
biến các tài liệu trái phép tại Việt Nam không chỉ
rủi ro mà còn thường xuyên thất bại. Ví dụ, năm
1988 - 90, tổ chức cựu chiến binh được nhắc đến ở
trên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sao chép
các tạp chí do Chính phủ kiểm soát chặt chẽ các cơ
sở in ấn. Không chỉ việc kiếm được một chiếc máy
photo là cả một vấn đề, mà khi sao chép được thì
cũng phải lưu hành lén lút. Và ngay cả với tất cả
những nỗ lực này, các cựu chiến binh cũng chỉ có
thể sản xuất và lưu hành được ba số tạp chí. Trái
lại, kể từ năm 2006, thông qua internet, các tạp chí
như Tự do Ngôn luận được những người bất đồng

203
Chính trị Việt Nam hiện đại

chính kiến phát hành tới độc giả trên khắp cả nước
hai lần một tháng.

Việc chính quyền không ngăn chặn các ấn phẩm


trực tuyến này cho thấy đã có một sự chuyển biến
lớn về quan điểm: Nhà nước Việt Nam trở nên ít
có khả năng hoặc sẵn lòng trong việc duy trì một
sự kiểm soát chặt chẽ đối với xã hội. Một mặt, nền
kinh tế thị trường đã và đang cải thiện điều kiện
sống của người Việt, cũng như thúc đẩy tính chính
danh của chính quyền. Tuy nhiên, mặt khác nó đã
làm giảm khả năng kiểm soát của chính quyền đối
với cuộc sống của người dân, qua đó góp phần tạo
ra một xã hội ngày càng đa dạng. Các quan chức,
trong khi thường lo lắng về hoàn cảnh mới này,
song chấp nhận đó là một thực tế gắn liền với sự
phát triển của Việt Nam. Họ cũng trở nên chú ý
hơn đến sự đánh giá của thế giới đối với cách họ
đối xử với các nhóm xã hội, đặc biệt là các nhà bất
đồng chính kiến. Chính quyền đã xây dựng mối

204
Chính trị Việt Nam hiện đại

quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước dân chủ, vốn không chấp nhận một chế độ
tàn bạo.

Trong khi công cụ cho sự chỉ trích công khai ngày


càng mở rộng, thì sự bất mãn với chế độ cũng ngày
càng gia tăng. Phần lớn sự phê phán của những
người bất đồng chính kiến liên quan đến tham
nhũng, dân chủ và tự hào dân tộc.

Tham nhũng là điều khiến nhiều người bắt đầu đặt


câu hỏi về hệ thống chính trị, đặc biệt là sự thống
trị của ĐCS. Một nhà văn ở TP. Hồ Chí Minh đã
ví ĐCS là “một con quái vật háu ăn”, bòn rút tài
sản của người dân và đất nước. Tham nhũng ăn sâu
đến mức, nhiều nhà bất đồng chính kiến kết luận
rằng chỉ những thay đổi cơ bản trong hệ thống
chính trị mới có thể đánh bại nó. Nguyên nhân sâu
xa của tham nhũng, theo họ, là “chế độ độc tài”, và
“mẹ” của hệ thống đó là ĐCS.

205
Chính trị Việt Nam hiện đại

Liên quan đến dân chủ, các nhà bất đồng chính
kiến thường cho rằng Tuyên ngôn Nhân quyền của
Liên Hợp Quốc là tiêu chuẩn mà Việt Nam cần
tuân theo. Đặc biệt là các quyền tự do báo chí,
ngôn luận, hội họp, tự do tôn giáo và công đoàn
độc lập. Các thiết chế dân chủ chính thường được
nhắc đến gồm pháp trị; tách rời các chức năng hành
pháp, lập pháp và tư pháp của chính quyền; xét xử
công bằng; và bầu cử cạnh tranh.

Chủ đề thứ ba là “niềm tự hào dân tộc”, một thuật


ngữ trong đó bao gồm đánh giá về mức độ phát
triển của Việt Nam, vị trí của nó so với các nước
láng giềng châu Á, và mối quan hệ với Trung
Quốc. Bên cạnh một nền kinh tế mạnh, theo
những người chỉ trích, một quốc gia muốn phát
triển cần có một nền giáo dục chất lượng cao, cơ
hội mở rộng cho mọi người, một xã hội dân sự
năng động và một nền dân chủ. Việt Nam, theo

206
Chính trị Việt Nam hiện đại

nhận xét các nhà bất đồng chính kiến, cách rất xa
các tiêu chuẩn này.

Mặc dù có những cải thiện về kinh tế, song phần


lớn người dân vẫn sống chật vật trong khi một số
ít thì cực kỳ giàu có. Một số người chỉ trích quy
nguyên nhân của sự bất bình đẳng này đến từ việc
Việt Nam hoàn toàn chuyển sang chủ nghĩa tư
bản, trong đó các nhà máy thuộc sở hữu của nước
ngoài vốn trả tiền công rất thấp cho công nhân.
Những người khác lại khẳng định ngược lại khi
cho rằng lý do của tình trạng trên là do Việt Nam
vẫn chưa cải cách đủ để có được một chủ nghĩa tư
bản thực sự.

Trong khi đó, theo những người chỉ trích chế độ,
Việt Nam kém phát triển hơn nhiều so với các
nước láng giềng. Họ thường nói, hãy nhìn sự phát
triển kinh tế to lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Ngay

207
Chính trị Việt Nam hiện đại

cả về mặt dân chủ, một số nhà bất đồng chính kiến


cho rằng, các quốc gia này tiến bộ hơn Việt Nam
rất nhiều. Rằng việc Việt Nam trải qua một cuộc
chiến dài không phải là nguyên nhân chính cho sự
tụt hậu của mình, khi mà Hàn Quốc và Nhật Bản
cũng đã trải qua những cuộc chiến lớn nhưng đã
đạt được sự tiến bộ rất lớn về kinh tế và chính trị.

Mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc cũng


khiến cho những người bất đồng chính kiến tức
giận. Nhiều người cho rằng Trung Quốc là mối đe
dọa lớn nhất đối với Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì
chống lại Trung Quốc, chính quyền đã nhượng bộ
trong các yêu sách về chủ quyền đối với hai quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa; nhượng lại lãnh thổ
dọc biên giới với Trung Quốc; mở đường cho các
doanh nghiệp Trung Quốc, cho phép người Trung
Quốc sống và làm việc tại Việt Nam mà không cần
thị thực; cho phép các công ty Trung Quốc khai
thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên. Với

208
Chính trị Việt Nam hiện đại

những chính sách như vậy, những người chỉ trích


chế độ cho rằng, đã gây thiệt hại to lớn về kinh tế,
môi trường, an ninh quốc gia của Việt Nam.

4. Các cách tiếp cận khác nhau

Mặc dù tham nhũng, dân chủ hóa và tự hào dân tộc


là những mối quan tâm được chia sẻ rộng rãi, song
những người chỉ trích chế độ có quan điểm khác
biệt về cách thức thay đổi hệ thống chính trị; vị trí
và vai trò của ĐCS trong quá trình đó; cũng như
mối quan hệ giữa phát triển và dân chủ.

Có thể phân chia thành bốn cách tiếp cận như sau:

Một cách tiếp cận nhấn mạnh vai trò lãnh


đạo của ĐCS trong việc chuyển đổi hệ
thống hiện tại thành chế độ dân chủ.

209
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cách thứ hai nhấn mạnh việc xây dựng các


tổ chức đối kháng và làm tan rã ĐCS, qua
đó nhanh chóng thiết lập một hệ thống dân
chủ phải thực hiện trước, sau đó mới tập
trung phát triển.

Cách tiếp cận thứ ba thúc giục sự tham gia


vào chính quyền ở mọi cấp độ để thúc đẩy
tiến bộ kinh tế xã hội, và từ đó, dân chủ hóa
sẽ theo sau.

Cách tiếp cận thứ tư nhấn mạnh dân chủ


hóa thông qua xã hội dân sự bằng cách mở
rộng và củng cố các tổ chức xã hội dân sự.

Một điểm cần nhấn mạnh, đó là không cách tiếp


cận nào trong số bốn cách tiếp cận này, cũng như
không có nhà bất đồng chính kiến nào trong số
những người được nghiên cứu ủng hộ việc thay đổi
hệ thống chính trị thông qua bạo lực, mà tất cả ủng
hộ phương pháp phi bạo lực.

210
Chính trị Việt Nam hiện đại

a. Cách tiếp cận “Đảng dẫn dắt”

Một số nhà phê bình cho rằng ĐCS là nguyên nhân


chính khiến cho Việt Nam tụt hậu. Vì vậy, họ kêu
gọi Đảng phải tiến hành dân chủ hóa đất nước.
Theo họ thì cách làm này sẽ giúp người Việt không
phải phá bỏ tất cả các thiết chế hiện hành. Họ cho
rằng Việt Nam vốn đã sở hữu một vài đặc điểm
mang tính dân chủ. Chẳng hạn, Hiến pháp đã ghi
rõ rằng quyền lực thuộc về người dân, và trong
Hiến pháp cũng có các quy định về bầu cử cũng
như bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Vấn
đề chính ở đây là các yếu tố dân chủ này không
hoặc rất hiếm khi được thực thi trong thực tế. Ấy
là do Đảng nắm quá nhiều quyền lực. Để giải quyết
vấn đề, ĐCS có thể tiến hành dân chủ hóa đất nước
và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Trần Độ là nhân vật tiêu biểu ủng hộ cho quan


điểm này. Ông sinh năm 1924 tại Thái Bình trong

211
Chính trị Việt Nam hiện đại

một gia đình công chức, trở thành thành viên của
ĐCS vào năm 1940, và sau đó tham gia lực lượng
kháng chiến. Ông là sĩ quan trong trận Điện Biên
Phủ, nơi quân đội Việt Nam đã đánh bại quân Pháp
vào năm 1954. Trong phần lớn cuộc chiến chống
Mỹ, ông chiến đấu trên nhiều chiến trường ở miền
Nam. Sau đó ông trở thành quan chức cao cấp
trong chính quyền. Khi nghỉ hưu vào năm 1991,
ông đang là Phó Chủ tịch Quốc hội.

Lý do chính khiến ông quyết định nghỉ hưu là sự


vỡ mộng trước kiểu chính trị của đất nước. Ông
cho rằng tham nhũng là hậu quả của một hệ thống
chính trị vốn “không có cơ chế ràng buộc và kiểm
soát quyền lực”. Và cái tình trạng tệ hại này lại bắt
nguồn từ sự thống trị của ĐCS. Theo ông, trong
thời chiến, vai trò lãnh đạo của ĐCS chính là yếu
tố quyết định cho việc giành được độc lập khỏi
Pháp năm 1954 và thống nhất đất nước năm 1975.

212
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhưng kể từ đó trở đi, sự kiểm soát của ĐCS đối


với đất nước đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Theo Trần Độ, nền kinh tế Việt Nam tuy khá nhỏ
nhỏ bé so với nhiều nước ở châu Á, song đã được
cải thiện đáng kể từ những năm 1980. Và ông xem
thành tựu này là cơ sở cho lập luận về vai trò của
ĐCS trong việc dân chủ hóa. Trong những năm
1980, Đảng đã biết lắng nghe người dân, khi dân
đang bất mãn với việc Nhà nước kiểm soát sản xuất
và phân phối. Bằng cách cho phép nền kinh tế thị
trường, Đảng đã giải phóng năng lượng và sự sáng
tạo đang bị kìm hãm của người dân.

Trần Độ nhấn mạnh rằng các bước tương tự – như


Đảng lắng nghe người dân, cho phép họ cất tiếng
nói và tiến hành đổi mới – cần phải được thực hiện
để Việt Nam phát triển hơn nữa. Nếu không, Đảng
sẽ tự làm suy yếu chính mình. Ông muốn hàm ý
rằng, nếu không tiến hành dân chủ hóa, thì rồi

213
Chính trị Việt Nam hiện đại

những bất ổn sẽ lớn tới mức một ngày nào đó


chúng sẽ khiến người dân phải xóa bỏ Đảng.

Trần Ðộ đã thể hiện những quan điểm này trong vô


số bài báo và thư từ, thường được gửi cho các quan
chức cao cấp của Đảng (và lưu hành trên internet)
trong khoảng thời gian từ năm 1995 cho đến khi
ông qua đời vào tháng 08/2002. Năm 1998, ông
khiến các quan chức cấp cao cảm thấy khó chịu
đến mức họ đã bàn cách để buộc ông phải im
miệng. Có lẽ danh tiếng rộng khắp của ông đã
khiến cho chẳng có ai dám bắt bớ ông, dù rằng ông
và gia đình vẫn hay bị công an quấy rối thường
xuyên. Vào đầu năm 1999, họ đã khai trừ ông ra
khỏi Đảng.

Các quan điểm cùng với danh tiếng của Trần Độ


đã khiến ông trở thành một trong những nhà bất
đồng chính kiến nổi bật nhất ở Việt Nam đương
đại. Cho đến ngày nay, ông vẫn được nhiều

214
Chính trị Việt Nam hiện đại

người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không giống như


nhiều nhà phê bình chế độ khác, ông cho rằng
con đường hứa hẹn nhất cho dân chủ hóa là thông
qua chính ĐCS.

Quan điểm của ông có ba phần chính.

Thứ nhất, Việt Nam đã có nhiều đặc điểm dân


chủ. Nếu những đặc điểm này được tận dụng,
chúng sẽ thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá. Do đó,
nhiệm vụ trước mắt là thu hẹp khoảng cách giữa lý
thuyết và thực tế trong cách thức hoạt động của hệ
thống chính trị.

