You are on page 1of 39

1.

BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH TRAINING

1.1 Tìm hiểu chung và phân loại địa chỉ IPv6.

1.1.1 Tổng quan về IPv6.


IPv6 là phiên bản mới nhất của giao thức Internet và nó được kế thừa từ IPv4.
Trong IPv6 có một số sự thay đổi cần thiết so với IPv4 như sau:

- Không gian 4 tỷ địa chỉ IPv4 ngày càng cạn kiệt do nhu cầu người dùng tăng
nhanh, thì việc tính đến chuyện mở rộng kích cỡ địa chỉ IP là 1 điều cần thiết.
Do đó, người ta đã mở rộng kích thước địa chỉ IP từ 32 bit lên đến 128 bit.
- Để đơn giản hóa trong việc cấu hình và giúp cho hệ thống mạng nhỏ không cần
thiết có sự tồn tại của DHCP server. IPv6 cho phép thực hiện các chức năng
như auto-configuration.
- Đưa ra 1 loại địa chỉ mới đó là Anycast. Địa chỉ Anycast thuộc dải địa chỉ
unicast (có thể là unique-local, unique-global). Ứng dụng của địa chỉ anycast là
việc load balancing và redundancy. Địa chỉ anycast vẫn học được thông qua
IGP, EGP.
- Loại bỏ địa chỉ Broadcast do địa chỉ Multicast có thể đáp ứng được việc
broadcast gói tin một cách bình thường.
- Trong IPv6 header 1 số trường không cần thiết bị xóa bỏ.
- Bổ sung hỗ trợ các Option extension Header.
- Bổ sung trường Flow Label: Flow là chuỗi các gói tin có cùng địa chỉ
nguồn( unicast), địa chỉ đích (unicast, anycast hoặc multicat). Flow label (do
nguồn thiết lập) cho phép xác định gói tin thuộc flow nào. Flow label tùy thuộc
vào các vendor mà có cách sử dụng khác nhau (QoS, mpls, load balancing,
sercurity, Diffserv….).
- Hỗ trợ các tính năng security IPsec.
Với IPv6, có 6 lợi ích lớn nhất mang lại đó là:

a) Hiệu quả trong việc định tuyến.


- IPv6 làm giảm kích cỡ và tăng hiệu quả của việc định tuyến.
- IPv6 được phân cấp hoàn toàn. Tổ chức Internet toàn cầu sẽ phân phối không
gian địa chỉ IP theo vùng. Ví dụ:
o Khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ được cấp phát dải địa chỉ là
2001:0200::/23.
o Trong khu vực châu Á, Việt Nam có thể được cấp phát dải
2001:0200::/28.
o Tại Việt Nam, Viettel có thể sẽ được cấp dải 2001:0200::/32
o Từ Viettel sẽ cấp cho khác hàng dải 2001:0200::/48 đến 2001:0200::/64.
- Việc cấp phát địa chỉ theo lớp này sẽ đơn giản bảng định tuyến và hiệu quả
trong việc định tuyến.
- Thêm vào đó, trong mạng IPv6, việc phân đoạn các gói tin sẽ chỉ được thực
hiện ở Source gửi gói tin thay thế cho việc phân đoạn tại mỗi node trong IPv4.
Việc xác định kích cỡ tối đa của gói tin MTU được thực hiện bởi giao thức
NDP (Neighbor Discovery Protocol). Do đó, Source có thể xác định kích cỡ tối
đa và không cần thực hiện phân đoạn gói tin nữa.

b) Hiệu quả hơn trong việc xử lý gói tin.


- Đơn giản trong việc xử lý gói tin IPv6.
- So với IPv4, IPv6 không còn trường “Checksum” nữa bởi vì khi qua mỗi node
giá trị TTL sẽ giảm 1 đơn vị và phải tính toán lại checksum mặc dù các lớp
dưới link-layer hay lớp trên transport đã có các tính năng kiểm tra checksum
hoặc error detection.

c) Luồng dữ hiệu có hướng.


- IPv6 hỗ trợ Multicast thay thế cho Broadcast. Multicast cho phép giảm thiểu
băng thông sử dụng. Các host loại bỏ việc sử dụng địa chỉ Broadcast.
- Trong IPv6 header, trường “Flow Label” được thêm vào. Flow label cho phép
xác định gói tin thuộc flow nào.
- Flow label tùy thuộc vào các vendor mà có cách sử dụng khác nhau (QoS,
mpls, load balancing, sercurity, Diffserv….).

d) Đơn giản trong việc cấu hình.


- Chức năng tự động cấu hình địa chỉ IP được xây dựng cho IPv6.
- Các Router sẽ gửi prefix của link đó bằng bản tin Router Advertisement, các
Host hay Router khác sẽ học và tự đánh địa chỉ IPv6 cho chính mình.
- Host có thể kết hợp 48 bit địa chỉ MAC để tự đánh địa chỉ IPv6. Cơ chế này
được gọi là EUI-64 (Extended Universal Identifier 64 bit).
- Cơ chế đánh địa chỉ EUI-64 được minh họa cụ thể với ví dụ sau đây:
o Có IPv6 Prefix là: 2000:2000:2000:2000::/64
o Node có địa chỉ MAC: 00:21:2F:B5:6E:10
o Bước 1, ta thêm 16 bit “FFFE” vào giữa địa chỉ MAC.
o 64 bit mới sẽ là: 0021:2FFF:FEB5:6E10

Hình 2-1 EUI-64 khi chèn 16 bit FFFE


o Bước 2, bit thứ 7 từ trái sang sẽ bị đổi trạng thái. Từ “0” thành “1” và
ngược lại.

Hình 2-2 địa chỉ EUI-64 hoàn chỉnh


o Cuối cùng 64 bit EUI sẽ là: 0221:2FFF:FEB5:6E10
o Địa chỉ IPv6 EUI-64 là:
2000:2000:2000:2000:0221:2FFF:FEB5:6E10/64

e) Hỗ trợ các dịch vụ mới.


- Loại bỏ tính tính năng NAT (Network Address Translation), các dịch vụ bây
giờ sẽ đảm bảo kết nối đầu cuối end-to-end một cách thực sự.
- Người dùng có thể có địa chỉ IP public của riêng mình và kết nối ra Internet
trực tiếp mà không cần các thiết bị chuyển đổi IP.

f) Tính bảo mật.


