You are on page 1of 4

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực

tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền của mọi công dân của mọi tổ
chức kinh tế xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình
phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Giáo dục phải đi trước
một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay
nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ
cũng quan tâm đến giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch bằng phương pháp khoa học của các nhà giáo dục
tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục , nhằm hình
thành nhân cách cho họ. Còn theo nghĩa hẹp thì giáo dục là quá trình
hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình
cảm,niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi,
thói quen cơ sở đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ
các hoạt động và giao lưu.

Về nguồn gốc của giáo dục. Giáo dục ra đời cùng với xã hội
loài người nó được nay sinh từ lao động sản xuất,với đời sống xã hội
loài người. Giáo dục biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và
phát triển của xã hội loài người. Giáo dục có ở các chế độ xã hội, ở
các giai đoạn lịch sử, mọi lúc mọi nơi, tồn tại vĩnh viễn cùng sự phát
tiển của xã hội loài người. Như vậy giáo dục là một hiện tượng xã
hội đặc biệt có bản chất là sự truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm của
thế hệ trước và sau, nảy sinh trong quá trình lao động và do nhu cầu
của con người.

Về bản chất của giáo dục:

Đầu tiên là tính phổ biến: trong bất kì một chế độ xã


hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích giáo dục vẫn là chăm
sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, là truyền thụ một cách có ý thức cho
thế hệ trẻ những konh nghiệm xã hội, những giá trị văn hóa, tinh
thần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham
gia vào mọi mặt của cuộc sống và xã hội. Ở đâu có con người, ở đó
có giáo dục.
Thứ hai là tính vĩnh hằng: chức năng trội của giáo dục
là chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ, nên quốc gia nào dân tộc
nào giai đoạn lịch sử nào cũng cần có giáo dục. Giáo dục là một
phạm trù “vĩnh hằng” đối với xã hội loài người. Khi nào còn tồn tại
loài người khi đó còn tồn tại giáo dục

Thứ ba là tính lịch sử: lịch sử loài người đã phát triển


qua năm giai đoạn và có năm nền giáo dục tương ứng, đó là nền
giáo dục công xã nguyên thủy, nền giáo dục chiếm hữu nô lệ, nền
giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa. Không có nền giáo dục khuôn mẫu cho
mọi hình thái kinh tế- xã hội, cho mọi giai đoạn của mỗi hình
thái kinh tế-xã hội cũng như mọi quốc gia, chính vì vậy giáo dục
mang tính lịch sử.(ví dụ: trong chế độ công xã nguyên thủy công cụ
lao động còn thô sơ lạc hậu, kinh nghiệm chủ yếu là săn bắt, hái
lượm, sinh hoạt cộng đồng,.. hay trong xã hội phong kiến, phát triển
về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, có sự phân công
về giai cấp, nội dung dạy phong phú hơn..v...v...)

Thứ tư là tính giai cấp: tính giai cấp của giáo dục thể
hiện trong các chính sách về giáo dục chính thống được xây dựng
trên cơ sở tư tưởng của nhà nước cầm quyền, nhằm duy trì lợi ích
của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp quy định mục đích giáo dục,
nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Nền
giáo dục trong xã hội giai cấp mang tính bất bình đẳng, tính phản
dân chủ, tính phát triển phiến diện trong việc đào tạo con người.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam, giáo dục đã tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và
phát triển của dân tộc và luôn đóng vai trò quan trọng như một trụ
cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời
của đất nước.
Trải qua các thời kỳ: thời tiền sử, thời trước Bắc thuộc, thời Bắc
thuộc, thời độc lập trung đại và cận đại, thời thuộc Pháp và thời độc
lập hiện đại, nền giáo dục đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm
lược và đồng hóa của các thế lực phong kiến, thực dân, song vẫn giữ
được những truyền thống dân tộc tốt đẹp, tiếp thu có chọn lọc những
gì tinh túy nhất của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành
một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ và xây dựng đất
nước, vừa có khả năng hội nhập vừa bảo toàn bản sắc dân tộc của
riêng mình.
Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Nền giáo dục Nho học của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ
XI trải qua các thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Sự
xuất hiện của yếu tố phương Tây trong nền giáo dục Việt Nam khởi
đầu từ cuộc truyền giáo của các giáo sỹ phương Tây bắt đầu từ thời
Trịnh – Nguyễn phân tranh. Sự ra đời và sử dụng rộng rãi chữ quốc
ngữ theo bảng chữ La tinh trong nhà trường từ cuối năm 1919 đã
báo hiệu sự chấm dứt nền cựu học truyền thống Nho giáo để thay
thế bằng hệ thống tân học của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Cũng trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu giáo
dục Duy Tân yêu nước của Phan Bội Châu và Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền đã khởi xướng cho khuynh hướng thực học, sử dụng
chữ quốc ngữ trong dạy và học, tiếp cận với các khoa học tự nhiên
và kỹ nghệ, từ bỏ lối học từ chương khoa cử.

Giai đoạn 1945-1986


Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), sự
nghiệp giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì
và không ngừng phát triển mà còn có sự biến đổi về chất. Các
trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng
Việt. Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đến 1954 dù có mặt còn hạn
chế, nhưng đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng
nền tảng cho một nền giáo dục mới: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Nhiều công việc đã được Bộ chú trọng triển khai thực hiện trong
giai đoạn này: Mở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc để
đón nhận các em học sinh miền Nam ra Bắc học tập; tiến hành cải
cách giáo dục năm 1956 đã đặt cơ sở cho việc hình thành Hệ thống
giáo dục phổ thông 10 năm gồm 3 cấp học.
Giai đoạn 1986 đến nay(thời kì đổi mới)

Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện
nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của
nhân dân và nâng cao trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề
nghiệp cho người lao động. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo
dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động
nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó
khăn, bình đẳng giới được bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào tạo
được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác phát
triển đội ngũ được đặc biệt chú trọng để củng cố và đổi mới. Cơ sở
vật chất kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm
và từng bước hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế
được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng. 

You might also like