You are on page 1of 15

Chất kháng oxy hóa

Một chất được coi là có khả năng kháng oxy hóa khi nó là một phân tử đủ bền và có
khả năng cho một điện tử đến gốc tự do và trung hòa nó, từ đó, loại trừ khả năng gây hại
của nó. Các chất kháng oxy hóa làm chậm hoặc ngăn chặn các tổn hại của tế bào chủ yếu
nhờ đặc tính bắt gốc tự do [34]. Các chất kháng oxy hóa thường có phân tử lượng nhỏ, có
thể tương tác một cách an toàn với các gốc tự do và kết thúc chuỗi phản ứng trước khi
chúng làm hại các đại phân tử sinh học. Cơ thể tồn có khả năng sinh ra một số chất kháng
oxy hóa quan trọng như glutathione, ubiquinol và acid uric; chúng được sinh ra trong quá
trình biến dưỡng bình thường của cơ thể [65]. Một số chất kháng oxy hóa khác yếu hơn có
sẵn trong thức ăn. Mặc dù có nhiều hệ enzyme trong cơ thể có thể bắt gốc tự do, nhưng các
chất dinh dưỡng vi lượng (vitamins) có hoạt tính kháng oxy hóa là vitamin E (α-
tocopherol), vitamin C (ascorbic acid), và β-carotene vẫn rất cần thiết cho cơ thể [47]. Cơ
thể chúng ta không thể sản xuất ra các yếu tố vi lượng này, mà phải lấy từ thức ăn.

1.1.2.1. Hệ thống phòng vệ kháng oxy hóa

Các chất kháng oxy hóa hoạt động như những yếu tố bắt gốc tự do, cho hydrogen,
cho điện tử, phân hủy peroxide, dập tắt các oxy nguyên tử, ức chế enzyme, chất hỗ trợ, yếu
tố bắt kim loại. Cả các những chất kháng oxy hóa theo cách có hoặc không có sự xúc tác
của enzyme đều tồn tại trong tế bào và ngoài tế bào để khử ROS [30].

1.1.2.2. Cơ chế hoạt động của chất kháng oxy hóa

Có hai cơ chế chính về tác động của chất kháng oxy hóa đã được đề nghị [61]: (1)
Làm gián đoạn chuỗi phản ứng của gốc tự do bằng cách cho điện tử vào gốc tự do trong hệ
thống phản ứng để trung hòa chúng. (2) Sự loại bỏ các yếu tố kích hoạt ROS/RNS bằng
cách ngăn chặn sự khởi động chuỗi phản ứng của các gốc tự do. Các chất kháng oxy hóa
có thể tạo ra tác động lên hệ thống sinh học bằng nhiều cơ chế khác nhau, như sự cho điện
tử, bắt kẹp ion kim loại, nhờ các chất đồng kháng oxy hóa, hoặc bởi sự điều hòa biểu hiện
gen [45].
1.1.2.3. Các cấp độ kháng oxy hóa

Chất kháng oxy hóa trong các hệ thống phòng vệ của cơ thể hoạt động ở nhiều cấp
độ khác nhau, từ phòng ngừa, tiêu diệt gốc tự do, sửa chữa lại và cuối cùng là sự thích
nghi.

Cấp độ 1: Phòng ngừa

Các chất kháng oxy hóa ở cấp độ này có tác dụng ngăn cản sự hình thành gốc tự do.
Mặc dù cơ chế chính xác và vị trí hình thành gốc tự do in-vivo còn chưa biết được thấu
đáo, nhưng quá trình phân hủy các hydroperoxide và hydrogen peroxide được cảm ứng bởi
kim loại có thể là một trong những nguồn chính sinh ra gốc tự do. Để ngăn chặn những
phản ứng này, một số chất kháng oxy hóa khử các hydroperoxide và hydrogen peroxide
thành nước và các alcol trước khi chúng gây hại, do đó không tạo ra được gốc tự do và một
số ion kim loại tự do.

Glutathion peroxidase, glutathione-s-transferase, phospholipid hydroperoxide


glutathione peroxidase (PHGPX), và peroxidase được cho là phân hủy các lipid
hydroperoxide thành các alcol tương ứng. PHGPX là thành phần duy nhất có thể khử các
hydroperoxide của các phospholipid màng. Glutathione peroxidase và catalase khử
hydrogen peroxide thành nước.

Cấp độ 2: Bắt gốc tự do

Các chất kháng oxy hóa bắt và tiêu diệt các gốc tự do để chặn sự khởi đầu và/hoặc
làm gián đoạn sự lan truyền các chuỗi phản ứng của chúng. Nhiều chất kháng oxy hóa có
khả năng bắt gốc tự do nội sinh, trong đó một số ưa nước như: Vitamin C, acid uric,
bilirubin, albumin và các thiol; một số ưa lipid như: vitamin E, ubiquinol. Trong nhóm ưa
lipid, vitamin E được coi là chất kháng oxy hóa tốt hơn cả.