- Trong IPv6, gói tin phải được cung cấp các yêu cầu sau:
o Tính toàn vẹn: Các gói tin không bị mất khi đi trong hệ thống mạng.
o Tính bảo mật: Các gói tin yêu cầu không bị rò rỉ, bị bắt được bởi
attacker.
o Tính cấm chối cãi: Các gói tin gửi đến đúng đích và không thể bị từ chối
bởi phía nhận.
- Ví dụ, trong IPv4 các gói tin ICMPv4 sẽ bị block bởi các thiết bị firewall.
Nhưng trong IPv6, các gói ICMPv6 sẽ có thể được permit bởi chúng đã thiết
lập Ipsec cho gói tin ICMPv6.
- Với Ipsec sẽ có 2 phần:
o IP Authentication Header: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, cung cấp tính xác
thực nhưng không được mã hóa.
o IP Encapsulation Security Payload: Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, cơ chế
xác thực đồng thời dữ liệu đã được mã hóa.

1.1.2 Tìm hiểu và phân loại địa chỉ IPv6


Trong IPv6, việc đánh và phân chia địa chỉ có một số sự thay đổi và cụ thể như
sau:

- Không gian địa chỉ tăng lên đến 128 bit.


- Bổ sung, định nghĩa lại và phân chia các dạng địa chỉ nhỏ hơn.

Chúng ta cùng đi vào chi tiết từng loại địa chỉ IPv6.

1.1.2.1 Cách biểu diễn địa chỉ IPv6.


Có 2 phương pháp biểu diễn địa chỉ IPv6 rút gọn:

- Kiểu 1: Loại bỏ tất cả các ký tự 0 bên tay trái sao cho 1 octet chỉ cần còn ít
nhất 1 ký tự. Ví dụ:
o Địa chỉ IPv6: 0002:0002:0002:0002:0002:0002:0002:0002
o Địa chỉ rút gọn: 2:2:2:2:2:2:2:2
- Kiểu 2: Với các octet toàn 0 liền kề nhau, có thể được biểu diễn bởi ký tự “::”
để thay thế. Ký tự “::” chỉ được dùng duy nhất 1 lần nếu các octet toàn 0 không
liên tiếp. Ví dụ:
o Địa chỉ IPv6: 0002:0000:0000:0000:0002:0000:0000:0000
o Địa chỉ rút gọn: 0002::0002:0000:0000:0000
o Địa chỉ kết hợp kiểu 1 và 2: 2::2:0:0:0:0
1.1.2.2 Địa chỉ Unicast.
Địa chỉ Unicast được phân chia thành các địa chỉ nhỏ hơn, cụ thể như sau:

a) Địa chỉ Unspecified.


- Địa chỉ có dạng 0:0:0:0:0:0:0:0/128 hay ::/128.
- Địa chỉ này không bao giờ được đánh cho 1 interface hay lấy làm destination
IP.
- Địa chỉ này được sử dụng làm source IP trong trường hợp Router chưa được
cấp hoặc chưa học được địa chỉ cho chính nó.
- Gói tin IP có Source là ::/128 sẽ không bao giờ được chuyển tiếp trong mạng
(chỉ mang tính nội bộ 1 link).

b) Địa chỉ loopback.


- Địa chỉ có dạng: 0:0:0:0:0:0:0:1/128 hay ::1/128.
- Nó có thể sử dụng bởi chính node đó khi muốn gửi packet đến chính mình.
- Không bao giờ nên gán địa chỉ này cho 1 interface.
- Gói tin có destination IP là địa này sẽ bị drop bởi các Router.

c) Địa chỉ Global unicast.


- Địa chỉ Global unicast tương đương với địa chỉ IPv4 public và có dạng
2000::/3 (bắt đầu là 001) và có dạng:

Hình 2-3 Format địa chỉ Global unicast


- Global Routing Prefix: Giá trị được phân và gán cho 1 Site cụ thể. Ví dụ:
o Châu Á được gán: 2402:0200::/23
o Viettel được phân: 2402:0800::/32
- Subnet ID: Giá trị được gán và để phân biệt giữa các link trong 1 Site.
- Interface ID: Giá trị được gán và để phân biệt giữa các interface trong cùng 1
link.
- Địa chỉ Global unicast dùng để giao tiếp giữa các thiết bị trên toàn cầu.

d) Địa chỉ Local unicast.


- Địa chỉ Local unicast tương đương với địa chỉ IPv4 Private và có dạng:

Hình 2-4 Format địa chỉ Local unicast


- Prefix: 7 bit cố định và có dạng FC00::/7 (bắt đầu là 1111110).
- L bit: Set bằng 1 nếu prefix được gán cục bộ. Set 0 chưa được sử dụng.
- Global ID: 40 bit giúp phân biệt để tránh việc overlapping giữa các Site khi
kết nối với nhau thông qua VPN.
- Interface ID: Giá trị được gán và để phân biệt giữa các interface trong cùng 1
link.

e) Địa chỉ Link-local.


- Địa chỉ này thường được tự động cấu hình trên interface và có dạng:
Hình 2-5 Format địa chỉ Link-local
- 10 bit đầu cố định: 1111111010 hay FE80::/10.
- 54 bit tiếp theo là 54 bit 0.
- Interface ID: Giá trị được gán và để phân biệt giữa các interface trong cùng 1
link.
- Router không được phép chuyển tiếp dữ liệu khi địa chỉ source hay destination
IP là địa chỉ link-local.
- Địa chỉ link-local thường được dùng làm source và destination cho các giao
thức báo hiệu như NDP (Neighbor Discovery Protocol) hay các giao thức định
tuyến IGP như OSPF...

1.1.2.3 Địa chỉ Anycast.


- Địa chỉ Anycast là địa chỉ Unicast nhưng có thể gán cho nhiều node khác nhau.
- Địa chỉ anycast vẫn học được thông qua IGP, EGP.
- Gói tin có destination là địa chỉ Anycast sẽ được các node trung gian vận
chuyển đến node đích gần nhất (về mặt IGP).
- Địa chỉ Anycast có thể nằm trong dải địa chỉ Global unicast hoặc Local
unicast.
- Vấn đề lưu ý là không lấy địa chỉ Anycast làm source IP cho gói tin bởi vì nếu
khi có gói tin trả về có thể không nhận được do có địa chỉ Anycast khác gần
node đích hơn.
- Địa chỉ này được ra đời nhằm mục đích:
o Ứng dụng của địa chỉ anycast là việc load balancing và redundancy.

