You are on page 1of 42

CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 3
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KFC ............................................................................................. 4
1.1 VÀI NÉT VỀ KFC ....................................................................................................... 4
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .............................................................. 4
1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM KFC ................................................................................... 5
1.4 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ........................................................................................... 6
1.5 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ........................................................................................... 7
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ....................................................... 8
2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM ....................................................... 8
2.1.1 Môi trường thể chế, luật pháp ............................................................................... 8
2.1.2 Môi trường kinh tế................................................................................................ 10
2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội.................................................................................. 13
2.1.4 Môi trường khoa học, công nghệ......................................................................... 14
2.2 CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM(MÔ HÌNH 5
ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA M.PORTER) ........................................................... 15
2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 15
2.2.2 Áp lực từ phía khách hàng ................................................................................... 17
2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế .......................................................................... 18
2.2.4 Áp lực từ các nhà cung cấp .................................................................................. 19
2.2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn ...................................................................................... 19
PHẦN 3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP KFC.................................................... 20
3.1 NĂNG LỰC SẢN XUẤT........................................................................................... 20
3.2 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH .......................................................................................... 22
3.3 NGUỒN NHÂN LỰC, TỔ CHỨC ............................................................................. 23
3.4 NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN(R&D) ............................................ 24
3.5 NĂNG LỰC MARKETING....................................................................................... 25
PHẦN 4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM ...... 26
4.1 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KFC...................... 26
4.1.1 Điểm mạnh............................................................................................................ 26
4.1.2 Điểm yếu ............................................................................................................... 27
4.1.3 Cơ hội .................................................................................................................... 28
4.1.4 Thách thức ............................................................................................................ 28
4.2 MÔ HÌNH ĐẦU TƯ CỦA KFC VÀO VIỆT NAM ................................................... 29
4.3 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ................................................................................. 31
4.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu .............................................................................. 31
4.3.2 Chiến lược sản phẩm............................................................................................ 32
4.3.3 Chiến lược giá....................................................................................................... 33
4.3.4 Chiến lược phân phối ........................................................................................... 33
4.3.5 Chiến lược xúc tiến, PR ....................................................................................... 34
4.4 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CẤP CÔNG TY ....................................................... 37

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page1


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

4.5 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC ................ 38
4.6 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA KFC ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI.. 39
PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KFC ÁP DỤNG TẠI VIỆT
NAM 41
PHẦN 6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.......................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 42

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page2


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

LỜI NÓI ĐẦU

Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với hơn 10.000 nhà
hàng phục vụ gà rán tại hơn 100 quốc gia của thương hiệu KFC(Kentucky freid chicken),
KFC và hệ thống nhượng quyền của mình đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người và
phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách mỗi ngày trên toàn
thế giới . Tại Việt Nam KFC đã tham gia thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại
trung tâm thương mại SaiGon Super Bowl. Giờ đây hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này
đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam.

Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn quá xa
lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó vậy để có được thành công như hiện tại của KFC
câu hỏi đặt ra là tại sao KFC có thể thành công đến như vậy? Chiến lược phát triển
kinh doanh quốc tế của KFC như thế nào ? Để trả lời các câu hỏi này, nhóm 4
đã chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh quốc tế của KFC tại Việt Nam” làm đề
tài cho bài tập nhóm của mình.

Nội dung của đề tài gồm 5 phần:

Phần ITổng quan về KFC

Phần IIPhân tích môi trường kinh doanh

Phần IIIPhân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

Phần IVPhân tích chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam

Phần VĐánh giá chiến lược kinh doanh của KFC áp dụng tại Việt Nam.

Phần VIKiến nghị, đề xuất

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page3


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KFC

1.1 VÀI NÉT VỀ KFC

KFC Corporation, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà
nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe®, Extra Crispy®, Kentucky
Grilled Chicken™ and Original Recipe KFC là nổi tiếng thế giới về công thức rán gà
Original Recipe® - được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật của 11 loại thảo
mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước.
Khách hàng trên toàn cầu cũng có thể thưởng thức hơn 300 sản phẩm khác nhau từ
16.500 của hàng trên toàn thế giới, Biến động giá cổ phiếu hằng năm: +15,24
(37,84%), Doanh thu toàn thệ thống 2010: Trên 15 tỷ USD, KFC chiếm 45% tổng
doanh thu của Yum Brand (Trên 34,2 tỷ USD năm 2010).

Năm 2011, giá trị thương hiệu của KFC là 5,844 tỷ USD, Tổng doanh thu thương
hiệu công ty mẹ Yum! Brands: 11,343 tỷ USD, hiện nay KFC là một trong những
thương hiệu lớn nhất của công ty này.

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

- Năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới
pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi
đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay".
- Năm 1950: Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số
tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào
tuổi 65, với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông lên đường bán những
gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập
trên toàn nước Mỹ.
- Năm 1964: John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu "Kentucky Fried
Chicken" với giá 2 triệu USD. Mời "Colonel" Sanders làm "Đại sứ Thiện chí" và
đã có 638 nhà hàng.
- Năm 1969: Tham gia Thị trường chứng khoán New York, "Colonel" Sanders mua
100 cổ phần đầu tiên.
- Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi Co mua lại vào ngày
1 tháng 10.
- Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC".
- Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản.
- Năm 1994: KFC khai trương nhà hàng thứ 9.000 tại Thượng Hải (Trung Quốc).

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page4


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Năm 1997: "Tricon Global Restaurants" và "Tricon Restaurants International"


(TRI) được thành lập ngày 7 tháng 10.
- Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS)
từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International
(YRI).
- Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 15.000 nhà
hàng tại 110 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn
200.000 người trên toàn thế giới.
- KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một
ngày trên toàn thế giới (dữ liệu năm 1998)
- KFC thuộc YUM! Restaurants International (YRI) với các nhãn hiệu khác phục vụ
các sản phẩm riêng biệt.

Doanh thu của KFC toàn cầu theo Interbrand (top 100 brands):

Year Brand value Change Rank


2011 5,902 1% 62
2010 5,844 2% 60
2009 5,722 3% 61
2008 5,582 -2% 64
2007 5,682 6% 60
2006 5,350 5% 60
2005 5,112 0% 61
2004 5,118 -8% 54
2003 5,576 4% 49
2002 5,346 2% 49
2001 5,261 NA 51

1.3 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM KFC

KFC là nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về gà. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu
nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau. KFC
chia thực đơn ra thành 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn... đa dạng phong phú.

- Các món gà: Đây chính là thứ đã làm cho Colonel và KFC nổi tiếng. Từ những
phần truyền thống cho đến những cải biến thì đều có đủ loại cho mọi người
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page5
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Plated meals: Món ăn phục vụ theo kiểu gia đình


- Flavors & snacks: Phần gà rán có phủ sốt chua cay tao nên sực khác biệt với các
món truyền thống.
- Bowls: thức ăn đựng trong tô
- Sandwiches: Nếu bạn không có đủ thời gian đề thưởng thức tại quán và muốn
dung trên đường đi, hãy thử một phần sandwish ngon tuyệt.
- Desserts: Sau khi thỏa mãn cơn đói theo kiểu gia đình, hãy tự thưởng cho mình
một bữa tráng miệng theo phong cách của KFC.
- Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp
các loại khác nhau cũng như những mòn kèm theo cho bữa ăn của thực khách
thêm đa dạng và phong phú.
- Thức ăn cho trẻ em.
- Salads: Đôi khi cũng cần chút “xanh” cho bữa ăn thêm dinh dưỡng. Món rau trộn
làm đa dạng thêm một hương vị mới cho thực đơn của KFC
- Các loại hộp phần khác nhau.

Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel
Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm
2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul
Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Với những món chính yếu như
trên, khẩu phần và hương vị của món ăn sẽ được thay đổi theo từng quốc gia với từng
phong tục tập quán cũng như văn hóa khác nhau.

1.4 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Năm 2011, Giá trị thương hiệu của KFC là 5,844 tỷ USD. Mục tiêu của thương hiệu
KFC là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng
tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng, hiện nay KFC được hiểu như là một nhãn hiệu vui nhộn và bao hàm
nhiều ý nghĩa. Giá trị chính của chiến lược “Soul Food” đã được khách hàng hiểu và
chấp nhận.

Triết lý của “Soul Food” đã tạo nên một tác động thực sự trên toàn bộ hệ thống cửa
hàng của KFC. Các cửa hàng được thiết kế theo nguyên lý triết học, “Soul Food” đã
thể hiện chính nó trong tất cả mọi khía cạnh truyền thông, từ cửa sổ, áp phích quảng
cáo đến bảng thực đơn và đồng phục của nhân viên. Các cửa hàng và thực đơn đã
được chuẩn hóa, những màu đỏ tươi, xanh và vàng được thay thế bằng những màu
sắc tự nhiên.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page6


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

1.5 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Mục tiêu:

- Xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội.


- Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ.
- Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn là
nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi.
- Tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như
nhân viên của công ty.

Giá trị:

- Tập trung mọi nguồn lực cho việc hoạt động nhà hàng vì đây là nơi mà chúng
tôi phục vụ khách hàng.
- Khen thưởng, trân trọng và ghi nhận các đóng góp của mỗi cá nhân tại KFC

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page7


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Môi trường thể chế, luật pháp

Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần
chúng và các tổ chức xã hội đã cùng nhau mang lại cho tình hình chính trị Việt Nam
một sự ổn định, bền vững. Việt Nam đang được các nhà đẩu tư quốc tế đánh giá rất
cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực.

Ngày 17/11, Grant Thomton Việt Nam đã công bố kết quả cuộc khảo sát tháng
11/2012 lấy ý kiến từ hơn 200 đại diện các nhà đầu tư và chuyên gia tư vấn đầu tư tại
Việt Nam. Kết quả là 59% số người được hỏi có cái nhìn tích cực về tình hình kinh tế
Việt Nam trong 12 tháng tới. Thêm vào đó, 67% người trả lời đã tỏ ra tin tưởng rằng
Việt Nam hiện đang là điểm đầu tư hấp dẫn hơn các điểm đầu tư khác.

Cụ thể trích dẫn lời của ông Katsuto Momi - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, công ty
Nihon Unisys và Nihon Unisys Solution Nhật Bản : “Tôi nhận thấy môi trường tại
Việt Nam rất ổn định, an bình, Đảng cộng sản Việt Nam đã đảm nhận vai trò lãnh
đạo đất nước rất tốt và bầu không khí chính trị ổn định là một trong những động lực
để chúng tôi không phải lo lắng khi kinh doanh.”

Với một nền chính trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực
sự là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt
Nam ở tất cả các ngành hàng.

Pháp luật và hiến pháp nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động
kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật.

 Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Pháp lệnh được công bố ngày 19/8/2003 thống nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm, khắc phục tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng người dân.

 Luật an toàn thực phẩm.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page8


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, tháng 10-2009 vừa qua, Chính phủ đã trình lên
Quốc Hội bản dư thảo Luật vế An toàn thức phẩm. Và tại kỳ họp thứ 7 được chính
thức thông qua.

An toàn thực phẩm là vấn đề liền quan đến nhiều điều ước quốc tế, thoả thuận quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh
tế xã hội, sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng
lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam.

Luật an toàn thực phẩm đã được thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, quy định về
điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn về thực phẩm; thực phẩm nhập khẩu, xuất
khẩu; kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ứng phó, ngăn chặn và khắc phục sự cố
về an toàn thực phẩm; thẩm quyền, hổ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện sản xuất thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; thông tín, giáo dục, truyền
thông về an toàn thực phẩm; quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và thanh tra
chuyên ngành về an toàn thực phẩm.

Việc ban hành Luật An toàn Thực phẩm là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam ngày
càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và nhằm tạo cơ chế pháp lý để nước
ta và các nước trên thế giới thừa nhận hệ thống tiêu chuẩn của nhau, trong đó có
những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

Nghị định của Chính Phủ số 35/2006/NĐ-CP ngày 31.3.2006 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và
thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thực hiện hoạt động nhượng quyền
thương mại đối với nhũng mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ
phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đẩu tư đổng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page9


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

2.1.2 Môi trường kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng GDP

Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao. Từ năm
2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao
từ 7%-8%/ năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 -
2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi đó tốc độ tăng trưởng
đã sụt giảm đến mức báo động. Xuất khẩu bị hạn chế bởi những ngành kinh tế mũi
nhọn như dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 còn
6.78%. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng chỉ còn là 5,89%
.

