You are on page 1of 4

THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Lớp 10 Anh 2
Phùng Ngọc Hà

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10


HỌC KÌ I
Phần I:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2:
Quan điểm của tác giả đã được khái quát ở câu cuối trong đoạn trích: “Chúng ta nghe
thấy những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất
cả những gì người khác nói và rút ra kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác
một cách dễ dàng”.
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng là điệp ngữ, với cấu trúc “ở đâu đó ngoài kia là” kết
hợp với cụm danh từ và cấu trúc “có người” đi kèm cụm động từ. Phép điệp ngữ này đã
tạo ra nhịp điệu trôi chảy cho đoạn trích, đồng thời gợi cho ta hình ảnh của vô vàn con
người với rất nhiều thú vui và lối sống khác nhau. Qua biện pháp nghệ thuật này, tác giả
đã nhấn mạnh sự khác biệt về tính cách của mỗi người và khẳng định mỗi người đều là
cá thể riêng biệt, không ai suy nghĩ giống hệt ai, từ đó góp phần chứng minh quan điểm:
không nên bị chi phối bởi ý kiến của những người xung quanh và không nên đánh giá
người khác một cách dễ dàng.
Câu 4:
Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả: “đôi khi phải phớt lờ những gì người khác
nói”, vì mỗi một người trên thế gian này đều có những trải nghiệm không giống nhau,
dẫn đến sự khác biệt trong tính cách. Chính bởi vậy, suy nghĩ của mỗi người đều được
xây dựng trên những góc nhìn khác nhau, và không một ý kiến nào là hoàn toàn đúng hay
hoàn toàn sai cả. Hơn nữa, không ai trong chúng ta đủ khả năng để đặt mình vào vị trí
người khác suy xét, đưa ra lựa chọn. Do vậy, nếu chúng ta để ý tất cả những lời đánh giá
ấy, ta sẽ sống trong sự tự ti, cảm giác thấp kém, sẽ luôn cảm tưởng như mình làm chưa
đủ tốt, chưa đủ giỏi, ta sẽ sợ hãi, lo lắng, khủng hoảng với chính quyết định của mình.
Những cảm xúc ấy làm ta bị bó buộc trong ý kiến của người khác, đánh mất mơ ước, khát
khao của bản thân mình. Không chỉ thế, nếu ta tuân theo mọi góp ý từ đám đông, ta sẽ
rơi vào hoàn cảnh của những nhân vật trong các truyện cười châm biếm như “Treo biển”,
“Đẽo cày giữa đường”; cuối cùng, ta phá hủy mọi thứ vì không biết lời của ai là đúng
nhất. Vậy nên, chúng ta cần bớt để tâm đến tất cả mọi đánh giá của người khác.

