You are on page 1of 39

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC

TỶ LỆ NHIỄM DEMODEX VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NỮ TRƯỞNG THÀNH
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO VIÊN
TRẦN ĐÌNH TRUNG

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

2
NỘI DUNG

3
ĐẶT VẤN ĐỀ

4
Đặt vấn đề
• Demodex là một loại động vật chân khớp, ký sinh tạm
thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở
người và súc vật.
• Demodex có khoảng 65 loài được biết đến nhưng ở
người chỉ phát hiện hai loại gây bệnh: Demodex
folliculorum và Demodex brevis.
• Chúng có thể sống ở nang lông và tuyến bã, nhiều nhất
ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Vì những khu
vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh
sản và phát triển.

5
Đặt vấn đề
• Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm Demodex có liên
quan liên quan đến việc da tiết nhiều chất nhờn, tổn
thương trên da, sử dụng mỹ phẩm hoặc thuốc gây kích
ứng da; dùng chung quần áo, khăn tắm..
• Ngoài ra, tỷ lệ tiết bã nhờn tăng tối đa ở phụ nữ từ 16
đến 40 tuổi và sau đó giảm dần. Đặc biệt là ở phụ nữ tỷ
lệ nhiễm Demodex thường ở lứa tuổi từ 16 đến 40 tuổi
và mức độ nhiễm bệnh cũng tăng dần theo độ tuổi.

6
Đặt vấn đề
Đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Demodex và các
yếu tố liên quan ở nữ trưởng thành tại thành phố
Đà Nẵng năm 2016” với hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm Demodex ở nữ trưởng thành tại


thành phố Đà Nẵng năm 2016.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở
nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng năm 2016.

7
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8
Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
- Người nữ trưởng thành từ 18 – 60 tuổi, sống tại thành
phố Đà Nẵng.
• Thiết kế nghiên cứu
– Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
• Thời gian và địa điểm nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu
o Từ 06/2016 đến 12/2016.
– Địa điểm nghiên cứu
o Tại thành phố Đà Nẵng.

9
Phương pháp nghiên cứu
• Cỡ mẫu
Sử dụng công thức ước lượng tỷ lệ:

Trong đó:
• p: tỷ lệ nhiễm Demodex ở phụ nữ trưởng thành là 50%.
Cỡ mẫu tính được là: n = 384
• Cỡ mẫu được nhân với hệ số thiết kế là 1,5 do đó cỡ
mẫu tối thiểu dự kiến là 576 đối tượng nghiên cứu. Để
dự phòng sai số và mất mẫu chúng tôi lấy thêm 10% cỡ
mẫu là 634; nhưng thực tế chúng tôi đã nghiên cứu trên
653 đối tượng.

10
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chọn quận/huyện
+ Chọn 3 quận/huyện trong tổng số 8 quận/huyện
tại thành phố Đà Nẵng theo đặc tính vùng sinh thái: nội
thành, miền núi và ven biển.
- Giai đoạn 2: Chọn các phường/xã
+ Chọn ngẫu nhiên 1 phường/xã thuộc mỗi
quận/huyện vào nghiên cứu.

11
Phương pháp nghiên cứu
- Giai đoạn 3: Chọn tổ dân phố
+ Từ 3 phường/xã được chọn, lấy ngẫu nhiên 8 tổ
mỗi phường vào mẫu nghiên cứu. Tổng cộng chọn được 24
tổ dân phố.
- Giai đoạn 4: Chọn đối tượng tham gia vào nghiên cứu
+ Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu là người
nữ trưởng thành từ 18 đến 60 trong từng hộ gia đình ở 24
tổ dân phố. Chọn 653 đối tượng vào mẫu nghiên cứu theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn từ danh sách cung
cấp của cán bộ y tế phường/xã.

12
Phương pháp nghiên cứu
Biến độc lập Biến phụ thuộc

- Yếu tố nhân khẩu học


- Yếu tố kinh tế xã hội

- Yếu tố tiền sử và bệnh lý Nhiễm Demodex

- Yếu tố vệ sinh cá nhân


- Thói quen ăn uống..
- Yếu tố liên quan khác..