Hiện nay, bước vào năm 2012 nền kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn vào nửa sau năm
2012 nhờ hiệu ứng của việc cải thiện nền kinh tế vĩ mô. Tổng hợp các yếu tố cấu
phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố
khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương
33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt
Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải
thiện đáng kể.

Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng
tốc cho các năm tiếp theo. Lý giải điều này bởi lẽ chính phủ đã cải thiện được các
con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, nhưng xét giá trị tuyệt đối thì lạm
phát và nhập siêu vẫn còn rất cao. Và việc hình ổn kinh tế đối với Việt Nam không
thể một sớm một chiều, mà phải mất một thời gian nữa.

Thống kê cho thấy, cùng vối Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, Việt Nam là một
trong số ít các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước vì vậy
Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức GDP năm 2012 là 6,3%. Một dấu hiệu hết sức
đáng mừng và khả quan cho nền kinh tế.

 Tốc độ lạm phát.

Từ trước đến giờ lạm phát luôn là yếu tố làm các nhà quản lý phải đau đầu. Việt Nam
cũng đang cố gắng để kiểm soát và ổn định lạm phát. Bước vào đà tăng trưởng đã có
lúc Việt Nam lâm vào tình trạng lạm phát tăng cao đột biến tới 2 con số và đã làm

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page10


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

các nhà quản lý phải chóng mặt và nhà nước đã phải thực hiện các biện pháp thắt
chặt tiền tệ và tăng lãi suất.

Tuy nhiên bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, làm
mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ lạm phát 2011 đã lên tới 18,6%, cao hơn mức lạm
phát 17,5% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số
11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Nhờ thực hiện quyết liệt những giải pháp
trên, tình hình lạm phát đã được cải thiện trong cuối quý 3/2011 khi tốc độ tăng CPI
hàng tháng bắt đầu giảm từ tháng 8/2011 và duy trì ở mức dưới 1% cho đến cuối
năm. Sang tháng 1/2012, mặc dù là tháng Tết, chỉ số giá CPI cũng chỉ tăng 1% so với
tháng trước. Nếu loại trừ nhóm lương thực thực phẩm, CPI tháng 1/2012 chỉ tăng là
0,99% so với tháng trước (thấp hơn mức 1,31% của tháng 1/2011).

Dự báo lạm phát trong năm 2012 sẽ giảm so với năm 2011 do: (i) ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ trong năm 2011 và (ii) giá dầu trong năm 2012
được dự báo chỉ tăng 0,3%, so với mức 13,4% của năm 2011 (IMF). Tuy nhiên, tỷ lệ
lạm phát trong năm 2012 sẽ chưa thể giảm mạnh so với năm 2010 do áp lực của lộ
trình điều chỉnh tăng giá điện, điều hành giá xăng dầu theo thị trường và tỷ giá tăng
cũng như yếu tố tâm lí của người dân. Do đó, mục tiêu lạm phát dưới 10% trong năm
2012 sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn và chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ cần tiếp tục
trong năm 2012, với sáu nhóm giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP ngày
24/2/2011 của Chính phủ.

Các chuyên gia cũng dự đoán, Chính phủ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho công tác chống
lạm phát cao hơn mục tiêu kích thích tăng trưởng cho tới khi lạm phát giảm và được
kiềm chế ở mức một con số. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng: với dự báo về sự giảm tốc
của áp lực giá, cộng thêm tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhập siêu giảm, có
thể khiến Chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để đẩy mạnh đầu tư công
nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra tăng trưởng
GDP và lạm phát năm 2012 sẽ cao hơn so với kịch bản gốc

Với một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và khá ổn định cùng với việc nhà nước
đang thực hiện tốt việc kiểm soát lạm phát đã và đang thúc đẩy các nhà đầu tư quan
tâm đến Việt Nam khi mà nhu cầu tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng khi GDP
tăng và lạm phát đang ở mức thấp.

 Chỉ số giá tiêu dùng:

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page11


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Theo báo cáo của tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng của quý I năm 2012 tăng
15,95% so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 02 năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng tại Việt
Nam tăng 2,38% so với tháng 12 năm 2011 và tăng 16,44% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó mặt hàng thực phẩm đồ ăn đã dẫn đầu cho sự tăng trưởng này, mức
giá mới được thiết lập sau dịp Tết Nguyên Đán.

- Thực phẩm +2,73%


- Nhà và vật liệu xây dựng +2,47%
- Đồ ăn và dịch vụ liên quan +2,11%
- Các loại mặt hàng khác tăng trưởng dưới 1% hoặc giảm

 Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ

Năm 2012 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp
tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh
xã hội. Đổng thời, một quyết tầm mới cũng được đặt ra là chủ động ngăn chặn suy
giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,0% - 6,5%.

 Chính sách tiền tệ

Trong năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, tăng
trưởng tín dụng và cung tiền đều ở mức rất thấp so với các năm trước. Cụ thể, tín
dụng tăng ở mức 12%, so với mức 29,8% của năm 2010 và cung tiền tăng ở mức
10%, so với mức 25,3% của năm 2010. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ
vẫn chưa thực sự nhất quán khi trong tháng 8/2011 cung tiền đã bất ngờ tăng tới
5,56% so với tháng trước. Sau đó, trong tháng 9/2011, NHNN cũng đã bơm ròng
22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở để ổn định lãi suất liên ngân hàng. Động
thái trên của NHNN là nhằm giúp các ngân hàng thực hiện quy định về trần lãi suất
huy động 14%. Tuy nhiên, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến những nổ lực kiềm
chế lạm phát.

Việc áp dụng trần lãi suất cũng cho thấy khả năng của NHNN trong điều hành lãi
suất thông qua cung tiền và thị trường mở bị hạn chế. Trong điều kiện lạm phát lên
tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng
phải tìm đủ mọi cách để “lách” quy định.

Theo người đứng đẩu Chính phủ, nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2012 vẫn là
kiềm chế lạm phát.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page12


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Cùng với đó chính sách tài khóa cũng được áp dụng như xem xét miễn giảm thuế cho
doanh nghiệp để duy trì sản xuất.

Chính sách tiền tệ thoáng của nhà nước với mục đích kìm hãm lạm phát thực sự là
một gói kích cầu hiệu quả của nhà nước đi kèm với nó là việc giảm lãi suất ngân
hàng thu hút các nhà đầu tư với nguồn vốn rẻ hơn đã tạo một sức hút với các nhà đầu
tư.

 Các chính sách khuyến khích đầu tư khác:

Bên cạnh các chính sách tiền tệ, chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách kích
cầu khác đối với nhà đầu tư và người tiêu dùng như hỗ trợ thuê đất, thủ tục đăng ký
kinh doanh, miễn thuế mấy năm đẩu ... cho các nhà đầu tư cũng như chính sách giảm
thuế thu nhập cá nhân, khuyến khích tiêu dùng đối với người dân. Những chính sách
này đã mang lại hiệu ứng tích cực cho cả các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng khi các
nhà đẩu tư mặn mà hơn với các dự án trong khi người tiêu dùng có xu hướng đẩy
mạnh chi tiêu, điều này đúng với cả ngành thực phẩm tạo nên tín hiệu tốt cho ngành.

2.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Viê ̣t Nam
hiê ̣n là 89 triê ̣u người và sẽ tăng lên 111,7 triê ̣u người vào năm 2050. Viê ̣t Nam hiện
đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhấ t thế giới. Đây rõ ràng là một thị
trường rất tiềm năng đối với các ngành hàng thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm.

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có những cải thiện đáng kể, do đó đời
sống văn hóa xã hội của người dân ngày càng được nâng cao. Một trong những điều
tất yếu là nhu cầu hưởng thụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng nhiều hơn. Điển hình
như thay vì dùng bữa ở nhà như trước kia mọi người thích ra ngoài ăn nhà hàng để
thay đổi không khí, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho cả gia đình. Đặc biệt là các
bạn trẻ, những người luôn thích khám phá, giao du bạn bè và trải nghiệm những điều
mới mẻ, là những người có tần suất ăn ngoài nhiều hơn cả. Với sự hội nhập của văn
hóa phương Tây, việc các bạn trẻ vào nhà hàng thưởng thức các món ăn Tây Âu,
chụp hình kỷ niệm hay để khoe với bạn bè, người thân đã trở thành một điều hết sức
bình thường.

Bên cạnh sự cải thiện của đời sống, ngày nay con người cũng làm việc dưới nhiều áp
lực hơn, do đó nhiều người bị cuốn vào guồng công việc và không cho phép mình có
thời gian nghỉ ngơi nhiều. Do đó, một điều không thể phủ nhận là giờ đây mọi người
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page13
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

thường không hay vào bếp nhiều, không hay tự mình chế biến thức ăn cho mình và
gia đình mà đối với họ đi ăn ở bên ngoài đã là một hoạt động xã hội khá phổ biến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên,
điều này chỉ dành cho một số rất ít người. Do vậy, một trào lưu mới, một cuộc cách
mạng mới ra đời đáp ứng nhu cầu ăn uống gọn lẹ, nhanh chóng và đơn giản, nhiều
năng lượng đã ra đời: sự xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh với hambuger,
khoai tây chiên, bò bít-tết, gà rô-ti.... Thức ăn nhanh ngon và dễ ăn hợp với khẩu vị
giới đã trở thànhmột phẩn quan trọng của cuộc sống.

Một điều không thể không nhắc tới là khẩu vị của người Việt Nam. Với thực phẩm là
gà, trước đây người Việt Nam thường quen thuộc với các món ăn như gà luộc, gà
sáo, gà rang gừng…Đặc biệt là gà luộc, một thứ đồ lễ để dâng lên ông bà tổ tiên. Các
món ăn này có đặc điểm là dễ làm, giữ được hương vị thơm ngon của gà. Vì thể khi
KFC ra nhập thị trường Việt Nam, người dân Việt Nam được thưởng thức một mùi vị
khá mới lạ, lôi cuốn, chế biến cầu kỳ hơn, nhìn đẹp mắt. Chính sự mới lạ này đã thu
hút rất nhiều người, đặc biệt là các em bé và các bạn trẻ, những người thích ăn đồ
chiên ròn béo ngậy và có mùi thơm quyến rũ.

2.1.4 Môi trường khoa học, công nghệ

Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ (KHCN) đã trở thành thước đo cho sự
phát triển cho tất cà các lĩnh vực. KHCN đóng góp rất lớn vào quá trình sản xuất ra
của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm. KHCN chính là chìa khóa góp phần
làm tăng trưởng kinh tế và cải thiện nhiều mặt trong đời sống con người.

Đầu tiên phải kể đến sự xâm nhập của mạng Internet đã cải thiện đáng kể đời sống
của con người. Giờ đây chỉ với một chiếc máy tính kết nối mạng, ngồi ở nhà bạn
cũng có thể biết được xu hướng ẩm thực của giới trẻ phương Tây, tìm kiếm xem ở
Việt Nam đã có dịch vụ đó chưa, xem các miêu tả, hình ảnh về sản phầm, tìm hiểu ý
kiến của những người đã từng sử dụng về sản phẩm đó và nếu muốn có thể đặt hàng
trực tuyến qua mạng. Tất cả các thao tác đó chỉ trong vài cú click chuột. Sự tiện lợi
này khiến cho các bạn trẻ dễ dàng tiếp cận với các xu hướng mới và có thể quảng
cáo, truyền bá sản phẩm dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó sự phát triển của KHCN còn góp phẩn tạo ra những máy móc phục vụ
trong ngành thực phẩm như máy làm bánh, máy xay bột, các loại máy chế biến gia vị,
máy làm túi giấy đựng thực phẩm tự động, máy làm sạch thực phẩm tươi sống bằng
cách dùng ozone để khử trùng...do đó đã góp phẩn tạo ra những món ăn ngon, chất

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page14


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

lượng cao. Ngành KHCN của Việt Nam trong những năm gần đây có những bước
tiến đáng kể, theo kịp sự phát triển của nền KHCN trên thế giới. Các loại máy móc
phục vụ cho các nhà hàng ăn được nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo đồ ăn có thể
được chế biến theo đúng tiêu chuẩn của hãng đề ra.

