You are on page 1of 58

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh




TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG


CANADA

Môn: Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Thị Thu Oanh

Nhóm 1

Lớp DH43IBC10

1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Canada được cả thế giới biết đến vì có một Chính phủ minh bạch trong vấn đề
tài chính, tự do kinh tế, chất lượng đời sống của người dân cao. Sinh sống và
làm việc tại Canada là ước muốn của nhiều người trên thế giới. Bên cạnh đó đây
còn là Đất nước có nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống, có hàng nghìn
công trình kiến trúc, bảo tàng nghệ thuật khắp đất nước, bên cạnh những điểm
mạnh về thiên nhiên, kinh tế, văn hóa, một điểm mạnh khác nữa mà chúng ta
không thể bỏ sót khi khám phá đất nước và con người Canada, đó chính là tính
lịch sự của người Canada, họ tôn trọng quyền con người và quan tâm đến những
người xung quanh. Canada khá nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng và độc đáo.
Là đất nước của “lá phong đỏ”, nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế,
nên có những món ăn đặc trưng liên quan đến lá phong. Lễ hội là một phần sinh
động của văn hóa Canada. Các lễ hội được tổ chức nhiều nhất vào mùa hè, bắt
đầu bằng ngày Victoria 24 tháng 5. Canada đất nước của sự thanh bình nhưng
không kém phần năng động , là nơi có rất nhiều cảnh đẹp , thiên nhiên hoang dã.
Chính vì thế chúng em đã chọn Canada là đất nước để chúng em làm b tiểu luận
này!

2
Mục lục

I. Tổng quan ....................................................................................................... 4


II. Văn hóa và con người ....................................................................................... 7
1. Cách ứng xử của con người : ....................................................................... 7
2. Những điều cấm kỵ : ....................................................................................... 9
3. Nền giáo dục như thế nào? ........................................................................ 12
4. Ẩm thực: .................................................................................................... 14
5. Lễ hội ......................................................................................................... 22
6. Kiến trúc: ................................................................................................... 26
7. Thể thao ..................................................................................................... 32
III. Văn hóa kinh doanh....................................................................................... 33
1. Cách giao tiếp trong kinh doanh ..................................................................... 33
2. Giờ giấc làm việc ............................................................................................ 35
3. Điều cấm kị trong kinh doanh ......................................................................... 35
4. Nghệ thuật tặng quà......................................................................................... 36
5. Du lịch ............................................................................................................. 37
6.Hợp pháp hóa cần sa. ....................................................................................... 53
7.Kết hôn đồng giới:............................................................................................ 55
IV. Những lưu ý khi đầu tư vào Canada: ............................................................ 55
1. Thuế: ......................................................................................................... 57
2. Môi trường kinh tế: ................................................................................... 58

3
I. Tổng quan

-Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ
với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây
bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương
ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc
Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc
Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện
tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga. Theo diện tích
đất, Canada xếp thứ tư. Quốc gia nằm giữa các vĩ độ 41°B và 84°B, và
giữa các kinh độ 52°T và 141°T.
-Tên gọi Canada bắt nguồn từ kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois
Saint Lawrence, nghĩa là "làng" hay "khu định cư". Năm 1535, các cư
dân bản địa của khu vực nay là thành phố Québec sử dụng từ này để chỉ
đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến làng
Stadacona. Cartier sau đó sử dụng từ Canada để nói đến không chỉ riêng
ngôi làng, mà là toàn bộ khu vực lệ thuộc vào Donnacona (tù trưởng tại
Stadacona); đến khoảng năm 1545, các sách và bản đồ tại châu Âu bắt
đầu gọi khu vực này là Canada.
Trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, "Canada" nói đến phần lãnh thổ
nằm dọc theo sông Saint-Laurent thuộc Tân Pháp. Nhằm trừng phạt
việc Mười ba thuộc địa kháng cự, Anh Quốc mở rộng trên quy mô rất lớn
lãnh thổ Canada theo Đạo luật Quebec 1774, bao gồm cả lãnh thổ chưa
được định cư tại khu vực Ngũ Đại hồ kéo xuống sông Ohio. Một phần
lãnh thổ đơn phương thêm vào này được chuyển giao cho Hoa Kỳ vào
năm 1783, song Canada thuộc Anh vẫn giữ lại toàn bộ vùng đất phía bắc
của Ngũ Đại Hồ (tạo thành phần lớn Ontario hiện nay). Năm 1791, người
Anh định danh khu vực này là Thượng Canada và khu vực có truyền
thống nói tiếng Pháp là Hạ Canada, chúng tái thống nhất thành tỉnh
Canada vào năm 1841.
Đến khi liên bang hóa vào năm 1867, Canada được chọn làm tên gọi pháp
lý của quốc gia mới, và từ Dominion (lãnh thổ tự trị) được ban để làm
danh hiệu của quốc gia. Tuy nhiên, khi Canada khẳng định quyền tự chủ
của mình khỏi Anh Quốc, chính phủ liên bang ngày càng chỉ sử
dụng Canada trong các tài liệu nhà nước và hiệp định, sự thay đổi này
được phản ánh thông qua việc đổi tên ngày lễ quốc gia từ Ngày Lãnh thổ
tự trị sang Ngày Canada vào năm 1982.

4
-Quốc kì: Quốc kỳ Canada (tiếng Anh: Flag of Canada; tiếng Pháp:
Drapeau du Canada), cũng gọi là Lá phong (tiếng Anh: Maple Leaf) hay
Một lá (tiếng Pháp: l'Unifolié) gồm một nền đỏ và một ô màu trắng tại
trung tâm của nó, ở giữa ô này có đường nét một lá phong đỏ cách điệu
với 11 đầu nhọn. Thiết kế này được thông qua vào năm 1965 nhằm thay
thế quốc kỳ Liên hiệp. Hồng thuyền kỳ Canada được sử dụng không
chính thức từ thập niên 1890 và đến năm 1945 thì được Xu mật viện
thông qua để sử dụng "ở bất cứ nơi nào hoặc sự kiện nào có thể giương
lên một hiệu kỳ đặc trưng của Canada".

-Quốc huy: Quốc huy Canada (tiếng Anh: Arms of Canada, tiếng
Pháp: armoiries du Canada), còn được gọi là Huy hiệu Hoàng gia
Canada (tiếng Anh: Royal Coat of Arms of Canada, tiếng Pháp: armoiries
royales du Canada) hoặc tên đầy đủ chính thức là Vũ khí Toàn quyền Nữ
hoàng bên phải Canada (tiếng Anh: Arms of Her Majesty The Queen in
Right of Canada, tiếng Pháp: Armoiries de Sa Majesté la Reine du Chef
du Canada) là, kể từ năm 1921, chính thức huy của vua Canada và do đó
cũng của Canada. Nó được mô phỏng chặt chẽ sau quốc huy của Vương
quốc Anh với các yếu tố đặc biệt của Pháp và Canada thay thế hoặc thêm
vào những thứ có nguồn gốc từ phiên bản Anh.
-Thủ đô: Ottawa
+Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada thành phố
lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario. Ottawa nằm trong thung lũng sông
Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía
Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo

5
bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario
và Québec.
+Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào
năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn
1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng
thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng
1.148.785. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và
theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song
ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều
công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh
Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation
Building), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường
đại học như Đại học Carleton và Đại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng
có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như
Toronto, Montréal và Vancouver.
-Thành phố lớn nhất: Toronto
+Toronto là thành phố đông dân nhất tại Canada và là tỉnh lỵ của
tỉnh Ontario. Thành phố nằm ở miền Nam Ontario, tại bờ phía tây bắc
của hồ Ontario.
+Toronto là thủ đô thương nghiệp của Canada, là nơi đặt trụ sở của sở
giao dịch chứng khoán Toronto và năm ngân hàng lớn nhất toàn quốc.
Những khu vực kinh tế hàng đầu trong thành phố là tài chính, dịch vụ doanh
nghiệp, viễn thông, hàng không vũ trụ, giao thông, truyền thông, nghệ thuật,
xuất bản, sản xuất phần mềm, nghiên cứu y tế, giáo dục, du lịch và, và kỹ
thuật.
-Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, Tiếng Pháp
-Tôn giáo: đa phần là ki-tô giáo và không tôn giáo, còn lại là tôn giáo khác.
-Diện tích:
• Tổng cộng: 9.984.670 km2 (3.855.100 sq mi)
• Đất liền: 9.093.507 km2 (3.511.023 sq mi)
-Dân số:
• 2018 ước tính: 37.242.571
• Mật số: 3,92 /km2 (10,2 /sq mi)
-GDP (PPP): Ước lượng 2018
6
• Tổng số: 1.847 nghìn tỷ USD
• Bình quân đầu người: 49,775 USD
-GDP (danh nghĩa): Ước lượng 2018
• Tổng số: 1.798 nghìn tỷ USD
• Bình quân đầu người: 48,466 USD
-Mã vùng điện thoại: +1
-Tiền tệ : Đô la Canada ($) (CAD)

-1 đô la Canada = 1 CAD = 17.676 VNĐ


-10 đô la Canada = 10 CAD = 176.761 VNĐ
-100 đô la Canada = 100 CAD = 1.767.614 VNĐ
-1000 đô la Canada = 1000 CAD = 17.676.146 VNĐ
-10000 đô la Canada = 10000 CAD = 176.761.464 VNĐ
-1 triệu đô la Canada = 1 triệu CAD = 17.676.146.496 VNĐ

II. VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI

1. CÁCH ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI :


 Chào hỏi và giao tiếp:
- Khi gặp gỡ một người Canada, nghi thức chào hỏi phổ biến nhất đó
chính là bắt tay, ôm và hôn nhẹ vào gò má nếu là người đã quen
biết. Khi chưa quá thân thiết, không nên giữ khoảng cách quá gần,
tránh đụng chạm thân mật hoặc gọi thẳng tên khi chưa được đề
nghị.