Cấp độ 3: Sửa chữa và phục hồi lại hoạt tính

Các enzyme thủy giải protein, các proteinase, các protease và các peptidase, hiện diện
trong cytosol và ti thể của tế bào động vật, nhận dạng, làm suy giảm, và loại bỏ các proteins
đã bị oxy hóa, ngăn chặn sự tích tụ của chúng trong tế bào.
Các hệ thống sửa chữa DNA cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống
phòng vệ chung của tế bào chống lại sự tổn hại do oxy hóa. Nhiều loại enzyme như các
glycosylase và các nuclease sửa chữa DNA, đã được biết đến.

Một chức năng quan trọng khác được gọi là sự thích nghi, sự sản sinh và các phản
ứng của gốc tự do cũng là tín hiệu cảm ứng cho sự hình thành và vận chuyển các chất
kháng oxy hóa tương ứng đến đúng ngay vị trí tế bào cần [57].

1.1.2.4. Các kiểu kháng oxy hóa nhờ enzyme

Tế bào được bảo vệ khỏi stress oxy hóa bằng một mạng lưới bảo vệ, gồm rất nhiều
các enzyme có hoạt tính kháng oxy hóa [67]. Superoxide được phóng thích từ các quá trình
như phosphorin hóa oxy hóa, đầu tiên được chuyển thành hydrogen peroxide và sau đó
được khử thành nước. Quá trình này có sự tham gia của nhiều enzyme khác nhau, các
superoxide dismutase xúc tác bước đầu tiên và sau đó các catalase và một số peroxidase
khác loại bỏ hydrogen peroxide [40].

Superoxid dismutase (SOD)

Các SOD là một họ các enzyme có quan hệ gần gũi với nhau, xúc tác cho quá trình
bẻ gãy anion superoxide thành oxygen và hydrogen peroxide [12], [83]. Các enzyme SOD
hiện diện hầu hết trong các tế bào hiếu khí và trong dịch ngoại bào [42]. SOD có ba họ lớn
được phân loại theo kim loại làm cofactor, đó là: Họ Cu/Zn (gắn với cả Cu và Zn); họ Fe
và Mn (gắn với Fe hoặc Mn); và cuối cùng là họ Ni (gắn với Ni) [81]. Ở thực vật bậc cao,
người ta đã phân lập được các isozymes của SOD ở nhiều ngăn khác nhau của tế bào: Mn-
SOD ở ti thể và các peroxisome; Fe-SOD thấy có mặt chủ yếu ở lục lạp nhưng cũng thấy
ở các peroxisome; và CuZn-SOD thấy ở cytosol, lục lạp, peroxisome và apoplast [21], [22],
[81].

Ở người (kể cả động vật hữu nhũ và hầu hết đông vật có xương sống), đều có sự hiện
diện của tất cả các họ SOD kể trên. SOD1 hiện diện trong tế bào chất, SOD2 trong ti thể,
và SOD3 ở dịch ngoại bào. SOD1 là một dimer (gồm 2 tiểu đơn vị), hai nhóm còn lại là
tetramer (gồm 4 tiểu đơn vị). SOD1 và SOD3 chứa đồng và kẽm, SOD2 chứa mangan
trong trung tâm phản ứng [18].

Catalase

Catalase là một enzyme thường thấy ở hầu hết tất cả sinh vật sống có tiếp xúc với
oxy. Nó xúc tác cho quá trình phân hủy hydrogen peroxide thành nước và oxygen [19].
Hydrogen peroxide là một sản phẩm độc hại, được sinh ra từ nhiều quá trình biến dưỡng
bình thường. Để tránh khỏi sự tổn thương do nó, chắc hẳn tế bào phải có cơ chế để chuyển
hóa nó thành thứ khác ít độc hơn. Vào giai đoạn cuối của quá trình đó, catalase được tế bào
dùng để xúc tác nhanh chóng sự phân rã hydrogen peroxide thành nước và một khí phản
ứng kém hơn đó là oxygen [31]. Tất cả các loài động vật, kể cả con người, đều dùng catalase
trong mỗi cơ quan, đặc biệt ở gan, enzyme này có nồng độ rất cao [24].

