You are on page 1of 6

TINH HOA PHẬT PHÁP 2

TÂM LOẠI HỌC

BÀI 01
KIẾN LẬP TÂM LOẠI HỌC
Tóm tắt theo:
Bài giảng của Thầy Geshe Loyang
Được Việt dịch: Sư cô Pháp Đăng
Ghi lại: Ngô thị Ngọc Trinh

Chủ nhật, ngày 09/04/2017

Tại sao phải học về Tâm loại học?

Chấp ngã, là một dạng Tâm thức (Giác tri), là nguyên nhân khiến chúng ta xoay
vòng trong sanh tử luân hồi, vì vậy muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi phải diệt chấp
ngã. Để diệt chấp ngã phải có Trí liễu ngộ tánh không, Tâm bồ đề, tất cả cũng đều là
một dạng tâm thức. Dạng tâm thức khiến đẩy ta vào Luân hồi là Chấp ngã, dạng tâm
thức làm cho ta thoát khỏi Luân hồi là Tâm bồ đề, Trí liễu ngộ tánh không.

Do đó học Tâm loại học sẽ giúp chúng ta hiểu nguyên nhân nào khiến ta sanh tử
luân hồi, nguyên nhân nào khiến ta thoát khỏi sanh tử luân hồi, tất cả đều là những
dạng tâm thức khác nhau.

Nguyên nhân khiến ta sanh tử luân hồi là Phiền não, Tham Sân Si, Chấp ngã. Muốn
thoát khỏi Luân hồi phải cần có Thiện nghiệp (thập nhất thiện nghiệp), Công đức,
vv… cũng đều là dạng tâm thức. Sau này học về Tâm vương và 51 Tâm sở sẽ hiểu
rõ hơn.

Cá thể (con người, con bò,…) là những chúng sinh hữu tình, có tâm, (vô tâm là
những vật vô tri vô giác như cục đá, cái bàn, cái ghế,… không phải là cá thể); khi
điều phục được tâm thì mới an lạc, không điều phục được tâm thì sinh ra khổ, tất cả
đều quy về học và hiểu tâm.

Kiến lập tâm loại học gồm có 3 phần: Tánh tướng, Lập thuyết/sở thuyết về Tánh
tướng và Phân loại lập thuyết và ý nghĩa của mỗi loại.

1
TÁNH TƯỚNG VÀ LẬP THUYẾT/SỞ THUYẾT VỀ TÁNH TƯỚNG.

GIÁC TRI (blo).


Giác tri là Liễu tri có nghĩa là nắm giữ hay trì giữ đối tượng.
(Liễu tri ở đây là động từ/verb, không phải danh từ/noun)

Giác tri cũng có nghĩa là Tâm thức, nhưng không dùng từ Tâm thức mà phải
dùng từ Giác tri, sau này học sâu hơn sẽ thấy có sự khác biệt như thế nào, tiếng
Tạng là ngôn ngữ rất phong phú về Phật ngữ.

Giác tri có nghĩa là Liễu tri (rigpa).

Chúng ta đang học theo trường phái Kinh Bộ Tông, trường phái này dùng từ Liễu
tri để diễn đạt thuật ngữ Giác tri. Từ Liễu tri được diễn giải là tri nhận đối tượng
và cũng có nghĩa là đối tượng trình hiện trước tâm đó.
Tuy nhiên diễn giải Liễu tri theo hai nghĩa này không đúng. Trường hợp của Điên
đảo tri cũng là một dạng Giác tri, nhưng Điên đảo tri làm sao tri nhận đối tượng
với một tâm sai loạn/tâm điên đảo? hoặc Giác tri khi nhìn ảnh hiện trong gương
thì không phải là đối tượng trình hiện trước tâm đó, không phải là Liễu tri.

Do đó Liễu tri theo trường phái này có nghĩa là trì giữ hay nắm giữ đối tượng.

