You are on page 1of 2

Giới thiệu công việc: mô phỏng công việc thực tế cho các học viên làm quen và

biết cách áp dụng trong thực tiễn.

Phỏng vấn học viên: tại sao em chọn học nghề này, em nghĩ em có tố chất gì
phù hợp với nghề?
Trong quá trình định hướng nghề nghiệp lúc mới tốt nghiệp THPT, em khá phân
vân giữa ma trận các nghề trong ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sau một
thời gian tìm hiểu em đã chọn nghề Quản trị mạng máy tính bởi em nhận thấy
đây là nghề mà xã hội đang rất cần nguồn nhân lực, đặc biệt là trong cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Đối với bản thân em, em tự nhận thấy điều đầu tiên là em đam mê với lĩnh vực
công nghệ. Thứ hai, em là một người cẩn thận trong công việc và có tinh thần
học hỏi, em nghĩ đây là những tố chất cần có của một người làm nghề Quản trị
mạng.
Phỏng vấn giảng viên: thực tế học viên sẽ phải làm gì với nghề này?
Thực tế, sau khi ra trường người học sẽ cần phải thực hiện các công việc từ cơ
bản nhất như cài đặt hệ điều hành máy tính đến các công việc có tính chất phức
tạp hơn như duy trì hoạt động của hệ thống mạng, đảm bảo an toàn, bảo mật
mạng máy tính.

Phỏng vấn giảng viên: Để có thể làm việc trong nghề này thì cần chuẩn bị
như thế nào, con đường để đến với nghề sẽ tiếp tục trải qua những giai
đoạn nào sau khi học xong trường nghề?
Để làm việc trong nghề QTM thì sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị:
Thứ nhất, là Thái độ nghề nghiệp. Tôi luôn tâm đắc với nói với sinh viên của
mình rằng Thái độ quan trọng hơn trình độ
Sinh viên sau khi ra trường có kiến thức, có kỹ năng thực hành nghề rồi thì điều
thứ hai cần chuẩn bị thật tốt đó chính là Kỹ năng mềm (Kỹ năng trả lời phỏng
vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý tình huống,…) cùng
với đó là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ

Những công việc cụ thể có thể làm và những cơ quan tổ chức doanh nghiệp
đang có nhu cầu tuyển dụng?
Thực tế thì tùy theo quy mô của tổ chức, doanh nghiệp mà công việc của chuyên
viên Quản trị mạng sẽ có khác nhau. Thường thì trong các công ty quy mô vừa
và nhỏ, kỹ sư quản trị mạng sẽ vừa hỗ trợ người dùng vừa quản trị hệ thống
mạng, hạ tầng mạng và một phần của an toàn, bảo mật.
Trong khi đó, ở các công ty có hệ thống mạng lớn và phức tạp, để có thể xử lý
công việc chuyên nghiệp đồng thời giải quyết các vấn đề mạng một cách nhanh
chóng, hiệu quả thì nghề quản trị mạng lại được chia ra thành nhiều vai trò khác
nhau như Kỹ thuật viên hỗ trợ (IT Helpdesk), Chuyên viên Hệ thống mạng
(System Administrator), Kỹ sư Hạ tầng mạng (Infrastructure Engineer), Chuyên
viên An ninh mạng,…

You might also like