7
- Khi giao tiếp, người Canada cũng rất coi trọng ánh mắt. Ánh mắt
không nhìn thẳng vào người đối diện khi nói có thể bị xem là đang
né tránh điều gì đó, hoặc không tôn trọng đối phương. Ngoài ra,
bạn cần giữ thái độ thân thiện và lịch sự, đừng quá căng thẳng .
Tuổi tác cũng là vấn đề cần lưu ý, nếu bạn gặp người Canada có độ
tuổi dưới 30 tuổi thì hỏi tuổi không thành vấn đề, nhưng với người
có vẻ ngoài trung niên thì không nên hỏi.
- Người Canada nổi tiếng với sự lịch thiệp, nhẹ nhàng và tinh tế
trong những cuộc giao tiếp thường nhật. Câu “Xin lỗi” và “Cảm
ơn” xuất hiện khá thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ,
được xem như là một thói quen hằng ngày của người dân nơi đây.
Với họ, lời xin lỗi không có nghĩa là vì họ có lỗi mà đó là sự tôn
trọng – tôn trọng đối phương và tôn trọng cuộc nói chuyện của cả
hai.
 Tặng quà: Người Canada thường tặng quà nhau trong dịp sinh nhật
và Giáng sinh. Nếu bạn được một người Canada mời đến nhà dùng
bữa tối, bạn có thể chọn mua một hộp socola, một bó hoa hay một
chai rượu. Nhưng cần nhớ là không được tặng hoa lily trắng, vì ở
Canada, hoa đó chỉ dùng trong đám tang. Đừng tặng tiền như một
món quà cho người Canada vì như thế là bất lịch sự. Còn nếu bạn
là người được nhận quà, khi nhận quà hãy bóc quà ngay tại đó. Hãy
nhớ cởi giày, dép và để bên ngoài khi được mời đến nhà người
khác.
 Văn hóa dùng bữa: Dùng bữa với người Canada khá thoải mái và
không có quá nhiều nguyên tắc phức tạp, nhưng vẫn có một số điều
về phép lịch sự mà bạn nên chú ý: bạn nên cầm nĩa bằng tay trái và
cầm dao bằng tay phải, chờ chủ nhà bắt đầu dùng bữa rồi mới được
dùng, không nên ăn trước khi chủ nhà bắt đầu, khi ăn không chống
hai khuỷu tay của bạn lên bàn, bạn có thể từ chối dùng thêm đồ ăn
hay uống mà không cần giải thích bất cứ điều gì, để thừa một chút
thức ăn ở cuối bữa vẫn có thể được chấp nhận. Nếu bạn dùng bữa
tại nhà hàng, quán ăn thì đừng quên để lại một ít tiền “típ” cho
nhân viên phục vụ, thường là 10-15% số tiền bạn thanh toán trong
hóa đơn.

 Văn hóa công cộng:

8
- Cấm hút thuốc ở những nơi công cộng như nhà hàng, văn phòng,
các cơ sở công cộng. Nếu muốn hút thuốc thì người đó phải ra khu
vực cho phép hút thuốc hoặc ngoài trời, khu vực có ít người, kế cả
trời nắng, mưa hay mùa đông.
- Canada cũng hạn chế việc bán và uống rượu, không được uống
rượu, các chất có độ cồn ở nơi công cộng. Thông thường, học chỉ
uống một ít rượu như một cốc rượu vang nhẹ trong bữa ăn.

2. NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ : ở những thành phố khác sẽ có


những điều cấm kị khác và trên toàn quốc cũng có những cấm
kị chung.
 Nova Scotia: Họ phải mặc áo sơ mi hoặc dạng áo quân đội có cổ và
tay, quần dài hoặc quần ngố lịch sự, mang giày và tất, luôn luôn
giữ quần áo sạch sẽ, và tuyệt đối không được mặc áo thun.
 Alberta: Ở vùng này, sơn màu cho một chiếc thang gỗ là phạm
pháp. Ngoài ra, người dân vùng này còn không được mua bán và
nuôi chuột trừ khi có giấy phép đặc biệt.
 Ontario:
- Việc gắn bất cứ thiết bị tạo tiếng động nào ngoài chuông hay
còi cho xe đạp đều là phạm luật, mức phạt lên đến 5000$ khi
kéo còi gây ồn.
- Luật của vùng quy định khi ở công viên, người dân không
được phép có các hành động quá khích, bạo lực, đe dọa,
cũng không được sử dụng ngôn ngữ bất lịch sự. Do đó, bạn
nên kiềm chế đừng chửi thề khi ở đây, nếu không muốn bị
phạt.
- Bạn không được phép chơi nhạc cụ ở công viên, văn phòng
hay các khu dân cư theo các thức hoặc với âm lượng gây mất
trật tự.
- Nếu khách ở không thanh toán tiền, khách sạn có quyền bán
ngựa hay xe của họ để trả chi phí ăn ở.
- Chính quyền thành phố ban hành điều luật này nhằm hạn chế
tiếng ồn từ 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng của thành phố. Tuy
nhiên, trong luật lại viết rằng: Nghiêm cấm la hét, huýt sáo
và hát hò vào mọi lúc.
- Không được phép tắm khỏa thân.
-

9
 Toàn quốc:
- Bạn sẽ bị phạt nặng, thậm chí là tống giam nếu giả vờ thực
hiện bất cứ điều gì liên quan tới bùa phép, phù thủy, trù ếm.
- Bất cứ ai cố ý dọa Nữ hoàng Anh đều bị coi là phạm pháp
trong Bộ luật hình sự của Canada.
- Bạn không được trả quá nhiều tiền xu khi mua một món
hàng, Theo luật tiền tệ Canada năm 1985, số đồng xu mỗi
người sử dụng khi thanh toán là giới hạn.
- Việc đúng giờ ở Canada rất được coi trọng. Bạn không nên
đến quá sớm hoặc quá muộn so với giờ hẹn. Nếu một người
Canada hẹn bạn vào lúc 3 giờ, điều đó có nghĩa là bạn nên
đến vào đúng 3 giờ. Đến muộn sẽ được coi như hành động
thiếu tôn trọng với người hẹn, tuy nhiên nếu đến sớm quá,
bạn có thể sẽ làm phiền khi họ đang làm việc khác.
- Theo luật về đồ uống có cồn tại Canada, bạn chỉ được mang
rượu từ bang này sang bang khác nếu có sự cho phép của
ban quản lý đồ uống có cồn của tỉnh bang. Vào 28/5/2012,
luật thay đổi đã cho phép mang rượu đi, nhưng chỉ rất ít.
- Ghế tập đi cho trẻ em: Từ năm 2004, các nhà khoa học
Canada kết luận rằng các ghế tập đi có thể dẫn tới chấn
thương đầu, gãy xương, thậm chí là tử vong ở trẻ em, do làm
trẻ có khả năng vận động lớn hơn bình thường.
- Không nên mang theo các loại thực phẩm có chứa chất thịt
động vật trên cạn: Canada rất hạn chế việc đem các loại thực
phẩm có chứa chất thịt vào trong nước, ngay cả đồ khô, đồ
hộp (nghĩa là cả các loại xúc xích, khô bò, lạp
xưởng…)..Các thực phẩm từ thịt, củ, quả dưới bất kỳ hình
thức nào thì bạn đều không được mang vào lãnh thổ của
Canada. Để đảm bảo cho sức khỏe của con người cũng như
ngăn cản các bệnh dịch từ các nước khác đem đến nên
Canada quy định rất nghiêm ngặt vấn đề này và điều đó
khiến cho bạn có thể gặp rắc rối trong thủ tục nhập cảnh.
Nếu trong hành lý bạn có các loại thực phẩm này mà không
khai báo và nhân viên CBSA tại cửa khẩu phát hiện thì bạn
có thể bị phạt lên đến C$1,300 hay thậm chí bị buộc tội.