TRI GIÁC (she pa)


Tri giác là Minh và Liễu tri (sáng suốt/trong suốt và nắm giữ đối tượng)

Khi nói hiểu được hay tri nhận được bất cứ Cảnh nào và cho đó là Liễu tri thì đối
với trường phái Trung quán Ứng Thành không có vấn đề gì cả, nhưng đối với các
trường phái thấp hơn Trung quán Ứng Thành thì lại có vấn đề. Nếu cho rằng có
thể hiểu được bất cứ Cảnh nào và cho đó là Liễu tri thì một Tâm điên đảo với
Nhãn thức nhìn núi tuyết trắng thành ra núi màu xanh dương là Điên đảo tri chứ
không phải là Liễu tri.

Nếu bỏ chữ Minh (sáng suốt/trong suốt) trong định nghĩa của Tri giác, nghĩa là
chỉ có Liễu tri, thì có vấn đề, vì một Cá thể có thể nắm giữ đối tượng, Cá thể có
thể thấy đối tượng trình hiện trước Cá thể, nhưng Cá thể không phải là Tri giác
(ví dụ mình có thể thấy một cá thể trình hiện trước mình, nhưng mình không phải
là Tri giác). Nên phải có đủ 2 vế là Minh và Liễu tri để ngăn chận quan điểm cho
Cá thể trở thành Tri giác.

2
Nếu bỏ chữ Liễu tri, chỉ còn chữ Minh thì cũng không xong, Minh là cái
gương/kiếng (trong suốt) không có chấp trì đối tượng, không có Liễu tri thì làm
sao thành Tri giác được ? Cá thể làm sao sáng suốt, trong suốt được?

Giác tri, Liễu tri (Liễu tri ở đây là danh từ/noun) và Tri giác đồng nghĩa với nhau vì
8 ngã nhất thiết đều được khẳng định.

PHÂN LOẠI LẬP THUYẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA MỖI LOẠI.

Giác tri được chia ra làm hoặc: (Xem bản đồ Giác tri dưới đây)
- 7 loại tâm hoặc,
- 3 loại hoặc
- 2 loại.

3
Bảy loại Giác tri gồm có: (Xem bản đồ Tri Giác chi tiết dưới đây)
- Hiện tiền (mngon gsum),
- Tỷ độ (rjes dpag),
- Tái quyết tri (bcad shes),
- Tứ sát tri (yid dpyod),
- Hiển nhi bất định (snang la ma nges),
- Nghi (the tshom)và
- Điên đảo tri (log shes).

HIỆN TIỀN.
Giác tri đầu tiên là Hiện tiền, là một dạng tâm thức.

Định nghĩa của Hiện tiền là Liễu tri ly phân biệt và không sai loạn (ma ‘khrul
ba – nang la ma nge pa).
Hiện tiền là Liễu tri mà đó là Ly phân biệt và không sai loạn. Như vậy gồm có 2
vế Ly phân biệt và Không sai loạn.

4
Ly phân biệt là gì? Ly phân biệt có nghĩa là Không là Phân biệt hay Phi phân
biệt hay không?
(Ly= tách ly (verb); Ly phân biệt = tách ly Phân biệt; Phi= không là).

Phân biệt là một dạng tâm thức. Không thể cho Ly phân biệt là Phi phân biệt, vì
có một ngả nhất thiết không được khẳng định:
- Nếu là Phi phân biệt không nhất thiết là Ly phân biệt, lấy Cá thể mà trong
dòng tương tục/dòng tâm thức của cá thể đó có tâm phân biệt làm biện đề,
Cá thể đó là Phi phân biệt (Cá thể là Bất tương ứng hành, không phải là
Tâm thức) nhưng Cá thể đó không nhất thiết là Ly phân biệt vì có Phân
biệt trong dòng tương tục/dòng tâm thức của Cá thể đó.