Các hệ thống Glutathione (GSH)

Hệ thống glutathione bao gồm glutathione, glutathione reductase, glutathione


peroxidase và glutathione S-tranferase. Có thể thấy hệ thống này ở động vật, thực vật và
cả vi sinh vật [54]. Glutathione peroxidase là một enzyme chứa bốn cofactor Selenium, xúc
tác cho sự bẻ gãy hydrogen peroxide và các hydroperoxide hữu cơ. Ở động vật có ít nhất 4
loại isozyme của glutathione peroxidase [14]. Glutathione peroxidase 1 là dạng nhiều nhất
và tiêu diệt hydrogen peroxide hiệu quả nhất; glutathione peroxidase 4 hoạt động mạnh
nhất đối với các lipid hydroxyperoxide. Các glutathione S-tranferase thể hiện hoạt tính cao
đối với các lipid peroxide. Các enzyme này có nồng độ đặc biệt cao ở gan và đóng vai trò
trong biến dưỡng giải độc [38].

1.1.2.5. Các kiểu kháng oxy hóa không nhờ enzyme

Ascorbic acid

Ascrobic acid (hay vitamin C) là một dẫn xuất 6 carbon của glucose có hoạt tính
kháng oxy hóa, hiện diện ở cả động vật và thực vật. Con người không thể tự tổng hợp được
chất này mà phải lấy từ thực phẩm [68]. Phần lớn động vật có thể tự tổng hợp được vitamin
C trong cơ thể chúng và không cần lấy thêm từ thức ăn. Trong tế bào, hợp chất này tồn tại
ở dạng khử nhờ phản ứng với glutathione dưới sự xúc tác của enzyme disulfide isomerase
và các glutaredoxin [53]. Vitamin C là một tác nhân khử, có thể khử và trung hòa ROS như
hydrogen peroxide [58]. Ngoài khả năng kháng oxy hóa, Vitamin C còn là cơ chất cho
enzyme kháng oxy hóa ascorbate peroxidase, điều này rất quan trọng trong việc kháng
stress ở thực vật [66].

Hình Error! No text of specified style in document..1 Cấu trúc phân tử acid L-ascorbic

Glutathione

GSH là một peptide có chứa cysteine, tìm thấy ở hầu hết các sinh vật hiếu khí [54].
Nó có thể được tổng hợp trong tế bào từ những amio acid mà không cần phải lấy từ thức
ăn. GSH có các đặc tính kháng oxy hóa nhờ nhóm thiol của cysteine hoạt động như một
tác nhân khử và có thể biến đổi qua lại ở 2 trạng thái: oxy hóa và khử. Trong tế bào, GSH
tồn tại ở dạng khử nhờ glutathion reductase, và được dùng để khử các hợp chất biến dưỡng
và các hệ enzyme, cũng như có thể phản ứng trực tiếp với các tác nhân oxy hóa [52]. Do
nó tồn tại ở nồng độ cao và nó đóng vai trò trung tâm trong duy trì trạng thái oxy hóa –
khử trong tế bào, GSH là một trong những yếu tố kháng oxy hóa quan trọng nhất [51].
Trong một số sinh vật, GSH được thay thế bởi các thiol khác, như mycothiol ở
Actinomycetes, hoặc trypanothione ở Kinetoplastids [28].

Hình Error! No text of specified style in document..2 Cấu trúc phân tử Glutathione

Melatonin
Về mặt hóa học, melatonin là N-acetyl-5-methoxytryptamine, là một hormone tự
nhiên, thấy ở động vật và một vài sinh vật khác, trong đó có tảo [16]. Melatonin là một
chất kháng oxy hóa rất mạnh, có thể dễ dàng đi qua màng tế bào và hàng rào máu não
(BBB: blood-brain barrier) [60]. Khác với các chất kháng oxy hóa khác, melatonin không
trải qua chu trình oxy hóa – khử để tạo ra khả năng khử và oxy hóa một cách đan xen lẫn
nhau. Melatonin một khi đã bị oxy hóa thì sẽ không được khử về trạng thái ban đầu nữa vì
nó tạo ra một số sản phẩm cuối rất bền khi phản ứng với gốc tự do. Do vậy, nó được xem
như là chất kháng oxy hóa kết thúc (cảm tử) [72].

Hình Error! No text of specified style in document..3 Cấu trúc phân tử melatonin

Tocopherols và tocotrienols (Vitamin E)

Vitamin E là tên gọi chung cho một họ gồm 8 tocopherol và tocotrienol, tan trong
dầu và có đặc tính kháng oxy hóa [39]. Trong họ này, α-tocopherol được nghiên cứu kỹ
nhất vì nó có tính sinh khả dụng (BA: bioavailability) cao nhất, và được cơ thể ưu tiên hấp
thu và chuyển hóa dạng này [15]. α-tocopherol là dạng có tính tan tốt nhất trong lipid, và
nó bảo vệ các màng khỏi sự oxy hóa do các gốc tự do sinh ra trong phản ứng chuỗi peroxid
hóa lipid [73]. Nó loại bỏ các dạng trung gian của gốc tự do và ngăn ngừa các phản ứng
tiếp diễn. Qua đó, nó biến thành dạng gốc oxy hóa α-tocopheryl rồi tái sinh lại dạng khử
ban đầu nhờ sự khử của các chất kháng oxy hóa khác như ascorbate, retinol hoặc ubiquinol
[78].
Hình Error! No text of specified style in document..4 Cấu trúc phân tử α-tocopherol