Thứ hai, ĐCS là tổ chức có vị trí tốt nhất để lãnh


đạo quá trình này. Nó đã tạo ra một hệ thống dân
chủ vào năm 1945 - 1946, tuy nhiên chiến tranh đã
khiến cho hệ thống này không được áp dụng.
Nhiều đảng viên ủng hộ dân chủ hoá và tin rằng
Đảng phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của

215
Chính trị Việt Nam hiện đại

hệ thống chính trị. Hơn nữa, Đảng đã có truyền


thống hướng tới thực hiện những điều tốt nhất cho
người dân. Các nhà lãnh đạo cần rút ra từ lịch sử
của Đảng các ý tưởng và sức mạnh để “tự đổi mới
chính mình” và qua đó thay đổi hệ thống chính trị.

Thứ ba, lãnh đạo Đảng có thể bắt đầu tiến trình
dân chủ hóa bằng cách thực hiện các điều khoản
về nhân quyền đã quy định trong Hiến pháp; tổ
chức các cuộc bầu cử với sự tham gia của nhiều
đảng chính trị; loại bỏ các quy định trong Hiến
pháp về đặc quyền của ĐCS; tách Đảng ra khỏi
Nhà nước; và tiến hành dân chủ hoá thủ tục nội bộ
của chính nó.

Một người có lập trường tương tự là Trần Huỳnh


Duy Thức. Ông ít tuổi hơn Trần Độ rất nhiều, và
xuất thân từ một bối cảnh hoàn toàn khác. Ông sinh
năm 1966, mẹ ông là nông dân và cha là giáo viên
dạy tiếng Anh. Ông từng học tại trường Đại học

216
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh giữa những


năm 1980. Đầu những năm 1990, ông và cộng sự
đã xây dựng thành công các công ty máy tính và
viễn thông.

Chính trong quá trình làm việc, ông đã nhận thấy


mức độ tham nhũng nghiêm trọng của chính
quyền. Tự hỏi phải làm gì để chống tham nhũng,
ông và một vài người bạn đã đọc rất nhiều tài liệu
khoa học xã hội, chủ yếu bằng tiếng Anh. Ông đi
đến kết luận rằng một hệ thống chính trị đa đảng
không phải là biện pháp khắc phục điều này, và có
nhiều quốc gia tuy đa đảng song vẫn tham nhũng.
Ngoài ra, cái gọi là dân chủ ở nhiều quốc gia “chỉ
là giả tạo”, chúng chỉ phục vụ cho một số ít người.

Vào cuối năm 2008, ông kết luận rằng việc tạo ra
một nền dân chủ thực sự sẽ không bắt đầu bằng
việc đa đảng. Thay vào đó, nền dân chủ xuất hiện
theo thời gian thông qua cải thiện điều kiện sống

217
Chính trị Việt Nam hiện đại

của người dân, khiến họ ý thức được các quyền của


mình, cùng với đó là việc chính quyền “quyết tâm
xây dựng một nền dân chủ thực sự, đảm bảo các
điều kiện cho phép người dân làm chủ”.

Từ việc nghiên cứu cũng như từ kinh nghiệm kinh


doanh của mình, ông nói với chính quyền rằng việc
giới hạn không gian của doanh nghiệp tư nhân
trong nước và tình trạng phụ thuộc vào Nhà nước
của các nhà đầu tư nước ngoài chính là hai thực
trạng đang đe dọa chủ quyền của Việt Nam.

Trên các blog và trong các kiến nghị gửi tới các
cơ quan chức năng trong giai đoạn 2006 - 2010,
cũng như trong bản tóm lược của một cuốn sách,
Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt
Nam sẽ đi đến sụp đổ. Dẫu nó cho phép mức độ
tự do kinh tế cao hơn và nó cũng giúp cải thiện

218
Chính trị Việt Nam hiện đại

cuộc sống của người dân, song nền kinh tế này


đã chạm tới giới hạn.

Để phát triển hơn nữa, người dân cần có sự tự do


chính trị. Nếu không, ông cảnh báo, Việt Nam sẽ
rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đến từ
sự bất ổn và các giới hạn của nền kinh tế, từ những
kẻ cơ hội sẽ sử dụng quyền lực chính quyền cho
các mục đích tư lợi, và từ cái việc chính quyền lờ
đi những người chỉ trích như ông – những người
vốn tìm cách cải thiện hệ thống chính trị chứ không
hề có ý định lật đổ nó. Một nguyên nhân khác nữa
là do sự khác biệt lớn giữa cái lý tưởng được ĐCS
bảo vệ và hứa hẹn trong Hiến pháp với cái thực tế
tham nhũng tràn lan, bè phái và đàn áp.

Để tránh tai hoạ, Trần Huỳnh Duy Thức kêu gọi


chính quyền hãy nắm bắt cơ hội, theo cái cách mà
nó đã làm trong những năm 1980 khi đẩy lùi thảm
họa quốc gia bằng cách bãi bỏ nền kinh tế kế hoạch

219
Chính trị Việt Nam hiện đại

tập trung. Giờ đây, ông cho rằng lãnh đạo chính
quyền nên áp dụng nền kinh tế thị trường trong đó
các doanh nghiệp Việt Nam được phát triển theo
hướng dẫn của Nhà nước, dựa trên các lý tưởng
dân chủ xã hội và “tiến hành việc chuyển giao
quyền lực chính trị cho người dân”.

Có thể chuyển giao quyền lực cho người dân bằng


cách đưa trí thức vào trong Chính phủ, những
người không phải là thành viên ĐCS nhưng có thể
nâng cao năng lực của ĐCS trong việc đối phó với
khủng hoảng. Chính quyền cũng có thể kích hoạt
các đặc điểm dân chủ đã có trong Hiến pháp của
Việt Nam, đặc biệt là các quy định về Quốc hội,
bầu cử, các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp,
và tự do báo chí. Những điều này sẽ củng cố niềm
tin để người dân có thể thực hành quyền của họ,
mở rộng xã hội dân sự, và thúc đẩy Việt Nam trở
thành một nền dân chủ mang những nét đặc trưng
của riêng mình.

220
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nếu không có những biện pháp này, Trần Huỳnh


Duy Thức sợ rằng cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra. Lúc
đó những kẻ cơ hội trong nước sẽ “hợp tác với
nước ngoài để bòn rút lợi ích quốc gia”. Hoặc
người dân sẽ nổi dậy để giành lấy quyền lực và các
quyền vốn thuộc về họ.

Ông lo lắng một cuộc nổi dậy như vậy có thể làm
bùng nổ sự thù hận dai dẳng giữa kẻ thắng và
người thua trong cuộc nội chiến đã qua, làm cho
hoàn cảnh quốc gia trở nên tồi tệ hơn, và biến nó
trở thành cơ hội cho những kẻ tư lợi. Để tránh
những hậu quả tai hại đó, sự tức giận của người
dân phải được chuyển sang nhắm tới các hành
động mang tính xây dựng. Trần Huỳnh Duy Thức
cho rằng các tổ chức đối lập ở Việt Nam hiện nay
quá non trẻ để có thể làm được điều đó. Theo ông,
tuy ĐCS bị suy yếu nhưng vẫn giữ được cả khả
năng lẫn trách nhiệm để hành động một cách tích

221
Chính trị Việt Nam hiện đại

cực, nó vẫn là “lực lượng duy nhất có thể tập trung


sức mạnh của người dân”.

Vào tháng 05/2009, một tháng sau khi ông và Lê


Công Định – một nhà bất đồng chính kiến khác –
gặp nhau ở Thái Lan cùng với một người Mỹ gốc
Việt chống đối chính quyền Việt Nam, chính
quyền đã bắt giam ông. Tới tháng 6, họ cũng bắt
Lê Công Định cùng với hai người khác. Tháng
01/2010, cả bốn người đều bị buộc tội âm mưu lật
đổ chính quyền. Tuy không được phép tự bảo vệ
mình trước tòa án, Trần Huỳnh Duy Thức đã
kháng cáo, cố gắng chứng minh sự vô tội của mình.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án
mười sáu năm tù giam dành cho ông, lâu hơn bản
án dành cho ba người còn lại.

222
Chính trị Việt Nam hiện đại

b. Cách tiếp cận đối đầu

Nhóm ủng hộ đường lối này hướng tới kiểu đối đầu
trực tiếp với chế độ, với ý nghĩ rằng ĐCS sẽ không
bao giờ tiến hành dân chủ hóa đất nước. Họ cho
rằng một khi không có các thiết chế dân chủ – đặc
biệt là bầu cử đa đảng và bảo vệ các quyền con
người cơ bản – thì Việt Nam sẽ không thể phát
triển được về kinh tế, giáo dục, văn hoá, và chính
trị để bắt kịp các nước khác trong cùng khu vực.

Theo họ, cách mạng bạo lực là điều không khả thi
cho Việt Nam. Vậy nên, cách duy nhất để tiến hành
dân chủ hóa chính là công khai thúc đẩy một hệ
thống đa đảng. Điều này đòi hỏi các tổ chức xã hội,
bao gồm các đảng chính trị, phải trực tiếp thách
thức ĐCS. Các tổ chức này cũng sẽ giúp cho phong
trào dân chủ hóa được liền mạch và bền vững khi
chính quyền bắt giữ và ngăn cản các nhà hoạt
động. Một câu hỏi thường xuyên được tranh luận

223
Chính trị Việt Nam hiện đại

trong giới bất đồng chính kiến là, liệu có nên để


các tổ chức hoạt động một cách riêng rẽ, hay là nên
hợp nhất chúng lại.

Vấn đề nữa là về vai trò của của người nước


ngoài và người Việt hải ngoại. Nhiều người theo
đường lối đối đầu cho rằng những “người nước
ngoài” này đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Thậm chí còn có ý tưởng rằng những người dẫn
dắt cách tiếp cận đối đầu nên lánh ra nước ngoài,
đợi đến khi phong trào dân chủ hóa ở trong nước
mạnh lên. Trong khi đó, một số lại lập luận rằng
phong trào phải dựa vào nguồn lực và sự lãnh
đạo ở trong nước.

“Tuyên bố về Tự do và Dân chủ” là một trường


hợp nổi bật của cách tiếp cận đối đầu. Tài liệu
này được thảo ra vào tháng 04/2006, yêu cầu một
hệ thống chính trị đa nguyên, cùng với các quyền
tự do báo chí, hiệp hội, tôn giáo, và các quyền

224
Chính trị Việt Nam hiện đại

con người khác. Nó cũng đòi hỏi phải chấm dứt


sự cai trị của ĐCS. Bản tuyên bố này cho rằng hệ
thống chính trị Việt Nam hiện nay “không có khả
năng đổi mới hay sửa chữa” và phải được “thay
thế hoàn toàn”.

Một trong những tác giả chính của bản Tuyên bố


là Đỗ Nam Hải. Ông sinh năm 1959, bố mẹ ông là
thành viên của ĐCS và cũng là cựu chiến binh
trong các cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Khi còn trẻ, ông theo học tại các trường đại học ở
Việt Nam, và sau đó chuyển sang học ở Úc. Tại
đây, vào đầu những năm 2000, ông bắt đầu đăng
lên internet những bài phê phán hệ thống độc đảng
của Việt Nam. Đến khi trở về Việt Nam vào năm
2002, ông vẫn tiếp tục giữ vững quan điểm chính
trị của mình. Chính điều này đã khiến ông bị mất
việc khi đang làm cho một ngân hàng trong nước.

225
Chính trị Việt Nam hiện đại

Lúc còn ở Úc, ông viết rằng sự cạnh tranh là một


lợi thế không thể chối cãi của hệ thống chính trị
đa đảng so với hệ thống độc đảng. Khi có nhiều
đảng, các đảng đều phải tìm hiểu mong muốn của
người dân, để có thể cạnh tranh với nhau trong
cuộc bầu cử.

Theo ông, chính trị cũng giống như việc kinh


doanh. Nếu chỉ có duy nhất một công ty cung cấp
một dịch vụ thì theo thời gian công ty sẽ dần chẳng
còn quan tâm tới khách hàng nữa. Tuy nhiên, nếu
có hai hay nhiều công ty cạnh tranh, thì khách hàng
sẽ được hưởng lợi. Điều này cũng đúng đối với
chính trị.

Đỗ Nam Hải cho rằng, chính cái kiểu cai trị độc
Đảng đã tạo ra một Chính phủ tồi tệ: Việt Nam là
một trong những nước nghèo nhất trên thế giới,
tham nhũng tràn lan, và phải đối mặt với những
thách thức nghiêm trọng.

226
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cuối năm 2004, Đỗ Nam Hải viết rằng hệ thống


độc đảng “đã, đang, và sẽ là vấn đề của tất cả các
vấn đề, là lý do của tất cả các lý do cho nhiều thảm
họa đau đớn và tình trạng tụt hậu đáng xấu hổ của
đất nước”. Tuy thay thế nó bằng một hệ thống
chính trị đa đảng cũng không thể giải quyết tất cả
những khó khăn, nhưng cần phải làm như vậy để
bắt đầu giải quyết các vấn đề ấy. Và ông cho rằng,
“hệ thống độc tài, độc đảng hiện nay sẽ không bao
giờ có thể xây dựng một Việt Nam với dân giàu,
nước mạnh, hay là xã hội công bằng, dân chủ, và
văn minh” (2008).

Theo ông, để thay đổi hệ thống thì người dân trên


cả nước – đặc biệt là các nhà trí thức – phải hợp
sức gia tăng áp lực (một cách bất bạo động) nhằm
buộc ĐCS phải từ bỏ quyền lực. Đề xuất này của
ông tương tự với các cuộc biểu tình quần chúng đã
làm sụp đổ các chế độ độc tài trong những thập kỷ

227
Chính trị Việt Nam hiện đại

gần đây ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Đông


Đức, Philippines và Indonesia.

