You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGHÀNH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ

TRÊN XE HINO J07C

Sinh viên thực hiện : Trương Minh Học

MSSV : 15001062

Lớp : ĐH CNKT OTO 2015

Khóa : 2015-2019

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lương Văn Vạn

Vĩnh Long, năm 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Ý thức thực hiện:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nội dung thực hiện:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tổng hợp kết quả:
Tổ chức báo cáo trước hội đồng
Tổ chức chấm thuyết minh

Vĩnh Long, ngày..... tháng.....năm 2018


Giảng viên hướng dẫn

Th.S Lương Văn Vạn

i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Ý thức thực hiện:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Nội dung thực hiện:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Hình thức trình bày:


………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Vĩnh Long, ngày…tháng…năm 2018


Giảng viên phản biện

...................................

ii
LỜI CẢM ƠN
  

Được sự phân công của quý thầy khoa cơ khí động lực, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Vĩnh Long, sau gần bốn tuần nổ lực em đã hoàn thành đồ án môn học chuyên
ngành, đề tài: “Nghiên cứu hệ thống nạp động cơ trên xe Hino J07C“.Để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn của quý
thầy khoa cơ khí động lực.
Em chân thành cảm ơn Th.S Lương Văn Vạn, người đã hướng dẫn cho em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù thầy bận đi công tác nhưng không ngần ngại chỉ
dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân
thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian khá ngắn và bản thân
còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của đồ án không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy để đồ án này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Vĩnh Long, ngày..... tháng.....năm 2018


Sinh viên thực hiện

Trương Minh Học

iii
LỜI NÓI ĐẦU
  

Sau quá trình học tập và trang bị những kiến thức về chuyên ngành động lực, em
được giao nhiệm vụ thiết kế đồ án chuyên ngành, nhằm giúp cho em tổng hợp và khái
quát lại những kiến thức đã học, từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Qua
việc thực hiện đồ án em tự rút ra nhận xét và kinh nghiệm cho bản thân trước khi bước
vào công việc thực tế.
Em được nhận đề tài: “Nghiên cứu hệ thống nạp động cơ trên xe Hino J07C“.
Đề tài gồm có các nội dung:
Phần 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Phần 2. Nội dung
Chương 1. Tổng quan hệ thống nạp khí
Chương 2. Hệ thống nạp động cơ J07C
Chương 3. Qui trình tháo lắp kiểm tra hệ thống nạp động cơ J07C
Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít và điều kiện thời gian không
cho phép nên đồ án môn học chuyên ngành không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
các thầy trong bộ môn chỉ bảo để đồ án của em được hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng, em
xin chân thành cảm ơn quý thầy đã hỗ trợ hướng dẫn để giúp em, đặc biệt là Th.S Lương
Văn Vạn hoàn thành tốt đồ án này theo đúng tiến độ được giao. Em xin chân thành cảm
ơn!

iv
MỤC LỤC

Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN............................................................ ii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG ......................................................................... vii

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1

1.2. Tính cấp thiết của vấn đề ..........................................................................................1

1.3. Mục đích ...................................................................................................................2

1.4. Ý nghĩa .....................................................................................................................2

1.5. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2

1.6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2

1.7. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3

PHẦN 2: NỘI DUNG .....................................................................................................4

Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NẠP KHÍ .........................................................4

1.1. Giới thiệu chung về hệ thống nạp khí.......................................................................4

1.2. Chức năng .................................................................................................................4

1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................4

1.4. Phân loại ...................................................................................................................4

1.4.1. Hệ thống nạp động cơ xăng ...................................................................................5

1.4.1.1. Đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí ..................................................6

1.4.1.2. Đường nạp động cơ phun xăng điện tử ..............................................................7

1.4.1.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ xăng.................................10

v
1.4.2. Hệ thống nạp động cơ diesel ...............................................................................11

1.4.2.1. Đường nạp động cơ diezen ...............................................................................11

1.4.2.2. Đường nạp của động cơ diezen tăng áp............................................................12

1.4.2.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ diezen ..............................13

1.5. Giới thiệu động cơ JO7C ........................................................................................13

Chương 2. HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ J07C ...........................................................16

2.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp động cơ J07C ...........................................16

2.2. Các bộ phận chính của hệ thống nạp động cơ J07C ...............................................17

2.2.1. Đường ống nạp ....................................................................................................17

2.2.1.1. Lọc không khí ...................................................................................................17

2.2.1.2. Bộ góp nạp ........................................................................................................20

Chương 3. QUY TRÌNH THÁO LẮP KIỂM TRA HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ J07C
.......................................................................................................................................21

3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống nạp động cơ J07C .....................................................21

3.1.1. Qui trình tháo lắp lọc gió .....................................................................................21

3.1.1.1. Tháo lọc gió ......................................................................................................21

3.1.1.2. Lắp lọc gió ........................................................................................................22

3.1.2. Qui trình tháo lắp bộ góp nạp ..............................................................................22

3.1.2.1 Tháo bộ góp nạp ................................................................................................22

3.1.2.2. Lắp bộ góp nạp .................................................................................................23

3.2. Các hư hỏng và cách khắc phục .............................................................................23

3.2.1. Các hư hỏng của đường ống nạp và cách khắc phục...........................................23

3.2.1.1. Hư hỏng lọc gió và cách khắc phục..................................................................23

3.2.1.2. Hư hỏng bộ góp nạp và cách khắc phục ...........................................................24

Kết Luận ........................................................................................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................26

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
Hình
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp ......................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.2. Sơ đồ đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí ... Error! Bookmark not
defined.