Ngày nay KHCN đã tạo ra nhiều giống cây trổng, vật nuôi có chất lượng và năng suất
cao. Nhờ có phương pháp nuôi khoa học, thay vì chăn nuôi nhỏ lẻ như trước đây, các
trang trại nuôi gà giờ đây có thể cung ứng ra thị trường hàng nghìn con mỗi đợt, do
đó đảm bảo nguồn cung cho các nhà hàng chế biến loại thực phẩm này.

2.2 CÁC LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM(MÔ
HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA M.PORTER)

2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Vào thời điểm năm 1997, khi KFC thâm nhập thị trường Việt Nam, sức ép từ đối thủ
cạnh tranh chưa lớn. Cả thị trường mới chỉ có một đối thủ duy nhất là Jollibee, một
thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Philippines. Jollibee được biết đến với các
sản phẩm gà rán, mỳ Ý, hamburger, … giá cả hợp lý, phù hợp với khẩu vị của người
địa phương, phong cách phục vụ thân thiện, mang không khí ấm cúng của gia đình.
Các cửa hàng đầu tiên của Jollibee được mở cửa vào năm 1996 tại Sài Gòn
Superbowl, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, Jollibee còn khá
thận trọng và mới chỉ tạm thời dừng lại ở con số 02 cửa hàng, nên sức ép cạnh tranh
đối với KFC là rất ít.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế, mức thu nhập của người
dân ngày càng tăng, thị hiếu người tiêu dùng đổi mới, nên Việt Nam trở thành điểm
đầu tư hấp dẫn của nhiều thương hiệu thức ăn nhanh lớn khác trên thị trường quốc tế.
Mặc dù theo số liệu thống kê năm 2011, KFC vẫn là thương hiệu thức ăn nhanh lớn
nhất tại thị trường Việt Nam với 70% thị phần, nhưng sự có mặt của nhiều thương
hiệu nổi tiếng thế giới khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của KFC
và gây sức ép không nhỏ cho thương hiệu này.

Nếu xét riêng thị trường gà rán, ngoài Jollibee với hệ thống 25 cửa hàng tại các tỉnh
Đồng Nai, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Nha Trang, còn có thêm các cửa hàng của Hàn Quốc, Hoa Kỳ như Lotteria,
BBQ, Subway…Trong đó đối thủ cạnh tranh lớn nhất của KFC là Lotteria. Lotteria
là thương hiệu thức ăn nhanh thuộc tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), có mặt tại thị trường
Việt Nam từ năm 2004. Sau 7 năm hoạt động, đến năm 2011, Lotteria đã có 100 cửa
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page15
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

hàng từ Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Kiên Giang, …. Một số món ăn đặc sắc tại chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này có thể
kể tới là khoai tây lắc vị phô mai, hành; phô mai que; gà rán sốt đậu, cơm bò, … Bên
cạnh đó còn có những món kem và nước giải khát có hương vị lạ, độc đáo. Tuy
nhiên, sản phẩm được xem như thế mạnh lớn nhất của Lotteria vẫn là hamburger.
Hamburger được nhiều khách hàng ưa thích tại Lotteria thường là burger Tôm Phô
mai, burger Tôm, burger Kim chi, burger Lotteria. Đặc biệt, với burger Bulgogi,
khách hàng sẽ được thưởng thức loại nước sốt đặc trưng của Hàn Quốc. Nhờ loại sốt
truyền thống này, burger Bulgogi không chỉ thơm, béo mà còn lạ miệng. Lotteria cam
kết đảm bảo chất lượng với nguồn nguyên liệu tươi sống, an toàn, hợp vệ sinh, đảm
bảo dinh dưỡng cho khách hàng. Đánh vào tâm lý sợ chất béo của người Việt Nam,
Lotteria đưa thêm các món rau tươi, dưa muối vào trong thực đơn. Về giá, Lotteria
chủ trương định vị giá ở mức hợp túi tiền của đại bộ phận khách hàng mục tiêu là
giới trẻ và gia đình. So với KFC, Lotteria định giá ở mức có phần cao hơn một chút.
Ví dụ như một phần ăn trưa của KFC chỉ tốn khoảng 30.000 đồng đến 50.000 đồng
thì của Lotteria phải từ 60.000 đồng đến 115.000 đồng. Tuy nhiên, sản phẩm chủ đạo
là hamburger lại được định giá thấp hơn. Về mặt phân phối, Lotteria đã và đang tăng
tốc đầu tư, thuê những vị trí chiến lược ở Thành phố Hồ Chí Minh, chọn những ngã
ba, ngã tư lớn hoặc những nơi tập trung nhiều trẻ em, người nước ngoài để đặt cửa
hàng. Không gian bên trong Lotteria rộng rãi, sang trọng và lịch thiệp với hai gam đỏ
hạnh phúc và trắng tinh khiết được kết hợp hài hòa, cá tính. Ngoài ra, họ còn tập
trung đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kinh doanh, bán hàng. Lotteria luôn có ý thức
trách nhiệm đối với các hoạt động xã hội, lợi ích cộng đồng, nên đã trích một phần
lợi nhuận của doanh nghiệp cho các hoạt động như: tham gia chiến dịch Yêu Môi
trường để giảm các sản phẩm dùng một lần, chiến dịch Vì thế giới tươi đẹp để giúp
đỡ người tàn tật, bệnh nhân ung thư. Tính đến năm 2011, Lotteria chiếm tới 30% thị
phần gà rán. Còn trong thị trường hamburger, Lotteria hiện đứng đầu với hơn 70%
thị phần, trong khi thị phần của KFC chỉ có 20%. Việt Nam là thị trường quan trọng
và tiềm năng với Lotteria, nên trong những năm tới Lotteria vẫn sẽ ưu tiên kế hoạch
mở rộng thị trường lên hàng đầu. Những động thái này của Lotteria sẽ gây áp lực lớn
đối với KFC.

Bên cạnh các tên tuối lớn của nước ngoài nêu trên, còn xuất hiện thêm những thương
hiệu thức ăn nhanh của chính người Việt Nam. Trong đó, cái tên mà người tiêu dùng
nghĩ đến đầu tiên là Phở 24. Thời gian đầu xuất hiện đã được giới kinh doanh kỳ
vọng sẽ phát triển mạnh mẽ vì đây là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam, được
người nước ngoài ưa chuộng. Quả thật trong thời gian ngắn thương hiệu Phở 24 đã có
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page16
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

độ phủ sóng rất tốt tại nhiều thành phố lớn và đạt thành công bước đầu khi chuyển
nhượng quyền thương mại ra nước ngoài. Ngoài Phở 24, Kinh Đô cũng là một trong
số ít doanh nghiệp trong nước phát triển chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt
Nam. Công ty Bánh Kinh Đô Sài Gòn, thành viên của Tập đoàn Kinh Đô đã mở hàng
loạt cửa hàng K-Do phục vụ cà phê, bánh theo kiểu mô hình thức ăn nhanh. Khách
hàng mục tiêu của cửa hàng này chủ yếu là giới trẻ. Hay Wrap and Roll, chuỗi nhà
hàng kinh doanh các món cuốn truyền thống Việt Nam, ra đời cách đây 6 năm. Đến
năm 2011, Wrap and Roll đã có 9 nhà hàng và thành công với thương vụ đầu tay
chuyển quyền thương mại ra nước ngoài cho một đối tác Úc.

Với thị trường phát triển nhanh và sôi động như vậy, KFC cần phải cẩn trọng để duy
trì được thị phần và vị trí dẫn đầu hiện tại.

2.2.2 Áp lực từ phía khách hàng

Đối tượng khách hàng chủ yếu của KFC là học sinh, sinh viên, người đi làm dưới 30
tuổi và gia đình có trẻ em. Đặc điểm chung của nhóm khách hàng này là họ đều là
người tiêu dùng cá nhân, có số lượng lớn và đóng góp của một khách hàng vào doanh
thu của cửa hàng rất nhỏ, chưa đến 1%. Do đó, khách hàng ít có khả năng gây sức ép
để đàm phán về giá cả và chất lượng. Điều này thể hiện rất rõ ở việc tại các cửa hàng
KFC khách hàng chỉ có thể chọn các thực đơn có sẵn với một mức giá cố định.
Khách hàng không thể yêu cầu cửa hàng giảm giá.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác, khách hàng cũng có ảnh hưởng nhất định đến kế
hoạch kinh doanh của KFC tại Việt Nam. Trong thời kỳ đầu xâm nhập thị trường,
KFC gặp phải một thách thức rất lớn, đó là thói quen ăn uống của người Việt Nam.
KFC là loại thức ăn nhanh mang phong cách phương Tây với mùi vị rất khác với mùi
vị của thức ăn truyền thống ở Việt Nam như bún, xôi, chè, phở; thêm vào đó khẩu vị
ở ba miền Bắc, Trung, Nam cũng khác nhau. Đây trở thành rào cản lớn đối với KFC
trong khi tiến hành thâm nhập thị trường Việt Nam. Thực tế là KFC đã phải kiên trì
suốt 7 năm mới chinh phục thành công khách hàng người Việt.

Tại thời điểm hiện tại, KFC đã có vị trí khá vững chắc trên thị trường thức ăn nhanh
Việt Nam thì lại tiếp tục gặp phải một áp lực khác từ phía khách hàng. Cùng với khả
năng chi trả tăng lên, khách hàng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và quan
tâm hơn tới sức khỏe. Hiện nay, số lượng người bị mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu
đường tăng nhanh chóng, nên người tiêu dùng có tâm lý e ngại khi sử dụng các sản
phẩm được cho là nhiều dầu mỡ như các sản phẩm ăn nhanh của KFC. Đồng thời,

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page17


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

với nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm trong thời gian gần đây, khách hàng càng
cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi muốn dùng thực phẩm ăn nhanh. Đây là một
thách thức lớn không chỉ riêng KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang
phải đối mặt.

2.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Ngoài KFC, một số hãng cung cấp thức ăn nhanh cũng đã xuất hiện tại Việt Nam như
Lotteria(Hàn Quốc), Jollibee(Phillipines), Pizza Hut…đã tạo nên một cơn sốt về một
trào lưu ăn uống mới tại Việt Nam. Có thể nhận thấy thị truờng thức ăn nhanh chỉ
mới sôi động mấy năm trở lại đây do khẩu vị của thị trường phẩn nào đã được các
hãng đánh thức. Tuy nhiên con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền
ẩm thực Việt Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt
và Việt Nam cũng có một văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng. Trong khi
người Miền Bắc rất ưa thích các món ăn như phở, bánh cuốn nóng, bánh cốm hay
bánh phu thê thì người Miền Trung lại thích những món cay và đặm đà như bánh bèo
- Huế, mỳ Quảng - Quảng Nam, nem - Thanh Hóa, Cháo lươn - Nghệ An .... Người
Miền Nam lại ưa thích hương vị ngọt với các món ăn truyền thống như canh chua,
lẩu mắm, cá kho tộ.. Bên cạnh đó còn có rất nhiều món ăn xuất hiện ở cả 3 miền và
có sự đặc trưng riêng ở từng miền như bún, bánh xèo, lẩu ... tất cả dã tạo nên một nền
ẩm thực đầy màu sắc.

Chính vì thế áp lực từ các sản phẩm thay thế đối với sản phẩm KFC là không nhỏ.
Có thể kể ra đây một số sản phẩm thay thế KFC như:

Các loại bánh chế biến sẵn từ gạo, nếp (bánh chưng, bánh tét, bánh nậm, bánh bèo,
bánh gói…), các loại xôi (đậu, đường, gà, vịt...), nhiều món bún, phở (tái, nạm,
chả...), lắm kiểu đĩa trứng (ốpla, bít tết).

Một số thương hiệu thức ăn nhanh trong nước: Như Lan, Bánh mì Sài Gòn, Hà Nội,
Oroll, Gà rán đi học, Cơm tấm, Bánh mì Ta, Bánh mì Góc Phố, phở 24 .