Khác với Trần Độ và Trần Huỳnh Duy Thức,


dường như ông không cho rằng sự phẫn nộ của
công chúng sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Đỗ
Nam Hải cũng không thúc giục chính quyền chủ
động dân chủ hóa. Ông cho rằng điều này là vô ích,
ĐCS phải rời bỏ quyền lực bởi áp lực của chính
những người dân.

Đỗ Nam Hải hoạt động tích cực trong các nhóm


ủng hộ dân chủ, đặc biệt là Khối 8406. Ông là một
trong những người sáng lập Khối này vào tháng
04/2006, và thường là người phát ngôn của Khối.
Cùng với các tổ chức khác, Khối 8406 hướng đến
việc gây áp lực và buộc các nhà lãnh đạo của ĐCS
phải từ bỏ quyền lực. Khối đã có nhiều hành động
để tạo áp lực, như tẩy chay các cuộc bầu cử cho
đến khi chính quyền cho phép ứng cử viên của

228
Chính trị Việt Nam hiện đại

đảng khác tham gia chạy đua, cổ vũ các cuộc biểu


tình chống chế độ, ủng hộ các cuộc bầu cử đa đảng,
chống lại hành động khai thác bauxite của các công
ty Trung Quốc, và kêu gọi những người ủng hộ dân
chủ mặc áo trắng vào ngày đầu tiên và ngày mười
lăm hàng tháng. Trừ chiến dịch phản đối khai thác
bauxite, các biện pháp còn lại ít được người Việt
Nam hưởng ứng.

Tuy nhiên, Đỗ Nam Hải và những thành viên của


Khối đã chứng kiến bước tiến lớn của phong trào
dân chủ hóa tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 –
2013. Họ cảm thấy vui mừng khi người dân Việt
Nam ít e ngại hơn khi chỉ trích chế độ và tham gia
tích cực vào các tổ chức ủng hộ dân chủ.

Để buộc Đỗ Nam Hải im lặng, chính quyền đã làm


gần như tất cả mọi thứ, trừ việc bỏ tù ông. Họ
thường đột nhập vào nhà riêng để thẩm vấn ông và
quấy rối gia đình ông. Tháng 03/2007, cảnh sát an

229
Chính trị Việt Nam hiện đại

ninh đã dọa bắt ông nếu ông tiếp tục làm việc với
Khối 8406 và các nhà hoạt động khác. Họ cũng đã
thuyết phục cha ông, một đảng viên Cộng sản lớn
tuổi, và những người họ hàng của ông nhằm
khuyên ông dừng lại. Ông đã làm theo lời khuyên
của gia đình, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

Một nhà bất đồng chính kiến khác cũng dùng cách
tiếp cận đối đầu là luật sư Nguyễn Văn Đài. Trong
giai đoạn 2006 - 2007, luật sư Đài tham gia vào
Khối 8406, tạp chí Tiếng nói Tự do, và các tổ chức
ủng hộ dân chủ khác.

Ông sinh năm 1969, lớn lên tại Hưng Yên, và là


con trai của một đảng viên Cộng sản. Ông từng làm
việc tại Đông Đức cho đến khi chế độ ở đó sụp đổ
vào năm 1989. Sau khi trở về Hà Nội, ông học luật,
tốt nghiệp năm 1995 và tự thành lập văn phòng luật
của riêng mình vào năm 2003. Trong khoảng thời
gian đó, ông đã ứng cử vào Quốc hội với tư cách

230
Chính trị Việt Nam hiện đại

ứng viên độc lập song không thành công. Với vị


thế luật sư của mình, ông đã bảo vệ những khách
hàng bị bức hại vì niềm tin tôn giáo (như Mục sư
Nguyễn Hồng Quang và nhà truyền đạo Phạm
Ngọc Thạch), và về sau ông đã trở thành một tín
đồ của đạo Tin Lành.

Năm 2004, ông tham gia vào tổ chức Vì Công Lý,


đây là một nhóm luật sư cung cấp dịch vụ bào chữa
miễn phí cho người dân. Đoàn luật sư Hà Nội và
Chính phủ đã nhanh chóng trấn áp nhóm này. Tuy
nhiên, Nguyễn Văn Đài vẫn tiếp tục công việc đại
diện cho các khách hàng gặp rắc rối pháp lý vì
niềm tin tôn giáo và chính trị của họ.

Vào năm 2006, Nguyễn Văn Đài lên tiếng rằng


phong trào dân chủ hóa đòi hỏi phải có các đảng
phái chính trị để thách thức các chính sách và sự
thống trị của ĐCS. Ông viết, người Việt Nam có
đủ kiến thức và khả năng để tham gia vào một hệ

231
Chính trị Việt Nam hiện đại

thống chính trị đa đảng. Việt Nam đã có một vài


đảng chính trị trong phong trào độc lập dân tộc từ
thời thập niên 1930, rồi trong những năm đầu
giành được độc lập từ Pháp (1945-1946) và ở miền
Nam Việt Nam những năm (1960-1975). Ngoài ra,
theo cách giải thích của ông dựa trên Hiến pháp,
thì việc thành lập đảng chính trị được Hiến pháp
cho phép.

Chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng các quan


điểm và hành động của ông đã vi phạm luật cấm
tuyên truyền chống Nhà nước. Lấy lý do này, vào
năm 2007 chính quyền đã bắt và kết án ông với
mức án năm năm tù giam. Bản án này sau đó được
giảm xuống còn bốn năm, và ông đã được thả vào
năm 2011.

Ngay sau khi ra tù, ông đã tiếp tục các hoạt động
của mình. Cuối năm 2011, ông kêu gọi rằng cần
phải tạo ra một áp lực thật lớn lên ĐCS. Rằng cần

232
Chính trị Việt Nam hiện đại

có “hàng ngàn, hàng chục ngàn người dũng cảm,


dám đứng lên và đấu tranh cho dân chủ”. Vì thế,
theo ông, “chúng ta cần phải tạo ra một phong
trào thống nhất”.

Mỗi một trong mười tổ chức xã hội dân sự phải đào


tạo và giáo dục năm thành viên nhiệt huyết trong
một tháng. Sau đó, cứ một trong năm mươi thành
viên mới được đào tạo này sẽ tiếp tục đào tạo thêm
năm người, kết quả là sang tháng thứ hai sẽ có
thêm 250 công dân đầy nhiệt huyết. Và mỗi một
người trong số này lại đào tạo thêm năm người, cứ
thế tiếp tục trong những tháng tiếp theo. Sau một
năm, hàng ngàn người trên khắp đất nước sẽ là
những người được chuẩn bị để “cất lên tiếng nói
cùng nhau, để xuống đường và hành động khiến
cho chính quyền phải lắng nghe. Nếu chính quyền
không làm vậy, thì một cuộc cách mạng đường phố
có thể xuất hiện, giống như những gì đã xảy ra ở
Bắc Phi, Trung Đông và nhiều nơi khác”.

233
Chính trị Việt Nam hiện đại

c. Cách tiếp cận tham gia

Thay vì đối đầu một cách có tổ chức, một số người


nổi tiếng trong giới bất đồng chính kiến đã ủng hộ
việc tái tạo lại hệ thống bằng cách tích cực tham
gia vào nó. Họ cho rằng, nhiệm vụ cấp bách không
phải là xóa bỏ ĐCS hay tạo ra một hệ thống chính
trị đa đảng mà đúng hơn là phải ngăn chặn các
chính sách, hành động làm tổn hại đến người dân
và sự phát triển.

Theo họ, dân chủ hóa đi cùng với sự cải thiện cuộc
sống của người dân. Nó xuất hiện khi đất nước tiến
bộ về kinh tế và xã hội. Như một nhà bất đồng
chính kiến ủng hộ cách tiếp cận tham dự từng viết,
dân chủ “không tự tồn tại, mà gắn liền với các mục
tiêu quan trọng khác” như bình đẳng, tự do và phát
triển kinh tế xã hội. Hệ thống đa đảng chưa hẳn đã
đảm bảo được những điều này, đây cũng là quan
điểm mà cách tiếp cận đảng dẫn dắt ủng hộ.

234
Chính trị Việt Nam hiện đại

Những người chủ trương tiếp cận tham dự ủng hộ


việc tương tác và tranh luận với chính quyền và
ĐCS ở mọi cấp. Họ phản đối các chương trình và
các quan chức gây hại cho đất nước, và họ ủng hộ
các chính sách và những vị quan chức nào tốt.

Theo nhóm này, việc tham dự sẽ thúc đẩy hơn nữa


sự phát triển của Việt Nam và dần dần góp phần
vào việc dân chủ hóa. Thật vậy, không cần phải
“chính trị hóa hay giương ngọn cờ dân chủ” trong
cuộc đấu tranh cho sinh kế và thịnh vượng của
người dân. Vì làm như vậy chính quyền có khuynh
hướng trở nên đàn áp hơn thay vì có trách nhiệm.
Vì lý do này, và cũng vì một số nhà bất đồng chính
kiến ngờ rằng một số tổ chức nhất định (đặc biệt là
Khối 8406) bị chi phối bởi các nhóm lợi ích bên
ngoài đất nước, nên những người theo cách tiếp
cận tham dự thường có ý tránh liên quan đến các
tổ chức, các cuộc biểu tình và cả những lời kêu gọi
chống lại chính quyền.

235
Chính trị Việt Nam hiện đại

Những nhà bất đồng chính kiến này khẳng định,


cuộc đấu tranh cho điều kiện sống tốt hơn đã bắt
đầu thể hiện được sức ảnh hưởng. Họ nói, ĐCS đã
phải tán thành việc giao đất cho người dân trong
những năm 1980 do nỗi bất mãn của người nông
dân đối với nông nghiệp tập thể, dẫu họ không hề
có tổ chức. Sự bất bình lan rộng đối với tình trạng
đói nghèo cũng đã buộc ĐCS phải thay thế nền
kinh tế tập trung bằng một nền kinh tế thị trường.
“Chủ nghĩa Cộng sản” hiện nay không còn ý nghĩa
gì đối với hầu hết người Việt Nam, và đây chính là
thực tế khiến ĐCS phải thay đổi.

Lê Hồng Hà là một nhân vật nổi tiếng ủng hộ mạnh


mẽ cho cách tiếp cận tham dự này. Ông từng tham
gia phong trào chống Pháp vào năm 1939 khi mới
13 tuổi, và là thành viên của ĐCS từ năm 1946 đến
năm 1995. Về sau, ông trở thành Chánh văn phòng
Bộ Công an rồi công tác ở Bộ Lao động cho đến
khi ông nghỉ hưu vào năm 1991.

236
Chính trị Việt Nam hiện đại

Vài năm sau khi nghỉ hưu, Lê Hồng Hà và một


thành viên ĐCS khác đã nghiên cứu và kết luận
rằng hàng trăm người đã bị thanh lọc một cách sai
trái khỏi Đảng trong những năm 1960. Các nhà
lãnh đạo Đảng bác bỏ cáo buộc này và khai trừ cả
hai người ra khỏi Đảng. Cuối năm 1995, tòa án kết
án Lê Hồng Hà hai năm tù giam vì tội tiết lộ bí mật
Nhà nước, song ông cực lực phủ nhận tội danh này.

Sau khi bị tù đày, ông đã đặt câu hỏi về sự thống


trị của ĐCS Việt Nam, từ đó ông bắt đầu tìm cách
thay đổi hệ thống. Ông thấy rằng, những tiến bộ về
mặt kinh tế và ý thức hệ của hệ thống phần lớn là
do nỗ lực của người dân trong việc tự cải thiện
cuộc sống cho chính mình.

Vào năm 2007, Lê Hồng Hà viết rằng “trong 30


năm qua, người dân đã đánh bại ĐCS trên các
mặt trận kinh tế và ý thức hệ, mặc dù vẫn chưa
chiến thắng về chính trị”. Theo ông, chế độ độc

237
Chính trị Việt Nam hiện đại

đảng của Việt Nam không bền vững và có khả


năng “tự tan rã” vì nó “chống lại sự phát triển”.
Hơn nữa, chế độ này đang bị điều hành bởi các
quan chức “tham nhũng và suy đồi”, do đó “nó đã
mất hết niềm tin” trong mắt nhân dân. Khi chế độ
cứ tiếp tục tự hủy như thế, còn người dân vẫn luôn
thúc đẩy sự tiến bộ, thì chắc hẳn chế độ sẽ tự sụp
đổ “dần dần, từng bước một”.

Lê Hồng Hà đã kêu gọi những người ủng hộ dân


chủ đi theo cách tiếp cận này, thay vì tìm cách phá
hủy hệ thống bằng một cuộc cách mạng. Nhiệm vụ
cụ thể mà ông đề xuất là tách Quốc hội và hệ thống
tư pháp ra khỏi Đảng; tạo ra luật lệ để bảo vệ các
hiệp hội và nền báo chí tự do; và làm cho cảnh sát
và quân đội bảo vệ quốc gia và người dân chứ
không phải bảo vệ ĐCS.

Cù Huy Hà Vũ sinh năm 1957, là một chuyên gia


luật ở Hà Nội. Tuy ông không công khai ủng hộ

238
Chính trị Việt Nam hiện đại

cách tiếp cận tham dự, nhưng kiểu hành động của
ông cho thấy ông đồng tình với phương pháp
này. Cũng giống như những người ủng hộ
phương pháp tham dự, ông tránh tham gia vào
các tổ chức có mục tiêu loại bỏ ĐCS. Cách đấu
tranh của ông là cố gắng thay đổi hành vi của các
quan chức và hệ thống bằng cách sử dụng chính
luật pháp hiện hành.