Hình 1.3. Sơ đồ đường nạp động cơ phun xăng điện tử .. Error! Bookmark not defined.

Hình 1.4. Cổ họng gió ..................................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.5. Bộ góp nạp có đường nạp dạng xoắn ốc ......... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.6. Bộ góp nạp có đường nạp biến thiên............... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.7. Sơ đồ bố trí đường nạp cùng phía xen kẻ ........ Error! Bookmark not defined.

Hình 1.8. Sơ đồ bố trí đường nạp khác phía ................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.9. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp động cơ diezen Error! Bookmark not defined.

Hình 1.10. Sơ đồ đường nạp động cơ diezel có bộ sưỡi không khí ..... Error! Bookmark
not defined.

Hình 1.11. Sơ đồ nạp của động cơ diezen tăng áp .......... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.12. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau . Error! Bookmark not defined.

Hình 1.13. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau . Error! Bookmark not defined.

Hình 1.14. Xe tải Hino Ranger ....................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 1.15. Động cơ J07C ................................................ Error! Bookmark not defined.

Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp động cơ diezen Error! Bookmark not defined.

Hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp ........... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.3. Đường ống nạp Hino J07C ............................ Error! Bookmark not defined.

Hình 2.4. Lọc gió Hino .................................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.5. Cấu tạo bộ lọc khí sử dụng dòng khí xoáy ...... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.6. Cấu tạo lọc gió ................................................ Error! Bookmark not defined.

Hình 2.7. Cấu tạo bộ góp nạp ......................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 2.8. Ống hút nạp ..................................................... Error! Bookmark not defined.
vii
Hình 3.1. Vị trí lọc gió ..................................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 3.2. Tháo bảo vệ nắp lọc gió .................................. Error! Bookmark not defined.

Hình 3.3. Vệ sinh lọc gió ................................................. Error! Bookmark not defined.

Hình 3.4. Tháo bu lông đường ống nạp .......................... Error! Bookmark not defined.

Bảng

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN............................................................ ii

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... iv

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1

1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1

1.2. Tính cấp thiết của vấn đề ..........................................................................................1

1.3. Mục đích ...................................................................................................................2

1.4. Ý nghĩa .....................................................................................................................2

1.5. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2

1.6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2

1.7. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3

PHẦN 2: NỘI DUNG .....................................................................................................4

Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NẠP KHÍ .........................................................4

1.1. Giới thiệu chung về hệ thống nạp khí.......................................................................4

1.2. Chức năng .................................................................................................................4

1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................4

1.4. Phân loại ...................................................................................................................4

1.4.1. Hệ thống nạp động cơ xăng ...................................................................................5

1.4.1.1. Đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí ..................................................6

1.4.1.2. Đường nạp động cơ phun xăng điện tử ..............................................................7

viii
1.4.1.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ xăng.................................10

1.4.2. Hệ thống nạp động cơ diesel ...............................................................................11

1.4.2.1. Đường nạp động cơ diezen ...............................................................................11

1.4.2.2. Đường nạp của động cơ diezen tăng áp............................................................12

1.4.2.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ diezen ..............................13

1.5. Giới thiệu động cơ JO7C ........................................................................................13

Chương 2. HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ J07C ...........................................................16

2.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp động cơ J07C ...........................................16

2.2. Các bộ phận chính của hệ thống nạp động cơ J07C ...............................................17

2.2.1. Đường ống nạp ....................................................................................................17

2.2.1.1. Lọc không khí ...................................................................................................17

2.2.1.2. Bộ góp nạp ........................................................................................................20

Chương 3. QUY TRÌNH THÁO LẮP KIỂM TRA HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ J07C
.......................................................................................................................................21

3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống nạp động cơ J07C .....................................................21

3.1.1. Qui trình tháo lắp lọc gió .....................................................................................21

3.1.1.1. Tháo lọc gió ......................................................................................................21

3.1.1.2. Lắp lọc gió ........................................................................................................22

3.1.2. Qui trình tháo lắp bộ góp nạp ..............................................................................22

3.1.2.1 Tháo bộ góp nạp ................................................................................................22

3.1.2.2. Lắp bộ góp nạp .................................................................................................23

3.2. Các hư hỏng và cách khắc phục .............................................................................23

3.2.1. Các hư hỏng của đường ống nạp và cách khắc phục...........................................23

3.2.1.1. Hư hỏng lọc gió và cách khắc phục..................................................................23

3.2.1.2. Hư hỏng bộ góp nạp và cách khắc phục ...........................................................24

KẾT LUẬN ...................................................................................................................25

ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................26

x
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nhân loại bước sang
một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế xuất
hiện có tính ứng dụng cao.