Sơ đồ 2.1: Khung lý thuyết nghiên cứu


13
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn xác định tỷ lệ nhiễm Demodex:
- Xác định nhiễm: Có ≤ 01 Demodex/vi trường
- Chẩn đoán viêm da Demodex:
+ Dương tính ≥ 5 Demodex/vi trường,
+ Âm tính < 5 Demodex/vi trường.
Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex
- Loại da: da nhờn hay không nhờn
- Dùng chung khăn rửa mặt; chậu/bồn rửa mặt; khăn
tắm; áo quần: có/không.
- Sử dụng mỹ phẩm để rửa mặt và trang điểm:
có/không.

14
Phương pháp nghiên cứu
Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex
- Sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thịt đỏ:
có/không.
- Hút thuốc lá: có/không; số lượng điếu thuốc/ngày.
- Mang thai: có/không; thai bao nhiêu tuần tuổi.
- Một số yếu tố liên quan khác: làm việc trong môi trường
bụi; làm việc trong môi trường nóng, ẩm ướt, đổ nhiều mồ
hôi; vết thương trên da mặt; tẩy tế bào chết ở mặt định
kỳ;

15
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin
- Tập huấn cho điều tra viên các bước tiến hành điều
tra, cách tiếp cận đối tượng và phương pháp thu thập
các biến số trong bộ câu hỏi định lượng.
• Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.
- Sử dụng thống kê mô tả: tần số và tỷ lệ %.
- Sử dụng test khi bình phương với mức ý nghĩa 5%
hoặc test hiệu chỉnh Fisher để so sách sự khác biệt
giữa hai hay nhiều tỷ lệ.
- Sử dụng mô hình hồi quy logictis để xác định các yếu
tố nguy cơ đến tỷ lê nhiễm Demodex.
16
Phương pháp nghiên cứu
• Đạo đức nghiên cứu
- Đề tài được Hội đồng Đạo đức nghiên cứu Y sinh học
trường Đại học Y Dược Huế thông qua trước khi tiến
hành thực hiện.
- Kết quả xét nghiệm của các đối tượng là dương tính sẽ
được thông báo, tư vấn và giới thiệu đến bệnh viện
chuyên khoa để khám điều trị ngay lập tức.

17
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

18
Kết quả và bàn luận
3.1. Tỷ lệ nhiễm Demodex ở người nữ trưởng thành tại thành phố
Đà Nẵng

33,7%

63,3%

Có Không

Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ nhiễm Demodex ở người nữ trưởng thành


Aylesworth (1982) với 12,0%; Karaman (2014) với 37,0%
Ozer (2012) với 37,3%; Marcinowska (2013) với 53,8%
19
Kết quả và bàn luận
3.1. Tỷ lệ nhiễm Demodex ở người nữ trưởng thành tại
thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.5. Số lượng Demodex/ vi trường
Số lượng Demodex / vi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
trường
0 con 433 66,3
1 – 4 con 146 22,4
≥ 5 con 74 11,3
Tổng cộng 653 100,0
Tỷ lệ nhiễm Demodex ≥ 5 con/vi trường chiếm 11,3%, từ 1 – 4
con/vi trường chiếm 22,4%.

20
Kết quả và bàn luận
3.2. Tỷ lệ viêm da do Demodex ở người nữ trưởng
thành tại thành phố Đà Nẵng

[CATEG [CATEG
ORY ORY
NAME] NAME]
66,4% 33,6%

Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ viêm da do Demodex ở đối


tượng nghiên cứu (n=220)
Karraman (2005) với 15,3% (2,2 lần)

21
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở
người nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.10. Đặc điểm loại da
Loại da Số lượng Tỷ lệ %
Da nhờn 318 48,7
Da không nhờn 335 51,3
Tổng cộng 653 100,0

Tỷ lệ phụ nữ có da nhờn chiếm 48,7%.

22
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở người
nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ sử dụng mỹ phẩm rửa mặt

Sử dụng mỹ phẩm Số lượng Tỷ lệ %

Có 258 39,5

Không 395 60,5

Tổng cộng 653 100,0

Tỷ lệ phụ nữ có sử dụng mỹ phẩm để rửa mặt chiếm 39,5%.

