You are on page 1of 6

Diễn đàn xét nghiệm đa khoa

[Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ Phiên bản có thể in
+­ Diễn đàn xét nghiệm đa khoa (http://xetnghiemdakhoa.com/diendan)
+­­ Diễn đàn: ...:::THẢO LUẬN CHUYÊN NGÀNH:::... (http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forumdisplay.php?fid=8)
+­­­ Diễn đàn: Vi sinh Y học (http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forumdisplay.php?fid=71)
+­­­­ Diễn đàn: Thực hành (http://xetnghiemdakhoa.com/diendan/forumdisplay.php?fid=98)
+­­­­ Chủ đề: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh (/showthread.php?tid=3563)

Trang: 1 2 3 4

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

11. OXIDASE TEST

11.1. Nguyên tắc: Xác định sự hiện diện của enzyme oxidase (cytochrome oxidase system). 

11.2. Thuốc thử: p­phenylenediamine.

11.3. Cơ sở sinh hóa:

11.5. Đọc kết quả:

– Dương tính: Màu xanh
– Âm tính: Không đổi màu khuẩn lạc 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

12. STRING TEST

Giống như phản ứng nhuộm gram, string test dựa trên sự khác nhau về cấu trúc hóa học của vách tế bào. Vách tế bào củavi khuẩn gram
âm dễ vỡ khi tiếp xúc với dung dịch kiềm. String test bước đầu có thể phân loại được vi khuẩn gram âm và gram dương.
RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

13. KIỂM TRA LÀM TAN CHẢY GELATIN

13.1. Nguyên tắc: 
Xácđịnh khảnăng sinh enzyme gelatinase làm tan chảy môi trường gelatine. Biến dưỡng protein bởi enzyme 
gelatinase có hai bước và kết quả là tạo hổn hợp các amino acids riêng lẽ. 

13.2. Môi trường: Nutrient gelatin stab medium

Phản ứng:

Chú ý: Gelatin ở dạng rắn khi ủ ở 20oC hoặc thấp hơn và dạng lỏng khi ủ ở 35oC hoặc lớn hơn. Gelatin chuyển từ dạng (trạng thái rắn)
thành dạnh lỏng khi ủ ở 28oC. Vì thế, nếu ống gelatin được ủ ở 35oC hoặc lớn hơn thì chúng phải được đặt vào tủ lạnh hay tủ mát trước khi
đọc kết quả.

13.3. Đọc kết quả:

– Dương tính: Tan chảy môi trường
– Âm tính: môi trường ở dạng rắn (không tan chảy) 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

14. KIỂM TRA KHỬ NITRATE

14.1. Nguyên tắc: Xác định khả năng khử nitrate thành nitrite hoặc sinh hơi nitrogen tự do của vi sinh vật.
14.2. Môi trường: Nitrate broth

14.3. Thuốc thử:
Thuốc thử A: ­α­Naphthylamine và ­ Dimethyl­α­naphthylamine
Thuốc thử B: Sulfanilic acid

14.4. Đọc kết quả:

Giai đoạn1:
• Dương tính: có màu đỏ đậm trong ( 1­2) phút
• Âm tính: không màu

Giai đoạn2: Khử kẽm
•Dương tính: không hình thành màu. 
• Âm tính: màu hồng tới đỏ đậm trong (5­10) phút 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

15. THỬ NGHIỆM CATALASE

15.1. Nguyên tắc: 
Phát hiện enzyme catalase của vi sinh vật, catalase thủy phân hydrogen peroxide (H2O2) thành H2O và O2. 
15.2. Thuốc thử: hydrogen peroxide (H2O2) 30%

15.3. Tiến hành:
Dùng que cấy lấy một ít sinh khối từ khuẩn lạc thuần đặt lên một phiếm kính sạch. Nhỏ một giọt H2O2 30% lên sinh khối vi sinh vật trên
phiếm kính, ghi nhận sự sủi bọt nếu có.

15.4. Đọc kết quả:

­ Dương tính: Sủi bọt (do O2)
­ Âm tính: không sủi bọt 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

16. THỬNGHIỆM COAGULASE

16.1. Nguyên tắc:
Phát hiệnvi sinhvật có sinh enzyme coagulase, coagulase có tác dụng làm ngưng kết các thành phần của huyết tương tạo thành các khối
đông huyết tương.

