You are on page 1of 4

Lời giải tham khảo

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT môn Vật lí – VPhO 2018
(Phiên bản 1.0 ngày 26.1.2018)

Phần thi: Thực hành Vật lí


Ngày thi thứ 3: 13/01/2018

(1Lời giải đề xuất bởi thầy giáo Nguyễn Thành Lập , giảng viên khoa Vật lí, ĐH Sư Phạm Hà Nội)
Chú ý: Các kết quả được trình bày dưới đây được đo từ mạch điện được cấu từ diot thường
N4148 và diot Zener 5,1V nên có thể khác đôi chút ở các giá trị điện áp cần tìm so với kết quả các bạn
đo được từ thiết bị được phát theo đề. Tuy nhiên cách làm và các giá trị của điện trở hoàn toàn chính
xác. Ở đây đề bài dùng 3 loại điện trở rất dễ mua và phổ biến là 10Ω; 100Ω và 150Ω các điện trở này có
sai số trong khoảng từ 1% đến 5%.

Mắc mạch điện khảo sát đặc tuyến V-A của hộp đen theo hai chiều với chú ý khi điện áo khảo sát
dưới 6V em nên dùng chiết áp điện tử. Nếu điện áp đến khoảng 6V mà dòng điện chưa đến 200mA em
thay chiết áp bằng biến trở để khảo sát tếp phần còn lại.
Nếu đủ khéo em có thể chỉ dùng biến trở để khảo sát cũng được tuy nhiên như vậy rất mạo hiểm
có thể làm hỏng linh kiện trong hộp!
Sơ đồ khảo sát:
A

Nguồn Chiết áp ĐT V X

A
Nguồn V X

1
Lời giải trên được thực hiện bởi các thành viên nhóm xPhO và cộng tác viên. Trong quá trình giải bài và soạn thảo không thể
tránh khỏi sai sót, mọi sự góp ý xin gửi tới nhóm xPhO qua Facebook Page: https://www.facebook.com/xPhO.org

1|Page
Ta thu được bảng số liệu sau:

U(V) I(mA) U(V) I(mA) U(V) I(mA) U(V) I(mA) U(V) I(mA) U(V) I(mA)
2.876 199.1 1.251 39.94 0 0 -1.424 -14.45 -3.998 -51.33 -6.52 -121.5
2.667 180.2 1.171 32.68 -0.184 -1.16 -1.62 -17.33 -4.253 -55.11 -6.75 -140
2.513 164.2 1.03 20.26 -0.299 -1.87 -1.97 -22.07 -4.563 -59.62 -7.02 -159.1
2.324 145.9 0.965 14.97 -0.431 -2.71 -2.255 -26.11 -4.748 -62.2 -7.19 -170.4
2.117 124.8 0.888 9.57 -0.526 -3.37 -2.52 -29.9 -5 -66.1 -7.31 -179.5
1.94 107.2 0.766 5.05 -0.663 -4.62 -2.747 -32.95 -5.243 -69.7 -7.43 -189.1
1.769 90.1 0.601 3.78 -0.758 -5.65 -3.014 -36.99 -5.579 -75.8 -7.53 -196.2
1.631 76.6 0.432 2.73 -0.913 -7.58 -3.253 -40.46 -5.737 -78.4
1.489 62.6 0.296 1.87 -1.085 -9.84 -3.54 -44.64 -6.01 -83.4
1.372 51.98 0.179 1.13 -1.252 -12.09 -3.757 -47.8 -6.28 -102

Đặc tuyến V-A qua hộp đen theo hai chiều

2|Page
 Nhánh I và IV chứng tỏ nhánh I là nhán thuận của điốt zener. Nhánh IV là nhánh ngược!
 Nhánh I, II, III chứng tỏ có hai điốt mắc ngươc chiều nhau do có 2 đoạn gấp khúc phi tuyến tính!
 Nhánh 2 là đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ nên trong vùng này nó giống như một điện trở không đổi
tuân theo định luật Ôm. Vì vậy chắc chắn E là một điện trở R1.
 Do đoạn I dốc hơn đoạn III và đoạn III dốc hơn đoạn II nên điện trở đoạn I nhỏ hơn II và đoạn III
nhỏ hơn II. Cho thấy I phải là đi ốt zener nối tiếp với R1.
 Theo chiều ngược lại lúc đầu mọi đi ốt không dẫn nhưng điện trở lại tăng cao nhất (Nhánh II)
chứng tỏ R1 nối tiếp với một điện trở. Vậy A hoặc D là điện trở thì phần tử còn lại D hoặc A là điốt
zener. Khi đó nhánh giữa là đi ốt thường nối tiếp điện trở!
Từ các nhận xét trên ta có mạch điện như hình!

R3 R1

R2

Tuyến tính hóa I ta thu được:


U11 =0.85V, B1 =98,84.10-3 suy ra R1=1/B1=10,1Ω
Tuyến tính hóa II ta thu được:
B2=6,32.10-3 suy ra R1+R2=1/B2=158,2Ω suy ra R2=148,1Ω
Tuyến tính hóa III và tìm giao điểm của nhánh 3 với nhánh II tại vị trí có điện áp làm diot chỉnh lưu
mở ta có:
B3= 14,394.10-3
Và giao điểm U = -0,776 (V) và I=-4,9 mA
Suy ra: U10=0.776-4,9.10-3.10.1=0,727 (V)
Và R1+R23=1/B3=69,5Ω giải ra R3=99,2Ω
Cuối cùng tuyến tính hóa đoạn IV và xác định giao điểm với đoạn III ta có tọa độ giao điểm tại U=-
5,9V và I=-79,3mA
Từ sơ đồ mạch điện ta tính được U21=5,9-79,3.10-3.10,1=5,1(V)

3|Page
Nhận xét:
Một số HS thấy rằng đoạn I và IV có hệ số góc khác nhau điều này là đúng vì khi mở thực chất đi
ốt zener có điện trở hai chiều không bằng nhau. Trong bài này tác giả coi là lí tưởng nên bỏ qua các
điện trở điôt khi nó mởi nên có sai khác như vậy!

4|Page

You might also like