23
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở
người nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng

[VALUE]

[VALUE]

Có Không
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ sử dụng mỹ phẩm trang điểm

24
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ một số yếu tố vệ sinh cá nhân
Các yếu tố liên quan Số lượng Tỷ lệ %
Có 162 24,8
Dùng chung khăn mặt
Không 491 75,2
Có 330 50,5
Dùng chung chậu/bồn rửa mặt
Không 323 49,5
Có 129 19,8
Dùng chung khăn tắm
Không 524 80,2
Có 44 6,7
Dùng chung áo quần
Không 609 93,3
Tổng cộng 653 100,0

25
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ một số yếu tố dinh dưỡng
Các yếu tố liên quan Số lượng Tỷ lệ %
Có 361 55,3
Sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ
Không 292 44,7
Có 341 52,2
Sử dụng thức ăn cay
Không 312 47,8
Sử dụng thức ăn nóng Có 335 51,3
Không 316 48,4
Có 358 54,8
Sử dụng các loại thịt đỏ
Không 295 45,2
Tổng cộng 653 100,0

26
Kết quả và bàn luận
3.3. Đặc điểm liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ một số yếu tố liên quan khác
Yếu tố liên quan Số lượng Tỷ lệ %
Làm việc trong môi trường bụi 144 22,1
Làm việc trong môi trường nóng, ẩm ướt 159 24,3
Vết thương trên da mặt 10 1,5
Tẩy tế bào chết ở mặt định kỳ 51 7,8
Bị hói đầu 23 3,5
Điều trị hóa trị hoặc xạ trị 2 0,3

27
Kết quả và bàn luận
3.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhiễm Demodex

Demodex Có Không Tổng


p
Nhóm tuổi n % n % n %
18 -30 tuổi 66 37,3 111 62,7 177 27,1
31-45 tuổi 87 39,5 133 60,5 220 33,7 < 0,05
45-60 tuổi 67 26,2 189 73,8 256 39,2
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Zhao và cộng sự (2011) p < 0,05 Ozgur (2015) p > 0,05

28
Kết quả và bàn luận
3.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa loại da và nhiễm Demodex

Demodex Có Không Tổng


p
Loại da n % n % n %

Da nhờn 135 42,5 183 57,5 318 48,7


<0,001
Da không nhờn 85 25,4 250 74,6 335 51,3
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Karaman (2008) p < 0,05

29
Kết quả và bàn luận
3.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sử dụng mỹ phẩm rửa
mặt và nhiễm Demodex

Demdex Có Không Tổng


p
SD mỹ phẩm n % n % n %

Có 103 39,9 155 60,1 258 39,5


<0,05
Không 117 29,6 278 70,4 395 60,5
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Zhao và cộng sự (2011) < 0,05


30
Kết quả và bàn luận
3.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở
người nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sử dụng mỹ phẩm trang điểm
và nhiễm Demodex

Demodex Có Không Tổng


p
SD mỹ phẩm n % n % n %
Có 72 40,0 108 60,0 180 27,6
< 0,05
Không 148 31,3 325 68,7 473 72,4
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Zhao và cộng sự (2011) p < 0,05

31
Kết quả và bàn luận
3.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa yếu tố vệ sinh cá nhân và nhiễm Demodex

Demodex
Có Không Tổng
Yếu tố liên quan p
n % n % n %
Dùng chung khăn Có 69 42,6 93 57,4 162 24,8
< 0,05
mặt Không 151 30,8 340 69,2 491 75,2
Dùng chung Có 113 34,2 217 65,8 330 50,5
> 0,05
chậu/bồn rửa mặt Không 107 33,1 216 66,9 323 49,5
Dùng chung khăn Có 45 34,9 84 65,1 129 19,8
> 0,05
tắm Không 175 33,4 349 66,6 524 80,2
Dùng chung áo Có 15 34,1 29 65,9 44 6,7
> 0,05
quần Không 205 33,7 404 66,3 609 93,3
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Zhao và cộng sự (2011) < 0,05; Wang (2006) p < 0,05