10
- Canada quy định mức tối đa mà bạn có thể được mang vào
là 3000USD. Nếu trên mức đó bạn cần phải khai báo chính
xác và chờ được xét duyệt thì mới được đem vào lãnh thổ.
- Khi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, bạn phải đặt gọn
gàng những tờ tiền vào tay người nhận nếu không muốn bị
xem là một kẻ thô lỗ. Trong những trường hợp khác như
trong ngân hàng, nhân viên sẽ đặt tiền lên bàn cho khách hay
trong quán bar thì khách sẽ để tiền lên bàn của người phục
vụ quầy.
- Người Canada chỉ chúc tụng một cách trịnh trọng một lần
duy nhất khi tham gia buổi tiệc. Thậm chí , người nào nhấc
ly lên và nói câu chúc đến lần thứ 2 sẽ bị đánh giá là kẻ học
đòi.
- Khi đến thăm viếng nhà người quen dù thân hay không, bạn
cũng nên tế nhị mang theo một món quà tượng trưng. Thể
loại quà sẽ phụ thuộc vào thành viên trong ngôi nhà đó, ví dụ
như nhà có trẻ nhỏ thì bạn nên tặng đồ chơi hay kẹo, nhà có
đàn ông thì tăng rượu, nhà có phụ nữ thì đừng quên mang
theo hoa.
- Hành động giơ tay lên và cong một hay vài ngón tay là ám
hiệu tục tĩu và khó được người Canada chấp nhận.
- Đừng bao giờ chỉ tay vào người khác dù trong bất kỳ hoàn
cảnh nào, đây là một lỗi giao tiếp không đáng có mà bạn có
thể tránh bằng cách mở rộng bàn tay ngửa lên và hướng về
phía người đó.
- Người Canada cũng cho rằng “quà tặng không bằng cách
tặng”, do đó họ rất chú ý đến cách mà mình được trao quà.
Cụ thể, bạn nên đưa bà bằng cả hai tay, hoặc dùng tay phải
và có sự hỗ trợ của tay trái, tuyệt đối không nên đưa bằng
một tay.
- Họ luôn duy trì không gian cá nhân và tôn trọng không gian
cá nhân của người khác. Ví dụ, ở Canada, bạn sẽ thấy rằng
mọi người giữ khoảng cách ngay cả khi nói chuyện với
nhau. Không giống như nhiều nền văn hóa khác, người
Canada không đứng gần nhau khi nói chuyện.

11
3. NỀN GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?
 Giáo dục là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người
dân Canada. Canada là quốc gia đầu tư nhiều cho giáo dục (tính
bình quân đầu người) so với các nước trong tổ chức phát triển và
hợp tác kinh tế (OECD) và cao nhất trong khối các nước.
 Canada là một trong số ít các quốc gia xuất hiện trong top 10 về
toán học, khoa học và đọc hiểu.
 Trong các buổi họp phụ huynh, việc giáo viên thuyết phục cha mẹ
của học sinh đồng ý cho các em được học theo chương trình điều
chỉnh riêng để có thể phát huy tối ưu khả năng của mình, không
phải là chuyện hiếm. Cá thể hóa chương trình học, giúp học sinh
được học đúng với sở thích và nhu cầu của mình, thay vì gò ép tất
cả các em vào một khuôn mẫu có sẵn - đó chính là cách giáo dục
Canada biến trường học thành nơi mang lại niềm vui cho học sinh.

Đầu tư nghiên cứu và phát triển lĩnh vực giáo dục đại học (Các chỉ
số khoa học và công nghệ chính của OECD, 2017)

 Những thông tin cá nhân của học sinh chỉ có học sinh đó và nhà
trường được biết. Không có gọi điểm cả lớp sau giờ kiểm tra.
Không có bảng xếp thứ hàng tháng photo thành nhiều bản gửi cho
phụ huynh cả lớp. Không có bàn tán: “Tháng này mày đứng thứ
mấy? Bài kiểm tra thằng kia được mấy điểm?” Tóm lại là không có

12
sự so sánh và “thi đua”, một khái niệm dường như là cốt lõi của
nền giáo dục Việt Nam.
 Sự riêng tư đó không dừng lại ở điểm số. Một học sinh có thể bị
đánh giá là chậm hiểu (learning disability) hơn các bạn trong lớp,
nhưng không có ai, thậm chí cả học sinh đó, biết được sự đánh giá
này.
 Tại các diễn đàn về thanh thiếu niên toàn cầu, những học sinh
Canada luôn gây ấn tượng bằng những bài thuyết trình tự tin và có
trọng lượng trước đám đông. Thế hệ học sinh mới tại Canada được
bồi đắp trong môi trường học tập coi trọng các kỹ năng sống, tôn
trọng ý kiến cá nhân, khuyến khích các em dám đưa ra ý kiến và
dũng cảm bảo vệ ý kiến của mình, dù là khác biệt với đám đông,
trước toàn thế giới.
 Canada có nhiều trường đại học danh tiếng, được xếp hạng cao trên
thế giới như : Đại học Toronto, Đại học Bristish Columnbia, Đại
học McGill…. Bằng cấp của Canada được công nhận trên toàn thế
giới.
 Trong lớp học ở Canada, theo luật, giáo viên bắt buộc phải bảo vệ
thông tin cá nhân của học sinh. Ở cấp độ đại học, khi sinh viên đã
đủ tuổi trưởng thành, các thông tin y tế của sinh viên còn không
được phép tiết lộ cho cha mẹ của sinh viên đó, nếu chưa được
phép. Ví dụ một người mẹ gọi đến phòng khám của trường đại học
yêu cầu được biết có phải con mình đã đến đây khám thai hay
không, thì nếu người con chưa cho phép, phòng y tế hay nhà
trường sẽ không được nói gì cả.
 Canada không có một bộ giáo dục hay một hệ thống sách giáo khoa
trên toàn quốc. Mỗi tỉnh có một cơ quan phụ trách giáo dục riêng.
Mỗi quận lại có một hội đồng giáo dục quản lý các trường học
trong địa phận của mình. Mỗi trường có các hướng dẫn chung về
những nội dung cần dạy. Nhưng trách nhiệm cuối cùng là ở người
giáo viên trực tiếp đứng lớp. Họ tự lên giáo án và chọn sách để dạy
học sinh. Tuy nhiên, kết quả giáo dục lại được đánh giá đồng nhất
bởi nó dựa vào chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất
lượng học tập của học sinh. Năm 2017 được coi là năm bội thu về
giáo dục Canada. Với chính sách mở cửa của Chính phủ, các
trường đại học đã đón một lượng du học sinh Quốc tế cao đột biến

13
so với các năm trước. Đó cũng là năm mà “xử sở lá phong” khảng
định được vị thế của mình trên đấu trường giáo dục toàn cầu.
 giáo dục ở Canada miễn phí từ năm 4 tuổi cho đến hết lớp 12. Đại
học khá rẻ (nếu so với một gia đình ở nông thôn ta cho con đi học
đại học ở Hà Nội). Nhà nước cho vay tiền để học đại học, khi nào
ra trường đi làm có lương mới phải trả nợ dần. Nếu lâu quá vẫn
nghèo không trả được thì có thể nhà nước xem xét xóa nợ luôn.
Nếu bố mẹ bỏ tiền vào một quỹ tiết kiệm để dành cho con đi học
đại học từ lúc còn nhỏ, đến năm 18 tuổi, nhà nước sẽ cho số tiền
tương ứng (match) với số tiền mà bố mẹ đã tiết kiệm được.
 Môi trường giáo dục cũng là một trong những mối quan tâm trọng
yếu bởi Chính phủ Canada. Mật độ dân số tại các thành phố thấp,
môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, an ninh
luôn được đảm bảo, người dân thân thiện – tất cả tạo nên một đất
nước đáng sống và học tập. Ngoài ra, đất nước này cũng được đánh
giá rất cao bởi hệ thống phúc lợi xã hội rất tốt cũng như y tế có
chất lượng.

4. ẨM THỰC:

 Poutine
Poutine được xem là một trong những món ăn đặc trưng và độc đáo nhất
của đất nước Canada. Món ăn này được làm từ khoai tây chiên kiểu Pháp
kết hợp với một loại pho mát sữa đông và nước sốt thịt nâu.

14
Đây cũng là món ăn thường xuyên có mặt trong bữa tối của người dân
Canada. Thậm chí, đất nước này còn tổ chức cả lễ hội Poutine hằng
năm trên khắp các thành phố để tôn vinh món ăn này.
 Thịt xông khói kiểu Canada
Khác với kiểu thịt xông khói truyền thống được làm từ thịt bụng lợn, thịt
xông khói kiểu Canada làm từ phần thịt thăn của lợn được ngâm trong
nước có pha muối và lăn qua bột ngô. Người dân Canada rất chuộng món
thịt này và sử dụng chúng để dùng chung với khá nhiều món ăn của
mình.