Cù Huy Hà Vũ có bằng tiến sĩ luật tại Đại học


Sorbonne ở Pháp, nơi ông nghiên cứu và làm
việc trong nhiều năm. Trước đó, ông tốt nghiệp
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và làm việc tại Bộ
Ngoại giao. Mẹ ông là y tá, cha là một nhà thơ
nổi tiếng, từng giữ nhiều vị trí của Chính phủ,
bao gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Sau khi trở
về Hà Nội, Cù Huy Hà Vũ và vợ, bà Nguyễn Thị
Dương Hà, một thành viên của đoàn luật sư, đã
thành lập một công ty luật.

239
Chính trị Việt Nam hiện đại

Cù Huy Hà Vũ can dự vào nền chính trị Việt Nam


bằng cách cố gắng bảo vệ người dân khỏi các hành
động phi pháp của chính quyền, và buộc chính
quyền phải chịu trách nhiệm. Ví dụ, vào năm 2005,
ông đã kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế, khi cho rằng việc Uỷ ban chấp nhận kế hoạch
xây dựng một khu nghỉ mát trong một khu di tích
là hành động vi phạm luật bảo vệ di sản. Tuy đây
chỉ là một dự án gây tranh cãi ở cấp địa phương,
song nhờ những nỗ lực kiện tụng của Cù Huy Hà
Vũ mà nó đã thu hút được sự chú ý trên cả nước.
Theo báo chí trong nước, vụ kiện này là một sự
kiện mới lạ.

Trong khoảng thời gian 2008 - 2010, Cù Huy Hà


Vũ đã đứng ra bảo vệ đại tá Dương Tiến và một số
người khác, khi họ bị kết án tù vì tội “xúc phạm
Nhà nước”, trong vụ này Dương Tiến cũng bị sa
thải và bị trục xuất khỏi Đảng. Theo Cù Huy Hà
Vũ, thì những người này không có tội. Họ chỉ là

240
Chính trị Việt Nam hiện đại

nạn nhân bị chính quyền Đà Nẵng trả thù, sau khi


họ công bố các báo cáo chi tiết về tội tham nhũng
của các vị lãnh đạo thành phố. Vào năm 2007, Cù
Huy Hà Vũ tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội, với tư cách là một ứng viên độc lập
– một điều vô cùng hiếm thấy trong các cuộc bầu
cử của Việt Nam. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được
một phần ba số phiếu cần thiết.

Ông cũng đã hai lần đệ đơn kiện Thủ tướng, một


điều mà chưa có ai từng làm. Lần đầu tiên là vào
tháng 06/2009, khi ông cho rằng Thủ tướng đã vi
phạm pháp luật khi cho phép các công ty Trung
Quốc khai thác và chế biến bauxite tại Việt Nam.
Cả Tòa án Nhân dân Hà Nội lẫn Tòa án Tối cao
đều bác đơn kiện với tuyên bố rằng toà án không
có thẩm quyền phán quyết Thủ tướng.

Kết quả tương tự đã diễn ra khi ông cố gắng kiện


Thủ tướng lần thứ hai vào tháng 10/2010, khi Thủ

241
Chính trị Việt Nam hiện đại

tướng ban hành nghị định ngăn cấm công dân


khiếu nại tập thể.

Sau vụ kiện thứ hai này, cảnh sát đã bắt Cù Huy


Hà Vũ, đột nhập vào nhà và văn phòng của ông.
Họ tịch thu tài liệu của ông và buộc tội ông với tội
danh tuyên truyền chống phá Nhà nước. Vào tháng
04/2011, ông bị Tòa kết án 7 năm tù giam. Nhờ
danh tiếng gia đình, cùng với sự kêu gọi mạnh mẽ
của vợ và người thân, và nhờ những cuộc biểu tình
phản đối việc bắt giữ đã khiến cho vụ án của ông
nhận được sự chú ý cả trong nước lẫn quốc tế. Các
cuộc tuyệt thực của ông trong tù cũng được giới
báo chí đưa tin rộng rãi.

Tháng 04/2014, chính quyền thả ông “tạm thời”,


theo họ là “vì ông bị ốm yếu”. Nhưng chính
quyền buộc ông phải rời khỏi Việt Nam. Họ đưa
ông từ nhà tù tới sân bay Hà Nội, bắt ông và vợ
lên máy bay qua Mỹ. Ở đó ông vẫn tiếp tục chỉ

242
Chính trị Việt Nam hiện đại

trích các hành động và chính sách của chính


quyền Việt Nam.

d. Cách tiếp cận xã hội dân sự

Cách tiếp cận thứ tư liên kết giữa xã hội dân sự và


dân chủ hóa. Cũng giống như phương pháp tham
dự, những người ủng hộ xã hội dân sự đề cao việc
phê phán các chính sách và quan chức xấu thông
qua các thiết chế hợp pháp. Hai cách tiếp cận này
tương đồng ở ý tưởng rằng dân chủ không đơn
thuần đòi hỏi một hệ thống bầu cử đa đảng – tức
đường lối đấu tranh của những người chọn phương
pháp đối đầu. Không giống như cách tiếp cận đảng
dẫn dắt, cả hai cách tiếp cận tham dự lẫn xã hội dân
sự đều không coi ĐCS là lực lượng lãnh đạo quá
trình dân chủ hóa, mà họ coi ĐCS chỉ như một
trong nhiều tác nhân của quá trình.

243
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tuy nhiên, việc tham dự vào các thiết chế chính


quyền không phải là mấu chốt của cách tiếp cận xã
hội dân sự. Trọng tâm của phương pháp này là xây
dựng môi trường để người dân có thể thảo luận và
giải quyết các vấn đề chính trị. Bằng cách tạo ra
các tổ chức, mọi người có thể hỗ trợ lẫn nhau và
thúc đẩy xã hội dân sự – một thiết chế vô cùng cần
thiết cho tiến trình dân chủ hóa. Theo cách hiểu
của nhiều nhà bất đồng chính kiến, xã hội dân sự
là các hoạt động có tổ chức nằm bên ngoài khuôn
khổ của chính quyền, gia đình và kinh doanh. Các
hoạt động như vậy không nhất thiết mang tính
chính trị, nhưng phải được tách biệt với Nhà nước,
vì vậy chúng giúp cho môi trường chính trị trở nên
phong phú hơn.

Xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng vào việc dân
chủ hóa. Những người ủng hộ cách tiếp cận xã hội
dân sự cho rằng dân chủ không tự xuất hiện, chính
người dân cần phải đấu tranh cho nó theo một cách

244
Chính trị Việt Nam hiện đại

hòa bình mà không làm ảnh hưởng đến xã hội và


nền kinh tế. Cuộc đấu tranh đó đến từ các tổ chức
xã hội dân sự, mỗi tổ chức theo đuổi mục đích
riêng của họ và các tổ chức này sẽ tương tác với
nhau vì một lợi ích chung.

Những người ủng hộ cách tiếp cận xã hội dân sự


cho rằng, dân chủ đòi hỏi người dân biết cách nói
lên tiếng nói của mình, song cũng phải biết lắng
nghe, đối thoại và thỏa hiệp với người khác. Bằng
cách tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự, người
dân sẽ được thực hành các hoạt động này. Các
công dân trong một nền dân chủ cũng cần hiểu biết
đầy đủ về các lợi ích của họ, về các mối quan tâm
của người khác và về các vấn đề quốc gia. Chính
vì vậy, người dân cần phải được tiếp cận với đa
dạng các nguồn tri thức.

Nguyễn Quang A, người chủ trương cách tiếp cận


xã hội dân sự, cho rằng mục tiêu chính là phải làm

245
Chính trị Việt Nam hiện đại

cho Việt Nam trở thành “một dân tộc giàu có, một
quốc gia mạnh mẽ, một xã hội dân chủ, công bằng
và văn minh”.

Theo ông, trở thành một nền dân chủ không có


nghĩa là phải bắt đầu bằng một hệ thống chính trị
đa đảng, thậm chí điều này có nhiều khả năng gây
ra hỗn loạn cho Việt Nam, nhất là trong tình hình
như hiện nay. Ông nói, chủ nghĩa đa nguyên chính
trị “có mục đích tự thân, là kết quả của một quá
trình [dân chủ hóa]”. Quá trình đó bao gồm việc
phát triển một nền văn hoá chính trị mà tại đó
người dân biết cách tranh luận, tôn trọng quan
điểm của người khác và biết cách tìm kiếm thông
tin. Nó đòi hỏi “người dân hiểu rõ các quyền của
họ, biết cách sử dụng các quyền này, và liên tục
gây áp lực lên chính quyền để cải thiện môi trường
khiến cho các quyền của họ có thể được thực hiện
một cách hiệu quả”.

246
Chính trị Việt Nam hiện đại

Để có thể sống một cách dân chủ, Việt Nam cần


thời gian và sự thực hành, và vì vậy “các tổ chức
xã hội dân sự đóng một vai trò rất lớn”. Theo ông,
điều quan trọng không kém chính là sự tự do báo
chí và thông tin minh bạch.

Bắt đầu từ năm 2006, nếu không muốn nói là sớm


hơn, Nguyễn Quang A đã công khai ủng hộ dân
chủ hoá hệ thống chính trị của Việt Nam, một quá
trình mà chính ĐCS sẽ tham gia nếu nó đủ khôn
ngoan và muốn phục vụ đất nước. Quan điểm này
của ông xuất phát từ nhiều kinh nghiệm riêng của
bản thân trong suốt quá trình hoạt động.

Nguyễn Quang A sinh ra ở miền Bắc Việt Nam


vào năm 1946, năm bắt đầu cuộc chiến chống
thực dân Pháp. Cha ông đã hi sinh trong cuộc
chiến này. Năm 1965, Chính phủ cử ông đi du học
tại Hungary, tại đây ông nhận bằng tiến sĩ về khoa
học thông tin vào năm 1975. Sau khi trở về Việt

247
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nam vào năm 1976, ông gia nhập quân đội. Năm
1983 ông trở lại Hungary, trở thành một nhà
nghiên cứu khoa học và một giáo sư. Về lại Việt
Nam vào năm 1987, ông rời quân đội, làm việc
cho Chính phủ trong một thời gian ngắn, rồi
chuyển từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh,
bắt đầu kinh doanh gia công phần mềm. Năm
1989, ông cùng với những người khác xây dựng
một trong những công ty thiết bị máy tính đầu tiên
của đất nước, và vào năm 1993, ông cùng một
nhóm doanh nhân thành lập một ngân hàng tại Hà
Nội, đây là một trong những ngân hàng tư nhân
đầu tiên ở Việt Nam sau năm 1975.

Ngoài kinh nghiệm kinh doanh, nghiên cứu quân


sự và làm việc trong Chính phủ, ông cũng là một
đảng viên ĐCS (1978-1993). Ông đọc rất nhiều
sách, bao gồm cả sách tiếng Hungary lẫn tiếng Anh
về kinh tế và khoa học chính trị, ông còn dịch một
số cuốn sang tiếng Việt.

248
Chính trị Việt Nam hiện đại

Dự án lớn đầu tiên của ông nhằm thúc đẩy xã hội


dân sự là Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS). Được
thành lập vào tháng 09/2007, IDS cho rằng trí thức
phải đóng góp các phản biện công khai về chính
sách. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu, thảo luận và
công bố các khuyến nghị về kinh tế, giáo dục, y tế,
phát triển nông thôn và các chủ đề khác. Nguyễn
Quang A giữ vai trò lãnh đạo Viện.

Theo ông, Viện chính là cơ quan nghiên cứu chính


sách độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Được quản lý
bởi một Hội đồng gồm các học giả nổi tiếng, IDS
thường tổ chức các hội thảo công khai, tại đó các
chuyên gia trình bày các bài báo đã được thảo luận
và đăng trên trang web của mình. Những hoạt động
này thường hướng tới chỉ trích các chính sách của
Chính phủ. Đầu năm 2009, một số quan chức cáo
buộc IDS chống đối Nhà nước; và vào tháng 7, Thủ
tướng đã cấm các nhà nghiên cứu không được công
khai các tài liệu làm mất uy tín “sự chỉ đạo, tư

249
Chính trị Việt Nam hiện đại

tưởng, hay chính sách của Đảng và Nhà nước”.


Theo lệnh cấm này, các chuyên gia chỉ được phép
gửi các ý kiến phản biện, chỉ trích đến riêng các cơ
quan có thẩm quyền. IDS đã phản đối kịch liệt yêu
cầu này nhưng vô ích. Thay vì hoạt động trong
điều kiện hạn chế như vậy, IDS đã tự giải thể vào
tháng 09/2009.

Sau đó, Nguyễn Quang A đã có nhiều đóng góp


tập thể quan trọng nhằm thúc đẩy Việt Nam theo
con đường dân chủ. Một trong số đó là kêu gọi thảo
luận công khai về Hiến pháp của quốc gia vào năm
2013. Khi Quốc hội công khai bản Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp vào cuối năm 2012, ông và khoảng một
chục người khác (nhiều người là thành viên cũ của
IDS) đã nhận thấy đây là cơ hội để người dân thảo
luận về loại Chính phủ mà họ mong muốn. Nhóm
của ông đã viết một bài phê phán bản Dự thảo Hiến
pháp của Quốc hội, đồng thời kêu gọi những ý kiến

250
Chính trị Việt Nam hiện đại

đóng góp của người khác để hoàn chỉnh bản Hiến


pháp kiến nghị, và sau đó thu thập sự ủng hộ.

Tài liệu này được gọi là Kiến nghị 72, tên gọi này
xuất phát từ số người ban đầu tham gia ký tên.
Điểm chính của Kiến nghị 72 là, nó coi Hiến pháp
sửa đổi của Quốc hội “chắc chắn không phải là
một hiến pháp dân chủ” khi các nhánh chính
quyền không được tách biệt và không đảm bảo
“các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập
hội, và biểu tình”.