32
Kết quả và bàn luận
3.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở người nữ
trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa yếu tố dinh dưỡng và nhiễm Demodex
Nhiễm Demodex Có Không Tổng
p
n % n % n %
Yếu tố liên quan
Sử dụng thức ăn Có 140 38,8 221 61,2 361 55,3
<0,05
dầu mỡ Không 80 27,4 212 72,6 292 44,7
Sử dụng thức ăn Có 120 35,2 221 64,8 341 52,2
> 0,05
cay Không 100 32,1 212 67,9 312 47,8
Sử dụng thức ăn Có 112 33,4 223 66,6 335 51,5
> 0,05
nóng Không 107 33,9 209 66,1 316 48,5
Sử dụng các loại Có 137 38,3 221 61,7 358 54,8
<0,05
thịt đỏ Không 83 28,1 212 71,9 295 45,2
Tổng cộng 220 33,7 433 66,3 653 100,0

Okyay và cộng sự (2006); Zhao và các cộng sự (2011)


33
Bảng 3.25. Mô hình hồi quy logistic giữa tỷ lệ nhiễm Demodex
với các yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên cứu
Yếu tố liên quan OR 95%CI p

Không 1 -
Da nhờn < 0,05
Có 2,3 1,6 – 3,2
Sử dụng mỹ phẩm rửa Không 1 -
> 0,05
mặt Có 1,1 0,8 – 1,6
Sử dụng mỹ phẩm Không 1 -
> 0,05
trang điểm Có 1,4 0,9 – 2,0
Ăn thức ăn nhiều dầu Không 1 -
< 0,05
mỡ Có 1,6 1,1 – 2,3
Không 1 -
Ăn thức ăn cay > 0,05
Có 1,3 0,9 – 1,9
Không 1 -
Ăn thức ăn nóng > 0,05
Có 0,9 0,6 – 1,3
Không 1 -
Ăn thịtvà
Zhao đỏcộng sự (2011) da nhờn (OR1,3= 2,4) > 0,05
Có 0,9 – 1,8
34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35
Kết luận
1. Tỷ lệ nhiễm Demodex ở phụ nữ trưởng thành tại
thành phố Đà Nẵng

• Tỷ lệ nhiễm Demodex ở nữ trưởng thành là 33,7%.


• Tỷ lệ viêm da do Demodex ở nữ trưởng thành có nhiễm
Demodex là 33,6%.

36
Kết luận
2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm Demodex ở phụ
nữ trưởng thành tại thành phố Đà Nẵng
Có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm Demodex với nhóm
tuổi, nơi sinh sống, sử dụng mỹ phẩm để rửa mặt, sử dụng
mỹ phẩm để trang điểm và sử dụng chung khăn mặt, sử
dụng thức ăn nhiều dầu mỡ và các loại thịt đỏ ở người nữ
trưởng thành (p<0,05).
Mô hình hồi quy logistic đa biến cho kết quả các yếu tố
liên quan đến tỷ lệ nhiễm Demodex là: loại da (OR=2,3;
KTC 95%: 1,6 – 3,2) với p < 0,05, ăn thức ăn nhiều dầu
mỡ (OR=1,6; KTC 95%: 1,1 – 2,3) với p < 0,05.

37
Kiến nghị
1. Để hạn chế tỷ lệ nhiễm Demodex ở phụ nữ trưởng
thành, cần có sự chỉ đạo của ngành y tế cụ thể là các đơn
vị truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng cho phụ nữ
trưởng thành trong việc phòng chống nhiễm Demodex.
2. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống lây nhiễm
Demodex, cần tập trung vào các yếu tố liên quan như: việc
sử dụng mỹ phẩm khi rửa mặt và trang điểm, việc sử dụng
đồ dùng cá nhân như khăn mặt, và vấn đề dinh dưỡng như
sử dụng thức ăn nhiều đầu mỡ, các loại thịt đỏ ở phụ nữ
trưởng thành. Khuyến khích phụ nữ trưởng thành sàng lọc
phát hiện sớm nhiễm Demodex để có hướng điều trị thích
hợp.

38
Xin chân thành cảm ơn!

39

You might also like