1.1.2.4 Địa chỉ multicast.


- Địa chỉ link-local có dạng:
Hình 2-6 Format địa chỉ multicast
- 8 bit đầu có định: 11111111 hay FF00::/8.
- Flag: 4 bit sau:
o 3 bit đầu chưa được sử dụng.
o Bit T: set = 0 nếu địa chỉ multicast là cố định và “well-known”. Set = 1
nếu địa chỉ multicast không cố định và được sử dụng để chuyển tiếp các
luồng dữ liệu.
- Scope: 4 bit, biểu diễn phạm vi của multicast group. Cụ thể như sau:
o 0: reserved
o 1: interface-local scope
o 2: link-local scope
o 3: reserved
o 4: admin-local scope
o 5: site-local scope
o 6: unassigned
o 7: unassigned
o 8: organization-local scope
o 9: unassigned
o A: unassigned
o B: unassigned
o C: unassigned
o D: unassigned
o E: global scope
o F: reserved
- Group ID: 112 bit, giá trị dùng để nhận biết và xác định 1 group cụ thể.
- Chỉ sử dụng địa chỉ multicast làm destination IP, không làm source IP.
1.2 Tìm hiểu về giao thức OSPF cho IPv6

1.2.1 Tổng quan về giao thức OSPFv3


Open Shortest Path First Version 3 (OSPFv3) là phiên bản mới nhất của OSPF
được thiết kế cho hệ thống mạng chạy giao thức IPv6, được định nghĩa trong RFC 2740
và 5340 của IETF.

Về mặt hoạt động, OSPF giữ lại rất nhiều đặc điểm trong nguyên tắc hoạt động
của OSPFv2 (cho IPv4) như:

- Giao thức OSPFv3 vẫn được xây dựng trên nền tảng của thuật toán định tuyến
Link-State giống như OSPFv2. Mỗi router sẽ xây dựng và duy trì một cơ sở dữ
liệu mô tả cấu trúc của toàn hệ thống (hệ thống các router chạy OSPFv3) bằng
cách trao đổi các bản tin LSA. Cơ sở dữ liệu này được gọi là link- state
database (cơ sở dữ liệu về trạng thái các kết nối) và mỗi router có một cơ sở dữ
liệu riêng tùy theo vị trí, vai trò của nó trong hệ thống. Để xây dựng nên cơ sở
dữ liệu này, mỗi router sẽ tự tạo ra các bản tin mô tả về trạng thái quanh mình
(trạng thái các giao diện, các router khác trên cùng liên kết...). Các bản tin này
sau đó được các router phát tán tới tất cả các router khác trong hệ thống, từ đó
tính toán chính xác được tuyến đường ngắn nhất tới bất kỳ đích nào dựa vào
thuật toán Dijkstra.
- Giao thức OSPFv3 cho phép người quản trị hệ thống cấu hình trên mỗi giao
diện một giá trị trọng số liên kết (link- cost). Trọng số này nói lên chi phí phải
trả để một router đẩy gói qua giao diện này và có thể được tính toán từ một
trong số các tham số mạng. Giá trị này chính là tiêu chuẩn để giao thức
OSPFv3 tính toán và lựa chọn tuyến đường ngắn nhất tới đích. Tuyến ngắn
nhất là tuyến có tổng trọng số liên kết nhỏ nhất. Các router trong hệ thống sử
dụng cùng một phương pháp tính toán trên cơ sở dữ liệu. Mỗi router sẽ coi
mình là gốc và áp dụng thuật toán Dijkstra để xây dựng nên cây đường đi ngắn
nhất (Shortest Path Tree) tới tất cả các đích trong hệ thống (bao gồm cả các
router và cả các mạng). Sau đó, từ cây này router tạo nên bảng định tuyến
chính xác. OSPFv3 phân chia hệ thống thành nhiều vùng nhỏ. Cấu trúc của
mỗi vùng được che kín với các vùng khác. Định tuyến OSPFv3 trở thành định
tuyến phân cấp giúp cho giảm bớt nhiều giao thông mạng cho trao đổi các bản
tin định tuyến. Quan trọng nhất trong OSPFv3 (và các giao thức dựa trên thuật
toán định tuyến Link- state khác) là sự đồng bộ cơ sở dữ liệu giữa các router.
Việc tính toán cây đường đi ngắn nhất chỉ chính xác khi tất cả các router tính
toán trên cùng một cơ sở dữ liệu về hệ thống.
- OSPFv3 sử dụng phương pháp phát tán (flooding) để các router trao đổi các
bản tin định tuyến. Phương pháp này giúp các router nhanh chóng đồng bộ cơ
sở dữ liệu, nhanh chóng đáp ứng lại sự biến động tình trạng của hệ thống.
- Theo thuật toán Link State, mỗi nút sẽ phải nắm được toàn bộ trong số của tất
cả các liên kết trong mạng. Thông tin lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu về liên
kết (Link State Database), đây chính là bản đồ của toàn mạng. Dựa trên cơ sở
dữ liệu này, mỗi nút sẽ lấy mình làm gốc và tính toán cây tuyến đường ngắn
nhất (shortest path tree) từ nó tới tất cả các đích trong mạng. Như vậy, tất cả
các nút trong toàn mạng phải sử dụng cùng một bản đồ mạng thống nhất. Để
làm được điều này, mỗi nút sẽ phải gửi đi thông tin về tất cả các liên kết của
mình tới tất cả các nút trong mạng. Phương pháp mà các nút truyền đi thông tin
liên kết được sử dụng là phương pháp phát tán thông tin định tuyến (flooding).
Theo phương pháp này, mỗi nút khi nhận được thông tin từ nút hàng xóm
(Neighbor) sẽ nhận và tiếp tục gửi thông tin này tới tất cả các nút Neighbor
khác. Cách làm này sẽ cho các nút mạng nhanh chóng nhận được toàn bộ thông
tin của các router khác. Thuật toán Link State dựa trên thuật toán Dijstra. Thuật
toán này sẽ tính toán đường đi có tổng trọng số nhỏ nhất từ một nút bất kỳ tới
một nút khác trong mạng. 
- Ưu điểm của link-state: - Thời gian hội tụ ngắn, có khả năng dùng cho maṇg
lớn và rất lớn. 
- Nhược điểm của link-state: - Phức tạp ̣ và khó cấu hình: Phải đảm bảo chắc
chắn rằng tất cả các nút trong mạng phải sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu về
mạng để tính toán cây đường đi ngắn nhất và xây dựng bảng định tuyến đúng
đắn. Sự đồng bộ về cơ sở dữ liệu tại tất cả các nút đòi hỏi các giao thức định
tuyến sử dụng thuật toán Link State phải có cơ chế tổ chức chặt chẽ, thiết kế
hợp lý. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu chung về mạng cũng khiến các nút phải sử
dụng nhiều bộ nhớ, quá trình tính toán tập trung đòi hỏi máy tính tốc độ cao.
- Trên router Cisco, OSPFv3 cũng sử dụng giá trị AD là 110, metric vẫn được
tính theo cost tích lũy trên các interface.
- Sử dụng các loại gói tin giống như với OSPFv2: Hello, Database Description
(DBD), Link State Request (LSR) và Link State Update (LSU).
- V.v…