Vào giữa tháng 01/2013, Kiến nghị 72 được phát


hành lên internet cùng với một bản Hiến pháp kiến
nghị về một Chính phủ dân chủ. Đến tháng 5, hơn
14.400 người Việt Nam đã ký tên vào bản Kiến
nghị, kết quả này đã khuyến khích nhiều người đưa
ra các ý tưởng khác về mô hình chính quyền của
Việt Nam. Mặc dù cuộc thảo luận này ít có tác
động đến bản Hiến pháp sửa đổi 2013, song

251
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nguyễn Quang A vui mừng vì nhóm của ông đã


giúp tạo ra một cuộc tranh luận rộng rãi.

Một hoạt động khác của ông là Diễn đàn Xã hội


Dân sự, được ông và những người khác thành lập
vào tháng 09/2013. Mục tiêu của Diễn đàn là “tập
hợp và thảo luận những quan điểm góp phần
chuyển đổi hệ thống chính trị của đất nước từ độc
tài sang dân chủ một cách hòa bình”. Với mục
đích này, cũng như mong muốn phát triển “xã hội
dân sự, thiết chế cần thiết cho một nền dân chủ”,
Diễn đàn đã tạo ra một trang web để truyền tải
“các ý tưởng của tất cả các tổ chức, nhóm và cá
nhân chia sẻ mục tiêu chung”. Diễn đàn cũng hợp
tác với các tổ chức khác vì các mục tiêu như chống
bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến và ủng hộ các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Các thành viên
cũng đã tìm cách điều hành Diễn đàn này một cách
dân chủ.

252
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tuy thực hiện nhiều hoạt động lớn, song cảnh sát
chưa bao giờ bắt Nguyễn Quang A, mặc dù họ
thường xuyên quấy rầy ông.

Một nhà vận động xã hội dân sự khác là Phạm Chí


Dũng, sinh năm 1966 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông là một nhà báo và cũng là một nhà kinh tế học.
Bắt đầu từ cuối những năm 1980, ông đã viết nhiều
tài liệu cũng như các bài báo về tình hình đất nước.
Trong giai đoạn 2011-2012, khi vẫn là một viên
chức Chính phủ, ông đã viết một loạt các bài báo
về tham nhũng bằng nhiều bút danh khác nhau.

Ông bị bắt vào năm 2012 với cáo buộc phân phối
tài liệu nhằm lật đổ chính quyền cũng như cấu kết
với các nhóm đối lập ở nước ngoài. Cảnh sát giam
giữ ông trong sáu tháng mà không chính thức kết
tội, rồi họ đã thả ông. Sau đó, cảnh sát thường
xuyên quấy rầy ông.

253
Chính trị Việt Nam hiện đại

Vào giữa năm 2013, ông tuyên bố rời khỏi ĐCS,


ông cho rằng “ĐCS không còn phục vụ và đại diện
cho lợi ích của người dân nữa”.

Trong một bài báo kỷ niệm sự phát triển của xã hội


dân sự ở Việt Nam, Phạm Chí Dũng đã lưu ý đến
những thiếu sót của nó. Ông hoan nghênh số lượng
ngày càng tăng của các tổ chức “độc lập” – tức các
tổ chức tự thành lập mà không xin phép chính
quyền hoặc đăng ký với chính quyền. Theo ông,
một ví dụ tiêu biểu là nhóm Bauxite Việt Nam ra
đời năm 2009. Gần đây hơn là nhóm Kiến nghị 72,
nhóm mà ông coi là rất quan trọng đối với Việt
Nam hệt như Hiến chương 77 của Tiệp Khắc vào
cuối những năm 1970-1980. Ông cũng vui mừng
vì sự thành lập Hiệp hội các cựu tù nhân lương tâm
Việt Nam vào năm 2014. Ông nói thêm rằng, số
lượng các tổ chức xã hội dân sự độc lập ngày càng
tăng cho thấy rằng “cái thời” mà mọi người sợ bày
tỏ quan điểm trái ngược với chế độ “đang dần dần

254
Chính trị Việt Nam hiện đại

qua đi” và “hệ thống độc tài của đất nước đang
thay đổi hướng tới một hệ thống đa nguyên”.

Về mặt tiêu cực, ông cho rằng chất lượng của nhiều
tổ chức rất thấp, “họ không hoạt động tích cực và
các thành viên thường thuộc về nhóm người lớn
tuổi”. Ông cho rằng “cuộc đấu tranh cho dân chủ”
cần phải có những khuôn mặt mới, các tổ chức xã
hội dân sự phải có các thành viên đến từ các thế hệ
khác nhau, cũng như sự hợp tác giữa các nhóm.

Vào tháng 07/2014, Phạm Chí Dũng và một số


người khác đã thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt
Nam. Ông trở thành Chủ tịch Hội. Hai trong số các
mục đích của Hội này là bảo vệ các nhà báo “bị
sách nhiễu, bắt giữ, bỏ tù, hoặc khủng bố” và phản
đối các luật lệ “dùng để đàn áp tự do báo chí”.
Hoạt động chính của Hội là xuất bản một tờ báo
trực tuyến hàng ngày, tên là Việt Nam Thời Báo,
trong đó đăng tải những bài viết về các sự kiện kinh

255
Chính trị Việt Nam hiện đại

tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam mà phương tiện


thông tin đại chúng của Nhà nước không đưa tin.
Ban đầu Hội có 42 thành viên gồm cả nam và nữ,
ở các độ tuổi khác nhau và đến từ nhiều vùng của
đất nước. Ngay sau khi ra đời, nó đã hợp tác với
các tổ chức khác.

5. Triển vọng hội tụ các cách tiếp cận

Từ khoảng năm 2012 - 2013, những nhân vật chính


của cách tiếp cận đối đầu và cách tiếp cận tham dự
có xu hướng đồng tình với giải pháp xã hội dân sự.
Năm 2008, Nguyễn Vũ Bình – một nhà bất đồng
chính kiến nổi tiếng theo phương pháp đối đầu –
đã lập luận rằng, để loại bỏ chế độ, phong trào dân
chủ cần phải có “sức mạnh để tấn công vào các
điểm yếu của ĐCS và Nhà nước của nó”. Theo
ông, “điều kiện cần là phải có một tổ chức cộng
đồng gồm những người đấu tranh cho dân chủ”,

256
Chính trị Việt Nam hiện đại

và đây là “một điều kiện tiên quyết cơ bản” cho sự


thành công mà những người tham gia phong trào
phải nhận thức.

Tuy nhiên, đến năm 2014, Nguyễn Vũ Bình cho


rằng Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức có thể dẫn
dắt phong trào, “và cũng không biết khi nào sẽ có
một tổ chức như thế”. Và thậm chí nếu có đi chăng
nữa thì kết quả vẫn rất mơ hồ. Chế độ này đã có
“tám mươi năm kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh
chính trị”, với “quân đội, cảnh sát, lực lượng an
ninh, và sức mạnh từ 30 tới 40 triệu người được
hưởng lợi từ hệ thống hiện tại”.

Với hoàn cảnh như vậy, ông kết luận rằng giờ đây
Việt Nam phải dựa vào xã hội dân sự để có thể
tiến hành dân chủ hóa. Ông kêu gọi “phát triển xã
hội dân sự ở nhiều khía cạnh của cuộc sống”,
hướng các tổ chức theo các khuynh hướng chính

257
Chính trị Việt Nam hiện đại

trị, và kết nối với những người tiến bộ trong Đảng


và Nhà nước.

Trong khi đó, một số người ủng hộ cách tiếp cận


tham dự, vốn vẫn hoài nghi các tổ chức, các cuộc
biểu tình và các kiến nghị chống lại Chính phủ, gần
đây đã bắt đầu ủng hộ các hành động tập thể. Ví
dụ, Lê Hồng Hà (một nhà bất đồng chính kiến chủ
trương cách tiếp cận tham dự) viết vào năm 2012
rằng “trong vòng hai năm trở lại đây, một phong
trào cải thiện đất nước đã tăng tốc và được củng
cố”. Ông trích dẫn các cuộc biểu tình ủng hộ Cù
Huy Hà Vũ, các cuộc biểu tình phản đối việc xâm
chiếm của Trung Quốc và các kiến nghị phản đối
khai thác bauxite. “Nhìn chung, các lực lượng tiến
bộ dưới nhiều hình thức khác nhau và với các quan
điểm khác nhau đang gia tăng”.

Tương tự, đến năm 2013, Lữ Phương, một người


ủng hộ cách tiếp cận tham dự, đã phấn khởi khi

258
Chính trị Việt Nam hiện đại

nhận thấy phong trào chính trị đa dạng đang ngày


càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ông cho rằng mọi
người “đang gieo hạt giống để đến một lúc thích
hợp, đất nước sẽ thay đổi”. Theo ông, một trong
những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt để hỗ trợ
phong trào chính là “khuyến khích và hỗ trợ việc
thành lập các tổ chức xã hội dân sự”.

Đến nay [2014], chúng ta vẫn chưa rõ liệu các nhà


bất đồng chính kiến có thể đi tới chỗ đồng thuận
như vậy hay không. Tuy nhiên, một điều đáng chú
ý là, trong những năm gần đây các nhà bất đồng
chính kiến đã bắt đầu cộng tác với nhau, dẫu họ
đến từ các cách tiếp cận dân chủ hóa khác nhau.
Dù thế nào chăng nữa, những nhà đấu tranh vì dân
chủ và phong trào dân chủ hóa cũng đã tạo ra dấu
ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử Việt Nam.

259
Chính trị Việt Nam hiện đại

Bài 6: Phân tích triển vọng dân chủ


hóa của Việt Nam11
Benedict J. Tria Kerkvliet12

1. Các thành tố của dân chủ

Từ dân chủ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam vào
khoảng năm 1900 và theo nghĩa đen là “người dân
làm chủ”. Tuy nhiên, “người dân làm chủ” thực sự
nghĩa là gì và làm sao hiện thực hóa ý nghĩa đó lại là
một vấn đề gây ra tranh cãi từ lâu. Điều đó không có

11
Routledge Handbook of Southeast Asian Democratization
edited by William Case
12
Department of Political and Social Change, Australian National
University, Canberra, Australia

260
Chính trị Việt Nam hiện đại

gì ngạc nhiên. Rốt cuộc, việc cố gắng hiện thực hóa


dân chủ ở nhiều nơi trong lịch sử, bao gồm cả phương
Tây, đã trải qua những tranh luận, tranh cãi, thậm chí
là chiến tranh.

Ở Việt Nam, cuộc tranh luận như vậy rất nổi bật trong
giai đoạn đấu tranh giải phóng khỏi ách thực dân trong
những năm 1920 đến 1940. Dù có một sự đồng thuận
về việc chủ quyền tối cao của nước Việt Nam độc lập
phải thuộc về người dân, chứ không phải những người
cai trị, một ông vua hay một vị thần, song về nội hàm
của khái niệm dân chủ và cách người dân “làm chủ”
như thế nào thì lại có sự bất đồng lớn.

Những bất đồng này tập trung vào hai khái niệm chính
về dân chủ. Một khái niệm, trong đó dân chủ là một
loại chính quyền dựa trên bầu cử đa đảng và tự do dân
sự. Một khái niệm khác, dân chủ là một dạng xã hội
với sự bình đẳng về kinh tế và xã hội, không có giai
cấp hay nhóm nào áp bức giai cấp hay nhóm khác. Sự
khác biệt như vậy không phải là đặc thù của Việt Nam,

261
Chính trị Việt Nam hiện đại

mà xuất hiện ở nhiều nơi khác. Các nhà khoa học chính
trị gán cho khái niệm đầu tiên là dân chủ thủ tục, hay
dân chủ tự do; khái niệm thứ hai là dân chủ thực chất,
hay dân chủ phi tự do.

Giới lãnh đạo chính trị Việt Nam hiện nay thường chỉ
trích khái niệm đầu là dân chủ tư sản, và ủng hộ khái
niệm thứ hai mà họ gọi là dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong khi đó, những người chỉ trích chế độ nhấn mạnh
rằng nền dân chủ thủ tục phải đi trước, làm nền tảng từ
đó mở đường cho việc hướng đến dạng thứ hai.

Các khía cạnh của nền dân chủ thủ tục đã được đề cao
và thể hiện rõ ở Việt Nam khi độc lập khỏi chế độ thực
dân Pháp năm 1945. Thật vậy, tên của quốc gia mới
độc lập là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và
tuyên bố độc lập, lên án sự cai trị của Pháp “đã tước đi
các quyền tự do dân chủ của chúng ta”. Tác giả của
văn bản quan trọng này là Hồ Chí Minh, người trình
bày chi tiết trong các tác phẩm của mình rằng người
dân Việt Nam đã bị tước đoạt các quyền tự do bao gồm

262
Chính trị Việt Nam hiện đại

tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do


hiệp hội. Hiến pháp đầu tiên của VNDCCH quy định,
“người dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, xuất
bản, lập hội và hội họp, tín ngưỡng tôn giáo, và tự do
đi lại” (Hiến pháp, năm 1946, Điều 10). Các điều
khoản tương tự xuất hiện trong các Hiến pháp sau đó,
bao gồm cả Hiến pháp gần đây nhất (Hiến pháp, 2013,
các Điều 23, 24, 25).

Bầu cử nhiều lần được tổ chức ở Việt Nam sau khi độc
lập. Vào tháng 01/1946, thời điểm Pháp đe dọa sẽ tiến
hành một cuộc tấn công quân sự cũng như tái yêu sách
thuộc địa của mình, người dân Việt Nam trên khắp đất
nước đã bỏ phiếu cho các ứng cử viên của một số đảng
chính trị tranh cử vào Quốc hội đầu tiên của nước Cộng
hòa mới ra đời.