Để có thể thưởng thức món ăn này, bạn có thể đến Carousel Bakery ở St.
Lawrence Market Toronto, một cửa hàng nổi tiếng thế giới với món
sandwich kẹp thịt xông khói kiểu Canada.
 Ceasar cocktail
Được chế biến bởi quản lý nhà hàng Calgary Walter Chell năm 1969,
món cocktail này nhanh chóng trở thành một món uống phổ biến tại
Canada. Thành phần làm nên món thức uống này chính là nước clamato,
rượu vodka, một chútWorchester và viền một lớp muối ở miệng ly.

15
 Pizza kiểu Canada
Pizza kiểu Canada có lớp bánh không quá dày và nặng như kiểu Mỹ, lớp
topping đa dạng và sáng tạo hơn nhiều so với những kiểu bánh truyền
thống của Ý. Hai kiểu bánh đặc trưng nhất của Canada đó là Cronenberg
Crash (bao gồm ngò pesto, đậu phụ cay, xoài, đậu phộng và ớt chuông)
và Wayne Gretzky (pho mát sữa đông, pho mát mozzarella, pho mát
cheddar, xúc xích Ý, sốt thịt heo cay, ớt lát và hành tây).

16
Bạn có thể dễ dàng thưởng thức các loại pizza này ở các của hàng trong
khu phố Kreuzberg ở Berlin.
 Bánh Tart bơ
Đây là một món bánh tuyệt ngon của xứ sở lá phong. Món bánh này độc
đáo ở lớp vỏ bánh xốp giòn hòa cùng vị nhân béo ngậy bởi hỗn hợp bơ,
đường và trứng. Một số nơi còn cho thêm nho khô vào nhân bành để làm
tăng thêm vị ngon cho món bánh này

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món bánh tart bơ này tại các của hàng bánh
ngọt ở Canada. Nhưng nếu muốn thưởng thức hương vị bánh tuyệt nhất,
bạn nên đến Butter Tart Trail ở Kenilworth, Ontario
 Nanaimo Bars
Đây là một món tráng miệng không cần lò nướng và được đặt tên theo
thành phố bờ biển phía tây của Nanaimo. Món ăn này được làm từ hỗn
hợp cốm, bơ đông lạnh và sô cô la tan chảy. Một vài cửa hàng còn sáng
tạo thêm một vài hương vị khác như bạc hà, bơ đậu phộng, dừa, trà
xanh... cho món ăn này.

17
 Súp đậu khô
Món súp đậu khô được coi là một trong những món ăn cổ điển kiểu Pháp
đặc trưng của Canada. Món ăn này đã được chế biến bởi các nhà thám
hiểm khi khai phá vùng đất mới bằng cách sử dụng thịt ướp muối, hạt đậu
khô cùng các loại rau tự trồng được.

 Tourtière
Món ăn này là sự kết hợp giữa lớp vỏ bánh pie xốp giòn và hỗn hợp nhân
thịt lợn, thịt bò và thịt bê cùng một số loại hương vị thảo mộc và gia vị.

18
Mặc dù Tourtière có bán quanh năm tại các của hàng, nhưng món ăn này
lại thường được dùng phổ biến nhất vào dịp Giáng Sinh và năm mới.

 Tôm hùm Canada


Là một trong những nước có trữ lượng xuất khẩu tôm hùm và cá tuyết lớn
nhất trên thế giới nên không có gì phải ngạc nhiên khi ẩm thực hàng đầu
được nhắc đến ở Canada là tôm hùm, đây cũng được mệnh danh là “ vua
hải sản” trong hơn 160 loài cá và giáp xác có mặt ở vùng đất này.

19
 Xi-rô cây lá cây phong

Mỗi độ mùa đông tại Canada, khi tuyết bắt đầu tan chảy, động vật thức
dậy sau một giấc ngủ dài là mùa của xi-rô ngọt từ cây phong mà mọi
người dân Canada đều háo hức mong bắt đầu. Canada là nước xuất khẩu
hơn 85% xi-rô được chiết xuất từ cây phong trên toàn thế giới. Màu đỏ
sẫm trải dài đan xen với màu đen huyền diệu nên thơ giữa những cánh
rừng phong và sự hòa quyện tuyệt vời giữa những đêm giá lạnh và tiết
xuân ban ngày ấm áp của đất nước Canada báo hiệu mùa bội thu nhựa
cây lá phong trong suốt để làm nguyên liệu chế biến si-rô.

20
 Rượu vang đá
Canada là quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất các loại rượu vang
(icewine), các loại vang hiếm, và ngon liên tục nhận được huy
chương vàng trong các cuộc thi rượu vang quốc tế có uy tín nhất.
Những mùa đông khắc nghiệt đã giúp các nhà sản xuất rượu nho tự
nhiên tại Canada đông lạnh chúng, và thông qua các bàn tay có tay
nghề cao,các loại rượu vang ngon hơn mà không có rượu vang nào
trên thế giới có thể sánh bằng..

21
 Ốc vòi voi
Ốc vòi voi là một trong những đặc sản biển của Canada do tính chất
ưu đãi nhờ môi trường biển lạnh và sạch sẽ của bờ biển Thái Bình
Dương Canada. Ốc vòi voi Canada được đánh bắt từ các khu vực
ngoài khơi bờ biển ngoài khơi bờ biển British Columbia và danh
tiếng của thủy sản chất lượng này có từ sự thu hoạch, quá trình và
đóng gói cẩn thận

5. LỄ HỘI

Celebration of Light – Lễ hội ánh sáng, thành phố Vancouver

22
Là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất Canada, lễ hội Celebration
of Light còn được gọi là Lễ hội ánh sáng hay Lễ hội bắn pháo hoa. Thực
chất, đây là một cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tổ chức thường niên tại
thành phố sôi động Vancouver, Canada. Được tổ chức vào ngày 25/7
hằng năm và kéo dài 4 ngày, lễ hội này mỗi năm thu hút hàng triệu lượt
du khách trong và ngoài nước đến với Vancouver. Celebration of Light
có thể được xem là lễ hội mùa hè được mong chờ nhất của người dân nơi
đây. Đến với lễ hội này, bạn sẽ được chứng kiến những màn pháo hoa
độc đáo, đa dạng, rực rỡ sắc màu từ rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Calgary Stampede – Lễ hội cao bồi, Calgary, bang Alberta

Thành phố Calgary, bang Alberta nổi tiếng từ lâu với lễ hội cao bồi
Calgary Stampede, được xem là một trong những sự kiện lớn nhất hằng
23
năm của Canada. Lễ hội này được tổ chức vào tuần thứ 2 và thứ 3 của
tháng 7, kéo dài 10 ngày với các hoạt động như diễu hành ngoài trời, đua
ngựa, đua xe ngựa,... được gọi là lễ hội rodeo. Ngoài ra, còn rất nhiều
hoạt động khác được tổ chức như biểu diễn ca nhạc, hội chợ, triển lãm
nông nghiệp,... Các bạn sẽ phải ấn tượng khi được chứng kiến cuộc diễu
hành trong lễ hội này bởi quy mô của nó lớn hơn cả những cuộc diễu
hành quanh sân vận động của những sự kiện thể thao lớn như World Cup.
Vì vậy mà lễ hội này còn được mệnh danh là cuộc trình diễn ngoài trời
lớn nhất thế giới.

Quebec Winter Carnival - Lễ hội mùa đông, thành phố Quebec

Đây là một lễ hội thường niên được tổ chức vào cuối tháng 1, đầu tháng
2, là khoảng thời gian lạnh nhất của mùa đông và kéo dài 17 ngày. Trong
suốt thời gian lễ hội, có rất nhiều các hoạt động ngoài trời diễn ra như
trượt tuyết, trượt băng, đi xe ngựa trượt tuyết, câu cá tuyết,... Và đặc biệt,
một hoạt động thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách đến đây chính là
cuộc thi chạm khắc tuyết. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình
chạm trổ băng tuyết tinh xảo từ những nhà điêu khắc tài ba mà không nơi
nào có thể có được.
Lễ Hội Hải Sản Quốc Tế

24
Dành cho những ai yêu thích hải sản thì tại lễ hội này, bạn sẽ được
thưởng thức nhiều loại hải sản khác nhau: Tôm hùm, Cua, Mussels. Có
cơ hội tham gia vào cuộc thi ăn Oyster, thi nấu ăn và thưởng thức các
chương trình văn nghệ miễn phí ngoài trời,… Lễ hội này chỉ kéo dài 3
ngày từ 15/09 đến 18/09 tại thủ đô Charottetown.
Lễ hội hoa TULIP

25
Nhắc tới Canada, người ta không thể không nhắc tới lễ hội hoa lớn nhất
thế giới, thường được tổ chức trong 11 ngày, từ ngày 9 – 19/5 hàng năm
tại thủ đô Ottawa xinh đẹp. Ước tính, lễ hội hàng năm thu hút khoảng hơn
500.000 lượt người, vơi sự tham gia đông đảo của các nhà tổ chức, người
yêu nghệ thuật, du khách và những người thích lễ hội tới thưởng thức và
tôn vinh vẻ đẹp của hơn 100 loài hoa Tulip tỏa sáng trong lễ hội.

