You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ: ĐỒ CHƠI VÀ ĐỒ DÙNG CỦA LỚP

ĐỀ TÀI: BÉ CHƠI VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC.

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:


Trẻ biết so sánh điểm giống nhau và khác nhau của hình tròn,
hình tam giác.
Biết sử dụng từ : Trước – sau”, “Trên – dưới” trong quá trình
thực hiện các trò chơi, bài tập.
Phát triển tư duy, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo qua các
hoạt động vẽ thêm vào hình tròn, hình tam giác để tạo thành hình
dạng dồ vật khác, liên tưởng hình dạng của hình tam giác, hình
tròn, hình chữ nhật với các đồ vật xung quanh có cùng hình dạng.

II. CHUẨN BỊ:


Các hình tròn hình tam giác, hình chữ nhật bằng bìa cứng,
bitis.
Bịch nilon đen, bút xóa.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:


HOẠT ĐỘNG 1: Cùng khám phá.
Tổ chức trò chơi “Bóng lăn”
Cho mỗi trẻ 1 túi nilon đựng một hình tròn, 1 hình tam giác.
Yêu cầu trẻ sờ bên ngoài bao và đoán xem có gì bên
trong( Hỏi nhiều trẻ )
“ Có hình gì?”, “ có bao nhiêu hình?”
Hướng dẫn trẻ mở bao để cùng kiểm tra lại.
Yêu cầu trẻ chọn hình có góc nhọn và đặt ra ngoài
“ còn lại trong bao là hình gì?”
“ Hãy đặt hình tròn kế bên hình tam giác”
“ Hình nào con đặt ra ngoài trước?” “ Hình nào con đặt
ra ngoài sau?”
Cho cá nhân nhắc lại “ Hình tam giác đặt trước hình tròn đặt
sau”.
“ Hai hình này có gì khác nhau?” “ Có gì giống nhau?”
“ Con hãy đặt hình tam giác lên trên, hình tròn bên dưới,
con tấy thế nào?”
“ Đổi lại hình tròn đặt trên, hình tam giác đặt dưới, có gì
khác so với lúc nãy không?”
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ sáng tạo
Khuyến khích trẻ vẽ thêm nét vào hình tròn, hình tam giác để
tạo thành những hình ngộ nghĩnh theo trí tưởng tượng của trẻ.
“ Con hãy cất hình tròn vào bao trước và hình tam giác cất
vào sau”
Hướng dẫn trẻ cột bao lại
Trẻ cùng cô lau các nét vẽ dưới sàn.

HOẠT ĐỘNG 3: Thi xem ai nhanh


Cô cùng trẻ đặt các hình tròn, tam giác, chữ nhật xuống sàn.
Tổ chức cháu hát múa và khi nghe hiệu lệnh của cô thì nhảy
vào đúng hình cô yêu cầu:
Lần 1: Cô gọi tên hình.
Lần 2: Cô gọi tên đồ vật có dạng giống hình hình học.

You might also like