You are on page 1of 7

Câu 1: Tính tất yếu khách quan và ý nghĩa ra đời của ĐCSVN

 Tính tất yếu:

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03 – 02 – 1930. Do hoàn cảnh của Việt
Nam là một nươc thuộc địa nửa phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước ở nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem yếu tố tự
giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một
bước nhảy vọt về chất, lên một tầm cao mới.

 Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy
nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm
mục đích tối cao của mình.

 Ý nghĩa sự ra đời của ĐCSVN

 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một
mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

 Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự
kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
 Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng
đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải
phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng
Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách
mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường
và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này
là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn
dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại
giành những thắng lợi to lớn sau này.
Câu 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn các yếu tố hình thành ĐCSVN
 Cơ sở lý luận:
 Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ lý luận từ chủ
nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về Đảng kiểu mới
của V.I. Lênin.
 Trong quá trình xây dựng học thuyết về cách mạng vô sản, c. Mác và Ph.
Ăngghen chú ý tới việc thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ
nghĩa để lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
 Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra như
một vấn đề bức thiết, Lênin phát triển nhiều luận điểm của c. Mác về cách mạng
trong điều kiện các nước thuộc dịa. Luận điểm về Đảng kiểu mới của Lênin
không chỉ nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp vô sản rồi
giải phóng quần chúng lao động, giải phóng con người mà còn nhằm trước hết
giải phóng dân tộc rồi giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Lênin nhấn
mạnh vai trò của Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa trong việc giải quyết quyền
lợi giai cấp gắn liền với quyền lợi dân tộc: giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề
dân chủ trên lập trường cách mạng triệt để của giai cấp vô sản.
 Năm 1919. V.I. Lênin sáng lập ra Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản bộ tham mưu
của giai cấp vô sản thê giới. Từ đây, cùng với lý luận của Lênin, Quốc tế Cộng
sản đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản.
 Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ tìm thấy ở đây con đường
cứu nước đúng đắn, mà còn nhận thức được sự cần thiết phải có một đảng cách
mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản. Cuối tháng 12-1920, Người đã tán thành Quốc tế III và là người dân
thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự phát triển
lôgích tất yếu của tư duy Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đến
với Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Cơ sở thực tiễn:
 Hồ Chí Minh tiếp nhận ánh sáng Cách mạng Tháng Mười cả giá trị lý luận và thực
tiễn. Thực tiễn lớn nhất ở đây là dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, cách
mạng đã thành công. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Quốc tế Cộng sản ra đời.
Từ đó, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở các nước và gia nhập Quốc tế Cộng
sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời năm 1921.
Đảng Cộng sản Triều Tiên ra đời năm 1925. Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng
sản Thái Lan ra đời năm 1928...
 Từ sau năm 1920. Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi các sự kiện quốc tế tiếp tục
nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn, tranh thủ các diễn đàn quốc tế, thông
qua các phương tiện báo chí để truyền bá tư tưởng về đảng vào phong trào cách
mạng Việt Nam. Người tích cực hòa mình vào phong trào cách mạng thế giới mà
trước hết là tham gia vào các tổ chức có tính chất quốc tế như tham gia sáng lập
Hội Liên hiệp thuộc địa được tổ chức ở Pari năm 1921. Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức được tổ chức ở Quảng Châu năm 1925...Từ năm 1921, đặc biệt là từ khi
về hoạt động ở Trung Quốc đến đầu năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc là chuấn bị chu đáo các yếu tố về
chính trị, tư tưởng và tổ chức để cho ra đời Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Việc tổ
chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập năm 1920 đánh dấu mốc
quan trọng trong hoạt động thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc. Thông qua tổ chức tiền
thân này, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên
theo chủ nghĩa Mác - Lênin để hướng đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng mới - con đường cách mạng vô sản. Cùng trong thời gian ở
Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã chọn người gửi vào học Trường Quân sự Hoàng
Phố ở Quảng Châu và Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở
Mátxcơva để sau đó về nước hoạt động. Đây cũng là một trong phương cách để
đưa chủ nghĩa Mác - Lênin du nhập trực tiếp vào Việt Nam một cách nhanh
chóng, từng bước làm cho phong trào công nhân chuyển nhanh từ tự phát sang tự
giác.
 Từ năm 1925, với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, có Cộng sản