6. KIẾN TRÚC:
 Tháp CN
Tháp CN - Canadian National Tower (Tháp quốc gia Canada) là một
ngọn tháp nổi tiếng thế giới của thành phố Toronto, bang Ontario,
Canada. Đây là kết cấu độc lập cao nhất thế giới nằm trên đất liền.
Công trình được xem như biểu tượng của thành phố Toronto nói riêng
và một trong những biểu tượng của Canada nói chung. Từ tháp có thể
thấy toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của cả thành phố.

 Tòa nhà Habitat 67

26
Mỗi cái hộp nhô ra là một căn hộ.
Tòa nhà mang tên Habitat 67 là một tổ hợp công trình nằm trên cầu cảng
Marc-Drouin, Montreal, Canada. Công trình có dạng hình kim tự tháp
xuất xứ từ những ý tưởng “điên rồ” của nhóm Archigram. Mỗi cái hộp
nhô ra là một căn hộ. Có thể nói, Habitat 67 là một tòa nhà có kiến trúc
đặc biệt thách thức với trọng lực. Tòa nhà đặc biệt này được xây để phục
vụ World Expo 67.
 Sân vận động Rogers Centre

27
Con bọ cánh cứng Rogers Centre là một sân vận động đa năng với tên gọi
trước đây là SkyDome, được nhiều người biết đến với vị thế và tầm quan
trọng hơn cả trung tâm Air Canada. Được xếp vào danh sách 1 trong 10
sân vận động lớn trên thế giới với cấu trúc độc đáo và nguôn kinh phí
cao, Rogers Center với kinh phí cao ngất ngưỡng cùng sức chứa lên đến
70.000 người được xem là sân vận động đầu tiên lớn nhất trên thế giới
vào những năm 1989.
Sân vận động Rogers Centre nằm cạnh tháp truyền hình CN

 Old City Hall

28
Tòa Thị chính cũ Toronto được bảo tồn như di tích lịch sử
Một địa danh nổi tiếng ở Toronto về kiến trúc mà bạn không thể bỏ qua,
đó chính là Old City Hall, nơi mang đậm phong cách kiến trúc cổ của
Canada.
 New City Hall

Nhiều người vẫn thường đùa rằng Toronto là thành phố có đến 2 Tòa thị
chính. Bởi bên cạnh Old City Hall xưa cũ, Toronto còn có cả New City
Hall vừa xây dựng vào năm 1965 do kiến trúc sư người Phần Lan Viljo
Revell thiết kế.
Với sự dung hòa đáng kinh ngạc giữa kiến trúc cũ và mới của Toronto,
sau khi khám phá New City Hall, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thú vị
khi được đứng ở một góc xa để yên lặng ngắm nhìn hai tòa nhà - một mới
một cũ - Old City Hall và New City Hall cùng trở nên mờ ảo dưới ráng
chiều, rồi lại bừng sáng ánh đèn khi đêm buông xuống.
 Tuyến đường sắt White Pass & Yukon Route

Hệ thống đường sắt này được xây dựng chỉ trong 26 tháng, sử dụng 450
tấn thuốc nổ để khai thông đường núi ven biển của Canada và hoàn thành
vào năm 1900. Đến nay, tuyến đường sắt này vẫn sử dụng chiếc tàu cổ
điển và lâu đời nhất có niên đại từ năm 1881.

29
 Thư viện Quốc gia Canada

Công trình Thư viện Quốc gia Canada nổi tiếng về xây dựng hiện đại và
dễ tiếp cận địa điểm. Nằm trên thành phố Ottawa của Canada và nó được
xây dựng vào năm 1953. Số lượng sách có sẵn trên thư viện này là gần 19
triệu cuốn sách.
 Lâu đài Casa Loma

30
Không chỉ riêng nước Pháp mới sở hữu những tòa lâu đài cổ kính, ở
thành phố Toronto, Canada cũng sở hữu tòa lâu đài như vậy. Thành phố
trẻ tuổi này bằng cách nào đó lại mang trong mình công trình kiến trúc có
từ đầu thế kỷ 20 mang tên Lâu đài Casa Loma.
Đến Casa Loma, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt
đẹp và nguyên vẹn hệt như 100 năm trước.

31
7. THỂ THAO
Đây là một khía cạnh ít được chú ý ở đất nước này nhưng thực sự người
dân Canada rất có tinh thần thể thao.
Bóng chày là môn thể thao lâu đời và là một trong những môn phổ biến
nhất ở Canada. Công viên bóng chày lâu đời nhất trên thế giới – Labatt
Park, hiện vẫn đang hoạt động tại tỉnh bang Ontario.

Ngoài ra còn có Lacrosse (bóng vợt – biến thể của môn khúc côn cầu),
được tuyên bố là môn thể thao quốc gia của Canada vào năm 1859.
Khúc côn cầu là môn thể thao quốc gia của Canada (Nguồn: 360connect)

32
III. Văn hóa kinh doanh

1. Cách giao tiếp trong kinh doanh

 Về trang phục:

Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canada. Chính vì vậy bạn nên
ăn mặc trang trọng và lịch sự. Trang phục trong kinh doanh của họ thể hiện
tính thẩm mĩ và thuận tiện.

Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là: váy công sở hay những bộ vét
truyền thống,... Việc đeo thêm đồ trang sức sẽ càng làm tăng thêm tính thẩm
mỹ cho trang phục của bạn.

Đối với nam giới, trang phục thích hợp nhất là: Comple và cà vạt,...

Bạn cũng cần phải hết sức chú ý trong ăn mặc vào mùa đông, bởi vì mùa
đông ở đây rất lạnh. Bạn cần phải mang theo áo khoác ấm, găng tay và giầy
ủng cách nhiệt để đi ngoài trời.

 Về cử chỉ giao tiếp, chào hỏi:

Trong văn hoá kinh doanh của Canada, bắt tay được sử dụng khi chào hỏi
hay giới thiệu. Khi tiếp xúc với
người Canada, bạn cần phải tỏ ra rất
cởi mở và thân thiện. Khi nói
chuyện bạn cũng nên nhìn thẳng
một cách tự nhiên vào đối phương
để thể hiện thái độ chân thành, tôn
trọng và sự quan tâm tới điều họ
nói.

Người Canada không ưa sự phô


trương. Họ luôn tỏ ra khéo léo trong
giao tiếp. Vì thế ở nơi đông người, họ thường
Hình biết
1: Cửcách
chỉkìm
giaonén
tiếpthái
và độ
chào
tranh cãi hay giận dữ. hỏi (nguồn google)
Thứ tự tên của người Canada là: tên thánh- tên đệm- tên họ.
33
Cũng như văn hóa kinh doanh của các nước khác, khi gọi tên đối tác
Canada một cách kính cẩn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Thông
thường thì cần phải thêm chức danh vào trước tên họ, hoặc nếu không thì
phải thêm vào cách gọi “ông” hay “bà” vào trước tên họ.

Về vấn đề gọi tên bạn cần phải hết sức lưu ý đối với trường hợp của
những người Canada nói tiếng Pháp. Với những người này, bạn cần phải
thêm cách gọi “ông”, “ngài” hay “bà” vào trước tên họ. Đồng thời bạn cũng
phải chú ý phát âm đúng các tên. Bạn cũng có thể gọi tên của họ nhưng chỉ
khi nào được họ yêu cầu.

 Về ngôn ngữ:

Canada có 2 ngôn ngữ chính thống là: Tiếng Anh, Tiếng Pháp. Rất nhiều
các tổ chức Canada đòi hỏi các tài liệu cần phải có cả tiếng Anh và tiếng
Pháp. Chính vì vậy tốt hơn cả là trong danh thiếp của bạn phải in cả bằng
tiếng Anh và tiếng Pháp.