Trong cuộc bầu cử đó, mà hầu hết các nhà quan sát
đánh giá là tương đối công bằng, các ứng cử viên của
Việt Minh - một Mặt trận gắn liền với Đảng Cộng sản
Việt Nam - đã giành được 85% trong số 350 ghế. Cũng

263
Chính trị Việt Nam hiện đại

trong năm 1946, cử tri ở trên khắp cả nước đã bầu


người đại diện của các Hội đồng Nhân dân cấp huyện
và cấp dưới. Trong hai cuộc chiến, chống Pháp (1946
- 54) và sau đó là chống Mỹ (1961 - 75), nhiều cuộc
bầu cử ở VNDCCH đã bị gián đoạn hoặc đình chỉ.
Nhưng ở miền Nam, Việt Nam Cộng hòa, đã tổ chức
một số cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội. Từ khi
đất nước thống nhất vào năm 1975, người Việt Nam đã
bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
các cấp mỗi 5 năm.

Bất chấp các cuộc bầu cử như vậy, Việt Nam chưa bao
giờ có một nền dân chủ thủ tục thực sự. Các cuộc bầu
cử ở miền Nam - Việt Nam Cộng hòa - trong những
năm 1960 và đầu những năm 1970 đầy rẫy gian lận và
lạm dụng bầu cử. Trong khi đó, mười năm đầu tiên sau
khi thống nhất đất nước, hầu như tất cả các cuộc bầu
cử chỉ có một ứng cử viên cho mỗi vị trí, khiến cử tri
chỉ còn một lựa chọn khác là không bỏ phiếu, song như
vậy sẽ đối mặt với sự đe dọa (từ Nhà nước).

264
Chính trị Việt Nam hiện đại

Kể từ cuối những năm 1980, cử tri trong hầu hết các


khu vực bầu cử đã có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng
gần như tất cả các ứng cử viên đều là đảng viên Đảng
Cộng sản. Và trước khi được liệt kê trên lá phiếu, các
ứng cử viên tiềm năng, cho dù là đảng viên Đảng Cộng
sản hay không, đều được xét duyệt qua một quy trình
do các chi nhánh địa phương của Mặt trận Tổ quốc,
Đảng Cộng sản và các tổ chức liên kết như Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, và Đoàn Thanh niên chỉ đạo.

Đảng Cộng sản là đảng chính trị hợp pháp duy nhất của
Việt Nam. Hiến pháp 1976 đổi tên nước thành Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng như quy định
“Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối
với Nhà nước và xã hội”, và các Hiến pháp khác cũng
quy định tương tự (Hiến Pháp 1980, Điều 4; Hiến Pháp
2013, Điều 4). Mặc dù đảng viên ĐCS chiếm chưa đến
4% dân số, nhưng thường chiếm hơn 90% số đại biểu
Quốc hội và đại đa số đại diện ở các hội đồng cấp tỉnh,
thành phố, quận, huyện, xã, phường trên khắp cả nước.
ĐCS, một tổ chức toàn quốc với chi nhánh và chi bộ ở

265
Chính trị Việt Nam hiện đại

tất cả các cấp hành chính trên cả nước, làm việc mật
thiết với các cơ quan Chính phủ và quan chức ở mỗi
cấp đó.

Tình hình tự do dân sự cũng kém khá xa so với những


gì người ta thường thấy trong một nền dân chủ thủ tục.
Các quy định về quyền tự do xuất bản và biểu đạt hết
sức hạn chế. Các quầy báo và hiệu sách ở Việt Nam
ngày nay có rất nhiều báo, tạp chí, truyện tranh, tiểu
thuyết, văn bản, sách học thuật và các ấn phẩm khác.
Tuy nhiên, hầu như tất cả là từ các nhà xuất bản thuộc
hoặc có liên hệ với chính quyền, ĐCS hoặc các tổ chức
được chứng nhận chính thức khác.

Tương tự, với các đài phát thanh và truyền hình. Mặc
dù số lượng các đài trong nước đã tăng lên trong hai
thập kỷ qua, song tất cả các chương trình đều bị Nhà
nước kiểm soát chặt chẽ. Kể từ khi internet xuất hiện
vào giữa những năm 1990, chính quyền và ĐCS đã gặp
khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các
phương tiện truyền thông đại chúng.

266
Chính trị Việt Nam hiện đại

Nhưng họ đã có những nỗ lực lớn. Họ thường tạo ra


“tường lửa” để ngăn chặn người Việt Nam truy cập
các trang web, nội dung và các nguồn được cho là
không phù hợp, độc hại, thù địch hoặc chống chính
quyền. Chính quyền cũng sử dụng internet và các
phương pháp khác để giám sát những gì người dân đọc,
viết và trao đổi; và sau đó sử dụng các tài liệu thu thập
được để ngăn chặn và bắt giữ những người được coi là
đang tuyên truyền chống lại Nhà nước, phá hoại Nhà
nước hoặc phạm tội khác.

Quyền thành lập các tổ chức và hiệp hội cũng bị hạn


chế nghiêm trọng. Từ cuối những năm 1950 đến
khoảng năm 1990, chỉ có các tổ chức và hiệp hội do
ĐCS và cơ quan Nhà nước thành lập là hợp pháp. Ngay
cả các nhóm tôn giáo cũng được thành lập hoặc phải
có sự cho phép của Nhà nước. Kể từ đầu những năm
1990, các giới hạn đã giảm bớt và người dân hình thành
nhiều tổ chức liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh tế,
tôn giáo và chính trị. Tuy nhiên, có những ranh giới mà

267
Chính trị Việt Nam hiện đại

người dân không thể vượt qua nếu không muốn đối mặt
với những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả tù đày.

2. Giải thích khoảng cách giữa lý thuyết và thực


hành dân chủ thủ tục

Hệ thống chính trị Việt Nam ngày nay, mặc dù ít hà


khắc hơn so với 20 năm trước, nhưng không thể được
mô tả như một nền dân chủ thủ tục. Điều gì giải thích
cho khoảng cách này giữa hệ thống hiện tại và dân chủ
thủ tục, và mức độ mà hệ thống hiện tại đang chuyển
sang nền dân chủ thủ tục? Đây là những câu hỏi sẽ
được trả lời trong phần còn lại của bài này.

Danh sách các điều kiện/nguyên nhân khiến các quốc


gia độc đảng, độc tài quân sự và các hệ thống chính trị
độc tài khác bị lật đổ hoặc trở thành các nền dân chủ
thủ tục rất dài. Tuy nhiên, dưới đây là sáu yếu tố, được
cho là hiện diện ở phần lớn các trường hợp chuyển đổi
sang dân chủ trong những thập kỷ gần đây.

268
Chính trị Việt Nam hiện đại

Đầu tiên liên quan đến giới chóp bu chính trị. Nếu
giới chóp bu đoàn kết chặt chẽ chống lại nền dân chủ
thủ tục, thì cơ hội để chuyển đổi là rất mong manh. Tuy
nhiên, nếu họ bị chia rẽ về vấn đề này, cơ hội sẽ lớn
hơn, đặc biệt khi xuất hiện nhóm phản đối hệ thống
hiện tại và cam kết với dân chủ hóa mạnh.

Thứ hai là tính chính danh của hệ thống chính trị.


Sự giảm sút về tính chính danh có thể tạo ra sự gia tăng
ủng hộ trong một bộ phận giới chóp bu cũng như người
dân cho sự thay đổi chế độ. Nó cũng có thể làm gia
tăng khả năng chế độ sụp đổ từ bên trong.

Thứ ba là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu và công


nhân. Mối quan hệ giữa hai tầng lớp này rất quan
trọng. Một tầng lớp trung lưu đang phát triển có thể hài
lòng với hiện trạng, dù quan tâm đến việc thúc đẩy nền
dân chủ thủ tục. Tuy nhiên, tầng lớp công nhân thường
là những người thúc đẩy dân chủ hóa nhưng sẽ khó có
thể tạo ra nhiều chuyển biến nếu không liên kết với các
thành phần khác trong xã hội. Nếu có một số lượng lớn

269
Chính trị Việt Nam hiện đại

cả công nhân lẫn trung lưu ủng hộ vào các cuộc bầu cử
tự do cùng các quyền tự do dân sự, thì khả năng chuyển
đổi dân chủ gia tăng lên nhiều.

Yếu tố thứ tư là xã hội dân sự. Khả năng phát triển


nền dân chủ thủ tục thường phụ thuộc một phần vào
mức độ mà các nhóm, hiệp hội, tổ chức có thể hình
thành, phát triển và trở thành nguồn ý tưởng, thông tin
và cảm hứng thay thế cho chính quyền.

Thứ năm là hiện trạng ý thức hệ, hay hệ thống niềm


tin giúp duy trì chế độ. Nếu chúng vẫn còn chắc chắn,
không bị thách thức thì sẽ thuận lợi cho chế độ tiếp tục
cầm quyền. Sự suy giảm niềm tin vào ý thức hệ có thể
góp phần làm suy yếu chế độ, qua đó tạo thuận lợi cho
sự xuất hiện của nền dân chủ thủ tục.

Yếu tố thứ sáu là các điều kiện quốc tế có thể giúp


hoặc cản trở quá trình dân chủ hóa. Dân chủ hóa ở các
nước láng giềng có thể tăng cường các nỗ lực dân chủ
hóa trong nước. Nhưng việc đàn áp quyết liệt các tổ

270
Chính trị Việt Nam hiện đại

chức dân chủ ở các nước khác có thể khuyến khích chế
độ đương nhiệm làm điều tương tự.

3. Sáu yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng dân chủ hóa
của Việt Nam

a. Giới chóp bu

Giới chóp bu chính trị ở Việt Nam là các nhà lãnh


đạo của ĐCS, họ nắm giữ các chức vụ cao trong
Chính phủ, quân đội, cảnh sát, và các cơ quan khác
của Nhà nước. Giữa họ có một quan điểm đồng thuận
gần như tuyệt đối rằng nền dân chủ bầu cử là thứ
không thích hợp với Việt Nam. Họ bác bỏ đa nguyên
chính trị, bầu cử tự do, và mở rộng tự do dân sự. Theo
họ, đây là các đặc điểm của nền dân chủ “tư sản”,
vốn chỉ phục vụ lợi ích của người giàu và các tập
đoàn, và các nhóm lợi ích đặc lợi khác.

Quan điểm về nền dân chủ “tư sản” này có nguồn


gốc trong tư tưởng của Karl Marx, khi ông phê phán

271
Chính trị Việt Nam hiện đại

nền dân chủ phương Tây thế kỷ 19. Quan điểm này
dễ dàng du nhập vào một nước như Việt Nam, khi
từng là một xã hội phong kiến với sự phân chia giai
cấp giữa nông dân và địa chủ, và nhất là khi Việt
Nam từng bị Pháp và Mỹ – các nước có nền dân chủ
bầu cử – xâm chiếm, gây ra nhiều thiệt hại về người
và vật chất. Với lịch sử như vậy, giới lãnh đạo Việt
Nam thường coi các nước phương Tây là thù địch và
đạo đức giả khi họ muốn trừng phạt Việt Nam vì vi
phạm các nguyên tắc dân chủ.

Trên thực tế, giới lãnh đạo cho rằng, Việt Nam đang
hướng đến một nền dân chủ toàn diện và thực chất hơn
nhiều so với nền dân chủ bầu cử. Đó là nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, và đây chính là mục tiêu ưu tiên, chứ
không phải là đa đảng hay là các quyền tự do dân sự.
Cốt lõi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự bình
đẳng của mọi công dân trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, và xã hội. Và để đạt đến nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa này, thì điều tiên quyết là phải giữ
vững sự lãnh đạo của Đảng.

272
Chính trị Việt Nam hiện đại

Chính quyền Việt Nam thừa nhận hệ thống của họ còn


nhiều yếu kém, nhiều quan chức tham nhũng và lạm
quyền. Tuy nhiên, theo họ thì đây chỉ là một bộ phận
nhỏ và chính quyền vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu
đưa Việt Nam thành một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhiều chính sách lớn đang được thực hiện để mở rộng
dân chủ, như là cải tiến các thủ tục để người dân có thể
dễ dàng phản ánh lên chính quyền các ý kiến, khiếu nại
và mong muốn của họ. Chính quyền cho rằng, những
thay đổi dần dần khi tiến hành các chương trình dân
chủ cấp địa phương và việc mở rộng số lượng ứng viên
trong các cuộc bầu cử sẽ giúp cải thiện hệ thống; trong
khi đó, những thay đổi lớn như cho phép đa đảng sẽ
dẫn đến hỗn loạn chính trị.

Cũng có một vài quan chức cấp cao trong Đảng kêu gọi
cải cách chính trị toàn diện, nhưng rồi tiếng nói của họ
nhanh chóng bị dập tắt. Nổi bật nhất là Trần Xuân
Bách, người từng là Ủy viên Bộ Chính trị, đã bị tước
bỏ hết mọi chức vụ trong Đảng khi kêu gọi Việt Nam
cần thực hiện nền dân chủ đa đảng. Một trường hợp

273
Chính trị Việt Nam hiện đại

khác, ít nổi tiếng hơn, là Nguyễn Vũ Bình, người từng


có 9 năm làm biên tập viên cho Tạp chí Cộng sản. Vào
năm 2002, ông tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cho
phép thành lập Đảng Tự do – Dân chủ nhằm cạnh tranh
với ĐCS trong các cuộc bầu cử. Song vì việc này, ông
bị cách chức và đuổi ra khỏi ĐCS.

Trong giới chóp bu của chế độ hiện nay, vẫn đang còn
những cá nhân ủng hộ cải cách chính trị hơn nữa. Họ
cũng cởi mở hơn đối với những tiếng nói bất đồng
trong xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những người này
không ủng hộ nền dân chủ đa đảng; họ đồng ý với
những người bảo thủ – vốn chiếm số đông – rằng cần
phải duy trì vai trò lãnh đạo của ĐCS. Rõ ràng giới
chóp bu của ĐCS tương đối thống nhất về vấn đề này.