Acid uric

Acid uric chịu trách nhiệm cho gần một nửa khả năng kháng oxy hóa của huyết tương.
Trên thực tế, acid uric rất có thể đã thay thế cho ascorbate trong quá trình tiến hóa ở người
[41]. Tuy nhiên, giống như ascorbate, acid uric cũng có thể là trung gian trong việc tạo ra
các ROS.

Hình Error! No text of specified style in document..5 Cấu trúc phân tử acid uric

Các hợp chất phenol

Hợp chất phenol (phenolic compounds) bao gồm một họ các hợp chất có nhóm
hydroxyl gắn trực tiếp trên nhân thơm, trong đó hợp chất đơn giản nhất là phenol
(C6H5OH). Nếu dựa vào số đơn vị phenol trong phân tử thì hợp chất phenol được chia
thành hai nhóm chính, các phenol đơn giản, và polyphenol. Trong nhóm polyphenol có
một nhóm rất lớn các hợp chất được nghiên cứu rất nhiều về cấu trúc và hoạt tính sinh học
của chúng đó là flavonoid. Trong tự nhiên, hợp chất phenol hiện diện ở hầu hết các sinh
vật, từ vi sinh vật, thực vật đến động vật; nhưng chủ yếu được nghiên cứu nhiều các hợp
chất có hoạt tính sinh học ở thực vật, đặc biệt về hoạt tính kháng oxy hóa trong nhóm
flavonoid [6].

Flavonoid là nhóm lớn nhất của hợp chất phenol và hầu hết đều có màu. Hơn một nửa
rau củ quả đều chứa flavonoid. Hiện nay có khoảng hơn 4000 hợp chất đã được xác định
cấu trúc, chiếm khoảng một nửa trong tổng số các hợp chất phenol. Flavonoid có cấu trúc
mạch carbon cơ bản là C6 – C3 – C6, trong đó, gốc C6 (B) – C3 có nguồn gốc từ con đường
shikimic; C6(A) còn lại có nguồn gốc từ sự hợp lại của 3 phân tử acid acetic [7].
C B
A
C
C

Hình Error! No text of specified style in document..6 Khung carbon cấu trúc chung của
flavonoid [33]
Các dẫn chất flavonoid có hoạt tính dập tắt các gốc tự do ROS, RNS, tiêu biểu như
HOO, ROO, NO. Flavonoid có thể tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion
kim loại này là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hoá; bảo vệ tế bào và thể ngăn ngừa các
nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá , tổn thương do bức xạ, thoái hoá
gan; kháng viêm bằng cách ức chế con đường tổng hợp prostaglandin; điều hòa nhịp tim
và tăng tuần hoàn máu; chống lão suy, rối loạn trí nhớ, mất tập trung. Một số tài liệu gần
đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như leucocyanidin,
leucopelargonidin, leucodelphinidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc
nhóm flavon như chrysin, acacetin 7-O-β-D-galactopyranosid [6], [96].
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

[1]. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb. Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
[2]. Võ Văn Chi (2007), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học
cây thuốc, Nxb Y học, Hà Nội.
[4]. Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà
Nội.
[5]. Nguyễn Kim Phi Phụng (2011), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nxb. Đại học
quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
[6]. Ngô Văn Thu (2011), Bài giảng dược liệu, Tập 1, Trường đại học Dược Hà Nội.
[7]. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Nxb.
Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.
[8]. Vụ Khoa học và đào tạo - Bộ Y tế (2011), Bào chế và sinh dược học, Tập 1, Nxb.
Y học, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[9]. Angel Catala (2012), Lipid peroxidation, InTech Press, Coroatia.