 Gặp gỡ, đàm phán:

Có một đặc điểm có thể thấy đó là


trong các buổi họp đều mang tính chất
dân chủ, bạn có thể bày tỏ ý kiến của
mình, điều này tạo ra không khí trao
đổi thẳng thắn và mục đích nhanh
chóng là đi đến thoả thuận.
Hình 2: Gặp gỡ đàm phán trong
kinh doanh (nguồn google)
Khi giải quyết một vấn đề hay đưa ra một vấn đề các nhà kinh doanh
Canada thường căn cứ trên cơ sở thực tế và kinh nghiệm, ít dựa trên cảm
giác chủ quan của bản thân mình. Họ giải quyết vấn đề rất thực tế và cũng
ra quyết định khá nhanh chóng. Mọi quyết định đều phải tuân thủ theo
những quy định của công ty.

 Ăn uống:

Việc tổ chức các buổi chiêu


đãi cũng như tiệc kinh doanh
rất phổ biến ở Canada. Khi đến
một bữa tiệc chiêu đãi xã giao,
bạn có thể đến muộn song
không được muộn quá 15 phút.
34

Hình 3: Ăn uống (nguồn google)


Hiện nay, họ thường tổ chức tiệc vào bữa điểm tâm, bữa trưa diễn ra khá
nhẹ nhàng.

Người Canada chỉ mời những vị khách rất danh dự đến nhà mình dùng
bữa, thường là bữa tối. Bạn chỉ được phép ăn khi chủ nhà đã bắt đầu ăn, và
cần phải mời mọi người những món ăn chính trước khi tự ăn. Khi bạn
không muốn ăn gì đó, bạn chỉ cần từ chối lịch sự, điều đó là bình thường và
không bị coi là bạn không tôn trọng chủ nhà. Bạn cũng phải hết sức chú ý
trong việc sử dụng dao và dĩa. Người Canada sẽ đánh giá rất cao về bạn nếu
sau bữa tối đó, bạn gọi điện hoặc gửi thư cảm ơn họ.

2. Giờ giấc làm việc

Giờ hành chính của cơ quan ở Canada là từ 9h tới 17h bắt đầu từ thứ 2 đến thứ
6, tuy nhiên thời gian làm việc thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian thích hợp để
sắp xếp cuộc hẹn là vào các buổi sáng.

Một điểm nữa cần chú ý khi ghi ngày tháng sắp xếp cuộc hẹn là: ở Canada,
người ta ghi ngày tháng theo thứ tự: ngày- tháng- năm như Việt Nam.

Trong các buổi họp kinh doanh thường có không khí rất trang trọng, vì thế bạn
cũng cần phải giữ tư thế trang nghiêm, nghiêm túc.

Với người Canada, đến đúng giờ cho các cuộc hẹn làm việc hoặc kinh doanh là
điều vô cùng quan trọng. Vậy nên trong các cuộc hẹn phỏng vấn tuyển dụng, bạn
cần đến trước giờ hẹn từ 5-10 phút. Nếu không thể tới đúng giờ, hãy chắc chắn gọi
cho nhà tuyển dụng thống báo về vấn đề của bạn và đưa ra thời gian có mặt để họ
nắm được.

3. Điều cấm kị trong kinh doanh


 Người Canada thích đi thẳng vào vấn đề, không thích lòng vo và dài dòng,
vì vậy bạn cần chuẩn bị bài giới thiệu về bản thân, công ty cũng như các
vấn đề đàm phán một cách ngắn gọn và súc tích nhất.
 Không nên đề cập đến các vấn đề văn hoá tôn giáo theo ý không tốt.
 Không được để tay chống khuỷu lên bàn ăn, đó được xem là hành động bất
lịch sự.
 Ở nơi làm việc người Canada không sử dụng nước hoa hay các sản
phẩm đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc. Bởi vậy tốt nhất
bạn không nên dùng các sản phẩm này hoặc nếu có thì cũng rất hạn

35
chế.
  Người Canada không ưa sự phô trương. Họ luôn tỏ ra khéo léo
trong giao tiếp. Vì thế ở nơi đông người, họ thường biết cách kìm nén
thái độ tranh cãi hay giận dữ.
 Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó, cử chỉ này bị coi là
thiếu sự tôn trọng họ.
 Không được đến muộn. Trong các cuộc hẹn bàn về công việc kinh
doanh, yếu tố đúng giờ là yếu tố hàng đầu, mặc dù có thể đối tác
Canada có thể tới muộn. Nếu bạn đến muộn, phải kịp thời điện thoại
thông báo cho đối tác của mình biết.
 Canada cấm hút thuốc ở nơi công cộng. Ở Canada, còn có quy định
cấm hút thuốc lá trong nhà hàng, văn phòng, các cơ sở công cộng. Ai
muốn hút thuốc phải ra ngoài trời, bất kể khi đó đang là mùa đông hay
mưa gió.

4. Nghệ thuật tặng quà


 Thông thường, người Canada thường tặng quà nhau trong dịp sinh nhật và
Giáng sinh. Nếu bạn được người Canada mời đến nhà dùng bữa tối, bạn có

36
thể chọn mua một hộp socola, một bó hoa hay một chai rượu.

 Đặc biệt ở thành phố Quebec, nếu bạn muốn tặng rượu cho ai đó, hãy chắc
chắn đó là chai rượu ngon nhất, tốt nhất bạn có thể mua. Hoặc không, khi
được mời đến dùng bữa tối của người Quebec, tặng hoa cũng là một hình
thức phổ biến và được yêu thích. Nhưng cần nhớ là không được tặng hoa
lily trắng, vì ở Canada, hoa đó chỉ dùng trong đám tang. Còn nếu bạn là
người được nhận quà, khi nhận quà hãy bóc quà ngay tại đó.

 Nếu bạn có tặng quà cho đối tác, nên sử dụng hai tay. Tay phải là tay chính
thường được sử dụng cùng với sự hỗ trợ của tay trái đi kèm đó là phong tục
của người Canada.
 Bạn có thể tặng quà đối tác của mình khi kết thúc một giao dịch. Món
quà không nên đắt tiền, người Canada thường thích những món quà
bạn mang tới từ đất nước của bạn.

5. Du lịch
5.1 Những địa điểm nổi tiếng
 Núi đá Rockies, điểm du lịch Canada thách thức thế giới

37
Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thích sự trải nghiệm leo lên
những dãy núi cao của thế giới. Dãy Canadian Rockies nằm phía Tây Canada,
thuộc bang British Columbia và Alberta, là một trong những địa điểm du lịch
của Canada thu hút những tay leo núi chuyên nghiệp. Một số hệ thống sông
băng, hồ, hẻm núi, hang động đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới.
 Đảo Vancouver, thiên đường du lịch Canada
Với diện tích 31 285 km², Vancouver bao gồm hệ thống hang động, rừng
nguyên sinh cùng với các ao hồ sông suối và bờ biển trải dài.
Đây thực sự là một thiên đường để bạn có thể câu cá, ngắm cá voi, chơi golf và
cũng có thể thăm các vườn trái cây hay các cánh đồng.

38
 Churchill, Manitoba điểm tham quan gấu Bắc Cực Canada
Là một thị trấn nhỏ bên bờ biển thuộc vịnh Hudson, Churchill là nơi trú ngụ của
gấu Bắc Cực khi mùa đông đến. Nếu bạn có cơ hội tới đây, bạn sẽ có cơ hội
quan sát những chú gấu Bắc Cực to lớn bằng những loại xe có thiết kế riêng vô
cùng an toàn. Đây là địa điểm lý tưởng cho ngững người muốn đắm mình vào vẻ
hoang sơ của tự nhiên.

39
 Thác Niagara
Với dòng thác bạc trắng xóa,mặc dù không đạt độ cao bằng thác Angel hay độ
rộng như Victoria nhưng Niagara vẫn là thác nước nổi tiếng nhất thế giới. Chính
sự độc đáo của những cột nước đổ thẳng xuống đã khiến cho nới này trở thành
địa điểm du lịch Canada độc đáo. Nhiều du khách ưa thích sự mạo hiểm đã chọn
nơi này để thực hiện những cú vượt thác bằng thuyền ngoạn mục.

Hằng năm vào mùa đông, thác Niagara trở nên kỳ vĩ hơn bao giờ hết, khung
cảnh ở đây được bao phủ một màu trắng xóa do nước đã bị đóng băng. Nhiều du

40
khách bất chấp cái lạnh khắc nghiệt để tận mắt chứng kiến và ghi lại những hình
ảnh về hiện tượng thiên nhiên hi hữu này.

 Thành phố lớn nhất Canada, Toronto


Toronto là thành phố lớn nhất Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario,
nằm ở phía Đông Nam Canada, kéo dài từ bờ bắc hồ Ontario đến cực đông hồ
Great Lake. Toronto là thành phố đa văn hóa, sắc tộc, nghệ thuật và được xem là
một trong những thành phố an toàn nhất Bắc Mỹ. Thành phố này nổi tiếng với
những tòa cao ốc chọc trời, đại học Toronto, các đội bóng và băng cầu lớn.