Trong các nghành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng phát triển thì
nghành công nghiệp ô tô là một trong những nghành có tiềm năng và đang được đầu tư
và phát triển mạnh mẽ.
Do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát
triển mạnh mẽ, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng được nâng cao. Để đảm bảo
độ an toàn, độ tin cậy cho người vận hành và chuyển động của xe, rất nhiều hãng sản
xuất như : HINO, ISUZU, DONG FEN, HUYNHDAI,… đã có rất nhiều cải tiến về
mẫu mã, kiểu dáng công nghệ cũng như chất lượng của xe nhằm đảm bảo nhu cầu và
an toàn cho người sử dụng.
Trong quá trình thực tập tại DNTN Ngọc Thành em đã tiếp thu được rất nhiều
kiến thức cũng như các kinh nghiệm thực tế bổ ích nên đề tài: “Nghiên cứu hệ thống
nạp động cơ trên xe Hino J07C“ được chọn để dễ dàng nghiên cứu, cũng như đề tài
có cái nhìn thực tế hơn đối với em, từ đó nghiên cứu sâu hơn, chính xác hơn và đồng
thời đưa ra những kết quả đúng đắn về đề tài này.
1.2. Tính cấp thiết của vấn đề
Là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách
mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của
thế giới đang được nước ta quan tâm, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới,
với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp
phát triển. Với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để phát triển hơn
nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi vững chắc trên con đường quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng đầu tư phát
triển thì công nghiệp ôtô là một trong những ngành tiềm năng. Điều này đặt ra bài toán

1
khó cho ngành động cơ đốt trong nói chung và ôtô nói riêng. Do vậy các điều khiển
bằng cơ khí không còn đáp ứng được và thay thế vào đó là các hệ thống điều khiển
điện tử như: Phun xăng điện tử, đánh lửa điện tử, hệ thống điều hòa, hệ thống chiếu
sáng, hệ thống cung cấp nhiên liệu… Chúng hoạt động được là nhờ các cảm biến giám
sát mọi hoạt động tình trạng của ôtô và đưa về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Bộ
điều khiển này có kết cấu hiện đại, phức tạp. Vì vậy người kỹ thuật viên phải được đào
tạo với một chương trình đào tào tiên tiến hiện đại, cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết
và thực hành.
1.3. Mục đích
Nghiên cứu sâu hơn về hệ thống nạp trên xe hino J07C từ đó phát triển đến các
dòng xe tương tự, từ đó:
- Nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp động cơ trên xe J07C.
- Phân tích cấu tạo, vị trí các cụm chi tiết trên động cơ xe J07C.
- Nêu qui trình tháo lắp hệ thống nạp động cơ trên xe J07C.
- Kiểm tra, phân tích và chuẩn đoán sữa chữa trên hệ thống nạp động cơ trên xe
J07C.
1.4. Ý nghĩa
Thông qua đồ án nghiên cứu hệ thống nạp trên xe hino J07C giúp em củng cố
lại kiến thức đã học đồng thời hiểu sâu hơn, hiểu rộng hơn về hệ thống nạp từ đó phát
triển các dòng xe khác tương tự. Không những thế đồ án môn học là tiền đề để em
hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp hoặc luận án tốt nghiệp sau này.
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống nạp khí trên động cơ Hino J07C từ đó phân tích, nêu cấu
tạo, nguyên lý làm việc, qui trình tháo lắp, kiểm tra sửa chữa trên động cơ J07C.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sâu hơn về hệ thống nạp động cơ trên xe hino J07C bằng cách thu
thập các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó hệ thống lại một cách logic, khoa
học, đọc phân tích các tài liệu liên quan, từ đó:
- Phân tích cấu tạo, vị trí các cụm chi tiết trên động cơ.
- Nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp.
- Kiểm tra, phân tích và chuẩn đoán sữa chữa trên hệ thống nạp.
2
1.7. Giới hạn đề tài
Đề tài được các sinh viên của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long nghiên
cứu và được sự hướng dẫn của Th.S Lương Văn Vạn, em được giao đề tài “Nghiên cứu
hệ thống nạp động cơ trên xe hino J07C”. Đề tài thông qua các kiến thức căn bản đã
học em còn tìm hiểu thêm một số sách ở thư viện và tham khảo các nguồn trên internet
cũng như kinh nghiệm đã đi thực tập tại DNTN Ngọc Thành. Do thời gian chỉ bốn tuần
nghiên cứu, nên đề tài được giới hạn trong khoa cơ khí động lực nhưng đề tài này đã
mang một tầm quan trọng để em hoàn thành các đề tài khác ở cấp cao hơn sau này.

3
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NẠP KHÍ
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống nạp khí
Động cơ đốt trong là một động cơ dùng không khí làm môi chất công tác, chức
năng của nhiên liệu là cung cấp nhiệt. Bất kì trở ngại nào, xảy ra ở kỳ nạp hỗn hợp
nhiên liệu hay không khí vào trong xi lanh, đều ảnh hưởng đến công suất phát ra của
động cơ. Tuy nhiên, công suất phát ra của động cơ bị giới hạn bởi lượng không khí
được hút vào động cơ.
Ngày nay hệ thống nạp ngày càng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu nạp đủ,
việc nâng cao hiệu quả trong quá trình nạp là một mục tiêu quan trọng trong việc nâng
cao công suất động cơ. Thiết kế của đường ống nạp, hình dạng kích thước các xu páp
hút, các đường dẫn không khí trong động cơ là những vấn đề quan tâm đến.
Hệ thống nạp nếu phân loại về nhiên liệu động cơ chia làm 2 loại: hệ thống nạp
động cơ xăng và hệ thống nạp động cơ diesel.
1.2. Chức năng
Chức năng chính của hệ thống nạp là cung cấp một lượng không khí sạch cần
thiết cho quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ. Nạp đầy, nạp đủ không khí để
động cơ hoạt động tối ưu nhất.
1.3. Yêu cầu
Hệ thống nạp phải đảm bảo cung cấp đủ lượng hỗn hợp có thành phần hoà khí
thích hợp với mọi chế độ hoạt động của động cơ, sao cho hiệu suất động cơ là lớn nhất.
1.4. Phân loại
Hiện nay hệ thống nạp có rất nhiều dạng, kết cấu khác nhau để phù hợp với từng
dòng xe nhưng qui chung ta có thể phân loại cơ bản như sau: hệ thống nạp động cơ xăng
và hệ thống nạp động cơ diesel.