[10]. Ashok BT and Ali R (1999), The aging paradox: free radical theory of aging, Exp
Gerontol. 34(3) : 293 – 303.
[11]. Bagchi K and Puri S. (1998), Free radicals and antioxidants in health and disease,
East Mediterranean Health, 4 : 350 – 360.
[12]. Bannister JV, Bannister WH and Rotilio G (1987), Aspects of the structure,
function, and applications of superoxide dismutase, CRC Crit Rev Biochem., 22(2)
: 111 – 180.
[13]. Benzie IF and Strain JJ (1996), The ferric reducing ability of plasma (FRAP) as a
measure of antioxidant power: the FRAP assay, Anal Biochem. 239(1) : 70 – 76.
[14]. Brigelius-Flohé R (1999), Tissue-specific functions of individual glutathione
peroxidases, Free Radic Biol Med., 27(9-10) : 951 – 965.
[15]. Brigelius-Flohé R and Traber MG (1999), Vitamin E: function and metabolism,
FASEB J. 13(10) : 1145 – 1155.
[16]. Caniato R, Filippini R, Piovan A, Puricelli L, Borsarini A and Cappelletti EM
(2003), Melatonin in plants, Adv Exp Med Biol. 527 : 593 – 597.
[17]. Cantuti-Castelvetri I, Shukitt-Hale B, Joseph JA and (2000), Neurobehavioral
aspects of antioxidants in aging, Int J Dev Neurosci. 18(4-5) : 367 – 381.
[18]. Cao X, Antonyuk SV, Seetharaman SV, Whitson LJ, Taylor AB, Holloway SP,
Strange RW, Doucette PA, Valentine JS, Tiwari A, Hayward LJ, Padua S, Cohlberg
JA, Hasnain SS and Hart PJ (2008 ), Structures of the G85R variant of SOD1 in
familial amyotrophic lateral sclerosis, J Biol Chem. 283(23) : 16169 – 16177.
[19]. Chelikani P, Fita I and Loewen PC (2004), Diversity of structures and properties
among catalases, Cell Mol Life Sci. 61(2) : 192 – 208.
[20]. Chinese Pharmacopoeia Commission (2010), Pharmacopoeia of the People's
Republic of China.
[21]. Corpas FJ, Barroso JB and del Río LA (2001), Peroxisomes as a source of reactive
oxygen species and nitric oxide signal molecules in plant cells, Trends Plant Sci.6 :
145 – 150.
[22]. Corpas FJ, Fernández-Ocaña A, Carreras A, Valderrama R, Luque F, Esteban FJ,
Rodríguez-Serrano M, Chaki M, Pedrajas JR, Sandalio LM, del Río LA and Barroso
JB (2006), The expression of different superoxide dismutase forms is cell-type
dependent in olive (Olea europaea L.) leaves, Plant Cell Physiol., 47(7) : 984 – 994.
[23]. Ebadi M (2001), Antioxidants and free radicals in health and disease: An
introduction to reactive oxygen species, oxidative injury, neuronal cell death and
therapy in neurodegenerative diseases, Arizona: Prominent Press.
[24]. Eisner T and Aneshansley DJ (1999), Spray aiming in the bombardier beetle:
photographic evidence, Proc Natl Acad Sci U S A. . 96(17) : 9705 – 9709.
[25]. Erik Floor and Mary G. Wetzel (1998), Increased Protein Oxidation in Human
Substantia Nigra Pars Compacta in Comparison with Basal Ganglia and Prefrontal
Cortex Measured with an Improved Dinitrophenylhydrazine Assay, Journal of
Neurochemistry.
[26]. Esterbauer H, Pubi H and Dieber-Rothender M. (1991), Effect of antioxidants on
oxidative modification of LDL, Ann Med. 23 : 573 – 581.
[27]. Esterbauer H, Schaur RJ and Zollner H (1991), Chemistry and biochemistry of 4-
hydroxynonenal, malonaldehyde and related aldehydes, Free Radic. Biol. Med., 11
: 81 – 128.
[28]. Fairlamb AH and Cerami A (1992), Metabolism and functions of trypanothione in
the Kinetoplastida, Annu Rev Microbiol.. 46 : 695 – 729.
[29]. Freeman BA and Crapo JD (1982), Biology of disease: free radicals and tissue
injury, Lab Invest. 47(5) : 412 – 426.
[30]. Frie B, Stocker R and Ames BN (1988), Antioxidant defences and lipid peroxidation
in human blood plasma, Proc Natl Acad Sci. (37) : 569 – 571.
[31]. Gaetani GF, Ferraris AM, Man Rolfo M, gerini R, Arena S and Kirkman HN (1996),
Predominant role of catalase in the disposal of hydrogen peroxide within human