1.2.2 Sự khác biệt giữa OSPFv3 và OSPFv2

1.2.2.1 So sánh tổng quan giữa OSPFv3 và OSPFv2


So với OSPFv2, OSPFv3 vẫn giữu nguyên những chức năng hay các hành vi ứng
xử như đối với OSPFv2 như sau:

- Các gói tin OSPF vẫn được mô tả bởi 5 loại bản tin: Hello, Database
Description, Link State Request, Link State Update và Link State
Acknownledgment. Nhưng chi tiết các bản tin lại có sự thay đổi nhỏ, những sự
thay đổi đó sẽ được trình bày phía sau.
- Cơ chế tìm kiếm, thiết lập và duy trì mối quan hệ neighbor vẫn được giữ
nguyên.
- Cơ chế hoạt động, bầu bán DR (designated Router) và BDR (Backup
Designated Router) vẫn không đổi.
- Các kiểu mạng như: Point-to-point, broadcast, non-broadcast multi access,
point-ti-multipoint và virtual link được giữ nguyên.
- Các trạng thái cũng như những sự kiện không thay đổi như: Init, 2-way,
Exstart, Exchange, Loading và Full.
- Giá trị timer không thay đổi vẫn là (10s hello interval và 40s dead interval cho
mạng broadcast, point-to-point) (30s hello interval và 120s dead interval cho
mạng NBMA và point-to-multipoint).

Dưới đây là bảng so sánh những đặc điểm cơ bản của 2 phiên bản:

OSPFv2 for IPv4 OSPFv3 for IPv6

OSPF version OSPFv2 OSPFv3

Advertised routes IPv4 Network IPv6 Prefix

Link-state Yes Yes

Metric Cost (BW) Cost (BW)

Support multiple area Yes Yes

Router-ID 32 bit 32 bit

DR and BDR Yes Yes

Layer 3 encapsulation IPv4 IPv6

Source address IPv4 address IPv6 link-local address

Destination all OSPF 224.0.0.5 FF02::5


router

Destination all DR/BDR 224.0.0.6 FF02::6


router

Destination neighbor IPv4 address IPv6 link-local address

IPv6 unicast routing IP unicast routing default Required

Authentication Plain text or MD5 IPsec

LSA OSPFv3 đổi tên 2 loại LSA và định nghĩa thêm 2 loại
LSA nữa so với OSPFv2
Trong OSPFv3 có rất nhiều sự thay đổi cần thiết so với OSPFv2 để đáp ứng những
yêu cầu trong IPv6 cũng như để tối ưu sự hoạt động. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về
những sự thay đổi đó ở phần sau đây.

1.2.2.2 So sánh chi tiết sự khác nhau giữa OSPFv2 và OSPFv3.


a) Xử lý tiến trình theo mỗi liên kết.
- Với IPv6, trên 1 interface có thể đánh nhiều địa chỉ IPv6 khác nhau. Do đó,
OSPFv3 sẽ giao tiếp với nhau trên mỗi liên kết thay thế cho trên mỗi IP-subnet
của OSPFv2 (kể cả 2 router không cùng chung IPv6 prefix).
- Các khái niệm “network” hay “subnet” trong IPv4 sẽ được thay thế bởi “link”.
- Thay đổi này cho phép nâng cao hiệu quả trong việc trao đổi các gói tin của
giao thức OSPF.
- Dưới đây là một ví dụ cụ thể cho việc minh họa rõ ràng OSPFv3 xử lý theo
từng liên kết “per-link”. Ở ví dụ này chúng ta có 2 thiết bị Router là R1 và R2
kết nối trực tiếp với nhau nhưng thuộc các IPv6 prefix khác nhau.
o Cấu hình trên 2 thiết bị sao cho các interface không cùng 1 subnet.

R1(config)#ipv6 unicast-routing R2(config)#ipv6 unicast-routing

R1(config)#ipv6 router ospf 1 R2(config)#ipv6 router ospf 1

R1(config-rtr)#router-id 1.1.1.1 R2(config-rtr)#router-id 2.2.2.2

R1(config)#int f0/0 R2(config)#int f0/0

R1(config-if)#no shutdown R2(config-if)#no shutdown

R1(config-if)#ipv6 address 2222::1/64 R2(config-if)#ipv6 address 4444::1/64

R1(config-if)#ipv6 address 3333::1/64 R2(config-if)#ipv6 address 5555::1/64


R1(config-if)#ipv6 ospf 1 area 0 R2(config-if)#ipv6 ospf 1 area 0

o Với OSPFv2, kết quả là R1, R2 sẽ không thiết lập neighbor với nhau.
o Còn trong OSPFv3, thông tin neighbor và các route học được sẽ được
thể hiện dưới đây.

Hình 2-7 Thiết lập neighbor OSPFv3


o R1 thiết lập neighbor thành công với R2 và học được toàn bộ thông tin
prefix của R2.
o Cùng kiểm tra kết nối từ R1 đến các địa chỉ của R2.
Hình 2-8 Kiểm tra kết nối giữa các Router R1 và R2
o Như vậy R1 và R2 thiết lập neighbor với nhau mặc dù không thuộc
chung 1 subnet.
o R1, R2 chỉ thiết lập neighbor cho mỗi “link” thay vì cho từng IPv4
subnet.
b) Địa chỉ IP sử dụng đúng mục đích.

Trong OSPFv3, sự xuất hiện của các địa chỉ IP được xá bỏ hoàn toàn trong các gói
tin OSPF và chỉ còn xuất hiện trong một số loại LSA.