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận lớn người Việt Nam
bắt đầu ủng hộ các cuộc bầu cử đa đảng, mở rộng tự do
dân sự, báo chí độc lập, cũng như nhiều đặc điểm khác
của nền dân chủ bầu cử. Trong số đó, có nhiều người
là những nhân vật nổi tiếng hoặc thậm chí là các đảng

274
Chính trị Việt Nam hiện đại

viên ĐCS. Họ thường xuyên lên tiếng với tư cách cá


nhân hoặc tập thể. Một ví dụ gần đây là Kiến nghị về
sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2013. Kiến nghị này
ban đầu có được chữ ký ủng hộ của 72 người, gồm các
giáo sư, luật gia, các quan chức nghỉ hưu, quan chức
quân đội, nhà văn, nhà báo và nhiều người khác nữa.
Sau đó, bản Kiến nghị được lưu hành rộng rãi trên
internet và nhận được hàng trăm (thực tế là hàng chục
nghìn) chữ ký bổ sung. Đi kèm với Kiến nghị này là
một bản Hiến pháp khuyến nghị mang tính dân chủ
với những đề xuất như cho phép đa đảng.

So với thời của những năm 1990 thì các phát biểu
công khai, các kiến nghị, và các hoạt động kêu gọi
cải cách chính trị sâu rộng đang tỏ ra là một bước
tiến quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh việc trong các
thế lực chính trị hiện đang có dấu hiệu rạn nứt nội
bộ, thì lượng người ủng hộ cải cách chính trị và dân
chủ bầu cử vẫn còn rất nhỏ so với những người phản
đối nó. Do đó, trong tương lai gần, giới chóp bu

275
Chính trị Việt Nam hiện đại

chính trị vẫn chưa đóng vai trò tích cực trong tiến
trình dân chủ hóa ở Việt Nam.

b. Tính chính danh

Tính chính danh của ĐCS tồn tại chủ yếu là nhờ những
thành tích của nó trong việc lãnh đạo các cuộc đấu
tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, cũng như
việc cải thiện điều kiện sống của người dân Việt Nam.

Không nghi ngờ gì việc có rất nhiều người Việt Nam


không công nhận tính chính danh của nhà cầm quyền
– đặc biệt là những người đứng về phía chính quyền
Việt Nam Cộng hòa cũ, hoặc những người bị chính
quyền đàn áp hay tịch thu tài sản, và cả những người
từng ủng hộ cuộc chiến thống nhất đất nước nhưng cuối
cùng lại thất vọng với kết quả hiện tại. Bên cạnh đó, rất
nhiều người khác chấp nhận chế độ hơn là ủng hộ nó.
Tuy nhiên, nhìn chung thì hầu hết người Việt nam chấp
nhận tính chính danh của chế độ.

276
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tính chính danh của chế độ bắt đầu bị nghi ngờ từ giai
đoạn cuối những năm 1970 cho đến giữa những năm
1980. Nhiều người Việt Nam ở miền Nam cực kỳ bất
mãn và thậm chí thù ghét chính quyền Cộng sản mà họ
phải chấp nhận sau năm 1975. Ngoài ra, đời sống kinh
tế rất tồi tệ – không chỉ ở miền Nam mà còn trên toàn
quốc. Lạm phát tăng cao, sản xuất nông nghiệp sụt
giảm, khan hiếm lương thực đặc biệt là ở thành thị, và
viện trợ nước ngoài không còn nữa. Hệ thống kinh tế
kế hoạch hóa tập trung mà chính quyền Cộng sản theo
đuổi đã rơi vào khủng hoảng. Rất nhiều người Việt
Nam rời bỏ đất nước.

Những áp lực này đã buộc giới lãnh đạo đất nước phải
xem xét lại mô hình kinh tế của họ, và rồi cuối cùng họ
phải thay đổi nó. Vào cuối những năm 1980, kinh tế
Việt Nam dần chuyển đổi sang mô hình “kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; trong đó có
nhiều điểm giống với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
ở Thái Lan, Philippines, Indonesia và nhiều quốc gia

277
Chính trị Việt Nam hiện đại

châu Á khác. Đời sống người dân dần được cải thiện
và nền kinh tế nở rộ trên cả nước.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trung bình khoảng


7% mỗi năm trong giai đoạn 1995 - 2013, và là một
trong những nước có tăng trưởng cao nhất châu Á. Vào
giữa những năm 1980, Việt Nam là một trong những
nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, sau đó đã dần trở
thành một quốc gia có thu nhập vào hàng trung bình
thấp. Vào đầu những năm 1990, gần 60% người dân
Việt Nam sống ở mức nghèo đói; song đến năm 2010
con số này đã giảm xuống chỉ còn 21%. Chưa đến hai
thập kỷ, điều kiện sống của hơn 30 triệu người Việt
Nam đã được nâng lên trên mức nghèo đói. Chỉ số phát
triển con người của Việt Nam đã tăng từ 0.439 vào năm
1990 lên 0.617 vào năm 2012.

Những thay đổi quan trọng này về điều kiện sống và


nền kinh tế đã củng cố tính chính danh của chế độ. Một
cuộc khảo sát vào năm 2011 cho thấy rằng mức độ
“ủng hộ chế độ” của người Việt Nam là trên 85% –

278
Chính trị Việt Nam hiện đại

mức cao nhất trong số 11 quốc gia châu Á được khảo


sát. Rõ ràng là con số trên đã cho thấy mức độ ủng hộ
đáng kể của người dân đối với chế độ.

Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm


lại, đầu tư nước ngoài giảm, lạm phát cũng tăng dần và
bất bình đẳng gia tăng. Nếu những xu hướng này ngày
càng tiếp tục, chúng có thể làm xói mòn sự ủng hộ của
công chúng cho chế độ.

Một mối đe dọa khác với chế độ chính là nạn tham


nhũng, và ai cũng phải công nhận tình trạng phổ biến
của nó. Nếu nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng hơn,
chắc chắn niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ
còn suy giảm hơn nữa. Về tổng thể, phần lớn người dân
Việt Nam vẫn chấp nhận tính chính danh của chế độ,
song dường như con số này đang ngày càng tụt giảm.
Đây cũng là một chỉ dấu vô cùng quan trọng cho tiến
trình dân chủ hóa tại Việt Nam.

279
Chính trị Việt Nam hiện đại

c. Kết cấu xã hội

Từ những ngày đầu thành lập, ĐCS đã coi nông dân,


công nhân, thợ mỏ, và những tầng lớp thấp là lực
lượng chính của họ. Cho đến đầu những năm 1980,
nông dân chiếm trên 70% dân số Việt Nam, hiện còn
khoảng 50%.

Vì lợi ích của nông dân, ĐCS đã tiến hành các chương
trình tái phân phối đất quy mô lớn từ địa chủ, gồm cả
đất của Giáo hội Công giáo chuyển cho giới nông dân,
để làm lợi cho gần ba phần tư dân số miền Bắc. Đất đai
lại được tái phân phối một lần nữa khi chương trình tập
thể hóa nông nghiệp kết thúc vào cuối những năm 1980
và đầu những năm 1990. Nông dân, và cả giới công
nhân, đều được hưởng lợi rất nhiều từ các chương trình
giáo dục và phúc lợi của chính phủ.

Cho tới giữa những năm 1990, một tầng lớp trung lưu
mới bắt đầu xuất hiện. Người ta cho rằng giới này
chiếm khoảng gần 20% dân số. Phần đông các blogger,

280
Chính trị Việt Nam hiện đại

những người biểu tình và các nhà bất đồng chính kiến
đến từ tầng lớp trung lưu, song không có bằng chứng
nào cho thấy rằng tâm lý bất mãn phổ biến trong tầng
lớp này. Đúng hơn thì hầu hết giới trung lưu đều chấp
nhận hiện trạng chính trị, và thậm chí họ còn phần nào
biết ơn chính quyền vì điều kiện sống thoải mái mà họ
đang được hưởng.

Sự bất mãn thể hiện rõ hơn ở công nhân và nông dân


so với tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, điều mà họ phàn
nàn không phải là về hệ thống chính trị. Các cuộc biểu
tình của công nhân nhà máy, với số lượng lên đến hàng
trăm cuộc mỗi năm với sự tham dự của hàng ngàn
người, là nhằm để đòi hỏi mức lương cao hơn và điều
kiện lao động tốt hơn.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình của nông dân thì tập
trung chống lại tham nhũng, tịch thu đất đai, và các
hình thức lạm dụng quyền lực khác của quan chức địa
phương. Cuộc biểu tình lớn nhất nổ ra vào năm 1997
với hơn 10 nghìn người dân tham gia từ khắp Thái Bình

281
Chính trị Việt Nam hiện đại

kéo về trung tâm tỉnh. Các cuộc biểu tình khác nhỏ hơn
nhưng thường kéo dài hơn, như cuộc biểu tình của hàng
trăm người dân ở một quận ven sông Hồng nhằm chống
lại một dự án phát triển đô thị trên đất của họ.

Tới nay, chính quyền bắt đầu có những phản ứng mang
tính đối thoại hơn là đàn áp đối với các cuộc biểu tình
của công nhân và nông dân. Mọi cuộc biểu tình đều bị
coi là bất hợp pháp song chính quyền không hình sự
hóa chúng, và thường đổ lỗi cho các chủ nhà máy hoặc
những người quản lý đã gây ra chúng.

Tuy nhiên, chính quyền cũng thường sử dụng vũ lực và


đe dọa người biểu tình, thậm chí đôi khi còn bắt giữ họ.
Song đồng thời, họ cũng lắng nghe và điều tra những
chỉ trích từ phía người biểu tình, và thường công nhận
rằng những phàn nàn ấy là đúng đắn. Để ứng phó với
các cuộc biểu tình nông dân, Chính phủ cũng đã sửa
đổi luật pháp và đưa ra một vài sáng kiến, một trong số
đó chính là các chương trình “dân chủ ở cơ sở”.

282
Chính trị Việt Nam hiện đại

d. Xã hội dân sự

Hồi những năm 1980, tại Việt Nam mới chỉ có một vài
tổ chức xã hội dân sự do chính quyền thành lập, song
tới nay đã có vô số các tổ chức và hiệp hội – như các
tổ chức cộng đồng, các mạng lưới, các nhóm tiêu dùng,
các tổ chức từ thiện, v.v…

Vào cuối những năm 2010, Việt Nam có khoảng 100


nghìn tổ chức không đăng ký (không chính thức) và
khoảng 1.700 tổ chức phi chính phủ có đăng ký chính
thức. Hàng chục tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng
hoạt động tại Việt Nam.

Một điều đáng chú ý là, các nhóm này có thể tận dụng
internet làm kênh truyền thông chính của mình, khi mà
trên 30% người Việt sử dụng internet – một trong
những tỉ lệ cao nhất Đông Nam Á – để tiếp cận
Facebook và YouTube, đọc báo trong nước và quốc tế,
nghe các chương trình truyền hình trên thế giới, cũng

283
Chính trị Việt Nam hiện đại

như tiếp cận hàng trăm blog trong nước (chưa kể đến
những blog của người Việt ở nước ngoài).

Các nhà phân tích đã từng tranh luận rất nhiều rằng với
dạng hình thức, số lượng và hoạt động của các tổ chức,
hiệp hội và các nhóm này, thì liệu có thể hình thành
nên một xã hội dân sự hay không. Tuy khái niệm xã
hội dân sự vẫn chưa được thống nhất, song có thể thấy
một điều rõ ràng là giờ đây người Việt Nam đã được
tự do hơn rất nhiều trong việc tương tác, liên kết và tổ
chức các hoạt động. Họ cũng đã có thể tiếp cận những
nguồn thông tin, những ý tưởng và cảm hứng đến từ
bên ngoài.

Xã hội dân sự có thể mở rộng một phần là nhờ kinh tế


phát triển, đa dạng hóa nghề nghiệp, công việc, và
truyền thông. Cùng với đó, chính quyền cũng giảm bớt
kiểm soát. Một nguyên nhân quan trọng khác là do
nhiều người Việt đã tự hình thành các hiệp hội bất hợp
pháp, song do số lượng quá nhiều khiến các quan chức

284
Chính trị Việt Nam hiện đại

phải thay đổi quy định để hợp pháp hóa những gì người
dân đã tạo ra.

Cũng như trong các xã hội khác, nhiều hoạt động dân
sự ở Việt Nam ít dính dáng đến các vấn đề chính trị.
Hầu hết họ ít chọn đối đầu chống lại hệ thống chính trị.
Nhiều tổ chức chọn tương tác với chính quyền để theo
đuổi các lợi ích, các mối quan tâm, chính sách cụ thể,
và thậm chí thúc đẩy cải cách ôn hòa. Chẳng hạn như
Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng, từ một nhóm nhỏ
các chuyên gia vào năm 1988 nay đã trở thành một
mạng lưới quốc gia với hơn 10 nghìn thành viên, có
chức năng giám sát chất lượng của nhiều loại thực
phẩm, đưa ra lời khuyên cho các cơ quan Chính phủ
trong việc phác thảo và ban hành luật. Mạng lưới Vì
Ngày mai Tươi sáng và Trung tâm Nghiên cứu và Đào
tạo Phát triển Cộng đồng - hai tổ chức hình thành độc
lập với nhau nhằm hỗ trợ người nhiễm HIV – giờ đây
cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến các chính
sách y tế của Nhà nước.