16.2. Thuốcthử: Huyết tương thỏ

16.3. Tiến hành: 
Cho vàoống nghiệm 0,5 mL huyết tương thỏ không pha loãng, bổ sung 0,5 mL dịch nuôi cấy chủng thuần hoặc một lượng lớn sinh khối
khuẩn lạc. Xoay nhẹ ống để trộn đếu vi sinh vật.
Ủ ống nghiệm ở 37oC trong 4h. Quan sát sự ngưng kết mỗi 30 phút.

16.4. Đọc kết quả:

­ Dương tính: có sự kết tụ huyết tương
­ Âm tính: không có sự kết tụ 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

17. THỬ NGHIỆM CAMP

17.1. Nguyên tắc: Phản ứng CAMP là phản ứng phối hợp giữa nhân tố protein tiết ra bởi vi sinh vật với nhân tố β­hemolysin tiết ra bởi
chủng Staphylococcus aureus gây ra hiện tượng làm tan hồng cầu của cừu trên môi trường thạch máu. Nhân tố CAMP có vai trò tăng cường
hoạt tính phospholipase C xúc tác thủy phân thành phần chủ yếu của màng hồng cầu cừu là sphingomyelin của β­hemolysin.

Trong thử nghiệm CAMP, cấy chủng kiểm nghiệm cùng với chủng Staphylococcus tạo nhiều β­hemolysin lên môi trường thạchmáu được bổ
sung máu cừu.

17.2. Môi trường: Blood agar

17.3. Chủng chuẩn: Staphylococcus aureus

17.4. Tiến hành:
17.5. Đọc kết quả:

­ Dương tính: có sự hình thành vùng cộng hưởng tan huyết tại vùng tiếp giáp giữa hai đường cấy của L.monocytogenes và S.aureus. 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ tuyenlab ­ 03­19­2014 

18. THỬ KHẢ NĂNG DI ĐỘNG

18.1. Nguyên tắc: 
Dựa vào sự quan sát khả năng tăng trưởng và di động của vi sinh vật trong môi truờng thạch.

18.2. Môi trường: Môi trường thạch mềm chứa 0,5% agar.

18.3. Tiến hành: 
Dùng que cấy thẳng thu lấy sinh khối từ khuẩn lạc thuần, cấy đâm sâu xuyên vào giữa môi trường trong ống nghiệm chứa môi trường thạch
mềm. Ủ ở nhiệt độ thích hợp.

18.4. Đọc kết quả:

­ Dương tính: vi sinh vật mọc lan khỏi đường cấy và làm đục môi trường xung quanh.
­ Âm tính: vi sinh vật chỉ mọc quanh đường cấy trong khi môi trường xung quanh vẫn trong. 
RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ Cánh Đồng Lau ­ 04­22­2014 

thầy có thể nói rõ cho e về dụng vụ và tiến hành thử nghiệm tìm coagulase tự do và coagulase liên kết được không ạ ? 

RE: [Rất hay] Giải thích các phản ứng sinh hóa trong chẩn đoán vi sinh ­ win1985 ­ 04­22­2014 

(04­22­2014, 12:59 AM)Cánh Đồng Lau Đã viết: thầy có thể nói rõ cho e về dụng vụ và tiến hành thử nghiệm tìm coagulase tự
do và coagulase liên kết được không ạ ?

* COagulase tự do( coagulase trong ống nghiệm) tiến hành như sau:
­ CHo vào ống nghiệm 0,5­1ml huyết tương thỏ hoặc HT người pha loãng 1/5 trong nước muối sinh lý 0,9%. Sau đó cho vi khuẩn cần thử
nghiệm vào, để ở tủ ấm 37 độ C, đọc kết quả sau 6­8h.
Dương tính: Huyết tương đông lại không bị đổ ra khỏi ống nghiệm khi nghiêng
Âm tính: Ht không bị đông
* COagulase liên kết( Coagulase trên phiến kính): tiến hành như sau:
­ Chọn 1 lam kính sạch, nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý lên tiêu bản, dùng que cấy lấy khuẩn lạc vi khuẩn cần thử nghiệm trộn đều sau đó lấy
pipet hút 1 giọt huyết tương người hoặc ht thỏ không pha loãng, trộn đều, phản ứng DƯƠNG TÍNH cho thấy những hạt nhỏ ngưng kết trong
vòng 10 giây, ÂM TÍNH thì không có hạt.
Thường dùng kỹ thuật coagulase liên kết trước, nếu âm tính thì mới tiến hành coagulase tự do để đỡ mất thời gian chẩn đoán cho bệnh
nhân.
THÂN!! 

You might also like