4
1.4.1. Hệ thống nạp động cơ xăng

4
3
1 2
5
6

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp


1- Bộ lọc không khí; 2- Cổ họng gió; 3- Bộ góp nạp
Không khí được hút vào xylanh động cơ qua bộ lọc không khí đến cổ họng gió,
ở động cơ dùng bộ chế hòa thì hòa khí được hình thành tại đây nhờ độ chân không tại
họng, từ đây không khí đến bộ góp nạp và đi vào buồng đốt.
Mỗi cụm chi tiết trong hệ thống nạp đều có một vai trò quang trọng trong việc
đưa một lượng không khí sạch cần thiết vào trong buồng đốt động cơ.

5
1.4.1.1. Đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

Hình 1.2. Sơ đồ đường nạp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí
1- Bướm ga; 2- Đường ống nhiên liệu; 3- Van kim; 4- Buồng phao;
5- Phao; 6- Ziclơ; 7- Đường ống nạp; 8- Vòi phun; 9- Họng
Không khí từ khí trời được hút qua bầu lọc vào đường ống nạp (7) qua họng (9)
của bộ chế hoà khí, họng (9) làm cho đường ống bị thắt lại vì vậy tạo nên độ chân không
khi không khí đi qua họng. Chỗ tiết diện lưu thông nhỏ nhất của họng là nơi có độ chân
không nhỏ nhất. Vòi phun (8) được đặt tại tiết diện lưu thông nhỏ nhất của họng. Nhiên
liệu từ buồng phao (4) qua ziclơ (6) được dẫn động tới vòi phun. Nhờ có độ chân không
ở họng nhiên liệu được hút khỏi vòi phun và được xé thành những hạt sương mù nhỏ
hỗn hợp với dòng không khí đi qua họng vào động cơ. Để bộ chế hoà khí làm việc chính
xác thì nhiên liệu trong buồng phao luôn luôn ở mức cố định vì vậy trong buồng phao
có đặt phao (5). Nếu mức nhiên liệu trong buồng phao hạ xuống thì phao (5) cũng hạ
theo, van kim (3) rời khỏi đế van làm cho nhiên liệu từ đường ống (2) đi vào buồng
phao. Phía sau họng còn có bướm ga (1) dùng để điều chỉnh số lượng hỗn hợp đưa vào
động cơ.

6
1.4.1.2. Đường nạp động cơ phun xăng điện tử
1 2 3 4

Hình 1.3. Sơ đồ đường nạp động cơ phun xăng điện tử


1- Bộ lọc khí; 2- Cảm biến MAP; 3-Bướm ga; 4- Cổ họng gió;
5- Cảm biến vị trí bướm ga; 6- Đường ống nạp
Không khí từ khí trời được hút qua bầu lọc, tín hiệu lưu lượng nhiệt độ khí nạp
được truyền về ECU thông qua cảm biến MAP, từ đó ECU sẽ tính toán và định lượng
phun cho phù hợp, sau đó dòng khí nạp tới cổ họng gió. Đây là thiết bị kiểm soát lượng
không khí cho các động cơ dùng bộ chế hòa khí và phun nhiên liệu. Lượng không khí
đi vào động cơ được điều tiết bởi độ mở của bướm ga.

7
1 2

Hình 1.4. Cổ họng gió


1- Bướm ga; 2- Cổ họng gió; 3- Cảm biến vị trí bướm ga;
4- Môtơ điều khiển bướm ga; 5- Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Trước đây góc mở bướm ga được điều khiển bằng cơ học thông qua các cơ cấu
cơ khí nối từ bàn đạp ga đến bướm ga, hiện nay điều này đã được thay thế bằng hệ thống
điều khiển bằng điện tử hiện đại. Dòng khí nạp từ cổ gió đi vào bộ góp nạp sau đó phân
ra các nhánh đi vào xylanh động cơ.
Ở các động cơ hiện đại ngày nay hình dạng đường ống nạp đã được thiết kế cải
tiến nhằm lợi dụng lực quán tính lưu động của dòng khí nạp để nạp thêm, những vật liệu
mới như nhựa tổng hợp, sợi cacbon cho phép tạo dáng đường nạp có hệ số cản nhỏ, kích
thước gọn nhẹ mà độ cách nhiệt cao hơn vật liệu kim loại.

8
Hình 1.5. Bộ góp nạp có đường nạp dạng xoắn ốc
1- Đường ống nạp; 2- Buồng tích áp
Nguyên lý làm việc của bộ góp nạp có đường nạp dạng xoắn ốc là dựa vào hình
dạng thiết kế đặc biệt dạng xoắn ốc của đường nạp để tạo ra hiệu ứng lưu động dòng khí
nạp. Từ đó làm tăng lượng khí nạp thêm vào xylanh động cơ ở kỳ nạp.
Ngoài ra một số bộ góp nạp còn có đường nạp được phân khúc- khi động cơ chạy
ở tốc độ thấp, đường nạp dài; khi động cơ chạy ở tốc độ cao, đường nạp ngắn nhờ sự
đóng mở của van biến thiên đường nạp.