285
Chính trị Việt Nam hiện đại

Một ví dụ thứ ba là mạng lưới các cá nhân, các nhóm


không chính thức và các tổ chức phi chính phủ đã
sử dụng thành công các cuộc biểu tình, truyền thông
đại chúng và vận động hành lang trong giai đoạn
2007 – 2009 để ngăn chặn chính quyền xây dựng
một trung tâm thương mại trên khu đất của một công
viên ở Hà Nội.

Chính quyền thường tỏ ra khá khôn khéo trước các hoạt


động dân sự như vậy. Họ thường xuyên tìm cách khai
thác sao cho vừa có lợi cho chính họ, vừa phù hợp với
chương trình chính trị nói chung. Các tương tác như
vậy giúp cải thiện quan hệ giữa người dân và chính
quyền, củng cố quá trình soạn thảo và thực thi chính
sách, cũng như giúp tăng chất lượng trong tuyên bố của
chính quyền rằng hệ thống chính trị là của dân, do dân,
và vì dân. Kết quả là, như một học giả từng khẳng định,
điều này thúc đẩy cả xã hội dân sự lẫn chế độ.

Mối bận tâm lớn nhất của giới lãnh đạo là các hoạt
động xã hội dân sự có thể làm xói mòn vai trò của ĐCS,

286
Chính trị Việt Nam hiện đại

và khiến cho Việt Nam chệch khỏi con đường dân chủ
xã hội chủ nghĩa, hướng đến một “nền dân chủ tư sản”.
Thực vậy, có một số nhóm xã hội dân sự hy vọng rằng
sự tham dự của người dân theo thời gian sẽ dẫn tới dân
chủ hóa. Website “Diễn đàn Xã hội Dân sự” được tạo
ra vào tháng 9/2013 và nhận được sự ủng hộ của hàng
trăm người, đã kêu gọi người dân Việt Nam đưa ra
quan điểm của mình và sử dụng website để đối thoại
về cách thức giúp cho đất nước ngày càng dân chủ hơn.

Bên cạnh đó, còn có một bộ phận các nhóm cố gắng


tạo ra những thay đổi nền tảng cho hệ thống chính trị,
thông qua việc đối đầu với chế độ. Chẳng hạn, một số
nhóm công khai tuyên bố thành lập các đảng phái với
mục đích giành sự kiểm soát từ tay ĐCS, và thiết lập
một “nền dân chủ thực sự”. Một số khác xuất bản các
tờ báo và tạp chí trực tuyến nhằm phê phán chế độ và
kêu gọi chấm dứt độc tài. Thỉnh thoảng, một số công
nhân cũng cố gắng thiết lập các công đoàn hoàn toàn
độc lập với Liên đoàn lao động của Nhà nước, đồng
thời kêu gọi đa đảng và phản đối chính quyền hiện thời.

287
Chính trị Việt Nam hiện đại

Chính quyền nhanh chóng đàn áp các công đoàn độc


lập này, thậm chí họ còn quấy rầy, ngăn cản và bỏ tù
những người có quan hệ với các đảng phái chính trị,
xuất bản các ấn phẩm trên mạng, hay các blogspot
chống đối ĐCS. Có vẻ như những vụ đàn áp này đã
khiến cho các cá nhân và tập thể dần suy giảm tinh thần
phản kháng trước chế độ độc tài.

e. Ý thức hệ

Chủ nghĩa Cộng sản, cùng với Chủ nghĩa Xã hội và


Chủ nghĩa Marx – Lenin, là ý thức hệ chính thức của
ĐCS. Song giờ đây, đa phần người Việt ngày càng mất
niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản.

Từ năm 1989, hầu hết các chế độ cộng sản đã sụp đổ,
ngoại trừ năm nước: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Bắc
Triều, và Cu Ba. Ở Việt Nam, các đặc trưng của hệ
thống cộng sản mà giới lãnh đạo từng khẳng định cũng
không còn nữa: nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã
bị thay thế bởi nền kinh tế thị trường; nông trường tập

288
Chính trị Việt Nam hiện đại

thể được thay thế bởi các trang trại hộ gia đình; việc
cấm đầu tư nước ngoài được thay thế bằng các sáng
kiến khuyến khích đầu tư nước ngoài; và việc cấm cản
kinh tế tư nhân được thay thế bởi sự ca tụng các hoạt
động kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp và ngân hàng
do Nhà nước sở hữu tiếp tục tồn tại song đã phải tiến
hành cải cách nhằm cạnh tranh với các đối thủ tư nhân,
quốc tế.

Ý thức hệ cộng sản chính là thứ dẫn dắt cho tư tưởng


và hành vi của các thành viên ĐCS. Tuy nhiên, những
ý tưởng ấy ngày nay đã mất đi ý nghĩa đối với hầu hết
mọi người. Theo một số báo cáo, khoảng 80% đảng
viên ĐCS đã không còn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản và
Chủ nghĩa Marx – Lenin nữa. Chính vì vậy, các đảng
viên và nhiều quan chức bắt đầu hướng tới việc tự tạo
dựng cho riêng mình các mối quan hệ cá nhân, khi mà
hệ thống chính trị “đã trở nên bị chi phối bởi mối quan
hệ, tiền bạc và địa vị”.

289
Chính trị Việt Nam hiện đại

Tham nhũng cũng làm xói mòn niềm tin vào chủ nghĩa
cộng sản và chủ nghĩa xã hội bởi vì chính những người
ca ngợi và thúc đẩy các ý tưởng đó lại là những người
tham nhũng nhất. Rất nhiều nhà lãnh đạo của ĐCS
được cho là sở hữu tài sản lớn hơn rất nhiều so với mức
lương của họ.

Đối với nhiều người Việt Nam, việc các nhà lãnh đạo
tiến hành kỷ niệm ngày sinh của Marx và Lenin, cũng
như đưa ra các phát biểu ca ngợi chủ nghĩa cộng sản
khi mà niềm tin vào những điều này đang ngày càng
suy giảm là một điều rất lố bịch. Tình trạng tàn tạ của
ý thức hệ cũng dẫn đến sự bất mãn và phê phán đối với
chính quyền. Nhiều người phê phán cho rằng vẻ ngoài
giả dối của chủ nghĩa cộng sản phải được lột bỏ, và
ĐCS phải trở lại với tên gọi Đảng Lao động, vốn là tên
của nó từ năm 1951 đến 1976.

Chính quyền Việt Nam cũng ca ngợi và thúc đẩy chủ


nghĩa dân tộc, một ý thức hệ được chấp nhận rộng rãi,
chứ không như chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã

290
Chính trị Việt Nam hiện đại

hội. Tuy nhiên, cho đến gần đây, việc chính quyền liệu
có thực sự bảo vệ cho dân tộc Việt Nam cũng bị đặt
vấn đề. Trong nhận thức của nhiều người Việt, những
năm gần đây Đảng và Chính phủ đang từ bỏ chủ quyền
lãnh thổ và sự độc lập trước Trung Quốc. Chẳng hạn
như chính quyền đã để Trung Quốc giành được 200
km2 lãnh thổ tranh chấp vùng biên giới, cũng như cho
phép Trung Quốc đưa rất nhiều công nhân tới khai thác
bauxite và các khoáng sản khác ở Việt Nam. Đảng và
chính quyền dường như không đủ mạnh để ngăn chặn
Trung Quốc, thậm chí còn thờ ơ trong các vụ gây hấn
ở Biển Đông.

Tuy có ít người công khai phê phán, song ngày càng có


nhiều người Việt chia sẻ quan điểm này. Những phê
phán cũng dần trở nên thẳng thắn và trực diện hơn. Họ
gửi thư và kiến nghị cho các lãnh đạo Đảng và Nhà
nước; họ biểu tình ở các đường phố Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, và các thành phố khác để phản đối các
hành động gây hấn của Trung Quốc; họ kêu gọi khẳng
định chủ quyền của Việt Nam, và yêu cầu chính quyền

291
Chính trị Việt Nam hiện đại

phải bảo vệ quốc gia. Thậm chí nhiều người bắt đầu lên
tiếng rằng hệ thống chính trị hiện tại không còn phù
hợp và phải thay thế bằng một nền dân chủ đa nguyên.

f. Bối cảnh quốc tế

Các cuộc nổi dậy thành công bằng “sức mạnh nhân
dân” chống lại các chế độ độc tài ở Philippines, Hàn
Quốc và cuộc nổi dậy bất thành ở Myanmar trong
những năm 1980 ít làm người Việt chú ý. Trong khi
đó, sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản ở Đông Âu và
Liên Xô vào năm 1989-91 tuy đã gây ra cú sốc đối với
Việt Nam song không quá mạnh. Không sự kiện quốc
tế nào trong số các sự kiện này có thể kích thích sự
bùng phát bất mãn của dân chúng và đòi hỏi một nền
dân chủ đa nguyên.

Việt Nam chưa từng trải qua các sự kiện có quy mô


như cuộc biểu tình ở quảng trường Tiananmen (Thiên
An Môn – Trung Quốc) năm 1989. Tác động quan
trọng nhất của các sự kiện này lại chính là thúc đẩy

292
Chính trị Việt Nam hiện đại

chính quyền Việt Nam theo đuổi các chính sách đối
ngoại đa phương, kết giao với nhiều nước và các tổ
chức quốc tế để giữ vững chế độ. Việc thực thi thành
công chính sách này đã phần nào củng cố cho Đảng.

Gần đây, các vụ lật đổ chế độ độc tài ở Trung Đông


càng làm gia tăng quyết tâm của chính quyền Việt Nam
trong việc ngăn chặn các cuộc nổi dậy trong nước.
Thậm chí, hệ quả hỗn loạn từ các cuộc nổi dậy ở
Tunisia, Lybia, Ai cập và cuộc nội chiến Syria cũng
khiến những người ủng hộ nền dân chủ đa nguyên ở
Việt Nam bắt đầu thận trọng.

Có lẽ, sự kiện hiếm hoi truyền cảm hứng cho những


người phê phán chế độ ở Việt Nam chính là bước
chuyển đổi dân chủ ở Myanmar mới đây, khi giới lãnh
đạo quân sự Myanmar đã cho phép các đảng đối lập
biểu tình và giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển
cử. Vụ việc này đã làm dấy lên niềm hy vọng trong
những người phê phán chế độ, rằng một phong trào ủng
hộ dân chủ đủ mạnh có thể sẽ gây áp lực khiến cho

293
Chính trị Việt Nam hiện đại

chính quyền phải hành động tương tự như giới quân sự


Myanmar. Những sự kiện quốc tế như vậy chắc hẳn sẽ
làm lung lay nền tảng của Nhà nước Việt Nam hiện
nay, và mở ra khả năng lớn để chuyển sang hệ thống
dân chủ đa đảng.

4. Kết luận

Trong sáu yếu tố thường gắn liền với sự sụp đổ của các
chế độ độc tài trong những thập kỷ gần đây, chỉ có một
yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đối với Việt Nam, còn các
yếu tố còn lại tương đối mờ nhạt. Điều này cho thấy
rằng việc chuyển đổi sang nền dân chủ đa nguyên của
Việt Nam có lẽ còn khá lâu mới xảy ra.

Yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đó chính là ý thức hệ. Ngày


nay ở Việt nam, chủ nghĩa cộng sản đã dần mất đi ý
nghĩa và tính hấp dẫn của một lý tưởng. Tuy nhiên, giới
lãnh đạo vẫn kiên định theo đuổi nó và đây chính là
điều làm xói mòn sự tín nhiệm của chính quyền trong
mắt nhiều người dân Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc –

294
Chính trị Việt Nam hiện đại

vốn được nuôi dưỡng trong xã hội Việt Nam – cũng là


một ý thức hệ mà ĐCS tuyên bố theo đuổi, nhưng việc
nhượng bộ đối với Trung Quốc trong những năm gần
đây đã làm tuyên bố này mất hẳn giá trị.

Yếu tố thứ hai phần nào tác động tới Việt Nam chính
là số lượng tăng lên nhanh chóng và đa dạng của các tổ
chức, hiệp hội, và các mạng lưới xã hội dân sự. Mặc dù
vậy, chỉ một vài trong số đó thể hiện quan điểm phê
phán về mặt chính trị. Bốn nhân tố còn lại – mức độ
thống nhất trong giới chóp bu, tính chính danh của hệ
thống chính trị, cấu trúc xã hội, và bối cảnh quốc tế –
đều tỏ ra khá thuận lợi để duy trì hiện trạng.

Nhưng ai dám chắc được điều gì sẽ xảy ra? Những dự


đoán ngay cả trong tương lai gần về một hệ thống chính
trị như Việt Nam đều hết sức khó lường, bởi ẩn bên
trong vẻ êm đềm này biết đâu lại có những cơn sóng
ngầm bị che giấu. Hơn nữa, nếu một sự kiện quốc tế
nào đó nổ ra, chẳng hạn như sự sụp đổ của chế độ Cộng
sản Trung Quốc chẳng hạn, chắc hẳn sẽ đột ngột gây

295
Chính trị Việt Nam hiện đại

náo động nền chính trị Việt Nam. Hoặc khi tích tụ
những cuộc biểu tình lớn của nông dân chống lại các
quan chức tham nhũng và chống chiếm đoạt đất đai,
đặc biệt nếu nó có thể lôi kéo được sự ủng hộ của giới
công nhân – những người đang rất uất ức với điều kiện
sống tồi tệ của họ – và lôi kéo được cả những nhà bất
đồng chính kiến, thì việc chuyển đổi chính trị là điều
hoàn toàn khả dĩ.

296
Chính trị Việt Nam hiện đại

Quyển sách này được xuất bản và phát hành với mục
đích phi lợi nhuận.

Biên tập: Ngọc Giao

Trình bày: Mạnh Hùng

Thiết kế: Park Bùi

Nhà xuất bản Tự Do phát hành vào tháng 12/2020.

297
Chính trị Việt Nam hiện đại

298

You might also like