- Địa chỉ IPv6 không còn xuất hiện trong các gói tin OSPF, ngoại trừ trong LSA
payload ở bản tin Link State Update.
- Các Router-LSA và Network LSA sẽ không còn chứa bất kỳ thông tin “prefix”
và “prefixlength”, do đó chúng sẽ đơn giản trong việc phân phối thông tin
topology.
- OSPF Router ID, Area ID và Link State ID vẫn có kích cỡ 32 bit như địa chỉ
IPv4. Không thể cấu hình các giá trị ID bằng địa chỉ IPv6.
- Giá trị Router ID không được lựa chọn bởi các địa chỉ IP mà phải cấu hình trực
tiếp.
- Các router hàng xóm luôn luôn được nhận diện thông qua giá trị Router ID.
Không giống với IPv4, các loại mạng như broadcast, Non-broadcast multi-
access hay Point-to-multipoint sẽ được nhận diện thông qua địa chỉ IPv4.
- Với ví dụ ở hình 2-10, cho thấy các Router-LSA và Network-LSA không còn
có sự xuất hiện của địa chỉ IP nữa. Đồng thời, các thông tin neighbor sẽ luôn
luôn là các giá trị Router ID.

Hình 2-9 Bản tin LSA-1 và LSA-2 trong OSPFv2

- Ở hình 2-9, Router-LSA và Network-LSA vẫn mang thông tin “network” và


“subnet”. Đồng thời các giá trị Router ID được sử dụng cũng là địa chỉ IP trên
interface đó.
Hình 2-10 Bản tin LSA-1 và LSA-2 trong OSPFv3

c) Sự thay đổi với phạm vi flooding.

Flooding scope của các loại SLA được xuất hiện trong trường Link State type. Với
sự bổ sung của “Link-local scope” chúng ta sẽ có tất cả 3 giá trị scope:

- AS scope: Là phạm vi flood của LSA type 5 (AS-external-LSAs) thông qua


các miền định tuyến khác nhau.
- Area scope: LSA sẽ được flood giữa các OSPF area. Area scope được sử dụng
cho Router-LSA, Network-LSA, Inter-area-prefix-LSA, Inter-area-router-LSA
và Intra-area-prefix-LSA.
- Link-local scope: Đây là dạng scope được thêm mới vào trong OSPFv3. Các
LSA được flood chỉ trong phạm vi 1 local link. Link-local scope được sử dụng
cho 1 LSA mới đó là Link-SLA.

Dưới đây là bảng so sánh giữa các loại LSA của OSPFv3 và OSPFv2 tương ứng
với các giá trị scope.
OSPFv2 LSA OSPFv3 LSA

Type Scope Name Type Scope Name

1 Area Router-LSA 0x2001 Area Router-LSA

2 Area Network-LSA 0x2002 Area Network-LSA

Network Summary
3 Area 0x2003 Area Inter-area-prefix-LSA
LSA

Inter-area-router-
4 Area ASBR Summary LSA 0x2004 Area
LSA

5 AS AS-External LSA 0x4005 AS AS-External-LSA

7 Area NSSA External LSA 0x2007 Area NSSA External LSA

Link-
0x0008 Link-LSA
local

0x2009 Area Intra-area-prefix-LSA

d) Hỗ trợ multiple instance trên mỗi liên kết.


- Hiện tại OSPFv3 hỗ trợ khả năng chạy multiple instance OSPF trên cùng 1
link.
- Giá trị instance ID quyết định khả năng thiết lập neighbor của các router chạy
OSPFv3.
- Trong OSPF cho IPv4, chúng hỗ trợ khái niệm authentication và auth type ở
IPv4 OSPF header. Giá trị này cũng quyết định khả năng thiết lập neighbor của
OSPFv2 router.

Ví dụ:
- Dưới đây là ví dụ về việc OSPFv3 cho phép chạy multiple instance trên cùng 1
link. Hình 2-11 có 4 router thuộc chung 1 link, cấu hình sao cho R1, R2 thuộc
instance 1 và R3, R4 thuộc cùng instance 2.

Hình 2-11 Mô hình liên kết giữa các Router thuộc 1 link
- Cấu hình trên từng thiết bị như sau:

R1(config)#ipv6 unicast-routing R2(config)#ipv6 unicast-routing

R1(config)#ipv6 router ospf 1 R2(config)#ipv6 router ospf 2

R1(config-rtr)#router-id 1.1.1.1 R2(config-rtr)#router-id 2.2.2.2

R1(config)#int f0/0 R2(config)#int f0/0

R1(config-if)#no shutdown R2(config-if)#no shutdown


R1(config-if)#ipv6 add 2001::1/64 R2(config-if)#ipv6 add 2002::1/64

R1(config-if)#ipv6 ospf 1 area 0 instance R2(config-if)#ipv6 ospf 2 area 0 instance


1 1

R3(config)#ipv6 unicast-routing R4(config)#ipv6 unicast-routing

R3(config)#ipv6 router ospf 3 R4(config)#ipv6 router ospf 4

R3(config-rtr)#router-id 3.3.3.3 R4(config-rtr)#router-id 4.4.4.4

R3(config)#int f0/0 R4(config)#int f0/0

R3(config-if)#no shutdown R4(config-if)#no shutdown

R3(config-if)#ipv6 add 2003::1/64 R4(config-if)#ipv6 add 2004::1/64

R3(config-if)#ipv6 ospf 3 area 0 instance R4(config-if)#ipv6 ospf 4 area 0 instance


2 2

- Dự đoán kết quả là R1, R2 phải thiết lập được neighbor với nhau. R3, R4 phải
thiết lập neighbor với nhau, đồng thời tất cả router phải được nhận biết thông
qua giá trị Router ID đã cấu hình cho từng thiết bị.
- Kiểm tra thông tin neighbor trên router R1, R2, R3, R4:

Hình 2-12 Thiết lập neighbor giữa R1 và R2


Hình 2-13 Thiết lập neighbor giữa R3 và R4
- Có thể thấy là các router chỉ thiết lập neighbor khi các giá trị instance ID khớp
với nhau giữa 2 đầu thiết bị. Đồng thời giá trị neighbor ID khớp với các giá trị
Router ID đã cấu hình (2.2.2.2, 3.3.3.3, 4.4.4.4, 5.5.5.5).