Hình 1.6. Bộ góp nạp có đường nạp biến thiên.


a) Van biến biến thiên đường nạp đóng; b) Van biến biến thiên đường nạp mở
1- Buồng tích áp; 2- Van biến thiên đường nạp.
Nguyên lý làm việc của bộ góp nạp có chiều dài đường nạp biến thiên. Khi tốc
độ động cơ nhỏ, van biến thiên đường nạp đóng. Ở điều kiện này, chiều dài khoảng tác
động của đường nạp là từ xupáp nạp đến buồng tích áp là đường nạp dài, với tác dụng
của lực quán tính khí nạp, lượng không khí nạp được tăng lên, mô-men xoắn của động
cơ cũng tăng lên ở vòng quay từ thấp đến trung bình.
Khi tốc độ động cơ lớn, van biến thiên đường nạp mở. Ở điều kiện này, chiều dài
khoảng tác động đường nạp là từ xupáp nạp đến buồng tích áp là đường nạp ngắn ( như
hình-a). Lực quán tính khí nạp đã đạt được ở tốc độ động cơ cao nên cổ nạp ngắn lại
9
làm tăng lượng khí nạp vào trong xilanh và mô-men xoắn của động cơ cũng tăng lên
theo ở tốc độ cao.
1.4.1.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ xăng
Đối với động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí do đặc điểm hòa khí được hình thành
ngoài buồng cháy, tại họng khuếch tán nhờ độ chân không tại họng, do vậy hòa khí hình
thành chưa được đồng nhất, để tạo điều kiện cho không khí và nhiên liệu hòa trộn tốt
hơn thì nhiệt độ cao của dòng khí thải đã được tận dụng để sấy nóng dòng khí nạp bằng
cách bố trí đường nạp và thải xen kẽ nhau.

2
3

Hình 1.7. Sơ đồ bố trí đường nạp cùng phía xen kẻ


1- Nắp máy;2- Đường thải;3- Đường nạp
Hoặc có thể bố trí đường nạp và thải về hai phía, ở trường hợp này nhiệt độ của
nước làm mát động cơ được sử dụng để gia nhiệt cho dòng khí nạp.

2
1

Hình 1.8. Sơ đồ bố trí đường nạp khác phía


1- Nắp máy; 2- Đường thải; 3- Đường nạp

Còn đối với động cơ phun xăng điện tử, hòa khí được hình thành rất tốt nhờ kim
phun, đường nạp chỉ có nhiệm vụ nạp không khí vào buồng đốt nên để tránh sự truyền
nhiệt từ nắp máy và dòng khí thải, đường ống nạp được làm bằng nhựa cách nhiệt rất
tốt và đường nap-thải được bố trí về hai phía khác nhau.

10
1.4.2. Hệ thống nạp động cơ diesel

3
2
1
4 5

Hình 1.9. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp động cơ diezen


1- Bộ lọc không khí; 2- Đường ống nạp
1.4.2.1. Đường nạp động cơ diezen
3

Hình 1.10. Sơ đồ đường nạp động cơ diezel có bộ sưỡi không khí


1- Bộ sưỡi không khí; 2- Ống góp nạp; 3- Đường ống nạp
Không khí được hút vào xylanh động cơ qua bộ lọc không khí rồi đến ống góp
nạp, đối với các nước có khí hậu lạnh trên động cơ có hệ thống sưỡi ấm không khí được
trước khi vào các xylanh động cơ bằng dây điện trở đặt tại ống góp nạp, hoặc bugi sưởi
trong buồng đốt động cơ, điều này giúp máy dễ nỗ khi khởi động lạnh. Còn đối với động
cơ diezen sử dụng ở các nước có khí hậu nóng thì không có bộ sưởi không khí.
Ở động cơ common rail, là động cơ diezen hiện đại nên trên đường nạp còn có
cảm biến để đo lưu lượng nhiệt độ khí nạp (MAP), và luôn có máy nén tăng áp.

11
1.4.2.2. Đường nạp của động cơ diezen tăng áp

Hình 1.11. Sơ đồ nạp của động cơ diezen tăng áp


1- Động cơ; 2- Mạch giảm tải; 3- Van điều tiết; 4- Máy nén ;
5- Bầu lọc không khí; 6- Bộ làm mát trung gian;7- Khoang khí nạp
Ở động cơ diezen, tận dụng dụng năng lượng của dòng khí thải, trên đường ống
thải có bố trí tuabin tăng áp để tăng áp dòng khí nạp.
Dòng khí thải đi vào bánh tuabin truyền động năng làm quay trục dẫn động bánh
nén, khí nạp được tăng áp đi vào đường ống nạp động cơ. Áp suất tăng áp khí nạp phụ
thuộc vào tốc độ động cơ (tốc độ dòng khí thải hay tốc độ quay của bánh tuabin ). Với
mục đích ổn định tốc độ quay của bánh tuabin trong khoảng hoạt động tối ưu theo số
vòng quay của động cơ trên đường nạp có bố trí mạch giảm tải. Mạch giảm tải làm việc
nhờ van điều tiết thông qua đường khí phản hồi và cụm xi lanh. Khi áp suất tăng van
mở 1 phần khí thải không qua bánh tuabin, thực hiện giảm tốc độ cho bánh nén khí nạp,
hạn chế sự gia tăng quá mức của áp suất khí nạp.
Van điều tiết và mạch giảm tải: Van điều tiết được gắn vào vỏ tuabin. Khi động
cơ làm việc ở tải cao, áp suất khí thải rất lớn, vì thế cánh tuabin làm việc với tốc độ cao
làm tăng cao áp suất không khí nạp, nạp vào động cơ. Mạch giảm tải làm nhiệm vụ điều
khiển van điều tiết thải bớt khí thải động cơ từ trước cửa vào tuabin, ra trực tiếp ống
thải.