41
Năm 2017, tạp chí Travel + Leisure bình chọn Canada là “điểm đến của năm”.
Một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến đây là thành phố Toronto lớn
nhất nước với 2,6 triệu dân. Thành phố hiện đại cung cấp cho du khách dịch vụ
tốt nhất với hàng loạt nhà hàng đẳng cấp thế giới, các bảo tàng, trường đại học
hay khu di tích lịch sử.

 Vịnh Fundy
Vịnh Fundy nằm giữa tỉnh New Brunswick và Nova Scotia trên bờ đông Bắc
Mỹ. Đây là một địa danh Canada nổi tiếng trên thế giới với sự độc đáo của thủy
triều cao nhất hành tinh. Khi thủy triều lên mực nước biển sẽ dâng cao 16.2m
ước lượng khoảng 100 tỷ tấn nước biển tương đương với lưu lượng của các con
sông nước ngọt trên thế giới công lại.

42
 Thành phố lâu đời nhất Canada- Quebec
Nơi đây là một kho báu kiến trúc cổ và là một bảo tàng lưu giữ những chứng
tích lịch sử thuộc địa châu Âu trong khoảng thời gian dài. Quebec ngày nay vẫn
còn được bảo tồn nguyên vẹn những giá trị văn hóa, tinh thần của những cộng
đồng đặt chân đến Châu Mỹ sớm nhất. Và nơi đây trở thành di sản văn hóa thế
giới được UNESCO công nhận năm 1985.

43
Nằm ở phía Tây Canada, Quebec nổi tiếng là thành phố duy nhất được bao
quanh bởi tường thành cùng những con đường rải sỏi. Nơi này quy tụ nhiều loại
hình nghệ thuật, cung cấp cho khách du lịch cơ hội trải nghiệm văn hóa đa dạng
thông qua các lễ hội, hội chợ.

44
Với những du khách yêu thích trượt tuyết, Whistler ở British Columbia chắc
chắn là địa điểm không thể bỏ qua. Họ có thể di chuyển bằng cáp treo lên khu
nghỉ dưỡng. Đây cũng là một trong số những dốc trượt tuyết lý tưởng nhất thế
giới.

45
Thị trấn Whistler quyến rũ với các nét đặc trưng của ngôi làng núi cao ở châu
Âu với những ngôi nhà mang màu sắc ấm áp. Ngoài ra, do chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ, chi phí du lịch Canada không quá cao.

Nằm trên đảo Vancouver, thành phố Victoria nên thơ với dãy nhà cổ kính, đầy
màu sắc cạnh eo biển. Mỗi năm, Victoria đón nhận hơn 3 triệu du khách.

46
Bến cảng luôn tấp nập những chiếc thuyền ngắm cá voi, thủy phi cơ cùng các
chiếc tàu đi biển. Tuy nhiên, hoạt động du lịch dường như không ảnh hưởng
mấy đến vẻ bình yên, thơ mộng của thành phố mang tên Nữ hoàng Victoria.

Lâu đài Hatley nằm ngay ngoài địa phận thành phố Victoria. Đây từng là ký túc
xá cho các học viên của Đại học Quân sự Hoàng gia Roads. Ngày nay, du khách
có thể thoải mái tham quan tòa lâu đài có lịch sử hơn 100 năm này.

47
Chuyến du lịch Canada chắc chắn không thể hoàn hảo nếu du khách bỏ sót
Vườn Quốc gia Banff. Những ngọn núi phủ tuyết đổ bóng xuống mặt nước, rừng
cây xanh mướt chạy dọc hai bên hồ Moraine tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp, gây ấn
tượng với khách du lịch từ mọi góc nhìn.

Cách đó vài km về phía Bắc, Vườn Quốc gia Jasper cung cấp địa điểm lý tưởng
để dã ngoại, cắm trại với khu vực rộng hơn 10,3 km còn giữ được vẻ đẹp hoang
dã, nguyên sơ.

48
Tại thành phố Edmonton, khách du lịch được trải nghiệm cảm giác đắm mình
trong làn nước mát lạnh ở công viên nước trong nhà lớn thứ hai thế giới nằm
ngay trong West Edmonton – khu thương mại lớn nhất Bắc Mỹ.

Edmonton còn là nơi tuyệt vời để thưởng thức các món ăn từ nhiều nền văn hóa
khác nhau, đặc biệt Ukraina. Làng Di sản Văn hóa Ukraina được đặt ngay tại thủ
phủ tỉnh Alberta. Du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, cuộc sống của dân nhập
cư cũng như học cách làm món bánh Pierogi truyền thống.
49
Montreal mang đậm hương vị châu Âu. Người dân ở đây chủ yếu dùng tiếng
Pháp. Thành phố này cũng là điểm đến hấp dẫn với các bảo tàng nổi tiếng thế
giới cùng cơ hội chiêm ngưỡng những con phố, cửa hàng bằng đá cuội cổ kính.

Đảo Prince Edward được biết đến như nơi khai sinh tiểu thuyết nổi tiếng “Anne
tóc đỏ dưới chái nhà xanh” của nhà văn Lucy Maud Montgomery. Đây đồng
thời là địa điểm trong mơ với bãi biển tuyệt đẹp, những ngọn hải đăng cùng các
thị trấn cổ kính.

50
Thác Niagara cũng có sức hấp dẫn riêng với khách du lịch. Trong suốt thế kỷ
qua, ngọn thác nằm giữa Mỹ và Canada này luôn là địa điểm du lịch nổi tiếng.
Tầm nhìn từ phía Canada rất đẹp, tạo cho người xem cảm giác vừa đầy sức sống
vừa hùng vĩ nhưng không mất đi nét bình yên.

* Bên cạnh cách thắng cảnh và kiến trúc thu hút khách du lịch, thì các lễ
hội ở đây cũng mang lại nguồn khách du lịch không ít.

5.2 Những điều cần chú ý khi đi du lịch ở Canada


 Quy định về hành lý mang theo

Ở Canada có sự quy định về cân nặng và từng dụng cụ hành lý các bạn mang
theo rất nghiêm ngặt. Nếu bạn cố ý mang theo những đồ vật bị cấm thì bạn có
51
thể bị từ chối nhập cảnh tại đất nước này. Những quy định chung bạn cần nắm
được là không được mang những vật nhọn bằng kim loại, các chất lỏng, dễ
cháy,...
Đặc biệt là các thực phẩm từ thịt, củ, quả dưới bất kì hình thức nào thì bạn cũng
không dược mang vào lãnh thổ Canada. Để đảm bảo cho sức khỏe con người
cũng như năn các dịch bệnh từ nước khác đem đến nên Canada quy định rất
nghiêm ngặt về vấn đề này.
 Quy định tiền mặt mang trong người

Để đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách cũng như là cho quốc gia nên du
khách bị giới hạn số lượng tiền mặt mang theo trong người. Canada có quy định
mức tối đa có thể mang là 30 000USD. Nếu trên mức đó, bạn cần khai báo chính
xác và phải chờ xét duyệt thì mới được đem vào lãnh thổ. Chính vì vậy, bạn nên
đem theo thẻ tín dụng là hợp lý nhất.
 Quy định về việc dẫn trẻ con khi đi du lịch Canada

52
Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên trong chuyến đi có trẻ em, bạn cần có một lá
thư công chứng tiếng Anh ghi nhận lại sự đồng ý của cha mẹ hoặc là người giám
hộ về chuyến đi này.
 Gây tiếng ồn tại nơi công cộng

Đây là điều đặc biệt cấm kị khi bạn dạo chơi tại các công viên hoặc vườn thú
hay bất cứ nơi đâu thuộc quyền sở hữu của Nhà nước này. Canada có luật, quy
định rõ ràng về việc giữ trật tự nơi công cộng, vì vậy khi đến những địa điểm nà,
bạn không được chơi nhạc cụ, nói to, nói tục, bấm còi xe,...
6. Hợp pháp hóa cần sa. Canada hợp pháp hóa cần sa từ tháng 10
Canada trở thành quốc gia thứ hai sau Uruguay hợp pháp hóa việc sở hữu và sử
dụng cần sa tiêu khiển như một loại hàng hóa, được ví là một ngành công nghiệp
trị giá 4 tỷ USD.
Thủ tướng Canada cho rằng việc hợp pháp hóa cần sa trên toàn quốc sẽ bảo vệ
thế hệ trẻ của đất nước thông qua việc lấy đi thị trường từ các tổ chức tội phạm.

“Kể từ ngày 17/10, các hệ thống bán lẻ cần sa sẽ được điều hành bởi chính
quyền tỉnh. Tôi mong quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trơn tru và theo đúng
trật tự”, Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu hôm 20/6 trong một buổi
họp báo tại Ontario.
Theo AP, Thượng viện Canada đã phê chuẩn luật hợp pháp hóa cần sa hôm 19/6.