e) Địa chỉ link-local được sử dụng để trao đổi bản tin OSPFv3.
- Địa chỉ link-local có dạng: FF80::/10 và tự động sinh ra khi khởi động IPv6
trên interface.
- IPv6 router không chuyển tiếp gói tin có source và destination IP address là địa
chỉ link-local.
- Địa chỉ IP link-local được gán duy nhất trên 1 interface với mục đích là thực
hiện neighbor discovery, auto-configuration, v.v…Đồng thời do tiến trình
OSPFv3 lại được chạy theo “per-link”. Do đó, địa chỉ link-local được sử dụng
dụng làm source và destination IP.
- Tất cả các OSPFv3 interface ngoại trừ virtual-link, các gói tin OSPFv3 sẽ được
gửi với source IP là địa chỉ link-local. Router sẽ sử dụng tất cả các địa chỉ link-
local tồn tại trong các Link-LSA để sử dụng như next-hop trong khi chuyển
tiếp gói tin.
- Trong virtual-link, địa chỉ unique-local hay unique-global sẽ được sử dụng làm
source và destination IP cho các gói tin OSPFv3.
- Địa chỉ link-local chỉ xuất hiện trong các OSPFv3 link-LSA mà không cho
phép xuất hiện trong bất kỳ 1 loại OSPFv3 LSA khác.
Dưới đây là kết quả khi bắt các gói tin OSPFv3 và OSPFv2.

Hình 2-14 OSPFv2 sử dụng địa chỉ IP của interface để trao đổi OSPFv2 packet

Hình 2-15 OSPFv3 sử dụng địa chỉ IP Linl-local khi trao đổi OSPFv3 packet

f) Thay đổi việc xác thực và mã hóa.


- Trong OSPFv3, tiến trình authentication được loại bỏ. Các trường “Au type”
và “Auth data” bị xóa bỏ. Khi tiến trình chạy trên nền giao thức IPv6, OSPFv3
được ngầm hiểu có thể sử dụng IP Authentication Header và IP Encapsulation
Security Payload để đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực và cấm chỗi cãi khi trao
đổi thông tin định tuyến.
Hình 2-16 OSPFv2 Header Authentication
- Với OSPFv2 thì tồn tại 2 trường là “Auth Type” và “Auth data” và hỗ trợ cho
2 loại password là plain text và MD5 hoặc không cần xác thực.

Hình 2-17 OSPFv3 Header không có Authentication


- Còn đối với OSPFv3 header thì trường “Auth Type” và “Auth data” được loại
bỏ và thay thế vào đó là trường “Instance ID”.

g) Thay đổi format bản tin OSPF.

OSPFv3 chạy trực tiếp trên IPv6. Bên cạch đó, tất cả các thông tin địa chỉ đều
được loại bỏ ở OSPFv3 header và được đưa vào 1 số loại LSA. Chi tiết sự thay đổi của
format gói tin OSPFv3 sẽ được nêu ra sau đây:

- Trường OSPF version được tăng từ 2 lên thành 3.


- Trường “Auth Type” và “Auth data” bị xóa bỏ trong OSPFv3 header.
- Bản tin Hello không còn chứa bất kỳ thông tin địa chỉ nào cả, thay vào đó sẽ là
các giá trị Router ID do người quản trị thiết lập.
- OSPFv3 packet header sẽ chứa trường “Instance ID” để cho phép chạy
multiple OSPF instance trên 1 link duy nhất.
- Như ở hình 2-16 và 2-17, trường “Version” bị thay đổi từ 2 sang 3 và trường
“Auth Type” và “Auth data” đã bị xóa bỏ hoàn toàn, đồng thời thêm vào
trường “Instance ID”. Trường “Source OSPF Router” sẽ không còn là địa chỉ
IP (192.168.12.2) của interface mà thay vào đó là 1 giá trị Router ID được gán
(2.2.2.2).
- Trường Option trong các bản tin OSPF Hello, OSPF Database Description và
OSPF Update có độ dài tăng lên từ 8 thành 24 bit.
- Trong trường Option có thêm 2 bit mới đó là “R bit” và “V6 bit”.
o V6 bit: Nếu bit này bằng 0, router hoặc link đó không được sử dụng để
tính toán định tuyến. Và V6 bit = 1, router hoặc link đó được sử dụng để
tính toán định tuyến.
o R bit: Bit này xác định active router. Nếu bit này bằng 0 hoặc 1, router
vẫn tính toán định tuyến nhưng nếu R bit = 0, router sẽ không chuyển
tiếp các gói tin mà không phải địa chỉ local của nó.
- Thông thường 2 bit R và V6 sẽ luôn luôn được set bằng 1 ngoại trừ trường hợp
Router không muốn chuyển tiếp các gói tin với source IP không phải là IP trên
interface của chính nó.

Hình 2-18 Thông tin Option trong OSPFv2 packet


Hình 2-19 Thông tin Option trong OSPFv3 packet
- Từ 2 hình 2-18 và 2-19, ta thấy bản tin OSPFv3 có trường Option bổ sung 2 bit
đó là R bit và V6 bit.
- Kích thước trường “Dead interval” giảm từ 32 bit xuống còn 16 bit để tránh dư
thừa không gian trường này chiếm dữ.

h) Thay đổi format LSA.

Thông tin về địa chỉ IPv6 được xóa bỏ trong LSA header và cả trong 2 loại LSA
đó là Router-LSA, Network-LSA. Khi đó, 2 loại LSA sẽ chỉ miêu tả topology của miền
định tuyến mà không chứa bất kỳ thông tin địa chỉ IPv6 nào hết.

Việc phân phối thông tin địa chỉ IPv6 sẽ được xử lý bởi các loại LSA mới. Sau
đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết những thay đổi của format các loại LSA.

Thứ nhất, trường “Option” sẽ được di chuyển từ LSA header sang LSA body của
các loại LSA sau: Router-LSA, Network-LSA, Link-LSA và Inter-area-router-LSA.
Thứ hai, hai loại Router-LSA và Network-LSA không còn mang thông tin về địa
chỉ IP và subnet mask mà chúng được đưa vào trong 2 loại LSA mới đó là Link-LSA và
Intra-area-prefix-LSA.

Thứ ba, địa chỉ trong các LSA mang sẽ là [Prefix và Prefix length] thay thế cho
[address và subnet mask] của IPv4. Với default route có prefix length bằng 0.