12
1.4.2.3. Phương án bố trí đường nạp trên nắp máy động cơ diezen
Để tránh sự truyền nhiệt từ đường dẫn khí thải làm giảm lượng khí nạp vào động
cơ dẫn tới làm giảm công suất động cơ, nên đường nạp ở động cơ diezen thường được
bố trí về hai phía .

Hình 1.12. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau


1- Nắp máy; 2- Đường thải; 3- Đường nạp
2

Hình 1.13. Sơ đồ bố trí đường nạp hai phía khác nhau


1- Nắp máy;2- Đường thải; 3- Đường nạp
1.5. Giới thiệu động cơ JO7C
Động cơ J07C là động cơ sử dụng nhiên liệu diesel được hãng hino sản xuất và
sử dụng cho các dòng xe tải của hino như các dòng Hino Ranger,…

Hình 1.14. Xe tải Hino Ranger

13
Động cơ J07C là loại động cơ diesel 4 kỳ, 5 xi lanh đặt thẳng hàng với thứ tự phun là
1-2-4-5-3, không có turbo tăng áp.

Hình 1.15. Động cơ J07C


Các thông số kỹ thuật của động cơ J07C trong bảng 1.1:
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật động cơ J07C

Loại động cơ J07C - B

Diesel 4 kỳ,5 xi lanh thẳng hàng, trục


Kiểu động cơ cam làm mát làm mát bằng nước phun
trực tiếp

Dạng hút Hút tự nhiên không có Turbo

Đường kính xi lanh và hành trình 114 x 130mm (4.49 x 5.11 in )

Dung tích xi lanh 6.634L (404.8 cu.in)

Tỷ số nén 19.2/1

1-2-4-5-3 (số xi lanh được tính theo puli


Thứ tự phun (kích nổ)
trục cam)

Ngược chiều kim đồng hồ nhìn từ bánh


đà

3.5-3.7 Mpa (35-38kgf/cm2, 495-540


Áp suất nén
lbf/in2) với tốc độ 280 v/p

Tốc độ vòng quay (ở chế độ toàn tải) 3.100 v/p

14
Tốc độ vòng quay (ở chế độ không tải) 600-620 v/p

Trọng lượng khô Xấp xỉ 490kg (1,080 lb)

Cửa hút 300


Góc đáy supat
Cửa xả 450

Cửa hút 300


Góc đế tỳ supat
Cửa xả 450

Supap hút mở 120, trước điểm chết trên


Thời điểm đóng
Supap xả đóng 440, sau điểm chết dưới
mở supap ( theo
Supap hút mở 550, trước điểm chết dưới
hành trình bánh đà)
Supap xả đóng 130, sau điểm chết trên

Khe hở supap (khi Supap hút 0.30mm (0.0118 in)


để nguội) Supap xả 0.45mm (0.0117 in)

Cấp liệu bằng áp cưỡng bức toàn phần


Kiểu
Bơm cao áp máy bơm kiểu bánh răng

Truyền động Bằng bánh răng

Làm mát dầu A/C Làm mát bằng nước

Kiểu Kiểu nhiều lỗ


Kim phun 16.67 Mpa (170kgf/cm2, 2.415 lbf/in2)
Áp suất mở supap
21.57 Mpa ( 220kgf/cm2, 3.125 lbf/in2)

Tuần hoàn cưỡng bức bằng máy bơm vít


Kiểu
Bơm làm mát xoắn

Truyền động Bằng đai hình chữ V (dây curoa)

Phương pháp làm mát Loại tuần hoàn nước

110 sau điểm chết dưới với xi lanh số 1


Thời điểm phun (bánh đà dịch chuyển)
của hành trình nén

15
Chương 2. HỆ THỐNG NẠP ĐỘNG CƠ J07C
2.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp động cơ J07C

3
2
1

Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan hệ thống nạp động cơ diezen


1- Bộ lọc không khí; 2- Đường ống nạp
Không khí ngoài trời được hút vào trong xylanh động cơ qua bộ lọc không khí
tại đây hầu hết bụi bẩn được giữ lại, sau đó không khí sạch theo đường ống nạp đến bộ
góp nạp. Khí sạch từ bộ góp nạp sẽ phân phối đến các xylanh động cơ trong kỳ nạp.

Hình 2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nạp

16
2.2. Các bộ phận chính của hệ thống nạp động cơ J07C
2.2.1. Đường ống nạp

Hình 2.3. Đường ống nạp Hino J07C


Đường ống nạp có nhiệm vụ dẫn không khí nạp đến các xylanh của động cơ. Yêu cầu
của đường ống nạp phải nạp đủ khí và phải phải giảm sức cản không khí. Đường ống
nạp gồm các cụm chi tiết sau: Bộ lọc không khí; bộ góp nạp.
2.2.1.1. Lọc không khí
Ngoài các bộ phận khác lọc gió cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến công suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ.

Hình 2.4. Lọc gió Hino


17
Lọc không khí nhằm mục đích lọc sạch không khí trước khi không khí đi vào
động cơ nhằm làm giảm sự mài mòn của động cơ.
Lọc gió cần phải được kiểm tra thường xuyên và đúng định kỳ để đảm bảo tuổi
thọ cho động cơ.
Bảng 2.1. Nguyên nhân tác động của bụi các bon

Nguyên nhân Tác động Động cơ

Gây mài mòn các chi tiết Hao dầu nhớt động cơ
Bụi chuyển động trong động Giảm hiệu suất
các bon cơ Tăng nhiên liệu
Gây mài mòn hệ thống Vấn đề ô nhiễm môi
van trường

Cấu tạo của lọc gió có nhiều loại, ở động cơ Hino J07C sử dụng lọc gió bằng giấy
sử dụng dòng xoáy lốc của không khí để lọc sạch bụi bẩn.