Phần II:
Câu 1:
Cuộc sống của con người ở thế kỷ 21 đang ngày trở nên gấp gáp, và cũng chính vì
thế, con người lại càng có ít thời gian để đánh giá mọi người, dẫn đến việc ai cũng dễ
dàng phán xét người khác. Hiện tượng này tạo ra vô vàn vấn đề trong xã hội. Trước hết,
phán xét là đưa ra những quan điểm, đánh giá của bản thân về người khác dựa trên những
tiêu chuẩn mà mình đặt ra. Tuy nhiên, cuộc đời mỗi người đều là một câu chuyện riêng,
lăng kính mỗi người đều mang màu sắc khác biệt, nên những tiêu chuẩn mỗi người tự đặt
ra là không giống nhau. Do đó, những phán xét, đặc biệt là khi đưa ra một cách vội vàng,
thường là chủ quan và không xác đáng. Và cũng chính những điều ấy đã mang đến rất
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến những cá nhân bị phán xét. Khi bị người khác đánh giá
mình là sai, là xấu, họ sẽ nghi ngờ chính mình; họ sẽ băn khoăn không biết có phải mình
thật dị hợm; họ sẽ dần dần che giấu cái tôi của mình. Quá trình ấy, nếu kéo dài, sẽ gây ra
rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần, làm con người ta dằn vặt, đớn đau, thậm
chí gây ra cả hành động có hại cho bản thân. Hơn nữa, khi việc phán xét đã phát triển
thành một hiện tượng, nó để lại những vết cắt vô cùng lớn trong xã hội, khiến mối quan
hệ giữa người với người ngày càng trở nên xa lạ, thiếu sự đồng cảm và tôn trọng. Những
người sống trong xã hội như vậy chắc chắn rất áp lực, buồn bã và cô độc. Câu chuyện về
nạn nhân của sự phán xét cũng không hề xa lạ. Mới gần đây, nữ idol Hàn Quốc Sulli đã
bị phát hiện tự tử tại nhà riêng. Quá trình điều tra cho thấy, cô mắc chứng trầm cảm, luôn
chìm trong sự cô đơn và khủng hoảng trước những lời đánh giá tiêu cực của cộng đồng
mạng. Họ yêu cầu cô phải khuôn phép, phải gò mình làm một thần tượng đúng chuẩn.
Họ lên án phong cách của cô, cho nó là quái dị, họ chê bai tính cách của cô, nói cô là cực
đoan. Không thể tiếp tục chịu đựng, Sulli đã kết liễu cuộc đời ở lứa tuổi đẹp nhất: tuổi
25. Không chỉ xảy ra với những người trong giới nghệ thuật, hiện tượng bị phán xét còn
mang đến tác hại to lớn cho các nguyên thủ quốc gia, và cụ thể là người đàn ông được
cho là quyền lực nhất thế giới, tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong suốt quãng thời gian
làm việc, Trump thường xuyên gặp phải những chỉ trích từ xã hội do hành vi của mình.
Vào năm 2018, trong chuyến thăm chính thức nước Pháp, ông còn bị tẩy chay, mất dần
uy tín chỉ vì không tham dự lễ tưởng niệm các chiến sĩ nước Pháp. Ông lấy lí do trời mưa,
và đương nhiên lí do đó hoàn toàn mọi người bị bác bỏ. Chẳng ai biết rõ khi ấy Donald
Trump đã làm điều gì, nhưng tôi tin, mỗi người đều có quyền lựa chọn việc muốn làm
sao cho phù hợp lợi ích bản thân. Cuộc đời là ngắn ngủi, nên ta không thể vì người khác
mà đưa ra mọi quyết định. Ta phải tự tìm ra điều tốt nhất với bản thân và theo đuổi nó.
Bởi vậy, tôi tin rằng việc phán xét người khác một cách dễ dàng là vô cùng có hại và ảnh
hưởng xấu đến cả con người lẫn cộng đồng. Mỗi chúng ta hãy học cách tôn trọng sự khác
biệt của mỗi người, ngừng phán xét vội vàng, làm tổn thương người khác. Vì luôn luôn
tồn tại một chân lí trên đời: không thể đánh giá đại bàng dựa theo lời của những ý kiến
của gà con.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài “Bảo kính cảnh giới số 43”.
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hóa thế giới, một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, một người với “tấm lòng
sáng tựa sao Khuê” (lời vua Lê Thánh Tông). Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, ông cũng
chẳng nguôi ngoai tâm nguyện hướng về dân và nước. Ngay cả khi bị nhà vua nghi kị,
không được dâng hiến hết tài năng cho dân tộc, Nguyễn Trãi vẫn đau đáu nỗi lòng tha
thiết cháy bỏng trong cuộc sống tưởng chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cậy. Nỗi lòng ấy
được bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài “Bảo kính cảnh giới”; đặc biệt, bài thơ số 43
chan chứa bao khát vọng hướng đến con dân no đủ, thiên hạ thái bình.