đoàn làm nòng cốt. “quả trứng bắt đầu nở ra con chim non cộng sản”, một cơ sở
lúc đầu còn nhỏ bé nhưng sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn. Từ đây, chủ nghĩa
Mác - Lênin từng bước du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam dẫn tới việc xuất hiện ba tổ chức
cộng sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ; tháng 6-1929. An
Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ tháng 8-1929 và Đông Dương Cộng sản liên
đoàn, tháng 1- 1930. Đây là cơ sở thực tiễn trực tiếp và quan trọng nhất để từ đó
Nguyễn Ái Quốc chủ động để thống nhất ba tổ chức thành một tổ chức duy nhất là
Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm thắng lợi của CMT8/1945
 Ý nghĩa lịch sử
 Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan xiềng
xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật
gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước
ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.nhà nước do nhân dân lao
động làm chủ.
 Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ
nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao
động nắm quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
 Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở
thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những
thắng lợi tiếp theo
 Đã góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ
II, đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc, góp phần làm suy yếu chúng, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa
đấu tranh tự giải phóng, “có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến hai dân
tộc bạn là Miên và Lào”.
 Bài học kinh nghiệm:
 Bài học về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt
Nam.
 Bài học về nắm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương,
biện pháp cách mạng phù hợp.
 Bài học về tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận
dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công - nông, tạo nên sức mạnh toàn
dân, phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
 Bài học về sự linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,
kết hợp với chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng
phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị tiến tới Tổng khởi nghĩa.
Câu 4: Nội dung cơ bản đường lối toàn quốc kháng chiến1946
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban
Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất
định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi
tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra
sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người,
sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà
còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính
trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải
thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.
- Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực
lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện
đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng
nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ,
vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành
kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế: nghĩa là, lấy sức
người, sức của của toàn dân tộc để phục vụ kháng chiến, phát huy tiềm năng vốn có của
cả dân tộc. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại,
phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó. “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt
tiến trình cách mạng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là con đường duy nhất
để tăng cường sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Câu 5: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của thắng lợi kháng chiên chống mỹ
cứu nước.
 Ý nghĩa lịch sử:
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “Mãi mãi được ghi vào
lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng
ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người,
và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế.
 Đối với Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã mở ra
một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang quá trình ba
mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách
mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ
nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên miền Bắc, xoá bỏ mọi chướng ngại trên con đường thực hiện
thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. lớn và có tính thời
đại sâu sắc”.
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới
của cách mạng Việt Nam – Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ
nghĩa xã hội . Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất , hiển hách nhất
trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc . Chiến dịch Hồ Chí Minh,
trận kết thúc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng,
Đống Đa, Điện Biên Phủ…. đã đánh dấu một cái mốc vinh quang chói lọi
trong quá trình đi lên của lịch sử dân tộc .
 Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan   cuộc phản công lớn nhất
của đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế
giới thứ II, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông – Nam
Châu á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, mở đầu
cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới, góp phần bảo
vệ hoà bình thế giới.
 Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mỹ đã tác động mạnh đến
nội tình nước Mỹ và cục diện thế giới, có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn
đối với phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc .

 Bài học kinh nghiệm

 Giương cao cùng một lúc hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội .
 Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách độc lập và sáng tạo, vạch
ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hướng vào
mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, thống nhất nước nhà, tạo điều kiện để đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội . Với đường lối đó, Đảng đã động viên được đến mức cao nhất lực lượng
hùng hậu của nhân dân cả nước, kết hợp tiền tuyến lớn với hậu phương lớn, kết
hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh ba dòng thác cách mạng , liên tiếp
đánh thắng các chiến lược chiến tranh thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đảng ta
đã quán triệt chiến lược tấn công, giữ vững liên tục thế tấn công, thực hành liên
tục chiến lược tiến công. Đồng thời căn cứ vào so sánh lực lượng giữa ta và
địch, Đảng ta biết kéo địch xuống thang từng bước, đánh thắng địch từng bước,
đánh đổ từng bộ phận, không ngừng củng cố trận địa cách mạng , tạo thế và
lực hơn hẳn địch để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
 Đảng ta hết sức coi trọng việc xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam, đi
đôi với việc tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước.Lực lượng
cách mạng đó là các đảng bộ miền Nam được tôi luyện thành cán bộ tham mưu
dày dặn trên tiền tuyến lớn: là khối liên minh công-nông được Đảng dày công
xây đắp trong suốt quá trình cách mạng dân tộc dân chủ: là đội quân chính trị
quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân , hai lực lượng cơ bản hùng hậu
trong chiến tranh cách mạng : là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam cùng với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
đã động viên, tập hợp ngày càng rộng rãi, đông đảo các tầng lớp nhân dân,
không phân biệt giai cấp , tôn giáo , dân tộc vào cuộc kháng chiến cứu nước,
đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ ngày càng to lớn của nhân dân và
Chính phủ nhiều nước yêu hoà bình và công lý trên thế giới.
 Đảng ta đã lựa chọn phương pháp cách mạng thích hợp.
 Phương pháp cách mạng trong đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta là sử
dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm: Lực lượng chính trị quần chúng
kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân , bắt đầu khởi nghĩa từng phần ở nông
thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng, kết hợp chặt chẽ
đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp khởi nghĩa quần chúng với
chiến tranh cách mạng, kết hợp nổi dậy với tiến công, tiến công với nổi dậy;
đánh địch trên cả ba vùng: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đo thị, đánh địch
bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương với chiến tranh của các binh đoàn chủ lực, kết
hợp đánh lớn, đánh vừa và đánh nhỏ, thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu
diệt địch để làm chủ, nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng
thời biết tạo những thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi
cục diện chiến tranh , tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy hàng loạt, đè
bẹp quân địch, giành thắng lợi cuối cùng.
 Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã kế thừa tài đánh giặc
đầy mưu lược của cha ông đời trước, đồng thời phát huy kinh nghiệm phong
phú của cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp.
 Xây dựng hậu phương kháng chiến, căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả
nước. Đảng đã sớm xác định miền Bắc là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả
nước: sớm nhận định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Đó là quyết tâm đúng đắn, là cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng căn cứ
địa cách mạng, xây dựng hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ xâm lược; miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa vững chắc
của tiền tuyến lớn miền Nam, đồng thời tại miền Nam cũng hình thành các căn
cứ địa tại chỗ. Hậu phương miền Bắc được nối liền với các nước xã hội chủ
nghĩa anh em rộng lớn. Đó là nguồn sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
 Trong chỉ đạo cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược, Đảng ta đã xác định con
đường đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là lâu dài, gian
khổ, phải chuẩn bị căn cứ địa cho cuộc đấu tranh cách mạng , chuẩn bị hậu
phương cho cuộc chiến tranh giải phóng.
 Xây dựng liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương, thực hiện nhất quán
chính sách đoàn kết, liên minh với Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền của mỗi nước và giữ vững độc lập, tự chủ của ta, nhằm đạt
được mục đích chiến thắng kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương.
Hơn nữa đối với từng nước vẫn có hình thức và nội dung liên minh phù hợp.
 Thực hiện đoàn kết quốc tế: Trên cơ sở giữ vững tinh thần độc lập tự chủ, suốt
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng chủ trương đoàn kết, tranh thủ tối
đa các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, ủng hộ sự nghiệp cách
mạng chính nghĩa của nhân dân ta. Chủ trương đó đã đem lại hiệu quả trong
thực tế góp phần tăng thêm thế và lực cho cách mạng Việt Nam; cô lập cao độ
kẻ thù, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Câu 6: Trình bày con đường đổi mới CNH-HĐH ở nước ta hiện nay.
Câu 7: Trình bày đường lối đổi mới KTTT ở nước ta hiện nay.
Câu 8: Trình bày nội dung đường lối văn hóa của Đangt từ Đại hội VI đến nay.

You might also like