Thủ tướng Trudeau cho biết mục đích của việc hợp pháp hóa cần sa là để lấy đi
thị trường từ tội phạm có tổ chức, tránh tình trạng chúng kiếm lời từ việc bán
cần sa cho trẻ em vị thành niên.

Dự luật sẽ giúp chính phủ Canada quản lý thị trường cần sa chặt chẽ hơn, ngăn
chặn trẻ em dưới 18 tuổi tiếp cận chất kích thích này.
53
Người dân hào hứng thay thế lá phong bằng lá cần sa trên quốc kỳ Canada sau khi
Thượng viện phê chuẩn dự luật hợp pháp hóa chất kích thích này. Ảnh: Globe and
Mail.

Ông Trudeau đồng thời lưu ý chính phủ sẽ coi cần sa như rượu vang và thuốc lá,
và một số người hoàn toàn có thể trồng chúng tại nhà.

Tuy nhiên, 2 tỉnh Quebec và Manitoba đã đưa ra quyết định cấm người dân tự
trồng cần sa, dù dự luật liên bang quy định mỗi cá nhân có thể trồng tối đa 4 cây.

"Mỗi tỉnh có thể thiết lập luật lệ riêng. Nhưng các cá nhân hoàn toàn có khả
năng thách thức điều luật đó”, Bộ trưởng Tư pháp Wilson-Raybould cho biết.

Theo AP, thị trường cần sa Canada đã tăng vọt trong những ngày gần đây nhằm
ủng hộ dự luật của Thượng viện.

“Tuy nhiên, người dân cần lưu ý từ giờ cho đến 17/10 thì việc sử dụng cần sa,
ngoài trong trường hợp y tế, là vi phạm pháp luật. Tôi kêu gọi tất cả người dân
Canada tiếp tục tuân theo luật hiện hành cho đến khi dự luật hợp pháp hóa cần
sa đi vào hiệu lực”, bà Wilson-Raybould nhấn mạnh.

54
7. Kết hôn đồng giới:

Canada chính thức trở thành nước thứ tư trên thế giới coi hôn nhân đồng giới là
hợp pháp vào thứ tư ngày hôm qua sau khi thượng nghị viện nước này bỏ phiếu
đa số tán thành đạo luật hôn nhân đồng giới.
Bỉ, Hà Lan và Tây Ban Nha đã cho phép những người đồng giới được kết hôn
và một số tỉnh ở Canada trong một khoảng thời gian cũng đã chấp nhận hôn
nhân đồng giới.
Thượng viện đã bỏ phiếu tán thành với tỉ lệ 47 trên 21 phiếu vào hôm thứ ba vừa
qua để thông qua đạo luật hôn nhân đồng giới do các nghị sĩ thành viên trong
đảng tự do hiện đang nắm chính quyền đệ trình lên quốc hội.
Thượng viện đã tán thành đạo luật này bất chấp làn sóng phản đối dữ dội từ phía
các nghị sĩ đảng bảo thủ và các tổ chức tôn giáo, họ xem đạo luật này như là một
đòn công kích vào trật tự tôn giáo.
Đạo luật này có hiệu lực kể từ hôm qua khi thẩm phán toà án tối cao phê chuẩn
nó. Việc phê chuẩn các đạo luật thường do tổng đốc Adrienne Clarkson, người
đại diện cho nữ hoàng Anh Elizabeth, nhà lãnh đạo của Canada thực hiện.
Nhưng Clarkson đang hồi phục sau trận ốm.
Chính phủ do đảng tự do cầm quyền nói nó phải thảo ra đạo luật này để cho
phép các cuộc hôn nhân đồng giới trên khắp Canada sau khi các toà án của tám
trong số mười quận đã phê chuẩn rằng định nghĩa về hôn nhân đồng giới là trái
luật pháp.

Những người phản đối lo rằng nhà thờ và các quan chức tôn giáo hội có thể vì
thế mà từ chối không làm lễ cho các cuộc hôn nhân đồng giới.

Mặc dù đạo luật cho dân đồng giới nam và nữ quyền được tiến hành hôn lễ như
các cặp hôn phối bình thường, nhưng rõ ràng các quan chức giáo hội sẽ không
cho phép các cặp đồng giới được kết hôn trong nhà thờ.

Một số tỉnh ở Canada trở thành điểm đến cho những cặp đồng tính từ các quốc
gia khác, họ muốn kết hôn tại đây. Những yêu cầu về việc cư trú tại Canada ít
khắt khe hơn so với các nước cũng cho phép hôn nhân đồng giới, nhưng các cặp
hôn nhân đồng giới mới này có lẽ không được công nhận tại quê hương của họ.

55
Lễ hội Pride Toronto
Tuần lễ Pride là một lễ hội kéo dài 10 ngày được tổ chức tại Toronto, Ontario,
Canada vào cuối tháng 6 hằng năm. Lễ hội tổ chức nhằm kỉ niệm sự tự hào của
cộng đồng LBGT, và là một trong những lễ hội lớn nhất thế giới dành cho người
đồng tính. Lễ hội bao gồm nhiều sân khấu với các tiết mục biểu diễn và sự góp
mặt của các DJ. Trung tâm của lễ hội là thành phố nhà thờ và làng Wellesly,
trong khi các cuộc diễu hành và tuần hành chủ yếu dọc theo con đường Yonge
Street, Gerrard Street và Bloor Street.

56
Lễ hội Pride tại Ottawa thể hiện niềm tự hào của cộng đồng LGBT
IV. Những lưu ý khi đầu tư vào Canada:
1. Thuế:
- Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 11 nước thành viên của
CPTPP có 4 nước thành viên thuộc khu vực châu Mỹ bao gồm Canada,
Chile, Mexico và Peru. Trong số này, có tới 3 nước mà Việt Nam lần đầu
tiên có quan hệ FTA là Canada, Mexico và Peru. Đặc biệt, đây đều là
những nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá Việt Nam
rất cao ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: Canada (95%), Chile
(95%), Peru (81%) và Mexico (77%).
- Bộ đánh giá Việt Nam hiện đang là nước có lợi thế trong thương mại song
phương với Canada, trong đó xuất khẩu có giá trị cao gấp 5 lần nhập
khẩu. Với việc xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi
CPTPP có hiệu lực, bao trùm 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thị
trường Canada mang lại rất nhiều cơ hội để ta đẩy mạnh xuất khẩu, đặc
biệt là đối với một số mặt hàng như thuỷ sản, đồ gỗ, dệt may và giày dép,
về thuỷ sản, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản được hưởng thuế xuất
0% từ ngày 14/1.Bên cạnh đó, 78% kim ngạch xuất khẩu giày dép của
Việt Nam sang Canada hưởng thuế suất 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực.
57
- Theo số liệu thống kệ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai
chiều giữa Việt Nam – Canada đã tăng gấp 3 lần từ 1,14 tỷ USD năm
2010 lên 3,85 tỷ USD trong năm 2018; trong đó Việt Nam luôn xuất siêu
sang Canada, năm 2018 giá trị xuất siêu đạt 2,14 tỷ USD.
- Bên cạnh đó vẫn còn chút khó khăn đối khi hệ thống luật thương mại của
Canada tương đối phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Canada phải chịu sự
điều tiết của luật liên bang và luật nội bang. Các luật này nhiều khi không
thống nhất (nhất là đối với bang Québec). Trong khi đó sự am hiểu về luật
của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế.
- Rào cản phi thuế quan: Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu có
điều kiện của Canada: Hầu hết các mặt hàng nằm trong nhóm này đòi hỏi
phải có giấy phép, và giấy phép đó chỉ được cấp khi có đơn hợp lệ được
xuất trình cho Cục Kiểm soát xuất nhập khẩu Canada .
- Rào cản thuế quan: Chỉ có Chính quyền Liên bang mới có quyền thu thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu vào Canada. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu
vào Canada phải báo cáo với Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA),
là cơ quan liên bang chính chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các qui
định pháp lý thương mại, biên giới và thuế.
2. Môi trường kinh tế:
- Canada có nền kinh tế lớn thứ 9 trên Thế giới, là thành viên của tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) và thuộc nhóm G8
- Ngành dịch vụ chiếm ưu thế ( chiếm ¾ nền kinh tế Canada)
- Các ngành khai thác sơ khai như : khai thác gỗ và dầu mỏ là hai ngành
quan trọng nhất
- Ngành công nghiệp ô tô, xe máy,… cũng là ngành đặc biệt quan trọng
- Theo số liệu thống kê GDP của Canada là $1592 tỷ ( 2016), trong đó
nông nghiệp chiếm 1,7%; công nghiệp 28,5% và dịch vụ 68,9%
- Nền kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với nền kinh tế Hoa Kỳ
- Thương mại quốc tế đóng góp phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt
là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng.

58

You might also like