Hình 2-20 Thông tin chi tiết LSA-1 và LSA-2 của OSPFv2
- Hình 2-20, cho thấy trường “Option” trong 2 loại Router-LSA và Network-
LSA xuất hiện trong LSA header. Router-LSA và Network-LSA mang thông
tin địa chỉ IP (192.168.12.2, 192.168.12.1) và subnet mask (255.255.255.0).
Hình 2-21 Thông tin chi tiết LSA-1, LSA-2 và LSA-8 của OSPFv3
- Hình 2-21, cho thấy trường “Option” trong 3 loại Router-LSA, Network-LSA
và Link-LSA xuất hiện trong LSA body.
Hình 2-22 Thông tin prefix trong LSA-8 và LSA-9
- Hình 2-22, cho thấy 2 loại LSA mới là Link-LSA và Intra-area-prefix-LSA sẽ
chứa thông tin Prefix (2000::) và prefixlength (64).

Thứ tư, trong trường LSA type được mở rộng đến 16 bit và thêm vào 3 bit
flooding scope và handling unknown LSA type.
Hình 2-23 3 bit mở rộng trong LSA Type OSPFv3
- Hình 2-23, cho thấy 3 bit mới được thêm mới vào:
o S1 và S2 bit: 2 bit S1, S2 thể hiện scope của loại LSA đó. Ở đây nếu
S1S2 = 00 đó là Link-local scope (chỉ trong phạm vi 1 liên kết). Nếu
S1S2 = 01 đó là Area scope (phạm vi các area chạy OSPFv3). Nếu
S1S2 = 10 đó là AS scope (phạm vi giữa các miền định tuyến khác
nhau).
o U bit: Nếu U bit = 0, các LSA unknown sẽ được ứng xử với scope là
link-local scope. Nếu U bit = 1, Router sẽ lưu và flood LSA đấy và coi
như router nhận biết được loại LSA này.

Thứ năm, LSA loại 3 và LSA 4 được đổi tên cho phù hợp với mục đích sử dụng
của chúng.

- LSA type 3: Có giá trị LSA type là 0x2003. Được chuyển từ “Network
Summary LSA” trong IPv4 sang “Inter-area-prefix-LSA” trong IPv6 và có
flooding scope trong phạm vi area. Với mục đích quảng bá prefix và prefix
length trong phạm vi các area khác nhau hay có thể nói là trong nội bộ một AS.
LSA type 3 có 1 số chú ý sau:
o Trường Link State ID: Có tác dụng phân biệt giữa các Inter-area-
prefix-LSA cùng sinh ra bởi 1 Router.
o PrefixLength, PrefixOption và Address Prefix: Sử dụng để mô tả
Prefix đó và nằm bên trong LSA body.
o Link-local address: Địa chỉ này không bao giờ được quảng bá bên
trong Inter-area-prefix-LSA.
o NU bit: NU bit bên trong trường PrefixOption thường được clear.
- LSA type 4: Có giá trị LSA type là 0x2004. Được chuyển từ “ASBR Summary
LSA” trong IPv4 sang “Inter-area-router-LSA” trong IPv6 và có flooding
scope trong phạm vi area. Với mục đích thông báo các con Router nào là
ASBR đang tồn tại trong 1 miền OSPF.
o Link-Sate ID: Không còn là thông tin Router-ID của ASBR. Giá trị
Router-ID có thể tìm thấy bên trong LSA body. Link-State ID cho phép
phân biệt giữa các Inter-area-router-LSA cùng sinh ra bởi 1 Router.
o Option field: Được set tương đương với cả Option field của Router-
LSA mà ASBR sinh ra.
- Các loại LSA khác vẫn được giữ nguyên tên gọi cũ trong IPv4 và chức năng
không thay đổi.

Thứ sáu, OSPFv3 đưa ra loại LSA mới đó là Link-LSA (giá trị LSA type là
0x0008) có phạm vi flood là Link-local scope và không bao giờ flood sang một link khác.
Link-LSA không nên được sinh ra bởi các Router kết nối bởi virtual link.
Hình 2-24 Format Link-LSA
- Hình 2-24, cho ta thấy format của Link-LSA với các trường cụ thể như sau:
o LS Age: Thời gian kể từ khi Link-LSA được sinh ra.
o LS Type: Chỉ rõ đây là loại LSA nào.
o Link State ID: Giá trị để phân biệt các Link-LSA khác nhau mà cùng
sinh ra bởi 1 Router.
o Advertising Router: Router ID của Router sinh ra Link-LSA đó (ví dụ
Network-LSA thì Advertising Router là Router ID của Designated
Router).
o LS sequence number: Giá trị này được sử dụng để ngăn ngừa việc
LSA bị duplicate.
o LS checksum: Trường kiểm tra nội dung của LSA header và LSA body
nhưng loại trừ trường “LS age” vì trường này luôn thay đổi  phải tính
toán lại checksum.
o Length: Độ dài của cả LSA header và LSA body (tính theo byte).
o Rtr Priority: Độ ưu tiên của interface thuộc một Router nào đó.
o Option: Chuỗi các bit tùy chọn mà Router sinh ra, nó tương tự Option
trong Network-LSA do Designated Router sinh ra.
o Link-local Interface Address: Địa chỉ link-local của interface gửi
Link-LSA.
o # Prefixes: Số IPv6 prefix chứa trong Link-LSA.
o Phần còn lại: Là danh sách IPv6 prefix liên kết với link đó và các
trường PrefixLength, PrefixOption và Address Prefix kèm theo từng
Prefix.
- Sự ra đời của Link-LSA với các mục đích sau:
o Cung cấp địa chỉ link-local của router cho tất cả router mà cùng liên kết
chung 1 link đó.
o Router gốc thông báo cho các router khác trên cùng 1 link về danh sách
tất cả các IPv6 prefix tồn tại trên link của nó.
o Chúng cho phép router quảng bá một tập các thông tin trong trường
Option trong Network-LSA mà được sinh ra bởi Designated Router
trong Broadcast và NBMA link.
Hình 2-25 Thông tin prefix trong Link-LSA
- Hình 2-25, cho thấy các thông tin chi tiết được mang trong loại Link-LSA như
địa chỉ Link-local và các prefix thuộc link đấy.
- Nguyên nhân sự ra đời của Link-LSA như sau:
o Trong IPv4, Router-LSA sẽ mang thông tin địa chỉ IPv4 của interface
đó tương đương với địa chỉ link-local trong IPv6. Nhưng địa chỉ này chỉ
được sử dụng làm next hop khi tính toán định tuyến OSPF, trong khi đó
chúng lại bị flood ra ngoài phạm vi 1 link. Do đó, sử dụng Link-LSA sẽ
mang lại sự tối ưu hơn.
o Trong IPv6, địa chỉ link-local không được học khi router nhận bản tin
Hello có source là IPv6 link-local trong tất cả các trường hợp. Do đó,
Router sẽ sử dụng địa chỉ IPv6 link-local trong Link-LSA để trao đổi
các gói tin OSPF.