Kinh Đô là một trong số ít doanh nghiệp trong nước phát triển chuổi cửa hàng thức
ăn nhanh kiểu Việt Nam. Công ty Bánh Kinh Đô Sài Gòn, thành viên của tập đoàn
Kinh Đô, đã khai trương cửa hàng K-Do phục vụ cà phê, bánh theo kiểu mô hình
thức ăn nhanh, cửa hàng K-Do bán bánh, sandwich, pizza, hamburger và các loại
thức uống …

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page18


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Để có thể làm giảm áp lực từ các sản phẩm này, KFC Việt Nam cần biết cách phát
huy điểm mạnh của mình đồng thời có thể liên kết với các hang thức ăn nhanh khác
nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.

2.2.4 Áp lực từ các nhà cung cấp

Áp lực từ nhà cung cấp cũng khá là quan trọng đối với các hãng thức ăn nhanh mà cụ
thể là KFC bởi lẽ nếu áp lực từ các nhà cung cấp quá lớn thì KFC Việt Nam sẽ không
thể chủ động thực hiện chiến lược giá theo ý mình và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào
các nhà cung cấp. Còn ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp KFC
sẽ hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện các chiến lược của mình.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó mà ngành chăn nuôi rất phát triển. Chính
điều đó đã tạo dựng một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên
liệu địa phương để giảm chi phí sản xuất và tạo được lợi thế cạnh tranh. Với một
chiến lược đúng đắn, khả năng làm việc chuyên nghiệp đồng thời lường trước được
rủi ro từ vấn đề này, KFC đã chủ động tạo dựng được mối liên kết vững chắc với các
nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng trên thị trường, chẳng hạn như CP
Vietnam. Tất cả các nguyên liệu sử dụng đều có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan
chức năng. Chính điều này đã làm giảm tối đa rủi ro và sức ép từ phía các nhà cung
cấp nguyên liệu cho KFC Việt Nam.

Sự hợp lý và chuẩn xác trong cung ứng nguyên vật liệu cũng là một thế mạnh của
KFC. Với hệ thống kiểm soát nguyên liệu đầu vào phi tập trung hóa ủy quyền hầu hết
các quyết định cung ứng nguyên vật liệu tới các nhà máy riêng biệt của hãng tuy
nhiên là dưới sự theo dõi chặt chẽ của một tổ chức thường xuyên kiểm tra theo dõi.
Hệ thống đánh giá này bao gồm năm lĩnh vực: chất lượng, tài chính, kỹ thuật, độ tin
cậy, và thông tin liên lạc. Mỗi 3-6 tháng đánh giá và đánh giá thường xuyên trong
suốt cả năm. Chính nhờ sự kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
này và việc KFC sử dụng nguyên liệu chất lượng hàng đầu từ các nhà cung cấp có uy
tín như Nestle, UBF, Kerry… đã làm cho KFC luôn có những sản phẩm đạt chất
lượng đảm bảo cao nhất, mang lại uy tín cho thương hiệu KFC đồng thời làm giảm
áp lực từ phía các nhà cung cấp xuống rất nhiều.

2.2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M-Porter, các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong
ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào hai yếu tố cực kỳ quan trọng: sức hấp dẫn của ngành và các rào cản gia nhập
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page19
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

ngành. Thị trường Việt Nam với gần 90 triệu dân chính là một thị trường khổng lồ
đối với ngành thực phẩm. Đồng thời việc các thương hiệu thức ăn nhanh đang ngày
càng được chấp nhận tại thị trường Việt Nam và ngày càng làm ăn có lãi đã chứng tỏ
sức hấp dẫn của ngành tại Việt Nam là rất lớn.

Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành
khó khăn và tốn kém hơn có thể kể đến các yếu tố sau: Kỹ thuật, vốn; Các yếu tố
thương mại: hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ... Và các nguồn
lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp, phát minh sáng chế,
nguổn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ... So với các ngành công nghiệp thì ngành
thực phẩm không có yêu cầu cao về vốn,kĩ thuật và các nguồn lực đặc thù là điều mà
các hãng luôn quan tâm và phát triển. Nhưng nhìn chung nó không có nhiều sự thay
đổi nhanh chóng và đột ngột như ngành công nghệ hay IT. Hệ thống phân phối và
thương hiệu thục sự là rào cản ở đây tuy nhiên ở Việt Nam thì các hãng thức ăn
nhanh chủ yếu mới chỉ phân bố ở những thành phố lớn, đông dân cư và có mức sống
khá cao cho nên hệ thộng phân phối của họ chưa được coi là phát triển và rộng khắp.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rào cản gia nhập ngành cũng là không cao.

Như vậy có thể khẳng định thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi mà
hội tụ được những yếu tố thu hút nhà đẩu tư kèm theo đó là một môi trường cạnh
tranh khốc liệt bây giờ và cả trong tương lai khi mà nhiều đối thủ tiềm ẩn có thể xâm
nhập vào thị trường tạo nên một áp lực khá lớn cho KFC trong quá trịnh định vị và
phát triển.

Một số đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với KFC chẳng hạn McDonald’s-hãng thức ăn
lớn nhất thế giới... Hoặc các hãng trong nước có thể tham gia thị trường đồ ăn nhanh
trong nước bất cứ lúc nào như Hải Châu, Hải Hà, Chinsufood, Vinacecook...chính là
những yếu tố mà KFC Việt Nam không thể không lưu tâm tới.

PHẦN 3. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP KFC

3.1 NĂNG LỰC SẢN XUẤT

Như đã phân tích ở trên, KFC là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh hàng
đầu thế giới với hơn 70 năm kinh nghiệm đối với món Gà rán…Các sản phẩm của
hang ngày nay đã phong phú hơn rất nhiều với việc thực hiện chiến lược khác biệt
hóa sản phẩm cho phù hợp với từng địa phương, từng khu vực mà KFC đặt chân đến.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page20


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Trong nền kinh tế cạnh tranh không biên giới như ngày nay thì việc đáp ứng địa
phương sẽ rất khó để giảm chi phi và ngược lại. Tuy nhiên, việc đòi hỏi phải cạnh
tranh với các đối thủ khác trong ngành thức ăn nhanh như Mc’Donald, Lotteria hay
Pizza Hut,…đã thúc ép KFC tìm cách vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo ra được các sản
phẩm chất lượng tối ưu đáp ứng được khách hàng tại từng khu vực riêng biệt. Chiến
lược của họ tập trung chuyển giao các hương vị cơ bản trên các tiêu chuẩn chung, lợi
thế chung xây dựng được của gà rán KFC và biến đổi, cung cấp những sản phẩm đa
dạng, địa phương giữ các cửa hàng KFC trên toàn cầu. KFC trên toàn thế giới nhận
định họ cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa với giá trị “Soul Food”, đóng lại thời kỳ
những thức ăn nhanh có hại, nhàm chán…mở ra giai đoạn thức ăn nhanh có lợi cho
sức khỏe, các bữa ăn có giá trị, có linh hồn. KFC thâm nhập thị trường thế giới chủ
yếu bằng phương thức nhượng quyền và đến nay nó đã xây dựng được một hệ thống
tiêu chuẩn khắt khe nhằm xây dựng những chuỗi nhà hàng đồng nhất và chất lượng,
xen lẫn giữa hương vị của các sản phẩm truyền thống với việc sang tạo những hương
vị mới đậm chất địa phương nơi mà KFC có mặt.

Và các sản phẩm này chủ yếu được chế biến từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ của
địa phương. Ở KFC đã lựa chọn Giải pháp phi tập trung hóa ủy quyền hầu hết các
quyết định cung ứng nguyên vật liệu tới các nhà máy riêng biệt của hang. Tuy là ủy
quyền cho các nhà máy riêng biệt dưới sự theo dõi của trung tâm đầu não nhưng ở
KFC luôn có một tổ chức thường xuyên kiểm tra theo dõi. KFC luôn tiến hành kiểm
toán nhà cung cấp hàng năm, cụ thể là kiểm toán STAR-một chương trình độc quyền
của Yum. Kiểm toán STAR bao gồm hai phiên bản, an toàn thực phẩm và Kiểm toán
hệ thống chất lượng. Kiểm toán STAR được tiến hành bởi một công ty bên thứ ba
kiểm toán quốc tế được chỉ định bởi Yum rất riêng biệt bằng đội ngũ công nghệ thực
phẩm chuyên nghiệp từ Cục Quản lý Chất lượng KFC. Nguyên liệu chính trong các
sản phẩm của KFC là gà, khoai tây nghiền nát, gia vị được xác định bởi các nhà cung
cấp chính; nguyên liệu thường như bánh mì, nước giải khát nhuyễn, rau, đóng
gói…Hệ thống đánh giá này bao gồm năm lĩnh vực: chất lượng, tài chính, kỹ thuật,
độ tin cậy, và thông tin liên lạc. Mỗi 3-6 tháng đánh giá và đánh giá thường xuyên
trong suốt cả năm, từ bộ phận kỹ thuật của KFC và bộ phận mua sẽ đánh giá vào cuối
kỳ tổng hợp sẽ quyết định nhà cung cấp và khối lượng kinh doanh trong năm tiếp
theo. Hơn nữa KFC sử dụng nguyên liệu chất lượng hàng đầu từ các nhà cung cấp có
uy tín như Nestle, UBF, Kerry..(tại Việt Nam là CP…) chính điều đó đã tạo nên được
thế mạnh cho Công ty. Chính sự lựa chọn hình thức cung cấp nguyên vật liệu như thế
giúp cho KFC có một cái nhìn tổng quát về thị trường riêng biệt, Công ty có thể linh
động tìm và lựa chọn nguồn nguyên liệu của mình phù hợp với tình hình hoạt động
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page21
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

của từng chi nhánh riêng, và một điều đặc biệt là KFC luôn có một tổ chức kiểm tra
nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình xử lý thường xuyên, điều này tăng
thêm chất lượng cũng như uy tín của KFC trên toàn thế giới.

Chiến lược cạnh tranh vừa tạo ra được sự khác biệt hóa sản phẩm cho phù hợp với
từng địa phương vừa cố gắng tiết kiệm chi phí để đạt lợi thế giá thấp như trên cùng
với hệ thống quản lý cung ứng nguyên vật liệu vô cùng nhanh chóng, chủ động,
chuẩn xác và đảm bảo chất lượng đã tạo cho KFC có một năng lực sản xuất rất mạnh,
có thể cạnh tranh với tất cả các thương hiệu thức ăn nhanh khác trên thế giơi, và thực
tế đã chứng minh điều đó qua sự phát triển không ngừng của thương hiệu KFC.

3.2 NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum! Brands đang hoạt động với hơn 33.000 nhà
hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới .Yum! Brands có 5 nhãn hiệu KFC, Pizza
Hut, Taco Bell, A&W và Long Jonh Siver là những ngành hang dẫn đầu thế giới về
gà rán, hải sản, bánh Pizza và thức ăn theo kiểu Mexico. Trong năm 2006 Yum!
Brands đã có được 9.5 tỷ đô doanh thu bao gồm cả của công ty và các phí nhượng
quyền thương hiệu. Với nguồn lực tài chính hùng hậu và kinh nghiệm xâm nhập các
thị trường khác nhau trên thế giới mà KFC Việt Nam có thể triển khai các hoạt động
kinh doanh có quy mô tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ
khác. Đây là một điểm mạnh của KFC Việt Nam với sự hậu thuẫn của Yum! Mà đã
được kiểm chứng trên thực tế khi tập đoàn mẹ phải bù lỗ liên tục trong vòng 7 năm
trước khi KFC Việt Nam đạt được thành công như hiện nay. KFC Việt Nam đang
phát triển không ngừng, tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các
tỉnh, thành của cả nước.

Riêng đối với thương hiệu KFC, năm 2010 doanh thu toàn hệ thống KFC là trên 15
tỷ USD, chiếm tới 45% tổng doanh thu của Yum! Brand. Năm 2011, giá trị thương
hiệu của KFC là 5,844 tỷ USD và hiện là một trong những thương hiệu lớn nhất của
Công ty mẹ Yum! Brand. Điều đó có thể thấy được tiềm lực tài chính của KFC là lớn
như thế nào?