erythrocytes, Blood.. 87(4) : 1595 – 1599.
[32]. Glatthaar BE, Horing DH and Moser U (1986), The role of ascorbic acid in
carcinogenesis, Adv Exp Med Biol. 206 : 357 – 377.
[33]. Erich Grotewold (2006), The Science of Flavonoids, Springer, USA.
[34]. Halliwell B (1995), How to characterize an antioxidant: an update, Biochem Soc
Symp. 61 : 73 – 101.
[35]. C. Han and J. Guo (2012), Antibacterial and anti-inflammatory activity of
traditional Chinese herb pairs, Angelica sinensis and Sophora flavescens,
Inflammation. 35(3) : 913 – 319.
[36]. Hansen MB, Nielsen SE and Berg K (1989), Re-examination and further
development of a precise and rapid dye method for measuring cell growth/cell kill,
J Immunol Methods.119(2) : 203 – 210.
[37]. Harman D (1992), Role of free radicals in aging and disease. , Ann N Y Acad Sci.
673 : 126 – 141.
[38]. Hayes JD, Flanagan JU and Jowsey IR (2005), Glutathione transferases, Annu Rev
Pharmacol Toxicol., 45 : 51 – 88.
[39]. Herrera E and Barbas C (2001), Vitamin E: action, metabolism and perspectives, J
Physiol Biochem. 57(1) : 43 – 56.
[40]. Ho YS, Magnenat JL, Gargano M and Cao J (1998), The nature of antioxidant
defense mechanisms: a lesson from transgenic studies, Environ Health Perspect,
106 (Suppl. 5) : 1219 – 1228.
[41]. Jaeschke H, Gores GJ, Cederbaum AI, Hinson JA, Pessayre D and Lemasters JJ
(2002), Mechanisms of hepatotoxicity, Toxicol Sci. 65(2) : 166 – 176.
[42]. Johnson F and Giulivi C (2005), Superoxide dismutases and their impact upon
human health, Mol Aspects Med. 26(4-5) : 340 – 352.
[43]. Jyh-Ferng Yang, Cheng-Hong Yang, Chi-Chun Wu and Li-Yeh Chuang (2015),
Antioxidant and antimicrobial activities of the extracts from Sophora flavescens,
Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 3(6) : 26 – 31.
[44]. Knight JA (1998 ), Free radicals: their history and current status in aging and
disease, Ann Clin Lab Sci.28(6) : 331 – 346.
[45]. Krinsky NI (1992), Mechanism of action of biological antioxidants, Proc Soc Exp
Biol Med. 200(2) : 248 – 254.
[46]. Lea AJ (1966), Dietary factors associated with death rates from certain neoplasms
in man, Lancet. 2 : 332 – 333.
[47]. Levine M, Rumsey SC, Daruwala R, Park JB and Wang Y (1999), Criteria and
recommendations for vitamin C intake, JAMA. 281(15) : 1415 – 1423.
[48]. Lien Ai Pham-Huy, Hua He and Chuong Pham-Huy (2008), Free Radicals,
Antioxidants in Disease and Health, Int J Biomed Sci 2008. 4((2) : 89 – 96.
[49]. Liu T, Stern A, Roberts LJ and Morrow JD (1999), The isoprostanes: novel
prostaglandin-like products of the free radical-catalyzed peroxidation of arachidonic
acid, Biomed Sci. 6(4) : 226 – 235.
[50]. Lovell MA, Ehmann WD, Butler SM and Markesbery WR (1995), Elevated
thiobarbituric acid-reactive substances and antioxidant enzyme activity in the brain
in Alzheimer's disease, Neurology. . 45(8) : 1594 – 1601.
[51]. Mattill Ha (1947), Antioxidants, Annu Rev Biochem. 16 : 177 – 192.
[52]. Meister A (1988), Glutathione metabolism and its selective modification, J Biol
Chem. 263(33) : 17205 – 17208.
[53]. Meister A (1994), Glutathione-ascorbic acid antioxidant system in animals, J Biol
Chem. 269(13) : 9397 – 400.
[54]. Meister A and Anderson ME (1983), Glutathione, Annu Rev Biochem. 52 : 711 –
60.
[55]. Michael Antolovich, Paul D. Prenzler, Emilios Patsalides, Suzanne McDonald and
Kevin Robards (2001), Methods for testing antioxidant activity, The Analyst, 127 :
183 – 198.
[56]. Neuzil J, Thomas SR and Stocker R (1997), Requirement for, promotion, or
inhibition by alpha-tocopherol of radical-induced initiation of plasma lipoprotein
lipid peroxidation, Free Radic Biol Med. 22(1-2) : 57 – 71.
[57]. Niki E, Poli G, Albano E, Dianzani MU and Basel (1993), Antioxidant defenses in