Thứ bẩy, một loại LSA mới nữa được đưa ra đó là Intra-area-prefix-LSA (giá trị
LSA type là 0x2009) có phạm vi flood là area scope. Intra-area-prefix-LSA mang tất cả
prefix mà như trong IPv4 Network-LSA và Router-LSA mang network và subnet.
Hình 2-26 Format Intra-area-prefix-LSA
- Hình 2-26, cho ta thấy format của Intra-area-prefix-LSA với các trường cụ thể
như sau:
o LS Age: Thời gian kể từ khi Intra-area-prefix-LSA được sinh ra.
o LS Type: Chỉ rõ đây là loại LSA nào.
o Link State ID: Giá trị để phân biệt các Intra-area-prefix -LSA khác
nhau mà cùng sinh ra bởi 1 Router.
o Advertising Router: Router ID của Router sinh ra LSA đó (ví dụ
Network-LSA thì Advertising Router là Router ID của Designated
Router).
o LS sequence number: Giá trị này được sử dụng để ngăn ngừa việc
LSA bị duplicate.
o LS checksum: Trường kiểm tra nội dung của LSA header và LSA body
nhưng loại trừ trường “LS age” vì trường này luôn thay đổi  phải tính
toán lại checksum.
o Length: Độ dài của cả LSA header và LSA body (tính theo byte).
o # Prefixes: Số IPv6 prefix chứa trong Intra-area-prefix-LSA.
o R Referenced LS Type, Referenced Link State ID, and Referenced
Advertising Router: Xác định loại LSA nào gắn với prefix đó. Ví dụ
nếu Referenced LS Type = 0x2001 thì Prefix đó gắn với Router-LSA,
Referenced Advertising Router tương ứng với Router-ID của Router
sinh ra Prefix này. Link-State ID thường set bằng 0.
o Metric: Là giá trị cost của prefix đó. Tương tự như cost của interface
trong Router –LSA.
o Phần còn lại: Danh sách IPv6 prefix liên kết với link đó và các trường
PrefixLength, PrefixOption và Address Prefix kèm theo từng Prefix.
Hình 2-27 Thông tin prefix trong Link-LSA
- Hình 2-27, cho thấy các thông tin chi tiết được mang trong Intra-area-prefix-
LSA (đó là address Prefix và các trường Reference).
- Nguyên nhân sự ra đời của Intra-area-prefix-LSA như sau:
o Trong IPv4, toàn bộ thông tin về địa chỉ IP và subnet mask đều được
mang trong Router-LSA và Network-LSA.
o Chẳng hạn khi có sự thay đổi về Prefix như: địa chỉ được đánh lại,
Router sẽ gửi ra bản Link-State Update chứa Router-LSA và Network-
LSA để cập nhật sử thay đổi đó. Khi các Router khác nhận được Router-
LSA và Network-LSA mới này, nó sẽ tính toán lại thuật toán OSPF.
Trong khi đó nó chỉ thay đổi thông tin từ địa chỉ IP này sang 1 địa chỉ IP
khác. Để giải quyết vấn đề đó, người ta đã đưa ra Intra-area-prefix-LSA.
o Trong IPv6, toàn bộ thông tin về prefix được mang trong Intra-area-
prefix-LSA. Khi có sự thay đổi về Prefix, Router sẽ gửi bản tin Update
chỉ có chứa Intra-area-prefix-LSA. Khi đó, các Router khác sẽ chỉ cập
nhật lại thông tin topology mà không cần tính toán lại SPF OSPF.

i) Xử lý các unknown LSA.


- Trong IPv4, các unknown LSA sẽ bị các Router discard khi chúng không được
nhận biết. Trong một số trường hợp Designated Router hỗ trợ 1 vài option
nhiều hơn so với các Router khác và khi đó chúng gửi đi Network-LSA với các
Option mới thì các Router khác sẽ discard.
- Trong IPv6, vì một số nhược điểm trên cho nên IPv6 đã được thêm “U bit” vào
trong trường “LS Type”.

Hình 2-28 Unknown LSA và LSA scope


- Hình 2-28, ta thấy U bit được thêm vào để chỉ rõ cách hành xử khi gặp một
unknown LSA.
o U bit = 0: các LSA unknown sẽ được ứng xử với scope là link-local
scope.
o U bit = 1: Router sẽ lưu và flood LSA đấy và coi như router nhận biết
được loại LSA này.

j) Hỗ trợ Stub và NSSA Area.


- Trong OSPFv2, Stub và NSSA area được đưa ra với mục đích làm giảm kích
thước tối thiểu bảng link-state database xuống, đồng thời cho việc sử dụng tài
nguyên một cách hiệu quả trong mạng lớn.
- Trong OSPFv3, khái niệm Stub và NSSA Area vẫn được giữ nguyên. Cụ thể
như sau:
o Stub area: Mang thông tin Router-LSA, Network-LSA, Inter-area-
prefix-LSA, Link-LSA và Intra-area-prefix-LSA.
o NSSA area: Mang thông tin của Router-LSA, Network-LSA, Inter-
area-prefix-LSA, Link-LSA, Intra-area-prefix-LSA và NSSA-LSA.

k) Xác nhận neighbor thông qua Router ID.


- Trong OSPFv3, các Router được nhận biết nhau thông qua giá trị Router ID.
Đồng thời Router ID không được tự động lựa chọn thông qua các địa chỉ
Loopback hay địa chỉ IP mà phải được gán một giá trị trực tiếp.
- Trong IPv4, các mạng point-to-point hay các kết nối virtual link đều được nhận
biết bởi giá trị Router ID. Trong khi đó, các mạng Broadcast, NBMA hay
point-to-multipoint thì chúng được nhận biết bằng địa chỉ IPv4.

You might also like