KFC có mặt tại Việt Nam mà cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh tương đối sớm.
Trong suốt quãng thời gian đầu tiên KFC để lại trong lòng người tiêu dùng một dấu
chấm hỏi lớn về sự phát triển.Đến nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh
được biết đến nhiều ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung, số lượng
khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. Một số cuộc điều

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page22


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

tra gần đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại các
tiệm thức ăn nhanh. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập
của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỉ đổng, tăng 35-40% so với
năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như Jollibee,
Lotteria, tất nhiên không thể không kể đến KFC.

3.3 NGUỒN NHÂN LỰC, TỔ CHỨC

Như chúng ta đã biết KFC là công ty chuyên kinh doanh thức ăn nhanh nổi tiếng trên
toàn thế giới chính dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu Franchise chính vì thế
mà nguồn nhân lực của KFC cũng có sự khác biệt so với các công ty nội địa.
Kentucky Fried Chicken có thể được coi là một tổ chức toàn cầu. Đội ngũ nhân viên
được xây dựng văn hóa sản xuất nhằm tối đa hóa hiệu quả của đào tạo hiện có, làm
tăng lưu giữ, và thích nghi với bất kỳ nền văn hóa tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
Kentucky Fried Chicken tin tưởng vào hoạt động có hiệu quả và tập trung vào chất
lượng dịch vụ khách hàng mặc dù có sự khác biệt của văn hóa và ngôn ngữ nhưng
nguyên tắc thành lập bởi người sáng lập ra món ăn nhanh vẫn là yếu tố quan trọng
trong sự thành công của nhà hàng. Công ty sử dụng các chính sách người nước ngoài
là một trong những chiến lược của họ để thiết lập các nhà hàng phù hợp với văn hóa
của một quốc gia bởi vì những người nước ngoài quen thuộc với văn hóa được xem
là một lợi thế để thâm nhập vào thị trường mục tiêu hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam, từ ngày đầu tiên KFC tiến hành kinh doanh vào năm 1997 với nhà
hàng đầu tiên tại Sài Gòn Superbowl với chỉ 70 nhân viên. Đến nay, KFC Việt Nam
đã là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu với chuỗi cửa hàng có
mặt khắp các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Sự thành công của KFC Việt Nam
hôm nay được xây dựng và phát triển từ thương hiệu toàn cầu, chất lượng sản phẩm
tuyệt vời, và quan trọng nhất là thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ
nhân viên trẻ trung, năng động. Chính long nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết của một
tập thể hơn 2500 nhân viên đã chắt lọc, định hình và phát triển nét văn hóa “How We
Win Together”-“Đồng lòng để thành công; Đồng tâm để vươn tầm”.

Văn hóa “How We Will Together” là động lực và mục tiêu của tất cả thành viên KFC
Việt Nam-cùng chung tay xây dựng một công ty hàng đầu-luôn đem đến vị ngon
trong từng sản phẩm, làm sáng lên những nụ cười vui trên gương mặt của mỗi khách
hàng, vun đắp nên niềm tự hào cho mỗi thành viên được sống , làm việc trong gia
đình KFC Việt Nam. Văn hóa tại KFC Việt Nam là:

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page23


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Tin tưởng vào con người


- Mong muốn được phục vụ
- Tạo nên những kết quả vượt bậc
- Xây dựng kiến thức nền tảng
- Đề cao tinh thần đồng đội
- Ghi nhận công lao

Với nét văn hóa đặc thù của KFC - luôn ghi nhậncông lao và tưởng thưởng mọi nỗ
lực của từng cá nhân, tập thể. Công thức thành công của KFC là tập trung vào việc
nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng lợi
nhuận. Bên cạnh đó, KFC luôn cam kết về việc đa dạng và tạo một mồi trường làm
việc tốt nhất cho người lao động. KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp
không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong việc điều hành một chuỗi hệ thống
các cửa hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng

3.4 NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN(R&D)

Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel
Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm
2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul
Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Sản phẩm “Soul Food” đầu tiên
được bán tại các cửa hàng là “Thịt gà salat ấm”. Sự thành công của “Soul Food” đã
dẫn tới một sự thay đổi mới cho KFC. Trước khi có sự xuất hiện của “Soul Food” thì
đơn giá thấp nhất trong thực đơn của KFC là 2.99$ và đây là một chướng ngại vật
trong việc làm thế nào để thu hút khách hàng. Trong khi đó từ khi có sự xuất hiện của
“Soul Food”, thì lúc này giá cả được xem xét theo một cách khác, giá trị của sản
phẩm mang lại cho khách hàng đúng với số tiền họ bỏ ra khiến họ cảm thay thoải mái
và hài lòng đồng thời cũng trung thành hơn với sản phẩm. Trong các năm 2004 và
2005, KFC đã khởi nguồn thành công với một chiến dịch mang tên “singing soul”.
Tiếp bước từ sự thành công của chiến dịch “Soul Food” năm 2003 và 2004, “singing
soul” hiện nay đã đưa thương hiệu KFC phát triển vượt bậc.

Điều quan trọng trong chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm là tạo sự khác
biệt hóa so với các sản phẩm khác. Từ đó khách hàng mới cảm nhận được sản phẩm
đặc trưng mang nhãn hiệu KFC. Bản thân sản phẩm của KFC đã mang trong nó sự
khác biệt về sự pha trộn giữa mười một loại gia vị, điều này đã tạo nên hương vị đặc
biệt cho món gà rán.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page24


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn
vô cùng phong phú. Đồng thời danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp
cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Bên cạnh đó, một số món mới đã
dược tung ra thị trường góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực
đơn, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú
và kích thích sự tò mò cho khách hàng, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách
hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Thêm vào đó KFC cũng đầu tư vào
nghiên cứu dầu rán, chọn loại dầu rán thích hợp để không làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của khách hàng mà vẫn giữ được hương vị.

Qua việc thâm nhập thành công hàng trăm quốc gia trên thế giới đến thời điểm này
bằng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm phù hợp với từng nhu cầu địa phương có thể
thấy rằng năng lực nghiên cứu và phát triển(R&D) được KFC rất chú trọng đầu tư và
phát triển rất mạnh. Và nó chính là một trong những động lực lớn đem lại thành cồn
cho KFC trên toàn thế giới và tại Việt Nam tính đến thời điểm này.

3.5 NĂNG LỰC MARKETING

Marketing cũng có thể nói là một thế mạnh của KFC trong việc thâm nhập và phát
triển kinh doanh trên thị trường thế giới. Nó được KFC rất chú trọng và khi đến với
mỗi quốc gia KFC luôn luôn đưa ra những chương trình khuyến mãi vào những dịp
lễ lớn hay ngay cả trong những ngày bình thường để thu hút khách hàng. Cùng với đó
là chiến lược quảng cáo quy mô lớn, các chương trình PR… Chiến lược quảng cáo
của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người
tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là fastfood, giúp
người dùng phân biệt rõ rang được đâu là các nhà hàng của KFC hay của Lotteria hay
bất cứ một thương hiệu nào khác…

Những kinh nghiệm Marketing đó đã được xây dựng và đúc kết qua năm tháng KFC
kinh doanh tại hàng trăm quốc gia trên thế giới và khi đến Việt Nam, nó cũng đã góp
phần rất lớn vào thành công của KFC tại thị trường này.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page25


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

PHẦN 4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT
NAM

4.1 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KFC

4.1.1 Điểm mạnh

- Danh tiếng: KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất
trên thế giới với hơn 30.000 nhà hàng tại hơn 100 quốc gia, tạo việc làm cho
hơn 200.000 người trên toàn thê giới.. Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc
biệt từ 11 loại hương vị thảo mộc.
- Gà Rán Kentucky độc đáo: Món Gà Rán vàng rộm, có hương vị thơm ngon
được chế biến từ 11 loại gia vị và thảo mộc khác nhau chính là nguyên nhân tạo
ra hàng triệu “tín đồ KFC” trên khắp mọi nơi, không ngoại trừ Việt Nam.
- Phong cách phục vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên của KFC luôn chào đón
khách hàng với nụ cười thân thiện và sẵn sàng phục vụ với tác phong nhanh gọn
nhất. Điều này mang đến cảm giác thoải mái và hài lòng cho tất cả mọi người
khi đặt chân đến KFC.
- Hệ thống phân phối: Dịch vụ phân phối hoàn thiện. Một kiểu phân phối hoàn
hảo và tiện lợi cho người tiều dùng. Dự kiến đến 2015 sẽ có 200 cửa hàng KFC
trên khắp cả nước.
- Dịch vụ khách hàng: Phong cách phục vụ khá độc đáo, đặc điểm chung đó là tự
phục vụ tạo sự bình đẳng, công bằng như nhau. Bên cạnh đó phong cách phục
vụ lịch sự và chuyền nghiệp giúp bạn có được món ăn trong thời gian ngắn
nhất, đúng với ý nghĩa là cửa hàng thức ăn nhanh. Ngoài những chương trình
như Ngày thứ 3 đặc biệt, VIP Day hàng tháng, KFC thường xuyên mang đến
nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của nhiều
đối tượng khác nhau, chẳng hạn chương trình KFC Summer So Good đang diễn
ra vào mùa hè này.
- Thực đơn da dạng, phù hợp với từng địa phương: Bên cạnh Gà Rán truyền
thống, KFC còn mang đến những món ăn phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của
người dùng ở từng địa phương. Ngoài Bơ-gơ, Gà quay Flava Roast, Bánh Egg
Tart, Kem tươi…, người tiêu dùng Việt còn được thưởng thức những món ăn
“rất Việt” như Bánh mì mềm, Bắp cải trộn, Xà lách gà giòn, Cơm gà rán KFC,
Cơm cá KFC, Bơ-gơ hải sản… Ngoài ra KFC còn không ngừng cung cấp ngày
càng nhiều lựa chọn cho khách hàng với một menu phong phú.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page26


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Dịch vụ phụ: gửi xe miễn phí, giao hàng tận nơi mà không tính phí vận chuyển,
tổ chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 400.000 - 500.000 đồng cho 10 trẻ
em, trong đó bao gổm dẫn chương trình, trang trí, bong bóng, thiệp mời, mũ
sinh nhật, giải thưởng cho các trò chơi.
- Nguồn lực tài chính: mạnh mẽ
- Vị trí kinh doanh: cửa hàng KFC đều sở hữu những vị trí rất đẹp, nằm ngay mặt
tiền những con đường lớn, thông thoáng. Ngoài ra KFC còn chọn địa điểm đặt
nhà hàng tại siêu thị và trung tâm thương mại, nơi có số lượng người mua sắm
rất đông.
- Không gian sinh động, thoáng mát: Nhà hàng KFC được thiết kế thoáng rộng
phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây có thể vừa là điểm đến của cả gia đình, vừa là
nơi tụ họp bạn bè. Không phải lo ngại về thời tiết, đường sá xe cộ, KFC là nơi
mọi người có thể cùng thưởng thức món ăn mình yêu thích và cùng thư thả trò
chuyện
- KFC luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình là luôn luôn đạt mức cao
nhất, làm hài lòng mọi khách hàng.
- Nguồn nhân lực hung hậu, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
- Năng lực nghiên cứu và phát triển rất mạnh và kinh nghiệm Marketing đa dạng.