“Bảo kính cảnh giới” (“Gương báu răn mình”) lấy những bài học từ thiên nhiên vĩ
đại để nhà thơ soi chiếu lòng mình. Ta không chỉ gặp được tình yêu thiên nhiên tha thiết
của một nghệ sĩ lớn, mà còn thấu hiểu cả tâm sự của người anh hùng luôn canh cánh nỗi
niềm “ưu quốc ái dân”. Suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ giúp chúng ta hình dung một
nhân cách lớn.
Bước đến bên thi phẩm của Ức Trai, chúng ta bất giác như đứng lặng người để chiêm
ngưỡng, để tụng ca và yêu quý một con người vĩ đại mà gần gũi, có cốt cách hơn người
mà ung dung bình dị:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Từ “rồi” mở đầu câu thơ như muốn nhắc đến tâm trạng “bất đắc chí” của Nguyễn
Trãi: nỗi lòng của một người tài giỏi trong xã hội đang dần mục nát. Câu thơ đầu chỉ
vỏn vẹn với sáu từ nhưng lại có đầy đủ các yêu tố về thời gian, không gian, hoàn cảnh,
tâm trạng của nhà thơ. Đây chính là sự phá cách đầy sáng tạo của Nguyễn Trãi: ông đã
Việt hóa thơ Đường luật vốn là thất ngôn bát cú thành thất ngôn chen lục ngôn. Sự mới
lạ còn nằm ở cách ngắt nhịp hiếm gặp trong thơ cổ: 1/2/3 kết hợp với thanh bằng ở cuối
câu làm câu thơ nghe tưởng chừng như một tiếng thở dài đầy tâm trạng. Rõ ràng nhà
thơ nói về hóng mát nhưng lại không đem lại cảm giác nhàn tản thực sự. Hai chữ “ngày
trường” thể hiện nỗi chán nản trước quãng thời gian dài đằng đẵng. Hưởng nhàn mà lại
chẳng hề thư thái! Tuy nhiên, nỗi lòng ông vẫn được kìm nén bởi khung cảnh rực rỡ của
thiên nhiên:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Bức tranh phong cảnh đầy màu sắc hiện lên với rất nhiều tín hiệu giản dị, gần gũi,
đặc trưng của làng quê Việt, của mùa hạ. Trước hết, đó là hòe buông sắc lục như một
chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái
nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống với động từ
“đùn đùn”, vừa gợi nét phóng khoáng trong một chữ “rợp”. Tầm nhìn trải từ gần ra xa,
theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của cây thạch lựu cùng
sắc hồng của hoa sen. Câu trên tả sắc, câu dưới tả hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa
chan bao cảm xúc, lúc bừng bừng phun trào, lúc dịu nhẹ lan tỏa. Để rồi cuối cùng đọng
lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen được gửi bằng gió lúc
cuối hè. Phải là một người có tài, một người tinh tế và có tình yêu thiên nhiên sâu sắc
mới có thể để ý những chi tiết đặc sắc ấy. Cái hay của nhà thơ chính là trong suốt tám
câu thơ không hề nhắc đến một từ mùa hạ, nhưng độc giả chúng ta vẫn luôn có thể
tưởng tượng ra khung cảnh mà ông muốn nhắn nhủ. Giữa thiên nhiên tươi đẹp ấy, con
người ta dường như cũng buông bỏ những nhọc nhằn, để ngồi lại, bình tâm suy nghĩ về
cuộc sống.
Không chỉ nhìn bằng mắt, Nguyễn Trãi còn trải lòng nghe những âm thanh muôn vẻ
của đất trời:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Ở đây, những âm thanh lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ “lao xao” đến “dắng
dỏi”, từ không khí sôi động, buôn bán tấp nập của chợ cá đến tiếng ve bình dị, thân
thương. Dù trời đã chuyển xế chiều nhưng không gian vẫn thật tấp nập, tươi vui, đầy
sức sống. Có lẽ Nguyễn Trãi đã tự hướng lòng mình về tiếng “lao xao” của chợ cá để
không xa lánh đời thường. Âm vang cuộc sống thực ấy như một sợi dây liên kết giữa
nhà thơ với nhân dân, tạo nên một niềm vui nho nhỏ cho ông trước buổi chiều buồn tẻ.
Cấu trúc đăng đối đã tạo nên sắc thái đăng đối giữa cái đông đúc của chợ với cái mạnh
mẽ, đầy sức sống của tiếng ve, giữa sự bình dị với sự trang trọng, cổ điển, được thể hiện
qua cách dùng hai từ Hán Việt: “làng ngư phủ” và “lầu tịch dương”. Thiên nhiên ấy xôn
xao, rộn rã hay chính nhà thơ cũng đang hối hả, khao khát đóng góp cho đời? Cuộc
sống của ông không phải là của một ẩn sĩ, mà là của một triết gia yêu đời tha thiết, vẫn
đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.
Thiên nhiên ấy đã thức tỉnh, đã thổi bùng lên khát khao được cống hiến của tác giả:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

You might also like