eukaryotic cells. From basic science to medicine. , Switzerland: Birkhauser Verlag,
12 : 365 – 373.
[58]. Padayatty SJ, Katz A, Wang Y, Eck P, Kwon O, Lee JH, Chen S, Corpe C, Dutta
A, Dutta SK and Levine M (2003), Vitamin C as an antioxidant: evaluation of its
role in disease prevention, J Am Coll Nutr. 22(2) : 18 – 35.
[59]. Rao AL, Bharani M and Pallavi V (2006), Role of antioxidants and free radicals in
health and disease. Adv Pharmacol Toxicol. 7 : 29 – 38.
[60]. Reiter RJ, Carneiro RC and Oh CS (1997), Melatonin in relation to cellular
antioxidative defense mechanisms. Horm Metab Res. 29(8) : 363 – 372.
[61]. Rice-Evans CA and Diplock AT (1993), Current status of antioxidant therapy, Free
Radic Biol Med. 15(1) : 77 – 96.
[62]. Rock CL, Jacob RA and Bowen PE (1996), Update o biological characteristics of
the antioxidant micronutrients- Vitamin C, Vitamin E and the carotenoids, J Am
Diet Assoc.96 : 693 – 702.
[63]. Rodney L. Levine, Donita Garland, Cynthia N. Oliver, Adolfo Amici, Isabel
Climent, Anke-G. Lenz, Bong-Whan Ahn, Shmuel Shaltiel and Earl R. Stadtman
(1990), Methods in enzymology – Determination of Carbonyl Content in
Oxidatively Modified Proteins, Vol. 186, Academic Press, USA.
[64]. Sastre J, Pellardo FV and Vina J (1996), Glutathione, oxidative stress and aging,
Age. 19 : 129 – 39.
[65]. Shi H, Noguchi N and Niki E (1999), Comparative study on dynamics of
antioxidative action of alpha-tocopheryl hydroquinone, ubiquinol, and alpha-
tocopherol against lipid peroxidation, Free Radic Biol Med. 27(3-4) : 334 – 46.
[66]. Shigeoka S, Ishikawa T, Tamoi M, Miyagawa Y, Takeda T, Yabuta Y and
Yoshimura K (2002), Regulation and function of ascorbate peroxidase isoenzymes,
J Exp Bot.53(372) : 1305-1319.
[67]. Sies H (1997), Oxidative stress: oxidants and antioxidants, Exp Physiol. 82(2) : 291
– 295.
[68]. Smirnoff N (2001), L-ascorbic acid biosynthesis, Vitam Horm. 61 : 241-66.
[69]. Smith CV and Anderson RE (1987), Methods for determination of lipid
peroxidation in biological samples, Free Radic Biol Med.3(5) : 341 – 344.
[70]. Sokol RJ (1988), Vitamin E deficiency and neurologic disease, Annu Rev Nutr. 8 :
351-73.
[71]. Tailor Chandra Shekhar and Goyal Anju (2014), Antioxidant Activity by DPPH
Radical Scavenging Method of Ageratum conyzoides Linn. Leaves , American
Journal of Ethnomedicine. 1(4) : 244 – 249.
[72]. Tan DX, Manchester LC, Reiter RJ, Qi WB, Karbownik M and Calvo JR (2000),
Significance of melatonin in antioxidative defense system: reactions and products,
Biol Signals Recept. . 9(3-4) : 137-159.
[73]. Traber MG and Atkinson J (2007), Vitamin E, antioxidant and nothing more, Free
Radic Biol Med. 43(1) : 4 – 15 .
[74]. V. Lobo, A. Patil, A. Phatak and N. Chandra (2010), Free radicals, antioxidants and
functional foods: Impact on human health, PubMed, Pharmacogn Rev. 4(8) : 118 –
126.
[75]. Van Poppel G and Goldbohm RA (1995), Epidemiologic evidence for beta-carotene
and cancer prevention, Am J Clin Nutr. 62(6 Suppl) : 1393S-1402S.
[76]. Vernon L. Singleton, Rudolf Orthofer and Rosa M. Lamuela-Raventós (1999),
Analysis of total phenols and other oxidation substrates and antioxidants by means
of folin-ciocalteu reagent, Methods in Enzymology. 299 : 152-178.
[77]. Hildebert Wagner;, Rudolf Bauer;, Dieter Melchart;, Pei-Gen Xiao; and Anton
Staudinger; (2011), Chromatographic fingerprint analysis of herbal medicines: Thin
layer and High Performance Liquid chromatography of Chinese Drugs, Vol. 1,
SpringerWien, NewYork, USA, 1012 : 743-753.
[78]. Wang X and Quinn PJ (1999), Vitamin E and its function in membranes, Prog Lipid
Res. 38(4) : 309-336.
[79]. Weirong Cai, Xiaohong Gu and Jian Tang (2010), Extraction, Purification, and