4.1.2 Điểm yếu

- Giá cả: được nhận định là tương đối cao, chưa có nhiều phần ăn với giá cả mềm
hơn phù hợp với phân khúc người tiêu dùng có thu nhập thấp (ở Việt Nam
lượng người có thu nhập này lại khá đông ). Do đó đây là điểm bất lợi với KFC
trong việc mở rộng phân khúc khách hàng.
- Nguồn nhân lực: do nhiều lý do mà nguồn nhân lực không ổn định, thay đổi
thường xuyên khiến cho nhân viên không có bề dày kinh nghiệm dẫn đến nhiều
thiếu sót trong việc phục vụ khách hàng và chế biến thức ăn…Đồng thời, cũng
tốn nhiều chi phí để tuyển dụng và đào tạo mà thời gian sử dụng nhân viên lại
không lâu.
- Thương hiệu còn dễ gây nhầm lẫn: KFC được thiết kế với tông đỏ, trắng với
hình đại tá Sander đù Lotteria cũng là tông đỏ, trắng, Jolie Bee tông đỏ vàng..
sự khác biệt cơ bản về tông màu tiêu biểu đã không còn.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page27


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

4.1.3 Cơ hội

- KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên ở Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội thuận
lợi và thế mạnh trong kinh doanh nói chung cũng như trong ngành công nghiệp
thức ăn nhanh nói riêng.
- Việt Nam là một đất nước đông dân thứ 13 thế giới với gần 90 triệu dân trong
đó nhóm độ tuổi KFC hướng đến thuộc giới trẻ, từ 17 đến 30 tuổi (học sinh,
sinh viên và những gia đình có con nhỏ) chiếm gần 40%. Đây là nhóm có phản
hồi tích cực và có sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu
mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới
trẻ.
- Sự bùng nổ về nhu cầu: Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nền
một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng
thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu toàn cầu
quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác.
- Một loạt sự kiện diễn ra khiến cho thói quen tiêu dùng buộc phải thay đổi. Đẩu
tiên là quyết tâm làm sạch lòng đường của chính phủ khiến cho những quán ăn
ven đường bị giới hạn khu vực hoạt động. Thêm vào đó những đợt cúm gà trên
diện rộng kéo dài khiến cho người tiêu dùng trở nền e dè và cẩn trọng hơn. Các
giá trị gia tăng cho sản phẩm là vệ sinh đảm bảo, gà sạch... là lợi thế của KFC.
- Theo đánh giá của nhiều chuyên gia KFC, Việt Nam đang là thời điểm "chín
muồi" để các siêu thị, trung tâm thương mại và thị trường thức ăn nhanh bùng
nổ.
- Thu nhập người tiêu dùng ở Việt Nam đang tăng (khoảng 1.300$/người). Nên
thu nhập người dân tăng sẽ là 1 cơ hội cho KFC thu hút khách hàng nhằm phát
triển sản phẩm và nâng cao doanh số.

4.1.4 Thách thức

- KFC đã gặp rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường Việt Nam, khi người
tiêu dùng còn xa lạ với khái niệm “thức ăn nhanh” và mùi vị của nó. Do đó
KFC liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm liền kể từ khi có cửa hàng đầu tiên. Số
lượng cửa hàng của KFC tăng trưởng rất chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa
hàng.
- KFC còn phải đối mặt với một thách thức lớn đó là Việt Nam có nền văn hóa
ẩm thực vô cùng phong phú, khó để có thể thay đổi được thói quen ăn uống của

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page28


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

người Việt khi họ luôn có xu hướng tụ tập tại gia đình với các món ăn còn nóng
nghi ngút khói.
- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay ngoài KFC còn Lotteria, Pizza Hut và Jollibee là 4
thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt
Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước
ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày
và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày. Trong tương lai,nhiều dự
đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald’s và Starbucks, hai thương hiệu
hàng đầu của Mỹ.
- Ngoài ra, nếu xét rộng hơn ngành công nghiệp thức ăn nhanh thì còn đối thủ
truyền thống như phở 24, bánh cuốn, bún bò...
- Sức khỏe người tiêu dùng: KFC cũng như các thức ăn nhanh khác (chủ yếu với
các món rán) được coi là có hại cho sức khỏe con người nếu được sử dụng liên
tục. Một nhược điểm của thức ăn nhanh đó là nhiều chất béo, hàm lượng đạm
cao nhưng lại ít chất xơ và vitamin. Các phương tiện truyền thông tập trung vào
các mặt không tốt của thức ăn nhanh. Hàng loạt các bài báo gần đây đã phản
ánh tình trạng thừa cần ở những trẻ em thành thị, nơi mà mật độ cửa hàng thức
ăn nhanh phủ sóng rộng khắp.
- Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng đến những thực phẩm bổ dưỡng,
có lợi cho sức khỏe, nỗi sợ mập phì của người tiêu dùng đang hướng họ tới
nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khỏe.
- Thuế suất là 1 yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, chủ yếu
là doanh thu. Hiện nay mức thuế suất mà Nhà nước áp dụng cho ngành ăn uống
tăng. Nên khi thuế suất tăng khiến cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng tới
sức cầu của người tiêu dùng. Đây là yếu tố khách quan thuộc tầm kiểm soát của
chính phủ. Vì vậy đây cũng là 1 thách thức đối với doanh nghiệp trong việc vẫn
chấp hành mức thuế suất lẫn duy trì và phát triển doanh số.

4.2 MÔ HÌNH ĐẦU TƯ CỦA KFC VÀO VIỆT NAM

KFC được coi là một trong những thương hiệu gạo cội, điển hình trong ngành kinh
doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh doanh Franchise trên toàn thế giới. Và khi
đến Việt Nam vào cuối năm 1997, nó cũng đã đem đến hình thức kinh doanh rất mới
này.

Trước tiên, về cơ bản Franchise có 3 hình thức như sau:

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page29


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Single-unit Franchise: là hình thức mua bán Franchise đơn lẻ, người mua ký
hợp đồng trực tiếp với người bán (là chủ của thương hiệu hoặc một master
franchise khác), sau đó mở ra một đơn vị kinh doanh tại một địa điểm nhất định.
Nếu như người mua muốn mở thêm đơn vị kinh doanh thì phải kí kết hợp đồng
mới, người mua không được phép nhượng quyền lại.
- Master Franchise: là hình thức mua Franhchise mà người mua được phép thực
hiện nhượng quyền tại một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số
lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán.
- Area development Franchise: là hình thức mua Franchise giống như loại 1,
nhưng người mua có thể được độc quyền mở ra nhiều đơn vị kinh doanh (theo
hợp đồng với người bán) tại một khu vực, lãnh thổ, thời gian nhất định. Người
mua cũng không được phép nhượng quyền lại.

Qua việc tham khảo các tài liệu và tìm hiểu thông qua trang web công ty nắm giữ
thương hiệu KFC là Yum Brand, nhóm nhận định rằng KFC International không bán
Franchise cho cá nhân mà bán hợp đồng Master-Franchise, thành lập công ty liên
doanh KFC tại thị trường Việt Nam, thực hiện việc mở và quản lý chuỗi cửa hàng
kinh doanh.

Theo phân tích của Luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm thông tin nhượng
quyền thương mại Việt Franchise, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp
vào Việt Nam thì sẽ mất thời gian và kinh phí cho việc tìm hiểu và xây dựng hệ
thống phân phối. Ngoài ra, họ còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối
với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ
phải xin giấy phép mới).

Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng
quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am
hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp… Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 -
500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương
hiệu nổi tiếng thế giới. Luật Nhượng quyền thương hiệu mới của Việt Nam cho phép
sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu,
trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page30


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

4.3 CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

4.3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường thức ăn nhanh(fast food) đã hình thành và phát triển rất lâu tại những
quốc gia phát triển do cuộc sống con người hiện đại ngày càng nhanh và hối hả. Việt
Nam cũng không thể tách khỏi xu thế đó nếu không muốn bị tách ra khỏi sự phát
triển của loài người. Tuy đổi mới và mở cửa muộn nhưng Việt Nam lại có những
bước phát triển rất nhanh và thần kỳ, mức sống của người dân đã được tăng lên vô
cùng nhanh chóng. Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những
phong cách sống mới lạ, những xu hướng thời thượng. Đặc biệt, với việc lực lượng
lao động được trẻ hóa chiếm ngày càng đông trong dân số đã là động lực lớn khiến
những nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thức ăn nhanh để ý tới Việt Nam, trong
đó có KFC. Giới trẻ, họ là những người rất năng động, luôn muốn tiếp cận đến những
cái mới để trải nghiệm chính là đích ngắm đến của ông lớn này. KFC chủ yếu nhắm
vào giới trẻ dưới 30 tuổi, gia đình có trẻ em. Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm
đến trẻ em, có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn
nhỏ. Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của
Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện
lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất.

Những người có thu nhập khá, ổn địnhlà phân đoạn thị trường mà KFC hướng tới do
giá cả của loại đồ ăn này cũng khá lớn so với phần đông thu nhập của người Việt
Nam. Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường
xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC
nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể ít thường xuyênhơn.

Phân bố theo địa lý thì thị trường mục tiêu của KFC cũng là những thành phố lớn,
đông đúc do những khu vực này mới có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu
nhập của người dân cao. Và đặc biệt là có một lượng lớn học sinh, sinh viên, bạn trẻ
làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học, cao đẳng,
dạy nghề... ở đây là rất nhiều. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
Điều đó giải thích tại sao KFC đã lựa chọn Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên
phát triển thương hiệu của mình tại Việt Nam.

Nói tóm tại, với việc nghiên cứu rất kỹ môi trường kinh doanh tại Việt Nam, sự phân
đoạn thị trường hợp lý theo vị vị trí địa lý, nhân khẩu học, tâm lý và hành vi tiêu
dùng của khách hàng thì KFC đã chọn cho mình thị trường mục tiêu là tập trung phục

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page31


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

vụ những người có độ tuổi dưới 30, gia đình có thu nhập khá, đặc biệt là trẻ em và
chủ yếu đánh vào khu vực các thành phố đông dân như Hồ Chí Minh, Hà Nội... với
mục tiêu đó, KFC đã bỏ ra hơn 7 năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ trong khoảng
thời gian này) và bắt đầu có lãi từ năm 2006, bây giờ là thời điểm gặt hái kết quả.
Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đẩu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ
thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho
mình trong tương lai.

4.3.2 Chiến lược sản phẩm

Điều quan trọngtrong chiến lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với
các sản phẩm khác. Từ đó người tiêu dùng mới cảm nhận được sản phẩm nào của
nhãn hiệu KFC hay Lotteria, hay một cửa hàng thức ăn nhanh khác. Bản thân sản
phẩm KFC đã có sự khác biệt về sự pha trộn giữa 11 loại gia vị. Chính điều này đã
tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà rán. KFC không những tạo ra sự khác biệt mà
còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú.

Khi xâm nhập vào Việt Nam, bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và
hambeger, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị
người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải
trộn Jumbo...Kích thước của Hamburger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với
vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo
nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao
gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức
ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,... Bên cạnh đó, một số
món mới đã được tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng
trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước
Evian...Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế
sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó
có thể giảm sự nhàm chán ởkhách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà.
Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ.

KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm sản phẩm mới, thay đổi sản
phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tầm đến sức khoẻ của
khách hàng. Những dẫn chứng quan trọng đó là vào năm 2007, KFC đã thay đổi loại
dầu chiên gà ít chất béo ở 5500 tiệm KFC trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Đây là loại dầu đậu nành được dùng thay cho dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng
đến bệnh tim mạch. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page32


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu ăn thông thường là 8%. Kết quả là
dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó
người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong
giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia
tăng rõ rệt. Dẫn chứng thứ hai, trong thời gian gần đây, nạn dịch cúm gia cẩm đang
bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và
các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục
được. Cụ thể vào năm 2004, khi dịch cúm gà vừa bùng phát, KFC đã có kế hoạch
nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ Bắc Mỹ. KFC cũng thực hiện một quy trình chế biến
gà sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, KFC cũng bổ sung vào
thực đơn của nhà hàng các món chế biến từ cá, bò, heo thay cho thịt gà để làm khách
hàng an tâm hơn.

4.3.3 Chiến lược giá

Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn
quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định
giáthâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phẩn lớn trước khi các đối
thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá.

Và rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng
khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. KFC đã chịu lỗ trong suổt 7 năm cho
tới năm 2006, khi người dân Việt Nam bắt đầu chuộng thức ăn nhanh vì sự tiện lợi
của nó, lúc đó hệ thống chuỗi cửa hàng KFC thực sự bùng nổ tại địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh(KFC bắt đầu có cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1997).

Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jolie
Bee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh khá mới lạ, ví dụ như kết hợp các phẩn ăn 2
người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phẩn) cùng những hoạt động đóng góp
cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, Tết mang nhiều ý nghĩa.