Ly phân biệt và Hiện tiền là MUSUM:


- Nếu là Hiện tiền nhất thiết là Ly phân biệt,
- Nếu là Ly phân biệt không nhất thiết Hiện tiền, ví dụ nhãn tri nhìn thấy núi
trắng thành núi xanh, nhãn tri nhìn thấy một mặt trăng thành 2 mặt trăng là
Ly phân biệt nhưng sai loạn không phải Hiện tiền (Định nghĩa của Hiện
tiền là Ly phân biệt và không sai loạn).
(Tâm phân biệt có nghĩa là nghĩ ngợi, nhớ đến chứ không phải Hiện tiền
thấy/nghe trực tiếp).
- Vừa là cả 2, vừa là Ly phân biệt, vừa là Hiện tiền, ví dụ nhãn tri chấp trì
(tri nhận) cái bình.
- Vừa không là cả 2, không là Ly phân biệt, không là Hiện tiền; ví dụ Cá thể
mà trong dòng tương tục có phân biệt, Cá thể không là Hiện tiền cũng
không là Ly phân biệt vì Cá thể đó có Phân biệt. (ví dụ cái bình, cái cột
không đúng, vì cái bình, cái cột là Sắc, không phải là Giác tri, nhưng cái
bình, cái cột vẫn là Ly phân biệt)

Định nghĩa của Hiện tiền theo Kinh Bộ Tông chỉ cần là Liễu tri và không sai loạn
là đã đủ thỏa 8 ngả nhất thiết được khẳng định. Tuy nhiên quan điểm của một số
trường phái ngoại đạo lại cho rằng Hiện tiền là Phân biệt, khi nhãn tri đang tri
nhận cái bình, thì tâm cũng nghĩ đến cái bình, ‘oh đó là cái bình’, họ cho rằng
nhãn tri tri nhận cái bình và tâm nghĩ đến cái bình là một nên là Phân biệt, trong
khi trường phái Phật giáo cho là Ly phân biệt nên phải thêm từ Ly phân biệt để
phản bác lại quan điểm trên của ngoại đạo.

Không sai loạn nghĩa là gì? Nghĩa là không sai loạn đối với tự Hiện cảnh (Hiện
cảnh của chính nó)
Hiện cảnh (Snang yul)= Cảnh trình hiện trước giác tri [xem Sơ đồ các Cảnh
tương ứng với các dạng Giác tri]
5
Hiện Lượng
(Valid cognition: sự tri nhận chính xác) là một dạng tâm thức,

Định nghĩa của Hiện Lượng là Liễu tri Ly phân biệt và không sai loạn, mới
mẻ, không nhầm lẫn.
[Định nghĩa của Lượng ở trong Nhiếp Loại học: Liễu tri, mới mẻ không nhầm
lẫn]

Ví dụ (Sự tướng) của Hiện Lượng: Nhãn tri chấp trì cái bình ở sát na thứ 1, nhĩ tri
chấp trì âm thanh ở sát na thứ 1 (mới mẻ, không nhầm lẫn).

Tại sao không nhầm lẫn? Không nhầm lẫn nghĩa là chứng Cảnh, hiểu được đối
tượng.

Hiện tiền và Hiện Lượng là MUSUM,


- Nếu là Hiện Lượng nhất thiết là Hiện tiền,
- Nếu Hiện tiền không nhất thiết là Hiện Lượng, ví dụ nhãn tri chấp trì cái
bình ở sát na thứ 2, vì nếu là Hiện Lượng phải mới mẻ, ở sát na đầu tiên,
nhưng ở sát na thứ 2 không còn mới mẻ.

Phân loại Hiện tiền gồm 4 loại: Căn Hiện tiền, Ý Hiện tiền, Tự chứng Hiện tiền
và Du già Hiện tiền.

Ghi chú
Mọi người phải học thuộc lòng bài vở, tuần tới Thầy sẽ bốc thăm vấn đáp. Trước
khi vào lớp mà chuẩn bị bài vở, học thuộc lòng và tham khảo đầy đủ thì khi thảo
luận với bạn học thì sẽ lợi lạc lẫn nhau và những người ngồi nghe hai người thảo
luận cũng sẽ hiểu thêm về vấn đề đó.

Phương pháp học là mỗi ngày đều phải học liên tục để nhớ chứ không phải chờ
trước khi vô lớp hay đến khi thi mới học.

You might also like