Characterisation of the Flavonoids from Opuntia milpa alta Skin, Czech J. Food
Sci.79(2) : 108 –116.
[80]. Woo RA, McLure KG, Lees-Miller SP, Rancourt DE and Lee PW (1998), DNA-
dependent protein kinase acts upstream of p53 in response to DNA damage, Nature.
394(6694) : 700 – 704.
[81]. Wuerges J, Lee JW, Yim YI, Yim HS, Kang SO and Djinovic Carugo K (2004),
Crystal structure of nickel-containing superoxide dismutase reveals another type of
active site, Proc Natl Acad Sci U S A. 101(23) : 8569 – 8574.
[82]. X. Yang, J. Yang, C. Xu, M. Huang, Q. Zhou, J. Lv, X. Ma, C. Ke, Y. Ye, G. Shu
and P. Zhao (2015), Antidiabetic effects of flavonoids from Sophora flavescens
EtOAc extract in type 2 diabetic KK-ay mice, J Ethnopharmacol. 171 : 161 – 170.
[83]. Zelko IN, Mariani TJ and Folz RJ (2002), Superoxide dismutase multigene family:
a comparison of the CuZn-SOD (SOD1), Mn-SOD (SOD2), and EC-SOD (SOD3)
gene structures, evolution, and expression, Free Radic Biol Med. 33(3) : 337 – 349.
[84]. C. Zhang, Y. Ma, H. M. Gao, X. Q. Liu, L. M. Chen, Q. W. Zhang, Z. M. Wang and
A. P. Li (2013), Non-alkaloid components from Sophora flavescens, Zhongguo
Zhong Yao Za Zhi. 38(20) : 3520 – 3524.
[85]. Y. Zhou, Y. Wu, L. Deng, L. Chen, D. Zhao, L. Lv, X. Chen, J. Man, Y. Wang, H.
Shan and Y. Lu (2014), The alkaloid matrine of the root of Sophora flavescens
prevents arrhythmogenic effect of ouabain, Phytomedicine. 21(7) : 931 – 935.
[86]. Chun-Chao Han and . Yingzi Wang (2012), Anti-inflammation Effects of Sophora
flavescens Nanoparticles, Inflamation 35(4) : 1262 – 1268.
[87]. Guem-San Lee, Eun-Sook Kim and Su-In Cho (2010), Antibacterial and synergistic
activity of prenylated chalcone isolated from the roots of Sophora flavescens,
Journal of the Korean Society for Applied. Biol. Chem, 53(3) : 290 – 296.
[88]. Jia-Ping Lai, Xi-Wen He, Yue Jiang and Feng Chen (2003), Preparative separation
and determination of matrine from the Chinese medicinal plant Sophora flavescens
Ait by molecularly imprinted solid-phase extraction, Analytical and Bioanalytical
Chemistry, 357 : 264 – 269.
[89]. Jingyu Gou, Yunyun Zou and Juhee Ahn (2011), Enhancement of antioxidant and
antimicrobial activities of Dianthus superbus, Polygonum aviculare, Sophora
flavescens, and Lygodium japonicum by pressure-assisted water extraction, Food
Science and Biotechnology, 20(1) : 283 – 287.
[90]. K. Kalinkevich, V. E. Karandashov and L. R. Ptitsyn (2014), In vitro study of the
anti-inflammatory activity of some medicinal and edible plants growing in Russia,
Russian Journal of Bioorganic Chemistry, 40 (7) : 752 – 761.
[91]. Piao XL, Piao XS, Kim SW, Park JH, Kim HY and Cai SQ (2006), Identification
and characterization of antioxidants from Sophora flavescens, PubMed.
[92]. Shi Yong Ryu, Hyun Sun Lee and Young Kyoon Kim (1997), Determination of
isoprenyl and lavandulyl positions of flavonoids from Sophora flavescens by NMR
experiment, Archives of Pharmacal Research, 20(5) : 491 – 495.
[93]. Xiao-Chi Ma, Xiu-Lan Xin, Ke-Xin Liu, Bao-Jing Zhang and Feng-Yun Li (2008),
Simultaneous Determination of Nine Major Flavonoids in Sophora flavescens by
RP-LC. , Chromatographia 68 : 471 – 479.
[94]. Ying Zhang, Hui Zhang, Pengfei Yu, Qian Liu, Kun Liu and Huiying Duan (2009),
Effects of matrine against the growth of human lung cancer and hepatoma cells as
well as lung cancer cell migration, Cytotechnology, 59 : 191 – 200.
[95]. Youn Chul KIM, Hye-Sook KIM, Yusuke WATAYA, Dong Hwan SOHN, Tai
Hyun KANG, Myung Soo KIM, Yong Man KIM, Geon-Mok LEE, Jong-Duk
CHANG and Hyun PARK (2004), Antimalarial Activity of Lavandulyl Flavanones
Isolated from the Roots of Sophora flavescens, Biol. Pharm. Bull. 27(5) : 748 – 750.

You might also like