4.3.4 Chiến lược phân phối

Như đã phân tích ở trên, KFC vào Việt Nam bằng Master Franchise thông qua thành
lập công ty liên doanh KFC Việt Nam, do đó việc mở các cửa hàng phân phối tại
Việt Nam sẽ do công ty KFC Việt Nam bỏ vốn ra. Điều này ảnh hưởng như thế nào
đến hệ thống và chiến lược phân phối của KFC? Đầu tiên, KFC sẽ linh hoạt hơn
trong việc mở các nhà hàng tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội..trong
việc chọn thời gian, địa điểm mở. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh của KFC so với
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page33
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

các đối thủ. Bên cạnh đó, giá cho một hợp đổng nhượng quyền theo quy định của
công ty mẹ là 1 triệu USD, chưa kể các chi phí mà người mua nhượng quyền phải bỏ
ra như trang trí quán, mua sắm trang thiết bị, thuê mướn nhân viên ban đầu. Phải kể
thêm, pháp luật về nhượng quyền tại Việt Nam vào những năm đầu khi KFC vào
Việt Nam chưa được chặt chẽ. Do đó, để cạnh tranh được với các sản phẩm thức ăn
nhanh thay thế tại Việt Nam và các ông lớn trên thê giới, KFC đã tạo sự khác biệt
cho mình trong chiến lược phân phối, thông qua kết chuỗi.

Về địa điểm phân phối, khácvới đối thủ lớn của mình là Lotteria thường có các cửa
hàng tại các ngã ba, ngã tư, mặt tiền đường lớn, thì KFC chọn các địa điểm để mở
các cửa hàng là các tòa nhà, siêu thị, nhà sách, trung tâm thương mại như Parkson,
Diamond Plaza, Siêu thị Maximark, Coop Mark, Big C... Lợi thế của các địa điểm
này là đây là nơi có nhiều người ghé đến để mua sắm hoặc làm việc tại các tòa nhà,
và các đối tượng đến đây đa số là giới trung lưu trở lên, đúng là nhóm khách hàng
mục tiêu mà KFC nhắm tới. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại
Việt Nam phát triển không đủ nhanh, nên gần đây KFC Vietnam phải thuê những căn
nhà ở mặt đường để mở nhà hàng riêng. Tiêu chí chọn mặt bằng của KFC là địa điểm
nằm ở các khu trung tâm đô thị.

Hiện tại tính đến thàng 2 năm 2012, tổng số lượng nhà hàng KFC tại Việt Nam là
116, trong đó có 56 nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh, 29 nhà hàng ở Hà Nội, còn lại ở
Biên Hòa, Hải Phòng, Vũng Tàu, Huế, Đaklak, Cần Thơ…Kế hoạch dự kiến đến
năm 2015 sẽ có 200 nhà hàng trên khắp cả nước.

4.3.5 Chiến lược xúc tiến, PR

 Chiến lược xúc tiến-khuyến mãi:

Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói
chung KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong các
ngày lễ mà còn cả trong ngày thường. Bên cạnh đó KFC còn có các chương trình
khuyến mãi trong năm hay liên kết với các nhãn hiệu nổi tiếng khác làm quà tặng khi
sử dụng sản phẩm KFC làm tăng sự chú ý của khách hàng và kích thích họ sử dụng
sản phẩm ngay lập tức khi có nhu cầu. Ví dụ như:

- Trong mùa dịch cúm, KFC tung ra chương trình khuyến mãi: khách hàng nào
dám gác nỗi lo cúm gà, dùng thẻ VIP giá 15.000đ sẽ được giảm 10% số tiền
mỗi lần ăn trong một năm kể từ ngày mua thẻ.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page34


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

- Từ ngày 14/10/2009 đến 26/11/2009, chương trình khuyến mãi “Trúng chắc”
được áp dụng, với chương trình này, khách hang khi mua 1 trong 7 combo được
đưa ra bởi nhà hàng KFC nhận được một thẻ cào trúng các sản phẩm khác. Đây
là một chương trình khuyến mãi thường xuyên được áp dụng tại các nhà hàng
KFC trong thời gian ngắn nhằm thu hút khách hàng cũng như để giới thiệu sản
phẩm.
- Chương trình khuyến mại Ghét trễ vẫn kéo dài 01/09/2009 đến 31/10/2009.
Chương trình này kết hợp với dịch vụ giao hàng tận nơi của KFC. với tên gọi
"GHÉT TRỄ", KFC cam kết giao hàng trong vòng 30 phút cho những khách
hàng gọi đến Dịch vụ giao hàng tận nơi qua số điện thoại 3848.9999 (áp dụng
tại Hà Nội và Tp.HCM), sau thời gian 30 phút khách hàng sẽ được nhận những
phẩn quà từ KFC. Thông điệp của KFC thông qua chương trình này là “Hãy
cùng KFC xây dựng văn hóa ĐÚNG GIỜ - GHÉT TRỄ để tiếtkiệm thời
giannhiều hơn cho cuộc sống của bạn”.
- Mặc khác KFC còn liên kết với các với các nhãn hiệu khác cùng làm khuyến
mãi như mực in Laser hiệu Vmax: “Khi mua bất kỳ 01 sản phẩm mực in laser
hiệu Vmax, khách hàng sẽ được tặng 1 coupon trị giá 40000đ, sử dụng tại các
nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Chương trình kéo dài từ 1/12 đến 31/12/2007 tại
TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. với hệ thống phân phối toàn quốc, sản phẩm
mực in Vmax (dùng cho máy in HP, Canon, Samsung...) có chất lượng tương
đương mực in chính hãng nhưng giá thấp hơn từ 30 đến 60%.”
- Chương trình”Khuyến Mãi Giờ Vàng” từ 14 giờ đến 17 giờ hàng ngày, khách
hàng sẽ được ưu đãi hơn 29% khi mua bánh Go Go Caesar và Kem Cone, ưu
đãi 17% cho bánh Hot Pie và bánh Egg Tart. Chương trình diễn ra từ ngày 16-
02-2012 đến hết ngày 31-03-2012.
- Chương trình “Ngày Thứ Ba Đặc Biệt”. Với chương trình này, khách hàng sẽ
nhận được ưu đãi 30% khi mua các loại Gà Rán(Gà Giòn Cay và Gà truyền
Thống). Hơn thế nữa, KFC còn có them 03 phần ăn với giá chỉ từ 39.000 đồng,
giá này đã được giảm 30%. Chương trình này được áp dụng tại tất cả các nhà
hàng KFC trên toàn quốc vào thứ Ba hàng tuần từ 14-02-2012 đến 20-03-2012.
Không áp dụng cho dịch vụ giao hàng tận nơi, đơn hàng lớn(trị giá từ 500.000
đồng trở lên), thẻ giảm giá và các chương trình khuyến mãi khác.
- Chương trình khuyến mãi dịp Valentine 14-02.
- Chương trình khuyến mãi “Đón năm Rồng trúng vàng Rồng” diễn ra từ ngày
10-01-2012 đến hết ngày 29-02-2012. Khi mua mỗi phần ăn Combo Tết, khách
hàng sẽ được nhận các phiếu bốc thăm trúng thưởng bao gồm các giải: giải đặc

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page35


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

biệt-3 lượng vàng SJC, giải nhất-2 lượng vàng SJC, giải nhì-1 lượng vàng
SJC,…
- Các chương trình khuyễn mãi dịp Lễ giáng sinh như chương trình “Giáng SInh
Cùng KFC-Quà Mê Li Trúng Chắc”-khi mua các phần ăn KFC X’mas ngon
tuyệt bạn sẽ nhận được những phiếu cào với cơ hội chắc chắn trúng thưởng
ngay những phần quà trang trí giáng sinh hoặc những phần quà mang tính chất
lưu niệm như nón Noel, vớ trang trí Noel, móc khóa KFC, thú Noel, người
tuyết, giày trang trí….Cơ hội trúng thưởng là 100%. Chương trình này áp dụng
từ ngày 03-12-2011 đến hết ngày 31-12-2011 nhân dịp lễ Noel năm 2011.
- …

 Chiến lược quảng cáo

Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự
quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới
đó là fastfood. KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp
chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình,
internet…Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như: Pano, áp-phích,
bảng hiệu, phát leaflet…Đặc biệt trong giới trẻ, KFC Việt Nam đã hướng sự quan
tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng
nhiều triển vọng này với mục tiêu là muốn thương hiệu KFC trở thành bạn đổng hành
ngay từ khi họ còn nhỏ. Những poster to lớn với hình ảnh ông đại tá dễ thương,
những băng rôn, những phiếu giảm giá và hơn thế nữa là mẫu quảng cáo vui nhộn,
nhí nhảnh đã thu hút nhiều sự chú ý của trẻ em và thanh thiếu niên - khách hàng mục
tiêu của KFC…

 Chiến lược quan hệ công chúng(PR)

KFC thường xuyên tung ra các chương trình hoạt động để quảng bá thương hiệu của
mình. Chẳng hạn như nhân kỷ niệm 8 năm ngày thành lập chuỗi nhà hang thức ăn
nhanh KFC tại Việt Nam, chuỗi nhà hàng này đã đóng góp tiền cho quỹ từ thiện của
Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp. Ông Graham Allen-Chủ tịch Tập
đoàn Yum Restaurant International, tập đoàn có nhiều thương hiệu nổi tiếng(trong đó
có KFC) đã trao tặng số tiền 64 triệu đồng cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em
mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp(Tp.HCM) nhằm góp phần vào hoạt động nuôi dạy trẻ
bất hạnh.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page36


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Hàng năm, KFC Việt Nam tài trợ 500 suất học bổng cho học sinh miền Trung. Năm
2011, ông Tony Chew, đại diện KFC Việt Nam công bố tặng Quỹ Thời báo Kinh tế
Sài Gòn (STF) số tiền 100.000 đô la Mỹ để thực hiện chương trình "Học bổng dài
hạn STF - KFC" cho sinh viên nghèo, hiếu học của các trường đại học trên cả nước
có điều kiện đến trường. Đây có thể xem như một cách đóng góp vào việc phát triển
nguồn nhân lực cho Việt Nam. Hay cùng với Quỹ Trẻ em Việt Nam – Children of
Vietnam, Đài Truyền hình các tỉnh thành tài trợ học bổng hàng năm cho các em học
sinh khu vực miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh, và Hà Nội…

Bên cạnh đó KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động
từ thiện, giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật…Tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước.

4.4 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CẤP CÔNG TY

Qua những phân tích ở trên thì hiện nay chiến lược mà KFC đang sử dụng tại Việt
Nam cũng như tại các thị trường quốc tế khác đó là chiến lược xuyên quốc gia.

KFC đang theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia cố gắng đạt được đổng thời cả lợi thế
chi phí thấp và khác biệt sản phẩm. Trong nền kinh tế cạnh tranh không biền giới như
ngày nay thì việc đáp ứng địa phương sẽ rất khó để làm giảm chi phí, và ngược lại;
tuy nhiên việc đòi hỏi cạnh tranh với những đối thủ khác trong ngành thức ăn nhanh
như Mc’ Donald hay Pizza Hut, Lotteria... đã thúc ép KFC tìm cách tiết kệm chi phí
tạo ra sản phẩm chất lượng tối ưu làm hài lòng các khách hàng. Chiến lược của họ
tập trung chuyển giao các hương vị cơ bản trên các tiêu chuẩn chung, lợi thế chung
xây dựng được của gà rán KFC và biến đổi, cung cấp những sản phẩm đa dạng, địa
phương giữa các cửa hàng KFC trên toàn cầu.

KFC trên toàn thế giới nhận định họ cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa với giá trị
“Soul Food”, đóng lại thời kỳ những thức ăn nhanh có hại, nhàm chán .. mở ra giai
đoạn thức ăn nhanh có lợi cho sức khỏe, các bữa ăn có giá trị, có linh hồn.