Hình 2.5. Cấu tạo bộ lọc khí sử dụng dòng khí xoáy

18
Hình 2.6. Cấu tạo lọc gió
Các bộ phận lọc gió gồm:
- Gioăng cao su có nhiệm vụ đảm bảo làm kín, không khí chưa lọc không thể lọt
vào động cơ.
- Phần tử lọc gió bằng giấy có nhiệm vụ giữ các hạt cát, bụi các bon trong không
khí.
- Lưới kim loại bên ngoài để bảo vệ lõi lọc hư hỏng, biến dạng, lưới này có thể
hình thoi hoặc hình tròn.
- Keo dính giúp cho lõi lọc chắc chắn.
Ưu điểm của lọc giấy là dễ sử dụng, dễ thay mới. Lọc khí loại giấy sử dụng lực
ly tâm của dòng xoáy không khí để loại bỏ các hạt cát, bụi bẩn được giữ lại qua phần tử
lọc khí bằng giấy.
Nhược điểm của lọc giấy là mau hư nên phải kiểm tra thay đúng định kỳ và kiểm
tra thường xuyên.

19
2.2.1.2. Bộ góp nạp

Hình 2.7. Cấu tạo bộ góp nạp


1- Gioăng đệm cổ góp; 2- Cổ góp; 3- Ống hút nạp
Bộ góp nạp động cơ J07C được làm bằng gang có nhiệm vụ là dẫn các không khí
từ đường ống nạp đến các xy lanh động cơ.
Cấu tạo bộ góp nạp gồm có: gioăng đệm cổ góp, cổ góp và ống hút nạp.
Yêu cầu của bộ góp nạp là nạp đủ, phân phối khí nạp phải đồng đều và không
cản trở dòng khí đến các xy lanh.
Gioăng đệm cổ góp giúp làm kín giữa chi tiết cổ góp và thân máy và các bu lông
được gắn vào để cố định cổ góp và thân máy.
Ống hút nạp được làm bằng cao su, có dạng hình trụ tròn.

Hình 2.8. Ống hút nạp


20
Chương 3. QUY TRÌNH THÁO LẮP KIỂM TRA HỆ THỐNG
NẠP ĐỘNG CƠ J07C
3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống nạp động cơ J07C
3.1.1. Qui trình tháo lắp lọc gió
3.1.1.1. Tháo lọc gió
Trước khi tháo chúng ta phải chuẩn bị một số đồ dùng liên quan như chìa khóa,
máy nén khí, lọc gió mới.Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tìm vị trí đặt lọc gió, xe tải hino thường đặt bên hông xe hoặc ở phía
dưới bên phụ xế.

Hình 3.1. Vị trí lọc gió


- Bước 2: Dùng chìa khóa mở bảo vệ nắp lọc gió( nếu có), sau đó mở nắp lọc gió
thường sử dụng tay nạy các chốt cố định.

Hình 3.2. Tháo bảo vệ nắp lọc gió

21
- Bước 3: Lấy lọc gió cũ ra ngoài và kiểm tra.
- Bước 4: Nếu lọc gió còn sử dụng được, dùng máy nén khí vệ sinh sạch sẽ các
bụi bẩn. Nếu hư hỏng phải thay lọc gió mới.

Hình 3.3. Vệ sinh lọc gió


3.1.1.2. Lắp lọc gió
Sau khi đã kiểm tra lọc gió và chọn cách vệ sinh hay thay lọc gió mới chúng ta
bắt đầu lắp lọc gió vào:
- Bước 1: Lắp lọc gió vào bộ lọc, chú ý phải đúng chiều lọc gió, gioăng đệm cao
su phải hướng vào trong.
- Bước 2: Lắp nắp lọc gió vào, chú ý lắp sau cho đúng chiều (thường có mũi tên
ký hiệu vị trí nên lắp hoặc có răng lớn răng bé), sau đó dùng chìa khóa siết các bu
lông bảo vệ nắp lọc gió lại (nếu có).
3.1.2. Qui trình tháo lắp bộ góp nạp
3.1.2.1 Tháo bộ góp nạp
Động cơ được đem ra khỏi xe và để ở nơi cố định, kê động cơ chắc chắn sau đó
tháo bộ góp nạp, các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng khẩu tháo đều các bu lông bắt ống nạp trên động cơ.