Phương thức chủ yếu mà KFC thâm nhập trên toàn thế giới đó là Fanchise- nhượng
quyền. Và cho đến ngày nay KFC là một trong những công ty lớn nổi tiếng trên thế
giới về việc nhượng quyền thương mại với hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe nhằm xây
dựng những chuỗi nhà hàng đồng nhất và chất lượng. Tuy nhiên, tùy theo từng nơi,
vùng mà KFC thâm nhập thì cách thức họ có thể thay đổi. KFC Thâm nhập thị
trường toàn cầu lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu Franchise với những
chuỗi cửa hàng rộng khắp toàn cầu đồng nhất nhưng với các món ăn nhanh kiểu Mỹ
xen trong hương vị, danh sách thực đơn đặc biệt mang đậm hương vị là của quê
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page37
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

hương địa phương nơi mà KFC có mặt. Điều đó đã làm nên những thành công đáng
kể của KFC trên toàn cầu từ khi thâm nhập trên thị trường thế giới bằng chiến lược
xuyên quốc gia, như một mình chứng cho một thương hiệu toàn cầu: Gà rán
Kentucky.

Điểm qua một số thành công của KFC trên thị trường thế giới:

- Mỗi ngày có hơn 12 triệu khách hàng được phục vụ tại nhà hàng KFC tại 110
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- KFC đã đưa hơn 5200 nhà hàng ở Hoa Kỳ và hơn 15000 đơn vị trên toàn thế
giới vào hoạt động.
- KFC nổi tiếng thế giới về công thức rán gà Original Recipe® - được tạo bởi
cùng một công thức pha trộn bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do
Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước.
- Khách hàng trên toàn cầu cũng có thể thưởng thức hơn 300 sản phẩm khác nhau
từ món Kentucky Grilled Chicken tại Hoa Kỳ tới bánh Sanwich cá hồi tại Nhật
Bản.
- KFC là một phần của Yum!Brands, Inc., công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng với hơn 36000 chi nhánh trên thế giới. Công ty này được xếp
hạng 239 trong danh sách Fortune 500 với doanh thu hơn 11 tỷ USD trong năm
2008.

Với chiến lược kinh doanh đúng đắn, tiến hành mở rộng thị trường kinh doanh sang
nhiều nước khác nhau, KFC đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. Bắt đầu xây
dựng từ đầu những năm 40 của thế kỷ 20, cho đến nay KFC đã trở thành một thương
hiệu gạo cội điển hình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh với hình thức kinh
doanh Franchise trên toàn thế giới. Đạt được điều đó là nhờ sự phấn đấu không
ngừng nghỉ của chủ nhân KFC và toàn bộ đội ngũ nhân viên, bên cạnh đó không thể
phủ nhận tầm quan trọng trong chiến lược kinh doanh quốc tế của KFC.

4.5 PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC

Như đã phân tích ở trên, phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC chính
là hình thức nhượng quyền thương mại(Franchise). Năm 1997, Công ty liên doanh
KFC Việt Nam đã được thành lập cùng với đó là các cửa hàng kinh doanh đầu tiên.

Trước tiên, KFC chọn thành phố Hổ Chí Minh là điểm đến đầu tiên, cũng dễ hiểu vì
đây là thành phố thuận tiện nhất cho việc kinh doanh của KFC, dân cư đông, thu
nhập khá nhất Việt Nam, lối sống hiện đại nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, KFC cũng
LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page38
CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

không quá lạc quan, đến Việt Nam với tầm lý chuẩn bị sẵn là sẽ hết sức khó khăn để
chiếm được thị trường này, sẵn sàng chịu lỗ để thay đổi thói quen của người tiêu
dùng. Và quả thật, phải mất tới 7 năm để KFC có thể gọi là kinh doanh có lãi tại Việt
Nam.

Hiện nay KFC có 116 cửa hàng ở Việt Nam phân bổ tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó
Tp Hổ Chí Minh chiếm 56 cửa hàng, Hà Nội có 29 cửa hàng, các thành phố khác như
Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ, Đalak, Huế, Hải Phòng… có từ 1 đến 3 cửa hàng.

Tất cả 116 cửa hàng này đều do công ty liên doanh KFC Việt Nam độc quyền thành
lập, công ty hiện nay chưa bán Franchise với cá nhân khác. Theo nhận định của nhóm
thì công ty KFC Việt Nam chưa bán Franchise cho cá nhân nào vì tiềm lực tài chính,
khả năng hoạt động, điều hành của các cá nhân ở Việt Nam trong việc kinh doanh
nhượng quyền còn rất hạn chế, khiến thương hiệu nổi tiếng này chưa dám thực hiện
kinh doanh nhượng quyền.

Các cửa hàng KFC Việt Nam đểu có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông
màu màu đỏ, trắng, và hình ảnh ông Sander. Đặc biệt dễ dàng tìm thấy cửa hàng KFC
vì đều nằm ở những địa điểm hot, trung tâm thành phố, nơi gần trường học, ngay ngã
3, ngã 4. Các cửa hàng KFC Việt Nam cũng có mặt tại các trung tâm mua sắm, siêu
thị nổi tiếng giống như mô hình ở các nước khác, chẳng hạn như bạn sẽ tìm được
KFC ở Diamond, Nowzone, Coopmart, BigC, Maximart… Rõ ràng KFC Việt Nam
vẫn giữ đúng phong cách của KFC quốc tế.

4.6 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA KFC ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN
TẠI

Có mặt ở Việt Nam vào năm 1997, KFC Việt Nam liên tục đối mặt với những khó
khăn. Thâm nhập vào một thị trường có nền văn hoá ẩm thực phong phú như Việt
Nam đã là điều không dễ, lại khai trương vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á, không lâu sau đó đại dịch SARS ập đến (năm 2003), rồi dịch cúm gia
cầm xảy ra năm 2004 và 2005, trong suốt bảy năm sau khi mở nhà hàng đầu tiên,
chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh "Gà rán Kentucky" đã phải chịu lỗ. Trong năm năm
đầu tiên, mỗi năm KFC chỉ mở được một nhà hàng. Tuy nhiên, các lãnh đạo của KFC
Việt Nam đã quyết không bỏ cuộc và đến nay, thực tế đã chứng minh chiến lược đó
là đúng đắn, và hạt giống ngày nào đã trở thành một cây xanh, vững chắc, bén rễ vào
thói quen ẩm thực của giới trẻ thị thành, và sẽ tiếp tục vươn tới những địa phương
khác trong thời gian tới.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page39


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

Sự thay đổi lớn của KFC Việt Nam diễn ra năm 2002, khi ông Pornchai Thuratum
được điều giữ chức Tổng giám đốc. Ông đã mạnh tay cắt bỏ những chi phí không cần
thiết, tinh gọn hệ thống quản trị, tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên một cách bài
bản. Cùng với đó là sự thay đổi chiến lược kinh doanh khi công ty chú trọng đến thị
hiếu của khách hàng bằng các món ăn gần gũi với giới trẻ trong nước, xây dựng
thương hiệu, đồng thời mở rộng độ bao phủ.

Từ chỗ chỉ có mặt tại các siệu thị, khu mua sắm, vốn chưa phát triển nhiều thời đó,
đến năm 2003 KFC đã thuê những mặt bằng đẹp ở các khu phố sầm uất để mở nhà
hàng. Mức giá cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Các món ăn của công ty ngày càng đa dạng hơn, không chỉ dừng lại ở các món gà,
mà còn mở rộng ra cả tôm, cá, những hương vị mới lạ... Cuối năm đó, doanh thu của
KFC đã tăng lên, khoản lỗ đã giảm. Năm 2004, công ty mở thêm 11 nhà hàng, đánh
dấu một khởi đầu mới: KFC có lãi.

Năm 2006, KFC đã mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía Bắc. Nhà hàng đầu tiên
của công ty tại miền Bắc đã được khai trương ở Hà Nội tháng 6 năm đó. Người Hà
Nội vốn quen thuộc với những món ăn truyền thống, họ khá chừng với những thương
hiệu mới lại như KFC. Ngay cả chuyện huấn luyện đội ngũ bán hàng phục vụ khách
cũng là điều không dễ, vì họ chưa quen với những phong cách đon đả và phục vụ
khách hàng một cách nhiệt tình. Giới trẻ Hà Nội ban đầu dè dặt, sau tò mò, đến thử.
Và thực khách đông dần, để chỉ bốn tháng sau, KFC mở thêm một nhà hàng nữa ở
thủ đô. Đến nay, KFC Việt Nam đã có 29 nhà hàng ở Hà Nội, trong đó nhiều nhà
hàng có doanh thu nằm ở top đầu.

KFC Việt Nam có lãi đúng vào thời điểm bùng phát dịch cúm gia cầm. Trong khi
giới kinh doanh thịt gia cầm điêu đứng, thì người tiêu dùng lại tìm đến các nhà hàng
của KFC để tìm loại thức ăn ưa thích mà họ nghĩ là đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Nếu năm 2006 KFC chỉ mở được 8 nhà hàng thì năm sau đó con số tăng gấp đôi. Đến
nay, 116 nhà hàng của KFC đã có mặt tại 18 tỉnh thành trên cả nước, mỗi năm phục
vụ hơn 20 triệu lượt khách.

KFC hiện đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh với thị phần là 60%. Tuy nhiên,
KFC vẫn đang đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ Lotteria, ngoài ra còn
phải chuẩn bị đối đầu với các đối thủ tiềm ẩn có thể vào thị trường Việt Nam bất cứ
lúc nào, chẳng hạn McDonald’s. Việc “ông lớn” trong ngành kinh doanh thức ăn
nhanh này chưa nhảy vào thị trường Việt Nam vẫn đang là dấu hỏi lớn chưa có lời

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page40


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

giải chính xác,có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này. Do đó, KFC
cần phải đưa ra các dự tính cho tương lai.

PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KFC ÁP DỤNG TẠI
VIỆT NAM

Bằng chiến lược kinh doanh đúng đắn, sự tìm hiểu và phân tích môi trường kinh
doanh tại Việt Nam một cách chính xác và đầy đủ cùng với khả năng sẵn có của một
thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới, KFC Việt Nam đã vô cùng thành công
khi tạo dựng lên được một trào lưu ẩm thực mới trong giới trẻ Việt Nam. KFC đã
thực sự thu hút được giới thanh niên không chỉ vì sự thuận tiện, sang trọng, mà còn
mang đến một phong cách sống mới. Khách hàng đến KFC không chỉ để thưởng thức
món ăn, mà còn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới.
Với kinh nghiêm và thành công gặt hái được ở nhiều nước trên thế giới, khi đến Việt
Nam thì KFC cũng đã thành công không kém, việc chấp nhận chịu lỗ 7 năm và đến
năm 2006 mới bắt đầu thu được lợi nhuận đã khẳng định vị trí thức ăn nhanh số 1 của
KFC ở Việt Nam. KFC đã được nhiều người biết đến và có thể nói là đạt được thành
công rực rỡ ở Việt Nam.

PHẦN 6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Tập trung nghiên cứu và đưa ra các nhóm sản phẩm ngon hơn, chất
lượng và phù hợp với hương vị của người Việt Nam hơn nhằm đầy lùi
hơn nữa sự tác động từ các sản phẩm thức ăn nhanh trong nước.
2. Tăng cường khả năng quản lý, điều hành, sản xuất và tìm kiếm thêm các
nguồn cung cấp nguyên liệu khác… để giảm hơn nữa giá các sản phẩm
KFC cho phù hợp hơn với túi tiền của đa số người dân Việt Nam hơn,
nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh trước khi ông lớn Mc Donald thâm
nhập.

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page41


CHIÊN LƯỢC KINH DOANH CỦA KFC TẠI VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) - Website KFC Vietnam: http://www.kfcvietnam.com.vn


2) - “Tìm hiểu chiến lược phát triển của KFC tại thị trường Việt Nam”- link:
http://www.vnnhahang.com/forum/t1199-tim-hieu-chien-luoc-phat-trien-cua-kfc-tai-thi-
truong-viet-nam.aspx
3) - “Chiến lược kinh doanh của KFC”- link:
http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=3760&Ite
mid=13
4) - “Câu chuyện thành công của KFC Việt Nam” - link:
http://biettuot.vn/news/View/Cau-chuyen-thanh-cong-cua-KFC-Viet-Nam/6936.html

LỚP CAO HỌC QTKD8A-NHÓM 4(TỪ STT 34~44) Page42

You might also like