Hình 3.4. Tháo bu lông đường ống nạp

22
- Bước 2: Dùng tay lấy cổ góp nạp ra ngoài, khi lấy phải cẩn thận tránh làm rách
gioăng đệm cổ góp.
- Bước 3: Lấy gioăng đệm cổ góp nạp ra ngoài.
- Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra cổ góp và gioăng đệm cổ góp.
3.1.2.2. Lắp bộ góp nạp
Sau khi kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ chúng ta lắp bộ góp nạp vào động cơ, các
bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lắp gioăng đệm cổ góp nạp vào động cơ, chú ý đúng vị trí ( thường có
chốt cố định gioăng đệm cổ góp).
- Bước 2: Lắp cổ góp nạp vào và kiểm tra sự ăn khớp giữa cổ góp nạp, gioăng
đệm cổ góp và động cơ.
- Bước 3: Dùng khẩu siết đều các đai ốc vào động cơ.
3.2. Các hư hỏng và cách khắc phục
3.2.1. Các hư hỏng của đường ống nạp và cách khắc phục
3.2.1.1. Hư hỏng lọc gió và cách khắc phục
Lọc gió là bộ phận quan trọng nên được kiểm tra thường xuyên đúng định kỳ để
đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ động cơ:
- Tháo lọc gió và quan sát thấy:

 Lọc khí lủng sẽ làm tăng nhanh độ mòn xylanh, piston, séc măng.
 Lọc khí ngạt sẽ làm hao xăng, thải khói đen, máy yếu, mau mòn.
⇒ Cách khắc phục: Nếu lọc gió bụi bẩn nhẹ có thể dùng khí nén thổi sạch, nếu bẩn nặng
hay bị thủng thì phải thay mới.
Lưu ý: Khi thay mới phải đúng loại, có thể xem tài liệu hướng dẫn trước khi tháo
lắp để tránh lắp ngược, lắp không khớp.
máy yếu, nóng.
- Động cơ xả khói đen: nguyên nhân là do lọc gió bị tắt, nghẹt do có quá nhiều
bụi bẩn, hoặc tắt ống cao su đường hút.
⇒ Cách khắc phục: Thay lọc gió mới, thay ống cao su đường hút.

23
3.2.1.2. Hư hỏng bộ góp nạp và cách khắc phục
Cổ góp nạp được làm bằng gang nên chịu lực tốt và cổ góp nạp không phải chịu
nhiệt độ cao như cổ góp thải, nên thường ít hư hỏng. Một số hư hỏng ở cổ góp và cách
khắc phục:
- Cổ góp nạp bị nứt, bể
⇒ Cách khắc phục: Tháo cổ góp nạp ra và đi hàn đắp ở khu vực bị nứt, bể.
- Các bu lông cổ góp nạp bắt vào động cơ bị tuông, chờn ren
⇒ Cách khắc phục: Thay bu lông mới và làm ren lại. Trường hợp khi tháo bị tuôn,
gãy thì sử dụng dụng cụ chuyện tháo bu lông tuôn, gãy, cách làm như sau:
+ Dùng dùi nhọn tạo một tâm khoan để tránh khoan sai lệch
+ Dùng máy khoan tạo lỗ với mũi khoan nhỏ hơn đầu bu lông
+ Dùng dụng cụ chuyên tháo bu lông đóng vào lỗ khoan
+ Dùng chìa khóa vặn tháo bu lông ra ngoài
- Gioăng đệm cổ góp nạp bị biến dạng, rách, mục
⇒ Cách khắc phục : Thay gioăng đệm mới
Ngoài ra trước khi tháo chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ bằng gió nén, siết bu
lông phải đều,đúng lực nhà sản xuất qui định, tháo lắp phải cẩn thận chú ý an toàn.
- Ống hút nạp bị rách, gãy, nứt
⇒ Cách khắc phục: Thay ống hút nạp mới

24
KẾT LUẬN
Sau bốn tuần tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống nạp khí, em đã hoàn thoàn đồ
án về “Nghiên cứu hệ thống nạp động cơ trên xe Hino J07C”, với sự hướng dẫn của
Th.S Lương Văn Vạn. Đồ án gồm có 2 phần: tổng quan về đề tài nghiên cứu và nội dung
chính của hệ thống nạp. Phần nội dung chính của hệ thống nạp khí gồm có 3 chương :
- Chương 1: Tổng quan hệ thống nạp khí
- Chương 2: Hệ thống nạp động cơ J07C
- Chương 3: Quy trình tháo lắp, kiểm tra hệ thống nạp động cơ J07C
Qua đề tài đã giúp em hiễu rõ hơn công dụng và kết cấu của hệ thống nạp đặc
biệt là tầm quan trọng của hệ thống nạp đối với động cơ, cũng như đối với động cơ J07C
mà em nghiên cứu. Do thời gian khá ngắn để tìm hiểu sâu hơn cũng như kiến thức của
bản thân còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu, đút kết không tránh khỏi những sai
sót mong quý thầy đóng góp ý kiến và bổ sung cho đồ án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn quý thầy trong khoa Cơ Khí Động Lực
Trường Đại Học SPKT Vĩnh Long đã giúp em có nền tảng căn bản để có đủ khả năng
làm đồ án “Nghiên cứu hệ thống nạp động cơ trên xe Hino J07C”, đặc biệt em xin
chân thành cảm ơn đến Th.S Lương Văn Vạn đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ
án này.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Workshop Manual- Tài liệu hướng dẫn sữa chữa Hino J07C, HinoMotors, Ltd.
[2]. Th.S Nguyễn Quang Tuyến, (2013), Giáo trình Nguyên lý – kết cấu động cơ đốt
trong, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long.
[3]. Th.S Đặng Duy Khiêm, Th.S Nguyễn Công Khải, KS Hà Văn Trọng, (2015), Giáo
trình Thực tập động cơ, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long.
[4]. Các trang web tham khảo:
https://www.hathanhauto.com/tin-tuc/tim-hieu-loc-gio-dong-co-o-to
http://xetaichinhhangmiennam.vn/xe-tai-hino-phan-biet-cac-loai-loc-chinh-hang-va-
khong-chinh-hang/
https://www.oto-hui.com/diendan/threads/he-thong-khi-nap-dong-co-xang.107666/

26

You might also like